1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa tiếng anh, trường đại học thương mại

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH BÁO, XEM PHIM TIẾNG ANH ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG VỐN

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH BÁO, XEM PHIM TIẾNG ANH ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG VỐN TỪ VỰNG CỦA SINH VIÊN NĂM BA KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC

THƯƠNG MẠI

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Thủy - K56N2

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh - K56N2

Trang 2

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH BÁO, XEM PHIM TIẾNG ANH ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG VỐN TỪ VỰNG CỦA SINH VIÊN NĂM BA KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC

THƯƠNG MẠI

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Thủy - K56N2

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh - K56N2

Trang 3

3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường đại học Thương mại” là công trình nghiên cứu của cá nhân nhóm và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2023 Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

Tạ Thị Châm Hoàng Ngọc Anh Vũ Thị Hà

Trang 4

4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tiến trình hội nhập toàn cầu, tiếng Anh được xem là yếu tố quan trọng đóng vai trò như một ngôn ngữ giao tiếp chung giúp kết nối các quốc gia lại gần nhau hơn Đối với bất kì hoạt động hợp tác, giao lưu kinh tế văn hóa xã hội quốc tế nào cũng - - cần sử dụng đến tiếng Anh, bởi lẽ đây là ngôn ngữ thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới Chính vì thế, nền giáo dục Việt Nam rất chú trọng trong việc dạy và học loại ngôn ngữ chung này cho các thế hệ học sinh, sinh viên, đặc biệt là nỗ lực đào tạo nên các cử nhân chuyên ngành tiếng Anh có trình độ chuyên môn cao, linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của xã hội Tuy nhiên, việc học tiếng Anh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều người gặp khó khăn, thậm chí là chùn bước trên con đường chinh phục thứ ngôn ngữ này Cái khó đầu tiên đáng để nhắc đến là vấn đề liên quan đến từ vựng Học từ vựng là một phần thiết yếu trong việc học ngoại ngữ, vốn từ vựng phong phú sẽ giúp cho việc giao tiếp diễn ra trôi chảy và thành công Tuy nhiên, không ít người học tiếng Anh gặp phải tình trạng khó tiếp thu từ vựng Ngoài lý do từ vựng tiếng Anh rất đa dạng, nhiều nghĩa, phương pháp học và nguồn học cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiếp thu từ vựng Mặt khác, nhiều trường hợp người học dành nhiều thời gian cho việc học từ vựng mà vẫn không thể nhớ được từ Điều này thôi thúc nhóm nghiên cứu nảy ra ý định tìm hiểu về những phương pháp học tạo nên những rung cảm và ghi nhớ sâu sắc hơn trong quá trình tiếp thu từ vựng đối với người học tiếng Anh Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện bài nghiên cứu nhằm mục đích xác định được những tác động cụ thể của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại Từ đó, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp giúp cho việc học từ vựng thông qua quá trình đọc sách báo và xem phim tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất.

Trang 5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 11

1.3 Đối tượng nghiên cứu 12

1.4 Phạm vi nghiên cứu 12

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 12

1.6 Giả thuyết nghiên cứu 13

1.7 Ý nghĩa của đề tài 13

1.7.1 Ý nghĩa lý luận 13

1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn 13

1.8 Phương pháp nghiên cứu 14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 16

2.1 Khái niệm lý thuyết 16

2.1.1 Định nghĩa “Từ vựng” 16

2.1.2 Định nghĩa “Đọc sách tiếng Anh” 16

2.1.3 Định nghĩa “Đọc báo tiếng Anh” 17

2.1.4 Định nghĩa “Xem phim tiếng Anh” 17

2.2 Sơ lược các nghiên cứu có liên quan ở phạm vi trong và ngoài nước 17

2.2.1 Phương pháp học từ vựng ngầm định và rõ ràng 18

2.2.2 Đọc sách, báo tiếng Anh hỗ trợ việc học từ vựng 18

2.2.3 Xem phim tiếng Anh có phụ đề tác động tích cực trong việc cải thiện vốn từ vựng 1

2.2.4 Nghiên cứu về việc học từ vựng dựa vào tình huống, ngữ cảnh và học từ vựng không dựa vào tình huống, ngữ cảnh 19

CHƯƠNG : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3 21

3.1 Mô hình nghiên cứu 21

3.2 Thiết kế nghiên cứu 21

3.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 21

Trang 6

6

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu 22

3.2.3 Đơn vị nghiên cứu 22

3.2.4 Quy trình nghiên cứu 22

4.2.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 38

4.2.4 Phân tích hồi quy đa biến 45

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN 50

5.1 Thảo lu n ậ 5

5.2 K t luế ận 5

5.3 Đề xuất 52

5.3.1 Chọn n i dung sách, báo ti ng Anh phù h p ộ ế ợ 52

5.3.2 Phương pháp học từ vựng qua phim tiếng Anh hiệu quả 54

5.3.3 Ghi chép hiệu quả trong khi đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh 55

5.4 Giớ ại h n của đề tài 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

LỜI CẢM ƠN 59

Trang 7

7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 21

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu 23

Hình 4.1: Phân loại sinh viên 24

Hình 4.2: Tầm quan trọng 25

Hình 4.3: Mức độ thường xuyên 26

Hình 4 4: Sự cần thiết 27

Hình 4 5: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 49

Bảng 4 1: Thống kê tần số cho biến “Khó khăn trong quá trình học từ vựng” 30

Bảng 4 2: Thống kê tần số cho biến “Khó khăn trong quá trình học từ vựng qua việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh” 31

Bảng 4 3: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Ngữ cảnh từ vựng trong khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” 32

Bảng 4 4: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Ngữ cảnh từ vựng trong khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” lần 2 .33

Bảng 4 5: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Vận dụng từ vựng có được nhờ việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” .34

Bảng 4 6: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Hứng thú học từ vựng qua việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” 36

Bảng 4 7: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Vận dụng từ vựng có được nhờ việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” lần 2 .37

Bảng 4 8: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Hứng thú học từ vựng qua việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” .38

Bảng 4 9: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlettt 39

Trang 8

8

Bảng 4 10:Tổng phương sai 41

Bảng 4 11: Bảng ma trận xoay 42

Bảng 4 12: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett của nhân tố "Tăng vốn từ vựng” 43

Bảng 4 13: Tổng phương sai trích của nhân tố "Tăng vốn từ vựng" 45

Bảng 4 14: Tóm tắt mô hình 46

Bảng 4 15: Phân tích phương sai ANOVA 46

Bảng 4 16: Hệ số hồi quy Coefficients 47

Bảng 4 17: Kí hiệu biến đại diện cho các nhân tố 47

Bảng 4 18: Đồ thị phân tán Scatteroplot 48

Bảng 5 1: Giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh 52

Trang 9

9

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

TVTV Tăng vốn từ vựng

NC Ngữ cảnh từ vựng trong việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh

VD Vận dụng từ vựng có được trong việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh

HT Hứng thú học từ vựng thông qua việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh

Trang 10

10

CHƯƠNG : KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN1 CỨU

TÓM TẮT

Có nhiều cách khác nhau để nâng cao kiến thức từ vựng Một trong số đó là thông qua việc đọc nhiều Bài nghiên cứu này nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại Từ đó, đưa ra các giải pháp cho việc học từ vựng thông qua đọc sách, báo và xem phim tiếng Anh để đạt hiệu quả tối ưu nhất Bài nghiên cứu phân tích dữ liệu thông qua phiếu khảo sát và các bài báo trên tạp chí trực tuyến tập trung vào mối quan hệ giữa phát triển vốn từ vựng và việc đọc nhiều Kết quả cho thấy việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh không chỉ nâng cao kiến thức từ vựng mới mà còn bồi dưỡng những từ đã gặp trước đó Hơn nữa, một số khía cạnh cụ thể của việc học từ vựng được hưởng lợi nhờ xem phim và khả năng đọc hiểu bao quát như phát âm, ý nghĩa, chính tả và ngữ pháp Cuối cùng, một số khuyến nghị về cách thực hiện một bài đọc mở rộng, xem phim hiệu quả được nêu ra ở cuối phần kết quả dựa trên các ý kiến khác nhau của nhóm nghiên cứu

Từ khóa: tăng từ vựng, đọc sách, báo tiếng Anh, xem phim tiếng Anh, sinh viên

Thương mại

1.1 Lý do chọn đề tài

Theo Wilkins (1972) “Không có ngữ pháp thì có thể rất ít thông tin được truyền đạt nhưng nếu không có từ vựng thì không có một thông tin nào được truyền tải cả” Câu nói trên cho thấy tầm quan trọng hàng đầu của từ vựng trong việc học một ngôn ngữ Với vốn từ vựng phong phú, bản thân người học sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp, viết luận cũng như diễn thuyết Hơn thế nữa, nhờ có từ vựng mà người học có thể hiểu được ý tưởng của người khác, cũng như diễn giải rõ ràng và súc tích những suy nghĩ của mình Chính vì vậy, đối với sinh viên của các trường nói chung và Trường Đại học Thương mại nói riêng, việc học từ vựng hết sức quan trọng, đóng một vai trò lớn cho người học

Trang 11

11

trong việc tiếp thu ngôn ngữ đặc biệt đối với sinh năm ba khoa tiếng Anh của trường Đại học Thương mại cần nắm được lượng từ vựng đa dạng để phục vụ cho các môn học chuyên ngành

Trên thực tế, sau một thời gian khá dài được học tiếng Anh ở các trường đại học, nhiều sinh viên vẫn không thể sử dụng được ngoại ngữ, có lượng từ vựng rất hạn chế so với trình độ và thời gian họ theo học, khả năng sử dụng từ đạt tỉ lệ rất thấp xét trên nhiều tiêu chí khác nhau Đây là những rào cản thật sự cho việc giao tiếp tiếng Anh khi sinh viên ra trường Tại Trường Đại học Thương mại, cho đến khi tốt nghiệp, mỗi sinh viên chuyên ngành sẽ được học khoảng 20 môn học chuyên sâu (bao gồm cả môn tự chọn) từ cơ bản đến nâng cao bằng tiếng Anh, nhưng lại chưa được tiếp cận một môn học chuyên biệt dành riêng cho phát triển từ vựng Với nhiều lỗ hổng về từ vựng, sinh viên Thương mại gặp rất nhiều khó khăn trong kỹ năng nghe, nói và trong các môn thực hành, ví dụ như môn học Biên - Phiên dịch

Từ những lý do trên, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào việc cải thiện khả năng sử dụng từ vựng của sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 3, đối tượng phải học tập với khối lượng kiến thức chuyên ngành lớn, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực tế các hoạt động liên quan đến giao tiếp và tương tác hằng ngày cho thấy nhiều học sinh-sinh viên gặp khó khăn trong việc cải thiện vốn từ vựng khi học tiếng Anh, và đây cũng vấn đề mà các bạn sinh viên trường đại học Thương mại nói chung, đặc biệt là sinh viên ngành ngôn ngữ Anh đang gặp phải Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những khó khăn mà sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh trường Đại học Thương mại thường gặp trong quá trình trau dồi thêm vốn từ vựng tiếng Anh Từ đó xác

Trang 12

12

định những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim tiếng Anh đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm ba khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại Qua đó, nghiên cứu này cũng đưa ra các giải pháp cho việc học từ vựng thông qua đọc sách báo và xem phim tiếng Anh đạt hiệu quả tối ưu nhất

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khả năng tăng vốn từ vựng qua việc đọc sách báo, xem

phim tiếng Anh

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương

mại

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Trường Đại học Thương mại

Đối tượng: Sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại

Thời gian: 25/11/2022 - 15/2/2023

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

Ngữ cảnh từ vựng qua việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại?

Vận dụng từ vựng có được qua việc đọc sách, báo xem phim tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh, trường Đại học Thương mại?

Hứng thú học từ vựng việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tăng vốn từ vựng của sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh,

Trang 19

19

giữ vững và phát triển thói quen đọc sách tốt Khi duy trì được lối tư duy tích cực này, sinh viên sẽ có xu hướng đọc nhiều hơn, dễ dàng hiểu được nghĩa từ vựng mới, tiếp thu nhanh cấu trúc câu phức tạp và nâng cao được khả năng suy luận cũng như giải quyết các câu hỏi và tình huống đặt ra Trong nghiên cứu của Ming-Ju Alan Ho và Hsin-Yi Lien (2010) chứng minh được vốn từ vựng của sinh viên học tiếng Anh như một ngoại ngữ tỉ lệ thuận với khả năng đọc hiểu của họ

2.2.3 Xem phim tiếng Anh có phụ đề tác động tích cực tr ng việc cải thiện o

vốn từ vựng

Nghiên cứu của Huang và Eskey’s (2000) đã điều tra tác động của TV có đầu thu (CCTV) đối với khả năng nghe hiểu của học sinh ESL trung cấp Nghiên cứu của họ cho thấy rằng phụ đề không chỉ cải thiện kỹ năng nghe hiểu của sinh viên ESL cấp đại học mà còn cải thiện khả năng hiểu tổng quát và phát triển từ vựng của họ Trong một nghiên cứu khác, học sinh ESL cấp trung học cơ sở của Neuman và Koskinen đã tăng kiến thức từ vựng đọc tiếng Anh của họ lên đáng kể sau khi tiếp xúc lâu với phụ đề ngôn ngữ đích Dựa trên những phát hiện của họ, Koskinen et al lập luận rằng video có phụ đề đã cải thiện đáng kể kiến thức từ vựng đọc tình cờ của người lớn không phải là người bản ngữ nói tiếng Anh

Đối với nhiều người, các bộ phim và phim truyền hình bằng tiếng Anh thực sự hữu ích trong việc cải thiện vốn từ vựng của người học Chúng ta biết rằng, không quan trọng là biết ngữ pháp hay âm thanh như thế nào; nếu chúng ta không biết những từ vựng thì chúng ta không thể giao tiếp (McCarthy, 1990) Vì vậy, chúng ta cần phải công nhận rằng, từ vựng là một phần quan trọng của việc học ngôn ngữ Theo nghiên cứu của Lommel (2006), xem một bộ phim có phụ đề bằng ngôn ngữ đích có tác động tích cực đến việc tăng vốn từ vựng

2.2.4 Nghiên cứu về việc học từ vựng dựa vào tình huống, ngữ cảnh và học từ vựng không dựa vào tình huống, ngữ cảnh

Trang 20

20

Có rất nhiều bằng chứng mang tính thuyết phục cao chứng minh rằng học từ vựng dựa vào ngữ cảnh (từ các tài liệu thực tế) mang lại nhiều hiệu quả hơn là dựa vào danh từ vựng được liệt kê sẵn (word list) Chẳng hạn như Oxford và Scarcella (1994) trong nghiên cứu của mình đã tìm ra là việc học tập từ vựng không dựa vào ngữ cảnh sẽ có thể giúp sinh viên ghi nhớ từ vựng để phục vụ cho các bài thi, kiểm tra, nhưng sinh viên sẽ quên các từ vựng đó một cách nhanh chóng ngay sau các bài thi hay kiểm tra đó Ngoài ra McCarthy (1990) phát biểu rằng nếu sinh viên học từ vựng qua một tình huống có ý nghĩa, nội dung rõ ràng thì sinh viên sẽ ghi nhớ và đồng hóa từ vựng đó trong một thời gian lâu hơn Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu như Morgan và Bailey (1943); Wind và Davidson(1969), Gershman (1970), Tudor and Hafiz, 1989, Hulstjin, 1992 chưa tìm ra được việc có hay không việc học từ vựng trong các tình huống “yêu thích” có hiệu quả như thế nào so với những tình huống không gây sự hứng thú cho sinh viên

Qua việc đánh giá một số bài nghiên cứu, có thể thấy rằng mặc dù xem phim hay đọc sách là một công cụ hữu hiệu trong quá trình học từ vựng và tiếp thu ngôn ngữ Anh, tuy hiên người học chỉ có thể tiếp thu vốn từ vựng tiếng Anh hiệu quả khi có các chiến lược và phương pháp học hiệu quả Nghiên cứu hiện tại cố gắng giải quyết vấn đề cụ thể này

Trang 21

21

CHƯƠNG : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3

3.1 Mô hình nghiên cứu

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên c uứ

Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận nghiên cứu mà nhóm sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng qua việc đọc sách báo xem

phim tiếng Anh

Trang 22

22

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu được thực hiện thông qua các buổi thảo luận nhóm trực tiếp và trực tuyến dùng để điều chỉnh, bổ sung các thành phần và biến quan sát của mô hình nghiên cứu Nội dung thảo luận nhóm dựa trên các biến quan sát và cơ sở lý thuyết để thiết lập bảng câu hỏi sơ bộ; sau đó thảo luận để điều chỉnh nội dung, sửa chữa và bổ sung những câu hỏi chưa đầy đủ Sau khi đã hiệu chỉnh lại thang đo bằng thảo luận nhóm, bảng câu hỏi sẽ được dùng để phỏng vấn thử rồi tiếp tục điều chỉnh để hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng được tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi được lập trên Google biểu mẫu đến sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh Trường đại học Thương Mại, số phiếu điều tra là 200 phiếu, sau đó phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu

Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu phụ thuộc vào số liệu biến được đưa trong phân tích nhân tố, số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến

Nhóm nghiên cứu tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

3.2.3 Đơn vị nghiên c u ứ

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu trong đơn vị nghiên cứu là trường Đại học Thương mại và nghiên cứu trong phạm vi sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh của trường Đại học Thương mại

3.2.4 Quy trình nghiên cứu

Trang 23

23

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu

3.2.5 Xử lý và phân tích số liệu

Thống kê mô tả

Đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua Cronbach’s Alpha: o Hệ số Cronbach’s alpha tổng (chung) > 0,6

o Hệ số tương quan biến-tổng > 0,3

Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA: Phân tích đồng thời EFA cho toàn bộ tiêu chí đo lường với phép quay góc Varimax với tiêu chí eigenvalue > 1.0 và chỉ số KMO > 0.5 để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến

Phân tích hồi quy đa biến

Trang 24

24

CHƯƠNG : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4

4.1 Mô tả thống kê

Khảo sát 200 sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại, nhóm có được những thống kê sau:

Hình 4.1: Phân loại sinh viên

Trong 200 sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại tham gia làm khảo sát có: 143 sinh viên nữ, chiếm tỉ lệ 70,8%; 57 sinh viên nam, chiếm tỉ lệ 29,2%

Trong 200 sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương mại tham gia làm khảo sát về những ảnh hưởng của việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh đến việc

Trang 25

25 học từ vựng, nhóm nhận thấy:

Hình 4.2: Tầm quan trọng

Có 166 sinh viên (chiếm 82,7%) nhận thấy việc học từ vựng Tiếng Anh rất quan trọng; 35 sinh viên (chiếm 17,3%) nhận thấy việc học từ vựng Tiếng Anh quan trọng và không sinh viên nào thấy việc học này không quan trọng

Bạn thấy học từ vựng Tiếng Anh có quan trọng khi học Tiến

Trang 26

26

Hình 4.3: Mức độ thường xuyên

Khảo sát về mức độ thường xuyên đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh của các bạn sinh viên năm 3 khoa Tiếng Anh trường đại học Thương mại, nhóm thu thập được số liệu như sau: có 48 sinh viên đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh 6 lần/ 1 tuần, chiểm tỉ lệ 23,8%; có 73 sinh viên đọc sách, báo, xem phim 4 lần/ 1 tuần, chiểm 36,1 %; có 40 sinh viên đọc sách, báo, xem phim 2 lần/ 1 tuần, chiếm 19,8%; có 2 sinh viên đọc sách, báo, xem phim 1 lần/ tuần chiếm 2% và có 37 sinh viên có tần suất khác (nhiều hơn 6 lần), chiếm 18,3%

Bạn có thường xuyên đọc sách, báo hoặc xem phim Tiếng Anh để tăng vốn từ vựng không?

Trang 27

27 Hình 4 4: Sự cần thiết

Theo dữ liệu khảo sát nhóm thu thập được, có 119 sinh viên thấy việc đọc sách, báo, xem phim Tiếng Anh rất cần thiết trong việc tăng vốn từ vựng, chiếm 59,4%; 81 sinh viên nhận thấy việc đọc, sách, báo, xem phim Tiếng Anh cần thiết và không sinh viên nào cảm thấy không cần thiết

4.2 Phân tích độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha 4.2.1 Quy ước

• NC1: Sử dụng từ vựng hợp với văn cảnh • NC2: Tăng kỹ năng nghe, hiểu từ vựng

• NC3: Thông qua ngữ cảnh cụ thể giúp học từ vựng một cách tự nhiên, dễ dàng • NC4: Đoán nghĩa của từ mới qua ngữ cảnh cụ thể giúp tăng khả năng ghi nhớ từ

Theo bạn, việc đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh có cần thiết trong việc tăng vốn từ vựng Tiếng Anh không?

Trang 28

28 vựng

• VD1: Tăng khả năng phản xạ học từ vựng mới • VD2: Giữ được tiến độ học từ vựng của bản thân • VD3: Cải thiện phát âm từ vựng

• VD4: Học từ vựng một cách linh hoạt • VD5: Nâng cao tuần suất tiếp xúc với từ vựng

• HT1: Những hình ảnh sinh động, hấp dẫn trong sách báo, phim Tiếng Anh tạo hứng thú cho người học

• HT2: Âm thanh trong phim tiếng Anh tăng mức độ tiếp thu từ vựng của người học

• HT3: Tôi có thể tập trung học từ vựng hiệu quả

• HT4: Sự tò mò muốn hiểu được nội dung sách, báo, phim tiếng Anh kích thích việc học từ vựng mới

• HT5: Niềm yêu thích đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh thúc đấy quá trình học từ vựng

• HT6: Đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh theo chủ đề yêu thích giúp người học ghi nhớ từ mới tốt hơn

• TVTV1: Từ vựng được lưu vào bộ nhớ sâu tốt hơn qua sự gặp lại nhiều lần khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh

• TVTV2: Sách báo, phim Tiếng Anh bổ trợ khối lượng lớn từ vựng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (giáo dục, tài chính, kỹ năng sống, …) cho người học • TVTV3: Vốn từ vựng tăng lên qua việc đọc, sách, báo xem phim khi có phương

Trang 29

29

• KK2: Những khó khăn trong quá trình học từ vựng tiếng Anh qua việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh của bạn là gì?

• KK2.1: Từ mới nhiều dẫn đến không hiểu hết nội dung bài báo, bộ phim • KK2.2: Từ mới nhiều, mất thời gian tra cứu làm đứt mạch đọc sách, báo, xem phim

• KK2.3: Phát âm chưa đúng nên khi nghe trong phim không biết được từ vựng • KK2.4: Không biết cách ghi chép từ vựng nhanh, hiệu quả khi xem phim, đọc sách, báo

4.2.2 Chạy mô hình

Những khó khăn trong quá trình học t vừ ựng ti ng Anh c a b n là gì? ế ủ ạ

Những khó khăn trong quá trình học t vừ ựng ti ng Anh cế ủa bạn là gì?

Trang 30

30

Bảng 4 : Thống kê tần số cho biến “Khó khăn trong quá trình học từ vựng”1 (Nguồn: xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả cho thấy trong số 200 sinh viên có 99 viên đã trả lời “Khó nhờ từ”, chiếm 26,3% tổng lựa chọn; có 58 sinh viên trả lời “Không biết áp dụng từ” chiếm 15,4% tổng lựa chọn; có 75 sinh viên trả lời “Chưa có cách học hiệu quả”, chiếm 19,9% tổng lựa chọn; có 78 sinh viên trả lời “Phát âm sai”, chiếm 20,7% tổng lựa chọn và có 66 sinh viên trả lời “Phản xạ chậm”, chiếm 17,6% tổng lựa chọn Tổng số lựa chọn là 376(1 sinh viên có thể chọn nhiều đáp án)

Những khó khăn trong quá trình học t vừ ựng ti ng Anh qua viế ệc đọc sách, báo, xem phim ti ng Anh cế ủa b n là gì? ạ

Những khó khăn trong quá trình học t vừ ựng ti ng Anh qua viế ệc đọc sách, báo, xe phim ti ng Anh cế ủa bạn là gì?

Trang 31

31

Bảng 4.2:Thống kê tần số cho biến “Khó khăn trong quá trình học từ vựng qua việc đọc sách, báo, xem phim tiếng Anh”

(Nguồn: xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả cho thấy trong số 200 sinh viên có 94 viên đã trả lời “Từ mới nhiều dẫn đến không hiểu hết nội dung bài báo, bộ phim”, chiếm 27,9% tổng lựa chọn; có 83 sinh viên trả lời “Từ mới nhiều, mất thời gian tra cứu làm đứt mạch đọc sách, báo, xem phim”, chiếm 24,6% tổng lựa chọn; có 89 sinh viên trả lời “Phát âm chưa đúng nên khi nghe trong phim không biết được từ vựng”, chiếm 26,4% tổng lựa chọn; có 71 sinh viên trả lời “Không biết cách ghi chép từ vựng nhanh, hiệu quả khi xem phim, đọc sách, báo”, chiếm 21,1% tổng lựa chọn Tổng số lựa chọn là 337(1 sinh viên có thể

Trang 32

Bảng 4 3: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Ngữ cảnh từ vựng trong khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh”

(Nguồn: xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha =0.668 (>0.6) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy ác biến quan C sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥0.3), trừ biến NC2 có hệ số tương quan là 0.202˂ 0.3, do đó biến NC2 sẽ bị loại bỏ Độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được tiến hành chạy lại

Sau khi độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha của biến Ngữ cảnh “ từ vựng trong khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh được tiến hành chạy lần 2, kết ” quả có được như sau:

Trang 33

Bảng 4 4: Thống kê độ tin cậy và tổng biến quan sát của “Ngữ cảnh từ vựng trong khi đọc sách báo, xem phim Tiếng Anh” lần 2.

(Nguồn: xử lý số liệu từ phần mềm SPSS)

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha =0.738 (>0.6) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy ác biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng C biến phù hợp (≥0.3)

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w