1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS .........

18 155 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Sử Dụng Phiếu Học Tập (Đọc Hiểu Văn Bản) Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn 6
Tác giả Nguyễn ...
Trường học Trường THCS .........
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Tỉnh …………….
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 7,71 MB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS ......... Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS ......... Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS ......... Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS ......... Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS ......... Sáng kiến kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS .........

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng TĐ- KT ngành Giáo dục – Đào tạo …

1 Tôi ghi tên dưới đây

TT Họ và tên Ngày sinh Nơi công

tác

Chức vụ/

chức danh

Trình độ

Tỷ lệ % đóng góp vào sáng kiến

…… 4.5.1983

Trường THCS

Giáo viên

Cử nhân 100%

2 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:

"

Thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học môn Ngữ văn

6 ở trường THCS "

3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Nguyễn …… - Trường THCS , tỉnh ………

4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

5 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

- Năm học 2023 - 2024

6 Mô tả bản chất của sáng kiến:

6.1 Tình trạng của giải pháp đã biết:

a Thuận lợi

- Năm học 2023 -2024 , chúng ta bắt đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 6 Sở giáo dục, nhà trường tổ chức tập huấn cho giáo viên các môdul, sách giáo khoa, các phương pháp dạy học tích cực và cách ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở nhà trường được ưu tiên hàng đầu Mỗi phòng học đều được bố trí 1 máy chiếu cố định, mỗi lớp đều có hệ thống wifi để phục vụ cho công tác giảng dạy Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy Đặc biệt là với những lớp đầu cấp vì năm học này có sự thay đổi về sách giáo khoa Giáo viên về cơ bản đã được tập huấn về thay sách có trình độ chuyên môn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực,ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Học sinh hứng thú với

Trang 2

môn học đặc biệt các tiết học có sử dụng công nghệ thông tin học sinh hăng hái, tích cực hơn

b Khó khăn:

Trong bối cảnh năm đầu tiên dạy Ngữ văn 6 theo chương trình mới, nhiều giáo viên trong đó có bản thân tôi đã gặp nhiều khó khăn khi dạy phần đọc hiểu văn bản

Vì cấu trúc sách viết rất mới, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài dạy hay kết quả đầu ra học sinh cần đạt được sau mỗi bài học Các mục tiêu đó cần triển khai thành các hoạt động, sản phẩm cụ thể Bài học chỉ thành công khi giáo viên kiểm soát được mục tiêu bài học qua các hoạt động và sản phẩm của học sinh Lớp 6 là lớp các em đang bước lớp đầu tiên của bậc trung học cơ sở Là độ tuổi các em phát triển về mặt dậy thì, phát triển cơ thể cũng như là cảm xúc, tâm sinh lý nên khá khó khăn để người lớn có thể nắm bắt Lên lớp 6, các em được tiếp xúc với nhiều thứ mới mẻ như môi trường mới, bạn bè mới, nội dung học tập, chương trình học tập cũng mới Nội dung học mới mẻ các em sẽ tiếp xúc với nhiều môn học hơn, mỗi môn học được đảm nhiệm bởi các thầy cô khác nhau chứ không giống như tiểu học Phương pháp và chương trình học cũng mới các em phải tập thích nghi với chương trình thay sách mới

Giáo viên dựa trên nội dung được tập huấn, tự học, tự nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để khơi gợi những ý tưởng của học sinh về văn bản, tổ chức cho học sinh tương tác, trao đổi, tranh luận nhằm giải mã kiến tạo nghĩa cho văn bản của học sinh Dựa vào sự phản hồi của học sinh có thể điều chỉnh nội dung dạy học

c Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:

Chương trình sách mới, giáo viên đã được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa được nhiều và chủ yếu qua lí thuyết chứ chưa được thực hành nhiều Điểm mới

của bộ môn văn nói chung và phần đọc hiểu văn bản nói riêng khiến cho giáo viên

lúng túng Về bản chất phần đọc hiểu văn bản cung cấp công cụ về khái niệm, đặc

điểm thể loại không chỉ để học sinh hiểu cách đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa

mà còn biết cách đọc các văn bản khác ngoài nằm ngoài chương trình Phần đọc hiểu

dựa vào nội dung, dựa vào hình thức, liên hệ đánh giá, vận dụng cần giúp học sinh nắm được mục tiêu cần đạt, giúp học sinh phát triển theo kĩ năng đọc theo đặc trưng của văn bản

Để khắc phục những khó khăn trên tôi mạnh dạn tập trung khai thác thiết kế và sử dụng phiếu học tập (đọc hiểu văn bản) trong dạy học ngữ văn lớp 6 ở trường THCS để dạy phần đọc hiểu tạo được hứng thú cho các em với môn học, tăng tính tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên nhằm nâng cao chất lượng bộ môn

Kết quả khảo sát chất lượng học sinh khối lớp 6 đầu năm học 2023 – 2024

Trang 3

số

HS

Tiêu chí

(Khảo sát và học lực)

Khảo sát chất lượng đầu

Số lượng Tỉ lệ %

68

HS không yêu thích,không hứng thú học 30 44,1

Xếp loại khảo sát

6.2 Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến là:

a) Mục đích của giải pháp:

- Chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm dạy phần đọc hiểu văn bản bằng cách thiết kế phiếu học tập, kết hợp với công nghệ thông tin (máy tính, máy chiếu, iPad, bút cảm ứng kết hợp các úng dụng công nghệ thông tin ……) sử dụng phiếu học tập hiệu qủa nhằm tăng sự hứng thú của học sinh với môn học, tăng tính tương tác trong dạy học môn Ngữ văn lớp 6

+ Bước 1: Một số kinh nghiệm thiết kế phiếu học tập đọc hiểu văn bản ngữ văn 6

+ Bước 2: Kết hợp với công nghệ thông tin ( máy tính, máy chiếu, iPad, bút cảm ứng, các ứng dụng miễn phí trên mạng xã hội Good Notes 5, Quicktime Player

……) sử dụng phiếu học tập đạt hiệu quả

+ Qua giải pháp tôi mong muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy phần đọc hiểu Ngữ văn 6 theo chương trình mới Tạo tâm thế cởi

mở với cái mới, tìm hiểu kĩ năng đọc theo đặc trưng thể loại văn bản trong chương trình mới, ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết Trong bối cảnh năm học đầu tiên dạy Ngữ văn theo chương trình mới, việc chủ động tìm hiểu và thử nghiệm các phương pháp dạy học mới sẽ giúp giáo viên dần thích nghi, có được những tiết học hiệu quả

b Tính mới của giải pháp: Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn tôi

xin đưa ra 2 giải pháp sau :

* Bước 1: Một số kinh nghiệm thiết kế phiếu học tập đọc hiểu văn bản ngữ văn 6

- Điểm mới: Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp mới so với giải pháp

cũ:

- Với cách làm cũ: Tôi cũng thiết kế phiếu bài tập theo mục tiêu của văn bản

trong chương trình sách giáo khoa Dùng các phiếu học tập để khai thác và khắc sâu kiến thức cho học sinh (các phiếu học tập thường dùng khổ A0, A2… để học sinh quan sát được) Các phiếu học tập dùng xong không tận dụng được vì quá to và cồng

Trang 4

kềnh chỉ đem vào thư viện trường lưu trữ Như vậy học sinh không đáp ứng được yêu cầu của dạy học mới và việc thực hiện cùng các phiếu học tập trên tốn kém về thời gian, vật chất…

- Với cách làm mới: Mỗi nhiệm vụ học tập được gắn với một mục tiêu cụ thể, mỗi

một nhiệm vụ cần gắn với một sản phẩm cụ thể

* Các bước tiến hành:

Trước hết cần hiểu đặc điểm của phiếu học tập là tờ giấy rời được thiết kế dưới nhiều dạng khác nhau: biểu bảng, sơ đồ, câu hỏi, tranh, bản đồ tư duy, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên theo nội dung bài học để HS hoàn thành trước ở nhà hoặc tại lớp Dựa vào nhiệm vụ

đó học sinh thực hiện hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học

Vai trò của phiếu học tập cung cấp thông tin và sự kiện: phiếu học tập chứa đựng

thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào

đó giúp HS hình thành kiến thức, kích thích tư duy độc lập, tính tích cực sáng tạo và rèn thói quen tư duy cho học sinh Vai trò là công cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu học sinh giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn, gợi ý cách làm Phiếu học tập là phương tiện hỗ trợ cho việc giao tiếp, tương tác giữa người học và tác phẩm, giữa người học với người học và người học với người dạy

Phân loại phiếu học tập dựa vào mục đích: Phiếu học tập, phiếu ôn tập, phiếu kiểm

tra Dựa vào nội dung :phiếu thông tin (nội dung gồm các thông tin bổ sung, mở rộng, minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài Phiếu học tập là các bài tập nhận thức hoặc bài tập củng cố Phiếu yêu cầu là các vấn đề và tình huống cần phải giải quyết

Phiếu thực hành liên quan đến những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện kĩ năng Dựa

vào hình thức, cách thức tổ chức: Giáo viên có thể thiết kế phiếu học tập: trò chơi, hành trình khám phá tri thức môn ngữ văn, môn học khác cũng như các kiến thức trong xã hội….để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống…

*Các bước thiết kế phiếu học tập :Thứ nhất xác định mục tiêu của phiếu học tập

cần thực hiện: tìm hiểu bài, rèn kĩ năng phân tích, rèn kĩ năng ngôn ngữ…Thứ hai xác định nội dung của phiếu học tập, hình thức thể hiện và cách thức tổ chức phiếu học tập

* Nội dung và hình thức của phiếu học tập : được xác định dựa vào một số cơ sở

sau ( mục tiêu của bài học, phân bố thời gian, phương pháp, phương tiện dạy học, môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc trong phiếu học tập cho phù hợp

Trước mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ phiếu học tập kiểm tra học sinh ở

mức độ tư duy nào, các câu hỏi tương ứng có thể sử dụng ở đây là gì (tham khảo Các cấp độ tư duy và cách thức tiếp cận) Từ đó có thể tiếp cận bài tập đó theo cách khác

Trang 5

nhau Giáo viên cần trang bị cho mình vốn kiến thức tin học cơ bản Phiếu học tập cần có nhiều hình ảnh liên quan tới nội dung bài tập và hấp dẫn học sinh, có màu sắc phù hợp và bắt mắt, sinh động

Một số mẫu phiếu học tập học ngữ văn lớp 6

Mẫu 1: Điền khuyết, nối cột, lựa chọn từ ngữ , đáp án đúng

Mẫu2: Các câu hỏi “ bắc giàn” cho từng nhiệm vụ:

Trang 6

Mẫu 3: Sơ đồ, bảng biểu

Quan trọng giáo viên sử dụng các dạng phiếu kết hợp với nhau để đạt được mục tiêu bài học thông qua hoạt động và sản phẩm của học sinh Những phiếu học tập này tôi thường chyển lên nhóm Zalo bộ môn của lớp trước đó để tránh lãng phí photo phiếu, có những phiếu kích thích sự tò mò của các em tôi làm phiếu nhỏ đến hoạt động mới phát và sản phẩm sẽ dán vào vở ghi hoặc sổ tay ngữ văn của các em

Trang 7

Bước 2: Kết hợp với công nghệ thông tin ( máy tính, máy chiếu, iPad, bút cảm ứng,các ứng dụng miễn phí trên mạng xã hội Good Notes 5, Quicktime Player

……) sử dụng phiếu học tập đạt hiệu quả

- Điểm mới: Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp mới so với giải pháp cũ:

- Với cách làm cũ: Tất cả các phiếu học tập để dùng làm đồ dùng trực quan cho học

sinh tôi thường thiết kế trên phiếu A0,A2 Nhưng các phiếu học tập có nhược điểm cồng kềnh, không linh hoạt, mức độ tương tác không cao

- Với cách làm mới: Dùng máy tính, máy chiếu, các ứng dụng công nghệ thông tin ( iPad, bút cảm ứng và các ứng dụng công nghệ GoodNotes 5, Quicktime Player )

phiếu bài tập linh hoạt theo từng kiểu bài, theo mức độ hiểu của học sinh, rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng thuyết trình hiệu quả hơn

+ Các bước tiến hành:

* Áp dụng vào bài học:

Khi dạy bài 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH TIẾT 3,4 – ĐỌC : Văn bản 1: THÁNH GIÓNG I.Tri thức ngữ văn:

a Mục tiêu:Kích hoạt được kiến thức nền về thể loại truyện và truyện truyền

thuyết

Bước đầu nhận biết được đặc điểm thể loại truyện và truyền thuyết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố kì ảo, chi tiết tiêu biểu

b Sản phẩm: Nội dung đã điền ở cột K và W trong phiếu KWL, các từ khoá

liên quan đến nội dung ở phần tri thức đọc hiểu, PHT 1

c Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Tìm hiểu 1 số yếu tố của truyện:

* Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS:

Trang 8

- Nhiệm vụ (1): Kể tên 1 vài truyện em đã đọc, nhân vật truyện đó là những ai? Truyện kể về cái gì?

- Nhiệm vụ (2): Đọc mục tiêu nhân vật và cốt truyện (SGK Tr/18)trình bày cách hiểu về nhân vật và cốt truyện

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS lần lượt thực hiện nhiệm vụ (1) và (2) theo nhóm cặp đôi

* Báo cáo nhiệm vụ:

- Đại diện 1,2 nhóm trả lời , các nhóm khác bổ sung

* Kết luận:

- HS nhận biết được truyền thuyết là truyện, truyện thì phải có cốt truyện, nhân vật Nhân vật là con người, đồ vật đã được nhân hoá và có các đặc điểm riêng, những đặc điểm ấy thông qua lời kể chuyện, hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật Cốt truyện là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và liên quan chặt chẽ với nhau

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số yếu tố của truyện truyền thuyết.

Nhiệm vụ (1): Hoàn thành cột K và W trong phiếu KWL sau :

Nhiệm vụ (2): Học sinh đọc phần tri thức đọc hiểu (SGK/Tr17-18) và thực hiện

phiếu học tập số 1 Đối chiếu bảng kiểm tìm hiểu thể loại truyền thuyết để hoàn thiện nội dung sau, đánh giá kết quả học tập

Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cặp đôi thực hiện lần lượt theo nhiệm vụ (1), (2)

Trang 9

Báo cáo thảo luận:

Đại diện 2,3 nhóm HS trình bày vào cột K và W của phiếu KWL Các nhóm khác

bổ sung (nếu có) Giáo viên chụp phiếu của học sinh chiếu lên màn hình

Kết luận và nhận định:

Nhiệm vụ (1) : GV dựa cột K và W của học sinh làm xác định các nội dung thống nhất mà các em biết về thể loại truyền thuyết, những vấn đề các e m còn băn khoăn cần trao đổi thêm

Nhiệm vụ (2) : Dựa trên ý hiểu của học sinh, GV khái quát bằng sơ đồ trên máy chiếu, nhấn mạnh đặc điểm của nhân vật và cách nhận biết nhân vật

Thông qua phần này hướng dẫn học sinh làm flashcard để học tập.

Trang 10

TIẾT 5,6– ĐỌC : Văn bản 2: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

3 Suy ngẫm và phản hồi

a Nhân vật trong truyền thuyết -Lê Lợi

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc đặc trưng của nhân nhân vật trong truyền thuyết thông

qua nhân vật Lê Lợi

Sản phẩm : học sinh biết cách khai thác chi tiết, vận dụng để đánh giá được

nhân vật, có kĩ năng trình bày Khi phân tích đặc điểm của nhân vật tôi dùng phiếu các câu hỏi “bắc giàn” cho từng nhiệm vụ

Cách thực hiện : Phát phiếu học cho học sinh, yêu cầu học sinh trả lời trong

phiếu lần lượt cho từng nhiệm vụ Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện, lựa chọn ngẫu nhiên lấy sản phẩm học sinh, chụp vào điện thoại và đưa lên máy chiếu học sinh lên bảng trình bày sản phẩm của mình và mời các bạn trong lớp nhận xét

Trang 11

Giáo viên trực tiếp dùng app Goodnote 5 thông qua iPad đưa phiếu học tập của

học sinh lên máy chiếu Cả lớp quan sát, học sinh lên trình bày và mời các bạn nhận xét Sau đó giáo viên chữa trực tiếp lên phiếu của học sinh và tận dụng tính năng

đánh máy của Goodnote5 hướng dẫn học sinh cách viết bài conell Để học sinh tiếp

thu tốt hơn, để học thuộc hơn giáo viên chuyển cách viết mẫu trên vào zalo để học sinh về nhà có thể xem lại

Giáo viên dùng chức năng note của iPad kết hợp bút cảm ứng và máy chiếu chữa phiếu học tập theo hình thức câu hỏi “bắc giàn ” cho từng nhiệm vụ Với cách làm này vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh, vừa hướng dẫn học sinh cách ghi bài mới Khi thực hiện tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với hoạt động này

BÀI 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI Tiết 44 - Văn bản 1: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

3 Suy nghĩ và phản hồi

a Nhân vật Dế Mèn

*Tóm tắt văn bản

Mục tiêu: giúp cho học sinh tóm tắt trước khi vào phần suy nghĩ và phản

Sản phẩm: viết trực tiếp vào phiếu, giấy nhớ, vở viết

Cách thực hiện: cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4…linh hoạt dựa theo hứng thú của

học sinh cũng như mức độ hiểu bài của các em

Điểm mới: Giáo viên linh hoạt theo sự hứng thú của học sinh với bài, mức độ

nhận thức của từng lớp để thực hiện Trong hoạt động này có thể kiểm tra đánh giá kĩ năng cho cho học sinh và có thể lấy điểm Khi tôi thực hiện hoạt động này học sinh rất hứng thú.Và từ phiếu bài tập tôi yêu cầu học sinh tóm tắt theo sơ đồ và phát triển lên bằng tóm tắt bằng ngôn ngữ Từ 1 phiếu bài tập giáo viên có thể nâng mức độ nhận biết lên theo yêu cầu

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w