1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tài chính công các vấn đề về nợ công và tình hình nợ công tại việt nam trong các năm gần đây

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các vấn đề về nợ công và tình hình nợ công tại Việt Nam trong các năm gần đây
Tác giả Nguyễn Vinh Quang, Nguyễn Kim Ngân, Trần Thị Thanh Oanh, Phạm Thiên Phúc, Vũ Minh Phương, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Công Thành, Văn Thu Thảo, Chu Phương Thùy, Nguyễn Đức Tiến
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Tài chính công
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,58 MB

Nội dung

độ, cơ cấu và tính bền vững của nợ công trong nước cũng như tác động của nợ công đối với nền kinh tế Việt Nam.CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Định nghĩa và các loại hình nợ công2.1.1 Định

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKhoa Tài chính – Ngân hàng

BÀI TIỂU LUẬN Đề tài

CÁC VẤN ĐỀ VỀ NỢ CÔNG VÀ TÌNH HÌNH NỢCÔNG TẠI VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Minh Hạnh Lớp học phần: Tài chính công - 231_EFIN3021_02 Nhóm Thực hiện: Nhóm 5

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG -3

1.1 Giới thiệu về nợ công và tầm quan trọng đối với tài chính công -3

1.2 Mục tiêu và phạm vi của bài thuyết trình -3

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT -4

2.1 Định nghĩa và các loại hình nợ công -4

2.2 Quản lý nợ công -6

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN HIỆN NAY -10

3.1 Tổng quan về nợ công của Việt Nam từ năm 2018 đến hiện nay -10

3.2Giai đoạn 2018-2019 -11

3.3 Giai đoạn 2020-2021 -15

3.4Giai đoạn 2022 đến hiện nay -20

Kết luận -24

Danh mục tài liệu tham khảo -25

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤST

1 Nguyễn Vinh Quang (NT) 21D185139 Viết tiểu luận + thuyết trình

3 Trần Thị Thanh Oanh 21D185136 Chương 2

6 Nguyễn Minh Quang 21D185153 Thuyết trình

Trang 3

10 Nguyễn Đức Tiến 21D185154 Làm powerpoint

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu về nợ công và tầm quan trọng đối với tài chính công

Nợ công đã nổi lên như một mối lo ngại lớn trên toàn thế giới, trong đó các quốc gia đang phải vật lộn để giải quyết những thách thức liên quan đến việc tích lũy nợ Vấn đề nợ công không chỉ quan trọng đối với tình hình tài chính của các chính phủ mà còn có ý nghĩa sâu rộng đối với sự phát triển và ổn định kinh tế, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trong bối cảnh những thách thức kinh tế do đại dịch COVID-19 đặt ra Nhiều quốc gia đã chứng kiến mức nợ công gia tăng đáng kể khi chính phủ thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng

Nợ công đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực tài chính công, là công cụ cơ bản để các chính phủ điều hướng bối cảnh phức tạp của sự ổn định và phát triển kinh tế Là một công cụ quan trọng, nợ công cho phép các chính phủ tài trợ cho các chi tiêu của họ khi doanh thu bị thiếu hụt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và quốc phòng Bằng cách vay từ các nguồn trong nước và quốc tế, các chính phủ có thể thu hẹp khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu, đảm bảo nền kinh tế vận hành trơn tru và duy trì phúc lợi cho người dân Hơn nữa, nợ công cho phép các chính phủ giải quyết các tình huống và khủng hoảng không lường trước được, chẳng hạn như thiên tai hoặc suy thoái kinh tế, bằng cách bơm các nguồn lực cần thiết vào nền kinh tế và kích thích tăng trưởng Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thừa nhận rằng nợ công là con dao hai lưỡi, vì việc vay mượn quá mức có thể dẫn đến gánh nặng cho thế hệ tương lai, áp lực lạm phát và mất đi sự độc lập tài chính Do đó, hiểu được sự phức tạp của nợ công và quản lý thận trọng nó là rất quan trọng trong việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ lợi ích của cả thế hệ hiện tại và tương lai.

1.2 Mục tiêu và phạm vi của bài thuyết trình

Mục tiêu chính của bài tiểu luận nhằm cung cấp cho người đọc sự hiểu biết toàn diện về nợ công Bằng cách phân tích cơ sở lý thuyết và thực trạng nợ công ở Việt Nam, từ đó đưa ra đánh giá và nhận định về sức ảnh hưởng của nợ công đối với nền kinh tế Việt Nam Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào thực trạng nợ công ở Việt Nam từ năm 2018 đến hiện nay, xem xét tác động của nó đối với nền kinh tế và xã hội thông qua việc phân tích kỹ lưỡng các chỉ số, xu hướng và chính sách chính của Chính phủ để đánh giá mức

Trang 4

độ, cơ cấu và tính bền vững của nợ công trong nước cũng như tác động của nợ công đối với nền kinh tế Việt Nam.

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Định nghĩa và các loại hình nợ công

2.1.1 Định nghĩa nợ công

Theo nghĩa rộng và theo chuẩn quốc tế: Nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của các tổ chức sau: Chính phủ trung ương; Các cấp chính quyền địa phương; Ngân hàng trung ương; Các tổ chức độc lập có nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nước quyết định (Định nghĩa theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới W.B và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF).

Theo nghĩa hẹp: Nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương và các cấp chính quyền địa phương, và nợ của các tổ chức độc lập nhưng được Chính phủ bảo lãnh thanh toán Bên cạnh đó, theo Luật quản lý nợ công 2009 của Việt Nam, nợ công cũng bao gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, trong đó:

o Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền…(Không bao gồm nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành).

o Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

o Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.

2.1.2 Các loại hình nợ công

2.1.2.1 Theo nguồn gốc địa lý của vốn vay

Nợ trong nước:

o Trái phiếu chính phủ: Ở Việt Nam, trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước, hoặc huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư cụ thể.

o Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành nhưng được Chính phủ bảo lãnh.

o Trái phiếu chính quyền địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc ủy quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.

Trang 5

Nợ nước ngoài:

o Vay hỗ trợ phát triển chính thức: Đây là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi)

o Vay ưu đãi: Là khoản vay có điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay hỗ trợ phát triển chính thức.

o Vay thương mại: Là khoản vay theo điều kiện thị trường, không có ưu đãi Chính phủ có thể vay thương mại nước ngoài trực tiếp dưới hình thức vay tài chính, vay tín dụng xuất khẩu từ các ngân hàng thương mại nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.

2.1.2.2 Theo phương thức huy động vốn

Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp: Là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp đồng vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa Nhà nước Việt Nam với bên nước ngoài.

Nợ công từ công cụ nợ: Là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để vay vốn Các công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài, thường có tính vô danh và khả năng chuyển nhượng trên thị trường tài chính.

2.1.2.3 Theo cấp quản lý nợ

Nợ công của Trung ương: Là các khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh.

Nợ công của Chính quyền địa phương: Là khoản nợ công mà chính quyền địa phương là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực tiếp trả nợ Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì những khoản vay nợ của chính quyền địa phương được coi là nguồn thu ngân sách và được đưa vào cân đối, nên về bản chất nợ công của địa phương được Chính phủ đảm bảo chi trả thông qua khả năng bổ sung từ ngân sách trung ương.

2.1.2.4 Theo trách nhiệm đối với chủ nợ

Nợ công phải trả: Là các khoản nợ mà Chính phủ, chính quyền địa phương có nghĩa vụ trả nợ

Nợ công bảo lãnh: Là khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho người vay nợ, nếu bên vay không trả được nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ.

Trang 6

2.2 Quản lý nợ công

2.2.1 Mục tiêu của quản lý nợ công

Quản lý nợ công là một quá trình thiết lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ nhằm đạt được mục tiêu quản lý nợ trong từng thời kỳ Mục tiêu của quản lý nợ công là đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ và các nghĩa vụ phải thanh toán với chi phí thấp nhất trong trung và dài hạn, phù hợp với mức độ rủi ro thận trọng về nợ cũng như thiết lập và duy trì một thị trường chứng khoán chính phủ hiệu quả Mục tiêu đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ với chi phí thấp thường được ưu tiên trong giai đoạn đầu phát triển của quản lý nợ công, nhưng khi mức độ tiếp cận các thị trường vốn quốc tế tăng lên thì mục tiêu quản lý rủi ro cần rất được coi trọng Ngoài ra, các nước đang phát triển cũng thương đặt mục tiêu phát triển thị trường vốn trong nước là trọng tâm của công tác quản lý nợ công.

Thiết lập mục tiêu quản lý nợ công một cách rõ ràng là yếu tố tiên quyết để giảm sự bất ổn khi chính phủ mong muốn đánh đổi giữa rủi ro và chi phí nợ công Mục tiêu không rõ ràng thường dẫn tới các quyết định không hiệu quả về cách thức quản lý nợ hiện có và các dạng nợ mới cần phát hành, đặc biệt vào những thời điểm thị trường không ổn định, điều này làm cho danh mục nợ của chính phủ thêm rủi ro hoặc tốn kém và dễ bị tổn thương khi có khủng hoảng Ngoài ra, chính sự thiếu rõ ràng về mục tiêu quản lý nợ cũng làm cho nền tài chính thêm bất ổn Nó có thể làm tăng chi phí trả nơ của chính phủ vì các nhà đầu tư phải bỏ thêm chi phí để theo dõi và tìm hiểu khuôn khổ chính sách, mục tiêu của chính phủ.

2.2.2 Các nguyên tắc quản lý nợ công

2.2.2.1 Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong quản lý nợ công

Việc phân rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức tạo cơ sở cho tính minh bạch trong quản lý và bảo đảm trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong quản lý nợ công.

Mặc dù về nguyên tắc Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ, nhưng trong khuôn khổ pháp lý cần phải rõ ràng về vai trò và trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền vay, trả nợ và thực thi các nghiệp vụ quản lý nợ Chỉ nên có một cơ quan duy nhất thay mặt Chính phủ quản lý về vay nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính và đối với nợ của Chính quyền địa phương bản thân Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm quản lý và trả nợ Khi cho phép chính quyền địa phương đi vay, cần đảm bảo việc vay nợ của địa phương không ảnh hưởng đến kỷ luật tài chính tổng thể về an ninh tài chính quốc gia.

Trang 7

Về cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước, về nợ công cũng cần quy định rõ trách nhiệm chủ trì và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan ( như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước) trong việc xây dựng những văn kiện quan trọng để quản lý nợ công, như chiến lược nợ, chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ hằng năm.

Tương tự như vậy, mặc dù cần chia sẻ các mục tiêu về quản lý nợ và các chính sách tài chính tiền tệ trong sự giao thoa giữa các công cụ chính sách khác nhau nhưng trách nhiệm và mục tiêu về chính sách tiền tệ (do Ngân hàng Nhà nước đảm trách), cần rõ ràng, tách bạch ra khỏi quá trình quản lý nợ công (do Bộ Tài chính đảm trách).

Để quản lý nợ công hiệu quả, nhiệm vụ và trách nhiệm về quản lý nợ công của các cơ quan cần được quy định rõ trong Luật quản lý nợ hay Luật trách nhiệm về tài khóa Trách nhiệm thực hiện vay vốn mới và xây dựng chiến lược quản lý nợ cấp cao thuộc về Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Trung ương Sự phân tách này nhằm tạo thuận lợi trong xây dựng chiến lược quản lý nợ trung hạn trong bối cảnh mục tiêu rộng hơn của Chính phủ và thúc đẩy tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình của các cư quan trong quản lý nợ công.

2.2.2.2 Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý nợ công

Có hai lý do cho việc cần đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động quản lý nợ công đó là: Thứ nhất: Giảm thiểu vấn đề thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính, điều này sẽ giúp cho hoạt động thị trường hoạt động hiệu quả.

Thứ hai: Tăng cường trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương, Bộ tài chính và các cơ quan công quyền cũng như chính quyền địa phương trong quản lý nợ công.

Để thực hiện nguyên tắc này trong quản lý nợ công cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các mục tiêu về quản lý nợ cần được xác định rõ ràng và công bố công khai , và việc áp dụng các biện pháp quản lý về chi phí, rủi ro cần được giải luận cụ thể.

Công khai thông tin về chính sách, kế hoạch quản lý nợ Người dân cần phải có được các thông tin về hoạt động ngân sách trước đây, hiện nay và dự kiến ngân sách tương lai, trong đó có cả thông tin về nguồn tài trợ và vị thế tài chính tổng thể của chính phủ Thông tin được công khai bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hằng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia.

Trang 8

Thông tin về nợ công cần được công bố qua trang điện tử của Bộ Tài chính hoặc bằng văn bản Việc công bố bản tin về công nợ bao gồm: Thông tin về nợ công được công khai bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của Chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hằng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia là rất cần thiết.

Hằng năm các hoạt động quản lý nợ công cần được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán độc lập( như Kiểm toán Nhà nước hoặc doanh nghiệp kiểm toán độc lập) Kết quả kiểm toán của hoạt động quản lý nợ phải được công bố công khai.

2.2.2.3 Bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn nhất định nhằm bảo đảm an ninh tài chính vàcân đối vĩ mô nền kinh tế

Vấn đề quan trọng nhất của quản lý nợ công là chính phủ phải đảm bảo quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công phải bền vững, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu về rủi ro và chi phí Đây là yêu cầu tiên quyết mà chính phủ phải đáp ứng, vì đó là điều kiện cơ bản để một quốc gia giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và tiếp cận được các nguồn vốn trong nước và nước ngoài Muốn đảm bảo an toàn nợ công cần phải thiết lập ngưỡng an toàn nợ công Khi nợ công vượt quá ngưỡng an toàn sẽ có nguy cơ tăng nợ vượt tầm kiểm soát bởi lẽ nợ càng nhiều thì càng có nhu cầu vay thêm nợ mới để thanh toán nợ cũ với chi phí vay nợ gia tăng Điều đó làm tăng thêm rủi ro cho cả chủ nợ lẫn bên đi vay

Vì vậy việc vay, nợ luôn phải đặt trong bối cảnh của sự cân bằng và đảm bảo an ninh tài chính của quốc gia, cần phải luôn có sự đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ chính phủ để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tài chính Các chỉ số dùng để giám sát mức độ an toàn của nợ công trong việc phát triển kinh tế- xã hội thường được so sánh nợ công với GDP; thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với tổng kinh ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố bên liên quan đến mức độ an toàn của nợ công gồm cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…

2.2.2.4 Bảo đảm hiệu quả trong công việc vay vốn và sử dụng vốn vay

Cũng giống như khu vực tư nhân chính phủ phải xem xét kỹ lưỡng kế hoạch vay và sử dụng vốn vay trên cơ sở tính toán chi phí và lợi ích của các dự án đầu tư nhằm bảo đảm trả được vốn và lãi cho người cho vay.

Về nguyên tắc các nghĩa vụ nợ chính phủ sẽ được đối xử như nhau, không phân biệt nguồn vay, người cho vay, kể cả nợ trực tiếp hoặc phát sinh do bảo lãnh Trong

Trang 9

khung pháp lý về nợ công phải xác định rõ mục đích vay, các trường hợp được phép đi vay nhằm bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay Thông thường các nước cho phép vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả đầu tư rõ ràng của chính phủ( chưa được bố trí vốn trong dự toán ngân sách nhà nước) Ngoài ra, chính phủ cũng có thể vay cho các mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia ( như vay hỗ trợ cán cân thanh toán trong trường hợp có khủng hoảng, vay hoán đổi ngoại tệ) Để đảm bảo hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay không nên vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn Vốn vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo bảo khả năng trả nợ Trong luật nợ công cũng cần quy định các định hướng cơ bản về các đối tượng được sử dụng vốn vay theo hình thức cấp phát hoặc vay lại và các điều kiện để được vay lại theo từng đối tượng nhằm sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả Xác định nguồn và phương thức trả nợ, đảm bảo các cam kết về trả nợ đầy đủ và đúng hạn tương tự trong các trường trường hợp vay có bảo lãnh của Chính phủ cũng cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên bảo lãnh có các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia.

2.2.3 Quản lý rủi ro trong nợ công

Trong quản lý nợ công: Rủi ro là độ lệch có khả năng xảy ra ( có thể lượng hóa) giữa các chi phí trong tương lai so với các chi phí dự kiến Trong quản lý nợ công khi quản lý rủi ro kém có thể gây ra các tác động bất lợi về tài chính, ngân sách và uy tín của chính phủ, của nhà quản lý nợ trước công chúng.

Các rủi ro thường gặp trong quản lý nợ công bao gồm:

Rủi ro thị trường là rủi ro liên quan đến những thay đổi trong giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến chi phí thực hiện nghĩa vụ trả nợ của chính phủ Những món nợ ngắn hạn ( thời hạn ngắn hoặc lãi suất thả nổi) thường được coi là rủi ro hơn nợ thời hạn dài Khoản nợ theo mệnh giá ngoại tệ, hoặc theo chỉ số ngoại tệ cũng làm tăng thêm sự bất ổn đối với chi phí nghĩa vụ trả nợ khi được tính theo nội tệ do biến đổi về tỷ giá.

Rủi ro đảo nợ là khả năng không thể tìm được nguồn tài chính mới hoặc chỉ tìm được với chi phí cao khi nợ đáo hạn Rủi ro đáo hạn được hạn chế ở mức độ là rủi ro khi khoản nợ phải đáo hạn với mức lãi suất cao hơn, bao gồm cả những thay đổi trong kỳ hạn tín dụng, đó có thể được coi là một dạng rủi ro thị trường Tuy nhiên, nhiều khi không thể đảo nợ hay đảo nợ với chi phí rất cao có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, do đó rủi ro đảo nợ thường được tách riêng khỏi rủi ro thị trường để quản lý và rất cần được ưu tiên trước.

Rủi ro thanh khoản xuất hiện bởi sự thay đổi tính thanh khoản của thị trường nên các nhà quản lý nợ không thể tìm thấy đối tác sẵn sàng thực hiện giao dịch( mua, bán hay phát hành chứng khoán, mua tài sản, v,v ) với mức chi phí hợp lý Ở đây

Trang 10

không có sự phù hợp giữa thời gian và khả năng thanh toán của tài sản và công nợ của chính phủ.

Rủi ro tín dụng là rủi ro khi người vay không thực hiện các cam kết trong hợp đồng tài chính Rủi ro này thường được gặp trong trường hợp quản lý các tài sản có tính thanh khoản hay trong đấu thầu chứng khoán chính phủ.

Rủi ro hoạt động bao gồm một loại các dạng rủi ro khác bao gồm các yếu kém trong quy trình nội bộ, con người và hệ thống quản lý nợ do các sự kiện bên ngoài Ví dụ: các lỗi giao dịch trong thực hiện và ghi chép các giao dịch ở các giai đoạn khác nhau; thiếu hoặc không có kiểm soát nội bộ, hoặc thiếu hệ thống dịch vụ, rủi ro về uy tín, rủi ro về pháp lý; vi phạm an ninh hay thiên tai làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN HIỆN NAY

3.1 Tổng quan về nợ công của Việt Nam từ năm 2018 đến hiện nay

Nhìn chung, nợ công của Việt Nam từ năm 2018 đến nay có xu hướng giảm dần, đáp ứng các mục tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội phê duyệt Cụ thể, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam đã giảm dần qua các năm 2018 (58,3%), 2019 (55%), 2020 (55,3%), 2021 (43,7%), 2022 (37,4%), cho tới hiện nay 2023 dự kiến là 36% Đây là mức thấp hơn so với mức trung bình của các nước có cùng xếp hạng (khoảng 56%) Các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2018-2023 đều đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được phê duyệt Cụ thể, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP không vượt quá 65%; tỷ lệ nợ Chính phủ đến hạn trả trong 12 tháng so với thu ngân sách nhà nước không vượt quá 20%; tỷ lệ nợ Chính phủ nước ngoài so với GDP không vượt quá 50%.

Có thể thấy, việc kiểm soát nợ công của Việt Nam trong những năm qua là một thành công đáng ghi nhận Điều này thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong việc quản lý tài chính công một cách hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia Một số nguyên nhân dẫn đến việc nợ công của Việt Nam giảm dần trong giai đoạn

Trang 11

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nợ công vẫn là một vấn đề cần được quan tâm Trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để kiểm soát nợ công trong phạm vi an toàn để đảm bảo rằng kinh tế - xã hội được phát triển bền vững.

3.2 Giai đoạn 2018-2019

3.2.1 Quy mô v& cơ c(u nợ

1.Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân(GDP) (%) 58,3 55,0 a Nợ chính phủ so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP)(%) 49,9 48,0

3 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (%)

7,0 5,9

4 Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (NSNN)(%)

17,1 17,4

Ngu/n: Bản tin nợ công số 16- Bô 5 Tài chính-C6c ch7 tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia

Theo báo cáo được Chính phủ gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 khóa XIV, các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2018 dựa trên ước thực hiện kế hoạch vay, trả nợ và các hạn mức nợ năm 2018 đều đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội quyết định Tính đến 31/12/2018, nợ công của Việt Nam ở mức 58,3% GDP, mức thấp nhất kể từ năm 2015 Ngoài ra, nợ Chính phủ theo báo cáo ở mức 49,9% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách là 17,1%; nợ nước ngoài quốc gia/GDP ở mức 46% Như

Trang 12

vậy, các chỉ tiêu nợ nói trên đều đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 và thấp hơn mức dự kiến tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và báo cáo Quốc hội số 46/BC-CP ngày 19/10/2018 của Chính phủ về tình hình nợ công năm 2018 và dự kiến năm 2019.

Báo cáo cho biết, để đạt được kết quả này là do: Nền tảng vĩ mô khởi sắc, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch và đạt mức cao nhất trong 11 năm trước đấy, quy mô GDP đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng (cao hơn 5,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch là 5.530 nghìn tỷ đồng); Điều hành chính sách tài khóa đạt được nhiều thành quả khả quan, thu cân đối ngân sách ước vượt 7,8% so với dự toán, dự kiến bội chi NSNN thấp hơn so với dự toán là 3,7% GDP, qua đó giảm nhu cầu huy động vốn vay của Chính phủ; Giải ngân vốn ODA, ưu đãi nước ngoài chậm và biến động tỷ giá được kiểm soát tốt đã góp phần giảm quy mô nợ nước ngoài của Chính phủ quy ra đồng Việt Nam; Kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh của Chính phủ, không cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và khuyến khích người vay trả nợ trước hạn dẫn đến giảm dư nợ bảo lãnh nước ngoài.

Trong năm 2018, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng bậc xếp hạng trái phiếu Chính phủ Việt Nam dài hạn bằng ngoại tệ và khoản vay không được đảm bảo lên mức B3 từ mức B1 và thay đổi triển vọng sang mức Ổn định từ mức Tích cực Fitch nâng hạng Việt Nam từ BB- lên BB với triển vọng ổn định Viê ‰c nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam không chỉ góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp giảm chi phí huy động vốn vay nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Việc nâng hạng tín nhiệm cũng cho thấy nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường quản lý, giám sát nợ công trong mức an toàn Có thể nói, tình hình nợ công có nhiều triển vọng khả quan nhờ việc Luật Quản lý nợ công đi vào cuộc sống, qua đó đã tạo ra những thay đổi cơ bản về thống nhất chức năng huy động vốn vay nợ công; Tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nợ công.

Tính đến cuối năm 2019, dư nợ công khoảng 55% GDP, nợ Chính phủ dưới 48% GDP (trong đó: nợ trong nước chiếm 62,3%, nợ ngoài nước chiếm 37,7%), nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8%GDP, qua đó góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia Đảm bảo nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép.

Lúc này, nợ trong nước chủ yếu là các khoản trái phiếu chính phủ đã được cải thiện về kỳ hạn, chi phí huy động, cơ cấu nhà đầu tư Kỳ hạn còn lại của danh mục nợ trái phiếu chính phủ đạt 7,4 năm, cao hơn 1,4 năm so với năm 2016; lãi suất phát hành bình quân giảm từ 6,7%/năm năm 2016 xuống còn 4,5%/năm Nợ nước ngoài chủ yếu vẫn là

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w