TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHBÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦNPHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆPĐỀ TÀIBình luận nhận định: “Người có ý chí vượt qua tất cảsự nặng nhọc
LÝ THUYẾT CHUNG
Khái niệm mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng, kế hoạch của một cá nhân đặt ra trong việc phát triển và xây dựng sự nghiệp của mình Mục tiêu nghề nghiệp định hướng cho sự phát triển công việc, hướng dẫn quyết định về học tập và đào tạo, và giúp người đó định rõ được họ muốn đạt được trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình Nó hoạt động như chiếc kim chỉ nam, giúp mỗi người biết mình phải làm gì và có động lực để thực hiện.
Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp
- Mục tiêu nghề nghiệp là động lực to lớn.
Mục tiêu nghề nghiệp chính là những gì mà một cá nhân muốn đạt được nhất.
Nó đem đến sự thoả mãn, hạnh phúc, và hài lòng cho họ Mục tiêu nghề nghiệp cũng có thể xem như thành quả mà họ sẽ có được sau nỗ lực và cố gắng Nhìn về phía trước với những gì mình sẽ đạt được sẽ tạo động lực để họ phấn đấu mỗi ngày.
- Dễ dàng lên kế hoạch cụ thể với một mục tiêu xác định.
Nếu biết điểm đến là ở đâu, chúng ta sẽ có thể lên một bản kế hoạch hoàn chỉnh để đi tới đó Dựa vào mục tiêu nghề nghiệp, chúng ta sẽ biết mình cần làm gì để đạt được nó Mặc dù trong bản kế hoạch đó có rất nhiều đầu việc cần hoàn thành, chúng ta sẽ không bị bối rối vì cuối cùng những việc chúng ta làm đều dẫn đến mục tiêu đã đề ra.
- Mục tiêu nghề nghiệp thúc đẩy tinh thần trách nhiệm.
Một khi đã có mục tiêu, chúng ta sẽ thúc đẩy bản thân làm việc để đạt được mục tiêu đó Cảm giác tội lỗi nếu để bản thân lười biếng sẽ khiến chúng ta có trách nhiệm hơn với mục tiêu.
Khi mục tiêu đủ thuyết phục và quan trọng với chúng ta, điều đầu tiên chúng ta cần làm là có trách nhiệm với bản thân Vì bản thân chúng ta là người chịu ảnh hưởng trực tiếp đối với mục tiêu đó Nếu không đạt được nó, chúng ta là người bị tác động đầu tiên.
- Ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem chúng ta có phù hợp với công việc hay không Nếu chúng ta có định hướng sự nghiệp phù hợp với công việc và kế hoạch phát triển của công ty, CV của chúng ta dễ dàng được duyệt.
Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp theo nguyên tắc SMART
S.M.A.R.T là viết tắt 5 chữ đầu của 5 từ: Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Có liên quan), Time bound (Giới hạn thời gian)
Nguyên tắc SMART là một bộ tiêu chí cụ thể được thiết lập để đảm bảo các mục tiêu của chúng ta có thể đạt được trong một khung thời gian nhất định.
1.3.1 S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
Một mục đích thông minh trước tiên phải được dự án một cách cụ thể, rõ ràng.mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tp kỹ năng đạt được cao.
Mục tiêu nghề nghiệp của chúng ta phải càng cụ thể càng tốt chúng ta không thể theo đuổi một thứ gì đó mơ hồ với mong muốn mình sẽ không bị “mông lung”. 1.3.2 M - Measurable: Đo lường được
Nghĩa là ý định phải được gắn liền với những con số Nguyên tắc Smart chắc chắn tham vọng của chúng ta có sức nặng, cụ thể là có thể cân, đo, đong, đếm được Chúng ta biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu Do đó, khinghĩ về mục tiêu, chúng ta chỉ có cách mường tượng ra nó Nếu đính kèm những con số cụ thể vào mục tiêu thì việc tưởng tượng này sẽ dễ dàng và chân thực hơn.
1.3.3 A – Achievable: Tính khả thi (có thể đạt được)
Tính khả thi cũng là một yếu tố rất quan trọng khi ta đưa ra một mục tiêu. Chúng ta phải suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời và thiếu thực tế dễ khiến chúng ta nản lòng vì không thể theo đuổi Nhưng như vậy không có ý nghĩa là chúng ta chỉ lập cho mình một mục tiêu đơn giản và dễ dàng, đơn giản dễ dàng qua vì sẽ làm cho chúng ta không cảm thấy thích thú và được thách thức.
Mục tiêu phải đi kèm với một lợi ích cụ thể Mục tiêu của chúng ta dù có to lớn cỡ nào cũng phải liên quan đến chúng ta Hãy xem xét hoàn cảnh, chuyên môn, mong ước của bản thân để đặt mục tiêu phù hợp Hãy hpi bản thân chính xác tại sao chúng ta cần xác định mục tiêu nghề nghiệp này.
1.3.5 T-Time bound: Giới hạn thời gian
Những chiếc deadline cuộc đời hẳn nhiều khi sẽ khiến chúng ta mệt mpi Tuy nhiên, khi thiết lập mục tiêu nghề nghiệp, hãy gán cho nó một mốc thời gian cụ thể
Giống như một cuộc hẹn, bất cứ một mục tiêu nào cũng cần được định hướng một thời gian cụ thể để thực hiện Nó tạo cho chúng ta một cột mốc định hướng thời điểm chúng ta bước lên đỉnh chiến thắng Trong quá trình thực thi, ta biết được đang đi đến đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh mức độ phấn đấu.
NỘI DUNG
Bình luận nhận định
- Theo nhóm em nhận định "Người có ý chí vượt qua tất cả sự nặng nhọc có thể vượt qua bất cứ mục tiêu nào" là chưa chính xác hoàn toàn vì người có ý chí mạnh mẽ và quyết tâm cao thường có khả năng vượt qua mọi khó khăn và đạt được mục tiêu mình mong muốn nhưng điều này không đúng với tất cả mục tiêu Không phải mọi mục tiêu đều có thể đạt được bằng ý chí và quyết tâm một mình Một số mục tiêu có thể đòi hpi kiến thức chuyên sâu, tài năng đặc biệt, hoặc điều kiện thuận lợi mà không phải ai cũng có sẵn
- Ý chí là sự tập trung tinh thần của con người vào một mục tiêu cụ thể, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và khó khăn để đạt được mục tiêu đó Nó thể hiện lòng kiên nhẫn, sự cố gắng và quyết tâm không ngừng để vượt qua những khó khăn, trở ngại và đạt được thành công.
- Quyết tâm là tinh thần kiên định, quyết đoán và không bp cuộc trong việc đạt được mục tiêu Đó là sự kiên nhẫn không lùi bước khi đối mặt với khó khăn, vượt qua trở ngại và không bị xao lạc bởi những thách thức trên con đường tiến tới mục tiêu đã đề ra Quyết tâm là nguồn động viên mạnh mẽ, giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
- Câu "Người có ý chí vượt qua tất cả sự nặng nhọc có thể vượt qua bất cứ mục tiêu nào" thể hiện một quan điểm mạnh mẽ về sức mạnh của ý chí và quyết tâm con người trong việc đối mặt với khó khăn và đạt được mục tiêu Ý chí mạnh mẽ và quyết tâm cao giúp họ vượt qua mọi khó khăn và đạt được bất cứ mục tiêu nào mà họ đề ra Bằng cách tập trung vào mục tiêu và không bp cuộc, họ có thể vượt qua mọi trở ngại và thách thức Ý chí mạnh mẽ cũng giúp họ vượt qua sự nặng nhọc và khó khăn trong quá trình đạt được mục tiêu của mình Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, cần có sự cân nhắc và kế hoạch hợp lý Nếu ko chuẩn bị kĩ càng thì dù ý chí mạnh mẽ và quyết tâm cao thì cũng rất dễ thất bại rồi lại tiếp tục thất bại những lần sau đó nữa.
- Khẳng định lại vấn đề :
+ Quan điểm "Người có ý chí vượt qua tất cả sự nặng nhọc có thể vượt qua bất cứ mục tiêu nào" thể hiện niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh của ý chí và quyết tâm con người Ý chí là nguồn động viên mạnh mẽ, biểu thị khả năng của con người đối mặt với mọi thách thức và khó khăn, bất kể chúng có khả năng đánh bại chúng hay không Quyết tâm là sự tập trung tuyệt đối vào mục tiêu và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được nó
+ Một điều quan trọng cần nhấn mạnh là ý chí và quyết tâm chỉ là một phần của quá trình đạt được mục tiêu Việc đạt được mục tiêu có thể đòi hpi nhiều yếu tố khác nhau như kiến thức, kỹ năng, tài năng, và điều kiện thuận lợi Một người có ý chí mạnh mẽ và quyết tâm không thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó nếu thiếu kiến thức cần thiết hoặc không có cơ hội thực hành.
+ Tuy nhiên, với ý chí và quyết tâm, con người có thể đối mặt với mọi trở ngại và thách thức Họ có thể điều hướng bản thân qua những khó khăn, chấp nhận thất bại như một phần của hành trình và học từ nó Vì vậy, quan điểm này đúng trong tinh thần tích cực về tiềm năng của con người, nhưng cũng cần được hiểu rằng việc đạt được mục tiêu có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và ý chí chỉ là một phần của công thức thành công tổng thể.
Thomas Edison đã thất bại hàng trăm lần trong việc tạo ra bóng đèn trước khi thành công => Ý chí và quyết tâm của ông đã giúp thay đổi thế giới. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính.
Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại.
Liên hệ thực tế
2.2.1 Tổng quan về việc xác định mục tiêu nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ cũng được quan tâm hơn trước Thế hệ gen Z đang hướng đến những ngành mới mẻ, không tìm kiếm mức thu nhập cao hay ổn định mà thay vào đó là những công việc đề cao tính trải nghiệm, thể hiện được tố chất, cá tính của bản thân mình Luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, tự tin, năng động, đa nhiệm và thích khám phá những điều mới mẻ Chính vì thế, lựa chọn một công việc bản thân yêu thích, mang lại niềm vui và cơ hội phát triển chính là mục tiêu của các bạn khi định hướng nghề nghiệp Họ sẽ không mong muốn được ai sắp xếp sẵn cuộc sống mà muốn nỗ lực nắm lấy tương lai, hoàn thiện bản thân với những kỹ năng cần thiết. Với tư duy tích cực này khiến các doanh nghiệp đặt nhiều kỳ vọng vào nguồn nhân lực gen Z này.
Việc chọn nghề của giới trẻ được dựa vào những tiêu chí sau:
- Công việc phải gắn với đam mê, sở thích và phù hợp với năng lực cá nhân
Ai sinh ra cũng sẽ một niềm đam mê hay thích thú với một ngành nghề nào đó.
Vì vậy ưu tiên đầu tiên ở đây sẽ là một công việc có thể đáp ứng được sở thích cũng như năng lực mà bản thân cho phép.
- Đáp ứng nguồn thu nhập ổn định
Suy nghĩ đơn giản rằng một công việc với mức lương ba cọc ba đồng không đủ chi trả cho sinh hoạt phí của mình thì hiển nhiên bạn sẽ không bao giờ lựa chọn.
- Thời gian làm việc phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cá nhân
Một công việc phân bổ thời gian hợp lý đáp ứng được thời gian làm việc cũng như có thời gian để nghỉ ngơi thư giãn sẽ luôn là một công việc lí tưởng để các bạn trẻ hướng tới.
- Có cơ hội thăng tiến
Không ai muốn một công việc mà bắt đầu ở đâu thì kết thúc ở đó, không có sự thăng tiến Khi đã đi làm ai cũng muốn được khẳng định bản thân mình bằng việc cống hiến công sức trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất. Bên cạnh đó họ cũng muốn được nhận công sức đền đáp xứng đáng cho những đóng góp mình bp ra bằng việc thăng chức, tăng lương.
2.2.2 Đánh giá việc xác định mục tiêu nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay a Mặt tích cực
- Lựa chọn công việc đề cao sự linh hoạt sáng tạo
Một trong những đặc điểm nổi bật của giới trẻ ngày nay là khả năng linh hoạt và sáng tạo trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp Họ không còn bị ràng buộc bởi những hạn chế truyền thống và thường thử nghiệm nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng Điều này cho phép họ tìm ra những lĩnh vực phù hợp nhất với khả năng và sở thích của mình.
Linh hoạt trong lựa chọn nghề nghiệp không chỉ giúp giới trẻ thích nghi với môi trường làm việc đa dạng mà còn mở ra cơ hội để họ tự phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp Họ có thể chuyển đổi giữa các lĩnh vực khác nhau nếu cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại Điều này khá khác biệt so với thế hệ trước đây, thường ổn định trong một công việc suốt đời.
- Lựa chọn công việc gắn liền với công nghệ
Giới trẻ ngày nay thường có mức độ nhạy bén và thông thạo với công nghệ cao hơn so với các thế hệ trước Điều này mở ra nhiều cơ hội trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, và nhiều ngành khác liên quan đến công nghệ Sự hiểu biết sâu về công nghệ giúp giới trẻ tham gia vào các dự án và sáng tạo sản phẩm mới, từ đó tạo ra những công việc mới và độc đáo.
Chúng ta đang chứng kiến sự hình thành một kỷ nguyên mới về nghề nghiệp,phần lớn do sự thay đổi trong tư duy và phong cách làm việc của thế hệ Z Các công việc tiềm năng của họ đang trải qua sự chuyển dịch từ các ngành truyền thống sang các lĩnh vực liên quan đến Internet, thiết bị công nghệ, và mạng xã hội.
Chúng ta thấy xuất hiện hàng loạt nghề nghiệp mới như Content Creator, Streamer, YouTuber, Fashionista, và nhiều công việc khác Đặc điểm chung của các ngành này là sự đòi hpi sáng tạo và sự nhạy bén trong việc nắm bắt các "trend" và thay đổi trong xã hội Môi trường làm việc năng động và khả năng kết nối dễ dàng thông qua công nghệ đang tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ phát triển sự nghiệp trong tương lai.
- Chọn nghề nghiệp theo xu hướng mới
Những ngành nghề thuộc các lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, giải trí hiện đang rất hấp dẫn với sinh viên ở nhiều ngành học Điều này đã lý giải cho việc ngày càng nhiều bạn trẻ làm trái ngành và những sinh viên học đúng chuyên ngành có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh Giờ đây, các bạn trẻ không còn định hướng cho mình những ngành nghề truyền thống như ngân hàng, sư phạm, luật sư,… mà thay vào đó lựa chọn các ngành học mới như Digital Marketing, Logistics, IT,… với cơ hội việc làm ngày càng rộng mở Ngoài ra, những ngành nghề về ẩm thực như đầu bếp, thợ làm bánh, bartender, barista,… cũng được các bạn trẻ lựa chọn. b Mặt tiêu cực
- Chọn ngành học dựa theo định hướng của bố mẹ
Việc chọn nghề nghiệp trong tương lai là một việc rất quan trọng Nó quyết định rất nhiều trong cuộc sống của bạn sau này Vì thế, rất nhiều người cho rằng cần phải nghe theo bố mẹ và những người đi trước Quan niệm này cũng có ưu điểm Đó là, bố mẹ và những người đi trước là những người từng trải, có kinh nghiệm, họ sẽ có những định hướng tốt cho con em mình Tuy nhiên, nếu như định hướng của gia đình phù hợp với nguyện vọng và khả năng của các bạn thì việc định hướng mới có tác dụng tốt nhất.
Hiện nay, bố mẹ và gia đình nhiều người luôn cho rằng, học đại học mới có thể thành công Và vào đại học, thì việc lựa chọn các ngành đều phải là ngành “hot”,điểm cao chứ không dựa vào ý thích, khả năng của các con em mình Rất nhiều bạn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của mọi người, mà không chọn theo ý thích của mình Hay có những gia đình cố gắng tìm đủ mọi cách cho con đi học đại học, dù các bạn ấy không hề thích hoặc không có khả năng Có lẽ đa số các gia đình và thậm chí là các bạn học sinh cũng có một suy nghĩ rằng “phải đi học đại học” Có lẽ chính điều này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở Việt Nam hiện nay. Quá nhiều trường đại học được mở ra tràn lan, và người đi học cũng tràn lan Kết quả là tình trạng thất nghiệp của sinh viên, sinh viên mất định hướng khi ra trường ngày càng đáng báo động.
- Chọn nghề nghiệp theo bạn bè
Tình trạng chọn ngành nghề dựa vào bạn bè là một hiện tượng phổ biến trong học sinh trung học phổ thông Trong thời kỳ này, bạn thường có những mối quan hệ mật thiết và đồng hành với một nhóm bạn đồng trang lứa Điều này dẫn đến việc nhiều học sinh cảm thấy cần phải làm giống bạn bè, thậm chí là chọn ngành học và trường đại học chỉ để có thể tiếp tục chung hành trình với họ Tuy nhiên, quyết định dựa trên áp lực xã hội và sự quan tâm đến việc được ở bên bạn bè có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong tương lai.
Thứ nhất, áp lực từ bạn bè có thể đặt ra những rào cản cho việc phát triển cá nhân và khám phá sở thích riêng Một số học sinh có thể bị kìm hãm sự sáng tạo và khả năng thử nghiệm những lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực của bạn bè.
Thứ hai, khi chọn ngành nghề chỉ dựa vào sự ảnh hưởng của bạn bè, học sinh thường không tập trung vào việc nghiên cứu và hiểu rõ về ngành học đó Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hiểu biết về những khó khăn và thách thức trong ngành, và có thể gây khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm sau này.
Sưu tầm
2.3.1 Ba tấm gương thành công
Anh Đỗ Văn Long sinh năm 1994, tiểu khu Pa Khen (thị trấn nông trường MộcChâu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) bp dở Đại học Chu Văn An, chuyên ngành kiến trúc về trồng hơn 1.000 gốc cam Canh trên 2ha đất dốc, mỗi năm anh thu về gần 600 triệu đồng Sau khi bp dở việc học đại học về quê trồng cam Canh phát triển kinh tế, nhiều bạn bè, thầy cô, gia đình can ngăn, nhưng anh Đỗ Văn Long vẫn quả quyết từ bp 4 năm ăn học ở dưới tỉnh Hưng Yên, dù chỉ còn 1 năm nữa là anh cầm tấm bằng đại học ra trường
Nhờ sự đầu tư vốn mới kỹ thuật viên về dạy tại vườn, đến nay anh Long đã có vườn cam Canh phát triển xanh mướt và sai trĩu quả Với đức tính cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, hiện anh Long có 1.000 gốc cam
Canh cho sai quả bán trong dịp
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Cuộc sống kinh tế của gia đình anh ngày dư giả và có của ăn của để Không chỉ làm kinh tế gipi, anh Long còn tạo công ăn việc làm cho 3 người dân tộc thiểu số ở địa phương, mỗi tháng 3 triệu đồng/người Khi nhìn lại chặng đường đã qua, anh nhận thấy sự quyết định của mình rất đúng đắn Vì thế mà anh đã có thành công như ngày như ngày hôm nay.
1 Sự kiên nhẫn và kiên trì là chìa khóa làm nên thành công: Trong việc trồng cam Canh, việc chăm sóc cây từ đất đai, chăm sóc cây non, và tưới nước đòi hỏi thời gian và công sức lớn Đôi khi, cây trồng có thể bị bệnh và chết cây gần đến mùa thu hoạch, làm người nông dân dễ nản lòng Để thành công, cần kiên nhẫn và không bao giờ từ bỏ.
2 Không ngừng học hỏi, áp dụng những kiến thức mới: Anh Long nhận thấy:
“cũng nhờ sự đầu tư vốn mới kỹ thuật viên về dạy tại vườn, mà đến nay anh đã có vườn cam Canh phát triển xanh mướt và sai trĩu quả”.
3 Dám nghĩ, dám làm, xây dựng một ý tưởng sáng tạo, độc đáo, khả thi: Từ một sinh viên sắp tốt nghiệp đại học, anh Long đã lựa chọn từ bỏ con đường này để về quê phát triển nghề trồng cam Quyết định này rất táo bạo, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng vượt lên tất cả, anh đã dám nghĩ lớn, dám thực hiện ý tưởng của mình. Thực tế đã chứng minh, quyết định của anh Long là rất đúng đắn qua thành công nhờ mô hình kinh doanh của mình.
4 Tin vào chính mình, bứt phá để thay đổi: Với kiến thức, tầm nhìn của một sinh viên đại học, dù mới bắt đầu khởi nghiệp, anh không được sự ủng hộ, giúp đỡ từ người thân, họ đều quan ngại về sự thành công của mô hình này Nhưng anh vẫn một lòng, lắng nghe bản thân, theo đuổi sở thích của mình Anh tin vào bản thân, tin vào khả năng và nỗ lực mỗi ngày để thay đổi.
B Anna Ratala là ví dụ điển hình của sự cố gắng “vượt qua vùng an toàn” để kiến tạo thành công cho mình và nhiều người khác.
Tám năm trước, cô gái người Phần Lan 25 tuổi Anna Ratala đến Singapore để tìm việc làm Cô muốn khám phá châu Á Sáu năm tiếp theo, cô liên tục thay đổi công việc để tăng thu nhập và thêm kiến thức về kinh doanh, đầu tư ở Đông Nam Á Cô đã làm việc ở một trong những công ty SaaS hàng đầu để có được kinh nghiệm về bán hàng và lãnh đạo doanh nghiệp Nhưng một thời gian sau, Ratala quyết định khám phá điều gì đó ngoài công việc thông thường của mình Cô quyết định nghỉ việc vào năm 2014 và tự mình làm việc, giúp các công ty công nghệ mở rộng sang Đông Nam Á Điều đó cho Ratala cái nhìn rộng mở về bối cảnh khởi nghiệp của Singapore và cô quyết định thành lập Slush Singapore, một nền tảng để vinh danh tinh thần kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp Ratala tổ chức sự kiện Slush Singapore đầu tiên vào năm 2016 với 2.000 người tham dự từ 28 quốc gia khác nhau – dù thời điểm đó cô không có kinh nghiệm, không có tài trợ, và chẳng hề có khái niệm gì về việc này
Sau đó, số lượng người tham dự sự kiện này đã tăng lên 3.000 người đến từ 70 quốc quốc gia Mục tiêu của Ratala là hướng tới các độc giả ở Đông Nam Á và Singapore nằm ở trung tâm Mục tiêu ưu tiên tiếp theo của cô là thu hẹp khoảng cách giữa Đông Nam Á và châu Âu và vì vậy, đội ngũ cộng sự của cô đã kết nối những người đồng chí hướng cùng tập trung về nền tảng của cô để thảo luận, học hpi và phát triển thông qua cộng đồng doanh nhân Tổ chức thành công 3 sự kiện thường niên Slush phá vỡ mọi kỷ lục trong kinh doanh sự kiện tại Singapore và ngày nay được biết đến như một trong những nền tảng khởi nghiệp công nghệ mạnh mẽ và có ảnh hưởng nhất.
1 Rút kinh nghiệm: Trải qua các kỳ tổ chức sự kiện, có rất nhiều vấn đề phát sinh buộc phải giải quyết đồng thời cũng là bài học kinh nghiệm cho những lần sau
2 Sự kiên trì không từ bỏ và trách nhiệm với công việc: Cô có thể đẩy bản thân mình đến một mức độ nào đó, ra khỏi vùng an toàn của mình, nhưng đồng thời, sự tự do này đi kèm với rất nhiều trách nhiệm.
3.Tầm nhìn quyết định thành tựu: Cùng một cơ hội, mỗi người lựa chọn khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau Ai suy nghĩ được xa rộng, lập được kế hoạch lâu dài thì người ấy sẽ tiến được rất xa Ratala đã nhìn ra được hướng đi mới cho Plush Cô nhận ra rằng nhiều sự kiện đã bị thương mại hóa và đây là cơ hội cho những công ty như Slush
C Câu chuyện thành công truyền cảm hứng từ ông chủ KFC: Không bao giờ là quá trễ để bắt đầu nếu như bạn đủ ý chí kiên cường.
Harland Sanders, người sáng lập thương hiệu gà rán nổi tiếng KFC, trải qua cuộc đời đầy gian khổ và thách thức Ông mất cha khi còn nhp và đã trải qua một hôn nhân không hạnh phúc Sau khi ly hôn, ông đối diện với nhiều thất bại trong việc tìm kiếm công việc và đến một thời điểm ông suy tư về việc tự tử khi chỉ còn
105 đô la tiền trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, vào tuổi 65, ông quyết định theo đuổi đam mê nấu ăn Ông sáng tạo công thức chế biến gà rán và gia vị đặc biệt, và sau đó bán chúng cho các chủ cửa hàng Dù bị từ chối 1009 lần nhưng ông không từ bp, vẫn tiếp tục kiên trì với lòng đam mê cháy bpng của mình.
Năm 1995, Sanders đã mạnh dạn phát triển doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu và đạt được sự thành công ngoài mong đợi Ở tuổi 88, ông đã trở thành triệu phú nước Mỹ với hệ thống nhà hàng trải khắp các quốc gia trên thế giới.