1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân biệt thuế gián thu, thuế trực thu

15 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Biệt Thuế Gián Thu, Thuế Trực Thu
Tác giả Trần Tấn Hưng, Nguyễn Mạnh Đạt, Đoàn Thị Ngọc Hân, Võ Phạm Gia Hân, Dương Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Mỹ Hòa, Phan Huy Hoàng, Nguyễn Minh Hương, Đặng Hồ Gia Huy, Trần Minh Khôi, Đoàn Thị Quỳnh Lê
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Trung Dương
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thuế
Thể loại Buổi Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 90,2 KB

Nội dung

Người chịu thuế Người nộp thuế Đối tượng chịu thuế Khái niệm Là các cá nhân, tổ chức sử dụng, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, phải chia sẻ những lợi ích của mình cho Nhà nước thông qua nghĩ

Trang 1

*** BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

MÔN LUẬT THUẾ

Giảng viên : ThS Nguyễn Trung Dương

Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I LÝ THUYẾT (5 ĐIỂM)

……… 2

1 Phân biệt thuế gián thu, thuế trực thu? 2

2 Phân biệt các khái niệm người chịu thuế, người nộp thuế, đối tượng chịu thuế? 3

3 Phân biệt đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng hưởng thuế suất 0%? 3

4 Truy thu thuế là gì? Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao? 5

5 Nhận xét về trường hợp một cá nhân hoặc tổ chức được người nộp thuế ủy quyền (thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc ủy quyền dân sự - sau đây gọi là người được ủy quyền) để thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nhưng người được ủy quyền không thực hiện hặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế? 5

II NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI (2 ĐIỂM) 6

1 Thuế ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản 6

2 Thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp 7

3 Một tổ chức, cá nhân chỉ có thể là người nộp thuế của một sắc thuế 7

4 Người nộp thuế không có nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế khi được hưởng thuế suất 0% 8

5 Truy thu thuế luôn là hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thuế 8

6 Cơ quan thuế các cấp là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu các loại thuế theo quy định của pháp luật 8

7 Người chịu thuế là đối tượng chịu thuế 8

8 Thuế suất tỷ lệ cố định là loại thuế suất tăng trên toàn bộ phần tăng của giá trị tính thuế 9

III CÂU HỎI NÂNG CAO (3 ĐIỂM) 9

1 Vì sao thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng cao hơn tại các quốc gia đang và kém phát triển? 9

2 Giải thích hiện tượng chế độ miễn giảm phong phú trong thuế trực thu và hạn chế trong thuế gián thu? 9

Trang 3

I LÝ THUYẾT (5 ĐIỂM)

1 Phân biệt thuế gián thu, thuế trực thu?

Tiêu chí Thuế gián thu Thuế trực thu

Đặc điểm Thuế gián thu là loại thuế điều

tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ

Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp một phần thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế

Người nộp thuế không đồng thời

là người chịu thuế

Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế

Nhà nước thu gián tiếp thông qua người nộp thuế

Nhà nước thu trực tiếp người nộp thuế cũng là người chịu thuế

Tính điều tiết của thuế gián thu thấp hơn

Tính điều tiết của thuế trực thu cao hơn

Tiền thuế thường cấu thành trong giá bán

Tiền thuế thường cấu thành trên cơ sở thu nhập chịu thuế

Ưu điểm Mang tính ổn định Vì đây là

điều tiết vào hành vi tiêu dùng, phạm vi điều tiết toàn xã hội

Dễ dàng hơn trong việc thu thuế

Vì người chịu thuế sẽ đóng thuế cùng lúc với tiền mua hàng hoá, làm giảm đi tâm lý nặng nề khi phải nộp thuế

Chi phí hành thu thấp bởi cơ quan thu chỉ quản lý người nộp thuế mà không quan hệ với người chịu thuế

Công bằng hơn thuế gián thu vì lúc này nhà nước đã cá biệt hoá được mức thuế phải nộp với từng cá nhân khác nhau

Nhược

điểm

Thường khó đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế vì dù

Thường khó thu hơn thuế gián thu Do

nó làm rõ ràng hơn tâm lý phải chia sẻ

Trang 4

là người có thu nhập cao hay thấp đều phải nộp thuế với tỷ lệ như nhau Do ở đây Nhà nước đã không cá biệt hoá được tiền thuế đối với các cá nhân cụ thể

một phần thu nhập với Nhà nước Các

cá nhân, doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để giảm mức thuế phải đóng Và cũng vì hiện nay các nguồn thu nhập của cá nhân trở nên đa dạng hơn rất nhiều Hiện nay, có nhiều hành vi gian lận và trốn thuế

Quy trình thu thuế trực thu phức tạp, chi phí bỏ ra để thực hiện việc thu thuế cao hơn nhiều so với thuế gián thu

2 Phân biệt các khái niệm người chịu thuế, người nộp thuế, đối tượng chịu thuế?

Người chịu thuế Người nộp thuế Đối tượng chịu thuế

Khái

niệm

Là các cá nhân, tổ chức

sử dụng, tiêu dùng hàng

hóa dịch vụ, phải chia sẻ

những lợi ích của mình

cho Nhà nước thông qua

nghĩa vụ thuế, là đối

tượng mà lợi ích của họ

bị ảnh hưởng khi sắc thuế

đó điều tiết

Trong thuế gián thu

người chịu thuế chính là

người tiêu dùng, người sử

dụng các hàng hóa, dịch

vụ

Là chủ thể có nghĩa vụ thực hiện hành vi đăng

ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế vào ngân sách nhà nước

Người nộp thuế trong thuế gián thu là các chủ thể thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định pháp luật của loại thuế đó

Trong thuế trực thu thì

người nộp thuế cũng là người chịu thuế

Đối tượng chịu thuế của một đạo luật thuế

là những đối tượng khách quan, là vật chuẩn chịu sự tác động của đạo luật thuế đó Vì vậy đối tượng chịu thuế không bao giờ là con người

Đối tượng chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ, tài sản, thu nhập hoặc những lợi ích vật chất khác mà sắc thuế tác động đến để phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế

Trang 5

3 Phân biệt đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng hưởng thuế suất 0%?

Điểm chung Đối tượng không

chịu thuế Đối tượng miễn thuế

Đối tượng hưởng thuế

suất 0%

Điểm chung giữa đối tượng miễn thuế, đối tượng hưởng thuế suất 0% và đối tượng không chịu thuế là không phải nộp thuế Nhưng bản chất của ba việc này là hoàn toàn khác nhau dẫn đến việc có hay không có hoạt động khai thuế, nộp thuế Phụ thuộc vào từng điều kiện nhất định mà hàng hóa, dịch vụ sẽ thuộc đối tượng nào

Điểm khác Đối tượng không

chịu thuế Đối tượng miễn thuế

Đối tượng hưởng thuế

suất 0%

Khái

niệm

Là các hàng hóa, dịch

vụ, tài sản hoặc thu

nhập có các điều kiện,

đặc tính tương tự như

đối tượng chịu thuế

nhưng không chịu tác

động của sắc thuế đó

(nằm ngoài phạm vi

điều chỉnh của sắc

thuế đó)

Việc xác định những

đối tượng không thuộc

diện chịu thuế là

phương thức gián tiếp

xác định những chủ

thể không phải nộp

thuế, tức không phải

thực hiện nghĩa vụ

đăng ký, kê khai, nộp

Là trường hợp hàng hóa hay dịch vụ nằm trong đối tượng chịu thuế ở một mức thuế suất nhất định, có các căn cứ tính thuế rõ ràng và phải kê khai thuế đối với cơ quan thuế Tuy nhiên hàng hóa, dịch vụ này được hưởng những ưu đãi từ nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định như đầu tư vào những vùng xa xôi, các ngành nghề đặc biệt nên được miễn thuế để khuyến khích cho nhà đầu tư và tạo điều kiện để sản phẩm hàng hóa dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước hoặc xuất khẩu

Thuế suất 0% áp dụng đối với đối tượng vẫn thuộc diện chịu thuế nhưng chịu thuế với thuế suất bằng không Vì lý do hàng hóa, dịch

vụ này không được tiêu dùng tại Việt Nam nên nhà nước không được thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ này

Trang 6

thuế, quyết toán thuế.

Do đó, miễn thuế mang tính chất ưu tiên, ưu đãi hay được khuyến khích do có phần thuế được miễn giảm hoàn toàn hay một phần, được khấu trừ thuế đầu vào

Diện

chịu

thuế

Không phải đối tượng

chịu thuế

Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế

Vẫn thuộc diện đối tượng chịu thuế

khai

thuế

Doanh nghiệp, cơ sở

kinh doanh khác

không phải thực hiện

việc khai thuế vì

không phải đối tượng

chịu thuế

Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải kê khai thuế vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế

Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác phải

kê khai thuế vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế

Ý

nghĩa

Khuyến khích doanh

nghiệp phát triển các

lĩnh vực thiết yếu cho

người dân trong nước

Tăng năng suất lao

động, hạ giá thành để

cạnh tranh thuận lợi ở

trong và ngoài nước,

có khả năng tạo ra

công bằng trong việc

thu thuế

Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước Hạ giá thành để cạnh tranh thuận lợi ở trong và ngoài nước

Có khả năng tạo ra công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quản lý

Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài

Có khả năng tạo ra công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động

4 Truy thu thuế là gì? Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao?

Hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích về truy thu thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên theo khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật Quản lý thuế

2019 thì có thể hiểu đây là việc cơ quan thuế thực hiện thu các khoản thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp tuy nhiên người nộp thuế đã chậm đóng, người nộp thuế có thể vô tình hoặc cố ý chậm

Trang 7

Không phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật thuế Truy thu thuế được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể không phải do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế như người nộp thuế có thể vô ý chưa nộp đủ thuế hoặc có thể là do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế

5 Nhận xét về trường hợp một cá nhân hoặc tổ chức được người nộp thuế ủy quyền (thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc ủy quyền dân sự - sau đây gọi là người được ủy quyền) để thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nhưng người được ủy quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế?

Người nộp thuế có được ủy quyền cho người khác nộp thay hay không?

Theo điểm e khoản 4 Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì người nộp thuế có thể ủy quyền cho người khác nộp thuế thay cho mình theo quy định của pháp luật Ngoài ra theo điểm d1 khoản 6 Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì cá nhân có thể ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Do đó, người nộp thuế có thể ủy quyền cho người khác nộp thay mình nếu phù hợp với quy định của pháp luật về thuế

Trách nhiệm pháp lý phát sinh sẽ thuộc về ai?

Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức được người nộp thuế ủy quyền để thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nhưng người được ủy quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì sẽ có 2 loại trách nhiệm pháp lý xảy ra thuộc về hai đối tượng khác nhau:

Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý thuộc về cá nhân hoặc tổ chức được người

nộp thuế ủy quyền khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế vì vi phạm hợp đồng ủy quyền dân sự hoặc hợp đồng dịch

vụ mà họ đã thỏa thuận với người ủy quyền Người nộp thuế thay là những tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nộp thuế thay cho chủ thể thực hiện hành vi chịu thuế Người nộp thuế thay không có nghĩa vụ phát sinh trước nhà nước bởi vì họ không thực hiện hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế và hành vi đó làm phát sinh nghĩa vụ thuế được quy định trong Luật Thuế, do đó, nghĩa vụ nộp thuế không phải là nghĩa vụ của người nộp thuế thay mà là của chính người nộp thuế

mà họ ủy quyền Nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể nộp thuế thay là nghĩa vụ được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận của người thực hiện hành vi chịu thuế và chủ thể nộp thuế thay Do đó, nếu như có sai sót trong quá trình nộp thuế thay thì người

Trang 8

nộp thuế thay sẽ chịu trách nhiệm trước người ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền dân sự hoặc hợp đồng dịch vụ

Thứ hai, trách nhiệm pháp lý thuộc về người nộp thuế, căn cứ theo khoản 9

Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 thì người nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định Bởi vì người nộp thuế là người thực hiện hành vi và hành vi đó phải chịu thuế theo quy định của pháp luật do đó, họ có trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước thì cho dù lý do là người nộp thuế thay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì trách nhiệm nộp thuế ban đầu vẫn không thay đổi vẫn là của người nộp thuế Như vậy, người chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước là người nộp thuế

II NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI (2 ĐIỂM)

1 Thuế ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản

→ Nhận định sai

Giải thích: Thuế ra đời là một tất yếu khách quan gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nước Thuế là khoản nộp mang tính bắt buộc mang tính cưỡng

chế bằng sức mạnh của Nhà nước (bằng pháp luật) mà cá nhân, tổ chức, pháp

nhân phải nộp vào ngân sách Nhà nước Thuế còn là một hiện tượng xã hội, phạm trù lịch sử gắn liền với Nhà nước do cơ quan Nhà nước quyền lực nhất quyết định Đồng thời, thuế là nguồn thu chủ yếu và thường xuyên của ngân sách Nhà nước, là công cụ giúp Nhà nước thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội Vì vậy, khi Nhà nước ra đời là thuế cũng ra đời và nhà nước ra đời đầu tiên của xã hội là nhà nước chiếm hữu nô lệ nên thuế ra đời từ lúc đó

→ Do đó, thuế ra đời từ lúc nhà nước đầu tiên ra đời chứ không phải ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản

2 Thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.

→ Nhận định sai

Giải thích:

Về khái niệm, thuế là một khoản tiền bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau Thuế có thể được áp

Trang 9

dụng trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể được trả bằng tiền hoặc tương đương với giá trị lao động của nó

 Nguyên tắc đối giá được sử dụng trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, có nghĩa là số tiền được nộp sẽ tương ứng với một dịch vụ hay hàng hóa nhất định

 Tính hoàn trả trực tiếp có nghĩa là khi tiền được nộp thì người nộp sẽ ngay lập tức và trực tiếp nhận được lợi ích gắn với số tiền đó

Thuế không mang tính đối giá vì thuế được thu nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nên thuế không mang tính đối giá cụ thể, và lợi ích người nộp thuế được hưởng không bị chi phối bởi giá trị của số tiền thuế mà người đó nộp, tức là dù nộp thuế nhiều hay ít thì mọi người nộp thuế đều được hưởng lợi ích như nhau

Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp vì kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm và dịch vụ công Kết quả trực tiếp của việc nộp thuế là khi nộp xong, người nộp thuế sẽ thấy “mất tiền” mà không được

“hoàn trả” bất kỳ hàng hóa dịch vụ nào Tuy nhiên, một phần số thuế thu sẽ được hoàn trả gián tiếp cho cộng đồng thông qua việc duy trì và phát triển các phúc lợi

xã hội, cơ sở hạ tầng, an ninh trật tự

→ Do vậy, thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp vì việc thu thuế không có hàng hóa dịch vụ đối ứng với số tiền thu và không mang lại lợi ích trực tiếp, mà lợi ích đến từ việc nộp thuế được hoàn trả thông qua các phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng, an ninh trật tự

3 Một tổ chức, cá nhân chỉ có thể là người nộp thuế của một sắc thuế.

→ Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý Thuế năm 2019, Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sđ,bs năm 2016) và Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sđ,bs năm 2023)

Giải thích: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý Thuế năm 2019 thì người nộp thuế bao gồm tổ chức, cá nhân, để được xem là người nộp thuế thì tổ chức, cá nhân phải có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế (được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật của mỗi sắc thuế) và hành vi đó phải được quy định trong luật Thuế là hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế Vì vậy, khi một tổ chức, cá nhân tác động vào một đối tượng cụ thể nhưng đối tượng đó là đối tượng chịu thuế của nhiều sắc thuế khác nhau và hành vi đó của tổ chức, cá nhân làm phát sinh nghĩa

Trang 10

vụ nộp thuế được quy định trong Luật về các sắc thuế đó thì tổ chức, cá nhân đó sẽ

là người nộp thuế của nhiều hơn một sắc thuế Ngoài ra, theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sđ,bs năm 2023) thì doanh nghiệp tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa có thu nhập chịu thuế theo Luật này thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Thêm vào đó theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng

2008 (sđ,bs năm 2016) thì khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì phải nộp thuế giá trị gia tăng Vì vậy, một doanh nghiệp có thể đồng thời là người nộp thuế của hai sắc thuế

4 Người nộp thuế không có nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế khi được hưởng thuế suất 0%.

→ Nhận định sai

Giải thích: Nếu người nộp thuế được hưởng thuế suất 0%, thì mặc dù người nộp thuế khi này sẽ không phải nộp thuế, nhưng hàng hoá này vẫn là đối tượng chịu thuế Do đó, người nộp thuế vẫn sẽ phải thực hiện các thủ tục thuế như kê khai, đăng ký, quyết toán Từ đó giúp Nhà nước kiểm soát được số lượng hàng hóa

và chủng loại hàng hoá lưu thông trên thị trường Ví dụ: đa số thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá là 0%, nhưng người nộp thuế vẫn sẽ phải thực hiện các thủ tục thuế để giúp Nhà nước kiểm soát số lượng và chủng loại hàng hoá được xuất khẩu đi nước ngoài

5 Truy thu thuế luôn là hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thuế

→ Nhận định sai

Giải thích: Vì truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế nên truy thu thuế không phải luôn là

hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thuế

6 Cơ quan thuế các cấp là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu các loại thuế theo quy định của pháp luật

→ Nhận định sai

CSPL: khoản 1 Điều 84 Luật Hải quan năm 2014 (sđ, bs năm 2015, 2019

và 2022)

Giải thích:

Ngày đăng: 10/04/2024, 13:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w