1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch hồ chí minh và cách mạng việt nam

42 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 117,78 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

ĐỀ TÀI: NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUỘC ĐỜI

HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ CÁCH MẠNG VIỆT

Trang 2

I.LỜI MỞ ĐẦU 3

1.1Mục đích nghiên cứu 4

II Các sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh 5

2.1Thời thơ ấu và ý chí hình thành cách mạng 5

2.1.1Gia đình và môi trường trưởng thành 5

2.1.2Những sự kiện lịch sử thế giới tới tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn trẻ 7

2.2Khám phá và nỗ lực trong học tập và tìm hiểu cách mạng trong việc học tập và làm việc ởnước ngoài 9

2.2.1Tại Pháp 9

2.2.2Tại Nga – đồng thời điểm Cách mạng Tháng Tám diễn ra (1917) 9

III.Hoạt động cách mạng và tác động của các sự kiện lịch sử thế giới 11

3.3 Tác động của Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai 11

3.3.1 Sự kiện lịch sử và tác động đến tình hình Việt Nam 11

3.3.2 Đóng góp của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sự kiện lịch sử thế giới 14

3.4 Sự kiện lịch sử và tác động từ cách mạng Xô viết và cách mạng Trung Quốc 16

3.4.1 Ảnh hưởng của cách mạng Xô viết đến cách mạng Việt Nam 16

3.4.2 Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc đến cách mạng Việt Nam 18

3.4.3 Tác động của những sự kiện lịch sử thế giới đến đường lối, tư tưởng cách mạng của Chủ tịchHồ Chí Minh 18

3.5Quá trình hoạt động Cách Mạng của Nguyễn Ái Quốc và sự hình thành Cách mạng Việt Nam213.5.1Quá trình hoạt động Cách Mạng 21

3.5.2Nguyễn Ái Quốc và Sự hình thành Cách mạng Việt Nam 23

3.6Sự kiện lịch sử và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Pháp (PCT) 26

3.6.1Sự kiện và hoàn cảnh lịch sử ở Việt Nam thời kỳ thực dân 26

3.6.2Tình hình Việt Nam thời kỳ thực dân 27

3.7Ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Pháp (PCT) đối với Cách mạng Việt Nam 31

3.7.1 Đảng Cộng Sản Pháp những năm 90 31

3.7.2Ảnh hưởng của Đảng Cộng Sản Pháp đối với Cách Mạng Việt Nam 32

IV.KẾT LUẬN VÀ NHẬN ĐỊNH 36

4.1Tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của những sự kiện lịch sử thế giới có tác động sâu sắcđến cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam 36

4.2 KẾT LUẬN 37

Trang 3

4.3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

I. LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) Người sinh ngày 19/05/1890, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã tiếp thu được truyền thống yêu nước, lòng nhân ái từ gia đình và quê hương đất nước Trong thời gian 10 năm sống ở Huế - trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, với nền văn hóa mới và những bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước

Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Người đã chứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của nhân dân với cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp Người đã thấy được những cuộc biểu tình chống sưu thuế của nông dân bị đàn áp dã man và sự thất bại của các phong trào yêu nước Theo Người, muốn cứu nước phải tìm ra một con đường cách mạng mới Có thể nói, tình yêu quê hương, đất nước và gia đình đã hình thành nên người thanh niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu lòng yêu nước, có hoài bão cứu nước cứu dân và thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập tự cường của dân tộc Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết tâm tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây Ở đó người đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, những luận cương, luận văn chính trị khác nhau và đặc biệt người còn biết đến những cuộc đấu tranh giải phóng đất nước trên toàn, những cuộc đấu tranh mà sau này có ảnh hưởng đến đường lối hoạt động cách mạng của Bác.

Trong bài thu hoạch này nhóm em sẽ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch hồ chí minh và cách mạng việt nam Bài luận này sẽ được phân tích thông qua hai luận điểm chính bao gồm “ các sự kiện lịch sử có tác động đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh” và “ các lịch sự kiện thế giới có tác động đến cách mạng việt Nam” Và để có thể có những tư liêu thiết thực nhất, trong buổi tham quan của nhóm vào sáng chủ nhật tuần qua, nhóm em đã vô cùng háo hức cho buổi trải nghiệm này bởi vì đây là lần đầu tiên nhóm đến tham quan những di sản trân quý mà bác để lại Đây hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và đáng nhớ đối với nhóm em.

Trang 4

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, là nơi lưu giữ và trưng bày những hiện vật, tư liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bảo tàng được chia thành nhiều khu vực trưng bày, mỗi khu vực đều mang một ý nghĩa riêng.

Trong chuyến tham quan, nhóm em đặc biệt quan tâm về sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ Tại đây, chúng tôi được tìm hiểu về những năm tháng hoạt động cách mạng của Bác trên đất nước Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Bác đã học tập, nghiên cứu và tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại, đồng thời tích cực tham gia các phong trào cách mạng ở các nước Bên cạnh đó là khu vực giới thiệu về sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Bác Hồ Tại đây, nhóm em được tìm hiểu về những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bác Bác đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất đất nước.

Tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi đã được hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, một con người vĩ đại, một vị lãnh tụ tài ba, một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng và nghị lực phi thường Tôi càng thêm tự hào về dân tộc Việt Nam, về những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất đã giành được độc lập, tự do cho đất nước Trải nghiệm tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc Đây là một trải nghiệm vô cùng bổ ích, giúp tôi hiểu hơn về lịch sử dân tộc và con đường cách mạng của Đảng ta Tôi sẽ luôn ghi nhớ và tiếp tục học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ kính yêu.

I Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của bài thu hoạch nhằm hiểu rõ những sự kiện lịch sử thế giới đã tác động như thế nào đến cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam Làm rõ những giá trị, ý nghĩa của những sự kiện lịch sử thế giới này đối với cách mạng Việt Nam.Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam Cụ thể, nghiên cứu những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu được:

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại như thế nào, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin, để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Trang 5

 Cách mạng Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của những sự kiện lịch sử thế giới như thế nào, từ đó có những thắng lợi vẻ vang trong quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

 Những sự kiện lịch sử thế giới đã góp phần hình thành nên bản lĩnh, nhân cách và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam  Nghiên cứu những sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời và hoạt động cách

mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những giá trị, ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam đối với lịch sử dân tộc và nhân loại.

II. Các sự kiện lịch sử thế giới có tác động đến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh2.1 Thời thơ ấu và ý chí hình thành cách mạng

3Gia đình và môi trường trưởng thành

a)Hoàn cảnh gia đình và học tập của Nguyễn Sinh Sắc – Người có ảnh hưởng lớnđến tình yêu nước của Nguyễn Tất Thành

- Trong lịch sử, Nghệ An luôn đi tiên phong chống quân xâm lược cũng như kêu gọi nổi dậy chống lại kẻ cầm quyền không hợp lòng dân Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XIX, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm của phong trào kháng chiến chống Pháp Nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã chiến đấu và hy sinh dưới ngọn cờ của Phan Đình Phùng và phong trào Cần Vương.

- Chính tại đây vào năm 1863, Hà Thị Hy, vợ kế của người nông dân thuần thục nghề nông tên là Nguyễn Sinh Vương (đôi khi được gọi là Nguyễn Sinh Nhậm) - một người giỏi giang việc đồng áng, đã sinh hạ người con trai Nguyễn Sinh Sắc (Hay chính là bố của Nguyễn Sinh Cung).

- Thoạt đầu, cậu bé Nguyễn Sinh Sắc hầu như không có cơ hội bắt đầu sự nghiệp nho học Mặc dù lịch sử giòng họ Nguyễn có truyền thống hiếu học đã được khắc bằng chữ Hán trên bức hoành phi bằng gỗ gắn bên cạnh bàn thờ gia tiên, ghi lại rằng ngày xưa đã có nhiều người đỗ đạt trong các kỳ thi

- Nguyễn Sinh Sắc là một người hay đọc những pho truyện nổi tiếng của Trung Hoa như Tam Quốc diễn nghĩa, một truyền thuyết về chủ nghĩa anh hùng trong thời kỳ hỗn loạn

Trang 6

sau khi nhà Hán suy vong, Tây du ký, kể về nhà sư Đường Tăng trên đường qua Trung Á tới Ấn Độ thỉnh kinh Phật.

- Tháng 5 năm 1894, Sắc lên Vinh thi lần thứ hai và đỗ cử nhân, bằng cấp cao hơn tú tài (tương đương với thạc sĩ văn chương Hoa Kỳ).

- Vào tháng 5 năm 1906, ông nhận vào làm quan trong thành sau khi giành được vị trí phó bảng

- Đối với ông Sắc, thời gian làm việc trong triều rõ ràng là quãng đời rất khó chịu Ông bắt đầu không thoải mái đối với nghĩa vụ phục vụ nền quân chủ bù nhìn trong tay kẻ thống trị ngoại bang Ông băn khoăn về ý nghĩa đương thời của câu nói truyền thống “trung quân ái quốc?”

- Nỗi thất vọng của Nguyễn Sinh Sắc về sự suy đồi của chế độ cũ rất có cơ sở Mô hình hành chính Nho giáo luôn dựa vào đạo lý như là phương tiện để duy trì năng lực và sự liêm chính của các quan lại được tuyển chọn qua hệ thống thi cử

 Ông Sinh Sắc là một nhà giáo dục và làm việc trong lĩnh vực giáo dục trước khi trở thành một nhà hoạt động chính trị.

 Dù ông Sinh Sắc không nổi tiếng như con trai sau này của mình, ông có ảnh hưởng đáng kể đối với sự hình thành tư duy chính trị của Hồ Chí Minh Ông đã chịu ảnh hưởng của những phong trào nổi tiếng như Phong trào Duy tân và đã có những đóng góp quan trọng trong việc khuyến khích con trai theo đuổi học vấn và nghiên cứu Ông Sinh Sắc cũng có đóng góp trong việc giao tiếp với cộng đồng Việt kiều và các tổ chức ngoại quốc để hỗ trợ phong trào độc lập của Việt Nam Ông Sinh Sắc qua đời vào năm 1929, trước khi con trai chiến đấu cho độc lập của Việt Nam.

b)Nguyễn Tất Thành và tuổi thơ

- Bảy năm sau, trong khi chồng – Nguyễn Sinh Sắc tiếp tục học, Hoàng Thị Loan đã sinh ba người con, người con gái đầu lòng tên Nguyễn Thị Thanh sinh năm 1884, người con trai Nguyễn Sinh Khiêm 1888 và sau đó vào ngày 19 tháng 5 năm 1890 sinh người con trai thứ hai tên là Nguyễn Sinh Cung sau này là Hồ Chí Minh

- Khi mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung cùng với những người anh của mình được đưa về làng Hoàng Trù, được học với cha và 1 nho sĩ khác là Vương Thúc Đỗ

 Lên 11 tuổi, khi Cung chớm tuổi thanh niên, ông Sắc đã có một quyết định rất quan trọng đối với cuộc đời cậu Theo phong tục của xã hội Việt Nam, để dánh dấu sự kiện này, cha cậu đã đặt cho cậu tên mới là Nguyễn Tất Thành, hay “người sẽ thành đạt”

Trang 7

- Thường vào buổi tối, Thành cùng các thanh niên khác trong làng ngồi nghe Diễn kể chuyện về anh hùng địa phương theo nhóm Cần Vương đã thất bại trong việc đánh đuổi bọn hung tàn khỏi mảnh đất quê hương như thế nào Cùng với những người khác, Thành được nghe về những chiến công hiển hách của những chiến sĩ đã hy sinh từ lâu như Lê Lợi và Mai Thúc Loan, những người đã chiến đấu bảo vệ quê hương chống quân xâm lược Thành xúc động lắng nghe chuyện Vương Thúc Mậu tự vẫn, và chuyện về người lãnh đạo phong trào Cần Vương Phan Đình Phùng đã chết vì bệnh lỵ vào năm 1895, đem lại kết thúc bi thảm cho phong trào khi quân của ông bị suy yếu phải lùi sâu vào núi dọc theo biên giới Lào Thành cũng rất vui khi được biết một số người trong gia đình của cha mình đã chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp cứu nước.

 Từ đó, Thành bắt đầu mang trong mình chủ nghĩa yêu nước nồng nàn.

- Lúc đầu, Thành có rất ít cơ hội để thực hiện mục tiêu mới của mình Mùa hè năm 1905, Thành bắt đầu học tiếng Pháp và văn hoá Pháp dưới sự giúp đỡ của một người bạn của cha, cũng là nhà nho ở làng Kim Liên Vào năm 1906, Thành cùng bố và anh chuyển đến Huế, được nhận vào học trường tiểu học cấp hai thuộc hệ thống giáo dục Pháp-Việt

- Thực ra, Thành không có giấy chứng nhận để được theo học tại trường vì Thành chưa được giáo dục theo kiểu phương Tây, tuy nhiên vì Thành được thầy giáo ở làng Kim Liên dạy một ít tiếng Pháp và đã thể hiện rất tốt trong cuộc phỏng vấn nên đã được nhận vào học như một học sinh lớp đầu

- Người khơi dậy lòng yêu nước của Thành là thày Hoàng Thông dạy chữ Hán, người có quan điểm chống Pháp nổi tiếng trong trường Ông Thông nói với các học trò trong lớp, hoạ mất nước còn tồi tệ hơn hoạ mất gia đình, bởi khi mất nước thì toàn bộ giống nòi sẽ bị tuyệt duyệt Thành đã đến chơi nhà ông Thông và say sưa đọc những cuốn sách trong tủ sách trong đó có tuyển tập các tác phẩm của những tác giả là nhà cải lương người Pháp, Trung Hoa và Việt Nam.

- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam để du học và trải qua nhiều chặng đường khác nhau trước khi trở về nước Ông đã sống và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, học tập văn hóa, lịch sử, và chính trị Trải qua những trải nghiệm này, ông phát triển tư duy quan chức và lòng yêu nước mạnh mẽ, đặt nền tảng cho tương lai của ông là một nhà lãnh đạo cách mạng.

 Nói chung, giai đoạn nhỏ tuổi của Hồ Chí Minh đã đặt ra nền tảng cho sự hình thành và phát triển của ông trong tương lai, khi ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của Việt Nam và là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 8

4Những sự kiện lịch sử thế giới tới tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh từkhi còn trẻ

a)Thời kì thuộc địa và khủng hoảng xã hội (cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20)

-Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máythống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

- Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

- Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

- Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị  Giai cấp nông dân gặp khó khăn, đất đai bị tập trung vào tay quan lại, tạo ra sự bất bình

đẳng và nỗi khổ của nhân dân.

 Chính sách thuế nặng nề của thực dân Pháp và hệ thống lao động nô lệ đã tạo ra nhiều bất công xã hội Những điều kiện này đã làm tăng sự không hài lòng và phản đối từ nhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân.

 Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của Nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896)

 Những điều kiện khó khăn và bất bình đẳng trong thời kỳ thuộc địa và khủng hoảng xã hội đã tạo ra những tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước mạnh mẽ trong tâm hồn của Hồ Chí Minh, khích lệ ông tham gia vào những hoạt động chống Pháp và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam.

b)Cách mạng Nga và tư tưởng Mác-Lênin

Cách mạng Nga đã mang đến cho những nhà yêu nước, đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạt động yêu nước:

- Khích lệ niềm tin vào cách mạng xã hội: Cách mạng Nga năm 1917 đã chứng minh rằng một xã hội có thể thay đổi qua cách mạng xã hội và lật đổ chế độ tư sản Sự thành công của cách mạng Nga đã khích lệ niềm tin của Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng khác vào khả năng thực hiện cách mạng ở quê nhà.

Trang 9

- Tư tưởng Mác-Lênin về cách mạng và đấu tranh giai cấp về sự cần thiết của cách mạng xã hội, vai trò của giai cấp công nhân trong việc đưa ra sự thay đổi xã hội Hồ Chí Minh đã học hỏi và áp dụng những nguyên lý này vào tư tưởng cách mạng của mình - Chủ nghĩa cộng sản và bản chất độc lập dân tộc: Tư tưởng Mác-Lênin về chủ nghĩa

cộng sản, với lý tưởng về sự công bằng và sự chia sẻ tài nguyên, đã tác động đến quan điểm xã hội của Hồ Chí Minh Bác kết hợp chủ nghĩa cộng sản với yêu nước và độc lập dân tộc, thể hiện trong tư tưởng của mình về con đường phát triển của Việt Nam.

- Phương pháp tổ chức và lãnh đạo cách mạng: Mô hình tổ chức và lãnh đạo cách mạng của Lenin, như sự tổ chức chặt chẽ của Đảng Cộng sản và vai trò lãnh đạo của một lực lượng nhóm chọn lọc, đã có ảnh hưởng đáng kể đến cách Hồ Chí Minh tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đưa ra chiến lược đấu tranh.

- Nguyên tắc quốc tế của Mác-Lênin và sự liên kết quốc tế: đã ảnh hưởng đến chiến lược của Hồ Chí Minh trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ và liên minh quốc tế trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

 Những sự kiện này cùng những trải nghiệm cá nhân của Hồ Chí Minh đã tạo nên nền tảng tư tưởng đa dạng, kết hợp giữa tư tưởng Macs-Lênin, yêu nước, dân tộc và nhân quyền Tư tưởng này đã trở thành lực động đằng sau sự nghiệp lãnh đạo và chiến đấu của ông, đặt nền móng cho việc xây dựng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đấu tranh cho độc lập và tự do.

4.1Khám phá và nỗ lực trong học tập và tìm hiểu cách mạng trong việc học tập vàlàm việc ở nước ngoài

5Tại Pháp

- Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp “Tiếng Pháp là một trở ngại'' trong bước đầu đi tìm đường cứu nước, cứu dân của Bác Bác hiểu ngay rằng, mình phải giao thiệp bằng tiếng Pháp để làm ăn sinh sống để học tập và hoạt động cách mạng.

- Nhờ động cơ học tập đúng đắn và mạnh mẽ đó nên Bác đã nhanh chóng tìm ra được nhiều cách học thông minh, sáng tạo, ngoài ra còn tìm được cách để có thể dạy lại cho những người không biết đến Tiếng Pháp.

- Năm 1922, tờ Người cùng khổ (Le Paria) ra đời Bác làm chủ bút, chủ nhiệm, giữ quỹ, phát hành và bán báo, việc nào cũng đòi hỏi dùng nhiều tiếng Pháp,với ''lời văn sắc bén, tư tưởng rõ ràng và mạnh mẽ'' Nơi đây, Bác làm việc để ra báo và cũng chính nơi đây là trụ sở của “Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa”.Từ đó sách của Bác ra đời, trong đó: Bản án chế độ thực dân Pháp Đây là tác phẩm kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội, nó nêu ra những việc thật, người thật, dùng thuật ''Gậy ông đập lưng ông''

Khi sống và làm việc tại Pháp, Bác đã được tiếp cận với:

Trang 10

- Giáo dục tại Pháp: Hồ Chí Minh đã đến Pháp để theo học và nhận giáo dục phong cách Pháp Trong quá trình này, Bác tiếp xúc với những ý tưởng về tự do, dân chủ và nhân quyền mà Pháp đã đóng góp cho nền văn hóa thế giới.

- Tư tưởng triết học và nhân quyền: Tại Pháp, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với các tư tưởng triết học và nhân quyền của các nhà tư tưởng Pháp như Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, và Voltaire Những ý tưởng này đã làm nền tảng cho quan điểm của Bác về quyền tự do và dân chủ.

- Tham gia các hoạt động xã hội và chính trị: Hồ Chí Minh đã tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị tại Pháp, đặc biệt là trong những cộng đồng sinh viên và lao động Trải qua những trải nghiệm này, Bác học hỏi về tự do cá nhân và quyền lợi của công dân.

- Phản đối chống đế quốc và bảo vệ nhân quyền: Trong quá trình sống tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia vào những cuộc biểu tình và hoạt động phản đối chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam Bác lên tiếng bảo vệ nhân quyền và tự do cho người dân Việt Nam.

- Làm việc trong các nơi nổi tiếng về tự do và dân chủ: Hồ Chí Minh đã sống và làm việc ở những nơi nổi tiếng về tự do và dân chủ như Paris Sự ảnh hưởng của môi trường này đã góp phần làm phong phú tư duy và quan điểm chính trị của Người

6Tại Nga – đồng thời điểm Cách mạng Tháng Tám diễn ra (1917)

- Khi Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã thành công Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy đây là một biến cố lớn trong lịch sử cách mạng thế giới - lần đầu tiên nhân dân lao động có chính quyền của mình Sự kiện lịch sử này đã có một sức lôi cuốn mạnh mẽ với Người.

- Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra và giành thắng lợi làm rung chuyển thế giới, để lại những phương pháp cũng như những bài học kinh nghiệm vô giá cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển nhân loại, đánh dấu một xu thế phát triển tất yếu, một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

 Cách mạng tháng Mười Nga thực hiện sứ mệnh giải phóng quần chúng lao động khỏi mọi chế độ áp bức bóc lột, đưa họ từ thân phận người nô lệ làm thuê lên địa vị người chủ chân chính của xã hội Với cách mạng tháng Mười Nga, lần đầu tiên trong lịch sử quyền tự quyết của các dân tộc đã được thực hiện trên một phần hành tinh; đem lại nhà máy cho công nhân, ruộng đất cho nông dân, hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc, tự do, hạnh phúc cho mọi người

- Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc sớm nắm bắt được cái cốt lõi trong tư tưởng của Lênin là: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại Luận

Trang 11

cương đã vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, giải đáp cho Người về con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào Việt Nam mà Người đang kỳ công tìm kiếm.

- Trong nửa cuối năm 1920, Người đã “xông vào các cuộc tranh luận” với sự giúp đỡ của các đồng chí trong Đảng Xã hội Pháp, dần dần Nguyễn Ái Quốc đã có được những nhận thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin.

 “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta” đã bước đầu được thực hiện thành công Trong hơn mười năm đó, vấn đề lớn đặt ra và đã được Nguyễn Ái Quốc giải quyết thành công là: Cần phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, con đường cách mạng của Lênin và Để giải phóng các dân tộc bị áp bức phải vận dụng con đường đó như thế nào trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam, một nước thuộc địa - phong kiến ở phương Đông.

 Qua đây, ta có thể thấy được tính Cách mạng trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những thời điểm còn là thanh niên.

Biểu đạt tư tưởng cách mạng đã chạm đến điểm cốt lõi của chân lý, thể hiện sâusắc ở dũng khí tự phê phán và phê phán và kiên định lập trường và giữ vữngquan điểm cách mạng

III. Hoạt động cách mạng và tác động của các sự kiện lịch sửthế giới

3.3 Tác động của Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai 3.3.1 Sự kiện lịch sử và tác động đến tình hình Việt Nam

a Sự kiện Chiến tranh Thế chiến thứ nhất nổ ra

Cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, sự phát triển về kinh tế và chính trị giữa các nước chủ nghĩa tư bản không đồng đều đã làm thay đổi một cách sâu sắc so sánh lực lượng tương quan giữa các nước đế quốc Bên cạnh các đế quốc "già" như Anh, Pháp với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc "trẻ" như Mỹ, Đức, Nhật Bản đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

Điều đó dẫn đến hệ quả về sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đồng đều Các nước đế quốc Mỹ, Đức phát triển sau nhưng lại bị các nước đế quốc "già" chiếm hết thuộc địa mặc dù các đế quốc "trẻ" phát triển về kinh tế rất mạnh Vì vậy mà mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia cắt lại thị trường Nhật và Mỹ cũng ráo riết hoạch định chiến lược bành

Trang 12

trướng của mình Vì vậy ngay từ cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới Mâu thuẫn này không thể nào thỏa thuận được, đàm phán được hay điều hòa được mà buộc phải nổ ra các cuộc chiến tranh đẫm máu dành lại thuộc địa

Trong cuộc chiến giành giật thuộc địa thì đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì đây là một quốc gia có nền kinh tế và quân sự mạnh mẽ nhưng lại rất ít thuốc địa Thái độ của Đức đã làm cho quan hệ quốc tế của Châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau Cụ thể là từ những năm 80 của thế kỷ 19 giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hầu hết các lãnh thổ châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Phi, châu Á Đến năm 1882, Đức cùng Áo Hung và Italia thành lập liên minh tay ba (được gọi là phe Liên minh) Sau này Italia đã rời khỏi liên minh vào năm 1915 và chống lại đế quốc Đức, ủng hộ phe hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) Phe hiệp ước cầm đầu bởi Anh là đế quốc đối đầu trực tiếp với Đức Mặc dù ba nước Anh, Pháp, Nga có tranh chấp về thuộc địa nhưng vẫn phải nhân nhượng lẫn nhau ký những bản hiệp ước tay đôi: Pháp - Nga (1980), Anh - Pháp (1904) và Anh - Nga (1907), hình thành lên phe Hiệp Ước

Như vậy thì đến đầu thế kỷ 20, ở Châu Âu đã hình thành nên hai khối quân sự đối đầu nhau là phe Liên Minh và phe Hiệp Ước Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh Hay còn gọi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xecbi ám sát tại Boxnia Giới quân phiệt Đức, Áo đã chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh Mặc dù Thái tử đã nhận được nhiều lời khuyên ngăn không nên đến đây nhưng Thái tử vẫn nhất định đến và tại đây đã bị ám sát bởi nhóm người thuộc tổ chức Bàn tay Đen ám sát Sự kiện này đã làm chấn động thế giới lúc bấy giờ Và đó chính là duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất, là khởi nguồn của cuộc chiến tranh nổ ra Nhưng thực chất nó chỉ là "giọt nước tràn ly", chỉ là một cái cớ để các bên chính thức khai chiến sau một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị chiến tranh Chiến tranh là phải nổ ra do mâu thuẫn các quốc gia ở châu Âu và đã chín muồi, các bên tham chiến từ trước đó khá lâu đã có các mâu thuẫn đối kháng nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng quân sự để phân chia lại thế giới.

b Tác động của Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đến Việt Nam

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã không bỏ qua Việt Nam khi Pháp đã sử dụng nguồn nhân lực và tài chính của Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động quân sự của mình Nông -dân Việt Nam đã được đưa đến châu Âu — 50 nghìn người phục vụ trong quân đội, 50

Trang 13

nghìn người khác làm việc trong các xí nghiệp của nước Pháp Nhiều người trong số họ đã không trở về nhà Để phục vụ nhu cầu chiến tranh, thực dân Pháp đã chuyển 367 triệu franc từ Đông Dương về dưới hình thức cho vay.

Tuy nhiên cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại dấu ấn ở Việt Nam không chỉ bởi những tổn thất này 100 nghìn người Việt Nam ở châu Âu, trong những năm 1914-1918, đã làm quen với những ý tưởng xã hội chủ nghĩa tiên tiến Trong những năm này, Hồ Chí Minh — người đang tìm kiếm cách thức để cứu quốc gia — sống ở châu Âu và sau đó gặp gỡ các nhà xã hội Pháp, sau khi kết thúc chiến tranh, cùng với họ tham gia vào việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp Tôn Đức Thắng trong những năm chiến tranh phục vụ trên một tàu chiến Pháp và cũng gia nhập lực lượng cách mạng châu Âu.

Ở Việt Nam, những năm chiến tranh cũng không bình yên, trái ngược với sự khẳng định của một số tác giả người Pháp cho rằng phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trầm lắng trong thời kỳ này Năm 1916, cuộc nổi dậy của nông dân lan rộng đến mười ba trong số hai mươi tỉnh Nam Kỳ Vào tháng 8 năm 1917, binh sĩ bản địa nổi dậy ở tỉnh Thái Nguyên Một phần của tỉnh đã nằm dưới sự kiểm soát của họ cho đến tháng 1 năm 1918.

c Sự kiện Chiến tranh Thế giới lần thứ 2

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc với những mâu thuẫn về quyền lợi, thuộc địa và thị trường giữa các nước đế quốc thắng trận nảy sinh Nguyên nhân chính là do tác động của quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong đế quốc chủ nghĩa Điều này dẫn đến sự phân biệt, phân chia thế giới và dẫn tới những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

Việc tổ chức và phân chia thế giới theo trật tự Vecsai - Oasinhton đã không còn phù hợp với tình hình lúc đó, buộc phải có một cuộc chiến mới giữa các nước đế quốc để tổ chức, phân chia lại thế giới.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Mỹ đã tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới, làm cho những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc, các nhà cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thị trường.

Sự mâu thuẫn giữa hai khối Anh - Pháp - Mỹ và Đức- Italia - Nhật Bản ngày càng gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa, nhưng cả hai đều lo sợ trước sự bành trướng của Liên Xô nên muốn tìm cách tiêu diệt.

Theo đó, quân Anh-Pháp- Mỹ đã thoả hiệp với phe Đức- Italia-Nhật Bảnc hĩa mũi tấn công vào Liên Xô, sau khi thực hiện sát nhập Áo và Đức, Hitler đã chiếm luôn Tiệp

Trang 14

Khắc Tuy nhiên điều đó chưa đủ mạnh để Đức có thể đè bẹp Liên Xô, phát xít Đức đã tấn công các nước Châu Âu để làm bàn đạp thôn tính Liên Xô.

Ngày 1/9/1939 Đức nổ súng tấn công Ba Lan sau đó lần lượt Pháp, Anh tuyên chiến với phát xít đức, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

d Tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 đến Việt Nam

Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động đến tình hình kinh tế, chính trị của nước ta, cụ thể:

- Về chính trị:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ở Châu Âu quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng, thực hiện chính sách thì địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào các nước thuộc địa

+ Ở Đông Dương, chính quyền mới của thực dân Pháp thực hiện 1 loạt chính sách nhằm vơ vét sức người, sức của ném vào lò lửa chiến tranh

+ Cuối tháng 9/1940, Nhật tiến vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp nhanh chóng đầu hàng, Phát xít Nhật dùng nguyên bộ máy thống trị của Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ nhu cầu chiến tranh

+ 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, lợi dụng cơ hội đó các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động, quần chúng nhân dân sục sôi khí thế cách mạng, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa

- Về kinh tế:

Chính sách của Pháp có sự thay đổi: + Thi hành chính sách kinh tế chỉ huy

+ Tăng thuế cũ, đặt thuế mới

+ Kiểm soát gắt gao việc sản xuất và phân phối,ấn định giá cả Chính sách của Nhật:

+ cướp đất của nhân dân, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

=> Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, đỉnh điểm là nạn đói cuối 1944 - đầu 1945 đã cướp đi sinh mạng của gần 2 triệu đồng bào ta Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc ngày càng trở nên gay gắt.

Trang 15

3.3.2 Đóng góp của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sự kiện lịch sử thế giới

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX Đây không chỉ là thắng lợi của tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, mà còn là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc thuộc địa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã lật đổ chế độ thực dân phong kiến, xác lập chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân Ngoài ra, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn có giá trị lan tỏa sâu sắc đối với cách mạng thế giới; các dân tộc yêu chuộng hòa bình; mở ra mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền Bài viết nêu những giá trị lịch sử, sức lan tỏa quốc tế của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ đó, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã vượt tầm ảnh hưởng ra khỏi biên giới quốc gia và trở thành động lực, “niềm tin tinh thần - sức mạnh to lớn”, cổ vũ cho nhân dân các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh giành độc lập Cách mạng Tháng Tám mãi được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới coi là ngọn đèn chiếu sáng, hình mẫu nhân văn, nhân ái cho các dân tộc yêu chuộng hòa bình Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đó là cuộc cách mạng không chỉ giải phóng dân tộc, mà còn giải phóng con người, là động lực cho nhiều dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh, xác lập quyền tự do, độc lập trên thế giới trong thế kỷ XX.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã tác động một cách trực tiếp, tạo niềm tin, cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và ngày 12/10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập Sức lan tỏa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á phát triển lên cao, buộc các nước thực dân Âu, Mỹ lần lượt công nhận nền độc lập của Philippin (7/1946), Miến Điện (01/1948), Inđônêsia (8/1950), Malaisia (8/1957)

Không chỉ giới hạn ở khu vực Đông Nam Á, sức mạnh lan tỏa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn góp phần quan trọng thức tỉnh các dân tộc trên thế giới, đặc biệt, các nước ở Đông Bắc Á, Nam Á, các nước châu Phi, Mỹ La-tinh đang bị cùm trói trong vòng nô lệ, lệ thuộc của chủ nghĩa thực dân, đế quốc; cổ vũ các dân tộc vùng lên đấu tranh để tự giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, lệ thuộc của chủ nghĩa thực dân, đế quốc Ở Đông Bắc Á: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam đã đem lại niềm tin, sự thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân trung Quốc, niềm tin đó đã trở thành hiện thực vào tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, thắng lợi này đã phá vỡ khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc, nêu tấm gương cho phong trào giải phóng dân

Trang 16

tộc nối liền phe CNXH từ Âu sang Á Năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập Tại Nam Á: Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ càng trở nên mạnh mẽ hơn từ sau thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam Do ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã có bước phát triển, đi từ đòi tự trị, đến độc lập (26/01/1950).

Ở Châu Phi: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và tấm gương của nhân dân Việt Nam đã trở thành động lực, niềm tin để nhiều nước ở Bắc Phi đứng lên đấu tranh và giành được độc lập như Ai Cập (1952), Angieri (1962) trong năm 1960 có 17 nước Châu Phi giành được độc lập Khu vực Mỹ Latinh: Sức lan tỏa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam và nhiều quốc gia thuộc địa đã giành độc lập là tấm gương cho nhân dân Cu-ba tiến lên.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam chính là niềm tin, động lực để giúp cho nhân dân Cu-ba tin tưởng vào thắng lợi như nhân dân Việt Nam đã giành được Dưới sự lãnh đạo của Phiđen Catxtrô, ngày 01/01/1959 cách mạng Cu-ba thành công Đánh giá về tính lan tỏa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới trong những năm nửa sau của thế kỷ XX, Giáo sư, nhà Sử học L.Esmonson, trường Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng: “Đó là một sự kiện lớn của thế giới Cuộc Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam có một ý nghĩa lịch sử rất to lớn, nó giải phóng con người, giải phóng cho một dân tộc bị áp bức Trên bình diện quốc tế, nó còn là hình mẫu và là động lực cho nhiều nước khác đứng lên đấu tranh, đánh đuổi thực dân, giành lại chính quyền Những quốc gia thuộc địa của Pháp, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Dương, châu Phi đã tiến hành công cuộc cách mạng theo đúng tiến trình cách mạng ở Việt Nam”.

3.4 Sự kiện lịch sử và tác động từ cách mạng Xô viết và cách mạng Trung Quốc 3.4.1 Ảnh hưởng của cách mạng Xô viết đến cách mạng Việt Nam

a Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười đối với thế giới:

Cách mạng Tháng Mười Nga lùi về quá khứ 100 năm - một khoảng thời gian đủ dài để chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, khoa học về tầm vóc, tác động, ý nghĩa của nó, đặc biệt là sau những biến cố lịch sử diễn ra vào cuối thế kỷ XX và xu hướng vận động của thế giới đương đại.

Ngày 25/10 theo lịch Nga (tức ngày 7/11/1917), giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vic đã làm nên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Sự vận động của các mâu thuẫn xã hội và dân tộc trong lòng xã hội Nga trong những năm đầu thế kỷ XX cùng những hậu quả nặng nề

Trang 17

của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã đưa nước Nga đến tình thế cách mạng trực tiếp, lật đổ ách thống trị của giai cấp địa chủ và tư bản Nga, đáp ứng khát vọng ruộng đất, khát vọng hòa bình, chấm dứt chiến tranh của nông dân, công nhân và binh lính nước Nga Vì thế cuộc cách mạng này thành công hoàn toàn không phải là một “ngẫu nhiên của lịch sử”.

Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra cơ hội để hiện thực hóa lý tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người, lập ra nhà nước Nga xô-viết - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, xây dựng một chế độ xã hội mới do nhân dân lao động làm chủ Ngay sau khi giành được chính quyền, Chính phủ công - nông - binh do V.I Lênin đứng đầu đã ban hành “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”, cùng các chính sách: ngày làm việc 8 giờ, giáo dục và chữa bệnh không mất tiền, nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng, tự do tín ngưỡng… Các chính sách này đã thể hiện tính triệt để của cuộc cách mạng, sự hiện thực hóa tính nhân bản, cao đẹp của lý tưởng Cách mạng Tháng Mười.

Với ý nghĩa, tầm vóc đó, Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động to lớn và sâu sắc đối với sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Thắng lợi của cuộc cách mạng này không chỉ là niềm cổ vũ, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng và tinh thần đấu tranh cho giai cấp vô sản, cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới mà còn vạch ra cách thức để giai cấp vô sản thực hiện thành công cuộc cách mạng giành chính quyền, giành quyền làm chủ, giải phóng khỏi sự áp bức, bao gồm cả áp bức dân tộc và áp bức giai cấp Hơn thế nữa, với sự đời của nhà nước xô-viết đầu tiên trên thế giới, Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa ra một mô hình nhà nước kiểu mới sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền.

b Cách mạng Xô Viết đối với cách mạng Việt Nam

Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận và thực tiễn, trong thời kỳ trước và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; cả trong Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Ngay từ khi còn bôn ba tìm đường cứu nước, khi đến với Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I Lê-nin (tháng 7-1920), Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc cho Việt Nam khỏi ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến Dưới tác động “thức tỉnh” của Cách mạng Tháng Mười, được Luận cương của V.I Lê-nin soi sáng, Người đã nhận thức sâu sắc, chỉ có đi theo Cách mạng Tháng Mười Nga, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân

Trang 18

tộc bị áp bức và nhân dân lao động toàn thế giới khỏi bị “đọa đầy đau khổ”, khỏi mọi xiềng xích của chủ nghĩa thực dân, phong kiến Người khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười như mặt trời chói lọi, xóa tan màn đêm tối, soi đường, dẫn lối cho dân tộc ta đi đến thắng lợi” Người viết: “…từ những người nông dân An Nam đến người dân săn bắn trong các rừng Đahômây cũng đã thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản lý lấy đất nước mình mà không cần tới bọn chủ và bọn toàn quyền” (1) Khi đọc Luận cương của V.I Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo, Người khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” (2) Kể từ sau sự lựa chọn đó, Cách mạng Tháng Mười đã trở thành tấm gương cổ vũ cho dân tộc Việt Nam vùng dậy giành quyền độc lập dân tộc và các quyền cơ bản của con người Theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, được soi sáng bởi ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta vượt nhiều thác ghềnh để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng đúng đắn và sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và những bài học lịch sử vô giá của Cách mạng Tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, lập nền dân chủ cộng hoà và nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên trong lịch sử dân tộc và ở Đông Nam Á Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã huy động sức mạnh vĩ đại của toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để làm nên chiến công oanh liệt, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đó là những bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Có thể nói, không có đường lối cứu nước và giải phóng dân tộc đúng đắn, không có chủ nghĩa Mác - Lê-nin và ánh sáng Cách mạng Tháng Mười, không có sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em thì không thể có thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã minh chứng, sự lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.

3.4.2 Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc đến cách mạng Việt Nam

Với sự giúp sức của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh, cùng sự nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng, cuối cùng cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc kéo dài nhiều năm đã giành được thắng lợi Tháng 9-1945, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh.

Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trên thế giới Cuộc cách mạng đã kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến tư sản mại bản Cách mạng

Trang 19

1949 ở Trung Quốc mở đầu thời kì lịch sử mới - thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Với diện tích bằng 1/4 châu Á và dân số gần 1/4 dân số thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã góp phần quan trọng tăng cường ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

3.4.3 Tác động của những sự kiện lịch sử thế giới đến đường lối, tư tưởng cách mạng củaChủ tịch Hồ Chí Minh

Sự hình thành ý thức lý tưởng của Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ sự kết hợp của các sự kiện và yếu tố quan trọng Một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành ý thức và lý tưởng cách mạng của Hồ Chỉ Tịch là sự tiếp xúc với nền văn minh phương Tây trong những năm tháng học tập và sinh sống của ông, khi ông sống ở Pháp và các nước Phương tây như Liên Bang Xô Viết, Sự tiếp xúc này đã cho phép ông được tận mắt chứng kiến các sự mâu thuẫn và bất bình đẳng tồn tại trong xã hội tư bản, thúc đẩy ông đặt câu hỏi một cách phê phán về những giá trị và lý tưởng được phổ biến bởi phương Tây Những trải nghiệm của Hồ Chí Minh trong các quốc gia này đã hình thành sự hiểu biết cơ bản của ông về những bất công xã hội và kinh tế liên quan đến chủ nghĩa tư bản (1)

Hơn nữa, những quan sát về sự bất công và tàn ác do chủ nghĩa đế quốc phương Tây gây ra ở châu Á đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quan điểm chống đế quốc của ông Chứng kiến sự áp bức của chủ nghĩa thực dân phương Tây và tác động có hại của nó đối với nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã cam kết sâu sắc tìm kiếm độc lập và giải phóng cho dân tộc của mình Những trải nghiệm này đã thúc đẩy ông quyết tâm thách thức và chống lại sự thống trị của các nước phương Tây (1)

Hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến đến chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vào năm 1936 khi ông nhận thức và chấp nhận lý tưởng cộng sản và chính thức gia nhập tổ chức nghiên cứu Marx vào cuối năm 1938 Sự hấp dẫn của ông đối với các ý tưởng cách mạng và nguyên lý cộng sản có thể được đưa ra là do tình yêu nước sâu sắc đã được khắc sâu trong truyền thống Việt Nam và sự giảng dạy của gia đình ông Hơn nữa, những mối quan hệ đáng chú ý của Hồ Chí Minh đã đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp chính trị của ông Việc hợp tác với những nhân vật có ảnh hưởng như Trường Chinh, người sau này trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, và Hoàng Quốc Việt, một người đưa thư trở thành một lãnh đạo cao cấp của Đảng, không thể phủ nhận đã đóng góp vào sự tiến bộ của ông trong phong trào cộng sản (2)

Trang 20

Ngoài ra, sự tiếp xúc của Hồ Chí Minh với các ý tưởng Mác-Lênin đã đóng góp đáng kể vào sự hình thành lý tưởng của ông Trong khi ông tìm cách thích nghi và áp dụng những ý tưởng này vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, ông đã cho thấy khả năng tổng hợp và thực dụng bằng cách kết hợp các yếu tố của giá trị nhân văn và nho học vào khung tư tưởng của mình Sự hòa nhập này của nhiều ảnh hưởng lý tưởng đã phản ánh sự hiểu biết tinh tế của ông về sự phức tạp của xã hội Việt Nam và sự sẵn lòng của ông thích nghi các lý thuyết cách mạng để phù hợp với nhu cầu cụ thể của đất nước (1) Vào tháng 5 năm 1921, khi đề cập đến sự đau khổ ở châu Á, Nguyễn Ái Quốc đã viết một bài báo mang tựa đề "Đông Dương" (được đăng trên tạp chí La Revue Communiste, số 15, tháng 5 năm 1921) rằng: "Những người châu Á - mặc dù bị xem là lạc hậu bởi người phương Tây - vẫn hiểu được sự cần thiết của việc cải cách toàn diện trong xã hội hiện tại của họ" [1, tr 47] Ngay cả khi tự giác giơ cao mình bằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, những người dân ở các nước thuộc địa cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc cách mạng ở các nước tư bản.

Ở cuối bài viết, Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét rằng: "Ngày mà hàng trăm triệu người châu Á bị tàn sát và bị áp bức tỉnh dậy để thoát khỏi sự khai thác đê tiện của những kẻ tham lam đế quốc, họ sẽ hình thành một lực lượng lớn, loại bỏ một trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản, đó là chủ nghĩa đế quốc, và họ cũng có thể hỗ trợ đồng bào phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng của họ" [1, tr 48].

Cách giải thích và phân tích của Hồ Chí Minh đã cho thấy rằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa được xác định bởi các yếu tố nội tại, không bị áp đặt từ bên ngoài hoặc từ các nước tư bản Những ý tưởng trong đoạn trích trên cũng rõ ràng thể hiện quá trình tư duy mới, độc đáo và sáng tạo của Hồ Chí Minh: Cuộc cách mạng ở các thuộc địa có thể đạt được thành công trước khi cách mạng xảy ra ở các nước tư bản Sự giải thích đó dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng cũng đầy sáng tạo.

Qua đó, ta có thể nhận thấy sự phát triển ý thức lý tưởng của Hồ Chí Minh là kết quả của sự ảnh hưởng trên nhiều bình diện Sự tiếp xúc của ông với nền văn minh phương Tây, quan sát về chủ nghĩa đế quốc, tương tác với những ý tưởng Mác-Lênin, tham gia vào các phong trào chống đế quốc và chính những trải nghiệm cá nhân của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động trong tổ chức Quốc tế Cộng Sản, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành chiến lược cách mạng và phương pháp của Hồ Chủ tịch trong tương lai Sự đan xen giữa các yếu tố này cuối cùng thúc đẩy ngài kiên định của con đường Bác đã chọn.(1)

Trang 21

Qua đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng một bản thiết kế ban đầu để giải phóng Việt Nam, bao gồm lật đổ chính quyền Pháp và đóng góp vào cuộc cách mạng toàn cầu nhằm phá vỡ chủ nghĩa đế quốc và thành lập chế độ cộng sản Bản thiết kế này được thể hiện qua tác phẩm toàn diện "Con đường cách mạng" do Hồ Chí Minh viết tại Quảng Châu vào năm 1926 và xuất bản một năm sau đó Cuốn sách này gồm mười lăm chương, định rõ những yêu cầu cách mạng cụ thể của nông dân, công nhân, phụ nữ và thanh niên, đồng thời cung cấp một khung lý thuyết cho cuộc cách mạng ở Việt Nam (2)

Hơn thế nữa, để củng cố mặt trận chính trị và tăng cường vị trí của mình, Hồ Chí Minh đã làm việc để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất Ban đầu, Đảng chỉ bao gồm các thành viên trong các nhóm hiện diện và những người Việt Nam lưu vong sống ở Trung Quốc Sau đó, Đảng mở rộng để bao gồm các thành viên của các nhóm và tổ chức địa phương Sự hợp nhất này đã giúp củng cố nền tảng của Đảng và cung cấp cho Hồ Chí Minh một khung chính trị trong nước ở Việt Nam Hơn nữa, sự thống nhất này tạo điều kiện tiếp cận với sự hỗ trợ quốc tế lớn hơn, vì tên của Đảng, "Đảng Cộng sản Việt Nam", nhấn mạnh sự tập trung quốc gia, tương phản với ý nghĩa thuộc địa liên quan đến thuật ngữ "Đông Dương." (2)

Trong thời kỳ Hồ Chí Minh lãnh đạo đất nước ta, thế giới đang chứng kiến những biến đổi quan trọng và đầy thách thức như Chiến Tranh Thế giới lần thứ hai, sự gia tăng của chủ nghĩa đế quốc và cách mạng Xô viết Hồ Chí Minh đã chủ động nắm bắt và tận dụng những tác động này để phát triển chiến lược và phương pháp cách mạng của mình Ông đã tiếp thu những bài học từ các cuộc cách mạng và phong trào giải phóng toàn cầu, như Cách mạng Xô viết và Cuộc kháng chiến của dân tộc Trung Quốc Ông đã nhận ra sự quyết định của dân tộc và vai trò của giai cấp công nhân trong việc tiến hành cách mạng.

Hồ Chí Minh đã phát triển một chiến lược toàn diện và linh hoạt, kết hợp các phương pháp chính trị, quân sự và nhân dân Ông nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng một đảng cộng sản mạnh mẽ và tổ chức nhân dân rộng rãi để đẩy lùi thực dân và đế quốc Ông cũng nhấn mạnh vai trò của quân đội nhân dân và giải phóng quân trong việc tiến hành cuộc kháng chiến.

Sự tác động của các sự kiện lịch sử thế giới đã giúp Hồ Chí Minh xây dựng một chiến lược linh hoạt và phương pháp cách mạng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam Ông đã sử dụng kinh nghiệm và bài học từ các cuộc cách mạng khác nhau để tạo ra một phong cách lãnh đạo riêng biệt, kết hợp cả yếu tố quốc tế và dân tộc để đạt được mục tiêu giải phóng và thống nhất đất nước.

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w