Đề Xuất Dự Án - Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Từ Vỏ Cà Phê Và Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp Tại Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị

18 1 0
Đề Xuất Dự Án - Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh Từ Vỏ Cà Phê Và Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp Tại Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu một ví dụ về viết bản đề xuất dự án (tham khảo)1 1 Tóm tắt dự án Tên dự án: Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê và phế phụ phẩm nông nghiệp tại Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị  Mục đích của dự án: Tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh có chất lượng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong vùng đất bị nhiễm chất độc hóa học  Các hoạt động chính: - Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị - Hoạt động chuyển giao công nghệ: Thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật, hướng dẫn công nghệ - Thu gom nguyên liệu và các chế phẩm vi sinh ủ phân - Sản xuất phân bón theo quy trình công nghệ - Đóng gói bao bì sản phẩm đúng quy cách - Giới thiệu sản phẩm: Thử nghiệm trên đồng ruộng, tuyên truyền quảng bá tiêu thụ sản phẩm  Địa điểm thực hiện: Thôn Cổ Nhổi, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị  Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2009 đến tháng 8/2010  Kinh phí thực hiện dự án: Tổng số: 504.600.000đ Trong đó: - Dự án cấp: 206.400.000đ - Hộ đóng góp: 298.200.000đ 2 Trình bày xuất xứ và lý do hình thành dự án 1 Tài liệu hội thảo tập huấn Quảng Trị Xã Hướng Phùng là 1 xã được thành lập từ trước năm 1945, chủ yếu là người dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô và một số người dân kinh từ các vùng quê ở Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh quy tụ về sinh sống lập nghiệp tại đây từ năm 1995 Hướng Phùng thuộc huyện Hướng Hóa, một huyện chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh làm cho đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn Xã có 1230 hộ, 5.200 khẩu Tỉ lệ hộ nghèo trong xã chiếm khoảng 24,8% Hiện tại trong xã có 40 người bị nhiễm chất độc hóa học mất khả năng lao động chiếm khoảng 40% Diện tích đất tự nhiên của xã 12.400ha, trong đó diện tích đất lúa, sắn, rau màu 1.360ha Diện tích trồng cây công nghiệp 1.143ha chủ yếu trồng các loại cây cà phê, cao su… Đất đai hầu hết bị bạc màu, xấu, cộng thêm điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt dẫn đến năng suất và sản lượng cây trồng ngày càng giảm, hơn nữa giá cả vật tư phân bón vô cơ ngày càng cao nên thu nhập từ sản xuất của người dân lại càng thấp hơn Khi nền công nghiệp sản xuất phân khoáng vô cơ phát triển thì nền sản xuất nông nghiệp bước sang một thời kỳ mới đó là các loại phân vô cơ lấn át và chiếm lĩnh vị trí phân hữu cơ trong chế độ cung cấp chất dinh dưỡng cho hầu hết các loại cây trồng Lý do đơn giản là nồng độ dinh dưỡng phân vô cơ rất cao so với phân hữu cơ nên chỉ bón một lượng ít người ta đã thấy có tác dụng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và năng suất tăng rõ rệt Trong quá trình sản xuất nhiều nơi không cần quan tâm đến chất lượng nông sản, bảo vệ độ phì của đất, bảo vệ môi trường sinh thái dẫn đến nhưng nguyên nhân tác hại như đất trồng ngày càng chua, bạc màu hóa, chai cứng, chứa nhiều chất độc hại, nước trong đất bị ô nhiễm vì phân vô cơ và thuốc diệt trừ sâu bệnh, cây trồng nhiễm sâu bệnh nặng mất khả năng đề kháng, chất lượng nông sản ngày càng kém, nhiễm độc tố,… Chính vì vậy hiện nay sản xuất nông nghiệp nước ta đang đối mặt với những khó khăn như: Chất lượng nông sản ngày càng giảm sút, rau quả thừa Nitrat không bảo quản chế biến, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Giá các loại phân vô cơ ngày càng tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất cao hạn chế thu nhập Đất trồng ngày càng bị bạc màu, thoái hóa ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng Sử dụng phân vi sinh bón sẽ bổ sung những vi sinh vật hữu ích cho đất phù hợp với chu trình sinh học của vật chất hữu cơ Hoạt động vi sinh vật góp phần giữ độ tơi xốp, độ thoáng, khả năng giữ nước cho đất, tạo vi môi trường cho sự phát triển và tồn lưu vi sinh vật hữu ích trong đất Phân vi sinh khi bón vào đất sẽ làm tăng độ phì đất do tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, tăng và duy trì độ ẩm cho đất Phân hữu cơ được chế biến hoặc ủ giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt làm đất tơi xốp, ẩm, nhiều chất dinh dưỡng dễ chuyển hóa, không chứa kim loại nặng, chất lượng nông sản tốt Sử dụng phân hữu cơ đã ủ đảm bảo an toàn cho cây trồng, người trống cũng như người sử dụng nông sản Phân không có mùi hôi thối, sạch trứng giun và vi khuẩn gây bệnh Quy trình ủ đơn giản, rẻ tiền, vận chuyển sản phẩm và bón dễ dàng Việc sử dụng phân bón vô cơ bón cho cây trồng giá cả ngày càng cao mà thu nhập từ sản xuất lại thấp, và có nhiều tác hại cho đất và sản phẩm Trong khi đó hiện nay có một khối lượng vỏ cà phê loại thải làm nguyên liệu ủ phân lớn (Hướng Phùng 7.000 tấn/vụ, cả huyện 15.000 tấn/vụ), rác thải sinh hoạt khá lớn (1 tấn/ngày), khối lượng phế phụ phẩm sẵn có như rơm rạ (200 tấn/vụ) và phân gia súc, gia cầm khá nhiều Đây là nguồn nguyên liệu cho việc chế biến phân hữu cơ vi sinh lớn và chủ động Nếu không tận dụng thì nó cũng là nơi gây ra ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh tật Đồng thời điều kiện sản xuất phân ủ thuận lợi như mặt bằng, lao động tại chỗ… Sản xuất phân này sẽ giảm chi phí đầu vào cho nông dân, cải tạo đất, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra thu nhập cho nông hộ Đặc biệt trong xã nói riêng và huyện nói chung chưa có nơi nào sản xuất loại phân vi sinh hữu cơ theo quy trình này Vì vậy, ý tưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh ở đây là việc làm cần thiết và cấp bách đối với nông dân trong địa phương, phục vụ sản xuất trồng trọt nhằm phục hồi và tái tạo vùng đất bị suy thoái do ảnh hưởng chất độc hóa học 3 Căn cứ xây dựng dự án - Dự án thực hiện trong chương trình phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học Quảng Trị - Sản xuất phân bón dựa vào quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh của PGS-TS Đào Châu Thu - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội - Điều kiện mặt bằng sản xuất phân hữu cơ thuận lợi, lao động dồi dào, nguyên vật liệu chủ động và đủ cung cấp cho sản xuất phân bón một cách thường xuyên - Nhu cầu phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương ngày càng nhiều 4 Mục tiêu của dự án 4.1 Mục tiêu tổng thể Tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê loại thải, rác thải sinh hoạt và phế phụ phẩm trong nông nghiệp có chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao thu nhập cho nông hộ 4.2 Mục tiêu cụ thể 1 Sản xuất phân hữu cơ vi sinh thành phẩm đạt chất lượng với quy mô 150tấn/đợt (3 tháng) nhằm phục vụ sản xuất, tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nông hộ, người lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường 2 Tiến hành thử nghiệm, tuyên truyền quảng bá tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho sản xuất đại trà 5 Nội dung các hoạt động/đầu vào và kết quả mong đợi/đầu ra của dự án 5.1 Các hoạt động/đầu vào 5.1.1 Xây dựng nhà xưởng, nhà ủ phân - San ủi mặt bằng với diện tích 0,5ha - Xây dựng nhà ủ phân 10 ngăn và mái che Kích thước nhà ủ phân: dài 50m, rộng 30m, diện tích 1500m2, xây tường ngăn cao 1,2m Dung tích chứa của nhà ủ phân: 1.800 m3, - Xây dựng nhà xưởng dùng làm sân phơi, sàng phân, đóng gói bao bì và kho chứa sản phẩm đã đóng gói Kích thước dài 25m, rộng 5m, diện tích 125m2 Thời gian dự kiến khấu hao công trình là 10 năm Thiết kế nhà ủ phân hữu cơ sinh học đều phải có mái che để tránh nắng to và mưa ướt phân trong bãi: Mái che lợp bằng tôn hoặc tấm phy rô xi măng, mép mái che phủ trùm qua bể, mái cách mặt bãi trên 3m để dễ dàng trong việc xe đưa nguyên liệu vào ủ, tưới nước khi ủ, quan sát phân… Thiết kế các ngăn ủ phân được xây bằng gạch, trát xi măng chất lượng tốt để nước phân khi ủ không thấm ra ngoài, nền ngăn ủ phải có độ hơi nghiêng dốc xuống phía lỗ thông với hố ga Cửa các ngăn lấy phân sau khi ủ được xây và chắn bằng các tấm gỗ để khi phân chín xẹp xuống dưới chỉ cần nhấc tấm gỗ từ dưới ngăn đủ để lấy phân ủ ra và phía dưới tấm gỗ xây một hàng gạch cao khoảng 10cm để làm gờ chắn nước phân không chảy ra ngoài ngăn ủ Bên cạnh các ngăn ủ phải có hố ga chứa nước phân rỉ ra trong quá trình ủ, hố ga được nối với ngăn ủ bằng ống thông dưới đáy Giữa các ngăn hoặc bên cạnh cần xây bậc thang từ chân lên mặt ngăn để dễ dàng chuyển vật liệu ủ vào các ngăn Bên cạnh nhà ủ phân có nhà phơi phân sau khi ủ, sân được tráng bằng xi măng để dễ phơi và thu gom 5.1.2 Mua sắm trang thiết bị sản xuất Máy sàng phân, xe rùa, máy bơm tưới nước, cuốc cào xẻng Thời gian dự kiến sử dụng tài sản cố định như máy sàng phân là 5 năm 5.1.3 Lắp đặt hệ thống điện lưới Hệ thống cột điện, dây điện, cầu dao, bóng điện… 5.1.4 Lắp đặt hệ thống cung cấp nước Xây bể chứa nước, lắp đặt hệ thống dẫn nước 5.1.5 Hoạt động chuyển giao kỹ thuật Thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật, hướng dẫn công nghệ sản xuất 5.1.6 Thu gom nguyên liệu Bao gồm: Vỏ cà phê, rác thải sinh hoạt, rơm rạ, phân gia súc gia cầm, bổi cây xanh… khối lượng 1 đợt khoảng 450m3 (trong đó 70% vỏ cà phê, rác thải, rơm rạ, bổi cây xanh, 30% phân chuồng) 5.1.7 Mua chế phẩm vi sinh ủ phân: 12 lít /ngăn ủ/đợt sản xuất phân 5.1.8 Ủ phân theo quy trình công nghệ Nguyên Hoạt hóa Phối trộn liệu men nguyên liệu ủ Đóng gói Sàng phân Phơi khô thành phẩm - Phương pháp ủ bán háo khí có chế phẩm vi sinh, không phải đảo trộn khi ủ, vi sinh vật đủ vật liệu hữu cơ và độ ẩm để hoạt động phân giải nguyên liệu - Vật liệu ủ nếu là rác thải hữu cơ sinh hoạt phải được phân loại kỹ, không được lẫn lộn các chất vô cơ như ny long, kim loại, thủy tinh vì vi sinh vật không phân giải được, chất lượng phân kém, gây nguy hiễm cho người sử dụng, vì vậy trước khi cho rác vào ngăn ủ phải phân loại lần cuối Phế thải nông nghiệp, bổi cây thì cần được băm chặt nhỏ trước khi ủ để phân nhanh hoai, sử dụng ngay thì không phải nghiền Có thể tận dụng tất cả các loại phế thải nông nghiệp nhưng phải đảm bảo 2 phần vỏ cà phê, rác; 1 phần phân động vật đã khô, không nên để bổi cây quá khô mới ủ - Chế phẩm vi sinh chứa trong chai, can đậy kín để nơi mát, không pha trộn nước khi chưa ủ - Thường xuyên theo dõi độ ẩm của các ngăn ủ, khi thấy vỏ cà phê, rác ủ khô phải tưới nước theo hướng dẫn của quy trình Nếu để vỏ, rác ủ khô quá vi sinh vật của chế phẩm và của phân ủ sẽ chết làm mất tác dụng phân giải vỏ cà phê, rác - Khi vỏ, rác đầy và đã tưới chế phẩm với nước đủ ẩm phải phủ kín mặt các ngăn ủ bằng tấm phủ nhựa da rắn Không phủ bằng ny long nhựa vì sẽ bí, kín thiếu không khí cho vi sinh phân giải - Mỗi ngăn có hố ga để hứng nước phân rỉ ra trong quá trình ủ Sau đó đổ nước hứng lên ngăn ủ vì trong nước đó có chứa nhiều vi sinh vật và chất dinh dưỡng 5.1.9 Đóng gói sản phẩm - Bao bì, máy khâu, chỉ khâu - Quy cách đóng bao là 25kg phân/bao 5.1.10 Thử nghiệm và giới thiệu tiêu thụ sản phẩm - Tiến hành bố trí thử nghiệm sản phẩm trên nhiều loại cây trồng: cà phê, cao su, lúa, ngô, sắn, rau quả, cây cảnh Sau đó kiểm định chất lượng sản phẩm - Quảng bá tiêu thụ sản phẩm phục vụ sản xuất đại trà 5.2 Kết quả/đầu ra 5.2.1 Hoàn thành các công trình xây dựng nhà xưởng, nhà ủ phân đúng theo thiết kế đã được duyệt 5.2.2 Sản xuất phân bón thành phẩm: 150 tấn phân hữu cơ vi sinh đạt chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp 6 Hệ thống giám sát, đánh giá Nội dung giám Thời gian giám Thành phần giám sát, Ghi chú sát, đánh giá sát, đánh giá đánh giá 1 Giám sát - Xây dựng nhà Tháng 8/2009 Nhà tài trợ; Đơn vị Tại cơ sở sản xuất xưởng, nhà ủ kiểm định chất lượng; phân bón phân 10 ngăn Tư vấn thiết kế; Chủ hộ Tại nhà xưởng - Ủ phân Tháng 10/2009 Nhà tài trợ, Đơn vị kiểm định chất lượng, Tại nhà xưởng - Thành phẩm Tháng 12/2009 Chuyên gia kỹ thuật, chủ hộ Tại hiện trường - Thử nghiệm Tháng 01/2010 Nhà tài trợ, Đơn vị mô hình thử kiểm định chất lượng, nghiệm chuyên gia kỹ thuật, chính quyền địa phương, chủ hộ Nhà tài trợ, Đơn vị kiểm định chất lượng, cán bộ kỹ thuật, chính quyền địa phương, chủ hộ 2 Đánh giá Tháng 12/2009 Nhà tài trợ, chủ hộ Tại cơ sở sản xuất - Giữa kỳ Tháng 8/2010 phân bón Nhà tài trợ, Đơn vị Tại cơ sở sản xuất - Kết thúc kiểm định chất lượng, phân bón chính quyền địa phương, chuyên gia và cán bộ kỹ thuật, chủ hộ 7 Dự toán kinh phí của dự án ST Nguồn Tổng Đơn vị tính: 1000 đồng Trong đó T kinh phí số kinh phí Chuyển Xây Mua Mua Công Chi dựng sắm chế lao khác giao cơ bản trang phẩm, động thiết bị nguyên sản 7.00 công 335.00 vật xuất 0 0 72.450 liệu 5.00 nghệ 140.00 63.950 11.20 0 0 21.000 0 2.00 1 Tổng số 504.60 15.000 195.00 25.400 - 0 0 51.450 0 1.1 Dự án cấp 206.40 15.000 0 1.2 Hộ đóng góp 298.20 - 38.550 11.20 0 0 8 Tính bền vững của dự án 8.1 Khả năng thích ứng với các kết quả của dự án - Sản xuất phân hữu cơ vi sinh với quy trình ủ phân từ vỏ cà phê, rác thải sinh hoạt và phế phụ phẩm nông nghiệp tương đối đơn giản, người nông dân được hướng dẫn sẽ tự làm được, rẻ tiền, vận chuyển và bón phân dễ dàng với quy mô nhỏ - Ủ phân vi sinh không đòi hỏi đầu tư cao về thiết bị, không chiếm nhiều diện tích nhưng lại tạo ra sản phẩm chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, làm cho đất tơi xốp nên việc sinh trưởng phát triển của cây trồng thuận lợi - Bón cho cây trồng bằng phân vi sinh chi phí thấp nhưng năng suất vẫn đảm bảo Tận dụng nguồn vỏ cà phê, rác, phế phụ phẩm của trồng trọt và chăn nuôi vừa tiết kiệm chi phí cho cơ sở chế biến vừa không gây lãng phí và bảo vệ môi trường 8.2 Triển vọng nhân rộng kết quả của dự án Do thực hiện quy trình này tương đối đơn giản, tiết kiệm chi phí sản xuất và tận dụng nguồn chất thải hiện có nên dự án sau khi sản xuất thành phẩm và thử nghiệm đạt kết quả tốt thì việc nhân rộng sẽ dễ dàng với quy mô nhỏ 8.3 Các tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường 8.3.1 Về mặt kinh tế Qua tính toán thu chi của dự án trong một đợt sản xuất phân bón cho thấy: + Thu bán sản phẩm thành phẩm: 150.000kg x 1.500đ/kg = 225.000.000đ + Chi phí các khoản: 99.350.000đ - Khấu hao xây dựng cơ bản: 335.000.000đ/30 đợt = 12.000.000đ - Khấu hao máy móc thiết bị: 70.000.000đ/15 đợt = 4.600.000đ - Khấu hao dụng cụ: 2.450.000đ/3 đợt = 800.000đ - Mua nguyên vật liệu, chế phẩm: 63.950.000đ - Thuê công lao động: 11.200.000đ - Chi khác: 7.000.000đ Lãi (chưa tính thuế): 125.650.000đ Trong đó: Tính khấu hao xây dựng cơ bản 10 năm/mỗi năm 3 đợt sản xuất; Máy móc thiết bị khấu hao 5 năm/mỗi năm 3 đợt; khấu hao dụng cụ sản xuất 1 năm/mỗi năm 3 đợt; và toàn bộ chi phí mua nguyên vật liệu, chế phẩm, thuê công lao động, chi khác Như vậy về mặt hiệu quả kinh tế thực sự có sức thu hút cho việc đầu tư sản xuất phân bón của nông hộ, qua tính toán lãi chưa tính thuế đạt 55% một con số có ý nghĩa 8.3.2 Về mặt xã hội - Tạo ra công ăn việc làm cho nông hộ và người lao động, thu nhập ổn định trong quá trình sản xuất phân bón - Cung cấp một lượng đáng kể phân bón hữu cơ vi sinh bón cho đồng ruộng 8.3.3 Về mặt môi trường Có tác động tích cực đến môi trường cụ thể: - Việc thu gom vỏ cà phê, rác thải sinh hoạt từ các chợ và khu dân cư để chế biến phân hữu cơ vi sinh sẽ giảm ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm không khí mùi hôi của vỏ cà phê, rác sinh hoạt, gây ra mầm bệnh cho người và gia súc, gia cầm… - Sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng làm giảm những tác hại do bón phân vô cơ gây ra như đất trồng ngày càng chua, chai cứng, chứa nhiều chất độc hại, sinh vật bị tổn thương, nước trong đất bị ô nhiễm, nhiễm các độc tố… 9 Phụ lục của dự án, tài liệu tham khảo 9.1 Phụ lục dự án 9.1.1 Ngân sách dự án Đơn vị tính: 1000 đồng ST Nội dung Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành Trong đó T tính tiền Dự án Hộ GĐ 1 Chi phí chuyển giao công nghệ 15.000 15.000 2 Xây dựng cơ 335.000 140.00 195.00 0 0 bản 10.000 200.000 10.000 120.00 2.1 San ủi mặt bằng m2 5000 2 80.000 0 15.000 125.000 2.2 Xây nhà ủ phân cái 1 50.000 75.000 1.000 10 ngăn 2.3 Xây dựng nhà m2 125 xưởng 3 Mua sắm trang thiết bị 72.450 21.000 51.450 45.000 20.000 25.000 3.1 Máy nghiền sàng cái 01 45.000 phân 3.2 Xe rùa cái 05 150 750 750 20 200 200 3.3 Cuốc cái 10 20 200 200 30 300 300 3.4 Cào cái 10 20.000 20.000 20.000 3.5 Xẻng cái 10 3.6 Lắp đặt hệ thống hệ thống 01 điện 3.7 Lắp đặt hệ thống hệ thống 01 5.000 5.000 5.000 nước 3.8 Máy khâu bao cái 01 1.000 1.000 1.000 63.950 25.400 4 Mua chế phẩm, nguyên vật liệu 70 8.400 8.400 38.550 250 33.750 10.000 4.1 Chế phẩm vi sinh lít 120 40 12.600 4.000 23.750 8.600 4.2 Phân chuồng m3 135 4.3 Vỏ cà phê, rác m3 315 thải, rơm rạ 4.4 Bao bì cái 6000 1,5 9.000 3.000 6.000 4.5 Chỉ khâu bao bì cuộn 20 10 200 200 5 Thuê công lao động sản xuất 11.200 11.200 5.1 Công sản xuất công 100 70 7.000 7.000 5.2 Công đóng gói công 60 70 4.200 4.200 bao bì và vận chuyển vào kho 6 Chi khác 7.000 5.000 2.000 2.000 2.000 6.1 Thử nghiệm Mô hình 05 3.000 3.000 6.2 Tuyên truyền, quảng bá 2.000 206.40 2.000 6.3 Chi khác 504.600 0 298.20 Tổng cộng 0 9.1.2 Kế hoạch hoạt động của dự án ST Nội dung hoạt động Sản phẩm đạt Thời gian Người thực (BĐ-KT) hiện/phối hợp T được 8-9/2009 Hộ/nhà thiết kế và xây dựng 1 Xây dựng nhà xưởng, nhà 1 nhà xưởng, nhà ủ 9/2009 10/2009 Hộ gia đình ủ phân 10 ngăn phân 10 ngăn đảm Hộ gia đình/Đại 11/2009 lý chế phẩm bảo chất lượng, 11-12/2009 Chuyên gia đúng thiết kế 12/2009 Hộ/Lao động 12/2009 2 Mua sắm trang thiết bị Đảm bảo chất lượng 5/2010 Hộ/Lao động 8/2010 3 Mua chế phẩm, nguyên 120 lít chế phẩm, CB kỹ thuật Cơ quan có liên vật liệu 450m3 nguyên liệu quan Hộ/Cơ quan đã phân loại thông tin đại chúng 4 Chuyển giao kỹ thuật Theo quy trình 5 Sản xuất phân theo quy Theo quy trình trình công nghệ 6 Đóng gói, bảo quản 6000 bao, 25kg/1bao 7 Thử nghiệm Chỉ tiêu kỹ thuật 8 Nghiệm thu kết quả Năng suất/thu nhập 9 Quảng bá tiêu thụ sản Áp phích/tờ rơi phẩm 9.1.3 Khung logic của dự án Mục tiêu chung/ Mục Chỉ số đo lường Nguồn kiểm chứng Giả định/rủi tiêu cụ thể/ kết quả/hoạt ro động Mục tiêu chung Đến tháng 8/2010 - Bản đề xuất dự án - Nguồn Tạo ra nguồn phân hữu cơ - Tạo ra nguồn phân hữu - Báo cáo tiến độ, vi sinh từ vỏ cà phê, rác cơ chủ động sản xuất và nghiệm thu nguyên liệu thu thải và phế phụ phẩm giảm thiểu ô nhiễm môi - Báo cáo tổng kết trong nông nghiệp có chất trường dự án gom ổn định lượng (phân sạch) phục vụ - Giải quyết việc làm sản xuất nông nghiệp, thường xuyên cho 30-40 - Biên bản nghiệm - Tạo điều kiện giảm thiểu ô nhiễm môi lao động và có thu nhập thu trường và nâng cao thu ổn định 1,5 triệu đồng/ - Báo cáo kết quả của các ngành nhập cho nông hộ người/ tháng Mục tiêu cụ thể 1 - Bản vẽ thiết kế và các cấp có liên Sản xuất phân hữu cơ vi - Đến tháng 12/2009 sản dự toán công trình sinh thành phẩm đạt chất xuất được 150tấn/đợt (3 - Báo cáo tổng kết quan lượng tháng) - Quan sát thực tế - Giá cả vật tư Kết quả 1 - 1 nhà ủ phân 10 ngăn, 1 - Biên bản nghiệm Hoàn thành xây dựng cơ nhà xưởng thu ổn định sở và sản xuất phân đợt - Quan sát thực tế đầu Xây dựng 1 nhà xưởng, 1 - Biên bản nghiệm - Nguyên liệu nhà ủ phân 10 ngăn chất thu đảm bảo, giá Hoạt động 1.1 lượng, đúng thiết kế - Quan sát thực tế ổn định Xây dựng cơ bản Máy nghiền sàng phân, Xe - Thời tiết rùa, dụng cụ sản xuất, - Biên bản nghiệm thuận lợi Hoạt động 1.2 Lắp đặt 1 hệ thống điện, 1 thu Mua sắm trang thiết bị hệ thống nước - Quan sát thực tế 120 lít chế phẩm, 450m3 - Quy trình công Hoạt động 1.3 nguyên liệu đã phân loại nghệ được công Mua chế phẩm, nguyên vật liệu Chế biến theo quy trình Hoạt động 1.4 công nghệ Sản xuất phân theo quy trình công nghệ 6000bao quy cách nhận - Điều kiện đất Hoạt động 1.5 25kg/bao - Biên bản kiểm kê đai thời tiết Đóng gói, bảo quản Đến tháng 8/2010 - Quan sát thực tế thuận lợi và Mục tiêu cụ thể 2 - Hoàn thành thử nghiệm - Báo cáo của cán phù hợp Tiến hành thử nghiệm, trên 5 mô hình bộ kỹ thuật - Tạo điều kiện tuyên truyền quảng bá tiêu - Tăng năng suất cây trồng - Khảo sát thực tế của các ngành thụ sản phẩm phục vụ sản và giảm chi phí sản xuất - Báo cáo tổng kết các cấp có liên xuất đại trà - Giảm thiểu ô nhiễm đất , dự án quan nước và sản phẩm cây Kết quả 2 trồng sử dụng phân bón - Báo cáo của cơ Phân bón đạt tiêu chuẩn này quan kiểm định chất chất lượng đưa vào sản Đạt tiêu chuẩn chất lượng lượng xuất đại trà - Khảo sát thực tế Hoạt động 2.1 5 mô hình gồm trồng cà - Khảo sát thực tế Thử nghiệm phân bón trên phê, lúa, rau quả, ngô sắn, - Báo cáo của cán các loại cây trồng cao su bộ kỹ thuật Hoạt động 2.2 - Báo cáo của cán Nghiệm thu kết quả và - So sánh năng suất các bộ kỹ thuật quảng bá tiêu thụ sản loại cây trồng - Khảo sát thực tế phẩm phân bón hữu cơ vi - Tính toán thu nhập - Báo cáo của cơ sinh - Áp phích, tờ rơi quan kiểm định chất lượng - Báo cáo tổng kết dự án 9.2 Tài liệu tham khảo - Quy trình xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp thành phần hữu cơ sinh học – Đào Châu Thu - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội - Tài liệu của Trung Tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) - Đại học Quốc gia Hà Nội - Tài liệu tập huấn viết đề xuất dự án cho cán bộ nhằm phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học - Dự án quỹ FORD – Trung tâm CRES Mẫu đề xuất ý tưởng dự án (tham khảo)2 1 Tên đề xuất dự án: Sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị 2 Cơ quan chủ trì: Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị Cơ quan phối hợp: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Trị; Phòng NN&PTNT; Trung tâm khuyến nông khuyến lâm 3 Chủ trì dự án: Nguyễn Thế Hùng 4 Thời gian thực hiện: 2009-2010  Năm 2009: Khảo sát, thiết kế, xây dựng và phát triển đội ngũ CBCN  Năm 2010: Đưa nhà máy sản xuất 5 Kinh phí: Dự kiến khoảng 950 triệu đồng Trong đó: - Khảo sát thiết kế: 50 triệu đồng - Xây dựng đội ngũ CBCN: 400 triệu đồng - Máy móc, thiết bị sản xuất: 500 triệu đồng 6 Tầm quan trọng của dự án:  Giải quyết ô nhiễm môi trường từ vỏ cà phê  Cung cấp nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp  Phục hồi đất bị suy thoái, bạc màu do phân bón vô cơ 7 Mục tiêu dự án: * Mục tiêu tổng thể: Khắc phục ô nhiễm môi trường và chống suy thoái đất, hướng đến nông nghiệp bền vững * Mục tiêu cụ thể:  Giải quyết lượng cà phê tồn đọng sau chế biến  Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo 8 Nội dung hoạt động chính:  Khảo sát nguyên liệu đầu vào  Xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị, đào tạo đội ngũ công nhân 2 Tài liệu hội thảo tập huấn Quảng Trị  Tổ chức sản xuất tiêu thụ  Tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm 9 Dự kiến kết quả đạt được:  Góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, cải tạo đất nông nghiệp bị suy thoái  Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho địa phương  Giải quyết công ăn việc làm cho 40 lao động  Góp phần thay đổi tư duy canh tác của người dân để hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Ngày đăng: 26/03/2024, 12:36

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan