TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1 Nguyễn Hồng Phúc 22D140163 Làm Word 2 Nguyễn Thủy Nguyên 22D140150 Nội dung 4.1 3 Hoàng Yến Như 22D140155 Làm powerpoint 4 Đào Nam Phương 22D140165 Nhóm trưởng 5 Đỗ Thị Lâm Oanh 22D140156 Nội dung 3 6 Bùi Mai Phương 22D140164 Nội dung 1 7 Đậu Đức Phú 22D140162 Nội dung 2.2 8 Vũ Cẩm Nhung 22D140154 Nội dung 2.1 9 Phùng Thị Kim Oanh 22D140158 Nội dung 1 10 Đoàn Nguyên Phương 22D140166 Thuyết trình 11 Bùi Thị Nhài 22D140151 Thuyết trình 12 Trương Hoàng Phát 22D140159 Nội dung 13 Ngô Thị Linh Nhi 22D140152 Nội dung 3
Trang 31.3 Phân quyền trong tổ chức 3
II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA CÔNG TYGOLDEN GATE 6
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Golden Gate 6
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Golden Gate qua từng giai đoạn 7
2.3 Phân tích thực trạng phân quyền trong tổ chức của công ty Golden Gate 11
2.4 Đánh giá việc thực hiện chức năng tổ chức của công ty Golden Gate .14III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY GOLDEN GATE 18
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị học là một môn học quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý Nó giúp chúng ta hiểu về cách quản lý một tổ chức, dự định và điều hành các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả Với sự phát triển không ngừng của xã hội và sự biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, sự hiểu biết về quản trị học là vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp và tổ chức có thể tồn tại và phát triển.
Tổ chức là một trong bốn chức năng cơ bản của quản trị học, có vai trò quan trọng trong việc phân công, phối hợp và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu Qua việc nghiên cứu chức năng tổ chức của công ty, chúng ta cũng có thể nhận thức rõ hơn về vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì một cấu trúc tổ chức hiệu quả.
Trong bài thảo luận này, chúng em xin đề cập đến chức năng tổ chức của công ty Golden Gate Mục tiêu của công ty Golden Gate là mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sự tư vấn và quản lý tài sản chuyên nghiệp Để đạt được mục tiêu này, chức năng tổ chức của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả và tối ưu hóa các quy trình công việc.
1
Trang 6NỘI DUNGI CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm và vai trò của tổ chức
● Khái niệm tổ chức:
Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.
● Vai trò của tổ chức:
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý cùng các cơ chế vận hành và phối hợp giữa các bộ phận Qua đó giúp gia tăng hiệu quả hoạt động, hạn chế sự lãng phí khi vận hành.
- Tạo cơ hội giúp các thành viên của tổ chức phát huy tối đa tiềm năng - Kết hợp các nguồn lực riêng lẻ thành một nguồn lực thống nhất, giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu chung đạt hiệu quả hơn.
- Đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động quản lý Nhờ việc phân công và xác định rõ ràng mối quan hệ trong công việc giữa các bộ phận giúp nâng cao hiệu lực các quyết định quản lý
1.2 Cấu trúc của tổ chức
● Khái niệm: Cấu trúc tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã được xác định của tổ chức.
● Các đặc điểm:
- Tính tập trung; Phản ánh tính tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ chức cho cá nhân hay bộ phận Nếu quyền lực trong tổ chức được tập trung chủ yếu cho một cá nhân (hoặc một bộ phận), tính tập trung của tổ chức là cao và ngược lại.
Trang 7- Tính phức tạp; Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức Nếu tổ chức có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ đan xen,cấu trúc tổ chức có tính phức tạp cao và ngược lại
- Tính tiêu chuẩn hoá: Phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành vi của mỗi bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay cá nội quy, quy chế… Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hoá cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức.
● Các nguyên tắc cấu trúc của tổ chức
- Nguyên tắc 1: Tương thích giữa hình thức và chức năng - Nguyên tắc 2: Thống nhất chỉ huy
- Nguyên tắc 3: Cân đối - Nguyên tắc 4: Linh hoạt - Nguyên tắc 5: Hiệu quả ● Các yếu tố ảnh hưởng
- Mục tiêu và chiến lược của tổ chức - Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức - Quy mô của tổ chức
- Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức - Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị - Môi trường bên ngoài của tổ chức
1.3 Phân quyền trong tổ chức
a Khái niệm và các hình thức phân quyền ● Khái niệm:
- Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho cho bộ phận hay cá nhân trong tổ chức phải thực hiện để đạt được mục tiêu - Trong đó: Nhiệm vụ được hiểu là những công việc hay những phần công việc mà các thành viên trong tổ chức phải thực hiện để đạt được mục tiêu Quyền hạn là quyền được sử dụng các nguồn lực của tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ Trách nhiệm là nghĩa vụ phải hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành đúng với yêu cầu của người giao Trong trường hợp quyền hạn không
3
Trang 8được giao phó, người ta nói đến tập quyền, là quá trình thâu tóm quyền ra quyết định vào trong tay một người
● Các hình thức phân quyền
- Phân quyền theo chức năng: là hình thức phân quyền theo các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, chẳng hạn như sản xuất, cung ứng, marketing, nhân sự, tài chính, …
- Phân quyền theo chiến lược: là hình thức phân quyền cho các cấp bậc trung gian phía dưới để thực hiện các chiến lược, chẳng hạn như xác định giá cả, chọn lựa đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, …
● Sự cần thiết của phân quyền trong tổ chức:
- Khi được phân công rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn, nhà quản trị cấp dưới gắn trực tiếp với các tình huống hơn
- Việc trao quyền hạn tương đối lớn sẽ khuyến khích phát triển các nhà quản trị chuyên nghiệp
- Phân quyền sẽ giúp người thừa hành có khả năng thực hiện quyền tự quản nhiều hơn, vì vậy việc thực hiện công việc được nhanh hơn
- Phân công nhiệm vụ trong phân quyền được coi là một trong những hình thức đào tạo cấp dưới, tạo điều kiện cho họ phát triển, từ đó động viên kích thích họ làm việc tốt hơn
- Phân quyền làm giảm áp lực về công việc đối với các nhà quản trị cấp trên, nhất là đối với nhà quản trị cấp cao, tạo điều kiện cho họ tập trung vào các vấn đề chiến lược
- Phân quyền giải phóng bớt khối lượng công việc cho nhà quản trị cấp cao, đồng thời tạo ra môi trường rèn luyện, đào tạo và thử thách cho các nhà quản trị cấp trung để họ có những chuẩn bị cần thiết cho sự thay thế các nhà quản trị cấp cao khi cần
b Các yêu cầu khi phân quyền
● Phải biết rộng rãi với cấp dưới Sự rộng rãi làm cho người được nhận nhiệm vụ một cách thoải mái, có như vậy mới phát huy tính chủ động và khả năng tư duy sáng tạo của cấp dưới, tạo cho cấp dưới có cơ hội để tự thể hiện và khẳng định bản thân
Trang 9● Phải biết sẵn sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn nhất định, kể cả quyền ra quyết định Có như vậy, nhà quản trị tránh được hiện tượng “ôm đồm” công việc, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc
● Phải biết tin tưởng ở cấp dưới Cấp dưới được cấp trên tin tưởng sẽ cố gắng hết hết mình với công việc Tuy nhiên, không vì quá tin cấp dưới mà nhà quản trị buông lỏng sự kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp dưới
● Phải biết chấp nhận thất bại của cấp dưới, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn thất bại với họ Làm được như vậy, nhà quản trị sẽ là chỗ dựa tin cậy cho cấp dưới, tạo động lực cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được phân công ● Phải biết cách tổ chức, kiểm tra theo dõi cấp dưới Mặc dù phân quyền cho
cấp dưới nhưng nhà quản trị không buông lòng hoạt động kiểm soát Nhà quản trị thực hiện tốt công việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện nhanh chóng những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết khi cấp dưới thực hiện nhiệm vụ để kịp thời có các giải pháp hợp lý để điều chỉnh Mặt khác, qua kiểm tra, nhà quản trị đánh giá chính xác năng lực và và khả năng phát triển của cấp dưới
c Quá trình phân quyền
● Xác định mục tiêu phân quyền ● Tiến hành giao nhiệm vụ.
● Tiến hành giao quyền hạn cho người được giao nhiệm vụ ● Tiến hành kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ
Trong quá trình phân quyền, nhà quản trị cần phải đảm bảo sự cân đối giữa nhiệm vụ và quyền hạn phân cho cấp dưới Nếu nhiệm vụ nhiều mà quyền hạn ít, dẫn đến cấp dưới làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm Ngược lại, quyền hạn được giao vượt quá nhiệm vụ đặt ra thì cấp dưới sẽ lạm dụng quyền hạn, có thể gây ra tổn thất cho tổ chức Vì vậy, xác định ranh giới quyền hạn nhiệm vụ một cách rõ ràng là biện pháp tốt nhất, đảm bảo hiệu quả của phân quyền trong tổ chức
5
Trang 10II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY GOLDEN GATE
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Golden Gate
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng Tên tiếng anh: Golden Gate Restaurant Group
Trụ sở chính: Số 60, Phố Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, quận Ba Đình Tp.Hà Nội.
Tổng quát:
- Thành lập từ năm 2005, Golden Gate (CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GOLDEN GATE) là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam, với 5 phong cách ẩm thực chính, bao gồm: Lẩu, Nướng, Á, Âu và quán cà phê Golden Gate hiện sở hữu hơn 22 thương hiệu cùng gần 400 nhà hàng đa phong cách trên 40 tỉnh thành, phục vụ 18 triệu lượt khách hàng mỗi năm và vẫn đang không ngừng nỗ lực phát triển hơn.
- Golden Gate chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và nhà hàng Công ty sở hữu và quản lý nhiều thương hiệu nổi tiếng như SumoBBQ, Vuvuzela, Kichi Kichi, Gogi House, Ashima, Phở Ông Hung, Marukame Udon và Pizza Hut tại Việt Nam Với sự phát triển nhanh chóng và chiến lược mở rộng, Golden Gate đã trở thành một trong những nhà hàng và chuỗi nhà hàng lớn nhất tại Việt Nam.
- Nếu muốn trải nghiệm cảm giác ở HongKong, bạn có Crystal Jade Hongkong Kitchen và Hutong Một nhà hàng chuyên về dimsum và vịt quay Nếu yêu thích Nhật Bản, bạn có một loạt thương hiệu như iSushi, Sumo, Ashima Thưởng thức bữa tối tại những nhà hàng này, bạn sẽ được dịp đắm mình vào không gian hệt như những nhà hàng ngay tại đất nước mặt trời mọc Hoặc nếu là fan của những bộ phim Hàn Quốc và mê mẩn cảnh Park Seo Joon lướt qua khu Itaewon với hàng chục quán nướng nghi ngút khói và mùi thịt được ướp đậm đà thì chúng ta có K-Pub, GoGi… là những nhà hàng mà bạn nhất định không thể bỏ qua.
- Ngoài lĩnh vực nhà hàng, Golden Gate cũng hoạt động trong các ngành công nghiệp khác như bất động sản, giải trí và xuất bản sách Công ty sở hữu
Trang 13Tóm tắt lý lịch của Ban Điều Hành Ông Đào Thế Vinh – Tổng Giám Đ ốc
● Năm sinh: 1972
9
Trang 14● Là người sáng lập Golden Gate và giữ vị trí Tổng giám đốc của Golden Gate kể từ khi thành lập cho đến nay Ông Vinh tốt nghiệp Đại học tại Đại học Khí tượng Thủy văn Nga Ông đồng thời là thành viên HĐQT độc lập của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động
● Số cổ phần biểu quyết vào 31/12/2022: 400.357 cổ phần, chiếm tỷ lệ 5,21% tổng vốn điều lệ Công ty.
Ông Nguyễn Xuân Tường – Phó Tổng Giám Đốc ● Năm sinh: 1972
● Là người sáng lập Golden Gate và giữ vị trí nhiều vị trí điều hành của Golden Gate kể từ khi thành lập cho đến nay.
● Số cổ phần biểu quyết vào 31/12/2022: 235.439 cổ phần, chiếm tỷ lệ 3,06% tổng vốn điều lệ Công ty.
Ông Kwak Dong Won – Phó Tổng Giám Đốc (đã miễn nhiệm kể từ ngày 31/12/2022)
● Năm sinh: 1973
● Gia nhập Golden Gate vào năm 2022 và đã miễn nhiệm cùng năm.
● Số cổ phần biểu quyết vào 31/12/2022: 0 cổ phần, chiếm tỷ lệ 0% tổng vốn điều lệ Công ty
Bà Nguyễn Phương Lan – Giám đốc tài chính ● Năm sinh: 1978
● Bà Lan đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính và gia nhập GoldenGate từ năm 2021.
● Số cổ phần biểu quyết vào 31/12/2022: 9.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 0,12% tổng vốn điều lệ Công ty.
Ông Nguyễn Mạnh Đức – Kế toán trưởng ● Năm sinh: 1975
● Ông Nguyễn Mạnh Đức đã có kinh nghiệm tại vị trí Kế toán trưởng nhiều năm tại các tổ chức lớn trong nước và ngoài nước Ông Đức được bổ nhiệm vào chức vụ Kế toán trưởng của Golden Gate kể từ ngày 01/01/2022 và đảm nhiệm chức vụ này từ đó đến nay.
Trang 15● Số cổ phần biểu quyết vào 31/12/2022: 0 cổ phần, chiếm tỷ lệ 0% tổng vốn điều lệ Công ty.
2.3 Phân tích thực trạng phân quyền trong tổ chức của công ty Golden Gatea, Mô hình phân quyền
Công ty Golden Gate là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam Công ty có quy mô lớn với hơn 400 nhà hàng trên toàn quốc Trong những năm gần đây, công ty đã có sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của công ty là việc áp dụng mô hình phân quyền trong tổ chức.
Sơ đồ tổ chức công ty (nguồn: Báo cáo thường niên của Golden Gate 2022) Mô hình này được thể hiện qua các điểm sau:
Cấp độ phân quyền: Công ty thực hiện phân quyền ở nhiều cấp độ khác nhau từ đại hội đồng cổ đông -> Hội đồng quản trị -> Giám đốc và người điều hành -> Các phòng ban chuyên môn Cụ thể như sau:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề thông qua báo cáo tài chính năm và dự đoán cho năm tài chính tiếp theo, đưa ra những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty.
11
Trang 16Quyết định vấn đề j?
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị giám sát hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty Hội đồng quản trị phải báo cáo đại hội đồng cổ đông về hoạt động của mình cụ thể là việc giám sát tổng giám đốc và những người điều hành khác trong năm tài chính.
Ban kiểm soát ( số lượng 3 người): Làm việc trong bộ phận kế toán và tài chính của công ty, giám sát tài chính của công ty, giám sát các hoạt động của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, người điều hành, báo cáo tại hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc và người điều hành: Công ty có tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc tài chính , kế toán trưởng, Tổng giám đốc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh đã được đại hội cổ đông và hội đồng quản trị thông qua, ký kết các hợp đồng tài chính thương mại tổ chức điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chuẩn bị các bản dự toán dài hạn hằng năm và hàng quý của công ty phục vụ cho việc dài hạn của công ty Trong ban giám đốc, phó giám đốc là người thực hiện, hỗ trợ giám đốc một số lĩnh vực hoạt động của công ty.
Các phòng ban chuyên môn: marketing, tài chính, nhân sự, Các phòng ban chức năng: Tại Công ty golden gate các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu trợ giúp ban giám đốc điều hành trong công việc và tổ chức triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Tổ chức theo chức năng: Công ty được tổ chức theo chức năng, với các phòng ban chuyên môn như: Marketing, Tài chính, Nhân sự, Mỗi phòng ban có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực của mình.
Quy trình phân quyền: Công ty có quy trình phân quyền rõ ràng, cụ thể Quy trình này được xây dựng dựa trên các tiêu chí như năng lực, kinh nghiệm của nhân viên, tính chất công việc,
=> Thực trạng phân quyền trong tổ chức của công ty Golden Gate được đánh giá là khá hiệu quả Mô hình này đã giúp công ty phát huy được năng lực của các nhân viên, tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý.
b, Lợi ích của phân quyền trong tổ chức của công ty Golden Gate