GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đã tác động trực tiếp đến các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực kinh tế Hoạt động thương mại, trao đổi lưu thông hàng hóa không chỉ diễn ra ở các chợ truyền thống, trung tâm thương mại hay siêu thị mà đã được phát triển, lan rộng trên các công cụ công nghệ thông tin, hình thành nên hình thức thương mại điện tử mà phổ biến nhất là hình thức mua-bán hàng trực tuyến, đây là hình thức mua bán hàng hóa hiện đại, được phát triển rất nhanh và sẽ dần trở thành hình thức mua sắm chủ yếu của các đối tượng có ít thời gian dành cho việc mua sắm như: công chức, nhân viên văn phòng, học sinh - sinh viên…
Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất, xếp thứ ba Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 thế giới về số người dùng Internet. Đây là một trong những số liệu về CNTT-TT được công bố trong Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành.
Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có hơn 33 triệu người dùng Internet, tăng từ 31 triệu năm 2012, chiếm 37% tổng dân số Số thuê bao Internet băng rộng đạt 22,3 triệu trong khi số thuê bao truy nhập Internet qua mạng kết nối di động 3G là 17,2 triệu Giá cước viễn thông và Internet của Việt Nam được xếp hạng 8/148, tức gần như thấp nhất thế giới (Nguồn: vn Express).
Nắm bắt được xu thế nêu trên, các doanh nghiệp đã mạnh dạn xây dựng website bán hàng trực tuyến đối với tất cả các mặt hàng: điện tử, thời trang, sách báo, văn phòng phẩm…Dù kinh doanh sản phẩm gì, hình thức bán hàng như thế nào thì “công thức chung”của sự thành công là hiểu biết đặc tính tiêu dùng của khách hàng vì hành vi tiêu dùng của khách hàng sẽ khác nhau khi có sự thay đổi về môi trường và thời gian mua sắm, đặc biệt là đối với hình thức bán hàng trực tuyến thì hành vi của người tiêu dùng càng phức tạp hơn Nghiên cứu hành vi khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hoàn thiện hình thức kinh doanh.
Với mục đích khái quát về đặc tính, thái độ của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến hàng may mặc, hành vi mua sắm hàng may mặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? để cung cấp thông tin cho các đơn vị kinh doanh trực tuyến làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, khả năng cạnh tranh, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Phân tích quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang ” để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Tôi tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ mang đến những thông tin khoa học mới và bổ ích, góp phần tìm ra những giải pháp phát triển hình thức kinh doanh trực tuyến.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Đề tài được thực hiện dựa trên các kiến thức kinh tế, các số liệu được thu thập từ thực tế và được xử lý bằng các phương pháp kinh tế Đề tài được thực hiện nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích, làm cơ sở cho các đơn vị kinh doanh trực tuyến hàng may mặc dành cho nữ giới nâng cao năng hiệu quả trong kinh doanh.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các đơn vị kinh doanh trực tuyến.
- Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân (độ tuổi, tình trạng hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp, nơi ở).
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang.
- Giải pháp tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân (độ tuổi, tình trạng hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp, nơi ở)?
Câu hỏi 2: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang?
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang, cụ thể là thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ.
- Thời gian của số liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích của đề tài từ năm 2015.
- Số liệu sơ cấp được sử dụng để phân tích trong đề tài này là các số liệu được thu thập trực tiếp từ khách hàng nữ mua sắm trực tuyến hàng may mặc tại tỉnh Hậu Giang 2016.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến bao gồm: đặc điểm khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến, quy trình mua sắm trực tuyến.
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang, chủ yếu là các thông tin liên quan đến người tiêu dùng (thông tin cá nhân, nhận định, niềm tin của người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến ), chưa đi vào phân tích các yếu tố vĩ mô (văn hóa, xã hội ), chưa xây dựng mô hình hành vi mua sắm trực tuyến, đề tài chỉ dừng lại việc khai thác khía cạnh của người tiêu dùng để cung cấp thông tin,nội dung liên quan đến người tiêu dùng cho các đơn vị kinh doanh trực tuyến, chưa đi vào phân tích ở khía cạnh của đơn vị kinh doanh trực tuyến.
TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Xác định vấn đề nghiên cứu
Lược khảo các lý thuyết, mô hình liên quan Xây dựng mô hình nghiên cứu
Thiết kế bảng câu hỏi, xây dựng thang đo Phỏng vấn, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu
Thống kê mô tả Phân tích bảng chéo Phân tích nhân tố Phân tích hồi quy đa biến Đề xuất giải pháp
Hình 1.1 Tiến trình nghiên cứu
ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn, giúp các đơn vị kinh doanh trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, đồng thời làm nguồn thông tin bổ ích giúp cho nhà hoạch định chiến lược có những chính sách phát triển loại hình kinh doanh này phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, tuy nhiên nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến hàng may mặc thì chưa nhiều Điển hình như các nghiên cứu của Trần Hoàng Vĩnh (2009), Trần Thị Thanh Tâm (2010), Tô Thiên Khoa (2010), Ngô Hoàng Sơn (2011)…
Trần Hoàng Vĩnh (2009) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sửa tắm Dove tại thành phố Cần Thơ Tác giả sử dụng các công cụ thống kê mô tả để khái quát đặc tính của người tiêu dùng sửa tắm, sử dụng hệ số Cronbach Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) để đánh giá các thang đo có ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, sử dụng hệ số Cronbach Alpha trước để đánh giá độ tin cậy của phép đo lường (các biến quan sát có hệ số tương quan biến nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha từ 0,6 trở lên), sau khi độ tin cậy đạt yêu cầu thì dùng phân tích nhân tố để xác định đâu là những đặc tính sản phẩm mà người tiêu dùng quan tâm nhất, tác giả đã xác định được 7 thành phần quan trọng khi khách hàng lựa chọn sửa tắm Dove như hương thơm, làm trắng da, nuôi dưỡng da, giữ ẩm, thuộc tính đặc biệt, làm mịn da, sạch da Ưu điểm của nghiên cứu này là cụ thể hóa được các thuộc tín của sản phẩm sửa tắm Dove, tuy nhiên chưa xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sửa tắm Dove của người tiêu dùng.
Trần Thị Thanh Tâm (2010) tiến hành nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của người dân đồng bằng sông Cửu Long Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tần số để mô tả một số biến liên quan đến đặc tính nhân khẩu họcvà một số biến có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng; sử dụng phương pháp phân tích bảng chéo để mô tả mối quan hệ giữa các biến có liên quan với nhau; phương pháp thống kê mô tả để đo lường các biến định lượng Tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và sử dụng phân tích Anova để kiểm định sự khác biệt giữa những người mua với các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý Kết quả đạt được là yếu tố tâm lý có tác động nhiều nhất đến hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt và ít nhất là văn hóa Kết quả phân tích Anova cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc đánh giá tác động ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt giữa các đối tượng có giới tính, vị trí địa lý, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân khác nhau Ưu điểm của nghiên cứu là sử dụng nhiều phương pháp nhiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với nội dung phân tích, nhược điểm chưa so sánh được sự khác trong biệt hành vi người tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt với thương hiệu ngoại hoặc sản phẩm chưa có thương hiệu.
Tô Thiên Khoa (2010) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy người Việt ưu tiên dùng mỹ phẩm thương hiệu Việt tại thành phố Cần Thơ Các phương phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, bảng chéo, phân tích hồi quy, Anova Đề tài chỉ ra rằng còn một tỷ lệ khá cao phụ nữ lựa chọn mỹ phẫm ngoại để sử dụng Nghiên cứu cũng cho thấy có 5 nhóm yếu tố mà khách hàng quan tâm khi mua sản phẩm là hình ảnh công ty; chất lượng và hiệu quả sản phẩm; kiểu dáng và quảng cáo; sự tác động của chuyên gia và bạn bè; khuyến mãi Ưu điểm của nghiên cứu này là chỉ ra được sự khác biệt giữa các thông tin nhân khẩu học (ngoại trừ nhóm tình trạng gia đình) với xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm thương hiệu Việt, tuy nhiên chưa có so sánh được sự khác trong biệt hành vi người tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt với thương hiệu ngoại hoặc sản phẩm chưa có thương hiệu.
Ngô Hoàng Sơn (2011), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sữa bột dinh dưỡng tại thành phố Cần Thơ Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng ngành sữa tại Việt Nam Phương pháp phân tích tần số được tác giả sử dụng để phân tích đặc tính, thái độ của người tiêu dùng sữa bột, mô tả và tìm hiểu một số biến có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng như: sản phẩm thường mua, nơi mua sắm hay tần xuất mua sắm… Phương pháp phân tích bảng chéo được tác giả dùng để mô tả mối quan hệ giữa tuổi tác, thành phần kinh tế của người tiêu dùng với các biến có quan hệ khác Tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của phép đo lường Các biến quan sát có hệ số tương quan biến nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0,6 trở lên Sau khi độ tin cậy đạt yêu cầu thì sử dụng phân tích nhân tố để xác định tiêu chí quan trọng và đại diện nhất, tác giả đã đưa ra 7 thành phần mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi mua sữa bột (bổ sung vi chất, tăng cường đề kháng, phát triển chiều cao, phát triển trí não, thuộc tính đặc biệt, chống loãng xương và bồi dưỡng thể chất) Ưu điểm của đề tài là có phân tích thực trạng ngành sữa tại Việt Nam để đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế, nhược điểm chưa phân tích sữ khác giữa về hành vi tiêu dùng sữa bột của các nhóm khác hàng về tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp
1.7.2 Các nghiên cứu về hành vi mua sắm trực tuyến
Tác giả cũng lược khảo thêm các tài liệu liên quan đến chủ đề phân tích hành vi mua sắm trực tuyếnnhằm rút ra những phương pháp phân tích và các biến đưa vào mô hình nghiên cứu phù hợp hơn cho đề tài.
Nguyễn Thị Bảo Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào (2013), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến và phân tích phân biệt để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người dân thành phố Cần Thơ Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố rủi ro về tài chính và sản phẩm, đa dạng về sự lựa chọn hàng hóa, niềm tin, tính đáp ứng của trang web, rủi ro về thời gian, sự thoải mái, sự thuận tiện, giá cả có ảnh hưởng đến việc quyết định tiếp tục (hoặc bắt đầu) mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.Trong đó, nhân tố sự thoải mái tác động lớn nhất đến hành vi mua sắm trực tuyến Ưu điểm của nghiên cứu là sử dụng đa dạng các phương pháp phân tích, xây dựng và chỉ ra sự ảnh hưởng của các biến liên quan chính đến hành vi mua sắm trực tuyến như rủi ro về tài chính, thời gia, tính đáp ứng của website… Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu rộng, chưa đề xuất được giải pháp thích hợp với từng ngành nghề, từng sản phẩm.
Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức, Trịnh Thúy Ngân (2012), nghiên cứ về xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Với đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố gồm 16 biến, sau đó tác giả gom nhóm 21 biến lại với nhau thành 6 nhóm nhân tố Từ 6 nhóm nhân tố trên tác giả đã đưa vào phương trình hồi quy tuyến tính bội để ước lượng sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến mức độ hài lòng của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh khi mua sắm trực tuyến Kết quả nghiên cứu đã chỉ rằng có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng là tính đáp ứng của trang web, sự tin tưởng, tính tiện lợi Nghiên cứu chỉ ra được các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng khi mua sắm trực tuyến nhưng chưa đề xuất được giải pháp thích hợp với từng ngành nghề, từng sản phẩm.
Mohammad Hossein Moshref Javadi, Hossein Rezaei Dolatabadi, Mojtaba- Nourbakhsh, Amir Poursaeedi, Ahmad Reza Asadollahi (2012), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Mục tiêu của nghiên cứu là bổ sung những thiếu sót của các nghiên cứu trước đó đã không kiểm tra các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến thông qua việc sử dụng một mô hình kiểm tra tác động của các yếu tố về rủi ro, biến cơ sở hạ tầng (công cụ,thiết bị thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến), các chỉ tiêu chủ quan, tính sáng tạo tên miền và thái độ về hành vi mua sắm trực tuyến…Thông qua việc điều tra ngẫu nhiên 200 bảng câu hỏi và tiến hành phân tích, tác giả xác định yếu rủi ro tài chính và rủi ro không nhận được hàng ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ mua sắm trực tuyến.Kết quả cũng chỉ ra rằng tính sáng tạo tên miền,tiêu chuẩn chủ quan và thái độ đối với mua sắm trực tuyến ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm trực tuyếncủa người tiêu dùng Đề tài đã giải quyết được mục tiêu đề ra nhưng nghiên cứu bao quát, phạm vi rộng nên chưa đề xuất giải pháp phù hợp với từng ngành nghề, sản phẩm.
Qua lược khảo trên, ta thấy các tác giả đều sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến Về kết quả nghiên cứu, tùy thuộc vào đối tượng, địa bàn nghiên cứu và sự chủ quan của các tác giả trong sử dụng các nhóm biến nên kết quả nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, nhóm tác giả Nguyễn Thị Bảo Châu, Lê Nguyễn Xuân Đào và Mohammad Hossein Moshref Javadi, Hossein Rezaei Dolatabadi, Mojtaba Nourbakhsh, Amir Poursaeedi, Ahmad Reza đều chỉ ra rằng yếu tố rủi ro về tài chính có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến.
1.7.3 Tính kế thừa và cập nhật
Sau khi lược khảo các nghiên cứu, tác giả kế thừa biến rủi ro về tài chính của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bảo Châu, Lê Nguyễn Xuân Đào và nhóm tác giả Mohammad Hossein Moshref Javadi nhưng sử dụng như là một nhân tố trong nhóm biến về rủi ro; sử dụng nhóm biến về niềm tin, tính đáp ứng của trang web, sự thoải mái, sự thuận tiện của nhóm tác giả Nguyễn Thị Bảo Châu, Lê Nguyễn Xuân Đào và nhóm tác giả Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức, Trịnh Thúy Ngân đưa vào mô hình nhưng có mở rộng thêm một số nhân tố khác.
Kết cấu của đề tài gồm những phần sau:
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan về tỉnh Hậu Giang.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang.
Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tổng quan về hành vi người tiêu dùng
2.1.1.1 Khái niệm hành vi khách hàng
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng Những yếu tố như: ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng.
Theo Kotler & Levy: hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.
2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
- Những yếu tố thuộc về văn hóa.
- Những yếu tố thuộc về xã hội.
- Những yếu tố thuộc về cá nhân.
- Những yếu tố thuộc về tâm lý.
2.1.1.3 Quá trình ra quyết định của người mua
Hàng hóa và dịch vụ được các doanh nghiệp cung cấp ngày càng nhiều trên thị trường nhưng việc mua sắm hay tiêu dùng phụ thuộc vào người tiêu dùng và phụ thuộc vào việc họ thấy cần thiết hay không cần thiết và thích hay không thích.
Khuyến khích để nhận ra nhu cầu là công việc cần thiết của nhà kinh doanh để thúc đẩy người tiêu dùng vào một quá trình ra quyết định mua sắm. Khi sự thừa nhận nhu cầu xảy ra, người tiêu dùng sẽ hướng vào việc tìm kiếm thông tin để từ đó đi đến việc lựa chọn giữa các nhãn hiệu và cuối cùng đi đến quyết định mua hàng Sau đó người mua vẫn tiếp tục so sánh và đánh giá. Hành vi tiêu dùng được xem như là một quá trình quyết định mua hàng và hành động mua hàng chỉ là một gian đoạn trong quá trình, những giai đoạn trước và sau khi mua phải được xem xét để hiểu rõ hành vi mua hàng.
TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long Tọa độ địa lý: Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh độ Đông Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam. Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh: thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh lị cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
- Địa hình: khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp. + Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây
Có thể chia làm 3 vùng như sau:
+ Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
+ Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều.Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
+ Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…) Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…
- Khí hậu: Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trênh lệch quá lớn qua các năm Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm) Độ ẩm trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng11% Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%.
- Thủy văn: Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300km Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh.
- Địa chất – Khoáng sản: Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, cho nên lịch sử địa chất của tỉnh cũng mang tích chất chung của lịch sử địa chất ĐBSCL Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy Hậu Giang nằm trong vùng trũng ĐBSCL, chung quanh là các khối nâng Hòn Khoai ở vịnh Thái Lan, Hà Tiên, Châu Đốc, Sài Gòn Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt:
+ Tầng cấu trúc dưới gồm: Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa (sa thạch - diệp thạch - đá vôi ) và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng thuộc cấu trúc nâng tương đối từ hữu ngạn sông Hậu đến vịnh Thái Lan, bề mặt mỏng hơi dốc về phía biển.
+ Tầng cấu trúc bên trên: Cùng với sự thay đổi cấu trúc địa chất, sự lún chìm từ từ của vùng trũng nam bộ tạo điều kiện hình thành các hệ trầm tích với cấu tạo chủ yếu là thành phần khô hạt 65 - 75% cát, hơn 5% sạn, sỏi tròn cạnh và phần còn lại là đất sét ít dẻo, thường có màu xám, vàng nhạt của môi trường lục địa. Đầu thế kỷ đệ tứ, phần phía Nam nước ta bị chìm xuống, do đó phù sa sông MeKong trải rộng trên vùng thấp này Một phần phù sa tiến dần ra biển, một phần phù sa trải rộng ra trên đồng lụt này giúp nâng cao mặt đất của tỉnh. Phù sa mới được tìm thấy trên toàn bộ bề mặt của tỉnh, chúng nằm ở độ sâu từ
0 - 5 mét Lớp phù sa mới có bề dày tăng dần theo chiều Bắc - Nam từ đất liền ra biển Qua phân tích cho thấy phù sa mới chứa khoảng 46% cát Nhưng phần lớn cát này không làm thành lớp và bị sét, thịt ngăn chặn.
Tóm lại các loại đất thuộc trầm tích trong tỉnh Hậu Giang đã tạo nên một tầng đất yếu phủ ngay trên bề mặt dày từ 20 - 30m tuỳ nơi, phần lớn chứa chất hữu cơ có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp.
+ Khoáng sản và vật liệu xây dựng:
Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tương đối hạn chế: chỉ có sét làm gạch ngói, sét dẻo, một ít than bùn và cát sông dùng để đổ nền.
- Rừng: Tỉnh Hậu Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.003,58 ha, trong đó diện tích có rừng 2510,44 ha (rừng đặc dụng 1.355,05 ha, rừng sản xuất 1.155,39 ha) Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ quan nhà nước và người dân tự bỏ vốn trồng trên đất nông nghiệp đưa tổng diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh là 4.733,44 ha Rừng tràm được phân bố trên 4 huyện: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, diện tích rừng và đất lâm nghiệp được phân theo chủ quản lý như sau:
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 4.240,26 ha (có rừng là 1.785,86 ha) Vườn tràm Vị Thuỷ 134,04 ha (có rừng là 95,20 ha) Trại giam Kênh Năm - Bộ Công an 418,83 ha (có rừng là 242,80 ha) Khu Lâm ngư - Công ty Cổ phần Mía đường 115,20 ha (có rừng là 73,24 ha) Trồng tràm trên đất nông nghiệp 2.536,34 ha (do người dân tự trồng).
- Sinh vật: Hệ thực vật của vùng đất ngập nước Hậu Giang rất đa dạng,nhưng do đất đã được khai thác lâu đời để trồng lúa, cây ăn trái hoặc định cư nên các loài thuộc hệ sinh thái nông nghiệp phát triển nhất Hệ động vật ở Hậu Giang cũng rất phong phú và đa dạng, hiện đã điều tra được 71 loài động vật cạn, 135 loài chim.
Nằm ở giữa ĐBSCL, phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang trong quá khứ thuộc về vùng sinh thái đất ngập nước Đây là vùng sinh thái có năng xuất sinh học, đa dạng sinh học cao Tuy nhiên, do gia tăng nhanh dân số và quá trình đô thị hoá đã làm cho diện tích vùng đất ngập nước ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng.
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
THỐNG KÊ MÔ TẢ CƠ CẤU MẪU
4.1.1 Đặc điểm cơ cấu mẫu theo vùng địa lý
Tác giả tiến hành khảo sát 8 đơn vị hành chính tỉnh Hậu Giang với số lượng phiếu phát ra là 300 phiếu Số lượng phiếu sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ còn lại là 250 phiếu chiếm tỷ lệ 83,3% trên tổng số phiếu phát ra.
Cơ cấu mẫu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu điều tra theo vùng địa lý
Vùng địa lý Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
TP Vị TX TX Ngã Châu Châu Phụng Long Vị Thủy
Thanh Long Bảy Thành Thành A Hiệp Mỹ
Qua bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, cỡ mẫu nghiên cứu được phân bổ tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch lớn giữa các điểm chọn mẫu nghiên cứu; trong đó thì thành phố Vị Thanh có số lượng mẫu quan sát lớn nhất với 48 mẫu quan sát, chiếm hơn 19,2%, tỷ lệ mẫu quan sát thấp nhất là 8,8%, tương ứng với 22 mẫu quan sát được thu thập tại huyện Châu Thành. Nhìn chung cho thấy khả năng bao trùm của mẫu là tốt.
4.1.2 Cơ cấu mẫu theo đặc điểm khách hàng
Bảng 4.2: Thông tin của đáp viên
Nhân tố Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ (%)
Tình trạng hôn nhân Độc thân 62 24,8 Đã kết hôn 188 75,2
Trình độ học vấn Trung cấp/ cao đẳng 51 20,4 Đại học 142 56,8
Nghề nghiệp Cán bộ công chức, viên
Nơi ở phân theo khu Đô thị 208 83,2
Ven đô thị 31 12,4 vực Nông thôn 11 4,4
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Qua bảng 4.2 cho thấy khái quát thông tin của khách hàng mua sắm trực tuyến hàng may mặc như sau: trong tổng số phiếu khảo sát là 250 phiếu thì nhóm độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, có 212 người (chiếm 84,8%); kế đến là nhóm khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, có 24 người (chiếm 9,6%); nhóm thứ 3 có độ tuổi trong khoảng 35 đến 45 tuổi và dưới 18 tuổi lần lượt có 6 và 8 người (chiếm 2,4% và 3,2%), để thấy rõ hơn tác giả vẽ biểu đồ tỷ lệ khách hàng nữ mua sắm trực tuyến theo độ tuổi như sau:
Hình 4.2:Biểu đồ tỷ lệ về độ tuổi
Qua hình 4.2 cho thấy, đa số khách hàng mua sắm trực tuyến hàng may mặc là những khách hàng nữ nằm trong độ tuổi từ 18 đến 35, đây là độ tuổi lao động, có thu nhập ổn định nên họ có thể tự chủ trong việc chi tiêu Ngoài ra, họ thường xuyên giao tiếp, trao đổi, liên hệ công tác với người khác nên nhu cầu ăn mặc tươm tất, gọn gàng cao hơn nhóm tuổi khác dẫn đến nhu cầu mua sắm quần áo cũng cao hơn.
Hình 4.3:Biểu đồ tỷ lệ về tình trạng hôn nhân
Từ hình 4.3 cho thấy cơ cấu mẫu phân theo tình trạng hôn nhân thì nhóm nữ giới đã kết hôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhóm nữ giới chưa kết hôn, có 188 người
(chiếm 75,2%) trong tổng số quan sát Điều này cho thấy rằng nhóm nữ giới đã kết hôn mua sắm nhiều hàng may mặc nhiều hơn, vì ngoài việc mua sắm cho bản thân họ còn mua sắm cho các thành viên khác trong gia đình như chồng, con của họ.
Hình 4.4:Biểu đồ số lượng về trình độ học vấn
Phân theo trình độ học vấn thì nhóm trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất so với những nhóm còn lại, có 142 người (chiếm 56,8%), thấp nhất là nhóm có trình độ cấp 3, chiếm 3,2%.
Hình 4.5:Biểu đồ số lượng về nghề nghiệp
Qua hình 4.5 cho thấy kết quả điều tra 250 đáp viên còn cho thấy, những người có nghề nghiệp là công chức, viên chức có nhu cầu mua sắm hàng may mặc cao nhất so với những nghề nghề còn lại, có 156 người (chiếm 62,4%) Kế đến là nhóm ngành nghề nhân viên văn phòng có 75 người (chiếm 30,0%) và học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng 6% Nguyên nhân là do những người trong nhóm ngành nghề nêu trên họ thường xuyên giao tiếp và tiếp xúc với rất nhiều người nên quan tâm đến trang phục đẹp, gọn gàng, phong cách, hợp thời sẽ giúp họ tự tin hơn và họ sẵn sàng mua một bộ trang phục phù hợp, nhất là đối với những người còn trẻ tuổi như những sinh viên đại học.
83,2 Đô thị Ven đô thị Nông thôn
Hình 4.6:Biểu đồ số lượng về nơi ở
Qua hình 4.6 cho thấy nhóm khách hàng sống ở khu vực đô thị thực hiện mua sắm trực tuyến hàng may mặc chiếm 83,2%, cao gần 2 lần tổng các nhóm còn lại là ven đô thị và nông thôn Nguyên nhân là do các nhóm sống ở khu vực đô thị họ có điều kiện tiếp xúc mạng máy tính nhiều hơn so với 2 khu vực còn lại.
4.1.3 Cơ cấu mẫu theo thu nhập
Bảng 4.3: Mô tả thu nhập của đáp viên ĐVT: triệu đồng
Thu nhập Số quan Giá trị Giá trị Trung Độ lệch sát nhỏ nhất lớn nhất bình chuẩn
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy thu nhập trung bình của đối tượng khảo sát là khoảng 4,19 triệu đồng Thu nhập trung bình của hộ gia đình là 7,86 triệu đồng, thu nhập thấp nhất là 1 triệu đồng và thu nhập cao nhất là 6 triệu đồng. 4.1.4 Thời gian bắt đầu mua sắm trực tuyến
Bảng 4.4: Thời gian mua sắm
Bắt đầu mua sắm Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy
Từ 6 tháng đến dưới 1 năm 110 44,0 49,2
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Dựa vào bảng trên ta thấy, nữ giới có thời gian mua sắm trực tuyến hàng may mặc từ 6 tháng đến 1 năm chiếm tỷ trọng cao nhất, có 110 người (chiếm 44,0%) Kế đến là thời gian mua sắm hơn 2 năm chiếm 25,6%, từ 1 năm đến 2 năm chiếm 25,2% và thấp nhất là nhóm dưới 6 tháng, chiếm 5,2% Như vậy, dựa vào kết quả trên cho ta thấy rằng đa số khách hàng có thời gian bắt đầu mua sắm từ 6 tháng đến 1 năm nên khả năng họ duy trì hình thức mua sắm trực tuyến hàng may mặc lâu dài nếu như các cửa hàng thời trang trực tuyến duy trì được qui tính và chất lượng mình đã tạo ra Vì vậy, các cửa hàng thời trang kinh doanh hàng may mặc cần phải đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, để họ thấy rằng những sản phẩm bán trực tuyến cũng có chất lượng như mua tại cửa hàng, như vậy thì các cửa hàng bán trực tuyến mới thu hút được những khách hàng mới; đồng thời giữ chân được những khách hàng cũ.
4.1.5 Nguồn thông tin biết hình thức mua sắm trực tuyến
Bảng 4.5: Nguồn thông tin tiếp cận mua sắm trực tuyến
Nguồn thông tin Số lần Tỷ lệ (%)
Thông qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp 43 17,2
Thông qua các phương tiện truyền thông 25 10,0
Thông qua các link quảng cáo trên website 17 6,8
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Khi lần lượt hỏi 250 người về nguồn thông tin mà họ tiếp cận mua hàng trực tuyến thì có 163 lần gặp câu trả lời thông qua facebook, 43 lần thông qua người thân bạn bè, 17 lần thông qua các link quảng cáo, 25 lần thông qua phương tiện truyền thông Theo bảng trên thì nguồn thông tin từ facebook là phổ biến nhất điều này cho thấy rằng sức ảnh hưởng của mạng xã hội rất lớn đến hình thức quảng cáo hay truyền thông tin Hiện nay, với sự tiến bộ của xã hội, mạng máy tính phát triển và sự truyền tải thông tin qua các trang mạng với tốc độ nhanh chóng là điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng bán hàng trực tuyến Các cửa hàng có thể quảng cáo sản phẩm của mình đến mọi lúc và đến nhiều đối tượng khác nhau Hàng ngày, trên mạng xã hội facebook có hàng ngàn người truy cập nên việc họ tiếp nhận thông tin quảng cáo từ các cửa hàng hay những người thân, bạn bè rất nhiều Có thể dễ dàng nhận ra được hầu như hiện nay các cửa hàng thời trang thường có xu hướng tận dụng mạng internet để bán hàng do sự phát triển của trình độ dân trí và công nghệ thông tin.
4.1.6 Hàng may mặc thường mua trực tuyến
Bảng 4.6: Loại thời trang thường mua
Biến quan sát Diễn Giải Lựa chọn Tổng số
ND81 Trang phục công sở CHỌN
ND82 Trang phục dạo phố CHỌN
ND83 Trang phục thể thao CHỌN
ND84 Trang phục dự tiệc CHỌN
ND85 Trang phục ở nhà CHỌN
KHÔNG Qua bảng 4.6 cho thấy đại đa số khách hàng chọn mua trang phục công sở là cao nhất với 250 người được phỏng vấn thì có 177 người chọn mua loại mặc hàng này Thứ hai là Trang phụ dự tiệc có 78 người chọn và trang phục khác là có số người chọn thấp nhất chỉ có 2 người.
4.1.7 Phân loại trang phục thường mua theo đối tượng sử dụng
Bảng 4.7: Loại trang phục thường mua theo đối tượng sử dụng
Loại trang phục thường mua theo đối tượng sử dụng Số lần Tỷ lệ (%)
Hầu hết đáp viên đều trả lời là họ mua thời trang nữ khi mua sắm trực tuyến hàng may mặc Ngoài ra họ còn mua thêm thời trang dành cho trẻ em với tỷ suất giao dịch trực tuyến thì khó có thể đổi, trả lại khi không vừa ý nên họ rất cân nhắc khi mua cho các đối tượng khác như trẻ em vì e ngại sẽ không vừa ý người sử dụng.
Bảng 4.8: Phong cách thời trang
Bắt đầu mua sắm Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Quyến rũ, gợi cảm, hiện đại 116 46,4 69,2
Qua bảng trên ta thấy, nữ giới được phỏng vấn có phong cách thời trang theo xu hướng quyến rũ, gợi cảm, hiện đại chiếm tỷ trọng cao nhất có 116 người (chiếm 46,4%), thấp nhất là những người thuộc xu hướng khác chiếm 12,4% trong tổng số phiếu Bảng trên cũng cho ta thấy rằng những người thuộc xu hướng cổ điển nhẹ nhàng và thể thao năng động chiếm tỷ trọng lần lượt là 22,8% và 18,4% Như vậy, những người thuộc nhóm xu hướng cổ điển, quyến rũ và hiện đại có sự chênh lệch không lớn Nguyên nhân là đa số những nhóm khách hàng này có ngành nghề chủ yếu là công chức, viên chức, nhân viên văn phòng và sinh viên nên xu hướng thời trang của họ có sự tương đồng nhau.
Bảng 4.9: Loại hình thanh toán
Quyết định Tổng quan sát số chọn
ND151 Gửi tiền qua bưu điện CHỌN 7
ND152 Trả tiền mặt khi giao hàng CHỌN 250
ND153 Thanh toán bằng ví điện tử thông qua cổng CHỌN 0 thanh toán điện tử KHÔNG 250
ND154 Chuyển khoản trực tuyến trên mạng internet CHỌN 0
ND155 Chuyển khoản tại ngân hàng, máy ATM CHỌN 4
PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
Dựa trên định nghĩa hành vi tiêu dùng chương 2, tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu phân tích quyết định tiêu dùng Để làm rõ vấn đề tác giả sẽ nghiên cứu phân tích quyết định tiêu dùng và các yếu tố tác động như thế nào đến quyết định mua hàng may mặc trực tuyến Theo bảng câu hỏi thì quyết định mua bị tác động bởi 49 biến quan sát nhỏ Tác giả đã sử dụng thang đo Likert cho điểm từ 1 đến 5 để đo lường các biến quan sát.
Các thang đo được đánh giá sơ bộ qua hai công cụ chính là hệ số tin cậyCronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor Analysis) Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại biến không phù hợp trước, các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total, correlation) dưới 0,3 sẽ bị loại Tiếp theo phương pháp EFA được sử dụng, các biến có hệ số tải (fator loading) nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại Phương pháp trích hệ số sử dụng principal components với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 cho thang đo quyết định mua Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson 1988).
4.3.1 Đánh giá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng may mặc bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
4.3.1.1 Phân tích Cronbach’s Alpha lần thứ nhất
Bảng 4.21: Phân tích Cronbach’s Alpha lần thứ nhất
Tương Alpha nếu thang đo thang đo
STT Biến quan sát quan biến loại biến nếu loại nếu loại tổng này biến biến
Bảng 4.21 chỉ ra hệ số tin cậy Cronbach's Alpha đạt 0,855, vượt ngưỡng 0,6 yêu cầu của nghiên cứu Tuy nhiên, 12 biến quan sát ND20SP5; ND20TT1; ND20TT2; ND20TT5; ND20TT7; ND20TT8;
ND20TT9; ND20NTK1; ND20NTK3; ND20TG6; ND20CN7; ND20CN6 ) có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên tác giả quyết định loại các bến quan sát này ra khỏi mô hình nghiên cứu và phân tích Cronbach’s Alpha lại lần thứ hai.
4.3.1.2 Phân tích Cronbach’s Alpha lần thứ hai
Bảng 4.22: Phân tích Cronbach’s Alpha lần thứ hai
Tương Alpha bình thang sai thang STT Biến quan sát đo nếu loại đo nếu loại quan biến nếu loại biến biến tổng biến này
Từ bảng 4.22 cho thấy các hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt là 0,909 lớn hơn 0,6 đạt yêu cầu của nghiên cứu đề ra Nhưng bên cạnh đó tồn tại 02 biến quan sát (ND20NT1; ND20NT5) có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn và bằng 0,3 nên tác giả quyết định loại các bến quan sát này ra khỏi mô hình nghiên cứu và phân tích Cronbach’s Alpha lại lần thứ ba.
Bảng 4.23: Phân tích Cronbach’s Alpha lần thứ ba
Phương sai bình Tương Alpha thang đo
STT Biến quan sát thang đo quan biến nếu loại nếu loại nếu loại tổng biến này biến biến
Qua bảng 4.23 cho thấy thang đo đạt hệ số tin cậy là 0,907 >α (mức ý nghĩa) 0,6 thỏa yêu cầu của nghiên cứu Hệ số này rất cao cho thấy thang đo rất tốt để sửa dụng cho nghiên cứu này Ngoài ra hệ số tương quan biến tổng của 34 biến quan sát trên bảng đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu của nghiên cứu Vậy sau khi phân tích hệ số tin cậy cho thang đo của nghiên cứu thì kết quả cho thấy từ 49 biến quan sát ban đầu chỉ còn lại 34 biến quan sát.
4.3.1.3 Phân tích Cronbach’s Alpha cho quyết định mua
Bảng 4.24: Hệ số tin cậy cho quyết định mua
Phương sai Tương Alpha nếu STT Biến quan sát thang đo thang đo nếu quan biến loại biến nếu loại loại biến tổng này biến
Qua bảng 4.24 cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố quyết định mua là 0,733 lớn hơn 0,6 đạt yêu cầu của nghiên cứu đạt ra Hệ số tương quan biến tổng của các nhân tố điều lớn hơn 0,3 đạt yêu cầu của nghiên cứu nên tác giả giữ lại tác cả các biến quan sát này để phân tích cho bước tiếp theo.
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
4.4.1 Phân tích lần thứ nhất
Bảng 4.25: Kiểm định liên quan
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,689
Kiểm định Bartlet Approx Chi-Square 5778.127
Từ bảng 4.25 cho thấy hệ số KMO là 0,689 giá trị này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 nên đạt yêu cầu của nghiên cứu đạt ra và giá trị sig là 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên thỏa yêu cầu của nghiên cứu Điều này có ý nghĩa bộ số liệu phù hợp cho phân tích nhân tố.
Bảng 4.25 còn cho thấy giá trị Egien là 1,014 lớn hơn 1 đạt yêu cầu của nghiên cứu Tổng phương sai trích cũng cho thấy sự phù hợp khi đạt giá trị là 73,77% lớn hơn 50% đạt yêu cầu của nghiên cứu Điều này có ý nghĩa với 10 nhân tố sẽ giải thích được 73,77% sự biến thiên của bộ dữ liệu Kết quả ma trận xoay nhân tố được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.26: Ma trận xoay nhân tố
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Từ bảng 4.25 cho thấy biến quan sát: ND20SP2 “ Mẫu mã đa dạng, hợp thời trang”; ND20GC5 “Không tốn chi phí đi đến cửa hàng”; ND20GC1 “ Giá cả phù hợp” ; ND20TG2 “Tốn thời gian so sánh giá sản phẩm với giá ở các trang web khác” không có hệ số tải nên tác giả quyết định loại các biến này ra khỏi mô hình nghiên cứu Biến quan sát ND20TG1 “Tốn thời gian tìm trang web có uy tín” có hệ số tải thuộc hai nhóm nhân tố nên tác giả quyết định loại biến này ra khỏi mô hình vì khoảng các giữa hai hệ số tải này không lớn hơn 0,3 Nhân tố tiếp theo được tạo thành từ hai biến quan sát ND2 0DU3 “Trang web có đầy đủ thông tin của người bán” ; ND20DU5 “ Trang web nổi tiếng uy tín” nên nhân tố này cũng bị tác giả loại khỏi mô hình nghiên cứu Tương tự nhân tố cũng được tạo thành từ một biến ND20NT4 “Tin vào thong tin cung cấp” và ND20NTK2
“Đánh giá, bình luận của người mua hàng trước đó” cũng không ngoại lệ thì nhân tố này cũng bị tác giả loại khỏi mô hình Ngoài ra nhân tố được tạo thành từ 1 biến quan sát ND20NT3 “Sản phẩm giống với mô tả” nên tác giả cũng loại biến quan sát này ra khỏi mô hình Tiến hành phân tích nhân tố lần thứ hai.
4.4.2 Phân tích lần thứ hai
Bảng 4.27: Kiểm định liên quan
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,744
Kiểm định Bartlet (Bartletts Approx Chi- 2104,432 test) Square df 153
Từ bảng 4.27 cho thấy hệ số KMO là 0,744 giá trị này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 nên đạt yêu cầu của nghiên cứu đạt ra và giá trị sig là 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên thỏa yêu cầu cỉa nghiên cứu Điều này có ý nghĩa bộ số liệu phù hợp cho phân tích nhân tố.
Bảng 4.27 còn cho thấy giá trị Egien là 1,659 lớn hơn 1 đạt yêu cầu của nghiên cứu Tổng phương sai trích cũng cho thấy sự phù hợp khi đạt giá trị là 62,82% lớn hơn 50% đạt yêu cầu của nghiên cứu Điều này có ý nghĩa với 4 nhân tố sẽ giải thích được 62,82% sự biến thiên của bộ dữ liệu Kết quả ma trận xoay nhân tố được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.28: Ma trận xoay nhân tố
Biến quan sát Nhân tố
ND20TG3 ND20TG4 ND20TG5
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Qua bảng 4.28 cho thấy tất cả biến quan sát điều có hệ số tải lớn hơn 0,5 đạt yêu cầu của nghiên cứu và nên tất cả các biến này điều được giữ lại để phân tích cho bước tiếp theo Sau đây tác giả tiến hành đặt tên và viết phương trình nhân tố cho từng nhân tố.
Bảng 4.29: Ma trận trọng số
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
- Với nhân tố thứ nhất được tạo thành các biến quan sát (ND20SP3; ND20TT6; ND20SP4; ND20SP1; ND20NT2; ND20CN1; ND20DU2) từ năm nhân tố ban đầu đó là Sản phẩm có 3 biến, Tiện lợi có 1 biến và Cá nhân có 1 biến, Đáp ứng
1 biến vì tác giả đặt tên nhân tố này là Sản phẩm ký hiệu là SP và phương trình nhân tố được viết như sau:
SP = 0,251ND20SP1 + 0,266ND20SP3 + 0,263ND20SP4 + 0,253ND20TT6 +
0,135ND20NT2 + 0,147ND20CN1 + 0,121ND20DU2
Từ phương trình nhân tố trên cho thấy biến quan sát ND20SP3 “Đủ kích cỡ
(size)” với trọng số là 0,266 cao nhất trong phương trình, điều này cho biết sự đóng góp của biến này vào sự hình thành nên nhân tố Sản phẩm (SP) là cao nhất Điều này hoàn toàn phù hợp vì khi khách hàng thích nơi nào mà mặc hàng có nhiều Size để họ có thể lựa cho nhiều người thân trong gia đình, hay bạn bè của mình Biến quan sát ND20TT6 “Có thể thoải mái lựa chọn mà không thấy ngại” có trọng số là 0,253 cao thứ ba trong nhân tố Điều này cho thấy biến quan sát này dóng góp cao thứ ba trong việc tạo nên nhân tố này Hình thức mua hàng trên mạng được đa số phụ nữ hiện nay thích là do họ có thể tư do lựa chọn, không bị ràng buộc như khi đi đến một cửa hàng để lựa Biến quan sát ND20SP4 “Chất liệu vải tốt” với trọng số là 0,263 cao thứ hai trong việc góp phần tạo nên nhân tố SP Biến quan sát ND20SP1 “Chất lượng sản phẩm cao”, ND20CN1 “Thời gian sử dụng internet” và ND20NT2 “Có niềm tin với hình thức thanh toán” với trọng số lần lượt là 0,251; 0,147 và 0,135 đứng vị trí tiếp theo trong việc góp phần tạo nên nhân tố SP.
- Nhân tố thứ 2 được tạo thành bởi các biến quan sát ND20CN5, ND20CN3; ND20CN4; ND20CN8 thuộc nhân tố cá nhân ban đầu nên tác giả giữ nguyên tên là nhân tố này là Cá nhân ký hiệu là CN và có phương trình nhân tố như sau:
CN = 0,341ND20CN3 + 0,240ND20CN4 + 0,344ND20CN5 + 0,288ND20CN8
Từ phương trình nhân tố cho thấy biến quan sát ND20CN5 “Tuổi tác” có trọng số 0,344 cao nhất trong việc góp phần tạo nên nhân tố CN Biến quan sát ND20CN4 “Thu nhập hộ gia đình” có trọng số là 0,240 thấp nhất trong việc góp phần tạo nên nhân tố CN Mua sám mặt hàng may măc trên mạng hay trên chợ truyền thống thì tuổi tác của khách hàng sẽ ảnh hưởng rất nhiều về việc lựa trọn mua của khách hàng, còn việc thu nhập thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định mua hàng online vì giá trên các trang mạng thì rất phù hợp cho mọi mức thu nhập của khách hàng Nên điều này cho thấy sự phù hợp của bộ dữ liệu đối với thực tế.
- Nhân tố thứ 3 được tạo thành từ các biến quan sát ND20GC2; ND20GC3;ND20NTK4; ND20DU4, các biến quan sát này thuộc ba nhân tố ban đầu đó là nhân tố Gía cả có hai biến, sự đáp ứng có một biến và Nhóm tham khảo có một biến nên tác giả quyết định đặc tên nhân tố này là Đáp ứng và thuận tiện ký hiệu là GC.
GC = 0,308ND20GC2 + 0,325ND20GC3 + 0,280ND20NTK4 + 0,322ND20DU4
Từ phương trình nhân tố cho thấy biến quan sát ND20GC3 “Có thể mua sắm ở bất cứ nơi đâu” với trọng số là 0,325 cao nhất trong việc góp phần hình thành nên nhân tố GC Bên cạnh đó thì biến quan sát ND20NTK4 “Tên miền dễ nhớ” với trọng số là 0,280 thấp nhất trong việc góp phần tạo nên nhân tố GC Mua sắm qua mạng là một loại hình mà khách hàng mua hàng mà không cần đến cửa hàng mà vẫn chọn và mua được hàng hóa mà mình vừa ý nhất Nên việc biến quan sát ND20GC3 có trọng số cao nhất trong việc góp phần tạo nên nhân tố GC.
- Nhân tố thứ tư được tạo thành từ các biến quan sát ND20TG3;
ND20NT2; ND20TG5; ND20TG4 thuộc nhân tố thời gian ban đầu nên tác giả giữ nguyên tên nhân tố này là Thời gian ký hiệu TG.
TG = 0,417ND20TG3 + 0,373ND20TG4 + 0,322ND20TG5 + 0,160ND20NT2
Qua phương trình cho thấy biến quan sát ND20TG3 “ Quy trình đặt hàng đơn giản, nhanh chóng” có trọng số 0,417 cao nhất trong việc góp phần tạo nên nhân tố TG Biến quan sát ND20NT2 “Giao hàng đúng hẹn” với trọng số 0,160 thấp nhất trong việc góp phần tạo nên nhân tố này.
4.4.3 Phân tích nhân tố cho nhân tố phụ thuộc
Bảng 4.30: Kiểm định liên quan
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,702
Kiểm định Bartlet (Bartletts Approx Chi- 222,782 test) Square df
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Từ bảng 4.33 cho thấy hệ số KMO là 0,702 giá trị này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 nên đạt yêu cầu của nghiên cứu đạt ra và giá trị sig là 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên thỏa yêu cầu cỉa nghiên cứu Điều này có ý nghĩa bộ số liệu phù hợp cho phân tích nhân tố.
PHÂN TÍCH HỒI QUI TUYẾN TÍNH BỘI
Bảng 4.32: Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội
BIẾN HỆ SỐ HỒI QUI GIÁ TRỊ SIG.
CHUẨN HÓA THỐNG KÊ T VIF
Giá trị Sig của kiểm định F Change 0,000
Giá trị Sig của kiểm định F 0,000
Giá trị kiểm định Durbin-Watson 2,233
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
4.5.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét Giá trị Sig của kiểm định F là 0,000 nhỏ 0,005, điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu hay các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến biến phụ thuộc và mô hình có thể sử dụng được.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì hệ số R 2 hiệu chỉnh là thước đo mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội vì giá trị của hệ số này không phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào mô hình nghiên cứu Mô hình có hệ số R 2 hiệu chỉnh là 0,746 Như vậy, 74,6% mức độ biến thiên của quyết định mua hàng may mặc được giải thích bởi các biến độc lập (SP; CN;
GC; TG) trong mô hình.
4.5.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả hồi quy tại bảng 4.32 cho thấy VIF của từng biến độc lập có giá trị nhỏ hơn 10 Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.5.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Giả định về tính độc lập của phần dư được kiểm tra qua đại lượng thống kê là Durbin-Watson.
Tuy nhiên, trong thực tế khi tiến hành kiểm định Durbin-Watson có thể áp dụng quy tắc như sau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010):
- Nếu 1 < D < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan
- Nếu 0 < D < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương
- Nếu 3 < D < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm
Kết quả của hệ số Durbin-Watson = 2,233 (Bảng 4.32) như vậy có thể kết luận mô hình không có tự tương quan.
4.5.4 Kiểm định hệ số hồi quy
Từ bảng 4.32 cho thấy các biến độc lập điều có giá trị Sig của thống kê t đều nhỏ hơn 0,05 nên đạt yêu cầu của nghiên cứu và các biến quan sát này đều có ý nghĩa thống kê trên 99%.
4.5.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Từ bảng 4.32 cho thấy ta có phương trình hồi qui:
QD = 0,508SP + 0,263CN + 0,428GC+ 0,489TG
- Biến độc lập SP “Sản phẩm” có hệ số hồi qui là 0,508 lớn nhất trong phương trình hồi qui điều này cho thấy biến độc lập SP có mức độ tác động mạnh nhất đến sự QD mua hàng may mặc của khách hàng Hệ số này mang dấu dương (+) nên tác giả quyết định chấp nhận giả thuyết H 1
- Biến độc lập TG “Thời gian” có hệ số hồi qui là 0,489 lớn thứ hai trong phương trình hồi qui điều này cho thấy biến độc lập TG có mức độ tác động mạnh thứ hai đến sự QD mua hàng may mặc của khách hàng Hệ số này mang dấu dương (+) nên tác giả quyết định chấp nhận giả thuyết H 3
- Biến độc lập GC “Giá cả” có hệ số hồi qui là 0,428 lớn thứ ba trong phương trình hồi qui điều này cho thấy biến độc lập GC có mức độ tác động mạnh thứ tư đến sự QD mua hàng may mặc của khách hàng Hệ số này mang dấu dương (+) nên tác giả quyết định chấp nhận giả thuyết H 4
- Biến độc lập CN “Cá nhân” có hệ số hồi qui là 0,278 lớn thứ năm trong phương trình hồi qui điều này cho thấy biến độc lập CN có mức độ tác động mạnh thứ năm đến sự QD mua hàng may mặc của khách hàng Hệ số này mang dấu dương (+) nên tác giả quyết định chấp nhận giả thuyết H 2
Như vậy, kết quả phân tích hồi qui cho thấy 4 biến độc lập đều có tác động đến quyết định chọn mua hàng hóa may mặc trên mạng.
KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CÁC BIẾN KIỂM SOÁT
Trước khi thực hiện kiểm định sự khác biệt tác giả đặt các giả thuyết như sau:
G1: Khách hàng có độ tuổi khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
G2: Khách hàng có tình trạng hôn nhân khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
G3: Khách hàng có trình độ học vấn khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
G4: Khách hàng có nghề nghiệp khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
G5: Khách hàng có nơi ở khác nhau sẽ có quyết định mua hàng may mặc khác nhau.
Kết kiểm định được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.33: Kết quả kiểm định One – Way Anova
STT Đặc tính Giá trị Sig kiểm Giá trị Sig kiểm định Levene định Anova
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
- Độ tuổi (G1) từ bảng thông tin về các đáp viên ta thấy độ tuổi lựa chọn hình thức mua sắm qua mạng chủ yếu từ 25-35 tuổi chiếm 84,4%, từ bảng 4.33 cho thấy giá trị Sig của kiểm định Leven là 0,03 nhỏ hơn 0,05 nên độ tuổi không đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G1 sẽ bị bác bỏ.
- Tình trạng hôn nhân (G2) từ hình 4.3 cho thấy cơ cấu mẫu phân theo tình trạng hôn nhân thì nhóm nữ giới đã kết hôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhóm nữ giới chưa kết hôn, có 188 người (chiếm 75,2%) trong tổng số quan sát Điều này cho thấy rằng nhóm nữ giới đã kết hôn mua sắm nhiều hàng may mặc nhiều hơn, vì ngoài việc mua sắm cho bản thân họ còn mua sắm cho các thành viên khác trong gia đình như chồng, con của họ, từ bảng 4.33 có giá trị Sig của kiểm định Leven là
0,299 lớn hơn 0,05 nên đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova và giá trị sig là
0,020 nhỏ hơn 0,05, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G2 sẽ được chấp nhận.
- Học vấn (G3) từ hình 4.4 ta thấy trình độ học vấn thì nhóm trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất so với những nhóm còn lại, có 142 người (chiếm 56,8%), thấp nhất là nhóm có trình độ cấp 3, chiếm 3,2%, từ bảng 4.33 có giá trị Sig của kiểm định Leven là
0,004 nhỏ hơn 0,05 nên Học vấn không đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G3 sẽ bị bác bỏ.
- Nghề nghiệp (G4) hình 4.5 cho thấy kết quả điều tra 250 đáp viên còn cho thấy, những người có nghề nghiệp là công chức, viên chức có nhu cầu mua sắm hàng may mặc cao nhất so với những nghề nghề còn lại, có 156 người (chiếm 62,4%) Kế đến là nhóm ngành nghề nhân viên văn phòng có 75 người (chiếm
30,0%) và học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng 6% Nguyên nhân là do những người trong nhóm ngành nghề nêu trên họ thường xuyên giao tiếp và tiếp xúc với rất nhiều người nên quan tâm đến trang phục đẹp, gọn gàng, phong cách, hợp thời sẽ giúp họ tự tin hơn và họ sẵn sàng mua một bộ trang phục phù hợp, nhất là đối với những người còn trẻ tuổi như những sinh viên đại học, từ bảng 4.33 có giá trị Sig của kiểm định Leven là 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên Nghề nghiệp không đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G4 sẽ bị bác bỏ.
- Nơi ở cá nhân (G5) hình 4.6 cho thấy nhóm khách hàng sống ở khu vực đô thị thực hiện mua sắm trực tuyến hàng may mặc chiếm 83,2%, cao gần 2 lần tổng các nhóm còn lại là ven đô thị và nông thôn Nguyên nhân là do các nhóm sống ở khu vực đô thị họ có điều kiện tiếp xúc mạng máy tính nhiều hơn so với 2 khu vực còn lại, từ bảng 4.33 có giá trị Sig của kiểm định Leven là 0,454 lớn hơn 0,05 nên đủ điều kiện để kiểm định One –Way Anova và giá trị sig là 0,000 nhỏ hơn 0,05, điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết G5 sẽ được chấp nhân.
Như vậy, chỉ có hai đặc tính của khách hàng có sự khác biệt về quyết định mua hàng may mặc đó là tình trạng hôn nhân và nơi ở Điều này có ý nghĩa những khách hàng nữ có tình trạng hôn nhân, có nơi ở khác nhau thì sẽ có quyết định chọn mua mặc hàng may mặc qua mạng là khác nhau.
Tóm lại trong chương này tác giả đã thống kê các thông tin liên quan đến mẫu và các phương pháp phân tích số liệu như Cronbach’s Alph, phân tích nhân tố, phân tích hồi qui tuyến tính bội tác giả tìm ra được bốn nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn mua mặc hàng may mặc của khách hàng nữ tại tỉnhHậu Giang đó là SP “Sản phẩm” ; TG “Thời gian”; GC “Gía cả”; CN “Cá nhân”.
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM
TRỰC TUYẾN HÀNG MAY MẶC CỦA NỮ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT HIỆN TRONG NGHIÊN CỨU
Nữ giới tại tỉnh Hậu Giang mua sắm trực tuyến hàng may mặc chủ yếu trong độ tuổi 25 -35 (chiếm 84,8%); có sự khác biệt lớn giữa đối tượng đã kết hôn hay còn độc thân, đa số có trình độ đại học (56,8%); trung cấp, cao đẳng (20,4%) việc mua sắm trực tuyến hàng may mặc được thực hiện ở tất cả các ngành nghề (nhân viên văn phòng, cán bộ công chức, công nhân, học sinh, sinh viên…); nữ giới số ở khu vực đô thị thực hiện hành vi mua sắm trực tuyến cao hơn, thu nhập trung bình là khoảng 4,14 triệu đồng, thu nhập thấp nhất là 1 triệu đồng và thu nhập cao nhất là 6 triệu đồng.
Các đối tượng này tiếp nhận được thông tin việc mua sắm trực tuyến nhiều nhất thông qua kênh facebook, bạn bè người thân và đồng nghiệp, các đường link quảng cáo; trang phục họ lựa chọn mua nhiều nhất là trang phục c ông sở; họ mua các trang phục này chủ yếu dành cho giới nữ sử dụng, trẻ em chiếm tỷ trọng thấp; phong cách thời trang của họ chủ yếu là thể thao năng động, hiện đại theo xu hướng; họ lựa chọn hình thức thanh toán là trả tiền mặt khi giao hàng, gửi tiền qua bưu điện, chuyển khoản được lựa chọn thấp hơn; tần suất thực hiện mua sắm chưa thường xuyên lắm, chủ yếu là 2-3 tháng/lần; các trang mạng xã hội, các trang mua theo nhóm được ưu tiên lựa chọn vì họ cho rằng mua sắm ở các trang này tin cậy hơn, giá cả phù hợp…
Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc là: SP “Sản phẩm” ; TG “Thời gian”; GC “Giá cả; CN “Cá nhân” Các yếu tố này tác động đến việc mua sắm có tác động lớn nhất là SP “Sản phẩm.
Qua những vấn đề phát hiện được trong nghiên cứu kết hợp với khảo sát trong việc thu thập số liệu thực tế, tôi xin đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến hàng may mặc.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Khuynh hướng chung khách hàng lựa chọn một sản phẩm thời trang mang phong cách hiện đại, theo xu hướng, để thu hút khách hàng thì đơn vị kinh doanh cần có những sản phẩm mang phong cách như trên, ngoài ra cũng cần chú ý khai thác thêm sản phẩm có phong cách quyến rũ gợi cảm, cổ điển nhẹ nhàng vì đây là phong cách được lựa chọn khá cao Tuy nhiên, tùy vào tính chất của từng sản phẩm, mục đích, nét đặc thù của đơn vị kinh doanh mà cần có những sản phẩm phù hợp Khi xác định được lượng khách hàng mục tiêu, sở thích, nhu cầu cụ thể thì nên cung cấp những sản phẩm theo yêu cầu của họ.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn dòng sản phẩm để sản xuất, kinh doanh các đơn vị kinh doanh trực tuyến cần quan tâm cân nhắc việc sử dung sản phẩm đó trong trường hợp nào Qua khảo sát, phân tích thì tỷ lệ khách hàng mua sắm trực tuyến để mặc khi ở nhà, khi dạo phố là rất cao, do đó khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh đơn vị kinh doanh trực tuyến cần “đánh trúng” vào nhu cầu này của người tiêu dùng nhưng vẫn cần xem xét tỷ lệ trang phục dự tiệc, trang phục công sở, trang phục thể thao cho phù hợp.
Khi xác định được đối tượng sử dụng sản phẩm, phong cách thời trang, mục đích sử dụng, để tăng thêm độ thu hút khách hàng, đơn vị kinh doanh trực tuyến cần xem xét để tăng sự đa dạng về mẫu mã từ màu sắc đến đủ kích cỡ, đặc biệt là sản phẩm phải giống với mô tả kể cả kiểu dáng, chất liệu, đơn vị kinh doanh cần đầu tư hình ảnh chân thật (hình thật - sản phẩm thật), dù không bắt mắt như hình mẫu nhưng khi cầm trên tay, khách hàng có cảm giác tin tưởng và hài lòng, hạn chế cảm giác hụt hẫng vì đây là yếu tố khách hàng rất quan tâm, song song đó cần có những sản phẩm tạo nên nét đặc trưng cho đơn vị, không thể mua ở các địa chỉ khác.
Trước khi tung ra những sản phẩm mới trên thị trường thì doanh nghiệp cần quan tâm đến văn hóa, dân tộc, thói quen tiêu dùng để đưa ra mẫu mã và màu sắc sản phẩm phù hợp Nghề nghiệp, tuổi tác cũng là những yếu tố rất quan trọng, mẫu mã sản phẩm phải phù hợp với nghề nghiệp và độ tuổi của họ.
Theo kết quả điều tra, yếu tố chất lượng đóng vai trò khá quan trọng trong quyết định mua trực tuyến hàng may mặc của nữ giới (điểm trung bình sự quan tâm đến chất lượng khi mua là 3.48 điểm) Do đó, để có thể giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới thì đơn vị kinh doanh trực tuyến cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm bởi vì chất lượng chính là
“linh hồn” của sản phẩm Những sản phẩm mà chất lượng đã làm hài lòng người tiêu dùng thì nên giữ vững và phát triển, những sản phẩm chưa đạt thì cần cải thiện, chọn lọc kỹ hơn nữa những sản phẩm có độ bền cao, chất liệu vải may mặc phải đảm bảo chất lượng, độ co giãn phù hợp, hạn chế độ nhăn, phai màu Chủ động thu thập đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm thông qua việc tạo hộp thư góp ý, thu thập các bình luận của khách hàng về sản phẩm để có những thay đổi, cải thiện lựa chọn việc nhập hàng phù hợp và kịp thời hơn.
Qua khảo sát, người tiêu dùng rất quan tâm các yếu tố liên quan đến giá cả khi mua sắm trực tuyến (giá cả phù hợp điểm trung bình là 3,91 điểm, có thể so sánh giá cả dễ dàng đạt 4,05 điểm, không có tính mặc cả khi mua hàng đạt 3,73 điểm, không tốn chi phí đi lại đạt 3,66 điểm), thu nhập của nữ giới trong tỉnh Hậu Giang đạt 4,14 triệu đồng/tháng, cao nhất là 6 triệu/tháng và thấp nhất chỉ 01 triệu đồng/tháng Yếu tố cốt lõi cuối cùng vẫn là chất lượng sản phẩm, nếu một trang bán hàng trực tuyến hoàn hảo về mọi khâu, quy trình và dịch vụ hướng đến khách hàng nhưng chất lượng sản phẩm không cao thì có đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị trực tuyến thì khách hàng chỉ dùng một lần và khả năng tiếp tục là rất thấp và sẽ bị lan truyền theo hướng tiêu cực Chính vì thế, mỗi đơn vị cần làm rõ sự khác biệt của mình thông qua chất lượng sản phẩm và cần đặt khách hàng lên hàng đầu sau khi nghĩ đến lợi nhuận.Vì vậy đơn vị kinh doanh trực tuyến cần lựa chọn mặt hàng kinh doanh và xây dựng chính sách giá cả cho phù hợp đối với từng đối tượng có thu nhập khác nhau đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp do có tỷ lệ rất cao Ví dụ hàng may mặc Việt Tiến có thương hiệu Việt Long cho những người có thu nhập thấp, Việt Tiến cho những người có thu nhập bình dân, T-up cho những người có thu nhập cao. 5.2.3 Về thời gian
Dựa vào bảng trên ta thấy, nữ giới có thời gian mua sắm trực tuyến hàng may mặc từ 6 tháng đến 1 năm chiếm tỷ trọng cao nhất, có 110 người (chiếm 44,0%) Kế đến là thời gian mua sắm hơn 2 năm chiếm 25,6%, từ 1 năm đến 2 năm chiếm 25,2% và thấp nhất là nhóm dưới 6 tháng, chiếm 5,2% Như vậy, dựa vào kết quả trên cho ta thấy rằng đa số khách hàng có thời gian bắt đầu mua sắm từ 6 tháng đến 1 năm nên khả năng họ duy trì hình thức mua sắm trực tuyến hàng may mặc lâu dài nếu như các cửa hàng thời trang trực tuyến duy trì được qui tính và chất lượng mình đã tạo ra Vì vậy, các cửa hàng thời trang kinh doanh hàng may mặc cần phải đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, để họ thấy rằng những sản phẩm bán trực tuyến cũng có chất lượng như mua tại cửa hàng, như vậy thì các cửa hàng bán trực tuyến mới thu hút được những khách hàng mới; đồng thời giữ chân được những khách hàng cũ.
Các yếu tố về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nơi ở những yếu tố tác động trực tiếp đến quyết định mua sắm trực tuyến của khách hàng Do đó, đơn vị kinh doanh trực tuyến cần thiết kế các website bán hàng có phong cách phù hợp với độ tuổi như phong cách thời trang, màu sắc, kích cỡ, về tình trạng hôn nhân như tập chung vào các thiết kế gia đình như áo cặp, áo gia đình, về trình độ học vấn đơn vị kinh doa, nh nhắm vào như thời trang học sinh, sinh viên, công chức, du lịch, về nghiệp đơn vị kinh doanh trực tuyến có thể tập mạnh vào đối tượng này như thời trang công sở, thời trang ở nhà, dạo phố, về nơi ở có thể chọn những sản phẩm có chất liệu tốt, mặc bền,
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
Hiểu rõ khách hàng: để việc kinh doanh phát triển, tăng doanh thu, lợi nhuận đơn vị kinh doanh cần xác định rõ đối tượng khách hàng, nhu cầu của họ về sản phẩm để cung cấp những trang phục phù hợp với thị hiếu của họ thông qua việc nghiên cứu, điều tra, thăm dò ý kiến khách hàng.
Xây dựng lòng tin với khách hàng: xây dựng uy tín trong kinh doanh đối với khách hàng thông qua việc giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân của khách hàng, sản phẩm giao đúng chất lượng như khách hàng yêu cầu; đồng thời xây dựng nguyên tắc của đơn vị trong kinh doanh và thông tin trên website bán hàng để khách hàng nắm và an tâm hơn.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng: tìm kiếm được khách hàng trong kinh doanh là rất khó khăn, đặc biệt đối với loại hình kinh doanh trực tuyến mà sản phẩm là hàng may mặc, đơn vị kinh doanh cần duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua việc hỏi thăm, hỗ trợ khách hàng sau khi giao dịch, chương trình khuyến mãi cho khách hàng quen thuộc, giới thiệu sản phẩm mới để họ cảm thấy được quan tâm, chăm sóc Khi khách hàng hài lòng về dịch vụ của đơn vị thì họ sẽ sẵn lòng giới thiệu, truyền miệng cho bạn bè và người thân của họ và sẽ quay lại ngay khi có nhu cầu mua sắm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hành vi mua của người tiêu dùng là năng động, nó luôn luôn thay đổi trong những môi trường và thời gian khác nhau, để kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp, đặc biệt là đối với đơn vị kinh doanh trực tuyến hàng may mặc không thể thiếu được sự hiểu biết về khách hàng Hơn thế nữa, tình hình kinh tế ngày càng phát triển thì sức ép của cạnh tranh ngày càng nặng nề, để thành công thì các đơn vị kinh doanh trực tuyến hàng may mặc phải có phương hướng phát triển phù hợp, đó là sự kết hợp một cách khoa học và đúng đắn của những chiến lược khác nhau Mà nền tảng để xây những chiến lược đó phải dựa trên thói quen, đặc tính mua sắm của khách hàng.
Với mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang, đề tài căn bản đã giải quyết được vấn đề đặt ra, kết quả thống kê cho thấy, có đến 65,2% số người phỏng vấn trả lời họ mua hàng may mặc trực tuyến dựa trên mạng xã hội facebook, loại thời trang mà người tiêu dùng thường mua là trang công sở (với 46,4% số lần trả lời) và hình thức thanh toán chủ yếu khi mua hàng là trả tiền mặt khi giao hàng (với 100% số lần trả lời trong tổng số 200 người được phỏng vấn) Thời gian bắt đầu mua hàng may mặc trực tuyến chủ yếu là từ 6 tháng đến 1 năm trở lại đây (với 44,0% số lần trả lời), trong đó thời trang nữ chiếm đa số Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu hồi quy cũng cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng may mặc trực tuyến của người tiêu dùng nữ tại Hậu Giang là yếu tố sản phẩm (H 1 ), yếu tố liên quan đến thời gian (H 3 ), Giá cả (H 4 ), tính cá nhân (H 2 ) Với mức ý nghĩa 5% thì các yếu tố này có tác động đến quyết định mua hàng lần lượt là 0,508; 0,489; 0,428; 0,263 trong trường hợp các yếu tố tác động tăng 1 đơn vị Nghĩa là sự quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng sẽ tăng 1,508 đơn vị nếu các yếu tố này tăng 1 đơn vị.
Thông qua kết quả phân tích, tác giả đã tổng hợp và đề xuất một số giải pháp để tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang; đồng thời tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và đơn vị kinh doanh trực tuyến.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Kinh doanh trực tuyến hay còn gọi thương mại điện tử, sự phát triển của lĩnh vực này dựa trên thành quả của sự phát triển công nghệ thông tin, cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống mạng internet tại tỉnh Hậu Giang để làm cơ sở mở rộng, phát triển loại hình kinh doanh này không chỉ dừng lại ở khu vực thành thị mà đi đến cả nông thôn.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển loại hình kinh doanh trực tuyến trong và ngoài tỉnh, theo xu hướng phát triển thì người dân sẽ hạn chế việc mua sắm truyền thống mà thay vào đó là sử dụng loại hình mua sắm trực tuyến vì lợi ích về thời gian và một số lợi ích khác.
Thiết lập cơ sở pháp lý phù hợp, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia giao dịch trực tuyến.
Xây dựng cơ quan quản lý chuyên trách về thương mại điện tử để thực hiện quản lý chặt chẽ và toàn diện Bố trí cán bộ có kiến thức chuyên môn vững vàng, đảm bảo ngoài sự am hiểu về thương mại còn phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin.
Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động, góp phần quan trọng vào việc thành công Để phát triển thương mại diện tử, cơ quan quản lý Nhà nước cần hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cho phù hợp, trang bị vững vàng các kiến thức cần thiết như: kiến thức về công nghệ thông tin, kiến thức về kinh tế…
Đối với đơn vị kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đầy đủ cho sự phát triển của đơn vị, bao gồm nhân lực về nghiệp vụ (đó là bộ phận sẽ thực hiện nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, kiến thức về thương mại điện tử…), nhân lực về kỹ thuật (đó là bộ phận đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử). Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm các thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của đơn vị, thiết bị đảm bảo cho giao dịch diễn ra an toàn, đường truyền internet hoạt động ổn định.
3 GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CHO NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Do giới hạn về thời gian và chi phí thực hiện nên nghiên cứu có những hạn chế nhất định:
- Nghiên cứu tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại Hậu Giang, chủ yếu là các thông tin liên quan đến người tiêu dùng (thông tin cá nhân, nhận định, niềm tin của người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến ), chưa đi vào phân tích các yếu tố vĩ mô (văn hóa, xã hội ), chưa xây dựng mô hình hành vi mua sắm trực tuyến.
- Nghiên cứu chỉ dừng lại việc khai thác khía cạnh của người tiêu dùng để cung cấp thông tin, nội dung liên quan đến người tiêu dùng cho các đơn vị kinh doanh trực tuyến, chưa đi vào phân tích ở khía cạnh của đơn vị kinh doanh trực tuyến. Đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo:
- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các tỉnh khác, mặt hàng khác, đối tượng nghiên cứu cả nam và nữ.
- Số lượng mẫu lớn hơn vì mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để kết quả mang tính đại diện cao.
1 Nguyễn Thị Cành, 2004 Giáo trình phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2 Nguyễn Thị Bảo Châu và Lê Nguyễn Xuân Đào, 2013 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30 (2014) trang 8-14.
3 Nghiên cứu thống kê của FTA về hành vi mua sắm online và mua phiếu giảm giá của người tiêu dùng độ tuổi 16-35, http://es.slideshare.net/imarketing- mass/hnh-vi-mua-sm-online-v-mua-phiu-gim-gi-ca-ngi-dng-1635-tui [Ngày truy cập: tháng 5 năm 2014].
4 Lưu Thanh Đức Hải, 2007 Bài giảng nghiên cứu Marketing Đại học Cần Thơ.
5 Cục Thống kê Hậu Giang, 2015 Niên giám thống kê Hậu Giang 2015 Nhà xuất bản Thống kê.
6 Tạ Thị Hồng Hạnh, 2009 Tài liệu hướng dẫn học tập hành vi khách hàng,
α (mức ý nghĩa) [Ngày truy cập: tháng 5 năm 2013].
7 Tô Thiên Khoa (2010) nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy người Việt ưu tiên dùng mỹ phẩm thương hiệu Việt tại thành phố Cần Thơ.
8 Mai Văn Nam và cộng sự, 2006 Giáo trình kinh tế lượng Đại học Cần Thơ.
9 Nguyễn Quốc Nghi và Lê Quang Viết, 2010 Tài liệu hướng dẫn học tập hành vi khách hàng Đại học Cần Thơ.
10 Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức và Trịnh Thúy Ngân, 2012 Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đề tài nghiên cứu khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.
12 Nguyễn Trường Sơn và Trần Trung Vinh, 2008 Sự ảnh hưởng của giá trị thương hiệu đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong thị trường điện thoại di động Việt Nam, α (mức ý nghĩa) [Ngày truy cập: tháng 6 năm 2013].
13.Trần Thị Thanh Tâm, 2010 Phân tích hành vi người tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của người dân đồng bằng sông Cửu Long Luận văn Thạc sĩ Đại học Cần Thơ.
14 Nguyễn Phú Tâm, 2010 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng máy tình xách tay tại Cần Thơ Luận văn Thạc sĩ Đại học Cần Thơ.
15 Huỳnh Thanh - Công ty thương hiệu Lantabrand, 2006 Nghiên cứu hành vi khách hàng - nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp,
α (mức ý nghĩa) [Ngày truy cập: tháng 5 năm 2013].
16 Mạnh Tráng Thông tin về dân cư và văn hóa vùng miền vùng đồng bằng sông Cửu Long,α (mức ý nghĩa) [Ngày truy cập: tháng
17 Mạnh Tráng Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng đồng bằng sông Cửu Long,α (mức ý nghĩa) [Ngày truy cập: tháng 01 năm 2015].
19 Nguyễn Văn Tuấn Phân tích thống kê mô tả - Trích từ quyển phân tích số liệu và tạo biểu đồ - Hướng dẫn thực hành, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh,α (mức ý nghĩa) [Ngày truy cập: tháng 2 năm 2015]
20.Trần Hoàng Vĩnh, 2009 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sửa tắm Dove tại thành phố Cần Thơ Luận văn Thạc sĩ Đại học Cần Thơ.
21 Hiệp hội Internet Việt Nam, 2013 Báo cáo internet Việt Nam Năm 2013,
α (mức ý nghĩa). [Ngày truy cập: tháng 01 năm 2015].
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1 Mohammad Hossein Moshref Javadi et al., 2012 An analysisof Factors Affecting on OnlineShopping Behavior of Consumers International Journal of
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Để phục vụ đề tài nghiên cứu “Phân tích Quyết định mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới tại tỉnh Hậu Giang” , chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động mua sắm trực tuyến hàng may mặc của nữ giới, xu hướng và thái độ của người tiêu dùng tại các huyện, thành phố tại tỉnh Hậu Giang để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển loại hình kinh doanh này trong tỉnh Hậu Giang Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, xin quý cô/chị/em vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
Mẫu phỏng vấn số: ……… Ngày: … /… /2015
Họ và tên phỏng vấn viên: Trịnh Quang Tuấn.
Khái quát chung: mua sắm trực tuyến được hiểu đơn giản là hình thức thực hiện giao dịch mua hàng qua các website trên mạng internet.
I THÔNG TIN CỦA ĐÁP VIÊN
α (mức ý nghĩa)25–35 >α (mức ý nghĩa)35–45 >α (mức ý nghĩa)45
Đã kết hôn Độc thân
Cấp 3 hoặc thấp hơn Trung cấp/cao đẳng
Đại học Trên đại học
Học sinh, sinh viên Nhân viên văn phòng
Cán bộ, công chức, viên chức
Công nhân Khác (ghi rõ):
Đô thị Ven đô thị Nông thôn
8 Thu nhập trung bình cá nhân: …… … … …/tháng
9 Thu nhập trung bình hộ gia đình: …….… …/tháng
Câu 1: Xin cho biết chị đã từng mua sắm trực tuyến hàng may mặc chưa?
Chưa từng (ngừng phỏng vấn) Đã và đang (tiếp tục phỏng vấn)
Câu 2: Thời gian chị bắt đầu mua sắm trực tuyến từ khi nào?
Dưới 6 tháng Từ 6 tháng đến dưới 1 năm
Từ 1 đến 2 năm Hơn 2 năm
Câu 3: Thời gian sử dụng internet trung bình mỗi ngày của chị?
Thông qua người thân, bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu…
Thông qua các phương tiện truyền thông (báo, đài)
Thông qua các link quảng cáo trên website
Câu 5: Chị thường mua sắm trực tuyến hàng may mặc ở các trang web nào ( có thể nhiều lựa chọn )?
Các trang mạng xã hội (facebook, zing me, twitter…)
Các diễn đàn (5giay.vn, muare.vn, diendanviet.vn, muabansile.net…)
Các trang mua theo nhóm (muachung.vn, nhommua.com, cungmua.com, hotdeal.vn…)
Các sàn giao dịch thương mại điện tử (123mua.vn, enbac.vn, vatgia.vn, ebay.vn…)
Câu 6: Xin cho biết lý do cô/chị/em mua sắm ở các trang web sau ( chỉ nêu lý do đối với trang web chọn ở Câu 5 ):
Các trang mạng xã hội:……… Các diễn đàn:………
………. Các trang mua theo nhóm:……… Các sàn giao dịch thương mại điện tử:………
……… Khác (ghi rõ): ………. Câu 7: Xin cô/chị/em cho biết cô/chị/em thích mua sắm trực tuyến hàng may mặc ở trang web nào nhất?
Các trang mạng xã hội (facebook, zing me, twitter…)
Các diễn đàn (5giay.vn, muare.vn, diendanviet.vn, muabansile.net…)
Các trang mua theo nhóm (muachung.vn, nhommua.com, cungmua.com, hotdeal.vn…)
Các sàn giao dịch thương mại điện tử (123mua.vn, enbac.vn, vatgia.vn, ebay.vn…)
Câu 8: Hàng may mặc cô/chị/em thường mua sắm trực tuyến là ( có thể nhiều lựa chọn )?
Trang phục công sở Trang phục dự tiệc
Trang phục dạo phố Trang phục ở nhà
Trang phục thể thao Khác (ghi rõ)………
Câu 9: Hàng may mặc thường mua trực tuyến dành cho
Câu 10: Cô/chị/em mua sắm trực truyến hàng may mặc dùng để (có thể nhiều lựa chọn) :
Sử dụng cho bản thân Mua tặng người thân, bạn bè, gia đình
Câu 11: Tần suất tham gia mua sắm trực tuyến hàng may mặc của cô/chị/em là:
Hàng tuần 2-3 lần/tháng Hàng tháng 2-3 tháng/lần Hơn 3 tháng
Câu 12: Cô/chị/em thường mua sắm trực tuyến hàng may mặc vào dịp nào (có thể nhiều lựa
Câu 13: Phong cách thời trang của cô/chị/em?
Cổ điển, nhẹ nhàng Quyến rũ, gợi cảm
Hiện đại, theo xu hướng Thể thao, năng động
Câu 14: Tổng giá trị bình quân của một đơn hàng xấp xỉ:
>α (mức ý nghĩa) 500.000 – 1.000.0000 VND >α (mức ý nghĩa) 1.000.000 – 2.000.000 VND
Câu 15: Cô/chị/em thường lựa chọn hình thức thanh toán nào ( có thể nhiều lựa chọn )?
Gửi tiền qua bưu điện Chuyển khoản trực tuyến trên mạng internet
Trả tiền mặt khi giao hàng Chuyển khoản tại ngân hàng, máy ATM
Thanh toán bằng ví điện tử thông qua cổng thanh toán điện tử
Câu 16: Theo cô/chị/em khi mua sắm trực tuyến hàng may mặc có rủi ro không?
Có Không (không trả lời Câu 17)
Câu 17 Mức độ quan tâm của chị về các rủi ro khi mua sắm trực tuyến hàng may mặc? (đánh đấu X vào ô vuông với lựa chọn của chị)
Hoàn toàn không quan tâm Không quan tâm Trung bình Quan tâm Rất quan tâm
Sản phẩm không giống với mô tả
Không thể đổi khi không vừa ý
Thanh toán tiền không nhận được hàng
Không được hoàn tiền khi không nhận được hàng, sản phẩm bị hư hỏng
Có thể mặc không vừa do không thử sản phẩm
Câu 18: Mức độ hài lòng của cô/chị/em sau khi thực hiện mua sắm trực tuyến?
Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Tạm được Hài lòng Rất hài lòng
Câu 19: Lý do cô/chị/em không hài lòng?
Mua về mặc không thấy đẹp
Sản phẩm không giống với mô tả
Nghĩ lại thấy giá và chất lượng không tương xứng
Câu 20: Nhận xét của cô/chị/em về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng may mặc trực tuyến? (đánh đấu X vào ô vuông ứng với lựa chọn của chị)
Hoàn toàn không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Trung bình Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng
Mẫu mã đa dạng, hợp thời trang Đủ kích cỡ (size)
Có thể mua được những sản phẩm đặc biệt (hàng “độc”, hàng hiếm)
Sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng
Xuất xứ hàng hóa rõ ràng
II Yếu tố liên quan đến giá cả Giá cả phù hợp
Chi phí giao hàng thấp
Có thể so sánh giá cả dễ dàng Không có tính mặc cả
Khống tốn chi phí đi đến cửa hàng
III Sự thuận tiện, thoải mái khi mua sắm trực tuyến
Mua được nhiều loại sản phẩm khác nhau cùng một lúc Mua hàng hóa vào bất cứ thời gian nào
Có thể mua sắm ở bất cứ nơi đâu
Hình thức thanh toán linh hoạt
Có thể thoải mái lựa chọn mà không thấy ngại
Không bị nhân viên làm phiền như mua tại cửa hàng Không cảm thấy ngại khi không mua
Có thể đổi, trả lại nếu không vừa ý IV
Niềm tin khi mua sắm trực tuyến
Có niềm tin với hình thức bán hàng trực tuyến Có niềm tin với hình thức thanh toán
Sản phẩm giống với mô tả