1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

55 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Đổi Mới Sản Phẩm Của Các Doanh Nghiệp Dệt May Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Lê Uyên Nhi, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Thị Trà My, Nguyễn Xuân Hải Nam, Đào Bảo Ngọc, Hoàng Thị Bích Ngọc, Dương Thị Minh Nguyệt, Vũ Đức Nhật, Vi Thị Bích Nhuận, Đoàn Cảnh Phong
Người hướng dẫn Nguyễn Đắc Thành
Trường học Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (6)
    • 1.1. Tính cấp thiết đề tài (Lý do lựa chọn đề tài) (6)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (7)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (7)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (7)
      • 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu tổng quát (7)
      • 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể (7)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (8)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (8)
  • CHƯƠNG II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (9)
    • 2.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài (9)
      • 2.1.1. Tài liệu trong nước (9)
      • 2.1.2. Tài liệu nước ngoài (0)
    • 2.2. Mô hình nghiên cứu (31)
    • 2.3. Giả thuyết nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1. Cơ sở lý luận (33)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG IV. TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (38)
  • CHƯƠNG V. PHIẾU KHẢO SÁT VÀ CÂU HỎI PHỎNG VẤN - 43 - 5.1. Phiếu khảo sát (43)
    • 5.2. Câu hỏi phỏng vấn (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)

Nội dung

Tuy nhiên, vấn đề đổi mới, đặc biệt là đổi mới sản phẩm như thế nào cho hiệu quả trong thời đại 4.0 được rất nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may và các nhà nghiên cứu quan tâm.Để đạt

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết đề tài (Lý do lựa chọn đề tài)

Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng,cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành Dệt May bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2020, cả nước có 10.246 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành dệt may Đây luôn là một trong những ngành sử dụng rất nhiều lao động, có năng lực sản xuất cao, đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước và xuất khẩu Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đã và đang chủ động nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm.

Mặc dù có những thành tựu và tiềm năng lớn, song ngành dệt may nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức Trong 6 tháng cuối năm 2022, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh, đến quý IV, đơn hàng đã giảm đến 30%, có doanh nghiệp giảm đến 70% đơn hàng ở thị trường châu Âu Đơn hàng may giảm xuống do cầu thế giới giảm, đặc biệt là tại 2 thị trường Mỹ và EU, những thị trường chính của dệt may Việt Nam, giá giảm khoảng 30%… Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Để có được kết quả tích cực trong điều kiện thị trường biến động, các doanh nghiệp dệt may cần tận dụng tốt các thế mạnh để nghiên cứu, đổi mới quy trình sản xuất và hơn hết là để đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Vì thế, xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay Tuy nhiên hiện nay các nghiên cứu của nước ta về các yếu tố ảnh đến sự đổi mới sản phẩm (product innovation) của doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn hạn chế khi chỉ tập trung vào vấn đề đổi mới sáng tạo nói chung và chưa thật sự đi sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm Do đó nhóm 5 quyết định nghiên cứu thực hiện đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm (product innovation) của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm trên TTCK Việt Nam.

- Khảo sát thực trạng đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.

- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam theo hướng khám phá và bổ sung biến độc lập cho mô hình bởi vì một số yếu tố chưa có thang đo hoàn chỉnh khi kiểm định tại các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Tìm ra yếu tố nào tác động mạnh nhất đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.Từ đó đưa ra hàm ý nhằm giúp đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam?

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

- Yếu tố “Quy mô doanh nghiệp” có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố “Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp”có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố “Khả năng đổi mới công nghệ” có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố “Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng” có ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố “Xu hướng xã hội” có tác động đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố “Chính phủ” có tác động đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

- Yếu tố “Nguồn nhân lực” có tác động đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam không?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Khách thể nghiên cứu: Các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam

- Đối tượng khảo sát: ban giám đốc, quản lý, nhân viên, công nhân các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Phạm vi về thời gian: từ tháng 9/2023 - đầu tháng 11/2023.

- Phạm vi về không gian: các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan nghiên cứu đề tài

Tân đổi mới sáng tạo, nhân tố ảnh hưởng, DN may

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới năng lực cạnh tranh của các DN trong ngành, từ đó đưa ra khuyến nghị một số giải pháp phù hợp

Mô hình ước lượng Logit và số liệu khảo sát điều tra ĐMST là một hoạt động sống còn của DN nói chung và

DN may nói riêng Chỉ thông qua ĐMST, DN mới có thể duy trì được sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm của mình trên thị trường; có thể đứng vững trên thị trường; giữ vững và mở rộng được thị phần của

DN Muốn có được nhiều hoạt động ĐMST, lãnh đạo DN trong ngành https:// sti.vist a.gov. vn/ tw/

- Nhờ mô hình phươ ng trình cấu trúc (SEM ) nên bài viết đem đến cái nhìn đánh giá chi tiết về các yếu tố ảnh hưởn g đến năng lực đổi mới sáng tạo

- Không cung cấp một định nghĩa và đo lường rõ ràng về khả năng đổi mới → ảnh hưởng đến tính hợp lệ và độ tin cậy của kết quả.

- Không có sự so sánh khả năng đổi

Năng lực đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt cho năng lực cạnh tranh và sự sống còn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và chuyển đổi số.

-Văn hóa tổ chức, nguồn nhân lực, định hướng thị trường và mối quan hệ mạng lưới là bốn yếu tố có tác động tích cực và đáng kể đến năng lực đổi mới sáng tạo

10 dệt may cần phải nắm bắt được những nhân tố ảnh hưởng tới ĐMST của

DN mình để có thể đề ra được những biện pháp phát huy ĐMST của các doanh nghiệ p may mặc tại Việt Nam.

- Thu thập dữ liệu từ

300 doanh nghiệ p may mặc tại Hà Nội,

Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai- nhữn g trung tâm chính của ngành may mặc tại Việt Nam.

- Chỉ mới sáng tạo với các doanh nghiệp may mặc ở các quốc gia hoặc khu vực khác

→ hạn chế khả năng khái quát hóa và khả năng áp dụng thực tiễn.

- Không đề cập đến những thách thức và rào cản mà các doanh nghiệp dệt may của doanh nghiệp may mặc.-Các doanh nghiệp may mặc cần nâng cao năng lực nội tại và liên kết bên ngoài để tăng cường đổi mới sáng tạo hiệu năng.

30 chủ sở hữu của các

Doanh nghiệp vừa và nhỏ. doanh nghiệ p vừa và nhỏ trong ngành dệt may Đây là một mặt quan trọng và hữu ích để hiểu tác động của nhữn g yếu tố này đối với sự phát triển của các doanh nghiệ p trong ngành trung vào mối quan hệ giữa đổi mới văn hóa, đổi mới market ing và đổi mới sản phẩm với hiệu suất doanh nghiệp Có thể cần thiết mở rộng nghiên cứu để xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của vực nghiên cứu để khám phá các yếu tố khác và tạo ra các phương pháp và giải pháp tối ưu để cải thiện hiệu suất của các doanh nghiệp trong ngành dệt may.

31 các doanh nghiệp trong ngành dệt may.

Mô hình nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu mô hình và tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung, từ đó nhóm 5 xây dựng khung phân tích với 7 yếu tố tác động đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt

- Biến độc lập: Quy mô doanh nghiệp, Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, Khả năng đổi mới công nghệ, Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, Xu hướng xã hội, Chính phủ, Nguồn nhân lực.

- Biến phụ thuộc: Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam.

Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố “Quy mô doanh nghiệp” ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Giả thuyết 2 (H2): Yếu tố “Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp” ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Giả thuyết 3 (H3): Yếu tố “Khả năng đổi mới công nghệ” tác động thuận chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Giả thuyết 4 (H4): Yếu tố “Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng” tác động thuận chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Giả thuyết 5 (H5): Yếu tố “Xu hướng xã hội” ảnh hưởng thuận chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Giả thuyết 6 (H6): Yếu tố “Chính phủ” ảnh hưởng thuận chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

-Giả thuyết 7 (H7): Yếu tố “Nguồn nhân lực” ảnh hưởng thuận chiều đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

3.1.1 Lý thuyết liên quan đến đổi mới và đổi mới sản phẩm:

- Theo Therrien et al.(2011), Đổi mới là một quá trình phức tạp liên quan đến những thay đổi trong sản xuất và quy trình mặc dù các doanh nghiệp tìm thấy và xây dựng dựa trên năng lực công nghệ đặc biệt của họ, được hiểu là tài nguyên mà một doanh nghiệp sở hữu và cách thức chúng được biến đổi bởi các khả năng đổi mới.

- Theo Calantone et al.(1995), Đổi mới là thêm những giá trị mới vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, phân phối và tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Theo Damanpour (1996), Đổi mới được hình thành như một phương tiện để thay đổi một tổ chức, như là một phản ứng với hàng hóa đã được sử dụng, mở ra thị trường mới hoặc tìm nhà cung cấp mới, cải thiện tiến trình xử lý, thay đổi tổ chức mới.

- Theo Schumpeter (1939), chức năng của đổi mới là để phá hủy sự bế tắc của trạng thái cân bằng bằng cách trao cho nhà lãnh đạo một khả năng tăng lợi nhuận hay nói cách khác là tăng hiệu quả.

- Theo OECD (2005), Đổi mới sản phẩm là việc giới thiệu một hàng hóa hoặc dịch vụ mới được cải thiện đáng kể về các đặc tính hoặc mục đích sử dụng của nó, bao gồm những cải tiến đáng kể về thông số kỹ thuật, thành phần và vật liệu, phần mềm tích hợp, thân thiện với người dùng hoặc các đặc điểm chức năng khác.

3.1.2 Nội dung của đổi mới sản phẩm:

+ Đổi mới giá trị hiện thực của sản phẩm như: đổi mới chất lượng, mẫu mã, nhãn hiệu, bao bì, tính năng tác dụng.

Ví dụ: Sữa đậu nành Number 1 Soya Canxi đã thay thiết kế sản phẩm có nắp đậy với chai nhỏ gọn có thể bỏ túi dễ dàng , sử dụng tiện lợi hơn so với mẫu mã cũ.

+ Đổi mới giá trị tiềm năng của sản phẩm như: bảo hành, lấy ý kiến về sự thỏa mãn của khách hàng, tín dụng thương mại.

Ví dụ: Nhiều sản phẩm của các ngành hàng thời trang trên Shopee hiện nay áp dụng điều kiện bảo hành cho sản phẩm (bảo hiểm thời trang) với chi phí hạt dẻ.

+ Đổi mới giá trị cốt lõi của sản phẩm như Giá trị cốt lõi của sản phẩm là lợi ích lớn nhất mà sản phẩm đem lại cho khách hàng.

Ví dụ: Apple ra mắt iPhone vào năm 2007, một thiết bị kết hợp chức năng điện thoại, máy nghe nhạc và máy tính bảng Đây là một bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ di động, tạo ra một trải nghiệm mới cho người dùng và mở ra một thị trường tiềm năng lớn.

→ Đổi mới các sản phẩm và dịch vụ thường gắn liền với sự đổi mới chiến lược và đổi mới công nghiệp.

→ Kết quả của đổi mới là những sản phẩm/dịch vụ mới có được những thuộc tính có lợi thế được khách hàng chấp nhận, mua và tạo ra lợi nhuận cho tổ chức Những đổi mới bắt nguồn từ những kiến thức mới và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các tổ chức

Ví dụ: Nghiên cứu thành công vi mạch SiGe có khả năng chuyển đổi gấp bốn lần vi mạch silicon thông thường đã được phát triển trong các ứng dụng thế hệ mới như điện thoại di động, máy tính xách tay, thiết bị kỹ thuật số và nhiều thiết bị cầm tay khác, điều này đã mang lại hàng triệu USD lợi nhuận cho các tổ chức hoạt động trong ngành điện tử.

3.1.3 Các khái niệm liên quan khác:

Là kết quả của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác với nhau để đổi đầu vào thành đầu ra Sản phẩm được phân chia thành nhiều loại, bao gồm dịch vụ, vật liệu chế biến, phần mềm, phần cứng,

Là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

- Ngành dệt may (Textile industry):

Là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng.

- Doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết:

Là những doanh nghiệp thuộc ngành may mặc được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, nơi cổ phiếu của doanh nghiệp có thể tự do giao dịch công khai và nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu theo ý mình Khi đã trở thành công ty niêm yết tức là công ty sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Đây được coi là hình thức phát triển cao nhất của một doanh nghiệp

Tên sàn Doanh nghiệp Mã cổ phiếu

Cty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công

Tổng Công ty Cổ phần

Dệt may Hà Nội HSM

Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 HCB

HNX Cty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TNG

Là một tập hợp bao gồm những người mua và người bán cổ phiếu, thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh nghiệp; chúng có thể bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai.

3.1.4 Mối quan hệ giữa đổi mới và doanh nghiệp:

- Đổi mới là chìa khóa quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp đã được chứng minh trong các nghiên cứu của Yamin et al (1999).

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Tiếp cận nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp Sử dụng đan xen phương pháp tiếp cận định lượng và tiếp cận định tính:

- Với định lượng, nhóm tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát bảng hỏi Đề tài sẽ tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố và ảnh hưởng của chúng tới khả năng đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua quy trình: xác định tổng thể nghiên cứu và mẫu điều tra; thiết kế bảng câu hỏi; tiến hành điều tra và thu thập bảng hỏi; phân tích dữ liệu; trình bày kết quả nghiên cứu.

>Mục đích: Kiểm định thang đo mà nhóm đã xây dựng sau khi kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả thông qua bảng hỏi khảo sát Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phiếu khảo sát online.

- Với định tính, nhóm nghiên cứu thông qua người được phỏng vấn (chủ doanh nghiệp, quản lý, nhân viên, ) nhằm thu thập được thông tin cần thiết về ảnh hưởng của các yếu tố tới khả năng đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.

> Mục đích: Kiểm định và đánh giá sơ bộ về mô hình nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất - thuận tiện bởi lẽ điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính, thời gian và không có đầy đủ thông tin chi tiết về tổng thể

Trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất - thuận tiện, người nghiên cứu có thể khảo sát bất kỳ một nhân viên nào trong doanh nghiệp dệt may khi gặp, nếu người đó không đồng ý thì chuyển sang người khác.

3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp của bài nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp thu thập dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng:

+ Theo phương pháp thu thập dữ liệu định tính: phỏng vấn sâu (chủ yếu là phỏng vấn phi cấu trúc) nhằm thu thập, bổ sung thêm thông tin xây dựng kết quả đồng thời khám phá thêm những thông tin mà phương pháp khảo sát chưa có.

+Theo phương pháp thu thập dữ liệu định lượng: sử dụng bảng câu hỏi khảo sát được chuẩn bị sẵn và thiết kế trên Google Form

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo mức độ ảnh hưởng của các biến:

- Dữ liệu thứ cấp của đề tài nghiên cứu được tham khảo từ các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu trước cũng như các tạp chí, sách báo trên mạng Internet nhằm phục vụ cho bài nghiên cứu của nhóm.

TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

CÁC BIẾN SỐ CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Thang đo Nguồn tham khảo Nội dung Mã hóa

Doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng tài chính, kinh nghiệm phát triển sản phẩm và khả năng nghiên cứu cao phục vụ cho việc đổi mới sản phẩm

“Firm size and product innovation” của John

“Các nhân tố ảnh hưởng tới đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam”, Trần Lan

Các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng thương mại hóa thành công sản phẩm

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu nguồn lực để thực hiện quá trình đổi mới sản phẩm

Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Mức độ cạnh tranh tỉ lệ thuận với khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp

NLCTDN1 “CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP MAY TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG” (2021)

Mức độ cạnh tranh cao tạo động lực để doanh nghiệp tiến hành đổi mới sản phẩm

Sản phẩm của doanh nghiệp được ưa chuộng hơn sản phẩm của đối thủ cùng phân khúc

Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh lâu dài

Doanh nghiệp dành nhiều ngân sách cho chi phí quảng cáo, khuyến mãi để cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc

Doanh nghiệp nhận thức được rằng cần phải ứng

KNDMCN1 “Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ tại

39 đổi mới công nghệ dụng công nghệ tiên tiến để tiến hành đổi mới sáng tạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam” (2020)

Doanh nghiệp có ý định đổi mới sản phẩm thường đổi mới công nghệ phù hợp với sản phẩm chuẩn bị sản xuất

Quá trình đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp rất khó có thể đổi mới sản phẩm nếu không tiếp cận được những công nghệ sản xuất mới

Doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến để thuận lợi cho quá trình đổi mới sản phẩm

Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng

Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thúc đẩy doanh nghiệp quyết định đổi mới sản phẩm

Firm size and product innovation Đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng trên thị trường

Các sản phẩm sản xuất bởi doanh nghiệp có giá cả hợp lý đi đôi với chất lượng tốt

Sản phẩm của doanh nghiệp dệt may sản xuất ra đẹp, bắt mắt và đa dạng mẫu móãđỏp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng

Sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu thị trường theo từng thời điểm

Việc đổi mới sản phẩm là vô cùng cần thiết trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại và phát triển

“Doanh nghiệp phải thay đổi theo ảnh hưởng của xu hướng mạng xã hội”, tạp chí kinh tế Sài Gòn (2021)

Ngày càng nhiều doanh nghiệp dệt may tiến hành đổi mới sản phẩm

Các dòng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được ưa chuộng trên thị trường

Việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội giúp đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với công chúng

Doanh nghiệp xác định được những xu hướng truyền thông xã hội phù hợp được công chúng quan tâm để tạo sự thích nghi của doanh nghiệp với khách hàng

Chính phủ có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển, đổi mới sáng tạo

(2020), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ và quản lý chất lượng sản phẩm (nghiên cứu tại một số

Chính phủ là nguồn động lực khách quan thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp

41 doanh nghiệp sản xuất hàng hóa quốc phòng),

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện chiến lược và chính sách, khoa học và công nghệ

“Vai trò của chính phủ đến sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (2022)

Chính phủ có khả năng giúp doanh nghiệp tiếp cận những nguồn lực, máy móc công nghệ cao phục vụ quá trình đổi mới sản phẩm

Chính phủ đề ra mục tiêu rõ ràng, ngắn hạn để các doanh nghiệp hoàn thành và tiếp theo hướng đến mục tiêu ổn định lâu dài.

Nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tập trung cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại

DN, giúp phát triển, cải tiến các sản phẩm và quy trình sản xuất mới

Chính phủ hỗ trợ tạo các mạng lưới liên kết chuỗi để các doanh nghiệp có thể chia sẻ công nghệ kỹ thuật với nhau

Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến quá trình đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may

Nguồn nhân lực với trình độ thiết kế, tay nghề cao cùng với khả năng sáng tạo, học hỏi sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đẹp mắt, hợp xu hướng

NNL2 Đội ngũ nhân lực thông minh và sáng tạo có thể đem đến những ý tưởng đột phá về sản phẩm

Nguồn nhân lực với năng lực sản xuất cao thúc đẩy hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng

NNL4 Đội ngũ nhân lực có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng và xu hướng nhanh chóng

PHIẾU KHẢO SÁT VÀ CÂU HỎI PHỎNG VẤN - 43 - 5.1 Phiếu khảo sát

Câu hỏi phỏng vấn

Chúng tôi là nhóm sinh viên của trường Đại học Thương Mại Hiện tại chúng tôi đang thu thập dữ liệu để thực hiện đề tài nghiên cứu

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Vì vậy mong bạn dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi.

Tôi xin cam kết những thông tin mà bạn cung cấp chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn Bạn có đồng ý tham gia cuộc phỏng vấn này không?

- Họ và Tên của anh/chị/bạn là gì?

- Anh/chị/bạn bao nhiêu tuổi?

- Anh/chị/bạn hiện đang làm việc cho doanh nghiệp dệt may nào? Đã làm việc được bao lâu?

1 Anh/chị/bạn đánh giá như thế nào về mức độ đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Giải thích về đánh giá của anh/chị/bạn.

2 Anh/chị/bạn đánh giá như thế nào về mức độ đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp bạn?

3 Theo anh/chị/bạn, yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Yếu tố đó có tác động như thế nào?

4 Theo anh/chị/bạn, doanh nghiệp có những ưu thế gì để tiến hành đổi mới sản phẩm?

5 Đâu là khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành đổi mới sản phẩm?

6 Theo anh/chị/bạn, mục tiêu của doanh nghiệp dệt may khi tiến hành đổi mới sản phẩm là gì?

7 Các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam nên làm gì để thúc đẩy khả năng đổi mới sản phẩm? Đề xuất giải pháp/khuyến nghị?

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị/bạn!

Chúc anh/chị/bạn có thật nhiều sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.

Chúng em – Nhóm 5 – Học phần 231_SCRE0111_43 xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo và thư viện trường Đại

53 học Thương Mại đã tạo điều kiện học tập, ủng hộ tinh thần và cung cấp tài liệu, sách báo đề chúng em nghiên cứu đề tài này Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Đắc Thành đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ và góp những ý kiến quý báu để chúng em hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học này Vì đây lần đầu tiên cả nhóm thực hiện đề tài thảo luận nghiên cứu khoa học và thời gian tìm hiểu có hạn nên bài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót nên rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin cảm ơn!

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w