1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Dự án nhà máy phân hữu cơ

56 3 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà máy sản xuất phân hữu cơ
Thể loại Dự án đầu tư
Thành phố Hà Tĩnh
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

Hotline:09187553560936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng Tư vấn lập dự án xin chủ trương Tư vấn lập dự án đầu tư Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư Tư vấn giấy phép môi trường Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1500 Tư vấn các thủ tục môi trường http:lapduandautu.vn http:duanviet.com.vn

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ

Địa điểm:

Hà Tĩnh

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 4

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 4

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 4

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 5

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 8

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 9

5.1 Mục tiêu chung 9

5.2 Mục tiêu cụ thể 9

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 11

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ

ÁN 11

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án11

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án 12

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 14

2.1 Thị trường phân bón 14

2.2 Phân Kali hữu cơ 20

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 22

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 22

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 24

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 28

4.1 Địa điểm xây dựng 28

4.2 Hình thức đầu tư 28

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

28

Trang 4

5.1 Nhu cầu sử dụng đất 28

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 29

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNGTRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 30

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 30

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 312.1 Quy trình sản xuất phân Kali hữu cơ 31

2.2 Hệ thống khí hóa 32

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 35

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢXÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 35

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 35

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 35

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 35

1.4 Các phương án xây dựng công trình 35

1.5 Các phương án kiến trúc 37

1.6 Phương án tổ chức thực hiện 38

1.7 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý39

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 40

I GIỚI THIỆU CHUNG 40

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 40

III TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG 42

3.1 Giai đoạn xây dựng dự án 42

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 43

IV CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 45

4.1 Giai đoạn xây dựng dự án 45

Trang 5

4.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 46

V KẾT LUẬN 48

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀHIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 49

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 49

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.51

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 51

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 51

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 52

2.4 Phương án vay 52

2.5 Các thông số tài chính của dự án 53

KẾT LUẬN 56

I KẾT LUẬN 56

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 56

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 57

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 57

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 61

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 67

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 72

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 73

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 74

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 77

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 81

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 84

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức:

“Nhà máy sản xuất phân hữu cơ”

Địa điểm thực hiện dự án: , Hà Tĩnh.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 250.000,0 m 2 (25 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác

Tổng mức đầu tư của dự án: 1.727.118.187.000 đồng

( Một nghìn bảy trăm hai mươi bảy tỷ một trăm mười tám triệu một trăm tám

mươi bảy nghìn đồng )

Trong đó:

+ Vốn tự có (50%) : 863.559.094.000 đồng

+ Vốn vay - huy động (50%) : 863.559.094.000 đồng

Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Phân hữu cơ tấn/năm 1.000.000

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nướcĐảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cáchmạnh mẽ Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng

Trang 7

Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọngtrong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu Đặc biệt những năm gầnđây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệpbấp bênh Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩmkhông cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninhlương thực của đất nước Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấplãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận cáccông nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng caonăng xuất Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong cácngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển vàtừng bước đi vào hiện đại.

Hiện nay người nông dân sử dụng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại trongtrồng trọt vẫn còn ít Quy mô của các hộ, cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cungcấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn, chất lượng đảm bảo.Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm của thị trường là rất cao, nhất làsản phẩm được sản xuất từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, antoàn và vệ sinh thực phẩm Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thịtrường xuất khẩu còn bỡ ngỡ

Về sản xuất và sử dụng phân bón, ngày nay, cùng với sự phát triển

chung của xã hội thì ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có những bước tiến rõrệt Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón không đảm bảo chất lượng trongthời gian dài đã làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đất, gây ô nhiễm môitrường giảm chất lượng nông sản, tồn dư phân bón trong sản phẩm nông nghiệp,

và gây tổn hại đến sức khỏe con người Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tácnông nghiệp, đặc biệt là phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ cao là hướng điđúng đắn và ngày càng được mở rộng, góp phần cải tạo chất lượng đất, giảm ônhiễm môi trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo sức khỏe chongười tiêu dùng

Trang 8

Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia rộng và sâu hơn vào các hiệpđịnh thương mại như WTO, FTA… và gần đây nhất là TPP, nông sản Việt Nam

sẽ có cơ hội lớn thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc,Canada…Muốn thâm nhập các thị trường này, nông sản Việt Nam phải đáp ứngđầy đủ các yêu cầu khắt khe của từng nước, trong đó yếu tố sạch và an toànđược đặt lên hàng đầu Do đó, bắt buộc người nông dân Việt Nam cần thay đổitập quán canh tác với việc sử dụng nhiều hơn các loại phân bón hữu cơ trongquá trình chăm sóc cây trồng nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản đảm bảo cáctiêu chuẩn xuất khẩu

Phân hữu cơ giúp cải tạo thành phần kết cấu đất, tăng độ phì nhiêu củađất, làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác và qua đó tăng năng suấtcây trồng Thứ nhất, chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu củađất tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa

và dễ dàng hấp thụ các nguồn dinh dưỡng; Thứ 2, chất hữu cơ sẽ lưu giữ cáckhoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dầncho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng,giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm câychống chịu khô hạn tốt hơn; Thứ 3, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trườngsống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệsinh thái, vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần làm tăng năngsuất và chất lượng nông sản

Tính trung bình, khối lượng phân bón hữu cơ sử dụng trên 1ha đất trồngcao hơn so với phân bón vô cơ (theo khuyến cáo của Cục trồng trọt và các nhàsản xuất phân hữu cơ: Lượng phân chuồng (phân hữu cơ truyền thống) được cụctrồng trọt khuyến cáo sử dụng là 10-20 tấn/ha Các công ty sản xuất phân bónhữu cơ hướng dẫn sử dụng trung bình 1.000 kg – 2.000 kg/ha, tùy theo loại câytrồng, báo cáo của Công ty Axis – 2010) Trong khi đó tính đến năm 2014, khốilượng phân bón hữu cơ cung cấp ra thị trường chỉ tương đương 5% nhu cầu vềphân bón nói chung (nhu cầu phân bón hữu cơ, phân bón lá trên thị trường trongnăm 2014 vào khoảng 500 nghìn tấn trong khi tổng nhu cầu phân bón các loạivào khoảng 11 triệu tấn Nguồn: Báo cáo thường niên PVFcco) Do đó, tiềnnăng của các sản phẩm hữu cơ là rất cao

Trang 9

Với vai trò đóng góp quan trọng và cùng phát triển với ngành nôngnghiệp thì nhiều nhà máy sản xuất phân hữu cơ nội địa ra đời đáp ứng nhu cầungày càng tăng Đặc biệt ở thị trường Tây Nguyên, Miền Bắc, Miền trung Nhucầu phân hữu cơ chất lượng phân hữu cơ rất lớn do sự chuyển đổi cơ cấu câytrồng theo hướng có giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây Hiện nay, cáccông ty phân bón trong nước đều chưa sản xuất được mặt hàng chất lượng caonày mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Việc đưa phân bón hữu cơvào canh tác hữu cơ, canh tác nông nghiệp sạch không chỉ là một trào lưu mà đãtrở thành yêu cầu bắt buộc, định dạng sản xuất nông nghiệp thời gian tới, đây là

cơ hội cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này” Do tínhkhác biệt sản phẩm nhập khẩu có giá trị cao hơn các mặt hàng hữu cơ truyềnthống, góp phần gia tăng biên độ lợi nhuận của các đại lý phân phối Do đó, việcxây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh tận dụng nguồn nguyênliệu trong nước là hướng đi bền vững tạo sự khác biệt so với các sản phẩm nộiđịa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh/kinh tế của đơn vị

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà

máy sản xuất phân hữu cơ” tại, tỉnh Hà Tĩnh, sản xuất phân bón hữu cơ,chuyển giao công nghệ đến với người nông dân, cơ sở sản xuất nhằm phát huyđược tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạtầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nôngnghiệp của tỉnh Hà Tĩnh

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm

2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

Trang 10

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thunhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chiphí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm

2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanhnghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xâydựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạchxây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xâydựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tạiPhụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của

Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 vềCông bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phậnkết cấu công trình năm 2021

IV MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

IV.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Nhà máy sản xuất phân hữu cơ” theo hướng chuyên

nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tếcao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, phục vụ nhu cầutrong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quảkinh tế địa phương cũng như của cả nước  

Trang 11

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái củakhu vực tỉnh Hà Tĩnh.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế củađịa phương, của tỉnh Hà Tĩnh

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định chonhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoámôi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án

IV.2 Mục tiêu cụ thể

Phát triển theo mô hình “Nhà máy sản xuất phân hữu cơ” sản xuất phân

bón Kali hữu cơ, cung cấp sản phẩm chất lượng cho nông nghiệp, và chuyểngiao công nghệ đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao chođịa phương và cho cả nước

 Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:

Phân hữu cơ tấn/năm 1.000.000

 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêuchuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nângcao cuộc sống cho người dân

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh HàTĩnh nói chung

Trang 12

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2thị xã và 10 huyện với 216 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 13 thịtrấn, và 182 xã

Khí hậu

Trang 13

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưngcủa khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnhhơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt, một mùalạnh và một mùa nóng.

Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao Nhiệt độ không khí vào mùa đôngchênh lệch thấp hơn mùa hè Nhiệt độ đất bình quân mùa đông từ 18-22oC,trong khi ở mùa hè là từ 25,5 - 33oC Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổitheo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất

Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ

ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên

2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án

Về Công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh HàTĩnh trong tháng 11/2022 tiếp tục gặp khó khăn, các sản phẩm chủ lực, chiếm tỷtrọng cao trong sản xuất công nghiệp như điện sản xuất, thép giảm đã “kéo”giảm chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh xuống còn 16,88% so với cùng

Trang 14

kỳ năm trước Trong thời gian tới ngành công nghiệp Hà Tĩnh đang kỳ vọng sựtăng trưởng từ những dự án mới như: Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh vừa đivào vận hành; Nhà máy sản xuất Pin VinES dự kiến hoạt động vào cuối quý IV/2022.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) chính thức tháng 10 năm 2022giảm 18,54% so với cùng kỳ năm trước Trong đó: Ngành công nghiệp khaikhoáng tăng 6,85%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 20,77%; ngànhsản xuất và phân phối điện tăng 5%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm24,18% so với cùng kỳ

Ước tháng 11/2022 chỉ số sản xuất ngành công nghiệp so với tháng 10/2022tăng 0,79% và giảm 23,1% so với cùng kỳ năm trước Trong đó: Ngành côngnghiệp khai khoáng tăng 18,74% so với tháng trước và giảm 3,08% so với cùng

kỳ năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,56% so với thángtrước, so với cùng kỳ năm trước chỉ số sản xuất của ngành này giảm 24,73%;ngành sản xuất và phân phối điện tăng 27,38% so với tháng trước, so với cùng

kỳ năm trước giảm 12,38%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 2,66%

so với tháng 10/2022 và giảm 25,44% so với tháng 11/2021

Tính chung 11 tháng năm 2022, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệpcộng ước giảm 16,88% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệpkhai khoáng giảm 3,01% làm giảm 0,09 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo giảm 14,09% làm giảm 11,35 điểm phần trăm; ngành sản xuất vàphân phối điện giảm 31,75% làm giảm 5,05 điểm phần trăm; ngành cung cấpnước và xử lý rác thải, nước thải giảm 16,64% làm giảm 0,39 điểm % vào mứctăng chung toàn ngành công nghiệp

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 11/2022 tăng0,2% so với tháng trước và giảm 7,94% so với cùng kỳ năm trước

Chỉ số sử dụng lao động cộng dồn đến cuối tháng 11/2022 giảm 6,8% so vớicùng kỳ năm 2021 Nguyên nhân giảm là do giảm số lượng lao động của ngànhcông nghiệp chế biến, chế tạo Cụ thể chỉ số sử dụng lao động của ngành nàygiảm 8,94% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân do khó khăn trong sản xuấtnên một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ thu hẹp sản xuất, giảm

Trang 15

lao động Cùng với đó, việc đưa các máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất cũng

đã tiết giảm được nguồn nhân lực

Chỉ số sử dụng lao động tính đến tháng 11/2022 đối với ngành khai khoángtăng 1,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,1%; ngành cung cấp nước

và xử lý rác thải tăng 3,79% so với cùng kỳ năm 2021

Những tháng cuối năm 2022 được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địaphương thường xuyên tập trung theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện, giải ngân

dự án đầu tư công Nguồn vốn bảo đảm, thời tiết thuận lợi, nguồn lực lao độngdồi dào, các chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng nguồn vốn Trung ương hỗtrợ được đẩy nhanh tiến độ thi công trong các tháng cuối năm đảm bảo kế hoạch

đề ra Do đó, công tác thực hiện công trình cũng như giải ngân nguồn vốn đầu tưcông trên địa bàn tăng mạnh trong các tháng cuối năm Tính chung 11 thángnăm 2022, tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phươngquản lý đạt 77,9% kế hoạch năm, tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước

Dân số

Dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023 đạt 1.478.000 (người) người, mật độdân số đạt 219 người/km² Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là hơn 38,45%.Tỉnh Hà Tĩnh có 31 dân tộc đang sinh sống, chủ yếu là Kinh, Thái, Lào, Mường

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

II.1 Thị trường phân bón

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu phân bón cho sảnxuất nông nghiệp cần trên 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm Trong đó,nhu cầu phân ure 2,2 triệu tấn, phân SA 900.000 tấn, phân 960.000 tấn, phânDAP 900.000 tấn, phân NPK 4 triệu tấn và phân lân 1,8 triệu tấn

Với phân bón chứa lân và phân tổng hợp NPK, công suất sản xuất trongnước cũng vượt xa nhu cầu Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng40% lượng phân DAP và toàn bộ lượng phân để đáp ứng nhu cầu trong nước

Trong những tháng gần đây, nông sản đã rộng cửa xuất khẩu, được mùađược giá, điều này khiến nông dân phấn khởi, an tâm tái đầu tư sản xuất Về lâudài điều này sẽ tác động tích cực lên việc tiêu thụ phân bón nội địa, qua đó giảm

Trang 16

bớt áp lực tồn kho Trong khi đó, kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi nguy cơsuy thoái khiến nhiều quốc gia chú trọng an ninh lương thực đẩy mạnh dự trữhơn Sản xuất nông nghiệp theo đó được duy trì và phân bón vẫn luôn là mặthàng được ưu tiên hàng đầu.

Ngay trong tháng đầu năm 2023, Supe Lâm Thao đã có đơn hàng xuấtkhẩu 300.000 tấn supe sang Mianma và 100.000 tấn sang Nhật Bản

Hướng tới sản xuất phân bón hữu cơ bền vững

Sản xuất phân bón hữu cơ không chỉ dùng để cải tạo đất và giảm phânbón hóa học mà phải hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, đạt hiệu quả kinhtế

Phát triển, ứng dụng phân bón hữu cơ là một trong những điều kiện hàngđầu để xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, bền vững theo địnhhướng mà Chính phủ và ngành nông nghiệp đã đặt ra Để thực hiện mục tiêunày, ngành nông nghiệp đã và đang triển khai nhiều cơ chế chính sách, các giảipháp cụ thể nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phân bón hữucơ

Đặc biệt, trong bối cảnh giá phân bón vô cơ tăng rất cao thời gian qua,việc đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ đang là yêu cầu cấp thiếtnhằm thay thế một phần phân bón vô cơ, giảm chi phí sản xuất và phù hợp vớiđịnh hướng lâu dài của ngành nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) vừa ban hành “Kếhoạch hành động tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ tiết kiệm, cânđối và hiệu quả giai đoạn 2022 – 2025”, trong đó có nội dung quan trọng là pháttriển và nhân rộng các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ

Mục tiêu tổng quát của “Kế hoạch hành động tăng cường sản xuất, sửdụng phân bón hữu cơ tiết kiệm, cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022- 2025” (Kếhoạch) là phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiếtkiệm, cân đối bảo đảm hiệu quả, bền vững góp phần thúc đẩy nền nông nghiệptheo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là nâng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơđược phép lưu hành lên 25% so với tổng số sản phẩm phân bón Nâng công suất

Trang 17

sản xuất phân bón của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 1,25 lần (5 triệutấn/năm) Lượng phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tăng gấp1,5 lần so với năm 2020.

Cùng với đó là cơ bản hoàn thiện tiêu chuẩn phương pháp thử đối với cácchỉ tiêu chất lượng phân bón Kiện toàn và nâng cao năng lực của hệ thốngphòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón Phấn đấu xây dựngphòng thử nghiệm kiểm chứng đủ năng lực để phục vụ công tác quản lý Nhànước về kiểm soát chất lượng phân bón 100% các tỉnh/thành phố trực thuộctrung ương tổ chức các lớp tập huấn hàng năm về sử dụng phân bón cho ngườidân, chủ cơ sở buôn bán phân bón tại địa phương

Để đạt các mục tiêu trên, Bộ NN-PTNT đưa ra các nội dung thực hiện chitiết trong Kế hoạch Trong đó, có việc phát triển và nhân rộng các công nghệ sảnxuất phân bón hữu cơ thông qua các giải pháp ưu tiên, hỗ trợ hoạt động đăng kýmới hoặc đăng ký mở rộng quy mô, nâng công suất đối với các nhà máy/cơ sởsản xuất phân bón hữu cơ đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất,trong đó có áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến

Thúc đẩy chuyển giao các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hiện đạitrên thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ của Việt Namthông qua việc tận dụng tối đa các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế

Đồng thời, xây dựng quy trình, hướng dẫn để khuyến khích các hình thứcsản xuất quy mô nông hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác sảnxuất và sử dụng phân bón hữu cơ trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có,tại chỗ để tăng lượng phân bón hữu cơ tự sản xuất

Các giải pháp cũng sẽ hướng tới việc chuyển đổi nhận thức của ngườidân, chủ cơ sở buôn bán, doanh nghiệp sản xuất và cán bộ quản lý địa phương

Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinhdoanh phân bón trong công tác tập huấn, hướng dẫn để nâng cao hiệu quả sửdụng phân bón

Về khoa học công nghệ, Kế hoạch sẽ tiến hành quá trình chuyển giao cácsản phẩm phân bón hữu cơ đáp ứng được các tiêu chí hiệu quả cao, tác dụngnhanh, thân thiện với môi trường, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất

Trang 18

Chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón thân thiện với môitrường, sử dụng nguyên liệu sẵn có từ phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm hữu cơtrong công nghiệp chế biến và rác thải sinh hoạt như: chất thải chăn nuôi, phụphẩm trồng trọt, chế biến thủy sản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu vềphân bón thống nhất từ trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu về công tácquản lý, hỗ trợ công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, nhu cầu tra cứu thông tin

về sản phẩm, cơ sở sản xuất, đại lý phân phối, giá cả và hướng dẫn sử dụng cho

cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người dân

Thị trường trong nước và thế giới

Theo ông Phùng Hà, Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bónViệt Nam, giá phân bón năm 2021-2022 đã tăng phi mã trong vòng 50 năm lạiđây Tuy nhiên, với việc Trung Quốc bắt đầu mở cửa thị trường và không cònhạn chế xuất khẩu 29 loại phân bón như trước đó, nguồn cung phân bón trên thịtrường thế giới đã dồi dào nên giá phân bón cũng bắt đầu hạ nhiệt

Với đặc thù giá gas và giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sảnxuất phân bón, trong đó giá gas chiếm tới khoảng 80-90% giá thành sản xuấtamoniac - đầu vào quan trọng để sản xuất phân đạm ure, DAP nên giá phân bóntrong những tháng tới đây vẫn biến động khó lường

Ông Hà cho biết hiện nhiều chuyên gia phân bón và tài chính thế giới đều

dự báo, giá phân bón đang giảm nhưng khả năng vẫn neo ở mức cao và hoàntoàn phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới cũng như diễn biến của cuộc chiếnNga-Ukraine

Về cung phân bón cho vụ Đông Xuân 2022-2023, hiện công suất sản xuấtphân đạm ure của 4 nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tậpđoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã lên tới 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhucầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn/năm

Với phân bón chứa lân và phân tổng hợp NPK, công suất sản xuất trong

Trang 19

nước cũng vượt xa nhu cầu Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng40% lượng phân DAP và toàn bộ lượng phân để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA), thị trường phân bónthế giới có thể diễn biến theo 3 kịch bản

– Cụ thể, ở kịch bản bi quan, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ giảm vào năm

2023 và đạt 194,6 triệu tấn vào năm 2026, nghĩa là nhiều hơn 2 triệu tấn

so với năm 2019, nhưng thấp hơn 9 triệu tấn so với mức năm 2020

– Ở kịch bản trung bình, nhu cầu phân bón thế giới ở mức 202,1 triệu tấnvào năm 2026

– Ở kịch bản lạc quan, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ đạt 211,1 triệu tấn vàonăm 2026

Trong cả ba kịch bản này, rất ít khả năng giá phân bón sẽ giảm xuốngthấp hơn vào năm 2023

Brazil chịu trách nhiệm cho 25% sản lượng lương thực của thế giới và lànước tiêu thụ lớn thứ hai trên thế giới, 96% lượng được sử dụng là nhập khẩu Theo thống kê phân bón năm 2021, Canada là nhà cung cấp đứng đầu thếgiới với sản lượng là 14 triệu tấn, tiếp đó là Nga với sản lượng cung cấp là 9triệu tấn, Belarus với 8 triệu tấn và Trung Quốc là 6 triệu tấn Tuy nhiên, vẫn làcung không đủ cầu

Thị trường phân bón hữu cơ tại Việt Nam

Khu vực Đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long có diện tíchlúa, cây rau màu lớn và có nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cao, mặt khác khuvực này có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân hữu cơ là than bùn vớitrữ lượng lớn và các nguồn chất bã thải của các nông trại, phụ phẩm nôngnghiệp Do vậy, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long vừa

Trang 20

là thị trường tiêu thụ lớn vừa gần với vùng nguyên liệu nên được đánh giá kháthuận lợi để đặt nhà máy sản xuất phân hữu cơ.

Hiện nay, bà con nông dân bắt đầu chú trọng đến chất lượng sản phẩm do

sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sạch, an toàn, bền vững và có giá trịkinh tế cao, trong khi đất ngày càng bạc màu do bón nhiều phân hóa học, nếu sửdụng phân bón kém chất lượng không chỉ làm thất thu trong một năm mà cònảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm tiếp theo

Các sản phẩm hữu cơ trong nước hiện nay rất đa dạng, nhiều nhà cung cấp,chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ, ít tạo được sự khác biệt trong các sảnphẩm, Các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tập trung nhiều ở thị trường MiềnNam do đặt tính sản xuất nông nghiêp theo hướng xuất khẩu Những thươnghiệu lớn về phân bón hữu cơ trên thị trường gồm Sông Gianh, Quế Lâm, Vedan,Komic, Lio Thai, Humic…hiện thị trường Miền Bắc, Miền Trung mới chỉ cóSông Giang, Quế Lâm chiếm hầu hết thị phần, còn lại là một số xưởng sản xuấthữu cơ đơn lẻ Vào những năm gần đây nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Bỉ, HàLan, Nhật Bản, Đức cũng dần khẳng định tên tuổi trên thị trường Tuy nhiên, dotính đặc thù của thị trường nên vẫn chưa có đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ nàodẫn dắt thị trường như loại phân bón vô cơ

Về chính sách bán hàng của nhà sản xuất cho đại lý: qua khảo sát, đối vớimặt hàng hữu cơ, các nhà sản xuất đều cho cửa hàng nợ (Như Quế Lâm là 03tháng) Hình thức phổ biến là chiết khấu theo sản lượng (5-7% cho mỗi 100 tấnbán ra) và du lịch nước ngoài 1 lần/năm Về chính sách đại lý cho người nôngdân: Các đại lý đa số cho người nông dân mua nợ, các hình thức chủ yếu là tặngkèm áo, mũ, bột ngọt, chậu…

Hiện nay, các dòng phân hữu cơ/vi sinh được các đơn vị nhập khẩu về ViệtNam có xuất xứ từ Nhật, Hà Lan, Bỉ… là những nước có nền nông nghiệp hữu

Trang 21

cơ phát triển mạnh Các sản phẩm tạo được sự khác biệt nhờ hàm lượng hữu cơđảm bảo và các chủng vi sinh vật (có tích hợp dòng vi sinh có tác dụng cải tạođất tốt, đề kháng sâu bệnh, tạo chất dinh dưỡng) có ích đúng như công bố chấtlượng, nở và tan nhanh nên được nông dân trong khu vực sử dụng và ngày càng

ưa chuộng Sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất đối với các dòng phân nhập khẩu nàymới chỉ tập trung ở một số tỉnh thành Hòa Bình (Vùng cam Cao Phong), BắcGiang (Lục Nam, Lục Ngạn) và các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnhtrên các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn trái là chủ yếu, còn đối vớicác khu vực trồng hoa, rau màu và các khu vực có diện tích canh tác lúa lớnphân bón nhập khẩu vẫn khó thâm nhập do giá bán sản phẩm nhập khẩu cao nên

bà con nông dân vẫn hạn chế trong việc sử dụng

Qua phân tích tổng quan thị trường phân hữu cơ khu vực Miền Nam,Miền Bắc, Miền Trung thị trường mục tiêu tiềm năng của sản phẩm là rất rộng.Đặc biệt, với xu hướng hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn như hiệnnay thì triển vọng phát triển phân bón hữu cơ là rất lớn

II.2 Phân hữu cơ

là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây trồng Nórất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Trong đất tự nhiên

có một lượng lớn, tuy nhiên lượng này lại chủ yếu ở dạng khó tiêu, cây trồngkhông thể hấp thụ được Do đó cần phải bổ sung một lượng dễ tiêu từ bên ngoàivào để cung cấp cho cây

Tuy nhiên, qua quá trình canh tác, lượng kali trong đất bị mất dần, kèmtheo tình trạng đất bị thoái hóa do bổ sung quá nhiều kali vô cơ làm ảnh hưởngđến sự phát triển của cây trồng

Kali là một trong những nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đốivới sinh trưởng của cây trồng

– Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trìnhđồng hoá các chất dinh dưỡng của cây

Trang 22

– Kali giúp cây cứng cáp, chắc khỏe, ít đổ ngã.

– Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động bất lợi từbên ngoài như thời tiết và sâu bệnh

– Kali giúp cây dễ dàng sinh trưởng, tạo điều kiện thuận lợi ra nhánh, phâncành và lá

– Kali giúp điều hòa các chất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốthơn

– Kali giúp tăng hàm lượng đường trong nông sản, giúp cho nông sản cómàu sắc tươi đẹp và hương vị thơm ngon hơn Góp phần nâng cao năngsuất và chất lượng

Nguyên tố kali cần thiết cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triểncủa cây trồng Tuy nhiên, cần lưu ý về liều lượng cần bổ sung cho cây trongtừng giai đoạn phát triển và theo nhu cầu của cây Bên cạnh đó cần chọn loạikali phù hợp để việc bổ sung đạt hiệu quả cao Vì vậy, nên tận dụng cácnguồn kali hữu cơ từ tự nhiên

Trước, trong thời điểm bón phân

Kali giúp tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây Điều hòa cácchất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốt hơn Vì vậy kali thườngđược bón trước hoặc bón cùng thời điểm với các loại phân bón khác để tăngkhả năng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng của cây trồng

Thời điểm làm hoa

Kali giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh; tạođiều kiện thuận lợi cho cây đẻ nhánh, phân cành, lá Kali giúp làm tăng quátrình phân hóa mầm hoa, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả Đối với các loạicây ăn quả, cây cần nhiều kali trong giai đoạn làm hoa, nuôi trái Vì vậytrước thời điểm làm hoa cần tiến hành bón kali để tăng khả năng ra hoa đậuquả

Thời tiết bất lợi, khô hạn

Trang 23

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trìnhđồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, giúp cây cứng cáp, chắc khỏe, ít đổngã.

Kali giúp tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ítnắng Giúp cây giữ nước tốt hơn; tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cườnghydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát táncủa chúng Bên cạnh đó kali giúp tăng cường sức chịu rét và chống chọi quamùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào

Vì vậy Kali thường được bổ sung cho cây trồng trước các đợt thời tiết bất lợi,sâu bệnh

Giai đoạn tạo ngọt cho quả

Kali góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản thông qua quátrình tăng tích lũy đường, vitamin trong quả Giúp màu sắc quả đẹp hơn,hương vị quả thơm ngon hấp dẫn hơn, kéo dài thời gian bảo quản nông sản

Vì vậy kali thường được sử dụng bón cho cây trước thời điểm thu hoạch từ

1-2 tháng

Hiện nay xu hướng canh tác nông nghiệp đang dần dịch chuyển sang hướngcanh tác hữu cơ, thuận tự nhiên, do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng chocây trồng bằng các nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có thay thế cho các loạiphân bón vô cơ đang được áp dụng rộng rãi

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:

Trang 24

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư

ĐVT: 1000 đồng

Trang 25

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

IV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án “Nhà máy sản xuất phân hữu cơ” được thực hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh.

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO V.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địaphương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện làtương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện

Trang 26

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆ

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

T

Tần g cao

Diện tích xây dựng

Diện tích sàn

ĐV T

7 Nhà vệ sinh công nhân 100,0 1 80,0 80,0 m2

8 Phòng Lab, kiểm nghiệm 200,0 2 150,0 300,0 m2

9 Nhà kho nguyên liệu 10.000,0 1 10.000,0 10.000,0 m2

10 Kho thành phẩm 20.000,0 1 20.000,0 20.000,0 m2

11 Bãi tập kết và chế biến nguyên liệu 150.000,0 _ _ _ m2

12 Trạm xử lý nước thải 150,0 1 80,0 80,0 m2

14 Đất giao thông nội bộ 25.000,0 _ _ _ m2

15 Đất cây xanh cảnh quan, đất dự trữ phát triển 19.800,0 _ _ _ m2

Trang 27

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ II.1 Quy trình sản xuất phân Kali hữu cơ

Trang 28

- Tro bã quả cọ dầu được tập trung thu gom lại tại bãi tập kết nguyên liệu.Sau đó được đưa vào lò khí hóa Vì trong tro có nhiều cacbon nên chúng tôi sẽđốt bằng lò khí hóa để xử lý cacbon.

Bước 2: Đốt bằng hệ thống khí hóa

Hệ thống khí hóa

Khí hoá là một quá trình chuyển đổi các vật liệu carbon dựa trên nhiên liệuhữu cơ hoặc hóa thạch thành carbon monoxide, hydro và carbon dioxide Điềunày đạt được bằng cách phản ứng với vật liệu ở nhiệt độ cao (> 700 ° C), khôngđốt cháy, với lượng oxy và hơi nước được kiểm soát Cacbon sẽ chuyển thànhdạng CO2 và thoát ra ngoài

Ưu điểm của khí hoá là sử dụng khí tổng hợp (H2 và CO) có hiệu quả caohơn đốt cháy trực tiếp nhiên liệu ban đầu vì nó có thể đốt cháy ở nhiệt độ caohơn, sử dụng nhiều công nghệ đốt hiệu quả, dễ dàng trong điều khiển, kiểm soát

Ngày đăng: 10/04/2024, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w