SKKN:Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tại trường THPT ................ SKKN:Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tại trường THPT ................ SKKN:Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tại trường THPT ................ SKKN:Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tại trường THPT ................ SKKN:Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tại trường THPT ................ SKKN:Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tại trường THPT ................
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ;
2 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
3.“Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp mônĐịa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tại trườngTHPT ”
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Địa Lí)
5 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Áp dụng thử trong đợt ôn thi đội tuyển học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh năm học 2022 -2023 tại trường THPT 20/10/2022
- Áp dụng chính thức trong quá trình ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí năm học 2022 -2023, ngày bắt đầu áp dụng chính thức từ 06 tháng 03 năm 2023 tại trường THPT
6 Mô tả bản chất của sáng kiến 6.1 Lý do chọn sáng kiến
Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại, ngày 22/04/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Trang 2Quyết định số 505/QĐ-TTg về ngày chuyển đổi số Quốc gia, lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là ngày chuyển đổi số Quốc gia.
Chuyển đổi số đã tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh Trong đó, chuyển đổi số trong giáo dục làm đổi mới cách thức giảng – dạy truyền thống hướng tới phổ cập hóa và cá nhân hóa dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học.
Căn cứ Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"; Thực hiện kế hoạch Số: 200/KH-SGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh về chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Nội dung chuyển đổi số là “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”
Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá
Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành
Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia Điều này đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta một sứ mệnh to lớn là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước Đại hội XIII đã nêu các định hướng lớn: “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng
Trang 3những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi Vì thế, quá trình giáo dục đòi hỏi giáo viên (GV) phải đổi mới phương pháp giảng dạy, học sinh (HS) phải thay đổi phương pháp học đạt tới mục đích phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất của người học
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào việc giảng dạy góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thực sự giúp HS hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất hướng đến thế giới công nghệ 4.0 và các lợi thế khác Ứng dụng CTTN trong giáo dục sẽ là cơ hội giúp HS phát huy tốt khả năng của bản thân HS sẽ tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá những nguồn tài liệu qua online, sách điện tử, trò chơi, kỹ thuật giáo dục… Nhờ vậy, HS có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, các nguồn tri thức mới đa dạng
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá HS trung học cơ sở (THCS) và HS trung học phổ thông (THPT), yêu cầu việc đánh giá thường xuyên (ĐGTX) phải đánh giá vì sự tiến bộ của người học Việc đánh giá được thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau Mục đích của việc đánh giá là xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của HS theo yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình GDPT
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay nội dung ĐGTX HS chủ yếu là kiểm tra và đánh giá kiến thức Phần lớn phương pháp kiểm tra đánh giá chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy hoặc vấn đáp, với hình thức là tự luận và trắc nghiệm khách quan Việc đo lường năng lực người học chủ yếu dựa vào điểm số các bài kiểm tra, chưa phù hợp với yêu cầu đánh giá dựa trên sự tiến bộ của người học Quá trình ĐGTX chưa đánh giá được mức độ tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ học tập và sự tiến bộ của HS Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn lựa chọn áp
dụng sáng kiến: “Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ôn thi tốtnghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tạitrường THPT ”
6.2 Mục đích của sáng kiến
Sử dụng phần mềm Liveworksheets, Azota trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập tạo cơ sở để GV đánh giá sự tích cực, chủ động và sự tiến bộ của HS khi tham gia các hoạt động học tập, ôn luyện, nâng cao hiệu quả ĐGTX HS trong ôn
thi tốt nghiệp môn Địa lí 12 năm học 2022 – 2023
Việc thực hiện sáng kiến nhằm xây dựng kho tài liệu ôn tập cho HS, đánh giá được quá trình tiến bộ của học sinh và là tài liệu phục vụ cho cá nhân giáo viên, giúp giảm bớt được thời gian chấm bài và kiểm tra học sinh trên lớp, giúp đồng nghiệp có thể tham khảo trong quá trình giảng dạy và đánh giá thường xuyên học sinh
Trang 46.3 Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến
Sáng kiến thực hiện và hoàn thành được tiến hành dựa trên một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản Nghị quyết của
Đảng, Chính phủ, Bộ GDĐT, sở GDĐT về chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông nói chung, ứng dụng chuyển đổi số trong ngành GDDT và chiến lược đổi mới nội dung dạy học theo hướng phát
triển năng lực học tập của HS, đổi mới kiểm tra đánh giá HS
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình Địa lí 12, chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm xây dựng nội dung các nhiệm vụ học tập trên phần các phần mềm hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm - khảo sát đánh giá: Tiến hành thực nghiệm giải
pháp trong ôn thi môn Địa lí năm học 2022 - 2023 trường THPT Đây là phương pháp quan trọng trong điều tra, khảo sát chất lượng học tập và mức độ hứng thú trong học tập của học sinh Thông qua kết quả kiểm tra thường xuyên và kết quả quả phiếu khảo sát sự hứng thú của học sinh trước và sau khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong việc thực hiện các nhiệm vụ ôn tập môn Địa lí lớp 12 làm cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của sáng kiến Đồng thời, Tôi đã tiến hành thực nghiệm giải pháp trong các hoạt động chuyên đề dạy học, chuyên đề nghiên cứu bài học, thao giảng, đánh giá tay nghề… và tiến khảo sát hiệu quả của sáng kiến từ đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đánh giá tính khả thi của việc thực hiện đề tài từ đồng nghiệp
Phương pháp quan sát: GV quan sát tình hình ôn tập của HS trong các tiết tiết
ôn, buổi ôn Quan sát sự thay đổi về thái độ, hứng thú học tập, ôn luyện và sự tiến bộ của HS qua các bài khảo sát Điều này tạo thuận lợi cho GV lựa chọn những phương pháp, hình thức dạy học hiệu quả, phù hợp với khả năng tiếp nhận kiến thức của HS
Phương pháp phân tích bảng số liệu: để so sánh các kết quả trước khi thực
hiện, áp dụng giải pháp và sau khi áp dụng giải pháp Đây là phương pháp nhằm so sánh một cách trực quan hiệu quả các giải pháp thực hiện trong sáng kiến
6.4 Thực trạng của giải pháp đã biết
Theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh HS THCS và HS THPT Theo đó, việc đánh giá được thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau, coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của HS Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy tại trường cho thấy, GV đánh giá thường xuyên HS chủ yếu là kiểm tra và đánh giá kiến thức Quá trình ĐGTX chưa đánh giá được mức độ tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ học tập và sự tiến bộ của HS Việc đo lường năng lực người học chủ yếu dựa vào điểm số các bài thi, bài thực hành hoặc kết quả thảo luận nhóm … chưa phù hợp với yêu cầu đánh giá dựa trên sự tiến bộ của người học
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
Trang 5Một là, do bản thân người GV chưa thực sự hiểu một cách sâu sắc về nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học, đánh giá chủ yếu vẫn theo lối mòn của các hình thức kiểm tra và đánh giá cũ đó là kiểm tra và đánh giá kiến thức của người học mà vẫn chưa xem trọng việc đánh giá năng lực, quá trình học tập và sự tiến bộ của người học
Hai là, phương pháp kiểm tra đánh giá còn nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo Phần lớn phương pháp kiểm tra đánh giá người học chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy,với các hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan, thông qua kết quả bài thảo luận nhóm nên nhiều ít nhiều không đánh giá được hết khả năng và sự tiến bộ của từng học sinh
Ba là, kiểm tra đánh giá tập trung nhiều vào mục tiêu dạy kiến thức mà chưa chú trọng đến mục tiêu kỹ năng của người học, việc đo lường năng lực người học
chủ yếu dựa vào điểm số các bài thi
Đối với giáo viên, trước khi áp dụng sáng kiến, giáo viên đã vận dụng một số phương pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như: Thiết kế các trò chơi, cuộc thi, trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm trên phần mêm Powerpoint… tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao
Thực tế là trong kì ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2021-2022 thì nhà trường chưa trang bị và phủ sóng được hệ thống Wifi tới các phòng học trong toàn trường nên việc sử dụng phần mềm hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp là không khả thi Từ đó, dẫn đến việc GV ôn thi chưa theo dõi sát sao được việc tự học, tự làm bài trắc nghiệm của HS ở trên lớp cũng như ở nhà GV mất rất nhiều thời gian trong việc chấm bài và đối chiếu điểm để theo dõi sự tiến bộ của HS
Một thực tế nữa là tại Trường THPT việc áp dụng các biện pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh chỉ được GV đầu tư khi tiết học có GV dự giờ, trong những tiết sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu bài học hay những tiết thi giáo viên dạy giỏi, còn lại các tiết ôn thi trên lớp chủ yếu vẫn theo phương pháp dạy học truyền thống đó là giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm sau đó cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và photo tài liệu cho HS về nhà làm sau đó giáo viên kiểm tra Tuy nhiên do tài liệu là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nên nhiều học sinh khoanh bừa hoặc chép của bạn tốt hơn để có bài nộp cho giáo viên Điều này dẫn đến hạn chế là kết quả ôn thi không cao, GV không theo dõi được học sinh có làm hay không, cũng không theo dõi được sự tiến bộ của học sinh, trong khi đó GV lại mất rất nhiều thời gian trong việc chấm, chữa bài cho HS Một số HS thì thì thờ ơ, làm bài kiểu đối phó với GV
Với việc áp dụng các phương pháp ôn thi tốt nghiệp truyền thống nêu trên tôi thấy HS chưa thực sự hứng thú, say mê học tập, GV chưa kiểm soát và theo dõi được sự tiến bộ của học sinh Vì vậy để điều tra sự hứng thú của học sinh trong ôn thi môn Địa lí 12 tại trường THPT cũng như để tìm ra phương pháp đánh giá kết quả ôn thi của học sinh một cách hiệu quả nhất, trước khi tổ chức ôn thi tốt
Trang 6nghiệp năm học 2022 - 2023 tôi đã tạo cuộc bình chọn cho các em học sinh ở các lớp được phân công ôn thi, kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Mức độ hứng thú đối với phương pháp ôn thi tốt nghiệp truyền thống là ôn thi kiến thức cơ bản, trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm và in đề cương trắc nghiệm để HS tự làm ở nhà
Kết quả cho thấy : Tỉ lệ học sinh bình chọn phương án bình thường và không hứng thú còn khá cao
Để điều tra về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên tôi tiếp tục tạo cuộc
bình chọn trực tuyến điều tra đối với các em học sinh và thu được kết quả như sau:
Bảng 2 : Điều tra những nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú với phương pháp ôn thi như đã nêu ở trên
Qua kết quả điều tra có thể thấy rằng có nhiều nguyên nhân chi phối tới hứng thú với phương pháp ôn thi truyền thống là GV ôn kiến thức cơ bản trên lớp, trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm và in đề cương trắc nghiệm để HS tự làm ở nhà bộ môn Địa lí của các em HS như:
Một là, do bản thân các em lười học, kết quả học tập không như mong muốn nên dẫn đến việc giáo viên áp dụng biện pháp nào để ôn thi HS cũng chưa thấy hứng
Trang 7thú Việc tự học và làm đề cương ở nhà hầu như không có đối với HS ôn ở lớp có nguy cơ trượt tốt nghiệp
Hai là, do tốn tiến phô tô tài liệu mà làm thì lại không hiệu quả Qua khảo sát học sinh, nhiều em học sinh cho rằng hiện nay hệ thống tài liệu các em có thể lấy từ rất nhiều kênh khác nhau, và nhiều em cho rằng ôn kiến thức trọng tâm từ SGK là đủ nên việc photo tài liệu là không cần thiết
Ba là do phương pháp dạy nêu trên giáo viên bộ môn nào cũng áp dụng nên với việc một ngày học 4 tiết mà cứ nhìn lên ti vi màn hình lại nhỏ nữa thì rất mỏi mắt và mỏi cổ, gây nhàm chán cho HS
6.5 Giả thuyết khoa học
Công văn 5555/BGDĐ-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 của bộ trưởng Bộ GDĐT về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng
lực HS; Công Văn Số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 về việc
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường quy định Kế
hoạch giáo dục của GV và Kế hoạch bài dạy nêu rõ việc cho phép HS sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do GV trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được GV hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho phù hợp với nội dung học tập Việc kiểm tra, ĐGTX được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho HS về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của HS theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy
Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, quy định về đánh giá HS THCS và THPT quy định lại về cách ĐGTX HS Các phương thức đánh giá được thay đổi để tạo động lực cho HS chăm chỉ hơn trong quá trình học tập Theo đó, việc đánh giá được thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau, kết hợp giữa ĐGTX và đánh giá định kì Hoạt động này phải coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của HS; không so sánh HS này với HS khác
Để nâng cao hiệu quả dạy học và kiểm tra đánh giá đối với các môn học, thì việc sử dụng CNTT trong giảng dạy là vô cùng hữu ích Sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong thực hiện các nhiệm vụ học tập không chỉ giúp HS làm được nhiều dạng bài tập, hứng thú học tập, cung cấp tài liệu, bổ sung và nâng cao kiến thức, phát triển tinh thần chủ động, năng động và sáng tạo trong học tập, mà còn tạo cơ sở để GV đánh giá được sự tích cực, chủ động và sự tiến bộ của HS khi tham gia các hoạt động học tập, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thường xuyên HS
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu như sau:
Trang 8“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”
Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá
Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành
Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành công
Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/08/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Sở GD&ĐT Sơn La ban hành kế hoạch số 200 KH- SGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2022 về Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023 Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế Với mong muốn thúc đẩy chuyển đổi số trong GD&ĐT, không bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại Sở GD&ĐT Sơn La đã rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số trong ôn thi nhằm nâng cao chất lượng điểm thi tốt nghiệp và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp như: Dạy học và dự giờ ôn thi trực tuyến, trao đổi chuyên môn và tháo gỡ vướng mắc trong ôn thi giữa các giáo viên trong cùng môn, giao đề thi minh họa trên phần mềm Shub classroom…
Cùng với việc chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục thì tôi nhận thấy GV cũng cần phải là người đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số Nếu như trước đây là úng dụng công nghệ trong dạy học là sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint,
Trang 9và trong quả lí hồ sơ học sinh… thì hiện nay GV cũng cần ứng dụng điểm mới của công nghệ thông qua các ứng đụng để thuận tiện trong ôn thi cũng như trong kiểm tra đánh giá học sinh
Với mong muốn không bỏ lỡ những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 cũng như để GV không bị lạc hậu, thụt lùi trước công nghệ và mong muốn tìm ra cách ôn thi hiệu quả, phù hợp, tạo sự hứng thú cho học sinh, mà vừa để nâng cao chất lượng điểm thi tốt nghiệp Môn địa lí của trường THPT , tác giả đã nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi tìm ra một số phần mềm hỗ trợ HS ôn luyện và hỗ trợ GV đánh giá thường xuyên, theo dõi sự tiến bộ của học sinh Do vậy bản thân tôi đã
hình thành nên sáng kiến “Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗ trợ ônthi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên họcsinh tại trường THPT ” để góp phần tạo hứng thú, đam mê ôn thi bộ
môn Địa lí cho các em học sinh, hỗ trợ GV trong việc kiểm tra đánh giá thường xuyên HS góp phần nâng cao chất lượng điểm thi tốt nghiệp môn Địa lí của nhà
trường
6.6 Điểm mới/ tính mới của sáng kiến 6.6.1 Điểm mới của giải pháp
Điểm mới sáng kiến là “Sử dụng phần mềm Liveworksheets và Azota hỗtrợ ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thườngxuyên học sinh tại trường THPT ”
.Lựa chọn các phần mềm phù hợp với nội dung ôn thi theo kiểu tự luận hoặc
trắc nghiệm để đánh giá tính tích cực, chủ động, hứng thú của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp, ý thức tự học của HS thông qua các bài tập về nhà.
Các giải pháp mà tôi đưa ra có thể áp dụng ở tất cả các môn học để đánh giá tính tích cực, chủ động, hứng thú của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp, ý thức tự học của HS thông qua các bài tập về nhà Tuy nhiên để làm rõ giải pháp mà tôi đã áp dụng thì trong sáng kiến này tôi tập trung vào nội dung ôn thi môn Địa lí 12 tại trường THPT
- Giải pháp 1: Sử dụng phần mềm Liveworksheets trong quá trình khái
quát kiến thức trọng tâm của bài/chủ đề và đánh giá thường xuyên học sinh
- Giải pháp 2: Sử dụng phần mềm Azota trong luyện đề trắc nghiệm và
đánh giá thường xuyên học sinh
Cả hai giải pháp đều nhằm mục đích hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp, đồng thời tạo cơ sở để GV đánh giá sự tích cực, chủ động và sự tiến bộ của HS khi tham gia ôn thi Do là giải pháp hỗ trợ chứ không thay thế hoàn toàn phương pháp ôn thi thông thường nên trong quá trình ôn tùy vào điều kiện cụ thể và đối tượng học sinh giáo viên vận dụng linh hoạt các giải pháp phù hợp để đem lại hiệu quả ôn thi tốt nhất cho học sinh
6.6.2 Điểm mới của kì ôn thi tốt nghiệp năm học 2022-2023
Trong kì ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2022-2023 nhà trường đã được trang bị và phủ sóng Wifi tốc độ cao tới tất cả các phòng học trong nhà trường nên
Trang 10việc áp dụng giải pháp sử dụng phần mềm Liveworksheets và phần mềm Azota hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp môn Địa lí nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá thường xuyên học sinh tại trường THPT là hoàn toàn khả thi
Qua khảo sát HS khối 12 thì số học sinh được trang bị điện thoại thông minh để hỗ trợ việc ôn thi là khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho giải pháp được thực hiện
Hình 6.1: Kết quả khảo sát về thiết bị hỗ trợ của HS
Một điều kiện thuận lợi nữa là Sở GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến công tác chuyển đổi số, đặc biệt tập trung vào hai nội dung chính là quản lý và dạy học, kiểm tra, đánh giá và đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng điểm thi và tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT Từ dó, tạo cho GV và HS một tâm thế là phải thay đổi, phải nghiên cứu để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số trong giai đoạn hiện nay
6.7 Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
6.7.1 Giải pháp 1: Sử dụng phần mềm Liveworksheets trong quá trình kháiquát kiến thức trọng tâm của bài/chủ đề và đánh giá thường g xuyên học sinh.
6 7.1.1 Đánh giá thường g xuyên HS và phần mềm Liveworksheets là gì? a Đánh giá thường g xuyên HS
Theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá HS THCS và HS THPT Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành
Trang 11phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ,theo dõi thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh qua từng tiết học
Mục đích của ĐGTX nhằm thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt động dạy và học ĐGTX đưa ra những khuyến nghị để HS có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo ĐGTX còn giúp chẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của HS nhằm dự báo hoặc tiên đoán những bài học hoặc chương trình học tiếp theo cần được xây dựng thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS ĐGTX có mục đích chính là cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập ĐGTX không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng HS Ngoài việc kịp thời động viên, khuyến khích khi học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, ĐGTX còn tập trung vào việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục
Để có thông tin khi thực hiện ĐGTX, GV cần tập trung quan tâm đến:
- Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện được giao: GV không chỉ giao nhiệm vụ, xem xét HS có hoàn thành hay không, mà phải xem xét từng HS hoàn thành thế nào (có chủ động, tích cực, có khó khăn gì có hiểu rõ mục tiêu học tập và sẵn sàng thực hiện, ) GV thường xuyên theo dõi và thông báo về sự tiến bộ của HS hướng đến việc đạt được các mục tiêu học tập
- Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân: HS tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập cá nhân có thể hiện tính trách nhiệm, có hứng thú, có thể hiện sự tự tin, Đây là những chỉ báo quan trọng để xác định xem HS cần hỗ trợ gì trong học tập, rèn luyện
- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm: Thông qua các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo nhóm (kể cả hoạt đông tập thể), GV quan sát để đánh giá HS, hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Cách đánh giá như vậy thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo, tạo hứng thú, HS dễ chấp nhận kết quả đánh giá, không tạo áp lực, không làm thương tổn HS
b.Phần mềm Liveworksheets là gì?
Liveworksheets là một công cụ cho phép GV tạo các bài tập tương tác cho HS Giáo viên upload lên các bài tập ở dạng PDF hoặc dưới dạng tài liệu Word, sau đó có thể chuyển đổi thành các bài tập tương tác bằng nhiều định dạng khác nhau: có thể bao gồm âm thanh, video, các bài tập kéo và thả, nối với các mũi tên,
Trang 12nhiều lựa chọn, trắc nghiệm, điền khuyết HS làm các bài tập trực tuyến và gửi câu trả lời của mình cho GV Phần mềm Liveworksheets có rất nhiều ưu điểm như các dạng bài tập phong phú, hình ảnh minh họa sinh động, không mất thời gian in sao đề, thuận lợi giao nhiệm vụ Hơn nữa, GV và HS có cơ hội được áp dụng CNTT hiện đại trong quá trình dạy và học, HS làm và có thể kiểm tra được kết quả bài làm của mình ngay sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, có thể luyện tập làm lại bài tập nhiều lần Từ đó, giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành thói quen tự học, phát huy tính tích cực, chủ động, năng động và sáng tạo của HS trong học tập Phần mềm Liveworksheets giúp GV dễ dàng quan sát sự tích cực, chủ động, hứng thú của HS khi thực hiện nhiệm vụ học tập, theo dõi được sự tiến bộ của HS bằng sổ bài tập (My Workboook) và hệ thống dữ liệu có thể được xuất ra dưới dạng file CSV hoặc Excel Từ đó, HS có được thông tin chính xác, kịp thời để tự điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập; GV thông qua đó cũng có sự điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp.’
6.7.1.2 Sử dụng phần mềm Liveworksheets trong quá trình khái quát kiến th c trọng tâm của bài/chủ đề
GV sử dụng các bảng tính tương tác trên Liveworksheets vào các nhiệm vụ học tập trên lớp hoặc ở nhà như hoạt động cá nhân, cặp, thảo luận nhóm… sau khi HS thực hiện nhiệm vụ GV có thể kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng HS hoặc cả lớp một cách nhanh chóng, nên các nhiệm vụ bắt buộc HS phải thực hiện, tránh tình trạng HS không chủ động, không làm bài, hoặc bị “bỏ quên” nhất là trong các hoạt động nhóm Từ đó, GV dễ dàng quan sát sự tích cực, chủ động, hứng thú của HS khi thực hiện nhiệm vụ học tập ngay trên lớp, hoặc ý thức tự học của HS thông qua các bài tập về nhà
a N i dung và cách tiến hành ƣ c 1 Tạo l p học và tài khoảnLiveworksheets cho học sinh
Đối với đăng ký tài khoản HS trên Liveworksheets, các em học sinh không thể tự mình đăng ký mà do GV gửi mã phù hợp hoặc tiến hành đăng ký mới có thể sử dụng được Sau đó, HS có thể sử dụng tài khoản đó để thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV đã tạo trên Liveworksheets
Để tạo lớp học và tài khoản cho HS, GV có thể làm theo 2 cách như sau: Cách 1: Ở trang chủ Liveworksheets vào "My Students" vào "Add group" để tạo lớp và "Add Students" để thêm HS vào lớp Sau đó GV chỉ cần gửi Username và Password cho học sinh
Cách 2: Ở trang chủ Liveworksheets chọn"Invite students" để tạo tài khoản,
mã code hiện ra, GV sao chép mã code rồi gửi cho HS
Trang 13Hình 6.2 Giao diện lớp họctrên
Liveworksheets
Hướng dẫn học sinh đăng nhập tài khoản lớp học: HS Truy cập vào trang
Liveworksheets vào "Students access", vào "Register as a student" copy mãcode mà GV gửi rồi tiến hành đăng nhập
ư c 2 Tạo My worksheets (bảng tương tác)
Tùy theo nội dung các bài học và mục đích sử dụng mà GV tạo ra các dạng bài tập phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức dạy học Sau đây là một số dạng bài tập phổ biến:
- Dạng 1 ài tập điền vào chỗ trống HS nhập đáp án các ô trống
Hình 6.3 Giao diện HS đăng nhập tài khoản lớp học
Trang 14Hình 6.5 Dạng bài tập chọn từ danh sách đáp án được thả xuống
- Dạng 3 ài tập kéo thả đáp án
Ở dạng bài tập này học sinh sẽ sử dụng chuột để di chuyển các phương án trả lời
Hình 6.4 Dạng bài tập điền vào chỗ trống
- Dạng 2 ài tập lựa chọn từ danh sách đáp án đƣợc thả xuống
Trang 15Hình 6.6 Dạng bài tập kéo thả đáp án
- Dạng 4 ài tập nối đáp án
Trang 16Hình 6.7 Dạng bài tập nối đáp án
Dạng 5 ài tập trắc nghiệm: Ở phần mềm này cũng có dạng bài tập trắc
nghiệm tuy nhiên việc xây dựng bài tập trắc nghiệm gộp khá mất thời gian biên soạn cho GV nên chủ yếu dạng này sẽ được GV khai thác trong phần mềm Azota
Hình 6.8 Dạng bài tập trắc nghiệm
ƣ c 3 Giao nhiệm vụ, hƣ ng dẫn học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV lựa chọn các bài tập tương tác phù hợp với mục đích hoạt động học tập, copy custom link và gửi cho HS
- HS click vào link và thực hiện làm bài tập và gửi kết quả
Trang 17Hình 6.9 Dao diện nhận và thực hiện nhiệm vụ của HS
ƣ c 4 GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
GV xem kết thực hiện nhiệm vụ của HS bằng My mail box tại trang chủ Liveworksheets Trong cửa sổ My mail box sẽ có tổng hợp toàn bộ các bài làm của HS kèm theo điểm số, phần làm đúng, làm sai… giúp GV dễ dàng theo dõi mức độ nắm kiến thức của từng HS và có sự điều chỉnh việc dạy và học của HS Đồng thời các bài tập sau khi HS nộp đều có hiển thị thời gian làm bài nên GV có cơ sở dánh giá mực độ tích cực, chủ động của HS trong thực hiện nhiệm vụ trên lớp và ở nhà