1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tại sao kế toán phải sử dụng hệ thống các phương pháp vai trò, nội dung của từng phương pháp kế toán

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại sao kế toán phải sử dụng hệ thống các phương pháp? Vai trò, nội dung của từng phương pháp kế toán?
Tác giả Nhóm 10
Người hướng dẫn Đỗ Minh Thành
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Nguyên lý kế toán
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,01 MB

Nội dung

Theo điều lệ tổ chức tế toán của nhà nước Việt Nam, “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức g

Trang 1

TR ƯỜ NG Đ I H C TH Ạ Ọ ƯƠ NG M I Ạ

🙡🕮🙣

Đ tài: T i sao k toán ph i s d ng h th ng các ph ề ạ ế ả ử ụ ệ ố ươ ng pháp? Vai trò, n i dung c a t ng ph ộ ủ ừ ươ ng pháp k toán? ế

Nhóm trình bày: 10

Hà N i 2023 ộ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

I, Phương pháp kế toán 5

1.1 Khái niệm kế toán 5

1.2 Khái niệm phương pháp kế toán 5

1.3 Hệ thống phương pháp kế toán 5

II, Tại sao kế toán phải sử dụng hệ thống các phương pháp? 5

III, Phương pháp chứng từ kế toán 7

3.1 Khái niệm phương pháp chứng từ kế toán 7

3.2 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán 8

3.2.1 Nội dung phương pháp chứng từ kế toán 8

3.2.2 Ý nghĩa phương pháp chứng từ kế toán 8

3.3 Hệ thống chứng từ kế toán 9

3.3.1 Khái niệm chứng từ kế toán 9

3.3.2 Khái niệm chứng từ điện tử 9

3.3.3 Phân loại chứng từ kế toán 9

3.4 Vai trò của phương pháp chứng từ kế toán 12

IV, Phương pháp tài khoản kế toán 13

4.1 Khái niệm 13

4.2 Nội dung của phương pháp tài khoản kế toán 13

4.3 Vai trò của phương pháp tài khoản kế toán 14

V, Phương pháp tính giá 15

5.1 Khái niệm 15

5.2 Đặc điểm phương pháp tính giá 15

5.3 Vai trò của phương pháp tính giá 16

VI, Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 17

6.1 Khái niệm 17

6.2 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 17

6.2.1 Nội dung 17

6.2.2 Ý nghĩa 19

6.3 Bảng cân đối kế toán 20

Trang 3

6.3.1 Khái niệm 20

6.3.2 Nội dung bảng 20

6.3.3 Kết cấu bảng 20

6.3.4 Tính chất bảng 23

6.4 Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán 25

6.5 Vai trò của phương pháp cân đối kế toán 27

KẾT LUẬN 29

Trang 4

MỞ ĐẦU

Kế toán là một trong những công cụ không thể thiếu trong quá trình hoạt động của cácdoanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp quản lý tài sản, quá trình sản xuất kinh doanh hay quá trình vận hành nền kinh tế

Kế toán được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Theo điều lệ tổ chức tế toáncủa nhà nước Việt Nam), “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hìnhthức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị nhằm phản ánh,kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả họa động sản xuấtkinh doanh, sử dụng vốn của nhà nước cũng như các tổ chức, xí nghiệp” hoặc “Kế toán

là nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một cách riêng có bằng tiền các nghiệp

vụ, sự kiện có tính chất tài chính và giải thích kết quả của nó” (” (Liên đoàn Quốc tế về

kế toán)

Hệ thống các phương pháp kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi vàquản lý tài chính của doanh nghiệp Chúng giúp doanh nghiệp ghi nhận và hiểu rõ cácgiao dịch tài chính, từ đó giúp xác định lợi nhuận, tài sản và nợ phải trả Để phục vụ chocông tác kế hoạch quản lý kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, kiểm tra các hoạt độngkinh tế, tài chính, hạch toán kế toán đã xây dựng phương pháp khoa học để thu nhận đầy

đủ, kịp thời thông tin về mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh Có 4 phương pháp vôcùng hữu dụng và phổ biến đó là: phương pháp tài khoản kế toán, phương pháp chứng từ,phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán Mỗi phương pháp đều

hỗ trợ và đem lại giá trị riêng cho doanh nghiệp sử dụng

Trên cơ sở những kiến thức về bộ môn nguyên lý kế toán, cũng như nhu cầu tìm hiểutrau dồi kiến thức về các phương pháp trong hệ thống phương pháp kế toán , nhóm 10 đãlựa chọn và đi đến nghiên cứu với đề tài thảo luận: “Tại sao kế toán phải sử dụng hệthống các phương pháp? Vai trò, nội dung của từng phương pháp kế toán?”

Trang 6

NỘI DUNG

I, Phương pháp kế toán

1.1 Khái niệm kế toán

Kế toán là một quá trình ghi nhận, phân tích, tổng hợp và báo cáo thông tin tài chínhcủa một tổ chức hoặc cá nhân Quá trình này nhằm mục đích cung cấp cái nhìn chi tiết vàtoàn diện về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh Kế toán giúp doanh nghiệphoặc cá nhân hiểu rõ về việc quản lý tài sản, nợ phải trả, lợi nhuận và các giao dịch tàichính khác

1.2 Khái niệm phương pháp kế toán

Phương pháp kế toán là các phương pháp, các biện pháp kế toán sử dụng để thuthập, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin về tài sản, sự biến động của tài sản và các quátrình hoạt động kinh tế, tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý

1.3 Hệ thống phương pháp kế toán

Hệ thống phương pháp kế toán bao gồm: Phương pháp chứng từ kế toán, phươngpháp tài khoản kế toán, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

II, Tại sao kế toán phải sử dụng hệ thống các phương pháp?

Đối tượng kế toán là những gì mà kế toán phản ánh, thu thập, xử lý và cung cấpthông tin Đối tượng kế toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưngtiêu chí phổ biến nhất là phân loại theo nội dung kinh tế Theo tiêu chí này, đối tượng kếtoán được chia thành hai loại chính là:

Tài sản: Là những nguồn lực mà doanh nghiệp có được, kiểm soát và có khả năngthu lợi ích kinh tế trong tương lai Tài sản được phân loại thành hai loại là tài sảnngắn hạn và tài sản dài hạn

Trang 7

Nguồn vốn: Là những nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Nguồn vốnđược phân loại thành hai loại là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Ngoài hai loại đối tượng chính trên, kế toán còn phản ánh một số đối tượng khácnhư:

Doanh thu: Là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, cung cấpdịch vụ trong một kỳ kế toán

Chi phí: Là số tiền mà doanh nghiệp chi ra để tạo ra doanh thu trong một kỳ kếtoán

Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong một kỳ kế toán.Thuế: Là khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước theo quy định củapháp luật

Đối tượng kế toán chính là nòng cốt trọng yếu để kế toán sử dụng hệ thống cácphương pháp kế toán

Kế toán phải sử dụng hệ thống các phương pháp vì những lý do sau:

- Để phản ánh chính xác tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Các phương pháp kế toán là những quy tắc, cách thức,thủ tục được sử dụng để thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin kế toán Hệ thốngcác phương pháp kế toán giúp kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, từ đó cung cấp thông tin hữu íchcho các nhà quản lý, các đối tác và cơ quan nhà nước

- Để đảm bảo tính thống nhất, liên tục và khả năng so sánh của thông tin kế toán.Các phương pháp kế toán được xây dựng dựa trên các nguyên tắc kế toán thốngnhất, do đó đảm bảo tính thống nhất của thông tin kế toán giữa các doanh nghiệp,các thời kỳ kế toán và các đối tượng kế toán Tính liên tục của thông tin kế toánđược đảm bảo bởi việc sử dụng các tài khoản kế toán và sổ kế toán theo trình tự

Trang 8

thời gian Khả năng so sánh của thông tin kế toán được đảm bảo bởi việc sử dụngcác chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật về kế toán.

- Để nâng cao hiệu quả công tác kế toán Hệ thống các phương pháp kế toán đượcxây dựng khoa học và hợp lý sẽ giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức và chiphí, nâng cao hiệu quả công tác kế toán

Cụ thể, các phương pháp kế toán được sử dụng trong quá trình kế toán bao gồm:

- Phương pháp tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán là cơ sở để phản ánhcác nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanhnghiệp

- Phương pháp chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi chép, xử lý sốliệu kế toán

- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Phương pháp tổng hợp và cân đối kếtoán là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cânđối vốn có của kế toán

- Phương pháp tính giá: Phương pháp tính giá là phương pháp xác định giá trị củatài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Hệ thống các phương pháp kế toán là một phần quan trọng của công tác kế toán Hệthống các phương pháp kế toán được xây dựng khoa học và hợp lý sẽ giúp kế toán phảnánh chính xác tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, các đối tác và cơ quannhà nước

III, Phương pháp chứng từ kế toán

3.1 Khái niệm phương pháp chứng từ kế toán

- Phương pháp chứng từ kế toán là một trong những phương pháp kế toán phản ánh cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh

Trang 9

vào các chứng từ kế toán và tổ chức xử lý luân chuyển chứng từ kế toán để phục vụ côngtác kế toán và công tác quản lý.

- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệpđều phải lập chứng từ kế toán Lập chứng từ kế toán là khâu đầu tiên và quan trọng nhằmđảm bảo trách nhiệm của các bên liên quan và tính pháp lý của nghiệp vụ phát sinh

- Đối với các chứng từ phải lập nhiều lần, nội dung của các chứng từ phải giống nhau

3.2 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán

3.2.1 Nội dung phương pháp chứng từ kế toán

- Phương pháp chứng từ kế toán phản ánh trung thực, khách quan các nghiệp vụ kinh tếphát sinh vào hệ thống các chứng từ kế toán

- Phương pháp chứng từ kế toán còn giúp tổ chứng xử lý, luân chuyển chứng từ để cungcấp thông tin phục vụ công tác quản lý và công tác ghi sổ kế toán

- Nội dung phương pháp chứng từ kế toán trong công tác kế toán của đơn vị được biểuhiện cụ thể thông qua hệ thống các chứng từ và kế hoạch (chương trình) luân chuyển kếtoán

3.2.2 Ý nghĩa phương pháp chứng từ kế toán

- Phương pháp chứng từ kế toán thích ứng với tính đa dạng và biến động liên tục của đốitượng hạch toán kế toán, có khả năng theo sát từng nghiệp vụ, sao chụp nguyên hình cácnghiệp vụ đó trên các bản chứng từ để làm cơ sở cho công tác hạch toán kế toán, xử lýthông tin từ các nghiệp vụ đó

- Phương pháp chứng từ kế toán thích hợp với tính đa dạng của các nghiệp vụ kinh tếphát sinh vì có khả năng theo sát và thu thập đầy đủ kịp thời được mọi thông tin về cácnghiệp vụ kinh tế này

Trang 10

- Ý nghĩa của phương pháp chứng từ còn được thể hiện qua tính pháp lý của chứng từ kếtoán.

- Phương pháp chứng từ theo sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (về quy mô, thời gian,địa điểm, trách nhiệm vật chất của đối tượng liên quan)

3.3 Hệ thống chứng từ kế toán

3.3.1 Khái niệm chứng từ kế toán

- Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán (Theo Điều 4, Luật Kế toán)

3.3.2 Khái niệm chứng từ điện tử

- Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định và đượcthể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trìnhtruyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanhtoán (Điều 17, Luật Kế toán)

3.3.3 Phân loại chứng từ kế toán

- Phân loại theo địa điểm lập chứng từ:

+ Chứng từ bên trong: là chứng từ do đơn vị kế toán hoặc các bộ phận trong đơn

vị lập, phản ánh các nghiệp vụ trong nội bộ của đơn vị

VD: phiếu xuất, phiếu nhập, phiếu thu, phiếu chi…

Trang 11

+ Chứng từ bên ngoài: là chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liênquan đến tài sản của các đơn vị nhưng do cá nhân hoặc đơn vị khác lập và chuyểnđến.

VD: hóa đơn nhận từ người bán, các chứng từ ngân hàng…

- Phân loại theo mức độ phản ánh của chứng từ:

+ Chứng từ gốc (chứng từ ban đầu): là chứng từ phản ánh trực tiếp nghiệp vụkinh tế phát sinh, là cơ sở để ghi sổ kế toán và cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp, hợp

lệ của nghiệp vụ kinh tế Chứng từ gốc được chia thành 2 loại nhỏ là chứng từ mệnhlệnh và chứng từ chấp hành:

Trang 12

+ Chứng từ mệnh lệnh: là chứng từ dùng để truyền đạt các lệnh sản xuất, kinhdoanh hoặc công tác nhất định như lệnh xuất kho, lệnh chi v.v Chứng từ mệnh lệnhkhông được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

+ Chứng từ chấp hành: là chứng từ dùng để ghi nhận các lệnh sản xuất kinhdoanh đã được thực hiện và là căn cứ để ghi sổ kế toán như Phiếu thu, Phiếu chi v.v.Các chứng từ gốc có thể do đơn vị tự lập hoặc thu nhận từ bên ngoài

VD: chứng từ gốc, chứng từ trực tiếp, phiếu chi, lệnh xuất kho …

+ Chứng từ tổng hợp: là chứng từ kế toán lập trên cơ sở các chứng từ gốc, phảnánh các nghiệp vụ kinh tế có nội dung kinh tế giống nhau

VD: bảng kê chứng từ gốc, bảng kê chi tiền …

- Phân loại theo nội dung kinh tế của chứng từ:

+ Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ lao động tiền lương như: bảng thanh toántiền lương, bảng trích nộp các khoản theo lương, hợp đồng giao khoán công việc, sảnphẩm,…

+ Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếuxuất kho, bảng kê mua hàng, bản kiểm kê vật tư vật liệu…

+ Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ về bán hàng: phiếu thu, phiếu chi, biên laithu tiền, hóa đơn bán hàng…

+ Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ về tiền tệ: phiếu thu-chi, giấy đề nghịthanh toán, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ…

+ Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ về tài sản cố định: Sổ tài sản cố định,biên bản giao nhận tài sản cố định, bản kiểm kê tài sản cố định…

- Phân loại theo tính chất, hình thức biểu hiện của chứng từ:

Trang 13

+ Chứng từ thông thường (chứng từ bằng giấy)

+ Chứng từ điện tử

- Đây cũng chính là bốn loại chứng từ trình bày trong Chế độ chứng từ kế toán doanhnghiệp Chế độ này là một phần của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo số15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính Ngoài ra, còn có các loạichứng từ khác được ban hành theo các văn bản pháp luật khác không phải là Chế độ kếtoán doanh nghiệp

3.4 Vai trò của phương pháp chứng từ kế toán

- Phương pháp chứng từ thích ứng với tính đa dạng và biến động liên tục của đốitượng hạch toán kế toán, có khả năng theo sát từng nghiệp vụ sau chụp nguyên hình cácnghiệp vụ đó trên các chứng từ để làm cơ sở cho công tác hạch toán kế toán, xử lý thôngtin từ các nghiệp vụ đó

- PPCTKT được vận dụng để thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào Trong quá trình hoạtđộng của các đơn vị kế toán, tài sản luôn biến động dưới ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tếphát sinh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các, địa điểm, thời điểm khác nhau, liênquan đến trách nhiệm vật chất của các đối tượng khác nhau,… Vì vậy, để có thể thu nhậnđược thông tin về nghiệp vụ kế toán cần phải có một giấy tờ (chứng từ giấy), file dữ liệu(chứng từ điện tử) để sao chụp lại thông tin nghiệp vụ kế toán

- Mỗi loại đối tượng kế toán khác nhau sẽ được quản lý khác nhau, vì vậy không thể

sử dụng 1 loại chứng từ để sao chụp cho mọi nghiệp vụ chứng từ, cho mọi biến động củatất cả các đối tượng kế toán

- Hệ thống bạc chứng từ hợp pháp là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản, xác minhtính hợp pháp trong giải quyết các mối quan hệ kinh tế - pháp lý thuộc đối tượng củahạch toán kế toán, căn cứ cho việc kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh, là

cơ sở pháp lý cho mọi thông tin kế toán

Trang 14

- Phương pháp chứng từ là phương tiện thông tin hỏa tốc phục vụ công tác lãnh đạonghiệp vụ ở đơn vị hạch toán và phân tích kinh tế.

- Theo sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (về quy mô thời gian, địa điểm, trách nhiệmvật chất của các đối tượng có liên quan), góp phần thực hiện tốt việc hạch toán kinhdoanh nội bộ, khuyến khích lợi ích vật chất gắn liền với trách nhiệm vật chất

- Chứng từ là cơ sở để phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từngđối tượng hạch toán cụ thể

- Do đó vị trí rất quan trọng và tác dụng to lớn trong công tác quản lý nói chung vàhọc toán kế toán nói riêng phương pháp chứng từ kế toán phải được áp dụng trong tất cảcác đơn vị hạch toán

IV, Phương pháp tài khoản kế toán

4.1 Khái niệm

Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại đối tượng kế toánthành các đối tượng cụ thể, chi tiết để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liêntục có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán phục vụ cho côngtác kế toán và công tác quản lý

4.2 Nội dung của phương pháp tài khoản kế toán

Trong hệ thống tài khoản kế toán, nhiều loại tài khoản được mở để phản ánh các đốitượng kế toán khác nhau, chẳng hạn như nguồn vốn, nợ phải trả, chi phí và các loại khác.Mỗi đối tượng kế toán này sẽ được liên kết với một tài khoản cụ thể trong hệ thống Mục đích của phương pháp tài khoản kế toán là phân loại để theo dõi, phản ánh một cách

có hệ thống các đối tượng kế toán, từ đó xây dựng nội dung của phương pháp thông quahai yếu tố: tài khoản kế toán và cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản kếtoán

Trang 15

Tài khoản: là những sổ/trang phản ánh và theo dõi một cách có hệ thống các nghiệp

vụ kinh tế có ảnh hưởng đến đối tượng kế toán

Tuy nhiên, do tính đa dạng, phong phú của đối tượng kế toán và tính đa dạng của nộidung nghiệp vụ nên khi sử dụng tài khoản kế toán cần phải tuân thủ một số nguyên tắcnhất định

Thông qua sự sắp xếp này, chúng ta có thể thống kê và phân loại các phản ánh tươngứng với sự phát sinh của các nghiệp vụ Ví dụ: phản ánh doanh thu và chi phí, khoản thu

nợ và các khoản nợ phải trả được thể hiện thông qua tính đối lập trong các tài khoản.Việc thực hiện phản ánh này thường xuyên trên hệ thống là hết sức cần thiết để có thểxây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ hạch toán lên chứng từ Những phát sinh kế toánnày là căn cứ quan trọng để đảm bảo tính chính xác và xác thực của quy trình lưu trữ hồ

sơ và báo cáo tài chính

4.3 Vai trò của phương pháp tài khoản kế toán

Phương pháp tài khoản kế toán có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quản lý, giúp theodõi sự biến động của các đối tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Qua đó, nhàquản lý có thể kịp thời nắm bắt các biến động này để đưa ra các quyết định cần thiết Cụthể:

- Phương pháp kế toán đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục và có hệthống cho từng đối tượng kế toán để phục vụ công tác quản lý

- Phương pháp tài khoản kế toán sử dụng tài khoản kế toán để phản ánh phươngpháp ghi nhận các hoạt động kinh tế, làm cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp của các hoạtđộng kinh tế và nguyên nhân thay đổi đối tượng Dữ liệu có thể được hệ thống hóadựa trên các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, lập báo cáo kế toán để cung cấp thông tin chongười quản lý nội bộ của đơn vị quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị, đồng thờicung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài điều chỉnh mối quan hệ với đơn

vị

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w