PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu chính của đề tài là Bảng khảo sát Quy trình xây dựng bảng khảo sát được thực hiện theo các bước mô tả trong hình sau:
Hình 10: Quy trình nghiên cứu khoa học
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về đề tài
Trong bước này, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các bài báo lớn trên thế giới và trong nước, đặc biệt là những bài nghiên cứu có bảng hỏi đi kèm để xác định hướng đặt câu hỏi khảo sát cũng như đối tượng thực hiện khảo sát.
Bước 2: Định nghĩa các biến, xác định thang đo và các biến
Dựa trên các kết quả từ những nghiên cứu trước, nhóm xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập bao gồm: Khía cạnh Kinh tế, Khía cạnh Pháp lý, Khía cạnh Từ thiện và Khía cạnh Đạo đức được nhóm lấy từ Mô hình kim tự tháp CSR của Archie Carroll (1999) và một biến Môi trường do nhóm tham khảo và lựa chọn thêm.
Bước 3: Xây dựng bảng khảo sát nháp
Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và dịch thô các tiêu chí đánh giá từ các nghiên cứu trước đây và xây dựng được bảo khảo sát nháp Đồng thời, xác định thang đo sẽ được sử dụng trong bảng hỏi là thang đo Likert
Bước 4: Nghiên cứu sơ bộ
Nhóm tác giả đã sử dụng bảng khảo sát nháp đi phỏng vấn trực tiếp… người với mục đích tìm ra những biến quan sát nào không phù hợp hoặc những biến quan sát nào cần phải bổ sung thêm để điều chỉnh bảng hỏi Các đối tượng được phỏng vấn đã góp ý cho việc hiệu chỉnh thang đo và điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp.
Bước 5: Bảng khảo sát chính thức
Dựa vào kết quả phỏng vấn, nhóm tác giả đã tổng hợp, chỉnh sửa và thống nhất các ý kiến để hoàn thiện bảng khảo sát chính thức của bài nghiên cứu Bảng hỏi khảo sát gồm 26 biến quan sát (21 biến của các yếu tố trong CSR ảnh hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm của dược phẩm Hoa Linh và 5 biến đo lường hành vi mua mỹ phẩm của dược phẩm Hoa Linh của người tiêu dùng tại thành phố Hà Nội) với mức đánh giá dựa trên thang đo Likert 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Trung bình, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý
Bước 6: Báo cáo kết quả nghiên cứu
Sau khi khảo sát và thu nhập dữ liệu qua bảng hỏi online (đây là phương pháp thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí), thu được 206 phiếu hợp lệ Nhóm tác giả đã xử lý dữ liệu và tiến hành báo cáo kết quả nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Quy định về số mẫu theo kinh nghiệm là tỷ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1 (Bollen, 1989) Như vậy, với mô hình có 26 tham số cần phân tích thì số mẫu tối thiểu phải là 130 mẫu Để đạt được kích thước này, nhóm nghiên cứu đã gửi phiếu khảo sát online.
Phương pháp chọn mẫu: Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp theo các tiêu chí chọn mẫu bao gồm: giới tính, năm học, mức chi tiêu để thu thập thông tin của đối tượng Nhóm lựa chọn các mẫu khảo sát là những sinh viên đang sống tại Hà Nội và đã từng sử dụng mỹ phẩm của dược phẩm Hoa Linh.
Kết quả nhóm nghiên cứu đã thu về được số lượng phản hồi là 270 phản hồi, sau khi xử lý và loại bỏ còn lại 206 phản hồi đủ điều kiện để đưa vào phân tích định lượng.
Bảng câu hỏi được thiết kế để sàng lọc và loại bỏ các thông tin phản hồi mà không đáp ứng được yêu cầu Người được khảo sát nhận được một đường dẫn đến bảng khảo sát.
Phần chính của bảng câu hỏi, bao gồm sáu mục liên quan đến hành vi tiêu dùng xanh Các mục hỏi được đánh giá trên thang Likert năm điểm (1: “Rất không đồng ý”, 2: “Không đồng ý”, 3: “Bình thường”, 4: “Đồng ý”, 5: “Hoàn toàn đồng ý”) để đo lường các yếu tố.
Bảng 2: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng Trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh đến hành vi mua sắm mỹ phẩm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ký hiệu Các yếu tố
KT1 Công ty TNHH Hoa Linh góp phần xây dựng thương hiệu Quốc gia KT2 Công ty TNHH Hoa Linh đóng góp lớn vào GDP cả nước
KT3 Công ty TNHH Hoa Linh hoạt động có lợi nhuận
KT4 Công ty TNHH Hoa Linh có những chính sách phát triển bền vững KT1 Công ty TNHH Hoa Linh góp phần xây dựng thương hiệu Quốc gia
PL1 Công ty TNHH Hoa Linh có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh
PL2 Công ty TNHH Hoa Linh thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên và liên tục
PL3 Công ty TNHH Hoa Linh cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật
Công ty TNHH Hoa Linh được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN)
PL5 Công ty TNHH Hoa Linh tôn trọng quyền lợi của người lao động ĐĐ Đạo đức ĐĐ1 Công ty TNHH Hoa Linh cung cấp thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác trên nhãn mác sản phẩm ĐĐ2 Các chương trình quảng bá của công ty TNHH Hoa Linh cung cấp những thông tin trung thực ĐĐ3 Công ty TNHH Hoa Linh quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng ĐĐ4 Công ty TNHH Hoa Linh chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động ĐĐ5 Công ty TNHH Hoa Linh duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với các nhà phân phối
TT1 Công ty TNHH Hoa Linh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng
TT2 Công ty TNHH Hoa Linh sẵn sàng tham gia những hoạt động vì sức khỏe cộng đồng
TT3 Công ty TNHH Hoa Linh tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện dành cho trẻ em và phụ nữ
TT4 Công ty TNHH Hoa Linh hỗ trợ các chương trình khuyến học dành cho sinh viên của các trường đại học Y, Dược
MT1 Công ty TNHH Hoa Linh sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường MT2 Công ty TNHH Hoa Linh kiểm soát tốt các chất thải ra môi trường
MT3 Công ty TNHH Hoa Linh tham gia các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên
HV Hành vi mua sắm mỹ phẩm của Dược phẩm Hoa Linh
HV1 Tôi lựa chọn mua sản phẩm mỹ phẩm của Dược phẩm Hoa Linh khi công ty thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội
HV2 Tôi hài lòng chọn mua sản phẩm mỹ phẩm của Dược phẩm Hoa Linh khi công ty thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội
HV3 Tôi vẫn tiếp tục mua sản phẩm mỹ phẩm của Dược phẩm Hoa Linh nếu công ty thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội trong thời gian tới
HV4 Tôi sẵn lòng chi thêm một khoản tiền để mua sản phẩm mỹ phẩm của
Dược phẩm Hoa Linh khi công ty thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội HV5 Tôi không bao giờ chọn mua sản phẩm mỹ phẩm của Dược phẩm Hoa
Linh khi công ty vi phạm Trách nhiệm xã hội
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua phiếu khảo sát online trong trang web https://doc.google.com Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát bằng cách chia sẻ bảng câu hỏi qua mạng dựa trên đối tượng là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội Người được khảo sát chỉ cần nhấp vào liên kết nhận được sau đó hoàn tất bảng khảo sát theo hướng dẫn.
Nội dung phiếu khảo sát bao gồm: Thông tin cá nhân của sinh viên, các nhân tố Trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh đến hành vi mua sắm mỹ phẩm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0 Nhóm đã tiến hành kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các nhóm biến Sau đó, áp dụng phân tích nhân tố khám phá EFA cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi mua sắm mỹ phẩm và lọc cũng như sắp xếp các biến lại vào các nhóm yếu tố dựa trên kết quả của bảng ma trận nhân tố xoay Từ đó, nghiên cứu đưa ra bảng hồi quy mức độ quan trọng của các nhóm biến đối với mô hình Kết quả hồi quy làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, thu hút khách hàng cũng như đưa ra một số hàm ý cho sinh viên cân nhắc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội khi thực hiện hành vi mua sắm mỹ phẩm.
2.3.3 Đánh giá sơ bộ thang đo Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Mục đích của phương pháp phân tích tìm ra những mục câu hỏi cần giữ lại và những mục câu hỏi cần bỏ đi trong các mục đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) hay nói cách khác là giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
2.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Phương pháp này rất có ích cho việc xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau Trong phân tích nhân tố EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn bao gồm:
Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu Kiểm định Bartlett’s (trong phân tích nhân tố, cần kiểm định mối tương quan của các biến với nhau (H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể)
Nếu giả thuyết H0 không được bác bỏ thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp Nếu kiểm định này có ý nghĩa (sig