Theo những nghiên cứu về quản trị rủi ro tài chính thì việc đánh giá khả năng bảo vệ những hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
BÀI TẬP GIỮA KỲMÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO
Đề tài: Trình một chủ đề liên quan đến bản thân, gia đình,
hoặc doanh nghiệp là đối tượng của rủi ro Sau đó nhận dạng 10rủi ro cơ bản nhất mà đối tượng đó gặp phải bằng phương phápnhận dạng phù hợp Đo lường những rủi ro này và đề xuất biện
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro: 4
1.1.1 khái niệm rủi ro: 4
1.1.2Đặc trưng của rủi ro: 4
1.2.1Khái niệm quản trị rủi ro: 4
1.2Nhận dạng rủi ro: 5
1.2.1Nguồn rủi ro: 5
1.2.2Các phương pháp nhận dạng: 5
1.3Đo lường rủi ro: 5
1.4Kiểm soát rủi ro: 6
CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG RỦI RO DOANH NGHIỆP 8
2.1 Rủi ro doanh nghiệp: 8
2.2Đo lường rủi ro: 8
2.3Biện pháp kiểm soát rủi ro: 9
PHẦN KẾT LUẬN 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Quản trị rủi ro được xem là một trong những hoạt động quản trị quan trọng nhất tại một doanh nghiệp vì những lợi ích từ hoạt động này mang lại Theo những nghiên cứu về quản trị rủi ro tài chính thì việc đánh giá khả năng bảo vệ những hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược chính là lợi ích quan trọng nhất mà các nhà quản trị rủi ro tài chính hướng đến
Rủi ro có thể xuất xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực, bất kể rủi ro nhiều hay ít, to hay nhỏ, nó sẽ có tác động bất lợi và gây thiệt hại theo một phương diện nào đó Vì vậy, quản trị rủi ro càng ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các hoạt động và có biện pháp kịp thời để phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, góp phần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh Để có thể giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp cần phải nhận thức được rủi ro, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với doanh nghiệp qua đó đề xuất và đưa ra một số kế hoạch quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh.
Trang 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro:
1.1.1 Khái niệm rủi ro:
Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con người hoặc tổ chức nào đó Rủi ro trong kinh doanh là một biến cố không chắc chắn trong kinh doanh mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho cá nhân hoặc tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, số lượng các kết quả có thể có càng lớn, sai lệch giữa các kết quả có thể càng cao thì rủi ro càng lớn
1.1.2 Đặc trưng của rủi ro:
- Rủi ro quản lý: Là những rủi ro nảy sinh do trình độ yếu kém của người quản lý vì vậy quyết định do họ đưa ra có thể sai lầm gây tổn hại thậm chí phá sản doanh nghiệp.
- Rủi ro tài sản: Là những rui ro nảy sinh do tài sản và cơ cấu tài sản doanh nghiệp năm giữ.
- Rủi ro tài trợ: là những rủi ro và trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro:
Quản trị rủi ro là quá trình
tiếp cận rủi ro một cách khoa học,toàn diện có hệ thống bao gồm: nhận dạng, phân tích và đo lường, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục hâu quả của rủi ro.
- Mục tiêu của quản trị rủi ro:
Trang 6+ Nhận biết các biến cố rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp trong tương lai, phân tích nguồn gốc, tính chất và mức độ nghiêm trọng của các rủi ro đã nhận dạng được.
+ Chỉ ra được trong số những rủi ro đã được nhận dạng rủi ro nào cần và có thể né tránh được và cách thức né tránh, những rủi ro nào có thể chấp nhận được.
+ Đối với những rủi ro khác thì cách thức hay biện pháp nào cần áp dụng để phòng ngừa hay giảm thiểu.
+ Dự tính được tổn thất phải chịu đựng nếu rủi ro xảy ra và đo lường được trong trường hợp xảy ra và cách thức, biện pháp khắc phục hậu quả, bù đắp tổn thất
- Môi trường chính trị: chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chiến tranh,… - Môi trường pháp luật: Hệ thống pháp luật, các chuẩn mực, cấc biện pháp trừng
phạt,…
- Môi trường hoạt động: lãnh đạo, công nghệ, tuyển dụng, sa thải,… - Môi trường kinh tế: chính sách kinh tế, tốc độ phát triển,…
- Vấn đề về nhận thức: khả năng của nhà quản trị, kinh nghiệm, đạo đức,
1.2.2 Các phương pháp nhận dạng:
- Thiết lập bảng kê - Phân tích tài chính - Phân tích công nghệ - Thanh tra hiện trường - Tham khảo các chuyên gia - Phân tích các tổn thất
Trang 7- Phân tích các hợp đồng
1.3 Đo lường rủi ro:
Đo lường tần số của tổn thất: Một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm.
(1) “ Hầu như không xảy ra” (nghĩa là theo nhà quản trị biến cố này sẽ không xảy ra) (2) “Hiếm khi xảy ra” (nghĩa là mặc dù có thể xảy ra, cho tới bây giờ biến cố vẫn chưa xảy ra và không có vẻ gì là sẽ xảy ra).
(3) “Thi thoảng có xảy ra” (nghĩa là nó mới xảy ra gần đây và có thể hy vọng sẽ xảy ra vào lúc nào đó trong tương lai).
(4) “thường xảy ra” (nghĩa là nó đã xảy ra thường xuyên và có thể hy vọng còn xảy ra thường xuyên trong tương lai) (prouty, 1960).
Đo lường mức độ tổn thất:
- Tổn thất lớn nhất có thể có (Maxinmum possible loss) là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được.
- Tổn thất lớn nhất có lẽ có (Maximum probable loss), là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin là có thể xảy ra.
Nói các khác, thiệt hại khó vượt quá tổn thất có lẽ có, trong khi thiệt hại không thể vượt quá tổn thất lớn nhất có thể có
1.4 Kiểm soát rủi ro:
Phương pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện bằng cách:
• Lắp hệ thống bảo đảm an toàn ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp vào những dữ liệu • Lắp đặt những hệ thống chữa cháy, bảo đảm an toàn cho con người và tài sản • Thực hiện những chương trình đào tạo và giáo dục cho công nhân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ về rủi ro và giúp họ biết sử dụng kỹ thuật để hạn chế những trường hợp đáng tiếc khi có rủi ro xảy ra.
Trang 8• Phát triển và thi hành những luật lệ đã được quy định, thường xuyên hướng dẫn nhân viên thực hiện những luật lệ quy định đó, với mục tiêu là quản trị những sự mất mát, và thương vong trong cơ cấu đối với sức mạnh của tự nhiên
Các phương pháp kiểm soát rủi ro: - Né tránh rủi ro
- Ngăn ngừa tổn thất - Giảm thiểu tổn thất - Quản trị thông tin - Chuyển giao thông tin - Đa dạng hóa
Trang 9CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG RỦI RO DOANH NGHIỆP2.1 Rủi ro doanh nghiệp:
Tình huống giả định đưa ra: Tôi làm trong một cửa hàng thực phẩm một cửa hàng thực
phẩm lớn Kinh doanh cả sỉ và lẻ sản phẩm Một khách hàng kiện cửa hàng của tôi về một loại thực phẩm họ đã mua sau khi ăn xong bị ngộ độc
Phân tích 10 rủi ro cơ bản nhất mà cửa hàng gặp phải bằng phương pháp thiết lập bảng kê Với đối tượng rủi ro là cửa hàng thực phẩm mà tôi đang làm việc
1 Giảm uy tín của cửa hàng Môi trường hoạt động 2 Mất khách hàng trung thành Môi trường văn hoá – xã hội 3 Mất đối tác, các cửa hàng nhận sỉ sản phẩm Môi trường hoạt động 4 Tốn kém chi phí do kiện tụng, bồi thường
cho khách hàng
Môi trường pháp luật 5 Tốn kém chi phí kiểm định, chi phí bảo
quản, sản xuất loại sản phẩm khách hàng đã mua
Môi trường hoạt động
6 Làm chậm quá trình phát triển của cửa hàng, có thể bị ngừng hoạt động trong một thời gian
Môi trường hoạt động
7 Giảm lòng tin, sự trung thành của nhân viên đối với cửa hàng
Môi trường văn hoá – xã hội 8 Nhân viên có thể xin nghỉ việc do cửa hàng
phải ngừng hoạt động trong một thời gian
Môi trường hoạt động 9 Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối thủ
cạnh tranh phát triển
Môi trường hoạt động 10 Doanh thu, lợi nhuận bị giảm Môi trường hoạt động
2.2 Đo lường rủi ro:
Trang 10- Giảm uy tín của cửa hàng
- Chậm quá trình phát triển của cửa hàng, có thể bị ngừng hoạt động trong một thời gian - Chi phí kiện tụng bồi thường cho khách hàng
- Chi phí kiểm định, bảo quản, sản xuất.
Cao - Nhân viên có thể xin nghỉ việc
- Mất đối tác.
- Mất khách hàng trung thành - Doanh thu, lợi nhuận bị giảm
2.3 Biện pháp kiểm soát rủi ro:
nhân viên; Tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh phát triển) những rủi ro ít gây ra tổn thất,: nếu xảy ra tổn thất cũng tương đối thấp.
Biện pháp: Không nên kiểm soát đến biện pháp ở ô này nhiều Nếu kiểm soát nhiều thì sẽ
làm trầm trọng các rủi ro
Ô số 2: Các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao (Giảm uy tín của cửa hàng;
Chậm quá trình phát triển của cửa hàng, có thể bị ngừng hoạt động trong một thời gian; Chi phí kiện tụng bồi thường cho khách hàng): tổn thất ít khi xảy ra nhưng xảy ra thì sẽ rất nghiêm trọng
Biện pháp: Cần có các biện pháp nghiêm ngặt, cần kiểm soát Cụ thể: Làm chậm quá
trình phát triển của cửa hàng:
- Sử dụng các biện pháp để đưa cửa hàng vào hoạt động một cách sớm nhất - Lựa chọn nhà cung ứng có uy tín
Trang 11- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thương lượng với khách hàng để tránh kiện tụng
Ô số 3: Các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp (Nhân viên có thể xin nghỉ việc):
tổn thất thường xảy ra nhưng tổn thất tương đối thấp
Biện pháp: cần giám sát nhưng không cần nghiêm ngặt: Cần có chính sách đãi ngộ nhân
viên tốt
Ô số 4: Các rủi ro có tần số và độ ngihêm trọng cao (Mất đối tác; Mất khách hàng trung
thành; Doanh thu, lợi nhuận bị giảm): tổn thất xảy ra thường xuyên và mỗi lần xảy ra đều
nghiêm trọng Biện pháp:
Mất khách hàng trung thành, mất đối tác:
-Tăng cường tìm kiếm khách hàng và đối tác mới thông qua các hình thức quảng cáo, xúc tiến,….
-Tạo mối quan hệ tốt với các đối tác
Nếu doanh thu, lợi nhuận giảm quá nhiều thì công ty nên cân nhắc việc dừng hoạt động
Trang 12PHẦN KẾT LUẬN
Một doanh nghiệp hoạt động nếu không nghĩ đến những rủi ro sẽ khó mà phát triển bền vững Với thị trường nhiều biến động thì việc gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh là điều thường xảy ra Tuy nhiên, chúng ta có nhiều cách để tránh, giảm thiêu hoặc kiểm soát những hậu quả khi rủi ro xảy ra Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch quản trị rủi ro rõ ràng Hiểu được những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những thiệt hại không đáng có, có thêm thời gian lên kế hoạch ngăn chận trước khi rui ro xảy ra Bởi, không hẳn mọi quản lý rùi ro trong kinh doanh đều mang ý nghĩa tiêu cực, nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị, dự phòng trước thì việc biển rủi ro thành cơ hội kinh doanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra Khi doanh nghiệp triển khai thành công hoạt động quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu một công cụ hữu ích, hiệu quả để có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới, những nguồn doanh thu mới, những dự án thành công và bảo toàn các giá trị cho doanh nghiệp Vì vậy, quản trị rủi ro là một vẫn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu qua.