1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Btl kdqt 231 itom1311 01 nhom 7

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sự cần thiết mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường quốc tếVới xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, doanh nghiệp ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong nước và quốc tế, ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN- DU LỊCH

-

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

M C L CỤỤ

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 4

1.1 Sự cần thiết mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế 4

1.2 Khái niệm nhượng quyền thương mại 4

1.3 Ưu điểm, nhược điểm của nhượng quyền thương mại 5

2.2: Thị trường Việt Nam khi KFC thâm nhập 10

2.2.1 Phân tích thị trường Việt Nam theo mô hình PEST 10

2.2.2 Các áp lực cạnh tranh đối với KFC 13

2.3 Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC. 15

2.4 Đánh giá phương thức “Nhượng quyền thương mại” của KFC tại Việt Nam 21

2.4.1 Ưu điểm và nguyên nhân 21

2.4.2 Nhược điểm và nguyên nhân 23

2.4.3 Đánh giá mô hình nhượng quyền thương hiệu của KFC tại Việt Nam 25

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CHO KFC TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 29

3.1 Một số giải pháp, kiến nghị cho KFC tại thị trường Việt Nam 29

3.1.1 Đối với chiến lược sản phẩm 29

3.1.2 Đối với chiến lược giá 30

3.1.3 Đối với chiến lược phân phối 30

3.1.4 Đối với chiến lược tiếp thị 30

3.1.5 Đối với đào tạo nguồn nhân lực 31

3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho KFC 31

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở cửa kinh tế là xu thế tất yếu.Việt Nam ngày càng nhận được sự đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, nhiều công ty, doanh nghiệp Việt nam cũng đang mở rộng đầu tư kinh doanh sang các nước khác Lựa chọn một con đường mới để thâm nhập thị trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của một công ty Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC của thị trường Việt Nam Đây là một thương hiệu nổi tiếng thế giới, và không còn xa lạ gì với nhiều thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam Và phải nói rằng ngay từ đầu khi bước chân vào thị trường Việt Nam, KFC đã lựa chọn một chiến lược đúng đắn, phù hợp, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh Chính vì vậy, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC” để làm chủ đề chính Qua đó, chúng em muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường của các Công ty đa quốc gia trong môi trường kinh doanh hiện nay

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 1.1 Sự cần thiết mở rộng hoạt động của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, doanh nghiệp ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong nước và quốc tế, người tiêu dùng trong nước có hạn Do vậy cần phải mở rộng và thâm nhập sang thị trường quốc tế

Yếu tố thúc đẩy từ thị trường trong nước:

Thị trường trong nước nhỏ: Một khi thị trường kinh doanh trong nước có quy mô

nhỏ đối với doanh nghiệp thì việc tìm kiếm các thị trường mới là cần thiết

Cạnh tranh gay gắt và tránh nhiều rủi ro: Kinh doanh ở nhiều thị trường khác

nhau sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro hơn là chỉ tập trung vào một thị trường Sản phẩm bán ra được thay đổi theo từng mùa trong năm ở nhiều nơi Ngoài ra, qua các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài còn hỗ trợ cho sản xuất trong nước, tạo sự ổn định về thương mại

Yếu tố thúc đẩy từ thị trường thế giới:

Tìm kiếm tài nguyên: Thông qua việc tham gia thị trường thế giới, các doanh

nghiệp có thể tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho việc sản xuất Nhiều doanh nghiệp như ngành dầu khí, hầm mỏ, luyện kim, lâm sản và chế biến nông sản mở rộng hoạt động thương mại quốc tế để khai thác nguồn nguyên liệu cho các nhu cầu đã có sẵn hoặc nhu cầu tiềm năng có thể xuất hiện trong tương lai

Cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường: Đối với nhiều mặt hàng công nghiệp, hàng

tiêu dùng và các dịch vụ, thị trường ở nước ngoài có quy mô lớn hơn so với thị trường trong nước

Chính phủ: Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham

gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến, tăng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao Đó là điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp thâm nhập vững chắc vào thị trường thế giới

Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm: Mỗi một sản phẩm đều có chu kỳ sống

riêng, độ dài của mỗi chu kỳ sống sản phẩm tùy thuộc vào từng thị trường Một sản phẩm có thể ở gần cuối chu kỳ sống của nó ở thị trường nội địa nhưng vẫn có thể bán được ở nhiều thị trường khác Tham gia vào thị trường thế giới cho phép kéo dài thêm tuổi thọ của sản phẩm ở những thị trường khác nhau

1.2 Khái niệm nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa hai hay nhiều bên trong đó bên nhận quyền được cấp quyền bán hoặc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo cùng một kế hoạch kinh doanh hay hệ thống tiếp thị mà bên nhượng quyền đưa ra trong một khoảng thời gian xác định Khi thực hiện kinh doanh bằng vốn và các nguồn lực của mình, bên nhận quyền phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch hay hệ thống tiếp thị gắn

Trang 5

liền với nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng, tiêu chí quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác mà bên nhượng quyền đưa ra Bên nhận quyền thương mại có nghĩa vụ trả một khoản phí, trực tiếp hoặc gián tiếp cho bên nhượng quyền và khoản phí này được gọi là phí nhượng quyền thương mại Bên nhận quyền có thể tiếp tục chuyển quyền thương mại cho một bên thứ ba khác nếu hợp đồng nhượng quyền thương mại đã có thỏa thuận cho phép, hoặc người đã chuyển quyền thương mại đồng ý cho chuyển tiếp

1.3 Ưu điểm, nhược điểm của nhượng quyền thương mại

1.3.1 Ưu điểm

Sử dụng phương thức nhượng quyền thương mại có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng thị trường về phạm vi địa lý với chi phí đầu tư thấp, nhất là với những doanh nghiệp thực thi chiến lược toàn cầu dựa vào các sản phẩm hoặc dịch vụ được tiêu chuẩn hóa trên thị trường quốc tế Lý do là bởi thông qua hợp đồng nhượng quyền, doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng thị trường nhờ tận dụng các yếu tố có sẵn như vốn, địa điểm kinh doanh, và sự am hiểu thị trường của bên nhận nhượng quyền Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể tận dụng được tính kinh tế theo quy mô trong hoạt động marketing trên phạm vi toàn cầu

Với phương thức này, bên nhượng quyền cũng sẽ phải đối mặt với mức độ rủi ro thấp hơn so với việc tự mình đầu tư để xây dựng hệ thống sản xuất và phân phối trực tiếp hàng hóa và dịch vụ của mình ở thị trường nước ngoài Điều này là nhờ việc tận dụng những kiến thức về văn hóa và kỹ năng quản lý của bên nhận nhượng quyền ở thị trường mục tiêu Trong trường hợp hoạt động kinh doanh trên thị trường mới gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ chủ động và linh hoạt hơn trong việc lựa chọn chiến lược xử lý phù hợp, trong đó bao gồm cả lựa chọn thoái lui ra khỏi thị trường

So với phương thức cấp phép kinh doanh quốc tế thì ở phương thức nhượng quyền thương mại nhất là nhượng quyền mô hình kinh doanh cho phép doanh nghiệp có quyền giám sát mức ở độ cao hơn đối với các hoạt động của đối tác là bên nhận quyền Điều này nhằm đảm bảo bên nhượng quyền sẽ thực hiện đúng các quy định và các tiêu chuẩn chung mà các bên đã thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền đã được ký kết Vì thế doanh nghiệp có thể bảo vệ tốt hơn với các bí quyết công nghệ và kinh doanh, bằng sáng chế, hay thương hiệu và nhãn hiệu của mình khi đối tác được phép khai thác ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là ở nhiều quốc gia đang phát triển nơi có mức độ bảo vệ của pháp luật đối với quyền sở hữu trí tuệ còn chưa thực sự được coi trọng

1.3.2 Nhược điểm

Tuy nhiên sử dụng phương thức này khi mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp những khó khăn trong việc duy trì kiểm soát đối với bên nhận quyền nhất là khi số lượng bên nhượng quyền tăng lên và phân bổ ở nhiều quốc gia khác nhau Nếu như việc quản lý doanh nghiệp nhận nhượng quyền không chặt chẽ sẽ dẫn tới một số rủi ro như để lọt bí quyết công nghệ kinh doanh vào tay đối tác nhận quyền từ đó tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai Hoặc nếu một trong các bên nhận quyền không thực hiện đúng các trách nhiệm dẫn đến làm sai quy trình hoặc cung

Trang 6

cấp hàng hóa dịch vụ không phù hợp với quy chuẩn do bên nhượng quyền đề ra có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh chung của toàn bộ hệ thống cũng như thương hiệu và hình ảnh của bên nhượng quyền trong mắt khách hàng Chính vì vậy bên nhượng quyền cần thường xuyên giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của phía đối tác để có thể có sự hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho cả hai phía

Trang 7

CHƯƠNG II: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA KFC

2.1 Tổng quan về KFC

2.1.1 Giới thiệu chung về KFC toàn cầu

KFC (Kentucky Fried Chicken) là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ có trụ sở tại Louisville, Kentucky Đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ 2 thế giới về doanh số sau McDonald's với hơn 27.000 nhà hàng tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ Đây là một mảng hoạt động và thương hiệu của tập đoàn Yum! một trong những tập đoàn nhà hàng lớn nhất thế giới KFC kinh doanh theo hình thức nhượng quyền với hơn 99% của hàng được chủ sở hữu nhượng quyền thương mại

Từ những năm 1950 KFC đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của mình từ một nhà hàng trên đường xa lộ thành chuỗi nhà hàng chuyên về gà lớn nhất thế giới Thế nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu như không có sự kiên trì bền bỉ của một người đàn ông - Colonel Harland D Sanders Quá trình phát triển của thương hiệu KFC gắn liền với cuộc đời người đàn ông này

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

1929: Khởi nguồn: Colonel Harland Sanders, người sáng lập KFC, bắt đầu kinh doanh ẩm thực tại Corbin, Kentucky, Mỹ Ông mở một cây xăng nhỏ và bắt đầu phục vụ thức ăn cho khách hàng

1930: Nhà hàng đầu tiên: Sanders mở một nhà hàng đầy đủ tại Corbin, nơi ông phát triển công thức gà rán Kentucky nổi tiếng với 11 loại gia vị và thảo mộc

1952: Nhượng quyền đầu tiên: Sanders bắt đầu cung cấp quyền sử dụng công thức gà rán của mình cho các nhà hàng khác Nhà hàng đầu tiên được cấp quyền này nằm ở Salt Lake City, Utah

1964: Bán KFC: Sanders bán lại công ty cho một nhóm nhà đầu tư dẫn đầu bởi Johny Brown Jr và Jack C Massey với giá 2 triệu đô la Tuy nhiên, Sanders vẫn tiếp tục làm hình ảnh đại diện cho thương hiệu

1971: KFC được Heublein Inc mua lại: KFC được Heublein Inc., một công ty sản xuất đồ uống và thực phẩm, mua lại với giá 285 triệu đô la

1986: KFC thuộc sở hữu của PepsiCo: PepsiCo, Inc mua lại KFC từ Heublein Inc với giá khoảng 840 triệu đô la

1997: Tách KFC thành công ty riêng biệt: PepsiCo tách các chuỗi nhà hàng của mình, bao gồm KFC, Pizza Hut và Taco Bell, để tạo thành một công ty mới tên là Tricon Global Restaurants, Inc., sau này đổi tên là Yum! Brands, Inc

2.1.1.2 Tầm nhìn

KFC là một tập đoàn nhượng quyền thương mại, vì vậy ở mỗi khu vực khác nhau, các công ty nhượng quyền KFC có thể xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn khác nhau

Trang 8

Tầm nhìn của KFC tại Hoa Kỳ: “Trở thành nhà bếp hàng đầu nước Mĩ, phục vụ những món ăn nhanh, ngon và vô cùng hấp dẫn cho các gia đình ít nhất mỗi tuần một lần.”

Tầm nhìn của KFC tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đó là:“ Trở thành tập đoàn dịch vụ thực phẩm tích hợp hàng đầu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương dựa trên các sản phẩm có chất lượng ổn định và dịch vụ đặc biệt lấy khách hàng làm trọng tâm.”

Có thể thấy bên cạnh những cái riêng được chắt lọc từ văn hóa xã hội nơi KFC đặt chân đến, tầm nhìn của các khu vực vẫn giữ lại được hướng đi, viễn cảnh chung nhất của cả hệ thống KFC

2.1.1.3 Sứ mệnh

KFC mong muốn có những khách hàng trung thành mà khi thưởng thức chỉ một lần, họ sẽ quay lại thưởng thức 1 lần nữa món ăn của họ tại KFC – mang lại niềm vui cho tất cả mọi người

Thông qua tầm nhìn ở Mĩ và khu vực Châu Á, Thái Bình Dương, có thể thấy sứ mệnh của KFC muốn hướng tới đó chính tiên phong trong việc cung ứng chuỗi thực phẩm thức ăn nhanh dành cho mọi đối tượng khách hàng trên phạm vi toàn cầu Đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tuyệt hảo, nhất quán Đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất

Mục tiêu của KFC:

- Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ - Duy trì cam kết cải tiến liên tục cho sự đổi mới và phát triển, phấn đấu luôn là

nhà lãnh đạo trong thị trường thường xuyên thay đổi

- Tạo được nguồn tài chính và lợi nhuận vững chắc cho chủ đầu tư cũng như nhân viên của công ty

- Mở rộng kênh phân phối tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực

Mục tiêu trên chính là những kết quả được kỳ vọng, những thành tựu mà KFC muốn đạt đến trong giai đoạn này Với các mục tiêu chiến lược đặt ra, KFC không những chú trọng đến những dịch vụ chất lượng cho khách hàng mà đồng thời đặt mục tiêu tài chính là tạo và duy trì lợi nhuận vững chắc cho những chủ đầu tư

2.1.2 Tình hình KFC tại thị trường VN

❖ Quá trình phát triển chuỗi hệ thống của hàng KFC tại Việt Nam

Khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm tháng 12 năm 1997, KFC đã phải chịu lỗ ròng rã suốt 7 năm để đạt đến điểm hòa vốn và có lãi Cho đến năm 2006, KFC đã vô cùng thành công tại thị trường châu Á trong đó có Việt Nam, đây là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, đây cũng là thời gian KFC mở rộng thị trường ra thủ đô Hà Nội Cho đến nay KFC đã có hơn 172 nhà hàng tại 39 tỉnh thành.

❖ Các cột mốc phát triển nhà hàng đầu tiên tại các tỉnh/thành phố:

• Năm 1997 - TP.HCM

Trang 9

• Năm 1998 - Đồng Nai

• Năm 2006 - Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ

• Năm 2008 – Bà Rịa Vũng Tàu, Đắc Lắk

• Năm 2018 - Gia Lai, Phú Thọ

• Năm 2019 – Lâm Đồng Bắc Ninh, Cà Mau, Ninh Bình, Phú Yên, Lạng Sơn, Nam Định

❖ Với triết lý kinh doanh: “To be the leader in western style quickly service restaurants through friendly service good quality food and clean atmosphere” (Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn nhanh theo kiểu phương Tây thông qua dịch vụ “thân thiện, thức ăn chất lượng cao và không gian trong lành thoáng đãng”), KFC đã và đang chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ Có thể nói, KFC đã xây dựng tốt thị trường và tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo cho hoạt động lâu dài của mình

❖ Về mục tiêu kinh doanh:

- Xây dựng một tổ chức với sự tận tâm vượt trội

- Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ - Duy trì cam kết liên tục cho sự thay đổi mới và phát triển , phấn đấu luôn là nhà

lãnh đạo trong thị trường thường xuyên thay đổi

- Tạo được nguồn tài chính và thuận lợi vững chắc cho chủ đầu tư cũng như nhân viên trong công ty

❖ Giá trị:

- Tập trung mọi nguồn lực cho việc hoạt động nhà hàng vì đây sẽ là nơi phục vụ khách hàng

- Khen thưởng, trân trọng và ghi nhận các đóng góp của mỗi cá nhân tại KFC - Mở rộng và cập nhật chương trình đào tạo liên tục cho nhân viên - Cởi mở, trung thực và trực tiếp trong mọi giao dịch

- Cam kết bản thân công ty các tiêu chuẩn cao nhất để luôn là một thể thống nhất và chuyên nghiệp

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên đưa ra các ý tưởng mới và sáng tạo, vì đây sẽ là mấu chốt trong cạnh tranh

- Cam kết sự tăng trưởng lâu dài trong doanh số, lợi nhuận và quy mô của tổ chức ❖ Sản phẩm phục vụ

Trang 10

- Gà rán: theo suất 1, 2, 3, 6, 9, 18 miếng

- Đồ ăn nhẹ: cánh gà giòn cay, gà Popcorn, Hamburger, bánh kẹp, cơm gà, súp gà, …

- Đồ ăn phục: khoai tây chân, khoai tây nghiền, bắp cải trộn, bánh mì mềm - Đồ tráng miệng: kem, các loại bánh, các loại nước giải khát

- Plated meals: món ăn phục vụ theo kiểu gia đình - Bowls: thức ăn đựng trong tô

2.2: Thị trường Việt Nam khi KFC thâm nhập

2.2.1 Phân tích thị trường Việt Nam theo mô hình PEST

P: Chính trị

Việt Nam là một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, với Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo duy nhất Chính phủ Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu Việt Nam cũng là thành viên của các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO và Liên hợp quốc

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta tiếp tục được thúc đẩy thông qua việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, CPTPP (năm 2016), EVFTA (năm 2020), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP, năm 2020), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam, Anh và Bắc Ireland (UKVFTA, năm 2020) Đến đầu năm 2022, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA, trong đó, có 15 FTA có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 2 FTA đang đàm phán (FTA giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA FTA), FTA Việt Nam - Israel) Có thể thấy, việc ký kết các FTA chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại ở cả châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương

Trong giai đoạn 2011 2022, từ định hướng hội nhập kinh tế là trọng tâm trong - quá trình hội nhập quốc tế, phương hướng hội nhập kinh tế quốc tế có sự kế thừa, phát triển, được thể hiện ở một số điểm: Một là, phương thức hội nhập kinh tế quốc tế chủ đạo là tham gia các tiến trình đối thoại, hợp tác song phương, đa phương hoặc quốc tế; tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế; tham gia các phong trào, các trào lưu chung của khu vực và quốc tế; hai là, chấp thuận và áp dụng, nội địa hóa các nguyên tắc, chuẩn mực chung quốc tế bao gồm các tập quán, chuẩn mực, thỏa thuận, công ước, điều ước khu vực, quốc tế; ba là, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế theo hướng trở thành thành viên nòng cốt, dẫn dắt tại một số diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể

Trang 11

Qua những điều trên cho thấy, với những thể chế chính sách, định hướng, thị trường Việt Nam những năm gần đây đang rất thu hút các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường tại Việt Nam ở tất cả các ngành hàng

E: Kinh tế

Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á Các chính sách đổi mới kinh tế được triển khai mạnh mẽ, tập trung vào xu hướng toàn cầu hóa và đưa nền kinh tế sang bước ngoặt mới Việt Nam cũng là một thị trường tiêu thụ lớn, với hơn 99,9 triệu dân, trong đó đa số là giới trẻ, có thu nhập và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác quan trọng, như CPTPP, EVFTA và RCEP, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế

Mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD Đặc biệt, sau khi cơ bản khống chế được đại dịch COVID 19, từ quý IV 2021 nền kinh tế Việt - -Nam đã mở cửa trở lại và có những bước hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,59% so với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước

Qua đây cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng có những chuyển biến tích cực, đời sống người dân được cải thiện và những nhu cầu về ăn uống cũng tăng lên… Nhằm thỏa mãn nhu cầu này thì đây là cơ hội để cho những doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn như KFC vào đầu tư tại thị trường Việt Nam.

S: Xã hội:

Trang 12

Việt Nam là một nước đa dân tộc, với 54 dân tộc khác nhau, với một nền văn hóa phong phú, ảnh hưởng bởi các nền văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp và Mỹ Là một quốc gia được xếp vào hàng những nước đông dân trên thế giới, với cơ cấu dân số trẻ và những tiềm năng tăng trưởng kinh tế được được đánh giá là một thị trường hấp dẫn với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh (fast food)

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thu nhập của người dân cũng tăng lên, cùng với xu hướng hòa nhập vào thế giới, ngày càng nhiều những luồng văn hóa được du nhập vào Việt nam, thì người tiêu dùng – đặc biệt là những lớp khách hàng trẻ dần thay đổi những thói quen tiêu dùng và cởi mở hơn với những hàng hóa và dịch vụ từ nhiều nước trên thế giới Không những vậy, người tiêu dùng giờ đây rất quan tâm đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm Điều này vừa là thách thức vừa là cơ hội để KFC phát triển sản phẩm ăn uống của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một khi làm được điều này KFC sẽ chiếm được tình cảm của khách hàng, cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình, thu hút thêm những tệp khách hàng mới

Khi kinh tế phát triển mạnh, với một cuộc sống hối hả đòi hỏi họ phải cắt giảm thời gian sinh hoạt cho gia đình, dành nhiều thời gian hơn cho công việc, đề cao sự tiện lợi, nhanh chóng trong sinh hoạt nên xu hướng sử dụng những đồ ăn nhanh đang rất phát triển tại thị trường Việt Nam Đồ ăn nhanh cũng rất hợp khẩu vị của những người trẻ tại Việt Nam Đây là khách hàng tiềm năng của thị trường đồ ăn nhanh bởi những sản phẩm ăn nhanh rất kích thích vị giác, ngon miệng và dễ nghiện

Mặc dù thị trường đang phát triển, nhưng KFC vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về văn hóa và thói quen ăn uống của phần lớn người dân Việt Nam Nhiều người dân Việt Nam vẫn thích ăn các món ăn địa phương và không quen với các loại thức ăn nhanh như KFC KFC và Lotteria là hai chuỗi đồ ăn nhanh chiếm thị phần cao nhất tại Việt Nam, tuy nhiên cũng bắt đầu giảm doanh số Năm 2018 chỉ tăng 7,5% trong khi năm 2017 tăng 18,3% Đối với Lotteria Việt Nam cũng vậy, doanh thu năm 2018 chỉ tăng 2%, con số này năm 2017 là 17% Vì thế, đây là thách thức của các thương hiệu đồ ăn nhanh nước ngoài tại Việt Nam

T: Công nghệ:

Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phát triển công nghệ nhanh chóng trong khu vực Việt Nam có một hạ tầng viễn thông hiện đại, với mật độ sử dụng điện thoại di động và internet cao Việt Nam đang đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT, 5G và robot Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới, như điện toán đám mây, thương mại điện tử, mạng xã hội, trò chơi điện tử và fintech

Trang 13

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, thị trường bán lẻ thay đổi dần từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại, theo đó hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng Người tiêu dùng ngày càng tin cậy và sử dụng nhiều hơn các nền tảng mua sắm trực tuyến Công nghệ phát triển làm cho việc mua hàng của khách hàng ngày càng thuận tiện hơn, với sự bùng nổ của các dịch vụ giao hàng tận nơi qua các ứng dụng công nghệ đặt hàng người tiêu dùng chỉ cần vài thao tác trên chiếc điện thoại là có thể có nhân viên đưa hàng đến tận nơi.

Công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng, cung cấp cho KFC các công cụ để nâng cao hiệu quả vận hành và quản lý của họ Ví dụ, KFC sử dụng hệ thống đặt hàng trực tuyến và các ứng dụng di động để tiếp cận với khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại

2.2.2 Các áp lực cạnh tranh đối với KFC

2.2.2.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

KFC đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Việt Nam như Lotteria, Jollibee, McDonald's và Texas Chicken Theo báo cáo từ Euromonitor, KFC đã giữ vị trí dẫn đầu thị phần về đồ ăn nhanh tại Việt Nam với tỷ lệ 36,4% vào năm 2020 Tuy nhiên, sự cạnh tranh vẫn cực kỳ khốc liệt và các đối thủ tiếp tục mở rộng quy mô để cạnh tranh với KFC

Trong giai đoạn khi KFC có ý định thâm nhập thị trường Việt Nam, các hãng kinh doanh thức ăn nhanh tại đây vẫn còn đếm trên đầu ngón tay Một số đối thủ đáng kẻ trong ngành tại thời điểm này có Jollibee, Lotteria, Chicken Town Mức độ cạnh tranh trong ngành tại giai đoạn này chưa thực sự gay gắt khi chỉ có một vài ông lớn bắt đầu hiện diện ở Việt Nam, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước thực sự “bỏ ngỏ” thị trường tiềm năng này Tuy nhiên, nếu xét theo triển vọng tăng trưởng ngành tại thị trường Việt Nam, cùng với sự phát triển một bộ phận dân cư trẻ, thích nghi cao với cuộc sống hiện đại và yếu tố sính ngoại, tương lai sẽ có nhiều đại gia dòm ngó vào miếng bánh béo bở này, vì vậy tính cạnh tranh của ngành sẽ ngày càng trở nên gay gắt Do đó, KFC với lợi thế là một hãng truyền thống thức ăn nhanh từ lâu đời, đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm nhập thị trường, đồng thời với khả năng thích ứng nhanh nhạy, hãng cân tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường Việt Nam, chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm thức ăn nhanh, khởi tạo và duy trì xu hướng tiêu dùng mới cho giới trẻ Bên cạnh đó, KFC cần tiếp tục mở rộng thị phần và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với chiến lược thâm nhập của các đối thủ khác trong tương lai Thị trường thức ăn nhanh được dự đoán sẽ sôi động và mang tính cạnh tranh cao khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thể giới

2.2.2.2 Quyền lực thương lượng của khách hàng

Trang 14

Theo thống kê từ Euromonitor International, trong năm 2021, thị trường ăn uống nhanh tại Việt Nam đã đạt tổng giá trị 12,6 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 8,4% trong năm 2022 Với sự phát triển của nền kinh tế và sự thay đổi của thói quen ăn uống, người tiêu dùng đang có nhu cầu cao về các sản phẩm ăn nhanh Trong khi các đối thủ cạnh tranh của KFC lựa chọn mọi đối tượng khách hàng thì đối tượng khách hàng của KFC tập trung vào độ tuổi từ 17-29 tuổi, gia đình có nhiều trẻ em Đây là một lợi thế khá lớn cho việc cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh bởi việc xác định thị trường KFC chủ yếu vào xu hướng năng động, khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam Ngoài ra, một bộ phận lớp trẻ có thu nhập khá cao và kèm theo đó là khả năng sẵn sàng chi trả khá lơn Họ sẵn sàng chi trả cho bữa ăn ngon miệng và chất lượng Người dân cũng ý thức được rõ về mặt giá cả so với giá trị mà họ nhận được

Khách hàng ngày càng trở nên thông minh hơn và yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, giá cả và trải nghiệm dịch vụ Khách hàng cũng có nhiều lựa chọn khác nhau và có thể dễ dàng chuyển sang các thương hiệu cạnh tranh khác nếu cảm thấy không hài lòng với KFC Ngoài ra, thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng: Khách hàng ở Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch từ ăn nhanh sang ăn uống lành mạnh và bền vững hơn vì vậy mà họ sẽ có tâm lý e ngại khi sử dụng các sản phẩm nhiều dầu mỡ Điều này đòi hỏi KFC phải tìm cách cải tiến sản phẩm của mình để phù hợp với xu hướng mới này, nếu không sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng Nếu như bánh mỳ, hamburger được ưa chuộng tại Mỹ thì ở Việt Nam lại thay thế bằng xôi, bánh mỳ ở gánh hàng rong tại khắp các con phố Việt Ngoài ra còn có bún, phở, đồ ăn vặt mọc lên khắp nơi, rất thuận tiện và phù hợp với người tiêu dùng của Việt Nam Có thể thấy, thức ăn nhanh ở Việt Nam vẫn chiếm xu thế hơn các thương hiệu đồ ăn nhanh ngoại Nhiều ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, các thương hiệu ngoại khó cạnh tranh với những món ăn nhanh đường phố Đây là thách thức của các thương hiệu đồ ăn nhanh nước ngoài tại Việt Nam Muốn chinh phục thị trường khó tính này, các thương hiệu phải đa dạng thực đơn nhiều món với nhiều hương vị đa dạng

2.2.2.3 Quyền lực thương lượng của người cung cấp

KFC có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn nhà cung ứng do số lượng các nhà cung ứng gà trên thị trường Việt Nam lớn Chăn nuôi gà nói riêng và gia cầm nói chung chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ở Việt Nam, đây là một lợi thế rất lớn cho KFC khi có thể sử dụng nguồn nguyên liệu ngay chính tại Việt Nam nhờ đó mà giảm đi được rất nhiều chi phí Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là KFC sẽ lựa chọn nguồn nguyên liệu như thế nào, chọn nhà cung cấp như thế nào để có thể thu mua nguyên liệu tự do với mức giá phù hợp, chọn nguồn nguyên liệu được đảm bảo với giá cao hơn hay chủ động tạo nguồn nguyên liệu cho riêng mình

Trang 15

2.2.2.4 Sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Chick-fil-A: Đây là một thương hiệu ẩm thực nhanh đang phát triển rất nhanh chóng tại Hoa Kỳ và đã bắt đầu mở rộng sang một số quốc gia khác Thương hiệu này chuyên về các sản phẩm gà rán và đã nhận được sự yêu thích của nhiều người tiêu dùng Trong tương lai, Chick-fil-A có thể mở rộng sang thị trường Việt Nam và có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của KFC trong việc chiếm lĩnh thị phần

2.2.2.5 Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng, dạng đặc biệt thức ăn truyền thống đã chiếm một vị trí quan trọng trong người dân Việt Nam Có thể kể đến nhiều loại sản phẩm như: Cơm; các loại bánh làm từ bột gạo, phở, bún, bánh mì, – những món ăn không chỉ người Việt mà cả thế giới cũng đã biết đến Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh sản phẩm thay thế của KFC các sản phẩm của - Việt Nam có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm của KFC Đây chính là một thách thức rất lớn mà KFC phải đối mặt khi kinh doanh sản phẩm của mình tại Việt Nam

Vậy nên, nguy cơ thay thế từ các nhóm sản phẩm này là một vấn đề không hề nhỏ của KFC Điều này đòi hỏi KFC phải tìm cách đưa ra những sản phẩm và dịch vụ độc đáo và thu hút để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng để cạnh tranh với các đối thủ khác KFC cần phải đảm bảo chất lượng sản, cùng với việc phải giữ giá cả hợp lý và cạnh tranh để thu hút khách hàng

2.3 Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của KFC.

Cơ sở KFC lựa chọn phương thức “Nhượng quyền thương mại” để thâm nhập vào thị trường Việt Nam

❖ Điều kiện cụ thể của KFC

Quy mô: KFC có trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi nhà hàng chuyên về gà nổi tiếng nhất thế giới, đặc biệt về Original Recipe, Extra Crispy, Kentucky Grilled Chicken and Original Recipe Mỗi ngày, hơn 12 triệu khách hàng được phục vụ tại nhà hàng KFC tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới KFC đưa hơn 5200 nhà hàng ở Hoa Kỳ và hơn 15000 đơn vị trên toàn thế giới vào hoạt động KFC là một phần của Yum! Brands, Inc., công ty lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng với 36000 chi nhánh trên thế giới

Kinh nghiệm sẵn có về kinh doanh quốc tế: Do những điều kiện cạnh tranh gay

gắt tạo sức ép giảm chi phí và sức ép từ nhu cầu địa phương cao KFC buộc phải lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh toàn cầu nhất quán và hiệu quả để cạnh tranh trong môi trường quốc tế Qua nghiên cứu và những kinh nghiệm thâm nhập quốc

Trang 16

tế, thì hiện nay chiến lược mà KFC đang sử dụng theo nhóm phân tích nhận thấy đó là chiến lược xuyên quốc gia

KFC đang theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia đang cố gắng đạt được đồng thời cả lợi thế chi phí thấp và khác biệt sản phẩm rong nền kinh tế cạnh tranh không biên T giới như ngày nay thì việc đáp ứng địa phương sẽ rất là khó để làm giảm chi phí, và ngược lại; tuy nhiên việc đòi hỏi cạnh tranh với những đối thủ khác trong ngành thức ăn nhanh như Mcdonald hay Pizza Hut,… đã thúc ép KFC tìm cách tiết kiệm chi phí tạo ra sản phẩm chất lượng tối ưu làm hài lòng các khách hàng Phương thức chủ yếu mà KFC thâm nhập trên toàn thế giới đó là franchise nhượng quyền Và cho đến ngày nay KFC là một trong những công ty nổi tiếng trên thế giới về việc nhượng quyền thương mại với hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe nhằm xây dựng những chuỗi nhà hàng đồng nhất và chất lượng Tuy nhiên, tùy theo từng nơi, vùng mà KFC thâm nhập thì cách thức họ có thể thay đổi

Đặc tính sản phẩm: KFC là nhà hàng thức ăn nhanh chuyên về gà Các sản phẩm

tuy có cùng nguyên liệu nhưng lại được đa dạng hóa tối đa tạo nên nhiều nhóm, loại và món ăn khác nhau KFC chia thực đơn ra làm 10 mục với các món gà, cơm và rau trộn… đa dạng phong phú Và khẩu phần và hương vị của món ăn sẽ được thay đổi theo từng quốc gia với từng phong tục tập quán cũng như văn hóa khác nhau

❖ Môi trường kinh doanh

Sự khác biệt về văn hóa xã hội giữa nơi đặt trụ sở chính của KFC và thị trường Việt Nam: Dù hội nhập khá nhiều trong quan điểm về ăn uống tuy nhiên KFC vẫn gặp

phải một số trục trặc vì với một dân tộc gắn bó với bữa cơm gia đình, gắn bó với nồi cơm nghi ngút khói và không khí ấm cúng mỗi dịp đặc biệt nào đó trong gia đình thì việc đến một nơi đông đúc và không có không gian riêng như KFC là một điều bất tiện và không mấy vui vẻ Thế nên để ngày càng phát triển, KFC cần nghiên cứu thêm về ước muốn của người Việt Nam trong nhu cầu ăn uống nhằm mang lại nhiều sự hài lòng hơn

Một khía cạnh đáng quan tâm nữa trong thói quen ăn uống của người Việt Nam đối với các món chế biến từ gà đó là, người Việt Nam từ xưa rất thích ăn các món gà luộc, gà hấp gà thì phải là gà ta, thịt thơm, dai chứ không bở như gà được chế biến tại KFC Tuy rằng khách hàng mục tiêu mà KFC xác định là tầng lớp trẻ, đặc biệt là trẻ con, thanh thiếu niên, tuy nhiên để thực sự tạo được chỗ đứng và trở thành món ăn phổ biến thì có lẽ những con gà trong KFC nên dai hơn để gần gũi với khẩu vị của người Việt Nam hơn Khi Bố mẹ của những đứa trẻ thích và những đứa trẻ cũng thích thì những khó khăn về khoảng cách văn hóa ẩm thực sẽ được rút ngắn

Thêm vào đó, căn bệnh béo phì dường như đang là nỗi ám ảnh của không ít người dân ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam hiện nay Việc ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo chất lượng khiến một lượng khách hàng không nhỏ ngại ngần khi ăn thức ăn không do mình chế biến và đặc biệt lại có nhiều cholesterol gây nguy hiểm cho sức khỏe

Trang 17

Rủi ro quốc gia hoặc sự không ổn định về nhu cầu trên thị trường: KFC đã gặp

rất nhiều thách thức khi tiếp cận thị trường Việt Nam, khi người tiêu dùng còn xa lạ với khái niệm “thức ăn nhanh” và mùi vị của nó Do đó, KFC liên tục chịu lỗ trong suốt 7 năm liền kề từ khi có cửa hàng đầu tiên Số lượng cửa hàng của KFC tăng trưởng rất chậm và sau 7 năm chỉ có 17 cửa hàng KFC còn phải đối mặt với một thách thức lớn đó là Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú, khó để có thể thay đổi được thói quen ăn uống của người Việt khi họ luôn luôn có xu hướng tụ tập tại gia đình với các món ăn còn nóng nghi ngút khói

Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam: Việt Nam – một quốc gia

được xếp vào hàng những nước đông dân trên thế giới, với cơ cấu dân số trẻ và những tiềm năng tăng trưởng kinh tế được đánh giá là một thị trường hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh (fast food).Thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình 10% 15% mỗi năm Theo thống -kê của Euromonitor International, quy mô thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam năm 2022 đạt 1,2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 2,2 tỷ USD vào năm 2026 Tiến công vào thị trường từ giai đoạn đầu sơ khai, các thương hiệu như KFC, Lotteria, Mcdonald’s cũng là những cái tên trong nhóm đầu về thị phần ngành hàng đồ ăn nhanh (fast-food) Và McDonald's là nhãn hiệu đồ ăn nhanh lớn nhất tại Việt Nam với hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc KFC và Burger King cũng là những nhãn hiệu có thị phần lớn, với hơn 100 cửa hàng mỗi thương hiệu.

Các rào cản thương mại trực tiếp và gián tiếp: Những rào cản gia nhập ngành là

những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn Có thể kể đến các yếu tố sau: Kỹ thuật, Vốn, Các yếu tố thương mại như: Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng và các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (bị kiểm soát), bằng cấp, phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ Hệ thống phân phối và thương hiệu thực sự là rào cản ở đây nhưng không quá cao Bên cạnh việc đánh giá các rào cản gia nhập ngành, cũng cần phân tích sức hấp dẫn của ngành cung cấp thức ăn nhanh Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua 3 chỉ tiêu là tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành Chúng ta dễ dàng nhận thấy thị trường Việt Nam với hơn 99,999 triệu dân là một thị trường khổng lồ đối với ngành thực phẩm, bên cạnh đó với những nỗ lực không biết mệt mỏi của các hãng thức ăn nhanh cùng, khẩu vị của người Việt đã phần nào chấp nhận được loại sản phẩm này cùng với sự an tâm từ sản phẩm sạch, nhu cầu thị trường cho ngành rõ ràng đang có sự tăng trưởng Như vậy có thể khẳng định thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng khi mà hội tụ được những yếu tố thu hút nhà đầu tư, kèm theo đó là một môi trường cạnh tranh hứa hẹn khá khốc liệt trong tương lai

Mức độ cạnh tranh trên thị trường: Để có được những thành công tại thị trường

Việt Nam ngày hôm nay, KFC cũng đã phải trải qua thời kỳ khó khăn là 7 năm chịu lỗ và vượt qua đó bằng những chiến lược, những tính toán thận trọng Số lượng cửa hàng

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:53

w