1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thuyết trình đối chiếu tính từ anh việt từ vựng về môi trường

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊNKHOA: NGÔN NGỮ ANH

BÀI THUYẾT TRÌNH:

ĐỐI CHIẾU TÍNH TỪ ANH-VIỆT& TỪ VỰNG VỀ MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: Mai Thị Phương Quỳnh Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Linh

Chu Thị Kiều Trinh Vũ Lưu Ly

Lớp : 113182

Năm học: 2019-2020

Trang 2

MỤC LỤC

A.ĐỐI CHIẾU TÍNH TỪ ANH-VIỆT 3

I.Khái niệm đối chiếu 3

II Khái niệm so sánh 3

III.Tính từ trong tiếng Việt 3

IV.Tính từ trong tiếng Anh 5

V.So sánh tính từ Tiếng Việt & Tiếng Anh 8

B.TỪ VỰNG ANH- VIỆT VỀ MÔI TRƯỜNG 9

Trang 3

A.ĐỐI CHIẾU TÍNH TỪ ANH-VIỆT

I.Khái niệm đối chiếu.

Ngôn ngữ học bao gồm 3 ngành học chính: ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học lý luận, ngôn ngữ học so sánh.

Ngôn ngữ học đối chiếu là một trong những phân ngành của ngôn ngữ học so sánh Cơ sở lý thuyết chung của ngôn ngữ học đối chiếu là lý thuyết so sánh.

II Khái niệm so sánh

So sánh là thao tác tư duy phổ quát của nhân loại, giúp con người nhận thức hiện thực khách quan Hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu "một cái này" với "một cái khác", nhằm vạch ra mối quan hệ, liên hệ giữa chúng hoặc để làm nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng.

Trong khoa học, so sánh được coi như một thủ pháp nghiên cứu phổ quát Nó có tư cách của phương pháp nghiên cứu trong tâm lí học, lô gích học, toán học, sinh vật học, kinh tế học trong ngôn ngữ học cũng vậy.

Trong nghĩa thường dùng, hai từ so sánh và đối chiếu không khác nhau nhiều lắm về ý nghĩa "So sánh" là xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt nhau về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất còn "đối chiếu" là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau (Ví dụ: đối chiếu nguyên bản với bản dịch) [Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên]

Không nên đưa nội dung nghĩa của các từ như đã nói ở trên vào các kết hợp thuật ngữ "ngôn ngữ học so sánh", "ngôn ngữ học đối chiếu" Bởi vì thuật ngữ

Trang 4

khoa học nó luôn mang tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế Có nghĩa là

nội dung của nó được xác định, được quy định chặt chẽ trong mối quan hệ với các thuật ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ.

Với ngôn ngữ học, so sánh là một thủ pháp phân tích, một phương pháp nghiên cứu các tài liệu ngôn ngữ Những kinh nghiệm tích lũy được từ so sánh, phân tích các sự kiện ngôn ngữ, các tài liệu ngôn ngữ là cơ sở cho việc hình thành

một ngành học lớn: Ngôn ngữ học so sánh Trên lí thuyết so sánh chung, các phân

ngành nhỏ của ngôn ngữ học so sánh được xác lập Các phân ngành này khu biệt nhau theo các kiểu phân tích so sánh khác nhau.

III.Tính từ trong tiếng Việt.

1 Xác định tính từ trong tiếng Việt

Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt có phần hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ Chẳng hạn, khi nói “cuộc sống thành thị” thì thành thị vừa có thể coi là danh từ vừa có thể coi là tính từ, hoặc trong “hành động ăn cướp” thì ăn cướp vừa có thể coi là động từ vừa có thể coi là tính từ Chính vì vậy, người ta thường phân biệt trong tiếng Việt hai loại tính từ:

1.1 Tính từ tự thân: Là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc,

kích thước, hình dáng, âm thanh, hương vị, mức độ, dung lượng… của sự vật hay hiện tượng, ví dụ:

– Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.– Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu.

Trang 5

– Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon,

mỏng, dầy.

– Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co.– Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.

– Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.– Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.

– Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.

Việc phân loại tính từ như trên chỉ mang tính tương đối vì trong tiếng Việt tính từ có thể được sử dụng trong chức năng của trạng từ và khi ấy ý nghĩa của tính từ có thể thay đổi Ví dụ, so sánh:

Anh ấy cao 1m75/ Tôi đánh giá cao khả năng của anh ấy.Cái vali này rất nhẹ/ Chiếc thuyền lướt nhẹ trên sông.

1.2 Tính từ không tự thân: Là những từ vốn không phải là tính từ mà là những từ thuộc

các nhóm từ loại khác (ví dụ: danh từ, động từ) nhưng được sử dụng như là tính từ Tính từ loại này chỉ có thể xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác trong cụm từ hay câu Bình thường, nếu không có quan hệ với các từ khác, chúng không được coi là tính từ Như vậy, đây là loại tính từ lâm thời Tuy nhiên, khi được sử dụng làm tính từ, các danh từ hoặc động từ sẽ có ý nghĩa hơi khác với ý nghĩa vốn có

của chúng, thường thì đó là ý nghĩa khái quát hơn Chẳng hạn, khi nói “hành động ăn

cướp” thì ăn cướp thường có ý nghĩa “giống như ăn cướp” hay “có tính chất giống như

ăn cướp” chứ không phải là ăn cướp thật Vì vậy, việc nhận biết tính từ loại này sẽ giúp

ta hiểu đúng ý nghĩa của từ được sử dụng Trong tiếng Việt có các loại tính từ không tự

Trang 6

thân sau đây:

* Tính từ do danh từ chuyển loại Ví dụ: công nhân (trong: vải xanh công nhân); nhà

quê (trong: cách sống nhà quê); cửa quyền (trong: thái độ cửa quyền); sắt đá (trong: trái tim sắt đá); côn đồ (trong: hành động côn đồ).

* Tính từ do động từ chuyển loại Ví dụ: chạy làng (trong: thái độ chạy làng); đả

kích (trong: tranh đả kích); phản đối (trong: thư phản đối); buông thả (trong: lối sống buông thả).

2 Cách tạo tính từ ghép trong tiếng Việt

Tính từ ghép trong tiếng Việt có thể được tạo ra bằng những cách sau đây:

– Ghép một tính từ với một tính từ, ví dụ: xinh đẹp, cao lớn, to béo, đắng cay, ngay

thẳng, mau chóng, khôn ngoan, ngu đần.

– Ghép một tính từ với một danh từ, ví dụ: méo miệng, to gan, cứng đầu, cứng cổ, ngắn

ngày, vàng chanh

– Ghép một tính từ với một động từ, ví dụ: khó hiểu, dễ chịu, chậm hiểu, dễ coi, khó

– Láy tính từ gốc, nghĩa là lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận của tính từ gốc để tạo ra

tính từ mới Ví dụ: đen đen, trăng trắng, đo đỏ, vàng vàng, nâu nâu; sạch sẽ, may mắn,

chậm chạp, nhanh nhẹn, đắt đỏ…

*Có 2 loại tính từ đáng chú ý là :

– Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,… )

Trang 7

– Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu

hoắm, vắng tanh,…)

IV.Tính từ trong tiếng Anh.

1- ĐỊNH NGHĨA

Tính từ là từ chỉ tính chất, đặc điểm của người hoặc vật hay sự việc, thường được dùng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ.

Ví dụ:

- It is a good computer (Đó là một cái máy vi tính tốt.)- She has black eyes (Cô ấy có đôi mắt màu đen)

- She is very kind (Cô ấy rất tốt bụng)

- She is an unrealiable person (Cô ấy là một người không đáng tin tưởng.)

-> Đây là ý kiến, quan điểm của người nói về đối tượng được nói đến Đây chỉ là ý kiến chủ quan, mỗi người khác nhau sẽ có những nhận xét khác nhau về cùng một đối tượng.

b

Tính từ miêu tả những đặc điểm thực tế (factual)

Trang 8

* Size (Kích cỡ): big, small, long, short,…

Ví dụ:

- She has a long dress (Cô ấy có một chiếc váy dài.)

* Age (tuổi thọ): old, new, young, …

- His father looks very young (Bố của cậu ấy trông rất trẻ.)

* Shape (hình dạng): round, oval, square,…

- She has a round face (Cô ấy có một khuôn mặt tròn.)

* Color (Màu sắc): yellow, black, white,…

- It is a black wallet (Đó là một chiếc ví màu đen.)

* Origin (Nguồn gốc): Japanese, French,…

- It is a Japanese bag (Đó là một cái túi được sản xuất ở Nhật.)

* Material (chất liệu): wooden, woollen, plastic…

- It is a wooden house (Đó là một ngôi nhà làm bằng gỗ.)* Purpose (mục đích): walking (shoes), sleeping (bag),…

Ví dụ:

- I have just bought a pair of walking shoes (Tôi vừa mua một đôi giày đi bộ mới.)

3- VỊ TRÍ CỦA TÍNH TỪ TRONG CÂU

Trang 9

a Tính từ đứng trước danh từ bổ nghĩa cho danh từ: adj + N

Ví dụ:

- She is a beautiful girl (Cô ấy là một cô gái xinh đẹp.)

Ta thấy tính từ “beautiful” được sử dụng trước danh từ “girl”, và bổ nghĩa cho danh từ này.

b Tính từ đi sau các động từ tình thái: be/ get/ seem/ sound/ smell/ taste,

Ví dụ:

- It is getting dark (Trời đang tối dần.)

- It sounds interesting (Điều đó nghe có vẻ thú vị đấy.)

c Tính từ đi sau các đại từ bất định (anyone, anything, someone, something,…)

Ví dụ:

- Is there anything new? (Có điều gì mới không?)

d Môt số tính từ chỉ đứng trước danh từ: main, only, former, indoor, outdoor,…

Ví dụ:

- This is the main idea of the topic (Đây là ý chính của chủ đề này.)Ta KHÔNG nói: This idea is main.

e Một số tính từ chỉ đi sau động từ tình thái: afraid, asleep, alone, alive, alone,…

Ví dụ:

She is asleep (Cô ấy đang ngủ.)

Trang 10

KHÔNG nói: She is an asleep person.4- TRẬT TỰ CỦA TÍNH TỪ

Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose

* Cách nhớ: OpSAShCOMP

Ví dụ:

- It is a beautiful long new dress (Đó là một chiếc váy mới dài đẹp.)

Ta có: beautiful: là tính từ chỉ ý kiến, nhận xét (opinion) long: là tính từ chỉ kích thước (size)

new: là tính từ chỉ tuổi thọ (Age)

- She has bought a square white Japanese cake (Cô ấy mua một chiếc bánh Nhật màu

trắng hình vuông.) Ta có:

square: là tính từ chỉ hình dạng (shape) white: là tính từ chỉ màu sắc (color)

Japanese: là tính từ chỉ nguồn gốc (origin)

+ Ta có thể dùng “and” để nối giữa 2 hay nhiều tính từ cùng loại.

Ví dụ:

- It is a black and white television (Đó là một chiếc ti vi đen trắng.)

Ta thấy “black” và “white” là hai tính từ cùng chỉ màu sắc.

Trang 11

+ Ta có thể sử dụng “but” để nối giữa hai tính từ thể hiện sự đối lập Ví dụ:

- It is a cheap but interesting book (Đó là một cuốn sách rẻ tiền nhưng rất thú vị.)

+ Khi nói về kích thước thì ta sẽ sử dụng tính từ chỉ chiều dài đứng trước tính từ chỉ chiều rộng.

Ví dụ:

- It is a long large road (Đó là một con đường dài rộng.)

Ta thấy “long” là tính từ chỉ chiều dài và “large” là tính từ chỉ chiều rộng.

V.So sánh tính từ Tiếng Việt & Tiếng Anh.

1.Điểm giống nhau:

- Đều là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái - Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,…), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được Do đó , từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng

- Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

Trang 12

2.Điểm khác nhau:a.Trong Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt chúng ta không có khái niệm về từ gốc, tiền tố và hậu tố của một từ để làm thay đổi ý nghĩa của từ đó.

Ví dụ:

Chúng ta có tính từ “hạnh phúc”, chúng ta thêm “không hạnh phúc” để tạo nên tính từ có nghĩa ngược lại, thêm “niềm hạnh phúc” để biến tính từ thành danh từ, thêm “một

* Với từ “happy”: (adj) hạnh phúc

Unhappy: (adj) không hạnh phúc/bất hạnh Happiness: niềm hạnh phúc/sự hạnh phúc Happily: (adv) một cách hạnh phúc

* Với từ “work”: (v) làm việc Worker: công nhân

Overwork: (v) làm việc ngoài giờ Workaholic : người tham việc * Với từ “response” (v) phản ứng Responsible (adj) có trách nhiệm

Trang 13

Responsibility : trách nhiệm Irresponsible (adj) vô trách nhiệm

b.Trong Tiếng Anh:

Có một số từ thường dùng để so sánh Ta có thể thêm more( most) hoặc thêm er

(est) Tuy nhiên trong tiếng Việt ta chỉ có từ “ như” , “ giống “ , “ như là”, Ta không thể thêm bất cứ một tiền tố hay hậu tố nào để thay đổi nghĩa của từ này.

Trang 14

B.TỪ VỰNG ANH- VIỆT VỀ MÔI TRƯỜNG.I.Từ vựng là gì?

Nói cho đơn giản thì từ vựng học (lexicology) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ.

Vậy, đối tượng nghiên cứu của từ vựng học là từ vựng.

Từ vựng được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ.

Đơn vị tương đương với từ là những cụm từ cố định, cái mà người ta

vẫn hay gọi là các thành ngữ, quán ngữ Ví dụ: ngã vào võng đào, múa tay

Trang 15

trong bị, con gái rượu, tóc rễ tre, của đáng tội,… trong tiếng Việt; hoặc wolfin sheep's clothing (sói đội lốt cừu), like a bat out of hell (ba chân bốn cẳng)…

trong tiếng Anh.

II.Điểm khác biệt giữa từ vựng Tiếng Anh và Tiếng Việt là trọng âm: Tiếng Việt:

Do tính chất đơn âm của tiếng Việt nên khi đọc các từ sẽ được đọc rõ và đồng đều, thường không nhấn trọng âm.

Như trong câu ví dụ “Tôi là một nhà môi trường học.” mỗi từ được đọc rõ ràng như nhau: Tôi = là = một = nhà = môi=trường=học.

Tiếng Anh

Ngược lại, trong tiếng Anh, những từ đa âm tiết thường có một hoặc vài trọng âm Việc đọc đúng trọng âm sẽ quyết định khả năng người khác có nghe hiểu đúng hay không.

Ví dụ :Từ “environmentalist” sẽ được đọc nhấn mạnh vào âm tiết đầu như sau /ɛnˌvʌɪrən ˈmɛnt(ə)lɪst/ Cả câu “I am a environmentalist” sẽ được đọc nhấn mạnh vào danh từ “I” và

environmentalist” và động từ “am”, từ “a” sẽ gần như bị lướt qua.I am a– environmentalist

/aɪ æm ə ɛnˌvʌɪrənˈmɛnt(ə)lɪst /

Có rất nhiều từ trong tiếng Anh chỉ cần đọc sai trọng âm thì người nghe sẽ hiểu ra một nghĩa khác.

Trang 16

III.Dấu và ngữ điệuTiếng Việt:

Tiếng Việt có dấu (tonal language) Cụ thể trong tiếng Việt có 6 dấu hay 6 thanh khác

nhau Cũng giống như trong tiếng Trung, việc thay đổi dấu hay thanh sẽ làm thay đổi nghĩa của từ.

Ví dụ:

La – Là – Lá – Lạ – Lả – Lã có nghĩa hoàn toàn khác nhau

Việc có dấu hay có thanh cũng khiến cho tiếng Việt được cho là có giai điệu “như hát” theo lời nhận xét của rất nhiều người nước ngoài.

Tiếng Anh:

Tiếng Anh không có dấu nhưng có trọng âm và ngữ điệu (intonation) Có một số quy

tắc về ngữ điệu trong tiếng Anh nhưng nhìn chung, việc thay đổi ngữ điệu và thay đổi trọng tâm của câu giúp thể hiện thái độ và ý định của người nói.

IV.Khác nhau về phát âm

 Có thể đánh vần từng ký tự phát âm thành từ

 Không thể (viết một đàng, phát âm một nẽo), nếu gặp từ mới, phải đọc theo người dạy hoặc tra từ điển (tuyệt đối không tự đánh vần như tiếng Việt).

 Không phát âm phụ  Phát âm phụ âm cuối

Trang 17

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH âm cuối

 Viết (Tiếng Việt) = Đọc (Tiếng Việt)

 Viết (English) # Đọc (’ ɪŋɡlɪʃ)

 Bao gồm 5 nguyên âm đơn: a, o, i, e, u (uể oải)  Không có phân biệt rõ

ràng giữa nguyên âm đơn dài và nguyên âm đơn ngắn.

 Bao gồm 8 nguyên âm đơn phân biệt rất rõ ràng giữa nguyên âm đơn dài và nguyên âm đơn ngắn.

Ví dụ:

seat /siːt/ (n): chỗ ngồisit /sɪt/ (vi): ngồi

 Một từ chỉ có một cách đọc

 Một từ có nhiều cách đọc

V.Khác nhau về nhịp điệu.

 Có cao độ cao hơn  Cao độ thấp hơn  Đọc/Nói theo từng từ  Đọc/Nói theo cụm từ  Nhịp điệu lên xuống theo thanh điệu

Trang 18

TIẾNG VIỆTTIẾNG ANH

 Là ngôn ngữ đơn âm; khi nói, không đưa hơi lên mũi.

 Là ngôn ngữ đa âm; khi nói, đưa hơi lên mũi.

 Khi phát âm, đầu lưỡi thường ở khoảng giữa khoang miệng.

 Khi phát âm, đầu lưỡi chuyển động và chạm vào nhiều nơi trong khoang miệng

 Sau khi phát âm, luồng hơi từ phổi bị giữ lại trong khoang miệng và thoát ra ngoài rất ít.

 Sau khi phát âm, luồng hơi từ phổi di chuyển đến khoang miệng và thoát ra ngoài khá nhiều.

 Đóng khẩu hình miệng khi kết thúc một từ

 Thường không đóng khẩu hình miệng mà đọc nối tiếp với từ tiếp theo (Điều này khiến bạn khó nghe và đọc là vậy)

*Một số từ vựng Anh-Việt về môi trường:

Ý nghĩa

1 environment /ɛnˈvʌɪrənm(ə)nt/ (n) môi trường

2 environmental /ɪnvʌɪrənˈmɛnt(ə)l/ (a) thuộc về môi trường 3 environmentalist /ɛnˌvʌɪrənˈmɛnt(ə)lɪst/ (n) nhà môi trường học

Ngày đăng: 10/04/2024, 23:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w