................ ,............... ................... .................. ................ ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, ,,,,,,,,,,,,,,,,,,, DDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDDĐ KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK
Trang 1CÂU 4: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và
CMXHCN
* Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân
- Thứ nhất, giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản
+ Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa
là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó Tất cả các giai cấp khác
đều suy tàn và tiêu vong cùng với đại công nghiệp, còn giai cấp công nhân lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp
+ Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa
Điều này có được là do yêu cầu khách quan của sự phát triển công nghiệp trong thời đại mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- Thứ hai, do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ
bị lệ thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản
+ Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa
- Thứ ba, giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách mạng chống lại giai cấp tư sản
Do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
- Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất.
+ Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp nên nền sản xuất có trình độ phát triển cao đòi hỏi giai cấp công nhân cần phải tiếp thu các kiến thức khoa học để vận hành được dây chuyền này
+ Giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến thể hiện ở nhiệm
vụ xóa bỏ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn
+ Giai cấp công nhân được trang bị lí luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin là lí luận cách mạng khoa học và tiến bộ Để có thể tiếp thu và vận dụng lí luận này đòi
Trang 2hỏi giai cấp công nhân cần có trình độ lí luận nhất định.
- Thứ hai, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
+ Môi trường làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt
kỷ luật lao động
+ Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản - là một giai cấp có tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấp công nhân phải đấu tranh bằng phẩm chất kỷ luật của mình
- Thứ ba, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
Vì cách mạng của giai cấp công nhân hướng tới mục tiêu cuối là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, thể hiện ở sự xóa bỏ mọi tình trạng áp bức bóc lột, nô dịch cả về vật chất lẫn tinh thần Giai cấp công nhân vừa phải giành chính quyền, vừa sử dụng chính quyền để thực hiện mục tiêu đó
- Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.
+ Giai cấp công nhân ở tất cả các nước đều có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột
+ Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản khi mà chúng đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì vậy mà giai cấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế của giai cấp mình, cùng nhau thực hiện sứ mệnh lịch sử
* Liên hệ GCCN.VIỆT NAM
* Nguyên nhân khách quan của cách mạng XHCN
Khách quan: nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và sự kìm hãm của quan hệ sản xuất lỗi thời:
+ Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển có tính xã hội hóa cao dẫn đến quan
hệ sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
+ Biểu hiện mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế: tính tổ chức, tính kế hoạch cao trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng dẫn đến tính vô tổ chức của sản xuất toàn xã hội do sự cạnh tranh của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa tạo ra + Biểu hiện về mặt xã hội: mâu thuẫn giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Quy luật cạnh tranh ,tính chất vô chính phủ trong sản xuất dẫn tới khủng hoãn thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, khi sản xuất đình trệ,
Trang 3công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Để khắc phục tình trạng đó, giai cấp tư sản đã tổ chức các xanhđica, tờ rớt, congcoxiom và nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, bằng việc quốc hữu hóa một số ngành khi khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi Tuy nhiên không giải quyết được căn bản vấn đề khủng hoảng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
* Động lực của CM XHCN:
Liên minh giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và những người lao động dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa: là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp dẫn đến tăng về số lượng và chất lượng; là lực lượng lao động chủ yếu tạo nên sự giàu
có của xã hội
Giai cấp nông nhân có động lực to lớn:
+ Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền khi trong xã hội nông dân còn là lực lượng đông đảo ,thì cuộc đấu tranh chỉ thắng lợi khi lôi kéo được giai cấp nông dân C.Mác nói : Nếu giai cấp công nhân không thực hiện được bài đồng ca cách mạng với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp công nhân sẽ trở thành bài ai điếu
+ Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội: giai cấp công nhân chỉ hoàn thành được sứ mệnh lịch sử khi đại đa số giai cấp nông dân đi theo giai cấp công dân
Về kinh tế: giai cấp nông dân là một lực lượng lao động quan trọng trong xã hội Về chính trị-xã hội : giai cấp nông dân là một lực lượng cơ bản tham gia bảo vệ chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa dẫn đến duy trì khối liên minh công-nông vững chắc tạo được khối đoàn kết với các tầng lớp nhân dân lao động khác
Động lực khác: khối đại đoàn kết dân tộc,truyền thống văn hóa dân tộc và đường lối cách mạng đúng đắn
CÂU 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC
* Hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc
Trang 4Xu hướng thứ nhất, do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà các
cộng đồng dân cư muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân cư độc lập Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Xu hướng thứ hai,các dân tộc trong cùng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau Xu hướng này phát huy tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên
hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
* Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lê Nin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, các vấn đề dân tộc cần phải được giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cần phải được coi là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm Bất kể cộng đồng dân tộc nào (cho dù đó là cộng đồng có đông người hay ít người; có trình độ phát triển cao hay thấp; ) cũng đều có quyền lợi
và nghĩa vụ như nhau; không thể có đặc quyền đặc lợi cho riêng một dân tộc nào về các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ
+ Trong phạm vi một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc cần phải được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật; đồng thời nhà nước cần phải
có chính sách phù hợp trong việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, tạo nên sự phát triển hài hoà giữa các dân tộc
+ Trong phạm vi quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc trên thế giới, quyền bình đẳng dân tộc cần phải được gắn kết với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế nhằm đạt được sự bình đẳng giữa các quốc gia - dân tộc trên phạm vi quốc tế
- Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết
Trang 5+ Quyền tự quyết của các dân tộc là nói đến quyền làm chủ của mỗi dân tộc mà trước hết và cơ bản là quyền các dân tộc có thể tự mình quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình, không chịu sự ràng buộc, cưỡng bức của dân tộc khác
+ Quyền tự quyết của các dân tộc bao gồm: quyền tự do phân tách, hình thành nên cộng đồng quốc gia - dân tộc độc lập vì lợi ích chính đáng của các dân tộc
và quyền liên hiệp các dân tộc trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng của các dân tộc
- Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I Lênin; nó thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân
và phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp; phản ánh tính thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một quan điểm có tính nguyên tác trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền tự quyết của các dân tộc