1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giới thiệu về công ty cổ phần giầy thụy khuê

67 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Giầy Thụy Khuê Công ty giầy Thụy Khuê là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội , được thành lập theo quy định số 93/QĐ

Trang 1

Lời mở đầu

Với một doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh giầy dép Công ty giầy Thụy Khuê từ khi ra đời cho đến nay đã liên tục đầu tư phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường , tăng khả năng cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước tăng thu nhập , liên tục phát triển theo kị với sự phát triển thời đai Sau khi chuyển đổi cơ chế từ cơ chế tập trung liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Một nền kinh tế mở cho phép hoạt động sản xuất kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia Cũng từ đó mà nó đưa ra những cơ hội và thách thức Là một cơ hội để cho công ty mở rộng sản xuất , có thể lựa chọn và mở rộng thị trường , tăng số lượng tiêu thụ để từ đó có thể tăng doanh thu , tăng sức mạnh cho công ty , nâng cao dần đời sống cho công nhân , mang lại lợi ích cho xã hội góp phần xây dựng và làm giàu cho đất nước Bên cạnh đó công ty cũng gặp rất nhiều thách thức cạnh tranh của các công ty trong nước và nhiều công ty nước ngoài Công ty muốn phát triển thì cần phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Thị trường quốc tế là môi trường hoạt động và là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Song thị trường quốc tế không hoàn toàn đơn giản do sự tác động mạnh mẽ vè rộng hơn cả rất nhiều yếu tố khác trong đó các yếu tố môi trường kinh doanh và thông tin đóng vai trò quan trọng Từ đó vấn đề đặt ra là công ty phải xem xét đánh giá để đưa ra phương hướng phát triển thị trường

Trang 2

Chương 1 Giới thiệu về công ty Cổ phần giầy Thụy Khuê

1.Giới thiệu chung về công ty giầy Thụy Khuê

Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Giầy Thụy Khuê Tên giao dịch : Thuykhue Shoes Company.

Địa chỉ : 152 Thụy Khuê – Thụy khuê , Tây Hồ , Hà Nội Điện thoại : 08448456417

Website : http://www.thuykhueshoesco.com.vn Email : thuykhueshoesco@fpt.vn

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước Cơ quan chủ sở : Sở Công nghiệp Hà Nội Kinh doanh chính : Sản xuất giầy dép Thị trường : Trong nước và quốc tế.

Công ty cổ phần giầy Thụy Khuê được cổ phần hóa trên cơ sở Công ty TNHH một thành viên Giầy Thụy Khuê tiền thân là xí nghiệp X30 thuộc Cục Quân Nhu , Tổng Cục Hậu Cần – Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập từ năm 1957 Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất , kinh doanh, xuất nhập khẩu giầy dép, phụ liệu, thiết bị da giầy và dịch vụ du lịch.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Giầy Thụy Khuê

Công ty giầy Thụy Khuê là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội , được thành lập theo quy định số 93/QĐUB ký ngày 07/01/89 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với chức năng và nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh mặt hàng giầy dép các loại Địa chỉ công ty đặt tại hai nơi

- Văn phòng giao dịch công ty : Số 152 phố Thụy Khuê – Quận Tây Hồ - Hà Nội - Cơ sở sản xuất : Khu A2 – xã Phú Diễm – huyện Từ Liêm – Hà Nội

Với việc đặt văn phòng và cơ sở vật chất ở vị trí khác nhau như vậy rất thuận tiện cho việc giao dịch , tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng như nguồn nhân lực dồi dào của các vùng nông thôn lân cận vào làm việc tại thành phố

 Quá trình hình thành và phát triển của công ty :

Trang 3

- Được thành lập từ tháng 4 năm 1989 theo quy định số 93/QĐUB ký ngày 07/01/89 của UBND thành phố Hà Nội Tên doanh ghiệp khi thành lập : Xí nghiệp Giầy Thụy Khuê

- Trước đay , công ty Giầy Thụy Khuê chỉ là một phân xưởng sản xuất của công ty giầy Thượng Đình với nhiệm vụ chủ yếu là gia công mũi giầy vải cho Liên Xô ( cũ ) và một số nước Đong Âu Ngoài ra chỉ sản xuất một lượng nhỏ sản phẩm giầy vải , loại có giá trị kinh tế thấp để phục vụ thị trường trong nước.

- Ban đầu khi thành lặp , Xí nghiệp giầy vải Thụy Khuê có 458 cán bộ công nhân viên và hai phân xưởng sản xuất Số nhà xưởng hầu hết là nhà cấp bốn cũ nát , lạc hậu , sản xuất bằng phương pháp thủ công , snar lượng chỉ đạt trên dưới 400.000 sản phẩm

- Đứng trước tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, năm 1994 ,theo quy hoạch của thành phố, Công ty đã chuyển địa điểm sản xuất về khu A2 xã Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội

- Được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, để khắc phục những khó khăn trong sản xuất, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất với mục tiêu chính là sản xuất các loại giầy dép chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu là chủ yếu Cơ sở mới của Công ty gồm 3 xí nghiệp sản xuất, khối phòng ban, đơn vị phụ trợ, kho tàng nhà ăn trên khu đất hơn 40.000 m2 Công ty đã tiến hành nhập dây chuyền sản xuất của Đài Loan với công suất mỗi năm từ 2 đến 3 triệu đôi giầy dép các loại.

- Tháng 8 năm 1993 , để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới trong việc phát triển kinh tế , UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 258/QDUB cho phép đổi tên xí nghiệp giầy vải Thụy Khuê thành xí nghiệp giầy Thụy Khuê và bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ cho doanh nghiệp Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất giầy – dép xuất khẩu và một số sản phẩm khác từ da và cao su Tên giao dịch quốc tế là : ThuyKhue Shoes company ( viết tắt là : JTK ).

- Sau khi thành lập lãnh đạo công ty đã nhanh chóng tập trung kiện tòan bộ máy quản lý đưa doanh nghiệp từng bước ổn định phát triển sản xuất , chiếm lĩnh thị trường và vững chắc vươn ra thị trường thế giới

 Năng lực

– Thiết kế: Công ty cổ phần giầy Thụy Khuê có năng lực thiết kế chế tạo giầy dép Công ty có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật lành nghề và giỏi về thiết kế, chế tạo Tạo ra các mẫu mã sản phẩm đẹp, phù hợp với thị trường.

Trang 4

– Sản xuất: Công ty được xây dựng trên diện tích 40.000 m , gồm 5 dây chuyền sản xuất khép kín, công suất 3,5 triệu đôi giầy/ năm Sản phẩm được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 & 14001 Gồm các sản phẩm Giầy dép nữ thời trang, giầy thể thao, giầy vải cao cấp, giầy bảo hộ lao động…

– Thị trường: Sản phẩm mang nhãn hiệu THUY KHUE SHOES có uy tín trên thị trường của 18 nước thuộc liên minh châu âu EU và trong nước, được tặng thưởng cúp SEN VÀNG và nhiều HUY CHƯƠNG VÀNG qua các kỳ hội chợ, triển lãm, liên tục đạt danh hiệu TOPTEN hàng tiêu dùng và danh hiệu CÚP VÀNG, CÚP BẠC – giải thưởng chất lượng Việt Nam do Bộ khoa học – Công nghệ và Môi trường xét chọn Đặc biệt Công ty vinh dự đạt giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình dương (IPQA) được bình chọn tại Hoa Kỳ.

Công ty sẵn sàng liên doanh, liên kết, hợp tác với các bạn hàng trong nước và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Công ty được xây dựng trên diện tích 40.000 m gồm 5 dây chuyển sản xuất khép kín, công suất 3,5 triệu2 đôi giầy/ năm Sản phẩm được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng – môi trường đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001&14001, bao gồm: Giầy dép nữ thời trang, giầy thể thao, giầy vải cao cấp, giầy bảo hộ lao động…

Sản phẩm mang nhãn hiệu THUYKHUE SHOES có uy tín trên thị trường của 18 nước thuộc liên minh CHÂU ÂU EU và trong nước Hiện nay Công ty luôn sẵn sàng liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các bạn hàng trong nước và ngoài nước để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

Hình ảnh công ty

Trang 5

2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty giầy Thụy Khuê 2.1 Chức năng.

Hoạt động kinh doanh độc lập , tự hoạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi Khai thác nguồn vật tư , nhân lực tài nguyên của đất nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế

Chức năng sản xuất các loại giầy dép và mộ số mặt hàng khác từ da và cao su Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trưc tiếp Phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu là :

- Xuất khẩu :Giầy dép và một số mặt hàng do công ty sản xuất ra

- Nhập khẩu : Vật tư , nguyên liệu , máy móc và thiết bị dây truyền phục vụ sản xuất

2.2 Nhiệm vụ

Là một đơn vị kinh tế hoạt đọng trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng , Công ty giầy Thụy Khuê có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thủ đô Hà Nội và ngành giầy da Việt Nam , thể hiện :

- Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật

Trang 6

- Nghiên cứu khả năng sản xuất , nhu cầu thị trường , kiến nghị và đề xuất với sở công nghiệp Hà Nội giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tuân thủ luật pháp nhà nước về quản lý tài chính , quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh , đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị , tự bù đắp chi phí , tự cân đối xuất nhập khẩu , đảm bảo thực hiện snar xuất kinh doah có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

Để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động SXKD, các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý tuỳ thuộc vào qui mô, loại hình Doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện SX cụ thể mà Doanh nghiệp thành lập ra các bộ phận quản lý thích hợp được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí ở Công ty giầy Thụy Khuê được tổ chức theo mô hình kết hợp trực tuyến –chức năng Đây là mô hình tổ chức phổ biến mà rất nhiều Doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang áp dụng Bộ máy quản lí của công ty được chia thành 2 cấp: cấp quản lí và cấp sản xuất

Cấp quản lí của doanh nghiệp gồm Ban lãnh đạo và phòng ban chức năng

Cấp sản xuất gồm các phân xưởng sản xuất.

Sơ đồ bộ máy của doanh nghiệp:

Giám đốc

Trang 7

Nhiệm vụ chức năng cơ bản của các phòng ban, phân xưởng trong công ty được phân cấp như sau:

- Phòng kinh doanh xuất-nhập khẩu: Có nhiệm vụ khai thác các đơn đặt hàng, tổ chức chào bán xuất khẩu, tiến hành nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.

- Phòng quản lí chất lượng: Có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng của từng công đoạn sản xuất sản phẩm, quản lí chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất.

Trang 8

- Phòng tiêu thu: Có chức năng nghiên cứu tại thị trường, lập kế hoạch tiieu thụ sản phẩm, cải tiến phương thức bán hàng và xác định giá bán kịp thời để tiêu thụ sản phẩm nhanh.

- Phòng kế hoạch vật tư: Cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, quản lí kho nguyên vật liệu, quản lí hệ thống máy vi tính trong công ty.

- Phòng kế toán tài chính: Quản lí toàn bộ số vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kế toán độc lập Phòng phải thường xuyên hạch toán việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lí vốn, xây dựng bảo tồn có hiệu quả và phát triển vốn Thường xuyên theo dõi các khoản phải thu chi, hướng dẫn các phòng ban thực hiện đúng theo thủ tục thanh toán với khách hàng, đồng thời tính lãi lỗ báo cáo trước giám đốc.

- Phòng kĩ thuật công nghệ: Có nhiệm vụ đảm bảo kĩ thuật công nghệ sản xuất, thiết kế, chế thử mẫu.

- Phòng chế thử mẫu: Nhận mẫu giầy và sản xuất thử các mẫu giày theo đơn đặt hàng, nghiên cứu tạo mẫu giầy mới Phòng này cũng có đủ máy móc thiết bị để hoàn thành một đoi giầy nhưng ở mức độ nhỏ (giầy mẫu) - Phòng hành chính tổ chức: Có trách nhiệm tiếp khách, quản lí các giấy tờ thuộc hành chính, quản lí và sắp xếp lao động trong toàn bộ công ty; quản lí tiền lương và thực hiện theo mọi chế độ lao động như: lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động.

- Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ của cải vật chất cũng như con người, đảm bảo an ninh an toàn cho toàn bộ công ty.

- Ban vệ sinh công nhân-vệ sinh môi trường: Làm công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan môi trường toàn công ty luôn sạch đẹp - Trạm y tế: Tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng khám bệnh chăm sóc sức khỏe cho CBCNV trong công ty.

- Xưởng cơ năng: Bố trí điện, nước, năng lượn phục vụ cho sản xuất và phục vụ cho các hoạt đọng khác của toàn công ty.

- Tại các phân xưởng thì chia thành các tổ, đội sản xuất, có các quản đốc phân xưởng, phó quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ nhóm quản lí, nhân viên thống kê, nhân viên kĩ thuật.

- Sơ đồ tổ chức sản xuất theo các phân xưởng ở công ty giầy Thụy Khuê

Trang 10

Bản thiết kế giầy mẫu

Trang 11

Chương 2 Tổ chức công tác kế toán Công ty giầy Thụy Khuê

1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:

Ở công ty Giầy Thuỵ Khuê, phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng quan trọng nhất Với chức năng quản lý về tài chính, phòng Tài vụ đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch SX hàng năm của Công ty Có thể nó phòng kế toán - Tài vụ là người trợ lý đắc lực cho giám đốc và lãnh đạo công ty để đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả trong điều hành quản lý quá trình SXKD, vừa là những người ghi chép, thu thập tổng hợp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời đầy đủ.

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức SX, tổ chức quản lý của công ty để phù hợp với đặc điểm của DN, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng, phòng kế toán - tài vụ chịu sự lãnh đạo chung của Giám đốc

Theo hình thức tổ chức kế toán tập trung, ở công ty toàn bộ công tác kế toán -Tài chính được thực hiện trên phòng kế toán - tài vụ của Công ty từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán ở các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán kinh tế làm nhiệm vụ chuyên thanh toán lương, BHXH cho công nhân ở PX mình, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và thành phẩm hoàn thành nhập kho Về mặt nhân sự, các nhân viên hạch toán kinh tế chịu sự quản lý của giám đốc công ty, phòng kế toán - tài vụ chỉ hướng dẫn, kiểm tra họ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.

Hình thức tổ chức này theo tôi là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên hạch toán kinh tế với các phân xưởng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên hạch toán kinh tế hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo chính xác khách quan của số liệu.

*Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

Trang 12

Kế toán trưởng(Kiêm kế toán tổng hợp)

Trong công ty, phòng kế toán- tài vụ là trung tâm cung cấp những thông tin về sự vận động của tài sản, cung cấp chính xác và cụ thể những con số thống kê hàng tháng là căn cứ cho ban lãnh đạo của công ty tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính.

Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất, trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá lao động của cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:

01 kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp): điều hành công việc chung trong phòng và kế toán tổng hợp.

01 phó phòng (kiêm kế toán bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả): Phụ trách công tác tài chính -kế toán trong phòng và thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng.

- Bộ phận kế toán TSCĐ kiêm kế toán bộ bằng tiền - Bộ phận kế toán hàng tồn kho (vật liệu, CCDC)

- Bộ phận kế toán tiền công, BHXH kiêm kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm.

- Bộ phận kế toán thanh toán kiêm thủ quĩ

- Bộ phận kế toán thống kê theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch SX

ở mỗi PX còn có các nhân viên kinh tế chuyên thanh toán lương BHXH cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm

Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau

Trang 13

phân phối kết quả

Nhân viên kinh tế ở các phân xưởng chuyên thanh toán lương, BHXH cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng t và

thành phẩm nhập kho

2.Tổ chức hệ thống thông tin kế toán

Công ty giầy Thụy Khuê áp dụng chế độ kế toán theo quy định của Bộ tài chính, tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung.

- Niên độ kế toán của công ty: áp dụng từ 01/01 đến 31/12 và kì hạch toán được tính theo tháng trong năm.

- Đơn vị tiền sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ khác được quy đổi Đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

- Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán Việt Nam - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Trang 21

kết quả xử lý yêu cầu đặt hàng của khách hàng là chấp thuận hay không chấp thuận yêu cầu của khách hàng Nếu chấp thuận yêu cầu đặt hàng thì các hoạt động tiếp theo của chu trình doanh thu sẽ được thực hiện.

* Hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Hoạt động này sẽ thực hiện các nội dung: - Thực hiện xuất kho

- Thực hiện giao hàng, cung cấp sản phẩm cho khách hàng * Hoạt động lập hóa đơn bán hàng và theo dõi công nợ phải thu

Hoạt động này sẽ được kế toán tiêu thụ kiêm công nợ phải thu ghi nhận nghiệp vụ bán hàng, cung cấp sản phẩm nhằm xác nhận, theo dõi, quản lý và đánh giá quá trình bán hàng cho khách hàng Hoạt động này sẽ thực hiện các nội dung sau: - Xác nhận hoạt động bán hàng hợp lệ và thực tế thực hiện giữa công ty với khách hàng

- Lập hóa đơn bán hàng: ghi nhận nội dung nghiệp vụ bán hàng đã được thực hiện - Tổ chức theo dõi nghiệp vụ bán hàng: theo dõi các nội dung sau khi thực hiện bán hàng (trả lại, giảm giá), theo dõi nghĩa vụ thanh toán của khách hàng.

* Hoạt động thu tiền bán hàng

- Nghiệp vụ thu tiền mặt: Yêu cầu khách hàng nộp trực tiếp tại phòng Tài chính– Kế toán Ghi chép đầy đủ và kịp thời số thu Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay Ngân hàng Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền Cuối mỗi tháng, kế toán tiền mặt và thủ quỹ thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế.

Trang 22

- Nghiệp vụ thu tiền qua Ngân hàng

* Hoạt động báo cáo quản lý bán hàng

Báo cáo quản lý doanh thu thực hiện công việc trích rút các thông tin hữu ích từ cơ sở dữ liệu doanh thu để phục vụ nhu cầu quản lý Cơ sở để thực hiện hoạt động Báo cáo quản lý doanh thu gồm có

(1) Yêu cầu thông tin của bộ phận quản lý,

(2) Cơ sở dữ liệu doanh thu, nơi lưu trữ các dữ liệu phản ánh thực tế các giao dịch trong chu trình bán hàng

Báo cáo quản lý doanh thu thực hiện các công việc sau đây:

(1) Trích rút các dữ liệu hữu ích từ cơ sở dữ liệu doanh thu, theo yêu cầu cụ thể của bộ phận quản lý,

(2) Tính toán và xử lý các dữ liệu đã trích rút được để tạo thông tin hữu ích, hỗ trợ quá trình ra quyết định của các nhà quản lý,

(3) Lên báo cáo chuẩn mẫu, và thân thiện với người sử dụng * Các báo cáo trong chu trình bán hàng

- Nhóm báo cáo bán hàng

- Nhóm báo cáo công nợ phải thu

- Nhóm báo cáo thuế GTGT hàng hóa dịch vụ bán ra Sau đây là một số báo cáo điển hình của chu trình bán hàng (1) Nhóm báo cáo bán hàng

Trang 24

Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm qui trình sản xuất, đặc điểm sản phẩm khác nhau, nhưng về cơ bản, chu trình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp đều gồm 4 hoạt động sau:

o Thiết kế sản phẩm (Product design);

o Lập kế hoạch sản xuất (Planning and scheduling); o Thực hiện sản xuất (Production operations);

o Tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm (Cost accounting) Mỗi hoạt động trong chu trình sản xuất thực hiện những chức năng riêng Việc xử lý các dòng thông tin, dữ liệu mang các nội dung nhất định của mỗi hoạt động sẽ tạo ra các dòng thông tin thể hiện chức năng của từng hoạt động đó và cung cấp các hoạt động khác bên trong cũng như bên ngoài chu trình.

Hoạt động thiết kế sản phẩm Thiết kế sản phẩm là hoạt động đầu tiên trong chu trình sản xuất Chức năng của hoạt động này là thiết kế ra sản phẩm đáp ứng yêu

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w