1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố quyết định đến lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại trường đại học thương mại

61 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để hiểu rõ hơn yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn ngành học,nhóm 6 cùng nhau thảo luận và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tốquyết định đến lựa chọn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

-BÁO CÁO THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

Nghiên cứu các nhân tố quyết định đến lựa chọnchuyên ngành của sinh viên tại Trường Đại học

Trang 2

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 4 xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên trực tiếp giảng dạy, hỗ trợ

trong quá trình học tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học – Thầy Vũ TrọngNghĩa Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn học này, chúng em đã nhận được sự

quan tâm, giúp đỡ, sự tâm huyết trong từng bài giảng của thầy Thầy đã giúp chúng em có những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự việc, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị trong cuộc sống Từ đó đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay.

Kiến thức là vô hạn nhưng sự dung nạp, tiếp nhận kiến thức của mỗi cá nhân là khác nhau, hạn chế nên sẽ luôn tồn tại những sai sót nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm 4 rất mong sẽ nhận được những lời góp ý đến từ thầy (và mọi người) để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn.

Kính mong thầy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công Nhóm 4 chúng em xin trân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

H nh 2.1Quá tr nh ra quyết định mua chọn 13 H nh 2.2 Mô h nh các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại 17

Trang 5

Bng 3.6 Sự hài lòng của sinh viên 28

Bng 3.7: Kết qu đánh giá độ tin cậy của thang đo 30

Bng 3.8: Kết qu đáng giá độ đáng tin cậy mới của thang đo Yếu tố trường học (TH) và Đặc điểm chuyên ngành (CN) 30

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Giới tính của mẫu nghiên cứu 24Biểu đồ 3.2 Năm học của mẫu nghiên cứu 24Biểu đồ 3.3 Khoa ging dạy của mẫu nghiên cứu 25

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 8

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 8

1.2 Đề tài nghiên cứu 8

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: 8

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 8

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 9

1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11

2.1 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu: 11

2.1.2.2 Lý thuyết về hành vi lựa chọn của khách hàng: 132.1.3 Các kết quả nghiên cứu trước đó: 14

2.1.3.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới: 14

2.1.3.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước: 15

2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu: 17

2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất: 17

2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu: 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 19

3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu 19

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu 19

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 19

3.2.2.1 Xây dựng thang đo chính thức 19

3.2.2.2 Nghiên cứu chính thức 20

Trang 8

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 21

3.2.3.1 Nhập liệu 21

3.2.3.2 Nghiên cứu mô tả dữ liệu 21

3.2.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 21

3.2.3.4 Kiểm định giá trị của thang đo 22

3.2.3.5 Phân tích hồi quy 22

3.3.1.4 Những yếu tố tác động đến lựa chọn chuyênngành của sinh viên Đại học Thương mại 25

3.3.1.4.1 Đặc điểm bản thân 25

3.3.1.4.2 Các cá nhân ảnh hưởng 26

3.3.1.4.3 Cơ hội việc làm 26

3.3.1.4.4 Yếu tố trường học 27

3.3.1.4.5 Đặc điểm của chuyên ngành 28

3.3.1.4.6 Sự hài lòng của sinh viên 28

3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 29

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 30

3.3.3.1 Thực hiện phân tích EFA cho biến độc lập 30

3.3.3.2 Thực hiện phân tích EFA cho biến phụ thuộc 33

3.3.4 Phân tích hồi quy 34

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

4.1 Kết luận 39

4.2 Nhận xét 39

4.3 Khuyến nghị và giải pháp 39

4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 43

PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 43

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU 46

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ 46

Trang 9

3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 46

3.1.6 Sự hài lòng của sinh viên 48

3.2 Kết qu phân tích nhân tố khám phá 49

3.3 Kết qu phân tích quy hồi 54

Trang 10

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 12 năm miệt mài đèn sách và kết thúc bằng 420 phút trong phòng thi, chúng ta sẽ không còn gắn trên mình cái mác của một cô cậu học sinh nữa mà thay vào đó là trở thành một tân sinh viên đầy triển vọng của nước nhà Nhưng kéo theo đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều quyết định mang tính trọng đại của cuộc đời và điển hình là việc chọn trường, chọn ngành - sự lựa chọn đầu tiên của cuộc đời sinh viên Theo một số nghiên cứu trước đây và qua sự phản ánh của các phương tiện truyền thông đại chúng thì học sinh phổ thông chủ yếu chọn trường dựa vào các tiêu chí như: ngành đó đang “hot” trên thị trường lao động, tạo ra thu nhập ổn định khi đi làm mà ít quan tâm đến năng lực và trình độ thực tế của bản thân Một số khác lại chọn trường theo sự quyết định của người thân hoặc xu hướng chung của bạn bè để tìm đến các trường có danh tiếng Hoặc có học sinh chỉ chọn trường dựa vào cảm tính của bản thân mà không có sự tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cần thiết về trường thi tuyển để rồi đưa đến một số tình trạng như chán nản trong việc học, bỏ học giữa chừng, ra trường không có việc làm hoặc làm trái nghề, không đam mê nghề nghiệp Đây chính là những ví dụ điển hình dẫn đến sự sai lệch trong việc chọn ngành tân sinh viên Như vậy, có thể thấy, việc lựa chọn chuyên ngành bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Để hiểu rõ hơn yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn ngành học,

nhóm 6 cùng nhau thảo luận và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tốquyết định đến lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại trường Đại học Thươngmại” Từ việc nghiên cứu, nhóm đã rút ra được những kết luận sâu sắc cũng như

những hạn chế còn tồn tại trong việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học Thương Mại

1.2 Đề tài nghiên cứu

Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố quyết định đến lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại trường Đại học Thương mại”

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:

Nghiên cứu nhằm đưa ra và đánh giá các mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau tác động đến sự lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Trường Đại học Thương Mại nói riêng và môi trường đại học nói chung.

Qua đó, cung cấp những kết luận có cơ sở khoa học về nhận định lựa chọn ngành nghề của các sinh viên nhằm mang lại những giải pháp, định hướng để họ có thể lựa chọn

Trang 11

được một ngành học phù hợp với bản thân Đồng thời đưa ra những kiến nghị góp phần cải tiến công tác tuyển sinh của nhà trường.

1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

Xác định các nhân tố quyết định đến lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại trường Đại học Thương mại.

Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố đến việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại trường Đại học Thương mại.

Tìm ra yếu tố nào tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại trường Đại học Thương mại, từ đó đưa ra các giải pháp, định hướng cho sinh viên có thể tìm được chuyên ngành một cách chính xác, phù hợp với bản thân và đúng nhu cầu mong muốn Ngoài ra, điều này còn giúp cho nhà trường biết được các yếu tố thu hút hoặc cản trở sinh viên, từ đó có những biện pháp cải thiện để giảm bớt sự hoang mang, áp lực của sinh viên mới vào trường trong việc lựa chọn chuyên ngành Đây chính là cơ hội để nâng cao sự uy tín của ban cán bộ lãnh đạo cũng như thu hút nhiều sinh viên chọn theo học ở trường hơn.

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại trường Đại học Thương mại.

Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

Không gian: tiến hành nghiên cứu ở trường Đại học Thương mại Thời gian: từ 25/09/2022 đến /10/2022

Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Thương mại.

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

Yếu tố bản thân có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại?

Yếu tố các cá nhân khác có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại?

Yếu tố cơ hội việc làm có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại?

Yếu tố trường học có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại?

Trang 12

Yếu tố đặc điểm chuyên ngành có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại?

1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Đối với sinh viên: Góp phần giúp cho sinh viên có cái nhìn bao quát từ nhiều khía cạnh và nhận thức đúng đắn nhất về việc lựa chuyên ngành tại trường đại học Thương Mại nói riêng và môi trường Đại học nói chung Từ đó đưa ra các giải pháp, định hướng cho sinh viên để họ có thể tự tin lựa chọn một chuyên ngành phù hợp với sở thích, năng lực và tính cách của bản thân để không bỏ lỡ quãng thời gian đại học quý báu của mình

Đối với trường học: Giúp cho ban lãnh đạo nhà trường, đội ngũ thầy cô, giảng viên có cái nhìn sâu sắc hơn về những khó khăn, bất cập của sinh viên khi đứng trước bước ngoặt quan trọng nhất của đời học sinh để đưa ra lựa chọn về trường, về ngành học mà mình theo đuổi Từ đó đưa ra những giải pháp, kế hoạch nhằm giảm bớt sự hoang mang và áp lực cho sinh viên như: phát triển trên các nền tảng phươn tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các buổi tư vấn và giải đáp thắc mắc, nhằm giúp cho sinh viên có sự lựa chọn đúng đắn và nâng cao sự uy tín cũng như trách nhiệm của ban cán bộ nhà trường

Đối với thực tế: góp một phần công vào việc nâng cao, phát triển lĩnh vực nghiên cứu giáo dục Biết được tình hình chung của sinh viên hiện nay từ đó định hướng và nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về các ngành nghề đào tạo của các trường đáp ứng được tốc độ phát triển của giáo dục trên thế giới.

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu:

2.1.1 Các khái niệm: 2.1.1.1 Lựa chọn:5

Lựa chọn là hành động và hiệu quả của việc chọn một hoặc nhiều người hoặc những thứ khác Cái được chọn, được tách ra khỏi phần còn lại theo sở thích của người chọn Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó.

Lý thuyết lựa chọn (Choice Theory) hay quyết định lựa chọn có thể được tiếp cận theo các quan điểm khác nhau Tùy theo quan điểm của các nhà kinh tế, xã hội học, hay tâm lý học mà có cách biện luận riêng, có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

Một là, theo quan điểm của các nhà kinh tế, hành vi lựa chọn của con người nói chung bị ảnh hưởng bởi “động cơ đồng tiền” (Crossman, 2010) [1] điều này có nghĩa là họ luôn quan tâm đến các cơ hội để gia tăng lợi nhuận, luôn cân nhắc để so sánh chi phí và lợi ích trước mỗi quyết định lựa chọn V nguồn lực là khan hiếm, do vậy con người cần sử dụng nguồn lực đó để sản xuất, phân phối và sử dụng những hàng hóa và dịch vụ thật hiệu quả.Theo lý thuyết này, mỗi cá nhân là nhà đầu tư Họ đầu tư vào chuyên ngành học để t m kiếm, hy vọng được lợi ích cao hơn sau những năm học tập Theo (Becker, 1993) [2] sự đầu tư vào con người bao gồm đào tạo phổ cập trong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá tr nh làm việc Lý thuyết đầu tư vốn con người dựa trên lý thuyết mong đợi và lựa chọn hợp lý Mỗi cá nhân khi lựa chọn chuyên ngành học đều dựa trên những so sánh về lợi ích mong đợi.

Hai là, theo quan điểm của các nhà xã hội học (Michael Hechter, Debra Friedman, 1988) [3] đã biện luận, các cá nhân khi quyết định đều có chủ ý và mục đích riêng, họ luôn cân nhắc để thu được lợi ích cao nhất Hành vi ra quyết định lựa chọn của một cá nhân nàoa đó xảy ra khi họ quan tâm đến hai yếu tố là “chi phí” và “thưởng” Giá

Trang 14

trị của giải thưởng đóng vai trò quan trọng trong việc có hay không thực hiện hành vi Nếu cá nhân cảm nhận được hành vi sẽ được khen thưởng, ủng hộ hoặc đồng hành th họ sẽ có xu hướng hành động Ngược lại sự xử phạt không mang lại hiệu quả và có giá trị tác động tiêu cực (Bourdieu, 1986) [4] đã đề cập đến khái niệm “vốn văn hóa” được hiểu là kiến thức, hành vi và nhân cách của một cá nhân, có thể được thừa kế từ bố mẹ hoặc thông qua học hỏi sau đó dần dần h nh thành đặc điểm riêng của mỗi người và phát triển h nh thành nên thói quen hay tập tính của mỗi người Vốn xã hội là một “mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, ít nhiều đã được định chế hóa” và “khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó phụ thuộc vào mức độ liên hệ rộng hay hẹp mà cá nhân có thể huy động được trong thực tế, và dựa vào khối lượng vốn của từng người mà cá nhân có tương tác”.

Ba là, theo quan điểm của các nhà tâm lý học Những nhà nghiên cứu theo quan điểm này đã lập luận rằng con người dường như có những nhu cầu giống nhau, và mỗi cá nhân có nhiều cách khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu đó Ngay từ khi mới sinh ra đời, con người đã có những hoàn cảnh đặc biệt có thể là đau buồn hoặc hạnh phúc Do có những khác biệt đó, nên họ phải t m cách để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân V những khác biệt trong nhận thức và kinh nghiệm nên mỗi người lại có những ý tưởng và kiến thức, hành động khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu đó của m nh Những hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu rất đa dạng và phong phú nhằm phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người chẳng hạn có những cá nhân sống rất tích cực và luôn hài lòng với mọi thứ, biết cách để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn và dường như kiểm soát được hầu hết các giai đoạn quan trọng của cuộc đời Những nhận thức đó được phát triển thành lý thuyết hành vi về sự lựa chọn và mỗi cá nhân sẽ dựa vào học thuyết này để t m ra các lựa chọn khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau (Glasser, 1998) [5] là người phát triển lý thuyết lựa chọn trong lĩnh vực giáo dục Ông khẳng định mọi hành vi đều có mục đích Đó là nỗ lực tốt nhất vào từng thời điểm với những kiến thức và kỹ năng hiện tại để đáp ứng một hoặc nhiều hơn các nhu cầu cơ bản con người Những nhu cầu có thể tăng lên theo thời gian Như vậy, điều này nghĩa là khi quyết định lựa chọn, con người thường chịu ảnh hưởng của các tác nhân xung quanh hoặc đặc điểm riêng của mỗi người V mỗi người có mạng lưới xã hội riêng (rộng hay hẹp), hay mức độ tác động nhiều hay ít do vậy các quyết định có thể xảy ra hoặc không, quyết định cũng có thể đúng hoặc sai nhưng đều thể hiện khát vọng và nhận thức riêng về môi trường xung quanh mà học tự đánh giá và lựa chọn (Pierre Bourdieu, Jean-Claude Passeron, 1990) [6].

Trang 15

2.1.1.2 Chuyên ngành:

Theo trang web của Đại học Tổng hợp Stanford nói rằng: “Chuyên ngành là lĩnh vực bạn chọn để nghiên cứu sâu hơn nữa ở đại học Sự lựa chọn ấy cũng có nghĩa bạn phải đánh đổi rất nhiều thời gian và công sức vào đấy Khi đã hoàn thành đầy đủ mọi yêu cầu chuyên ngành đòi hỏi, bạn sẽ nhận được bằng cử nhân Chuyên ngành tạo cơ hội cho bạn phát triển kỹ năng trí tuệ, để chứng tỏ bạn có khả năng nắm bắt được môn học từ những vấn đề cơ bản qua việc nghiên cứu chuyên sâu này Bạn học ngành nào là một quyết định cá nhân quan trọng” Khi sinh viên chọn chuyên ngành chính là sinh viên đó đăng ký một hợp đồng với trường đại học của m nh để hoàn thành một khóa học bắt buộc bao gồm yêu cầu đào tạo chung và yêu cầu của chuyên ngành.

Ở Việt Nam, theo công văn số 4831/ĐH ngày 24/12/1990 của Bộ giáo dục và đào tạo th “ Ngành đào tạo được xác định thông qua việc phân tích tập hợp các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cung cấp cho người học trong quá tr nh đào tạo để sử dụng chúng trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xác định, lĩnh vực đó đặc trưng bởi các đặc điểm của đối tượng, phương tiện lao động và của công nghệ.” Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo (Khoản 4 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012) [7] Trong đó, ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo (Khoản 3 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012) [7].

2.1.2 Các lý thuyết được sử dụng:2.1.2.1 5Lý thuyết lựa chọn hợp lý:

Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý ( (Blau, 1964) [8]); (Coleman, 1973) [9])là lý thuyết xây dựng dựa trên cả quan điểm kinh tế và xã hội học Với giả định rằng một cá nhân hoặc tổ chức có các lựa chọn thay thế có sẵn cho phép họ lựa chọn một lựa chọn được coi là tối ưu nhất Có thể mô h nh hóa như sau:

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaUtility = U (a1,a2,a3, aj) Trong đó: Utility là lợi ích; a1, a2 aj là các phương án có thể lựa chọn thay thế lẫn nhau Phương án tối ưu được lựa chọn trên cơ sở giả định cá nhân có đầy đủ thông tin và họ cũng ưu tiên những phương án họ “thích” hoặc phù hợp hơn với nhu cầu của họ Homans

Trang 16

(1961) cũng đã diễn đạt theo kiểu toán học như sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào sao cho tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất (C = [P * V] = Max).

2.1.2.2 Lý thuyết về hành vi lựa chọn của khách hàng:

Hành vi lựa chọn/mua của khách hàng đã trở thành đề tài nghiên cứu phổ biến trong nhiều lĩnh vực Hành vi lựa chọn của khách hàng được khai thác ở nhiều khía cạnh bao gồm các nghiên cứu về thái độ, hành động, phản ứng Salomon và cộng sự (1995) [10] cùng nhiều nhà nghiên cứu khác đồng quan điểm khi cho rằng quyết định lựa chọn của khách hàng là một quá tr nh lựa chọn, mua, sử dụng và đánh giá các sản phẩm dịch vụ của cá nhân hoặc một nhóm người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ Theo tác giả Trần Minh Đạo [19] (Giáo tr nh Marketing căn bản) hành vi mua của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ trong quá tr nh trao đổi sản phẩm Nói cách khác, hành vi của người mua là một quá tr nh ra quyết định từ việc nhận biết nhu cầu, đến t m kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và đánh giá sau khi mua Comegys và cộng sự (2006) [12] mô tả quá tr nh quyết định mua được chia thành 5 giai đoạn gồm: Nhận biết nhu cầu, t m kiếm thông tin, đánh giá các phương án lựa chọn, quyết định mua, đánh giá sau mua:

Nguồn: Comegys và cộng sự

Hình 2.1Quá trình ra quyết định mua chọn

Từ việc nghiên cứu một số lý thuyết về sự lựa chọn, nhóm quyết định sử dụng lý thuyết của Comegys và cộng sự (2006) [12] để làm căn cứ đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.

2.1.3 Các kết quả nghiên cứu trước đó:

Mong muốn cái nh n tổng thể về nghiên cứu cho độc giả, nhóm sẽ tr nh bày tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về vấn

Trang 17

đề lựa chọn chuyên ngành và các yếu tố ảnh hưởng của các đối tượng sinh viên.

2.1.3.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới:

Việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên từ trước đến nay luôn là dấu hỏi lớn mỗi khi đặt chân vào cánh cổng đại học Giữa hàng trăm chuyên ngành và hàng ngàn trường đại học, cao đẳng, thật khó để quyết định lựa chọn điều g để phù hợp với tương lai và bản thân Trong thực tế, hàng ngàn sinh viên đại học ra trường làm trái nghề, thất nghiệp cũng chính v do chọn sai chuyên ngành mà học đã chọn, trường hợp này không hề hiếm trong cộng đồng sinh viên ngày nay.

Vào năm 2005, Tiến sĩ Charles Malgwi cùng Martha A Howe và Priscilla A Burnaby [13] đã khảo sát các sinh viên đại học tại một trường kinh doanh lớn về những ảnh hưởng đối với sự lựa chọn chuyên ngành của học Các tác giả đã xem xét và nghiên các yếu tố lý do lựa chọn chuyên ngành cụ thể và các yếu tố tích cực và tiêu cực nào liên quan đến bất kỳ sự thay đổi nào sau này trong các lựa chọn đó Kết quả cho thấy sự quan tâm đến chủ đề này là yếu tố quan trọng nhất đối với sinh viên năm nhất mới nhập học, bất kể giới tính Đối với phụ nữ, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tiếp theo là năng khiếu về môn học Tuy nhiên, nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn đáng kể bởi tiềm năng thăng tiến nghề nghiệp và cơ hội việc làm và mức lương thưởng trong lĩnh vực này Sinh viên dường như được thúc đẩy để thay đổi chuyên ngành của họ v các yếu tố tích cực về chuyên ngành mới, hơn là các yếu tố tiêu cực liên quan đến chuyên ngành cũ.

Cuối năm 2009, tác giả Wei-Chun Vanessa Lee (Lee, 2009) [14] đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên dựa trên mô h nh xung đột về việc đưa ra quyết định của Janis và Mann's (1977) Sau khi nghiên cứu mô h nh này, tác giả đưa ra nhận định rằng sự ảnh hưởng từ bố mẹ có tầm ảnh hưởng lớn hơn là lòng tự trọng, tính hiệu quả, định hướng chưa rõ ràng, sáng kiến phát triển cá nhân Do vậy mà tác giả khuyến khích không nên sử dụng mô h nh của Janis và Mann's để nghiên cứu đề tài này

Tác giả Jill Edmond [15] đã tiến hành nghiên cứu, Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh viên khi quyết định chuyên ngành học của họ Trong học kỳ Mùa xuân 2012, các sinh viên từ nhóm chủ đề của Đại học Rowan và các lớp khác (n = 60) đã tham gia vào một cuộc khảo sát trực tuyến Sử dụng thang điểm Likert, từ 1 là cực kỳ ảnh hưởng đến 4 là không

Trang 18

ảnh hưởng chút nào, những người tham gia được yêu cầu xếp hạng danh sách các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành đại học của họ Tất cả các yếu tố sau đó được nhóm lại thành ba loại ảnh hưởng phụ (thực tế, giữa các cá nhân và cá nhân) để xác định xem ảnh hưởng lớn nhất đến học sinh ngày nay bắt nguồn từ đâu Phân tích dữ liệu đã bác bỏ giả thuyết của nhà nghiên cứu rằng ảnh hưởng thực tế lớn hơn ảnh hưởng cá nhân và giữa các cá nhân trong điều kiện kinh tế hiện tại Dữ liệu mang lại kết quả không đáng kể v hầu như không có sự khác biệt giữa ba loại phụ về cách chúng ảnh hưởng đến học sinh Phát hiện này trái ngược với các tài liệu trước đó nói rằng các yếu tố về niềm tin cá nhân của mỗi học sinh có ảnh hưởng lớn nhất đến việc đưa ra quyết định của họ Nghiên cứu bổ sung là cần thiết với một mẫu lớn hơn để áp dụng kết quả chung cho các quần thể hoặc kiểm tra lại giả thuyết của nghiên cứu này I.Dalci, H.Arasli, M.Tumer và Sarvnaz Baradarani [16] đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu t m ra các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán tại Iran (2013) Kết quả chỉ ra rằng sinh viên Iran nhạy cảm với 3 nhân tố, trong đó, "các yếu tố tài chính và thị trường việc làm" được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng cao nhất; chiếm tầm quan trọng thứ 2 là nhân tố "ý kiến của người tham khảo"; cuối cùng là nhân tố "năng khiếu và niềm đam mê ngành học" của sinh viên Những nghiên cứu này có thể giúp các học giả kế toán, các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chiến lược phù hợp để thu hút sinh viên sáng giá vào ngành Kế toán.

Cùng năm với I.Dalci, tác giả Dr Maria-Isabel camasciali cùng các cộng sự [17] của m nh đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn chuyên ngành kỹ thuật của sinh viên trường đại học New Haven Và kết quả cho thấy có 4 yếu tố tác động đến động cơ chọn ngành kỹ thuật: Tầm quan trọng của những người xã hội hóa cụ thể, mối quan tâm và những người có ảnh hưởng bên ngoài khi lựa chọn hoặc thay đổi chuyên ngành kỹ thuật cho sinh viên kỹ thuật UNH, những người có ảnh hưởng quan trọng đến việc lựa chọn chuyên ngành kỹ thuật có ảnh hưởng khác nhau đến sinh viên kỹ thuật nam và nữ UNH khi lựa chọn hoặc thay đổi chuyên ngành, Những người có ảnh hưởng quan trọng đến việc lựa chọn chuyên ngành kỹ thuật có ảnh hưởng khác nhau đến sinh viên kỹ thuật UNH dựa trên nền tảng giáo dục hoặc mức độ thành tích của cha mẹ họ, những người có ảnh hưởng quan trọng đến việc lựa chọn chuyên ngành kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh viên lựa chọn chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyển đổi chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật aNghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên nông nghiệp của Kristin Stair, Shelli Danjean, J.

Trang 19

Joey Blackburn, J.C Bunch đã dựa trên khảo sát sinh viên Đại học Bang Louisiana Kết quả cho thấy có 6 yếu tố tác động là đặc điểm cá nhân và giáo dục, kinh nghiệm, gia đ nh và bạn bè, chuyên gia nông nghiệp; trường cao đẳng/ đại học; sự nghiệp tương lai.

2.1.3.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước:

Tại Việt Nam, những năm gần đây, việc lựa chọn chuyên ngành lại được sự quan tâm của các bạn sinh viên cũng như các bậc phụ huynh Việc lựa chọn chuyên ngành ảnh hưởng đến việc lựa trường và ngành nghề của bản thân Nhiều tác giả cũng đã có những công tr nh nghiên cứu về vấn đề chọn ngành Nhiều sinh viên chưa có cái nh n đúng đắn và toàn diện khi làm hồ sơ hay dù đã học tại 1 trường đại học những vẫn cảm thấy tiếc nuối về quyết định của m nh Hằng năm, khi đến mùa tuyển sinh, có rất nhiều bài khảo sát điều tra, phân tích hướng nghiệp, tư vấn ngành học Tuy nhiên góc nh n này chủ yếu đến từ những nhà giáo dục, nhà quản lý.

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2012) [18] đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành Quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố tác động đến động cơ chọn ngành: Đào tạo liên thông, Cơ hội nghề nghiệp, Đối tượng tham chiếu, Kiến thức ngành, Phù hợp với đặc điểm cá nhân Trong đó yếu tố tác động mạnh là Cơ hội nghề nghiệp, Cơ hội đào tạo liên thông và sự tác động của Đối tượng tham chiếu.

Năm 2013, trong báo cáo nghiên cứu của Th.S.Lê Thị Thanh “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên hệ Cao đẳng-Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội” [19] đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên: con người (bản thân, người thân, các mối quan hệ ngoài cộng đồng xã hội), thông tin đại chúng và xã hội (nghề nghiệp, nhu cầu thị trường nhà trường) Trong đó yếu tố xã hội có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định sự lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

ThS Phan Ngọc Thủy Như cùng với TS Nguyễn Kim Phước trong đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học đại học ngành Tài chính – Ngân hàng tại trường Đại học Mở HCM” [20] đã chỉ ra rằng lý do lựa chọn, nguồn thông tin tuyển sinh mà sinh viên tiếp cận và sở thích của cá nhân sinh viên có ảnh hưởng đáng kể đến “sự hài lòng đối với quyết định chọn ngành” của sinh viên Trong đó, các nhân tố như “lý do lựa chọn” và “nguồn thông tin tuyển sinh” có mức độ ảnh hưởng tích cực khá mạnh đến quyết định chọn ngành học của sinh viên.

Trang 20

Năm 2018, tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh [21] của trường đại học Vinh đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành nghề, các tác giả đã dựa trên việc khảo sát các học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đưa ra kết quả có 2/7 nhân tố tác động được khẳng định, bao gồm: Sự lựa chọn của bản thân và Tác động của gia đ nh Trong đó, nhân tố sự lựa chọn của bản thân học sinh chiếm phần lớn trong sự lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT.

Trước đó, trong năm 2015, tác giả Vũ Anh Tùng [22] đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học quản trị kinh doanh dựa trên việc khảo sát sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật B nh Dương và đưa ra kết quả 4/6 nhân tố tác động Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về giới tính và năm học đối với việc chọn ngành Quản trị kinh doanh.

Qua những bài nghiên cứu từ trong nước ra nước ngoài, trên nhiều khu vực, ngành nghề khác nhau với nội dung nghiên cứu chung là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành, ta có thể thấy có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến quyết định lựa chọn của các sinh viên Những yếu tố ấy vừa bao gồm yếu tố khách quan, vừa gồm yếu tố chủ quan Và mỗi yếu tố lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau trong từng bài nghiên cứu

2.2 Mô hình và gi thuyết nghiên cứu:

2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất:5

Dựa vào phần cơ sở lý luận, nhóm đề xuất mô h nh nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học trên hai phương diện: chủ quan và khách quan Khía cạnh chủ quan quan là yếu tố “Bản thân” từ kết luận của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh Khía cạnh khách quan là yếu tố “Các cá nhân ảnh hưởng”, yếu tố “Cơ hội việc làm”, yếu tố “Trường học” và “Đặc điểm chuyên ngành” từ kết luận các nghiên cứu của Wei-Chun Vanessa Lee, Th.S.Lê Thị Thanh.

Trang 21

Hình 2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựachọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại

2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố đặc điểm bản thân ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học Thương mại.a Giả thuyết 2 (H2): Các cá nhân có ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học Thương mại.a Giả thuyết 3 (H3): Yếu tố cơ hội việc làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học Thương mại.aa Giả thuyết 4 (H4): Yếu tố đặc điểm của trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học Thương mại.a Giả thuyết 5 (H5): Yếu tố đặc điểm chuyên ngành ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học Thương mại.a

Giả thuyết 6 (H6): Yếu tố lựa chọn chuyên ngành ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học Thương mại.a

Trang 22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng - đây là cách tiếp cận nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu có cấu trúc chặt chẽ nhằm thúc đẩy quá tr nh lặp lại nghiên cứu và những quan sát có thể định lượng được sử dụng cho phân tích thống kê Phương pháp này tập trung vào kết quả, các biến độc lập và tập trung vào thống kê hành vi thay v ý nghĩa.

3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu

3.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất – thuận tiện, dựa trên ưu điểm của phương pháp là dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, bài nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Thương Mại.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu thứ cấp: nhóm chúng tôi tham khảo các tài liệu về các nghiên cứu trước cũng như các tạp chí, sách báo, mạng internet nhằm tổng quan được lý thuyết để phục vụ cho luận văn.

Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thu thập dữ liệu định lượng - xin ý kiến của các sinh viên tại Đại học Thương mại thông qua biểu mẫu google Likert 5 mức Biểu mẫu bao gồm các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành, thông tin và cảm nhận của sinh viên đại học Thương mại

3.2.2.1 Xây dựng thang đo chính thức

Từ mô h nh đề xuất và giải thuyết nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thang đo chính thức gồm 22 biến quan sát, 6 thành phần:

hóaBn thân

1 Sở thích của tôi đúng với chuyên ngành đã chọn BT12 Chuyên ngành đã chọn phù hợp với năng lực của

Trang 23

4 Tôi bị tác động bởi người thân trong quá tr nh lựa

5 Tài chính gia đ nh chỉ cho phép tôi lựa chọn chuyên ngành này.

CC26 Tôi lựa chọn ngành học v liên quan đến hoạt động

kinh doanh của gia đ nh.

CC37 Tôi lựa chọn chuyên ngành giống với bạn bè CC48 Thầy cô tư vấn cho tôi về lựa chọn chuyên ngành CC5

Cơ hội việc làm9 Chuyên ngành tôi đã chọn có tiềm năng phát triển

cao trong tương lai.

CH110 Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp CH211 Khả năng thu nhập từ những công việc liên quan

trợ tài chính phù hợp cho sinh viên TH315 Ấn tượng với các buổi nói chuyện của các chuyên

gia về ngành do khoa, trường tổ chức.

TH4Đặc điểm chuyên ngành

16 Chuyên ngành tôi đã học là một chuyên ngành hot CN117 Chuyên ngành tôi đã chọn có điểm đầu vào phù Sự hài lòng của sinh viên

20 Tôi thấy hài lòng với chuyên ngành đã chọn HL121 Tôi sẽ học các bậc cao hơn về chuyên ngành sau

khi kết thúc 4 năm đại học.

HL222 Tôi sẵn sàng giới thiệu cho người quen về chuyên

3.2.2.2 Nghiên cứu chính thức

Thiết kế bảng câu hỏi: Phần 1:Câu hỏi chung.

Trang 24

Phần 2: Bảng hỏi được thiết kế căn cứ vào khung nghiên cứu của đề tài Để đo lường các biến quan sát trong Bảng khảo sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Dạng thang đo quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Rất ít đến Rất nhiều Thang đo 5 điểm là thang đo phổ biến để đo lường thái độ, hành vi và có độ tin cậy tương đương thang đo 7 hay 9 điểm.

Kích thước mẫu:

Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), phương pháp xác định kích thước mẫu áp dụng dựa theo phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Tactor Analysis), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát hay tổng số câu hỏi khảo sát.

Kích thước mẫu = số biến quan sát x 5 =a 22 x 5 =a110 Ước tính tỷ lệ trả lời khoảng 80%, do đó luận văn thu thập dữ liệu với kích thước mẫu tối thiểu phải là 138 Nhóm chúng tôi dự kiến khảo sát với kích thước mẫu là 140 H nh thức là khảo sát bằng biểu mẫu google.

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 26 theo tiến tr nh như sau:

3.2.3.1 Nhập liệu

Nhập dữ liệu vào mã hóa các thuộc tính: Name, Type, Width, Decimal, Value Dùng lệnh Frequency để phát hiện các dữ liệu lỗi, sau đó kiểm tra lại và điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.3.2 Nghiên cứu mô tả dữ liệu

Sử dụng phương pháp thống kê tần số (số lần xuất hiện của một quan sát trong biến quan sát đó) Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để thống kê các nhân tố nhân khẩu học: độ tuổi, thu nhập, nơi ở hiện tại.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thông tin về đối tượng trả lời phiếu khảo sát thông qua trị số Mean, giá trị Min – Max, giá trị khoảng cách.

3.2.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha:

Trang 25

Hệ số Cronbach Alpha dùng để t m hiểu xem các biến quan sát có

cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không và giúp loại bớt các biến không phù hợp Cronbach Alpha được đánh giá theo nguyên tắc như sau:

< 0,6: Thang đo nhân tố là không phù hợp (trong môi trường nghiên cứu đối tượng khảo sát không có cảm nhận về nhân tố được đề cập) 0,6 – 0,7: Chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu 0,7 – 0,8: Chấp nhận được.

0,8 – 0,95: Tốt.

≥ 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét các biến quan sát có hiện tượng “trùng biến”.

Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ “liên kết” giữa một

biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại bằng việc lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng biến còn lại của thang đo Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể.

Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3: chấp nhận biến Hệ số tương quan biến – tổng < 0,3: loại biến.

3.2.3.4 Kiểm định giá trị của thang đo

Kiểm định giá trị thang đo là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích EFA (Nguyễn Đ nh Thọ, 2013) Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố nhỏ có ý nghĩa hơn

Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) trong EFA là chỉ số được

dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số KMO được áp dụng như sau:

0,5 ≤ KMO ≤ 1: đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố KMO < 0,5: phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu.

Phép xoay Varimax và Hệ số ti nhân tố (Factor loadings): là

những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố Các hệ số

Trang 26

này được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo.

Giá trị hội tụ: Các biến trong cùng 1 thang đo thể hiện cùng 1 khái

niệm nghiên cứu Hệ số tải nhân tố < 0,5 th nên loại biến quan sát đó để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến Hệ số này phải thỏa điều kiện > 0,5 (Nguyễn Đ nh Thọ, 2013).

Giá trị phân biệt: các biến trong cùng 1 thang đo có sự phân biệt

với các biến trong cùng 1 thang đo khác, do đó đòi hỏi chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các biến đó phải tối thiểu là 0,3 (Nguyễn Đ nh Thọ, 2013) và ngược lại nên loại biến này tránh sự trùng lắp giữa các khái niệm nghiên cứu.

3.2.3.5 Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập quy định các biến phụ thuộc như thế nào Các hệ số cần lưu ý trong phân tích hồi quy:

Giá trị R2 (R Square), R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ

thuộc trong mô h nh hồi quy R2 hiệu chỉnh phản ánh sát hơn so với R2 Mức giao động của 2 giá trị này từ 0 đến 1, tuy nhiên việc đạt được mức giá trị bằng 1 là gần như không tưởng dù mô h nh đó tốt đến nhường nào Giá trị này nằm trong bảng Model Summary Chúng ta chọn mức tương đối là 0.5 để làm giá trị phân ra 2 nhánh ý nghĩa mạnh yếu, từ 0.5 đến 1 th mô h nh là tốt, bé hơn 0.5 là mô h nh chưa tốt Đây là con số nhắm chừng chứ không có tài liệu chính thức nào quy định hồi.

Durbin – Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan của các

sai số kề nhau, có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4 Nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau

Giá trị F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mô h nh hồi quy tuyến tính này có thể suy rộng và áp dụng cho tổng thể được hay không Giá trị Sig của kiểm định F phải < 0.05

Trang 27

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập ano2 có Beta lớn nhất th biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc và ngược lại.

Hệ số VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, theo tài liệu th giá trị F < 10 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến Tuy nhiên trên thực tế nghiên cứu của nhiều tác giả th giá trị F cần < 3 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu

3.3.1 Thống kê mô tả

Dựa vào các tiêu thức về quy mô đã được đề cập chi tiết ở phần phạm vị nghiên cứu, nhóm hướng đến các đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học Thương mại Nghiên cứu được tiến hành điều tra đã thu được 195 phiếu, sau khi chọn lọc và loại bỏ th thu về được 140 phiếu hợp lệ cho phân tích thống kê

Các đối tượng khảo sát còn được xem xét dựa trên các đặc điểm khác nhau về giới tính, sinh viên năm mấy, chuyên ngành để t m ra sự khác biệt về lựa chọn chuyên ngành của các đối tượng này

Trang 28

Theo kết quả Biểu đồ 3.1 cho thấy số sinh viên nữ trả lời (66,7%) cao hơn số sinh viên nam trả lời (21,3%) Điều này giải thích rằng Đại học Thương mại có nhiều chuyên ngành về kinh tế, tỷ lệ sinh viên nữ theo học nhiều hơn

Biểu đồ 3.2 Năm học của mẫu nghiên cứu

Theo bảng nghiên cứu cho thấy, số lượng sinh viên năm hai trả lời vượt trội hơn sinh viên năm nhất, năm ba và năm tư Cụ thể sinh viên năm hai chiếm 72,3%, sinh viên năm ba chiếm 14,9% , sinh viên năm nhất chiếm 10,3% và sinh viên năm tư chiếm 2,6%

3.3.1.3 Chuyên ngành

Trang 29

Khoa giảng dạy

Khoa Quản trị Kinh doanhKhoa Khách sạn du lịchKhoa Marketing

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tếKhoa Kinh tế - Luật

Khoa Tài chính Ngân hàngKhoa Hệ thống thông tin quản lýKhoa Tiếng Anh

Khoa Quản trị nhân lựcViện đào tạo quốc tếKhoa Kế toán - Kiểm toánKhoa Lý luận chính trịKhác

Biểu đồ 3.3 Khoa giảng dạy của mẫu nghiên cứu

Theo kết quả khảo sát thu được ta nhận thấy rằng có đa dạng sinh viên thuộc các ngành khác nhau, trong đó Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế có tỷ lệ lớn nhất là 46,2% Điều này tạo nên sự khách quan, bao quát và tính đại diện cho bài nghiên cứu.

3.3.1.4 Những yếu tố tác động đến lựa chọn chuyên ngànhcủa sinh viên Đại học Thương mại

Nhân tố "Yếu tố bản thân" có 3 biến quan sát, mức độ không đồng ý cao nhất là 1 và đồng ý cao nhất là 5, giá trị đồng ý trung bình cao nhất là 3.96 đối với biến “Tôi

Trang 30

muốn làm những việc liên quan đến chuyên ngành mình đã chọn” Điều này thể hiện sinh viên Đại học Thương Mại quyết định ngành học theo định hướng công việc

Thầy cô tư vấn cho tôi về lựa chọn chuyên

Bảng 3.2 Các cá nhân ảnh hưởng

Nhân tố "Các cá nhân ảnh hưởng" có 5 biến quan sát, mức độ không đồng ý cao nhất là 1 và đồng ý cao nhất là 5, giá trị đồng ý trung bình cao nhất là 2.83 đối với biến "Tôi bị tác động bởi người thân trong quá trình lựa chọn chuyên ngành" Sinh viên hầu như quyết định lựa chọn ngành học của mình dựa vào tác động đến từ phía người thân trong gia đình.

3.3.1.4.3 Cơ hội việc làm

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w