TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước
❖ Tính chất mới mẻ của đề tài: Đề tài “ Thiết kế đầm dạo phố cho nữ giới độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi lấy cảm hứng từ thời trang hoàng gia Victoria ” là một đề tài về thiết kế đầm dạo phố cho nữ. Đề tài về thiết kế đầm dạo phố là đề tài quen thuộc đã có ở những năm trước Tuy nhiên, theo nhóm tìm hiểu thì đề tài thiết kế đầm dạo phố với ý tưởng được lấy cảm hứng từ thời trang hoàng gia Victoria chưa có, nên đây là điểm mới mẻ của đề tài mà nhóm đã chọn.
Tính chất thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đáp ứng nhu cầu thực tiễn thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng vào xã hội.
❖ Độ phức tạp và độ khó của đề tài so với năng lực của nhóm nghiên cứu thể hiện ở các mặt:
Bộ sưu tập đầm dạo phố của nhóm nghiên cứu là sản phẩm cao cấp, theo hướng sản xuất công nghiệp.
Vì kiến thức thiết kế khá rộng và bao quát, nhóm nghiên cứu tìm hiểu và thu thập một số kiến thức nhất định và vận dụng kiến thức đã học, từ đó tư duy lên để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Sự khác biệt giữa đề tài của nhóm nghiên cứu và các đề tài đã được thực hiện là sự sáng tạo độc đáo cùng với sự định hình phong cách thanh lịch, nhẹ nhàng, trẻ trung tạo nên điểm nhấn cho bộ sưu tập của nhóm.
Lý do chọn đề tài
Đầm dạo phố đã và đang trở thành trang phục phổ biến trong ngành thời trang hiện nay Bên cạnh trang phục công sở hoặc dự tiệc mà phái nữ cực kỳ yêu thích và sở hữu khá nhiều thì đầm dạo phố là một sự lựa chọn cần thiết mà phái nữ nào cũng nên có để mỗi khi muốn ra ngoài dạo
Trang phục đầm dạo phố đang dần phát triển tại Việt Nam, giúp khẳng định đời sống tinh thần của phái nữ đang ngày một được nâng cao Một bộ trang phục nhẹ nhàng nhưng không kém phần lịch sự sẽ tạo nên cảm giác thư giãn đúng theo tinh thần dạo phố của phái nữ hiện nay. Đó là lý do nhóm nghiên cứu chọn trang phục đầm dạo phố để thực hiện cho đề tài đồ án tốt nghiệp này.
Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết đầm dạo phố và thời trang hoàng gia Victoria
- Đề xuất 5 mẫu cho bộ sưu tập
- Đề xuất công thức thiết kế rập và fit mẫu
- Xây dựng 3 bản vẽ thiết kế và 3 bộ rập bán thành phẩm cho 3 sản phẩm
- Xây dựng 3 bộ tài liệu kĩ thuật cho 3 sản phẩm
- May hoàn thiện 3 sản phẩm
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế tạo ra sản phẩm đầm dạo phố cho nữ giới trong độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi.
Giới hạn đề tài
Phạm vi của đề tài là:
- Tìm hiểu và nghiên cứu về đầm dạo phố dành cho nữ 2 lớp lấy ý tưởng từ trang phục hoàng gia Victoria.
- Tạo mẫu cho mẫu số 1,2,3
- Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật cho mẫu số 1,2,3 (Không triển khai sản xuất)
- Ra rập và may hoàn thiện 3 sản phẩm số 1,2,3
- Xây dựng video quảng cáo cho Đồ án tốt nghiệp
Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về trang phục đầm dạo phố và trang phục hoàng gia Victoria.
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái cơ thể phái nữ độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi.
- Tìm hiểu xu hướng thời trang đầm dạo phố năm 2022 và nguyên liệu chính cho đầm dạo phố.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
- Đề xuất công thức thiết kế rập và fit mẫu cho vừa vặn với người mẫu.
- Xây dựng bản vẽ thiết kế và bộ rập bán thành phẩm cho 3 sản phẩm: mẫu số 1,2,3
- Xây dựng 3 bộ tài liệu kĩ thuật cho 3 sản phẩm: mẫu số 1,2,3
- May hoàn thiện 3 sản phẩm: mẫu số 1,2,3
- Hoàn thành bộ sưu tập đầm dạo phố.
- Xây dựng video truyền thông và giới thiệu bộ sưu tập.
- Chương 1: Tổng quan về Đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý luận
- Chương 3: Nội dung nghiên cứu
- Chương 4: Kết luận – Kiến nghị
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm:
- Phương pháp quan sát và đánh giá
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu đánh giá xu hướng thời trang trong và ngoài nước cũng xu hướng thời trang mỗi mùa thông qua internet, báo chí, show trình diễn thời trang…
- Phương pháp phân tích dữ liệu, nghiên cứu chất liệu, màu sắc, form dáng của các sản phẩm dạo phố cho nhóm đối tượng là nữ giới từ 22 đến 35 tuổi.
- Vẽ phác thảo mẫu, thiết kế mẫu, may mẫu, fit mẫu kết hợp với sự đánh giá, góp ý từ giáo viên hướng dẫn.
- Phương pháp hỗ trợ: sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ các kiến thức chuyên ngành, khoa học công nghệ (phần mềm Word, Excel, CorelDraw, PowerPoint, )
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của áo đầm
2.1.1 Nguồn gốc lịch sử của áo đầm Áo đầm (hay còn gọi là váy đầm) là một trong những loại trang phục có tuổi đời lâu nhất trong lịch sử loài người Thời kì đầu tiên ở thế kỉ I, trên toàn thế giới từ Tây sang Đông, đàn ông cũng như đàn bà đều mặc váy, vì lúc đó chưa có quần Mãi đến thế kỷ thứ III SCN ( Sau Công Nguyên ) loài người mới sáng chế ra chiếc quần, và chỉ dân vùng đồng hoang cỏ dại cưỡi ngựa chăn nuôi săn bắn mới dùng.
Trong những thiết kế sơ khai, chiếc váy có hình dạng là những chiếc khố (làm từ da động vật hoặc lá cây), được quấn quanh bụng người mặc.
Hình 2.1 Váy thuở sơ khai
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
2.1.2 Sự phát triển của áo đầm
Từ chiếc váy sơ khai, theo sự phát triển của thời gian, áo đầm đã ra đời.
Vào những năm 1100, phụ nữ bắt đầu mặc kiểu đầm có chiều dài dưới gối, độ ôm vừa vặn cơ thể và phần tay đầm có độ xòe ít.
Hình 2.2 Hình ảnh minh họa chiếc đầm năm 1180
❖ Thế kỉ XIII Đầm của phụ nữ thời kì này rất đơn giản Là sự kết hợp của các chi tiết như cote - l một chiếc đầm lót tay dài, cylas – là mảnh vải được cắt theo hình tam giác, không có tay và có thể chui đầu qua được.
Hình 2.3 Hình ảnh minh họa chiếc đầm những năm 1200-1300
Chiếc đầm ở thời kì này sẽ có đặc điểm là rộng hoặc vừa vặn, thường dài đến mắt cá chân hoặc đến sàn, và đầm sẽ có phần đuôi kéo dài cho những dịp trang trọng Những chiếc đầm vừa vặn sẽ có phần lai xòe rộng và ôm ở phần eo, có tay dài, đôi khi tay đầm dài qua các đốt ngón tay.
Hình 2.4 Hình ảnh minh họa chiếc đầm năm 1338-1344
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Chiếc đầm của phụ nữ ở thế kỷ 15 có đặc điểm đầm dài, thường là có tay, bên trong sẽ có váy lót, với một lớp áo lót bằng vải lanh mặc sát cơ thể Các tay áo đầm được làm có thể tháo rời và được trang trí nhiều họa tiết Những chiếc đầm có phần eo thấp thời kì trước được thay thế bằng phần eo cao, ôm sát vòng 2 nhờ có thắt lưng Phần cổ tròn, đã được thay thế bằng cổ chữ V, thường để lộ lớp đầm lót bên trong.
Hình 2.5 Hình ảnh minh họa chiếc đầm giữa thế kỉ XV
Những chiếc đầm đầu thế kỉ 16 gần giống với một số đặc điểm của thế kỉ trước Tuy nhiên, phần thân trên sẽ ôm sát và phần tùng váy sẽ có độ xòe hoặc độ rũ.
Chiếc đầm này vào cuối thời kỳ trung cổ phát triển theo các kiểu dáng khác nhau theo từng vùng ở châu Âu Ở các bang của Đức và Bohemia, chiếc đầm có phần eo cao, bó sát nhưng không có áo nịt ngực Cổ tay đầm được thiết kế cầu kì. Ở Pháp, Anh và Flanders, vòng eo cao dần hạ xuống phần eo tự nhiên, ở thân trước kéo dài thành hình chữ V Phần cổ tay được may lớn hơn và cầu kì hơn.
Hình 2.6 Hình ảnh minh họa chiếc đầm năm 1508
❖ Thế kỉ XVII Đầu thế kỷ thứ 17, phần eo của những chiếc đầm được thiết kế thấp xuống Vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 17, các miếng đáp ngắn được phát triển gắn vào phần dưới của thân trên nhằm hỗ trợ che phủ miếng đệm tùng váy Những miếng đáp này được thiết kế dài hơn trong những năm 1620 Đến năm 1640, các miếng đáp dài gần như biến mất Phần thân sau đường ngang eo không thay đổi và đường ráp tùng váy có dạng chữ V ở phần thân trước.
Phần tay áo dài, bó sát vào đầu thế kỷ 17 trở nên ngắn hơn, rộng hơn Một phong cách phổ biến của những năm 1620 và 1630 là ống tay áo dạng tay phồng trên và dưới, được ngăn cách với nhau bởi dây ruy băng buộc trên khuỷu tay.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 2.7 Hình ảnh minh họa chiếc đầm năm 1630 thế kỉ XVII
Sự thay đổi được thể hiện rõ nét và nhiều hơn trên những đường nét váy áo của phụ nữ trong thế kỷ XVIII Những chiếc váy lót bên dưới có khung đỡ giúp làm phồng váy là chi tiết không thể thiếu, cũng như chiếc corset ôm khít phần thân trên Váy lót càng to càng rộng được dùng cho các dịp đặc biệt, trong khi loại mặc hàng ngày thì nhỏ hơn Cổ áo sâu rộng cũng rất phổ biến Váy thường được mở ở phía trước, để lộ phần áo đầm lót hoặc váy lót Phần tay áo ôm và xòe rộng với ren hoặc ruy-băng loe ra ở cổ tay xuất hiện khoảng giữa thế kỷ XVIII.
Hình 2.8 Hình ảnh đặc trưng chiếc đầm thế kỉ XVIII
Trong dòng chảy của thời đại, bối cảnh lịch sử cùng văn hoá xã hội xoay vần kéo theo sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành công nghiệp thời trang Mỗi thời kỳ lại đại diện cho một chuẩn mực thời trang chính thống, bởi thế mà thời trang đương đại chính là sự pha trộn và cách tân những hồn cốt tinh hoa của di sản những năm xưa cũ Thế kỉ 19 chứng kiến sự bùng nổ về thời trang thế giới Các thợ may đã sử dụng vải lụa và len, nhung Đầm được phân biệt bằng đường viền cổ áo sâu, đường viền cổ áo và vòng eo phồng lên, có tay nhỏ Thời kì này, đầm của phụ nữ là sự kết hợp của các loại vải, khác nhau về họa tiết và màu sắc Màu sắc chính được sử dụng nhiều nhất là màu tối.
Hình 2.9 Hình ảnh đặc trưng chiếc đầm thế kỉ XIX
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Thời kì đầu 1900, phụ nữ ưa chuộng mặc những chiếc đầm dài, kết ren và ruy băng cầu kì.
Suốt thế kỉ 20, nền thời trang thế giới không ngừng biến đổi với các xu hướng mới liên tục ra đời như:
- Chiếc đầm có kiểu dáng ngắn và suông xuất hiện vào giữa thập niên 1920.
- Chiếc đầm dài, mỏng và cắt khoét gợi cảm rất được ưa chuộng thập niên 1930.
- Chiếc đầm phổ biến thập niên 1940 có phần thân trên giống áo sơ mi, có tay dài hoặc tay ngắn và chiếc đầm tối màu có cổ và cổ tay sáng màu.
- Chiếc đầm không tay hoặc có tay phồng nhỏ và có phần chân váy bồng bềnh, đã trở thành một phong cách cực kỳ phổ biến những năm 1950.
- Chiếc đầm mini do Mary Quant dày công sáng tạo đã đánh dấu cho thay đổi mạnh mẽ của thập niên 1960 Người ta vẫn quen với hình ảnh những cô nàng quý phái trong chiếc đầm dài thì sự xuất hiện của váy ngắn qua đầu gối thực sự khiến giới điệu mộ không khỏi ngỡ ngàng.
- Đầm kim sa ra đời trở thành xu hướng mạnh mẽ nhất khi nhạc disco sôi động khuấy đảo thị trường giải trí vào những năm 70.
- Những năm đầu 2000, giới thời trang chứng kiến sự lên ngôi của đầm cúp ngực với thiết kế ôm sát, góc cạnh tôn lên vòng 1 gợi cảm cho người mặc.
Hình 2.10 Hình ảnh những chiếc đầm thế kỉ XX
Những năm đầu thế kỷ XXI diễn ra quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ và sự phát triển của công nghệ đã giúp nhiều ranh giới địa lý dần biến mất Con người xích lại gần nhau hơn và giao tiếp cũng dễ dàng hơn nhờ vào mạng Internet Internet còn mang lại thời hoàng kim cho những blogger thời trang và sự thịnh hành của phong cách đường phố Những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cách ăn mặc của con người, nhất là trào lưu hòa trộn và biến tấu nhiều phong cách.
Thời trang của những năm đầu thế kỷ XXI được mô tả là sự chồng chéo, pha trộn các phong cách đã có trước đó, ảnh hưởng từ lối ăn mặc của các bộ lạc thiểu số khắp thế giới cũng như những trào lưu âm nhạc hiện hành Nhiều người còn cho rằng thời trang thập niên 1990 và những năm 2000 thực ra không có gì khác biệt bởi giới trẻ vẫn còn yêu thích phong cách phục trang đơn giản như cuối thế kỷ trước Riêng nửa cuối thập niên 2000 không có style gì đặc trưng mà chỉ tái hiện phong cách vintage của những năm 1940, 1950, 1960 và 1980.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Tìm hiểu về đặc điểm hình thái cơ thể phái nữ độ tuổi từ 22 đến 35
2.2.1 Sự phát triển thể chất
Trường Đại học Y Hà Nội đã có những nghiên cứu điều tra về các chỉ số sinh lý con
Qua các công trình này có thể thấy, tầm vóc và thể lực người Việt Nam nhỏ hơn so với các dân tộc Âu, Mỹ Đối với nữ, tầm vóc và thể lực tăng dần, đạt đỉnh cao lúc 18 đến 25 tuổi Từ 26 đến
40 tuổi các chỉ số thể lực ở nữ đã có xu hướng giảm vả giảm rõ nhất ở độ tuổi 41 đến 55 Từ 56 tuổi trở đi các chỉ sổ thể lực của phụ nữ ngày càng giảm nhiều hơn.
2.2.2 Sự phát triển về tâm sinh lí
Giai đoạn 22 đến 25 tuổi: Đây là giai đoạn tâm sinh lí của nữ giới gần như hoàn chỉnh. Hoạt động nhận thức diễn ra có kế hoạch, có mục đích, có nội dung Nhưng lại dễ bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài Họ tự ý thức về năng lực, muốn cống hiến cho nghề nghiệp tương lai. Đây cũng là độ tuổi phát triển những loại tình cảm như tình cảm trí tuệ, đạo đức và thẩm mĩ.
Giai đoạn 26 đến 35 tuổi: Đây là giai đoạn nữ giới đã có nghề nghiệp và thu nhập ổn định.
Họ có kinh nghiệm trong công việc của mình, có ý thức trách nhiệm và sự cống hiến cho xã hội. Ở tuổi 30, phụ nữ có khuynh hướng chuyển sang chú tâm đến việc chăm sóc gia đình Thay vì yên vị, ở tuổi 30 người phụ nữ nỗ lực hòa hợp những quyết định mới vào guồng máy cuộc sống của họ.
Khi tiêu dùng sản phẩm, lứa tuổi này thường phản ánh được phong cách thời đại, phù hợp với xu hướng phát triển của hiện đại Họ là những người có tri thức, quan hệ rộng, tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin Vì thế, khi lựa chọn hàng tiêu dùng họ khá chủ động Họ lựa chọn các sản phẩm hợp mốt, thời thượng nhưng phải thực dụng, hợp với môi trường hoạt động và công việc của họ.
Khi mua sản phẩm, lứa tuổi này sẽ lựa chọn trang phục sao cho ăn mặc phù hợp với thân hình, tạo sự tự tin, ăn mặc hợp thời trang, làm cho mình đẹp hơn trong mắt mọi người.
2.2.3 Đặc điểm hình thái cơ thể Đối với nữ giới độ tuổi từ 22 đến 35 chiều cao cơ thể không tăng nữa, cân nặng phát triển bình thường, chủ yếu phát triển về cơ Hình thái cơ thể khá ổn định Tầm vóc cơ thể nữ giới thường thấp hơn nam giới khoảng 10 cm trong cùng một chủng tộc Ở độ tuổi này, cơ thể nữ giới đã trưởng thành có vòng 1 và vòng 3 phát triển, các đường cong trên cơ thể nữ giới mềm mại hơn so với nam giới Lớp mỡ dưới da nữ giới phát triển hơn, và tập trung ở ngực, hông, đùi.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Theo phương pháp phân tích và phân loại dạng người của FFIT (2002), trường đại học quốc gia Bắc Carolina - Mỹ, thì hình dạng phụ nữ sẽ được tổng hợp từ dữ liệu 3D thu được bao gồm số đo, tỉ lệ vòng mông và vòng ngực, hình ảnh 3 chiều Từ sự đánh giá tỉ lệ mông : ngực, có 6 dáng người cơ bản được xác định theo thứ tự như sau:
+ Dáng người hình tam giác: Phần hông rộng, số đo vòng mông lớn hơn vòng ngực và vòng eo
+ Dáng người hình tam giác ngược: Phần ngực và vai rộng hơn phần eo và hông, vòng ngực lớn hơn vòng eo và vòng mông
+ Dáng người hình đồng hồ cát: Vòng eo nhỏ hơn vòng ngực và vòng mông, số đo vòng ngực và vòng mông gần bằng nhau
+ Dáng người hình chữ nhật: số đo vòng eo, vòng ngực và vòng mông gần bằng nhau, phần eo không phân biệt rõ.
+ Dáng người hình kim cương: Phần hông rộng hơn phần vai, phần ngực hẹp và vòng eo lớn+ Dáng người hình Oval: Vòng ngực đầy đặn và lớn nhất trong 3 vòng, phần eo đầy đặn và phần hông hẹp
Tìm hiểu về trang phục hoàng gia Victoria
2.3.1 Nguồn gốc lịch sử của trang phục hoàng gia Victoria
Thời trang Victoria bao gồm các kiểu mốt và xu hướng khác nhau trong văn hóa Anh đã xuất hiện và phát triển ở Vương quốc Anh và Đế chế Anh trong suốt thời kỳ Victoria, khoảng từ những năm 1830 đến những năm 1890 Thời kỳ này chứng kiến nhiều thay đổi trong thời trang, bao gồm những thay đổi về phong cách, công nghệ thời trang và phương thức phân phối. Các xu hướng khác nhau trong kiến trúc, văn học, nghệ thuật trang trí và tạo hình cũng như sự thay đổi nhận thức về vai trò giới tính cũng ảnh hưởng đến thời trang.
Dưới thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, nước Anh đã trải qua một thời kỳ phát triển cùng với tiến bộ công nghệ Việc sản xuất hàng loạt máy may trong những năm 1850 cũng như sự ra đời của thuốc nhuộm tổng hợp đã tạo ra những thay đổi lớn trong thời trang Quần áo có thể được sản xuất nhanh hơn và rẻ hơn Sự tiến bộ trong in ấn và sự nở rộ của các tạp chí thời trang đã cho phép quần chúng tham gia vào các xu hướng phát triển của thời trang cao cấp, mở ra thị trường tiêu thụ và quảng cáo đại chúng.
Hình 2.13 Tranh mẫu mô tả quần áo của phụ nữ và đàn ông năm 1844
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 2.14 Hình minh họa mô tả thời trang thế kỉ XIX
Trong Thời đại Victoria, phụ nữ thường làm việc trong phạm vi tư nhân hoặc tại gia Không giống như những thế kỷ trước, khi phụ nữ thường giúp đỡ chồng và anh trai của họ trong các công việc kinh doanh gia đình và lao động, trong thế kỷ XIX, vai trò của giới tính đã được xác định rõ ràng hơn Sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, yêu cầu đối với lao động nông nghiệp không còn cao như vậy nữa, và phụ nữ có nhiều khả năng làm công việc gia đình hơn hoặc nếu đã kết hôn thì sẽ từ bỏ hoàn toàn công việc Trang phục phản ánh lối sống mới, ngày càng ít vận động này và không nhằm mục đích thực dụng.
Quần áo được coi là sự thể hiện vị trí của phụ nữ trong xã hội, do đó được phân biệt theo tầng lớp xã hội Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu, những người không cần phải làm việc, thường với một chiếc váy được trang trí bằng nhiều hàng thêu và phụ liệu, nhiều lớp váy lót Phụ nữ trung lưu thể hiện phong cách ăn mặc tương tự, tuy nhiên, các đồ trang trí không quá xa hoa. Việc xếp lớp của những bộ quần áo này làm cho chúng rất nặng Áo nịt ngực cũng bị cứng và hạn chế cử động.
2.3.2 Tìm hiểu về phong cách của trang phục hoàng gia Victoria
❖ Phong cách thời trang thập niên 1830
Trong thời kỳ bắt đầu trị vì của Nữ hoàng Victoria vào năm 1837, hình dáng lý tưởng của người phụ nữ thời Victoria là thân hình mảnh mai được nhấn mạnh bởi phần hông rộng Để có được vòng eo thấp và thon gọn, áo nịt ngực được thắt chặt và kéo dài qua bụng và xuống hông. Một lớp áo lót thường được mặc dưới áo nịt ngực và được cắt tương đối thấp để tránh bị lộ Bên ngoài chiếc áo nịt ngực, là phần vạt áo bó sát có đường chiết eo Kèm với thân áo là một chiếc váy dài, có nhiều lớp váy lót làm từ lông ngựa mặc bên dưới để tạo độ phồng, đồng thời nhấn mạnh vào vòng eo nhỏ Do đó, để làm nổi bật vòng eo nhỏ, cổ áo thấp và thẳng đã được sử dụng.
Hình 2.15 Hình minh họa thời trang thập niên 1830
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
❖ Phong cách thời trang thập niên 1840
Vào những năm 1840, tay áo được thu gọn, cổ áo thiết kế trễ xuống, thân áo được kéo dài thành hình chữ V ở đằng trước và váy phồng lớn là đặc trưng cho phong cách ăn mặc của phụ nữ.
Vào đầu thập kỷ, phần thân áo may đến đường ngang eo và gặp nhau tại một điểm ở phía trước Để phù hợp với khung corset và các đường may trên thân áo, phần eo hẹp và thấp vì vậy mà phổ biến vào những thập niên đó Tay áo được may bó sát ở đầu vai, nhưng nới rộng ở khu vực cẳng tay Tuy nhiên, ban đầu tay áo được may bên dưới vai, điều này dẫn đến hạn chế khi cử động cánh tay Vì vậy, giữa thập kỷ này tay áo loe ra từ khuỷu tay dạng hình phễu đã ra đời, thường được mặc kèm với tay áo rời để che đi cẳng tay Váy được kéo dài ra, trong khi chiều rộng tăng lên do sự ra đời của váy lót làm từ lông ngựa vào năm 1847, những chiếc đầm này đã trở thành một biểu tượng của sự giàu có Các lớp bèo nhún và lớp váy lót bên trong, càng làm nổi bật độ căng phồng của chiếc váy xòe rộng này Váy được may vào thân áo bằng cách sử dụng xếp li đơn Đây là một yếu tố trang trí cho một chiếc váy tương đối đơn giản.
Phong cách những năm 1840 bị coi là bảo thủ so với sự hào nhoáng của những năm 1830.
Hình 2.16 Hình ảnh minh họa thời trang thập niên 1840
❖ Phong cách thời trang thập niên 1850
Phom dáng cũ của chiếc đầm vẫn được sử dụng trong những năm 1850, trong khi một số yếu tố chính của chiếc đầm được thay đổi.
Cổ áo của những chiếc đầm được thiết kế tạo thành hình chữ V, vì vậy chiếc áo lót yếm được sử dụng để che khu vực ngực Ngược lại, những chiếc váy dạ hội được thiết kế theo cổ áo để lộ phần vai hoàn toàn Thân áo bắt đầu dài qua hông, trong khi tay áo mở rộng hơn và tăng độ bồng bềnh Độ phồng váy và độ xòe của váy tiếp tục tăng, đặc biệt là trong năm 1853, khi các đường viền ren được thêm vào.
Tuy nhiên, vào năm 1856, tùng váy còn mở rộng hơn nữa, tạo thành hình vòm Đây cũng là năm đánh dấu sự ra đời của khung váy lót Mục đích của khung này cùng với áo corset là tạo ra một phom dáng đồng hồ cát bằng cách làm nổi bật phần hông và tạo cảm giác về vòng eo nhỏ Khung váy lót được tạo ra bằng cách ghép các dải kim loại mỏng lại với nhau để tạo thành một cấu trúc hình tròn, nâng đỡ độ xòe rộng của váy Mặc dù thường bị các nhà báo và họa sĩ biếm họa thời đó chế giễu vì khung váy lót làm váy bị phình ra về kích thước, sự đổi mới này đã giải phóng phụ nữ khỏi sức nặng của những lớp váy lót.
Hình 2.17 Hình ảnh minh họa thời trang thập niên 1850
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
❖ Phong cách thời trang thập niên 1860
Trong những năm đầu và giữa những năm 1860, khung váy lót bắt đầu giảm kích thước ở phần trên, trong khi vẫn giữ nguyên độ xòe của chúng ở phần dưới Ngược lại, hình dạng khung váy lót trở nên phẳng hơn ở phía trước và phồng hơn ở phía sau Mặt khác, thân áo vẫn may đến đường ngang eo, có tay áo hình phễu Họ sử dụng đường viền cổ cao và cổ áo cho trang phục ban ngày, những đường viền cổ thấp cho trang phục dạ hội Tuy nhiên, vào năm
1868, phom dáng trang phục của phụ nữ đã gọn hơn đi khi khung váy lót được thay thế bằng đệm lót - dùng để đẩy phần sau của váy Độ xòe của váy giảm hơn, trong khi độ phồng và độ dài của váy vẫn còn ở phía sau Để nhấn mạnh mặt sau, phần váy kéo dài được gấp xếp để tạo thành các nếp gấp và xếp nếp mềm mại.
Hình 2.18 Hình ảnh minh họa thời trang thập niên 1860
❖ Phong cách thời trang thập niên 1870
Xu hướng váy xòe rộng từ từ biến mất trong những năm 1870, khi phụ nữ bắt đầu thích dáng dưới đường vai Váy rời – một loại váy mặc bên ngoài tùng váy chính và phía sau được thắt lại thành một chiếc nơ lớn để giữ cố định Tuy nhiên, theo thời gian, chiếc váy rời được may ngắn lại trở thành một phần kéo dài của thân, dẫn đến phần thân dài qua hông Khi phần thân được kéo dài hơn vào năm 1873, phần vải được cuộn lại từ váy rời hoặc là từ phần thân kéo dài, được xếp lại thành các nếp gấp trên phần hông đã ra đời. Đến năm 1874, váy bắt đầu gọn hơn ở phía trước và được trang trí bằng phụ liệu, trong khi tay áo bó chặt ở cổ tay Từ năm 1875 đến năm 1876, thân áo mang đặc điểm dài nhưng thắt chặt hơn, và hội tụ ở một điểm nhọn ở phía trước Đệm lót được kéo dài và đẩy xuống thấp hơn, khiến độ phồng của chiếc váy càng giảm đi Phần vải dư được túm lại phía sau, do đó tạo thành các tầng váy hẹp nhưng dài hơn Do phân đuôi váy dài hơn hơn, nên phải mặc váy lót bên dưới để giữ cho chiếc váy được sạch sẽ.
Hình 2.19 Hình ảnh minh họa thời trang thập niên 1870
❖ Phong cách thời trang thập niên 1880 Đầu những năm 1880 là thời kỳ hỗn độn về phong cách Một mặt, kiểu dáng bị sử dụng các phụ kiện không cần thiết và kết hợp nhiều kết cấu tương phản với nhau Mặt khác, sự phổ biến của nghề may đo đã tạo ra phong cách thay thế Một số người ghi nhận sự thay đổi về kiểu dáng đối với cuộc cải cách trang phục thời Victoria, bao gồm một vài phong trào như là Phong trào trang phục mang tính thẩm mỹ và Phong trào cải cách trang phục trong Thời đại Victoria từ giữa
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Trần Hương Giang Khóa 2018 – 2022 đến cuối thời kỳ Victoria Những phong trào này đề cao phom dáng tự nhiên, những món đồ lót bên trong nhẹ và loại bỏ sự thắt chặt Tuy nhiên, các phong trào này không nhận được sự ủng hộ rộng rãi Đệm lót dưới váy lại xuất hiện trở lại vào năm 1883, và nó làm cho phía sau chiếc váy nhô ra và căng phồng hơn theo bề ngang Bởi vì độ phồng được tăng thêm, các xếp nếp di chuyển sang hai bên hoặc mặt trước của váy Mặt khác, thân áo ngắn lại và kết thúc trên hông Phong cách vẫn được điều chỉnh, nhưng có cấu trúc hơn. Đến năm 1886, phom dáng mảnh mai quay trở lại Tay áo mỏng hơn và bó chặt hơn, trong khi đường viền cổ áo lại trở nên cao hơn.
Hình 2.20 Hình ảnh minh họa Hình 2.21 Hình ảnh thời trang thập niên 1880 minh họa đệm lót váy
❖ Phong cách thời trang thập niên 1890
Thời trang của phụ nữ trong những năm 1890 coi trọng sự tự do trong việc đi lại và thể hiện váy rũ có độ xòe nhẹ Sự thay đổi này phản ánh những quyền tự do mới mà phụ nữ được hưởng (chẳng hạn như thể thao và việc làm) đòi hỏi phải vận động nhiều hơn Phụ nữ thậm chí đôi khi thay đổi chiếc váy của họ thành những chiếc quần cho những dịp đặc biệt, một động thái táo bạo trước những tranh cãi xung quanh việc phụ nữ mặc quần.
Trang phục đầm dạo phố
2.4.1 Khái niệm trang phục dạo phố
Trang phục dạo phố là trang phục được kết hợp tùy theo phong cách của từng người,phối ngẫu hứng, không phân biệt tuổi tác, giới tính Ngoài việc kết hợp theo độ tuổi, người mặc có thể phối đồ theo mùa trong năm, tùy vào thời tiết từng mùa mà lên đồ Những trang phục này được mặc khi đi chơi, dạo phố Nhìn chung, trang phục dạo phố có các đặc điểm chính đó là: thoải mái, tiện lợi, năng động, sành điệu, thời thượng, bắt trend, phù hợp với ngoại hình, thời tiết, thời điểm, không quá cầu kì, rắc rối.
Một chiếc đầm (hay váy đầm) sẽ được may và thiết kế bởi một mảnh duy nhất bao gồm cả phần áo (phần trên) và phần váy (phần dưới) Đầm sự kết hợp hai mảnh áo, váy may gắn liền với nhau hay cũng có thể là một mảnh liền từ cổ đến chân hoặc đầu gối.
2.4.3 Nguyên liệu chính cho áo đầm dạo phố
Vải voan có rất nhiều loại do kết cấu, kiểu dáng, độ mỏng dày mà hình thành các kiểu khác nhau như: vải voan lụa, voan kính, vải voan lưới, voan hoa, voan cát, voan hoa nhí, voan xốp, voan chiffon, voan tơ, voan nhung, voan thun… Tuy vậy, voan vẫn giữ được các đặc điểm mỏng nhẹ, mang đến sự thoải mái và sự quyến rũ cho người mặc Mặt khác, voan cũng có độ đổ cao giúp những trang phục voan luôn giữ được nếp rũ xuống, và không bị nhăn Nhờ vào những đặc tính mềm mại mà những set đồ được may bằng vải voan luôn được sử dụng để may tạo nên những bộ đầm nhẹ nhàng, bay bổng.
Hình 2.28 Hình ảnh minh họa vải voan
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Vải linen còn được biết đến tên gọi là vải lanh Đây là một loại vải được dệt từ thân và gốc của cây lanh Do có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên chúng rất an toàn cho người sử dụng. Với đặc điểm nhẹ, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và độ bền cao, không có gì lạ khi vải linen được sử dụng để tạo ra các loại trang phục khác nhau: áo sơ mi, đầm, chân váy,
Hình 2.29 Hình ảnh minh họa vải Linen
Vải Cotton lụa sở hữu bề mặt bóng mượt, mềm mịn Chính vì độ mềm mại cũng như bóng mượt này mà khi tiếp xúc với làn da của người mặc, sản phẩm được làm từ vải Cotton lụa sẽ tạo được sự thoải mái, thư thái và vô cùng dễ chịu Đây là loại vải phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết Nếu mùa hè loại vải Cotton lụa sẽ đem tới cho bạn sự thoáng mát với khả năng thấm hút mồ hôi tốt Thì trong mùa đông, vải Cotton lụa lại có khả năng giữ nhiệt cực tốt mà không hề gây khó chịu hay bí bách.
Hình 2.30 Hình ảnh minh họa vải Cotton lụa
Vải mango là loại vải có chất mềm đẹp, độ co giãn nhẹ, tương đối Thành phần chiếm đa số hơn 90% là Poly và gần 10% Spandex Chất vải tương đối dày nhưng lại rất thoáng mát Do đó, khi may trang phục không cần phải thêm bất kỳ lớp lót nào Chất liệu dày dặn giúp may quần áo chuẩn phom dáng, giúp tôn lên những đường nét cơ thể của người mặc Chất liệu với ưu điểm không những thoáng mát mang lại sự tươi trẻ, không bó sát Giúp tạo sự thoải mái, dễ dáng khi di chuyển Ngoài sự thoải mái, dễ chịu, vải mango còn nổi danh với độ bền cao, không bị xù lông trong quá trình sử dụng, khả năng giữ màu trường tồn theo thời gian Chính vì thế, chất liệu này hiện nay đang rất được phái nữ ưa chuộng Với nhiều màu sắc linh hoạt, có thể thiết kế thành nhiều kiểu dáng trang phục khác nhau.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 2.31 Hình ảnh minh họa vải Mango 2.4.4 Phụ kiện dành cho đầm dạo phố
Phụ kiện thời trang luôn là một phần không thể thiếu của nhiều chị em phụ nữ Để có một vẻ ngoài cuốn hút và nổi bật thì những phụ kiện đi kèm là những món hỗ trợ cần thiết nhất Có thể kể đến như trang sức, túi xách, giày thể thao, giày cao gót, Tất cả đều được chọn lựa theo cá tính, sở thích để có thể tạo nên một vẻ ngoài hoàn chỉnh.
Hình 2.33 Hình ảnh phụ kiện trang sức cơ bản
Hình 2.34 Hình ảnh những đôi giày được yêu thích khi đi dạo phố
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
2.4.5 Xu hướng thời trang đầm dạo phố năm 2022
❖ Nữ tính với thiết kế đầm hoa tay phồng
Không thể phủ nhận sức hút của đầm hoa đối với mọi cô gái, bởi chiếc đầm này không chỉ mang lại vẻ đẹp nữ tính, nhẹ nhàng không kém phần tinh tế Chúng còn tạo hiệu ứng cho vóc dáng thon gọn, cân đối hơn Và với sự kết hợp của thiết kế tay phồng - lấy cảm hứng từ trang phục thời Nữ hoàng Victoria đã và đang không ngừng tạo nên những cơn sốt trên các sàn diễn thời trang trong những năm gần đây Không quá lạ khi đầm hoa tay phồng trở thành xu hướng trong năm 2022.
Hình 2.35 Hình ảnh một số mẫu đầm hoa tay phồng năm 2022
❖ Quyến rũ trong thiết kế đầm slip dress
Xuất hiện từ những năm 1920, đầm slip dress với thiết kế ở dạng hai dây mảnh, cổ váy khoét sâu và chất liệu mỏng, mềm mịn Vào thời kỳ đầu, đầm slip dress được biết đến là trang phục mặc sự kiện, đi chơi hay dạo phố Hơn nữa, đầm slip dress không còn là kiểu dáng ôm sát mà có thêm thiết kế dáng suông hơn, chất liệu cũng đa dạng nhưng vẫn rất mềm mại.
Hình 2.36 Hình ảnh một số mẫu slip dress được yêu thích năm 2022
❖ Bay bổng trong thiết kế đầm quấn
Wrap Dress (đầm quấn) được mệnh danh là “chiếc đầm thần kỳ” với thiết kế như một mảnh vải lớn khéo léo quấn quanh cơ thể Điểm nhấn của trang phục này chính là phần nút thắt ngang hông Dáng đầm rũ mềm mại còn có thể che đi khuyết điểm vòng hai Người mặc có thể lựa chọn những chiếc váy có màu sắc nổi bật hay họa tiết bắt mắt để tạo điểm nhấn cho riêng mình.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 2.37 Hình ảnh một số mẫu đầm quấn được yêu thích năm 2022
❖ Sự cân bằng hoàn hảo mang tên đầm midi
Không sôi nổi, cuồng nhiệt như “mini”, cũng không bồng bềnh, “nuốt dáng” như maxi, chiếc đầm midi chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi dáng người Tùy thuộc vào màu sắc và kiểu dáng đầm, các cô nàng có thể tạo điểm nhấn với chút phụ kiện để trở nên nổi bật giữa đám đông.
Chi tiết bèo nhún mang lại cho người mặc nét tinh tế pha lẫn quyến rũ và thanh lịch, giúp tạo điểm nhấn cho chiếc đầm giúp người mặc cảm thấy bay bổng, thướt tha hơn khi diện trang phục Đặc biệt, nhún nhún bèo ở eo, hông giúp bộ trang phục thêm phần bồng bềnh hơn, tự tin diện trang phục xuống phố.
Hình 2.39 Hình ảnh một số mẫu đầm bèo nhún được yêu thích năm 2022
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
❖ Đầm voan xòe Đầm xòe luôn tạo cho người mặc sự thanh thoát, dịu dàng trên mỗi bước chân Chất liệu voan mỏng vô cùng mát mẻ, thích hợp để diện phố trong sự tươi trẻ, thanh thoát. Đầm xòe voan thực sự là mẫu váy xứng đáng là mẫu váy “quốc dân” bởi không hề kén người mặc và phù hợp nhiều sự kiện, đặc biệt là dành cho những buổi dạo phố mát mẻ trong lành kết hợp với họa tiết hoa in trên vải voan luôn tạo hiệu ứng bay bổng cho người mặc.
Hình 2.40 Hình ảnh một số mẫu đầm voan xòe được yêu thích năm 2022
Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, màu sắc thời trang thiên về sắc thái tươi trẻ, vui nhộn trở thành xu hướng của thời trang năm 2022 Màu sắc tươi sáng sẽ khiến mọi người cảm thấy thú vị, tươi mới hơn và được thịnh hành vào năm nay.
(2) Vàng Canary (4) Xanh lá cây
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 2.41 Các tông màu xu hướng thời trang năm 2022
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ý tưởng bộ sưu tập
Nhóm nghiên cứu lấy cảm hứng từ thời trang hoàng gia Victoria, cụ thể là tính ứng dụng của phong cách trang phục hoàng gia Victoria vào thời trang ngày nay với một số thiết kế đặc trưng như: kiểu dáng đầm có bèo nhún, kiểu dáng tay áo phồng, đầm kết hợp với ren, đầm có phần eo thiết kế theo dạng rã mảnh như corset để tôn lên được phom dáng người mặc, tạo điểm nhấn độc đáo cho chiếc đầm. Đồng thời, nhóm nghiên cứu tìm hiểu về chất liệu chính và phong cách thời trang đầm dạo phố theo xu hướng năm 2022, từ đó chắt lọc và lên ý tưởng tạo nên bộ sưu tập đầm dạo phố này.
Dựa vào độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi và xu hướng màu sắc thời trang năm 2022, nhóm nghiên cứu lựa chọn họa tiết hoa có tông màu caramel làm màu sắc – họa tiết chủ đạo cho bộ sưu tập đầm dạo phố.
Caramel là một gam màu hài hòa, không quá phô trương nhưng cũng không nhạt nhòa Gam màu này thích hợp sử dụng cho trang phục đầm dạo phố, mang lại sự tươi mới và ngọt ngào như một đóa hoa, kết hợp với họa tiết hoa lá tạo nên bộ trang phục tươi trẻ và tràn đầy sức sống, năng lượng cho một ngày mới.
Với bộ sưu tập đầm dạo phố cho nữ giới trong độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi, nhóm nghiên cứu muốn lựa chọn chất liệu vải mềm mại và bay bổng để tạo cảm giác êm ái, nhẹ nhàng cho người mặc, đáp ứng được nhu cầu dạo phố với sự thoải mái khi diện trên người bộ trang phục không quá dày dặn nhưng vẫn đảm bảo sự kín đáo, lịch sự.
Sau khi tìm kiếm và lựa chọn nguyên phụ liệu cho bộ sưu tập, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn vải Voan làm nguyên liệu chính cho bộ sưu tập này.
Vải Voan là chất liệu kinh điển thường xuất hiện trên sàn diễn của các thương hiệu đình đám như Gucci, Prada, Chanel,…cho đến tủ đồ hàng ngày của các cô nàng yêu phong cách nhẹ nhàng, bay bổng.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Vải Voan có những ưu điểm như sau:
❖ Ít bị nhăn: Đây là một tính năng cực kỳ vượt trội, nó giúp cho người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian ủi Đặc biệt là các bộ trang phục làm từ vải Voan hầu như không bị nhàu khi giặt quần áo, độ phẳng của vải sẽ gần như trở lại trạng thái ban đầu khi đã khô.
Vì vậy, trang phục bằng vải voan dễ bảo quản hơn so với các sản phẩm khác, sử dụng trang phục có chất liệu vải Voan không sợ bị mất form dáng.
Vì được dệt bằng cách xếp các sợi vải ngang dọc nên bề mặt Voan sẽ có những lỗ trống nhỏ li ti, tạo cảm giác thoáng mát hơn khi sử dụng.
Khi hoạt động, di chuyển không thể tránh vải quần áo bị xổ hoặc vướng vào những vật nhọn gây rút sợi Có những chất liệu như lụa hoặc chiffon khi 1 sợi bị rút ngay lập tức sẽ khiến những sợi vải khác bị liên lụy theo Tuy nhiên, đối với những sợi voan được dệt móc chặt chẽ thì tình huống này rất ít khi xảy ra.
❖ Mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái: Đặc trưng của vải Voan đó là sự bồng bềnh Chính vì vậy, nó khiến người mặc có cảm giác bay bổng bởi trọng lượng rất nhẹ Đây là ưu điểm rất phù hợp với những người yêu thích sự thoải mái.
❖ Đa dạng màu sắc, kiểu dáng: Để nói về độ biến hóa và ứng dụng đa dạng thì vải voan là một trong những loại vải có thể phù hợp với nhiều kiểu dáng trang phục nhất bởi sự đặc tính mềm mỏng của nó.
Bên cạnh đó thì loại vải cũng rất dễ nhuộm nên bạn có thể thấy các bộ trang phục làm từ vải
❖ Độ rũ mềm mại, tôn lên sự nữ tính: Đây chính là ưu điểm minh chứng cho câu nói Voan là chất liệu sinh ra để dành cho phái nữ Khác với những loại vải khác, Voan có độ bồng nhẹ, khiến các đường nét trên cơ thể người phụ nữ trở nên thanh tú, quyến rũ và nữ tính hơn rất nhiều.
Hình 3.3 Hình ảnh vải Voan với độ bồng bềnh, nữ tính
3.1.2.2 Vải lót Để người mặc có thể thoải mái dạo phố, nhóm nghiên cứu lựa chọn chất liệu vải lót là vải lụa Habutai.
Vải lụa Habutai là loại vải lụa dệt trơn được biết đến với đặc tính mềm, nhẹ, óng ánh, mượt mà như lụa Nó hoàn toàn tự nhiên và được sử dụng phổ biến nhất để làm lớp lót và làm áo cánh mùa hè, nội y nhẹ và khăn quàng cổ.
Mềm mại và nhẹ, vải lót lụa Habutai là một loại vải tinh tế với các kết cấu đẹp và độ mịn Nó
Hình 3.4 Vải lót lụa Habutai
Vải lót lụa Habutai có những ưu điểm như sau:
❖ Vải có độ mềm mại, nhẹ nhàng, thoáng khí: Đây là những đặc điểm nổi bật nhất của vải may Habutai Nhờ đó, khi diện những bộ quần áo được may vải Habutai, người mặc sẽ có cảm giác dễ chịu và thoải mái.
Phác họa bộ sưu tập
Hình 3.12 Bản vẽ phác họa mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 3.14 Bản vẽ phác họa mẫu đầm CLARA 04
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Thông số kích thước thiết kế
3.3.1 Bảng cỡ số tham khảo của một số thương hiệu thời trang áo đầm hiện nay
Hình 3.16 Hình ảnh bảng size thương hiệu Marc
Hình 3.17 Hình ảnh bảng size thương hiệu Elise
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 3.18 Hình ảnh bảng size thương hiệu Hnoss
Hình 3.20 Hình ảnh bảng size thương hiệu SIXDO
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.3.2 Hướng dẫn đo ni mẫu
❖ Dụng cụ đo: Thước dây
❖ Nguyên tắc đo và trình tự đo:
• Tư thế đo: Khi đo ni, người được đo phải đứng thẳng trong tư thế đứng nghiêm Hai gót chân chạm nhau, hai tay buông thẳng và bàn tay úp vào mặt ngoài đùi Khi nhìn nghiêng thì ba điểm lưng, mông và gót chân nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất Đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài tạo thành một đường thẳng ngang song song với mặt đất, mắt nhìn thẳng.
• Người được đo cần mặc quần áo ôm sát cơ thể.
• Khi đo các kích thước dọc nên hạ dần thước từ số đo cao nhất (từ đỉnh đầu) tới số đo thấp nhất (chiều cao từ mắt cá chân).
• Khi đo các kích thước vòng, phải đặt thước dây đúng mốc đo và chu vi của thước phải tạo thành mặt phẳng ngang tương đối song song với mặt đất.
• Khi đo các kích thước ngang, phải đặt hai đầu thước đúng vào hai mốc đo Đối với những số đo chỉ có một mốc đo thì đầu kia của thước phải đặt vào vị trí sao cho mặt phẳng do thước tạo thành phải song song với mặt đất.
• Khi dùng dụng cụ đo là thước dây, người đo phải đặt thước êm sát trên cơ thể, không kéo căng hoặc để chùng.
Hình 3.21 Hình minh họa tư thế đứng chuẩn khi đo
❖ Xác định mốc đo: Để thu được các số đo chính xác, giảm thiểu mức độ sai số khi đo, ta phải xác định chính xác các mốc đo nhân trắc trên cơ thể người như sau:
• Đốt sống cổ 7 (C7) là đốt xương nằm trên đường chân cổ phía sau và trồi ra khi ta cúi đầu.
• Hõm cổ là điểm giữa của chỗ lõm nhất ở giữa đường chân cổ phía trước khi ta cúi đầu.
• Mỏm cùng vai (đầu vai) là điểm nhô ra phía ngoài nhất của mỏm cùng xương vai.
• Gốc cổ vai (GCV) là giao điểm của đường viền cổ với đường viền vai khi nhìn trực diện.
• Đường ngang eo là đường thẳng ngang song song với mặt đất nằm trên rốn 2cm.
• Đường ngang mông là đường thẳng ngang song song với mặt đất đi qua hai đỉnh mông (điểm nhô cao nhất của mông).
• Đường ngang gối là đường thẳng ngang song song với mặt đất đi qua điểm giữa của xương bánh chè (xương đầu gối)
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
STT Tên vị trí đo Hướng dẫn đo
1 Hạ eo sau Đo bằng thước dây từ điểm gốc cổ vai qua phía sau đến đường ngang eo
2 Hạ eo trước Đo bằng thước dây từ điểm gốc cổ vai qua đỉnh ngực, ôm sát bầu ngực đến đường ngang eo
3 Hạ mông Đo bằng thước dây phía sau lưng đường ngang cổ đến điểm giữa mông
4 Rộng vai Đo bằng thước dây từ mỏm cùng vai bên này qua đốt sống cổ 7 sang mỏm cũng vai bên kia
5 Vòng nách Tay chống hông, dùng thước dây đo chu vi vòng nách qua mỏm cùng vai và hõm nách
6 Vòng cổ Đo chu vi vòng chân cổ bằng thước dây, thước đi qua bốn điểm: đốt sống cổ 7, hai điểm gốc cổ vai và hõm cổ
7 Vòng ngực Dùng thước dây đo chu vi vòng ngực tại vị trí nở nhất, thước dây đi qua hai điểm đầu ngực và nằm trong mặt phẳng ngang song song với mặt đất.
8 Vòng eo Dùng thước dây đo chu vi vòng eo tại vị trí nhỏ nhất (trên rốn
2cm), thước dây nằm trong mặt phẳng ngang song song với mặt đất.
9 Vòng mông Dùng thước dây đo chu vi vòng mông tại vị trí nở nhất, thước dây đi qua hai giữa mông và nằm trong mặt phẳng ngang song song với mặt đất.
10 Dang ngực Đo bằng thước dây hoặc thước cây khoảng cách 2 đầu ngực.
11 Chéo ngực Đo bằng thước dây hoặc thước cây khoảng cách tử hõm cổ đến đầu ngực
12 Dài tay Tay để thẳng, dùng thước dây đo chiều dài từ mỏm cùng vai đến qua mắt cá tay
13 Vòng cửa tay Tay khép lại tự nhiên, dùng thước dây đo vòng quanh bàn tay tại vị trí lớn nhất.
14 Dài váy Dùng thước dây đo từ đường ngang eo dọc theo đường viền hông cơ thể đến đường ngang gối.
Bảng 3.2 Bảng hướng dẫn đo
Hình 3.22 Hình ảnh mô tả các vị trí đo
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.3.3 Bảng thông số kích thước size M Đơn vị đo ( cm ) STT Tên vị trí đo Số đo ( size M )
Bảng 3.3 Bảng thông số kích thước size M
Thiết kế áo đầm căn bản
3.4.1 Thiết kế thân trước áo đầm
• AB = hạ eo trước = 40 cm
• DD’ = hạ xuôi vai = 4cm
Từ D” dựng đường thẳng vuông góc với AB tại E
Nối A với D’ ta có AD’ là độ dài vai con
Nối E’, B’, C’ và B”’ ta có khung cơ bản
Dựng tam giác vuông có cạnh huyền là A’A”, vẽ đường trung tuyến sau đó dùng thước cong vẽ vòng cổ.
• Xác định điểm F với D’F = 8 cm
• Dựng đoạn thẳng FF’ = 2 cm và vuông góc với DD”
• Nối D’F’ kéo dài cắt EE’ tại F”
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
• Nối E’F’, dựng đường trung tuyến của tam giác E’F”F’ sau đó dùng thước cong vẽ đường cong vòng nách.
Xỏc định điểm H với EH = ẵ dang ngực = ẵ * 16 = 8cm
Từ H kẻ đường thẳng a vuông góc BB’ và CC’
Dựng đoạn thẳng AH’ = chéo ngực = 18 cm
Ta có H’ là vị trí đầu ngực.
Trên đường BB’, tại vị trí giao với đường a, ra mỗi bên 1.5cm để xác định độ rộng pen dọc.
• Gọi I là trung điểm đoạn E’B’, ta được IE’ = IB’
• Tại I dựng 2 đoạn thẳng song song với EE’ đi qua I và I’ có độ rộng pen ngang = 3cm
• Dựng tam giác cân IH’I’có H’I = H’I’
• Từ điểm A’ ta lấy xuống theo đường cong vòng cổ 1.5 cm
• Từ điểm D’ ta lấy xuống theo đường cong vòng nách 2 cm
• Vẽ đường vai con mới tại 2 điểm vừa lấy.
Hình 3.23 Hình ảnh hướng dẫn thiết kế thân trước áo đầm căn bản
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.4.2 Thiết kế thân sau áo đầm
• ab = hạ eo sau = 37 cm
• dd’ = hạ xuôi vai = 4cm
Từ d” dựng đường thẳng vuông góc với ab tại e
• b” b”’ = cc’ = 22.5 cm nối a với d’ ta có ad’ là độ dài vai con nối e’, b’, c’ và b”’ ta có khung cơ bản
Dựng tam giác vuông có cạnh huyền là a’a”, vẽ đường trung tuyến sau đó dùng thước cong vẽ vòng cổ.
• Xác định điểm f với d’f = 8 cm
• Dựng đoạn thẳng ff’ = 1.5 cm và vuông góc với dd”
• Nối d’f’ kéo dài cắt ee’ tại f”
• Nối e’f’, dựng đường trung tuyến của tam giác e’f”f’ sau đó dùng thước cong vẽ đường
Xỏc định điểm h’ với bh’ = ẵ bb’ = ẵ * 19 = 9.5cm
Từ h’ kẻ đường thẳng hh” vuông góc bb’ tại h’ và ee’ tại h, với khoảng cách từ đoạn cc’ tới điểm h’’ = 5cm
Từ h giảm đầu pen 3 cm sau đó vẽ pen dọc.
Trên đường bb’, tại vị trí h’, ra mỗi bên 1.5cm để xác định độ rộng pen dọc.
• Từ điểm a’ ta lấy lên theo đường vuông góc với a’d’ = 1.5 cm
• Từ điểm d’ ta lấy lên theo đường vuông góc với a’d’ = 2 cm
• Vẽ dường vai con mới tại 2 điểm vừa lấy.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 3.24 Hình ảnh hướng dẫn thiết kế thân sau áo đầm căn bản
Hình 3.25 Hình ảnh hướng dẫn thiết kế thân trước, thân sau áo đầm căn bản
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.4.3 Thiết kế tay áo đầm
• IK = hạ nách tay = 12.5 cm
• Dựng MM’ vuông góc IJ tại J
❖ Vẽ đường cong vòng nách tay sau:
• Tại trung điểm II’ lên 1.5 cm
• Tại trung điểm I’’L’ xuống 0.7 cm
• Đánh cong I, I’, I”, L’ theo các điểm vừa lấy
❖ Vẽ đường cong vòng nách tay trước:
• Tại O lấy lên 1 cm, tại O’’ lấy xuống 1 cm
• Đánh cong I, O, O’, O”, L theo các điểm vừa lấy
Hình 3.26 Hình ảnh hướng dẫn thiết kế tay áo đầm căn bản
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Trình tự tạo mẫu cho đầm CLARA 01
Hình 3.28 Mô tả mẫu mặt trong mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.5.2 Bản vẽ thiết kế mẫu đầm CLARA 01
3.5.2.1 Thiết kế lớp ngoài a Thiết kế thân trước:
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân trước – lớp ngoài:
Hình 3.30 Phương án ra rập thành phẩm thân trước - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Trần Hương Giang Khóa 2018 – 2022 b Thiết kế thân sau:
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân sau – lớp ngoài:
Hình 3.32 Phương án ra rập thành phẩm thân sau - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Trần Hương Giang Khóa 2018 – 2022 c Thiết kế tùng váy:
Thiết kế tựng vỏy theo cụng thức ẵ vũng trũn
Hình 3.33 Bản vẽ thiết kế tùng váy - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 01
➢ Phương án ra rập thành phẩm tùng váy – lớp ngoài:
Hình 3.34 Phương án ra rập thành phẩm tùng váy- lớp ngoài mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Trần Hương Giang Khóa 2018 – 2022 d Thiết kế tay:
Thiết kế tay loe rộng nửa vòng tròn:
Hình 3.35 Bản vẽ thiết kế tay - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 01
➢ Phương án ra rập thành phẩm tay – lớp ngoài:
Hình 3.36 Phương án ra rập thành phẩm tay- lớp ngoài mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.5.2.2 Thiết kế lớp trong a Thiết kế thân trước:
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân trước – lớp trong:
Hình 3.38 Phương án ra rập thành phẩm thân trước - lớp trong mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Trần Hương Giang Khóa 2018 – 2022 b Thiết kế thân sau:
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân sau – lớp trong:
Hình 3.40 Phương án ra rập thành phẩm thân sau - lớp trong mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.5.3 Chuẩn bị nguyên phụ liệu
STT Tên NPL Tính chất Màu sắc Số lượng Mẫu
2 Vải lót Lụa #Caramel 74cm habutai Khổ 1m6
3 Chỉ may 100% #Caramel 1 cuộn cotton400m/cuộn
4 Chỉ vắt sổ 100% silk #Caramel 1 cuộn
5 Dây kéo Dây kéo #Caramel 1 cái giọt nước 60cm
6 Nút Nút bọc #Caramel 16 nút đường kính 1cm
7 Chỉ đính nút 100% #Caramel 1 cuộn cotton 400m/cuộn
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
8 Hộp catton Giấy #Brown 1 cái nắp gài carton
9 Túi đựng Giấy Kraft #Lightbrown 1 cái
10 Nhãn dán Giấy decal #White 1 cái
Giấy hút ẩm Giấy nến #White 1 cái
12 Dây ruy Polyester #Caramel 30 cm băng 10m/cuộn
Bảng 3.4 Xác định nguyên phụ liệu cho mẫu đầm CLARA 01 3.5.4 Trình tự fit mẫu a Tạo bộ mẫu mỏng:
Sau khi thiết kế rập, nhóm nghiên cứu tiến hành sang rập giấy mỏng, giác sơ đồ lên vải để may mẫu fit.
Thông tin trên bộ rập phải đầy đủ: Tên mã hàng – ký hiệu tên loại vải – tên chi tiết x số lượng. b Tiến hành fit mẫu:
Sau khi may mẫu sản phẩm lần 1 cho đầm CLARA 01, nhóm nghiên cứu tiến hành fit mẫu trên người mẫu và thu được kết quả như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
STT Lỗi Hình ảnh Cách khắc phục
1 Nách sau - Đo lại đường cong tay trái bị nách tay khớp với giật nách thân.
- Kiểm tra dấu giữa nách thân với giữa nách tay.
- Đánh lại đường may cho tròn đều.
- Ghim kim cố định, may lại vòng nách.
2 Ráp đường - Vuốt êm mặt vải, chân ngực lấy dấu các điểm may trái không lại êm
3 Tùng váy thân trước bị đổ, che hàng nút - Thay canh sợi xéo thành canh sợi dọc cho tùng váy thân trước để giảm độ đổ của tùng váy
Bảng 3.5 Bảng fit mẫu cho mẫu đầm CLARA 01
Sau khi xác định các lỗi gặp phải ở fit mẫu lần 1, nhóm nghiên cứu đã tiến hành sửa các khuyết điểm trên sản phẩm ở fit mẫu lần 2 và các khuyết điểm sau khi sửa đã đạt yêu cầu.
Nhóm nghiên cứu tiến hành hoàn thiện bộ rập bán thành phẩm.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.5.5 Bảng thông số kích thước thành phẩm Đơn vị (cm )
STT Vị trí đo Dung Size sai (+/-)
1A Dài đầm – thân Đo từ điểm hạ cổ sau đến hết lai đầm tại 0.5 99.5 sau đường CB
1B Dài đầm – thân Đo từ điểm hạ cổ trước đến hết lai đầm tại 0.5 96.7 trước đường CF
2 Ngang ngực Đo ẵ vũng ngực ở điểm cỏch ngó tư vũng nỏch 0.5 42.7
3 Ngang chõn Đo ẵ vũng chõn ngực tại điểm thấp nhất trờn 0.5 19 ngực đường chân ngực, đo từ sườn bên này sang sườn bên kia
4 Ngang eo Đo thẳng tại điểm ngang eo từ sườn bên này 0.5 32 sang sườn bên kia
5 Ngang mông Từ eo xuống 18 cm, đo thẳng từ sườn bên này 0.5 45 sang sườn bên kia
6 Rộng vai Đo từ đầu vai bên này sang đầu vai bên kia 0.5 34
7 Dài tay Đo từ đầu vai đến hết lai tay 0.5 20
8 Rộng tay Đo thẳng ẵ chu vi rộng nỏch tay 0.5 33
9 Vũng nỏch Đo thẳng ẵ vũng nỏch tớnh từ điểm đầu vai đến 0.5 18.5 ngã tư vòng nách
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
10A Ngang cổ Đo từ điểm HPS bên này sang điểm HPS bên 0.3 11.7 kia 10B Dài cạnh cổ Đo từ điểm HPS đến góc nhọn cổ chữ V 0.3 19.5
10C Hạ cổ trước Đo vuông góc từ điểm trên đường ngang cổ đến 0.3 15 góc nhọn chữ V
10D Hạ cổ sau Đo vuông góc từ điểm trên đường ngang cổ đến 0.2 3 đầu khóa kéo
11 Đo dọc từ góc nhọn cổ chữ V đến điểm chính 0.3 6.25 giữa đường chân ngực trên trên đường CF
12A Dài cạnh bên Đo tại điểm thấp nhất của đường chân ngực trên 0.3 6
Corset đường sườn và đo đến eo
12B Cao Corset Đo chiều dài từ điểm chính giữa đường chân 0.3 15.2 ngực đến eo trên đường CF
13A Xác định điểm Đo chiều dài từ eo đến điểm xẻ 0.5 44 xẻ tà
13B Độ dài xẻ tà Đo từ điểm xẻ tà đến hết lai 0.3 20
14A Khoảng cách từ điểm góc nhọn cổ chữ V đến 0.2 1.35 tâm nút đầu tiên
14B Khoảng cách giữa 2 tâm nút liền kề nhau 0.3 3.6
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
14C Khoảng cách từ tâm nút cuối cùng đến điểm xẻ 0.3 9.3 tà
15 Ngang lai Đo thẳng từ sườn bên này sang sườn bên kia 0.5 102.5
16 Dài dây kéo Tại đường giữa thân sau – lót, đo thẳng từ đầu 0.5 51 dây kéo tới điểm tra dây kéo
17A Dài đầm thân Đo từ điểm hạ cổ sau đến hết lai lót đầm tại 0.5 70.5 sau - lót đường CB
17B Dài đầm thân Đo từ điểm hạ cổ trước đến hết lai lót đầm tại 0.5 59 trước - lót đường CF
18 Ngang mông - Từ eo xuống 18 cm, đo thẳng từ sườn bên này 0.5 44 lót sang sườn bên kia
19 Ngang lai - lót Đo thẳng từ sườn bên này sang sườn bên kia 0.5 52
20 Dài dõy treo Đo thẳng ẵ chiều dài dõy treo 0.3 7.5Bảng 3.6 Bảng thông số kích thước thành phẩm size M mẫu đầm CLARA 01
3.5.6 Bộ rập bán thành phẩm a Lớp ngoài: b Lớp trong:
Hình 3.43 Minh họa bộ rập bán thành phẩm - lớp trong mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.5.7 Bảng thông số kích thước bán thành phẩm
STT Vị trí đo sai
1 Dài đầm thân sau - Từ điểm hạ cổ sau đến hết lai đầm 0.5 102
2 Dài đầm thân trước - Từ điểm hạ cổ trước đến hết lai đầm 0.5 99.2
8 Dài tay – Đo từ đầu vai đến hết lai tay 0.5 22.5
15 Khoảng cách từ góc nhọn cổ chữ V đến điểm chính giữa đường 0.3 11.25 chân ngực trên đường CF
16 Dài cạnh bên Corset - Đo tại điểm thấp nhất của đường chân ngực 0.3 8 trên đường sườn và đo đến eo
17 Cao Corset – Đo chiều dài từ điểm chính giữa đường chân ngực 0.3 18.2 đến eo trên đường CF
18 Khoảng cách từ eo đến điểm xẻ tà 0.5 45
19 Độ dài xẻ tà - Đo từ điểm xẻ tà đến hết lai 0.3 22.5
20 Khoảng cách từ điểm góc nhọn cổ chữ V đến tâm nút đầu tiên 0.2 4.35
21 Khoảng cách giữa 2 tâm nút liền kề nhau 0.3 3.6
22 Khoảng cách từ tâm nút cuối cùng đến điểm xẻ tà 0.3 9.3
25 Dài lót đầm thân trước 0.5 61.5
26 Dài lót đầm thân sau 0.5 73
Bảng 3.7 Bảng thông số kích thước bán thành phẩm mẫu đầm CLARA 01
3.5.8 Bảng thống kê số lượng chi tiết
STT Tên chi tiết Kí hiệu Canh sợi Số lượng
1 Thân trước chính CH-THÂN TRƯỚC Canh sợi dọc 1
2 Thân trước phải 1 chính CH-TT PHẢI 1 Canh sợi dọc 1
3 Thân trước phải 2 chính CH-TT PHẢI 2 Canh sợi dọc 1
4 Thân trước trái 1 chính CH-TT TRÁI 1 Canh sợi dọc 1
5 Thân trước trái 2 chính CH-TT TRÁI 2 Canh sợi dọc 1
6 Thân sau chính CH-THÂN SAU Canh sợi dọc 2
7 Tay chính CH-TAY Canh sợi dọc 2
8 Tùng thân trước chính CH-TÙNG THÂN TRƯỚC Canh sợi dọc 2
9 Tùng thân sau chính CH-TÙNG THÂN SAU Canh sợi xéo 2
Bảng 3.8 Bảng thống kê số lượng chi tiết vải chính mẫu đầm CLARA 01
STT Tên chi tiết Kí hiệu Canh sợi Số lượng
1 Thân trước lót L-THÂN TRƯỚC Canh sợi dọc 1
2 Thân trước phải 1 lót L-TT PHẢI 1 Canh sợi dọc 1
3 Thân trước phải 2 lót L-TT PHẢI 2 Canh sợi dọc 1
4 Thân trước trái 1 lót L-TT TRÁI 1 Canh sợi dọc 1
5 Thân trước trái 2 lót L-TT TRÁI 2 Canh sợi dọc 1
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
6 Thân sau lót L-THÂN SAU Canh sợi dọc 2
7 Tùng thân trước lót L-TÙNG THÂN TRƯỚC Canh sợi dọc 1
8 Tùng thân sau lót L-TÙNG THÂN SAU Canh sợi dọc 2
Bảng 3.9 Bảng thống kê số lượng chi tiết vải lót mẫu đầm CLARA 01
STT Tên bước công việc Bậc Máy móc, Ghi thợ thiết bị chú
1 1.1 BTP chính vắt sổ các cạnh (trừ cạnh cổ, cạnh vai 3 VS3C con, lai tay và lai váy)
1.2 BTP lót vắt sổ các cạnh (trừ cạnh cổ, cạnh vai con, lai váy)
2 May nhún ngực thân trước 3 MB1K
3 May pen dọc thân sau 3 MB1K
4 Ủi lật pen thân sau về sườn 2 BU
5 Ráp vai con thân trước và thân sau 3 MB1K
6 Ủi rẽ đường ráp vai thân chính 2 BU
7 Ráp thân trước trái 1 với thân trước trái 2 3 MB1K
8 Ủi lật đường ráp thân trước trái 1 và thân trước trái 2 về 2 BU sườn
9 Ráp thân trước phải 1 với thân trước phải 2 3 MB1K
10 Ủi lật đường ráp thân trước phải1 và thân trước phải 2 2 BU về sườn
11 Ráp thân trước trái 2 với thân trước phải 2 3 MB1K
12 Ủi rẽ đường ráp thân trước trái 2 và thân trước phải 2 2 BU
13 Ráp thân trước với cụm thân trước dưới 3 MB1K
14 Ủi lật đường ráp cụm thân hướng lên trên 2 BU
15 May pen lót thân trước 3 MB1K
16 Ủi lật pen về sườn 2 BU
17 Ráp cổ thân chính với thân lót 3 MB1K
19 May pen dọc lót thân sau 3 MB1K
20 Ủi lật pen về sườn 2 BU
21 May lược dây treo giữa vai lót thân trước 2 MB1K
22 Ráp vai lót thân trước và lót thân sau 3 MB1K
23 Ủi rẽ đường ráp vai lót 2 BU
24 Ráp lót thân trước trái 1 với lót thân trước trái 2 3 MB1K
25 Ủi lật đường ráp lót thân trước trái 1 với lót thân trước 2 BU trái 2 về sườn
26 Ráp lót thân trước phải 1 với lót thân trước phải 2 3 MB1K
27 Ủi lật đường ráp lót thân trước phải 1 với lót thân trước 2 BU phải 2 về sườn
28 Ráp lót thân trước trái 2 với lót thân trước phải 2 3 MB1K
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
29 Ủi rẽ đường ráp lót thân trước 2 BU
30 Ráp lót thân trước với cụm lót thân trước dưới 3 MB1K
31 Ủi lật đường ráp cụm lót thân hướng lên trên 2 BU
32 Ráp sườn lót thân trước và lót thân sau 3 MB1K
33 Ủi rẽ đường ráp lót sườn thân 2 BU
34 Ráp sườn thân trước và thân sau 3 MB1K
35 Ủi rẽ đường ráp sườn thân 2 BU
36 May pen dọc lót tùng thân trước 3 MB1K
37 Ủi lật pen về sườn 2 BU
38 May pen dọc lót tùng thân sau 3 MB1K
39 Ủi lật pen về sườn 2 BU
40 Ráp đường giữa lót tùng thân sau đến điểm tra dây kéo 3 MB1K
41 Ủi rẽ đường ráp lót tùng thân sau đến điểm tra dây kéo 2 BU
42 Ráp sườn lót tùng thân trước và lót tùng thân sau 3 MB1K
43 Ủi rẽ đường ráp sườn lót tùng 2 BU
44 Ráp lót thân với lót tùng 3 MB1K
45 Ráp đường giữa tùng thân trước đến điểm xẻ 3 MB1K
46 Ủi rẽ đường ráp tùng thân trước đến điểm xẻ 2 BU
47 Ráp sườn tùng thân trước với thân sau 3 MB1K
48 Ráp đường giữa tùng thân sau đến điểm tra dây kéo 3 MB1K
49 Ủi rẽ đường ráp giữa thân sau 2 BU
50 Ráp cụm thân với tùng 3 MB1K
51 Ủi lật đường ráp thân với tùng hướng lên trên 2 BU
52 Tra dây kéo vào thân chính, thân lót 4 MB1K
53 Mí cổ 1 li cách đường tra dây kéo 2,5 cm 3 MB1K
56 Ủi rẽ đường ráp sườn tay 2 BU
57 Tra tay vào thân 4 MB1K
58 Diễu xẻ tà 5 li 4 MB1K
59 Cuốn lai tùng lót 4 MB1K
60 Cuốn lai tùng chính 4 MB1K
61 Đóng nút bọc vải 2 Máy đóng nút bọc vải
Bảng 3.10 Bảng quy trình may mẫu đầm CLARA 01
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Tên bộ phận, chi tiết Quy cách may sản phẩm
- May nhún ngực thân trước
- May pen dọc thân sau
• Ráp thân trước trái 1 với thân trước trái 2
• Ráp thân trước phải 1 với thân trước phải 2
• Ráp thân trước trái 2 với thân trước phải 2
- Ráp thân trước với cụm thân trước dưới
- Ráp vai con thân trước và thân sau
- Ráp đường giữa tùng thân trước đến điểm xẻ
- Ráp đường giữa tùng thân sau đến điểm tra dây kéo
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
Cụm tay - Ráp sườn tay
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
- May pen lót thân trước
- May pen dọc lót thân sau
- May pen dọc lót tùng thân trước
- May pen dọc lót tùng thân sau
- Cụm lót thân trước dưới:
• Ráp lót thân trước trái 1 với thân trước trái 2
• Ráp lót thân trước phải 1 với thân trước phải 2
• Ráp lót thân trước trái 2 với thân trước phải 2
- Ráp lót thân trước với cụm lót thân trước dưới
- Ráp đường giữa lót tùng thân sau đến điểm tra dây kéo
- May lược dây treo giữa vai lót thân trước
- Ráp lót vai con thân trước và thân sau
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
- Ráp cổ thân chính với thân lót
- Mí cổ thân trước 1 li, mí về lót
- Ráp sườn thân trước và thân sau
- Ráp sườn tùng thân trước với tùng thân sau
- Ráp cụm thân với tùng
- Ráp sườn lót thân trước và lót thân sau
- Ráp sườn lót tùng thân trước và lót tùng thân sau
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
- Ráp cụm lót thân với lót tùng
- Tra dây kéo vào thân chính, thân lót
- Mí cổ thân sau 1 li, mí về lót, cách đường tra dây kéo 2,5cm
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
- Đính nút đúng đúng vị trí lấy dấu
Cụm lai váy - Cuốn lai váy
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
Bảng 3.11 Bảng quy cách may mẫu đầm CLARA 013.5.11 Sản phẩm mẫu hoàn chỉnh
Hình 3.45 Hình ảnh sản phẩm hoàn chỉnh của mẫu đầm CLARA 01 - Mặt sau
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 3.46 Hình ảnh sản phẩm hoàn chỉnh của mẫu đầm CLARA 01 - Mặt bên hông
Trình tự tạo mẫu cho đầm CLARA 02
Hình 3.47 Mô tả mẫu mặt ngoài mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.6.2 Bản vẽ thiết kế mẫu đầm CLARA 02
3.6.2.1 Thiết kế lớp ngoài a Thiết kế thân trước:
Hình 3.49 Bản vẽ thiết kế thân trước - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân trước – lớp ngoài:
Hình 3.50 Phương án ra rập thành phẩm thân trước - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02 b Thiết kế thân sau:
Hình 3.51 Bản vẽ thiết kế thân sau - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân sau – lớp ngoài:
Hình 3.52 Phương án ra rập thành phẩm thân sau - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02 c Thiết kế tùng váy:
Thiết kế tùng váy dạng nhún tùng
➢ Phương án ra rập thành phẩm tùng váy – lớp ngoài:
Hình 3.53 Phương án ra rập thành phẩm tùng váy TT- lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 3.54 Phương án ra rập thành phẩm tùng váy TS - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02
Hình 3.55 Phương án ra rập thành phẩm tùng váy - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Nguyễn Thị Trinh Nữ d Thiết kế tay:
Thiết kế tay dạng phồng ở đầu vai và cửa tay
Hình 3.56 Bản vẽ thiết kế tay - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02
➢ Phương án ra rập thành phẩm tay – lớp ngoài:
Hình 3.57 Phương án ra rập thành phẩm tay- lớp ngoài mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Trần Hương Giang Khóa 2018 – 2022 e Thiết kế viền bọc: e.1 Thiết kế viền cổ tay:
Hình 3.58 Bản vẽ thiết kế viền cổ tay mẫu đầm CLARA 02 e.2 Thiết kế viền đầu vai:
Hình 3.59 Bản vẽ thiết kế viền đầu vai mẫu đầm CLARA 02 e.3 Thiết kế viền lai váy:
Hình 3.60 Bản vẽ thiết kế viền lai váy mẫu đầm CLARA 02
3.6.2.2 Thiết kế lớp trong a Thiết kế thân trước:
Hình 3.61 Bản vẽ thiết kế thân trước - lớp trong mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân trước – lớp trong:
Hình 3.62 Phương án ra rập thành phẩm thân trước - lớp trong mẫu đầm CLARA 02 b Thiết kế thân sau:
Hình 3.63 Bản vẽ thiết kế thân sau - lớp trong mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân sau – lớp trong:
Hình 3.64 Phương án ra rập thành phẩm thân sau - lớp trong mẫu đầm CLARA 02
3.6.3 Chuẩn bị nguyên phụ liệu
STT Tên NPL Tính chất Màu sắc Số lượng Mẫu
2 Vải lót Lụa #Caramel 74cm habutai Khổ 1m6
3 Chỉ may 100% #Caramel 1 cuộn cotton 400m/cuộn
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
4 Chỉ vắt sổ100% silk #Caramel 3 cuộn
5 Dây kéo Dây kéo giọt nước 60cm
7 Gọng nhựa Nhựa dẻo #White 42cm định hình
8 Hộp catton Giấy #Brown 1 cái nắp gài carton
9 Túi đựng Giấy Kraft #Lightbrown 1 cái
10 Nhãn dán Giấy decal #White 1 cái
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
11 Giấy hút Giấy nến #White 1 cái ẩm
Bảng 3.12 Xác định nguyên phụ liệu cho mẫu đầm CLARA 02 3.6.4 Trình tự fit mẫu a Tạo bộ mẫu mỏng:
Sau khi thiết kế rập, nhóm nghiên cứu tiến hành sang rập giấy mỏng, giác sơ đồ lên vải để may mẫu fit.
Thông tin trên bộ rập phải đầy đủ: Tên mã hàng – ký hiệu tên loại vải – tên chi tiết x số lượng. b Tiến hành fit mẫu:
Sau khi may mẫu sản phẩm lần 1 cho đầm CLARA 02, nhóm nghiên cứu tiến hành fit mẫu trên người mẫu và thu được kết quả như sau:
STT Lỗi Hình ảnh Cách khắc phục
1 Giãn vải - Cắt vải may lại mẫu chính thức
2 Cổ bị đổ, không nằm êm
- May gọng nhựa định hình cho cổ nằm êm
Bảng 3.13 Bảng fit mẫu cho mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Sau khi xác định các lỗi gặp phải ở fit mẫu lần 1, nhóm nghiên cứu đã tiến hành sửa các khuyết điểm trên sản phẩm ở fit mẫu lần 2 và các khuyết điểm sau khi sửa đã đạt yêu cầu.
Nhóm nghiên cứu tiến hành hoàn thiện bộ rập bán thành phẩm.
3.6.5 Bảng thông số kích thước thành phẩm Đơn vị (cm )
STT Vị trí đo Dung sai Size
1A Dài đầm thân Đo từ điểm hạ cổ sau đến hết lai đầm tại 0.5 85 sau đường CB
1B Dài đầm thân Đo từ điểm hạ cổ trước đến hết lai đầm tại 0.5 87 trước đường CF
2 Ngang ngực Đo ẵ vũng ngực ở điểm cỏch ngó tư vũng nỏch 0.5 37
3 Ngang eo Đo thẳng tại điểm ngang eo từ sườn bên này 0.5 32 sang sườn bên kia
4 Ngang mông Từ eo xuống 18 cm, đo thẳng từ sườn bên này 0.5 44 sang sườn bên kia
5 Dài tay Đo từ đầu vai đến hết lai tay 0.5 42
6 Ngang cửa Đo thẳng ẵ chu vi rộng cửa tay 0.5 10 tay
7 Vũng nỏch Đo thẳng ẵ vũng nỏch tớnh từ điểm đầu vai đến 0.5 21.5 ngã tư vòng nách
8 Ngang lai Đo thẳng từ sườn bên này sang sườn bên kia 0.5 95 9
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
9A Ngang cổ Đo từ góc giao điểm của tay và cúp ngực bên 0.3 26.5 trước này sang bên kia
9B Sâu điểm xẻ Đo từ đầu đến cuối đoạn xẻ 0.3 9.25 cổ
9C Ngang cổ sau Đo từ góc giao điểm của tay và thân sau bên 0.3 21 này sang bên kia
9D Đo khoảng cách từ đầu vai đến điểm giao nhau 0.3 14 giữa vòng nách tay và ngang cổ thân trước
10 Dài cạnh Đo từ ngã tư nách đến eo, trên đường sườn 0.5 13 sườn
11A Dài sườn tùng Đo từ eo đến điểm giao với đường ráp tùng 0.5 20.3 trên (1) dưới
11B Dài sườn tùng Đo từ eo đến điểm giao với đường ráp tùng 0.5 29.5 trên (2) dưới
12A Dài pen tùng Đo thẳng 0.3 14 thân trước
12B Dài pen tùng Đo thẳng 0.3 11 thân sau
13 Đường ráp Đo từ sườn bên ngày qua sườn bên kia 0.5 47.5 tùng
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
14 Dài dây kéo Tại đường giữa thân sau – lót, đo thẳng từ đầu 0.5 35.5 dây kéo tới điểm tra dây kéo
15A Dài đầm thân Đo từ điểm hạ cổ sau đến hết lai đầm tại 0.5 66 sau - lót đường CB
15B Dài đầm thân Đo từ điểm hạ cổ trước đến hết lai đầm tại 0.5 68.5 trước - lót đường CF
16 Ngang mông Từ eo xuống 18 cm, đo thẳng từ sườn bên này 0.5 44
- lót sang sườn bên kia
17 Ngang lai - Đo thẳng từ sườn bên này sang sườn bên kia 0.5 59.5 lót
Bảng 3.14 Bảng thông số kích thước thành phẩm size M mẫu đầm CLARA 02
3.6.6 Bộ rập bán thành phẩm
Hình 3.67 Minh họa bộ rập bán thành phẩm - lớp trong mẫu đầm CLARA 02 3.6.7 Bảng thông số kích thước bán thành phẩm
STT Vị trí đo sai
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
11 Khoảng cách từ đầu vai đến điểm giao nhau giữa vòng nách tay 0.3 15 và ngang cổ thân trước
21 Dài đầm thân trước - lót 0.5 71
22 Dài đầm thân sau - lót 0.5 68.5
3.6.8 Bảng thống kê số lượng chi tiết
STT Tên chi tiết Kí hiệu Canh sợi Số lượng
1 Thân trước phải chính CH-TT PHẢI Canh sợi dọc 1
2 Cúp phải chính CH-CÚP PHẢI Canh sợi dọc 1
3 Thân trước trái chính CH-TT TRÁI Canh sợi dọc 1
4 Cúp trái chính CH-CÚP TRÁI Canh sợi dọc 1
5 Thân sau chính CH-THÂN SAU Canh sợi dọc 2
6 Tay chính CH-TAY Canh sợi dọc 2
7 Tùng váy 1 thân trước chính CH-TÙNG VÁY 1 TT Canh sợi dọc 1
8 Tùng váy 2 thân trước chính CH-TÙNG VÁY 2 TT Canh sợi dọc 1
9 Tùng váy 1a thân sau chính CH-TÙNG VÁY 1a TS Canh sợi dọc 1
10 Tùng váy 1b thân sau chính CH-TÙNG VÁY 1b TS Canh sợi dọc 1
11 Tùng váy 2 thân sau chính CH-TÙNG VÁY 2 TS Canh sợi dọc 1
12 Viền cổ tay chính CH-VIỀN CỔ TAY Canh sợi xéo 2
13 Viền đầu vai chính CH-VIỀN ĐẦU VAI Canh sợi xéo 2
14 Viền lai váy chính CH-VIỀN LAI VÁY Canh sợi xéo 4
Bảng 3.16 Bảng thống kê số lượng chi tiết vải chính mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
STT Tên chi tiết Kí hiệu Canh sợi Số lượng
1 Thân trước phải lót L-TT PHẢI Canh sợi dọc 1
2 Cúp phải lót L-CÚP PHẢI Canh sợi dọc 1
3 Thân trước trái lót L-TT TRÁI Canh sợi dọc 1
4 Cúp trái lót L-CÚP TRÁI Canh sợi dọc 1
5 Thân sau lót L-THÂN SAU Canh sợi dọc 2
6 Tùng váy thân trước lót L-TÙNG VÁY TT Canh sợi dọc 1
7 Tùng váy thân sau lót L-TÙNG VÁY TS Canh sợi dọc 2
Bảng 3.17 Bảng thống kê số lượng chi tiết vải lót mẫu đầm CLARA 02
STT Tên bước công việc Bậc Máy móc, Ghi thợ thiết bị chú
1 1.1 BTP chính vắt sổ các cạnh (trừ đầu tay, lai tay và 3 VS3C lai váy)
1.2 BTP lót vắt sổ các cạnh (trừ lai váy)
2 Ráp thân trước phải với thân trước trái 3 MB1K
3 Ủi rẽ đường ráp thân trước 2 BU
4 Ráp cúp phải với thân trước phải 4 MB1K
5 Ủi lật đường ráp cúp về thân 2 BU
7 Ủi lật đường ráp cúp về thân 2 BU
8 May viền ren vào cụm thân trước 3 MB1K
9 Ráp lót thân trước phải với lót thân trước trái 3 MB1K
10 Ủi rẽ đường ráp lót thân trước 2 BU
11 Ráp lót cúp phải với lót thân trước phải 4 MB1K
12 Ủi lật đường ráp lót cúp về thân 2 BU
13 Ráp lót cúp trái với lót thân trước trái 4 MB1K
14 Ủi lật đường ráp lót cúp về thân 2 BU
15 May cụm lót thân trước với cụm thân trước chính 3 MB1K
16 Mí 1 li cách góc xẻ thân trước 3,5cm 4 MB1K
17 Diễu 5 li sát mép gọng nhựa trên cụm lót thân trước 4 MB1K
18 May pen dọc thân sau 3 MB1K
19 Ủi lật pen về sườn 2 BU
20 May viền ren vào thân sau 3 MB1K
21 May pen dọc lót thân sau 3 MB1K
22 Ủi lật pen về sườn 2 BU
23 May lót thân sau với thân sau chính 3 MB1K
24 Ráp sườn cụm lót thân trước với cụm lót thân sau 3 MB1K
25 Ủi rẽ đường sườn thân 2 BU
26 May pen lót tùng váy thân sau, lót tùng váy thân trước 3 MB1K
27 Ủi lật pen lót tùng về sườn 2 BU
28 May lót tùng váy thân sau tới điểm tra dây kéo 3 MB1K
29 Ủi rẽ đường may lót tùng thân sau tới điểm tra dây kéo 2 BU
30 Ráp sườn lót tùng thân trước với sườn lót tùng thân sau 3 MB1K
31 Ủi rẽ đường sườn lót tùng 2 BU
32 Ráp eo cụm thân lót với cụm lót tùng váy 3 MB1K
33 Ủi lật đường ráp eo lót hướng lên trên 2 BU
34 Ráp sườn cụm thân trước với sườn thân sau 3 MB1K
35 Ủi rẽ đường sườn thân 2 BU
36 May pen tùng váy 1 thân trước 3 MB1K
37 Ủi lật pen tùng váy về sườn 2 BU
38 May nhún tùng váy 2 thân trước 3 MB1K
39 Ráp tùng váy 1 thân trước với tùng váy 2 thân trước 3 MB1K
40 May pen tùng váy 1a, 1b thân sau 3 MB1K
41 Ủi lật pen tùng váy về sườn 2 BU
42 Ráp tùng váy 1a, 1b thân sau tới điểm tra dây kéo 3 MB1K
43 Ủi rẽ đường ráp tùng váy 1a, 1b thân sau tới điểm tra 2 BU dây kéo
44 May nhún tùng váy 2 thân sau 3 MB1K
45 Ráp tùng váy 1a, 1b thân sau với tùng váy 2 thân sau 3 MB1K
46 Ủi lật đường ráp tùng váy thân sau hướng lên trên 2 BU
47 Ráp sườn tùng váy thân trước với tùng váy thân sau 3 MB1K
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
48 Ủi rẽ đường sườn tùng 2 BU
49 Ráp eo cụm thân chính với cụm tùng váy chính 3 MB1K
50 Tra dây kéo vào thân chính, thân lót 4 MB1K
51 Mí 1 li cách dây kéo 4 cm 4 MB1K
52 May nhún đầu tay, lai tay 3 MB1K
53 May viền ren đầu tay, lai tay 3 MB1K
54 May dây viền đầu tay, lai tay 3 MB1K
55 Bọc viền đầu tay, lai tay 4 MB1K
56 Ráp đường sườn tay 3 MB1K
57 Ủi rẽ đường ráp sườn tay 2 BU
58 Tra tay vào thân 4 MB1K
59 May lộn nách thân lót với nách thân chính 4 MB1K
60 May viền ren lai váy 3 MB1K
61 May dây viền lai váy 3 MB1K
62 Bọc viền lai váy 4 MB1K
Bảng 3.18 Bảng quy trình may mẫu đầm CLARA 02
Tên bộ phận, chi tiết Quy cách may sản phẩm
Cụm thân chính - Ráp thân trước phải với thân trước trái
- Ráp cúp phải với thân trước phải
- Ráp cúp trái với thân trước trái
- May viền ren vào cụm thân trước
- May pen dọc thân sau
- May pen tùng váy 1 thân trước
- May pen tùng váy 1a, 1b thân sau
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
- May viền ren vào thân sau
- May nhún tùng váy 2 thân trước
- May nhún tùng váy 2 thân sau
- Ráp tùng váy 1 thân trước với tùng váy 2 thân trước
- Ráp tùng váy 1a, 1b thân sau tới điểm tra dây kéo
- Ráp tùng váy 1a, 1b thân sau với tùng váy 2 thân sau
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
Cụm tay - May nhún đầu tay, lai tay
- May dây viền đầu tay, lai tay
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
- Bọc viền đầu tay, lai tay
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
Cụm thân lót - Ráp lót thân trước phải với lót thân trước trái
- Ráp lót cúp phải với lót thân trước phải
- Ráp lót cúp trái với lót thân trước trái
- May pen dọc lót thân sau
- May pen lót tùng váy thân sau, lót tùng váy thân trước
- May lót tùng váy thân sau tới điểm tra dây kéo
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
Cụm lắp ráp - May cụm lót thân trước với cụm thân trước chính
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
- Mí 1 li cách góc xẻ thân trước 3,5cm
- Diễu 5 li sát mép gọng nhựa trên cụm lót thân trước
- May lót thân sau với thân sau chính
- Ráp sườn cụm thân trước với cụm thân sau
- Ráp sườn tùng váy thân trước với tùng váy thân sau
- Ráp eo cụm thân chính với cụm tùng váy chính
- Ráp sườn cụm lót thân trước với cụm lót thân sau
- Ráp sườn lót tùng thân trước với sườn lót tùng thân sau
- Ráp eo cụm thân lót với cụm lót tùng váy
- Tra dây kéo vào thân chính, thân lót
- Mí 1 li cách dây kéo 4 cm
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
- May lộn nách thân lót với nách thân chính
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
Cụm lai váy - May viền ren lai váy
- May dây viền lai váy
- Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/cm
- Đường may đúng đường thành phẩm, êm, thẳng đều, không nhăn, vặn, không bỏ mũi, bung sút chỉ.
Bảng 3.19 Bảng quy cách may mẫu đầm CLARA 02
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
3.6.11 Sản phẩm mẫu hoàn chỉnh
Hình 3.68 Hình ảnh sản phẩm hoàn chỉnh của mẫu đầm CLARA 02 - Mặt trước
Hình 3.69 Hình ảnh sản phẩm hoàn chỉnh của mẫu đầm CLARA 02 - Mặt sau
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 3.70 Hình ảnh sản phẩm hoàn chỉnh của mẫu đầm CLARA 02 - Mặt bên hông
3.7 Trình tự tạo mẫu cho đầm CLARA 03
Hình 3.71 Mô tả mẫu mặt ngoài mẫu đầm CLARA 03
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
Hình 3.72 Mô tả mẫu mặt trong mẫu đầm CLARA 03
3.7.2 Bản vẽ thiết kế mẫu đầm CLARA 03
3.7.2.1 Thiết kế lớp ngoài a Thiết kế thân trước:
Hình 3.73 Bản vẽ thiết kế thân trước - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 03
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân trước – lớp ngoài: b Thiết kế thân sau:
Hình 3.75 Bản vẽ thiết kế thân sau - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 03
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may
➢ Phương án ra rập thành phẩm thân sau – lớp ngoài:
Hình 3.76 Phương án ra rập thành phẩm thân sau - lớp ngoài mẫu đầm CLARA 03 c Thiết kế tùng váy:
Thiết kế tùng váy dạng nhún tùng
➢ Phương án ra rập thành phẩm tùng váy – lớp ngoài:
Hình 3.77 Phương án ra rập thành phẩm tùng váy- lớp ngoài mẫu đầm CLARA 03 (1)
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh Ngành Công nghệ may