Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca tại Việt Nam Quản trị chiến lược toàn cầu Kinh doanh quốc tế Chiến lược Marketing Chiến lược giá Đối thủ cạnh tranh thị trường Việt Nam tiềm năng như thế nào?
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CỦA COCA - COLA TẠI VIỆT NAM
Giảng viên Hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Dũng
LỚP: Chiến lược quản trị toàn cầu - LTK28.2
Trang 2I Cơ sở lí thuyết của thâm nhập thị trường 1
1 Khái niệm 1
2 Khi nào doanh nghiệp sẽ thâm nhập thị trường 1
3 Các vấn đề mà doanh nghiệp phải xem xét khi thâm nhập vào thị trường quốc tế 1
4 Các phương pháp thâm nhập thị trường 2
II Sơ lược về công ty Coca – Cola 5
1 Về công ty Coca - Cola 5
2 Cách nước uống Coca – Cola được tạo ra 6
III Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Coca - Cola 6
1 Vì sao chọn Việt Nam để kinh doanh 6
2 Mô hình SWOT của Coca tại thời điểm chuẩn bị gia nhập để dẫn đến quyết định thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1996 6
3 Các bước thâm nhập thị trường Việt Nam của Coca – Cola 7
3.1 Liên doanh 8
3.2 Thâu tóm và xác nhập trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài 8
4 Chiến lược thâm nhập thông qua văn hóa và hiểu về thị trường Việt Nam 10
Trang 3CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CỦA COCA - COLA TẠI VIỆT NAM
I Cơ sở lí thuyết của thâm nhập thị trường
1 Khái niệm
Thâm nhập thị trường là quá trình mà một công ty hướng tới thị phần cao
hơn bằng cách khai thác các sản phẩm hiện có trên các thị trường mới
Giúp các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được đưa vào thị trường mới
bằng các nỗ lực Marketing với mục tiêu chính là được gia tăng thị phần
2 Khi nào doanh nghiệp sẽ thâm nhập thị trường
Doanh nghiệp sẽ thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường khi muốn:
- Mở rộng hoạt động kinh doanh và phạm vi hoạt động: Thâm nhập thị
trường giúp mở rộng thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
tiếp cận được nhiều khách hàng hơn từ đó tăng doanh số bán hàng, lợi
nhuận
- Tăng cường lợi thế cạnh tranh, giảm rủi ro cho doanh nghiệp: Thâm nhập
thị trường, mở rộng quy mô giúp doanh nghiệp tăng cường lợi thế hơn so
với các đối thủ cùng ngành hàng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản
phẩm
- Tìm kiếm nguồn lực mới: Nguồn nhân lực, nguyên liệu, vật tư, công nghệ
ở môi trường mới
- Kéo dài tuổi thọ của sản phẩm: một khi sản phẩm hoặc thương hiệu trở
nên phổ biến, nó sẽ được cải tiến và cập nhật và nó sẽ được khách hàng
biết đến nhiều, sử dụng,mua bán trong thời gian dài [CITATION HỌC \l
1033 ]
3 Các vấn đề mà doanh nghiệp phải xem xét khi thâm nhập vào thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường:
Trước khi thâm nhập vào một thị trường mới, các doanh nghiệp phải tiến
hành nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường đó Điều này bao gồm việc hiểu
về cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, yếu tố văn hóa, kinh tế và chính
trị, đánh giá tiềm năng và rủi ro
Trang 4 Chiến lược cạnh tranh:
Các doanh nghiệp phải xác định chiến lược cạnh tranh phù hợp với thị
trường mục tiêu Điều này có thể bao gồm giảm giá, sản phẩm độc đáo,
dịch vụ khách hàng tốt hơn hoặc chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn
Lựa chọn mục tiêu:
Các doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu cụ thể của mình khi thâm
nhập vào thị trường mới Mục tiêu này có thể bao gồm tăng trưởng doanh
số bán hàng, tăng cường danh tiếng thương hiệu, hoặc mở rộng cơ hội thị
trường
Phân tích SWOT:
Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats - Điểm
mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Mối đe dọa) là một công cụ quan trọng giúp các
doanh nghiệp đánh giá mình trong bối cảnh thị trường mục tiêu
Chiến lược tiếp thị:
Để thành công trong việc thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp phải có
một chiến lược tiếp thị cụ thể và hiệu quả Điều này có thể bao gồm việc
sử dụng quảng cáo, tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội dung và các chiến lược
khác để tạo ra sự nhận thức và thu hút khách hàng mới
Quản lý rủi ro:
Thâm nhập vào thị trường mới có thể mang lại cơ hội lớn, nhưng cũng đi
kèm với rủi ro Các doanh nghiệp phải xác định và quản lý những rủi ro
này một cách cẩn thận, từ các vấn đề pháp lý đến rủi ro về văn hóa và kinh
tế
Khảo sát phản hồi của khách hàng và cải thiện sản phẩm:
Khảo sát phản hồi của khách hàng để đo lường hiệu quả của các chiến
lược thâm nhập thị trường Từ khảo sát đó biết được mong muốn, yêu cầu
của khách hàng, đưa ra các kế hoạch đổi mới, cải thiện sản phẩm theo xu
hướng của thị trường để gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng
Trang 54 Các phương pháp thâm nhập thị trường
Xuất khẩu:
Là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác
để bán, đây là phương thức thâm nhập mà các doanh nghiệp lần đầu tiên
kinh doanh ở nước ngoài thường sử dụng
Ưu điểm:
Mức độ đầu tư ít, rủi ro thấp, đa dạng hóa khách hàng, giảm sự phụ thuộc
vào thị trường trong nước Doanh nghiệp có thể khai thác được lợi thế vị
trí và lợi thế kinh tế theo quy mô bằng việc sản xuất tập trung sản phẩm ở
một địa điểm nào đó có lợi thế vị trí và sau đó xuất khẩu vào thị trường
nước ngoài
Nhược điểm:
Doanh nghiệp không kiểm soát được hoạt động Marketing và phân phối
tại thị trường nước ngoài, hàng rào thuế quan, chi phí vận chuyển cao có
thể làm cho hoạt động xuất khẩu không mang lại lợi ích kinh tế
Vì không cần có bất cứ đại diện nào ở nước ngoài nên các nhà kinh doanh
có rất ít cơ hội để tham khảo ý kiến khách hàng, học hỏi từ các đối thủ và
nhận biết đặc điểm riêng biệt của thị trường Sản phẩm sẽ khó phù hợp với
thị trường nước ngoài
Nhượng quyền thương mại:
Là hoạt động thương mại, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu
cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ theo các điều kiện:
Ví dụ
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quyết định và được gắn với
nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, báo cáo của bên nhượng quyền
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh
Ưu điểm:
Trang 6Doanh nghiệp có thể xâm nhập vào các thị trường nước ngoài mà vẫn tiết
kiệm được chi phí, không phải chịu rủi ro có liên quan (khi bên nhận
quyền hoạt động sản phẩm không có hiệu quả)
Tăng lợi nhuận (phí chuyển nhượng), phù hợp hơn với các doanh nghiệp
bán lẻ và dịch vụ
Nhược điểm:
Tạo phức tạp, khó khăn cho trong việc quản lý, kiểm soát hệ thống và chất
lượng Cản trở doanh nghiệp phối hợp chiến lược toàn cầu
Bán giấy phép:
Doanh nghiệp cho phép đối tác sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu,
thiết kế hoặc hình thức sản xuất kinh doanh của mình
Ưu điểm:
Sự độc lập, tính linh hoạt trong quá trình hoạt động Chi phí ít hơn so với
nhượng quyền do không phải trả phí bản quyền định kỳ, phù hợp với các
doanh nghiệp sản xuất và chế tạo
Nhược điểm:
Doanh nghiệp mất quyền kiểm soát đối với hoạt động sản xuất, marketing
Phải đảm trách mọi thứ tự từ khâu thành lập công ty, quản lý, điều hành,
tiếp thị và hạch toán để có thể thành công vì không có hoặc ít sự hỗ trợ từ
bên bán Có thể bị cạnh tranh trực tiếp bởi các đối tác khi hợp đồng hết
hiệu lực Hạn chế khả năng phối hợp chiến lược giữa các thị trường
Liên doanh:
Hai hoặc nhiều công ty cùng liên kết đóng góp tài sản (dây chuyền sản
xuất, bằng phát minh, thương hiệu, hay các yếu tố quan trọng khác trong
kinh doanh) thiết lập một công ty mới mà cả hai cùng chia sẻ quyền sở
hữu và kiểm soát chung
Ưu điểm:
Chia sẻ rủi ro, tận dụng đối tác về kinh nghiệm, tri thức (marketing, sản
xuất, nghiên cứu, phát triển ) và sự ưu đãi của nước chủ nhà đối với
doanh nghiệp liên doanh
Nhược điểm:
Trang 7Doanh nghiệp mất quyền tự chủ trong kinh doanh, chia sẻ lợi ích, lợi
nhuận, khó khăn trong công tác quản lý do có sự khác biệt về văn hóa,
phong cách quản lý do vậy sẽ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn nội bộ
Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Ưu điểm:
Khi doanh nghiệp muốn hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khác nhưng
không cần thành lập pháp nhân Chia sẻ rủi ro; thực hiện nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian chỉ cần ký hợp đồng hợp tác kinh doanh
Nhược điểm:
Nhiều rủi ro đặc biệt trong trường hợp quan hệ giữa hai bên không còn tốt
đẹp, chia sẻ lợi ích, lợi nhuận Khó khăn trong các hoạt động thực tế, hạch
toán chi phí
Công ty 100% vốn:
Là việc doanh nghiệp thành lập một cơ sở kinh doanh mới, một công ty
con ở một thị trường nước ngoài thông qua việc: bỏ vốn đầu tư xây dựng
cuộc sống mới hoặc mua lại các doanh nghiệp có sẵn trên thị trường nội
địa, chuyển liên doanh thành công ty 100% vốn
Ưu điểm:
Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh của
mình, không phải san sẻ lợi nhuận
Nhược điểm:
Doanh nghiệp sẽ phải mất thời gian, chi phí để tìm hiểu, thâm nhập thị
trường, xây dựng kênh phân phối của riêng mình, phải chịu rủi ro cao hơn
khi thành lập và vận hành một cơ sở kinh doanh mới ở một thị trường mới
[ CITATION Luậ23 \l 1033 ]
Trang 8II Sơ lược về công ty Coca – Cola
1 Về công ty Coca - Cola
Công ty Coca-Cola có trụ sở tại Atlanta- Georgia, là một công ty đồ uống
và là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá các đồ uống và siro không cồn đa
quốc gia của Hoa Kỳ
Công ty này được biết đến nhiều nhất với sản phẩm hàng đầu Coca-Cola,
được dược sĩ John Stith Pemberton phát minh năm 1886 tại Columbus,
Georgia Công thức và thương hiệu Coca-Cola được Asa Griggs Candler
mua lại năm 1889, sau đó thành lập Công ty Coca-Cola năm 1892
[ CITATION Wik231 \l 1033 ]
2 Cách nước uống Coca – Cola được tạo ra
Dược sĩ John Stith Pemberton - Ông bị một vết thương do kiếm vào tháng
4 năm 1865, trong Trận chiến Columbus Những nỗ lực của anh để kiểm
soát cơn đau mãn tính của mình đã dẫn đến chứng nghiện morphin Anh
bắt đầu thử nghiệm với nhiều loại thuốc giảm đau và chất độc Cuối cùng,
sau khi phát triển một loại nước giải khát pha trộn rượu và cocaine trước
đó, điều này đã dẫn đến công thức sau này được điều chỉnh để tạo ra
Coca-Cola
Dược sĩ Pemberton đã thử bán cho khách hàng tại một tiệm thuốc địa
phương do mình làm chủ tên là Jacobs' Pharmacy, tại đây đồ uống này
ngày một phổ biến và nhanh chóng được bán ra Sau này nó được phát
triển rộng rãi và ai cũng biết đến Coca – Cola [CITATION Wik23 \l 1033 ]
III Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của Coca - Cola
1 Vì sao chọn Việt Nam để kinh doanh
VN với các lợi thế như: dân số đông, thu nhập từ trung bình trở lên, thị
trường có mức độ an toàn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với chính
trị ổn định
Việt Nam là trung tâm giao thương hàng hóa tại Châu Á, với đường biển
dài, nhiều cảng biển thuận lợi cho việc xuất khẩu
Trang 9 Thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa và xuất khẩu sang các nước trên
thế giới, tạo môi trường kinh doanh ổn định
2 Mô hình SWOT của Coca tại thời điểm chuẩn bị gia nhập để dẫn
đến quyết định thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1996
Là thương hiệu nổi tiếng
được nhiều người biết đến
Hương vị thích hợp với tất
cả lứa tuổi
Tiện lợi dễ sử dụng
Giá cả phải chăng
Chưa đa dạng hóa được sản phẩm
Các vấn đề về sức khỏe người dùng
Thị trường Việt nam còn
nhiều không gian để khai
thác
Vốn đầu tư và tiềm năng
lớn để thu hút đầu tư
Rủi ro về tỉ giá ngoại tệ
Thị trường mới và sự khác biệt về văn hóa
Các đối thủ đồ uống ở nước thâm nhập: Pepsi, Chương Dương,…
3 Các bước thâm nhập thị trường Việt Nam của Coca – Cola
Việt Nam chính thức mở cửa thị trường sau thời gian dài đóng cửa và sau
khi được Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại năm 1994, các công ty nước
ngoài đổ xô vào nước ta để kinh doanh như một thị trường béo bở, trong
đó có Coca-Cola là nước tiên phong trong sự gia nhập của các công ty
nước ngoài
Lập tức các bảng hiệu của Coca – Cola xuất hiện trên các đường phố của
Việt Nam
Trang 10Hình 1 Bảng hiệu của Coca – Cola tại VN những ngày đầu thành lập
Coca Cola bắt đầu biết đến tại Việt Nam từ năm 1960, tuy nhiên phải 30
năm sau, năm 1994 mới bắt đầu chính thức kinh doanh Trải qua gần 20
năm phát triển, Coca Cola Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn tại
Việt Nam
Ngày nay, Coca Cola được biết đến là công ty 100% vốn nước ngoài Tuy
nhiên, trước đó, công ty này đã trải qua một thời kỳ dài liên doanh, liên
kết với các đối tác Việt Nam
3.1 Liên doanh
Bước đầu để dễ dàng thâm nhập thị trường và giải quyết các thủ tục hành
chính, giấy tờ gia nhập và đặc biệt là loại bỏ được đối thủ nặng kí tại thời
điểm lúc bấy giờ là Chương Dương Nên Coca chọn liên doanh với các
hãng thức ăn và nước uống nổi tiếng của Việt Nam lúc đó,…
Tháng 8/1995, liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và Công
ty Nông nghiệp và Thực phẩm Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại
miền Bắc
Miền Nam là sự kết hợp với nước uống Chương Dương thành lập
Coca-Cola Chương Dương
Trang 11 Tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung -
Coca-Cola Non Nước được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát
Đà Nẵng
3.2 Thâu tóm và xác nhập trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
Chiến tranh giữa hai gã khổng lồ Coca và Pepsi bắt đầu vào năm 1996 Cả
hai tung ra rất nhiều hoạt động khác nhau thông qua những chiến dịch
quảng cáo, khuyến mãi như thay đổi bao bì sản phẩm, chiết khấu cho đại
lý, cắt giảm giá thành, tặng quà hoặc tăng mức tính dụng cho đại lý
Kết quả là những chiến dịch này đã mang đến những khoản lỗ khổng lồ
cho cả hai nhãn hiệu từ năm 1996 đến năm 2000
Số liệu của Cục Thuế TP.HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi
chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 Điều này khiến cho việc
liên doanh nằm trong tình trạng không có lời suốt nhiều năm và bên đối
tác Việt Nam đành trao quyền lại cho phía nước ngoài
Vào tháng 10/1998, Với sự thay đổi về chính sách thu hút nhà đầu tư nước
ngoài, Chính phủ cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100%
vốn đầu tư nước ngoài Chính sách này đã tạo cơ hội giúp Coca Cola mua
lại phần vốn góp của các đối tác Việt Nam, sở hữu toàn bộ 3 liên doanh
Tháng 6/2001, được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty
Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã được Bộ Công nghiệp cho phép
sáp nhập, chính thức trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, với số vốn
đầu tư 350 triệu USD và tổng công suất của 3 nhà máy gần 400 triệu lít
cola/năm Hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của
Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh
[ CITATION Bảo131 \l 1033 ]
Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh cho biết kết quả kinh doanh của Coca Cola Việt
Nam, với những con số lỗ triền miên sau nhiều năm hoạt động của doanh
nghiệp này Theo đó, mặc dù doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng đều
đặn với mức tăng trưởng bình quân 24%, đặc biệt từ năm 2008 nhưng tính
đến năm 2011, Coca Cola Việt Nam đã lỗ lũy kế tới 3.768 tỷ đồng, vượt
cả số vốn chủ sở hữu ban đầu 2.950 tỷ đồng [ CITATION Hoà15 \l 1033 ]
Trang 12Hình 2 Báo cáo của Coca – Cola về tình hình kinh doanh từ 2004
-2008
Bất chấp thua lỗ, Coca-Cola vẫn tiếp tục mở rộng Cuối tháng 10/2012,
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành, ông Muhtar Kent tới Việt Nam
và tuyên bố rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới Sang
năm 2014 đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt
Nam
Tuy nhiên, Coca Bất ngờ lãi sau 20 năm vào Việt Nam Số liệu từ Cục
thuế TPHCM cho biết, năm 2013 và 2014 Coca Cola báo lãi lần lượt 150
tỷ và 357 tỷ đồng