1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự

191 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự
Tác giả PGS. Ts. Nguyễn Thị Thu Hà, PGS. Ts. Bùi Thị Huyền, Ts. Trần Phương Thảo, PGS.Ts. Trần Anh Tuấn
Người hướng dẫn Ts. Trần Phương Thảo, Ths. Vũ Hoàng Anh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 47,09 MB

Nội dung

Trước tình hình này, việc tiếp tục nghiên cứu các van dé lý luận và thực tiễn, hay cụ thê hơn là nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của BLTTDS 2015, đề ra cácgiải pháp nhằm hoàn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

Chủ nhiệm dé tài : TS Trần Phuong Thao

Thư ký đề tài : Ths Vũ Hoàng Anh

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

STT Họ và tên Nơi công tác Nội dung viết

1 | PGS TS NGUYÊN THỊ THU HÀ | Trường Đại học Luật Hà Nội | Chuyên đề 3

2 | PGS TS BÙI THỊ HUYEN Trường Đại học Luật Hà Nội | Chuyên đề 2

3 | TS TRAN PHƯƠNG THẢO Trường Dai học Luật Hà Nội | Chuyên đề 1

4 | PGS.TS TRAN ANH TUẦN Trường Đại học Luật Hà Nội | Chuyên đề 4

Trang 3

BLDS : Bộ luật Dân su

BLTTDS 2011 : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)BLTTDS 2015 : Bộ luật tô tụng dân sự năm 2015

HĐXX : Hội đồng xét xử

TAND : Toa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

Trang 4

PHAN THỨ NHẤT

BAO CAO TONG THUẬT KET QUÁ THUC HIEN DE TÀI

1 PHAN MO DAU

1.1 Tinh cấp thiết của dé tài

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 NHŨNG VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO DAM QUYỀN BÌNH

DANG CUA DUONG SỰ TRONG TO TUNG DAN SỰ

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo đảm quyền bình đăng của

đương sự trong tô tụng dân sự

2.1.2 Cơ sở bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong pháp luật tố

tụng dân sự

2.1.3 Điều kiện bảo đảm quyên bình dang của đương sự trong tố tụng

dân sự

2.2 THỤC TRẠNG PHAP LUAT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM

HIEN HANH VE BAO DAM QUYEN BINH DANG CUA DUONG SU

2.2.1 Duong sự có địa vị pháp lý như nhau, có quyền và nghĩa vu tố

tụng ngang nhau trong quá trình tham gia tố tung tại Tòa án

2.2.2 Trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền bình đăng của

đương sự

Trang

0 *+C œ YN DH CỔ W22

25

3l

37

53

Trang 5

đương sự

2.2.4 Trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân trong việc bảo đảm

quyền bình đăng của đương sự

2.3 THỤC TIEN THỤC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO

HIỆU QUA BAO DAM QUYEN BÌNH DANG CUA DUONG SỰ TRONG

TO TUNG DAN SU

2.3.1 Thực tiên thực hiện bao đảm quyên bình đăng của đương sự

trong tô tung dân sự ; ; ;

2.3.2 Giải pháp nham nâng cao hiệu quả bao dam quyên bình đăng của

đương sự trong tô tung dân sự

42

44

44

53

Trang 6

CAC CHUYEN DE

Trang

Những van dé lý luận về bảo đảm quyền bình đăng của đương 65

su trong tô tụng dân sự

Bao đảm quyền bình dang của đương sự trong thủ tục sơ thâm 93

Trang 7

TONG THUAT DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRUONG

“BAO DAM QUYEN BINH DANG CUA DUONG SU

TRONG TO TUNG DAN SU”

1 PHAN MO DAU

1.1 Tinh cap thiét

Đối với Việt Nam, mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế dé thực sự bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn được xác định là nhiệm vụ, là mục tiêuphan dau của Dang và nhà nước ta Dé làm được điều này, một trong những yêu cầu cơbản đặt ra là nhà nước ta phải xây dựng được một hệ thống các quy phạm pháp luật chặtchẽ, bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Hiến pháp của Việt

Nam, một văn bản pháp luật được xem là đạo luật sốc, là nền tảng để ban hành ra các

văn bản pháp luật khác hiện nay quy định: “Ở „ước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, các quyên con người, quyên công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xãhội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hién pháp và pháp luật Quyêncon người, quyên công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trườnghợp can thiết vì ly do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xãhội, sức khỏe của cộng dong” (Diéu 14)

Bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khôngchỉ đơn thuần là việc ghi nhận các quyền đó mà còn cần phải tạo nên các thiết chế nhằmbảo đảm các quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trên thực tế Một trong các thiết chế

đó là đương sự có thé tìm đến tòa án nhân dân (TAND), yêu cầu TAND giải quyết débảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của mình Việc giải quyết này của Tòa án phải tuân theomột quy trình tố tụng dân sự (TTDS) nhằm bảo đảm tính khách quan, công băng và bìnhđăng giữa các đương sự đã được pháp luật quy định Trong quy trình TTDS này, địa vịpháp lý của các đương sự là ngang bằng nhau, bình đắng với nhau Tòa án, VKS, cơquan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền bình đăng đó của

các bên đương sự.

Quyền bình đăng giữa các đương sự trong TTDS có nguồn gốc phát sinh từ quyền

bình đăng của con người nói chung và vê bản chat là một trong những quyên tự nhiên,

Trang 8

cơ bản của con người, hiện đang được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm và nỗ lựcbảo vệ Bao đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS băng cách ghi nhận cụ thé,đầy đủ trong pháp luật và bảo vệ băng các biện pháp khác phù hợp là một trong các tiêu

chí cơ bản đê đánh giá sự văn minh, tiên bộ của một nên tư pháp quôc gia.

Ở Việt Nam, quyền bình đẳng trước pháp luật nói chung hay quyền bình đănggiữa các đương sự trong TTDS nói riêng vừa là một nguyên tắc của luật TTDS, vừa làmột quyên tố tụng của đương sự được ghi nhận trong PLTTDS Trên cơ sở kế thừa vàphát triển các quy định của PLTTDS trước đây về quyên bình đăng giữa các đương sựtrong TTDS, cụ thé hóa nguyên tắc bình đăng trong Hiến pháp 2013, BLTTDS năm

2015 (BLTTDS 2015) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung phù hop với thực tiễn áp dụng, tạonên khởi sắc mới trong việc công nhận và bảo đảm quyền bình dang của đương sự trongquá trình giải quyết các VVDS

Tuy nhiên, cho dù đã có những sửa đổi, bổ sung khắc phục được khá nhiều vướngmắc, bat cập của BLTTDS năm 2004 (BLTTDS 2004) và Luật sửa đôi, bổ sung mộtsốđiều của BLTTDS 2004 trước đây nhưng qua 02 năm thực hiện BLTTDS 2015 vẫn bộc

lộ một số hạn ché, Vướng mắc nhất định Một số quy định chưa thực sự thể hiện sự bìnhđăng giữa các đương sự, một số quy định về quyền bình đăng của đương sự không phùhợp với thực tiễn giải quyết VVDS, có những quy định chưa rõ dẫn đến nhiều cách hiểukhác nhau, một số quy định còn thiếu tính cụ thể nên chưa phát huy được hiệu quả như

mong muôn

Trước tình hình này, việc tiếp tục nghiên cứu các van dé lý luận và thực tiễn, hay

cụ thê hơn là nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của BLTTDS 2015, đề ra cácgiải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp khác dé nâng cao hiệu quảcủa các quy định về bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS là rat cần thiết.Việc nghiên cứu đề tài “Bao dam quyền bình dang của đương sự trong tô tụng dân sựViệt Nam” còn nhằm đáp ứng một trong những nhiệm vụ của công cuộc cải cách tưpháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 49- NQ-TU ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Tiếp tục hoàn thiện thủ tuc , dam bảo tinh

dong bộ, công khai, dân chu, minh bạch, tôn trọng va bảo vệ quyên con người”.

Trang 9

1.2.1 Trong nước:

“Bao đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS Việt Nam” là một vẫn đềnghiên cứu có tính lý luận cao cũng như thực tiễn áp dụng tương đối phức tạp Vì vậy,đây là đề tài nghiên cứu tương đối khó, chưa được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến Lý

do giải thích cho hiện tượng này là trong lịch sử pháp luật t6 tụng dân sự (PLTTDS) củaViệt Nam thì các quy định về quyền bình đăng giữa các đương sự trong TTDS chưa có

tính hệ thống, thậm chí còn chưa đây đủ, cụ thể Thực tiễn áp dụng các quy định của

PLTTDS về bảo đảm quyền bình đăng giữa các đương sự trong TTDS cho thấy ở mộtmức độ nhất định quyền bình đăng của đương sự đã được thừa nhận nhưng cơ chế bảođảm cho quyền bình dang giữa các đương sự trong TTDS lại chưa được chú trọng xâydựng Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến cho việc nghiên cứu về bảo đảmquyên bình đăng giữa các đương sự gặp nhiều khó khăn

Tính đến thời điểm hiện tai, có thé khẳng định chưa có một công trình nghiên

khoa học đã công bố nào có nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống về vấn đề

“Bao dam quyên bình dang của đương sự trong TTDS Việt Nam ” Chỉ có một số côngtrình nghiên cứu có liên quan, có đề cập ở một mức độ nhất định đến quyền bình đănghay đề cập đến bảo đảm quyền bình đắng giữa các đương sự trong TTDS Việt Nam đã công

bồ như:

- Luận văn thạc sĩ luật học “Quyên của nguyên đơn trong TTDS Việt Nam” của

tác giả Vũ Hoàng Anh năm 2017.

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Quyền to tụng của đương sự và thực tiễn thực hiện ”của tác giả Đỗ Thị Hà năm 2013

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Nghia vụ cua đương sự trong TTDS Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hoàng Phúc năm 2013.

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Nguyên tắc bình dang về quyên và nghĩa vu trong

TTDS” của tác gia Bạch Văn Đông năm 2012.

- Bài viết “Quyên được xét xử công bang trong TTDS” của tác giả Nguyễn ThịThu Hà đăng trên tạp chí Luật học số năm 2017

Trang 10

- Luận án tiến sĩ luật học “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS ViệtNam” của tác giả Nguyễn Công Bình năm 2006.

- Luận án tiễn sĩ luật học “Đương sự trong TTDS - Một số van dé ly luận va thựctién” của tác giả Nguyễn Triều Duong năm 2010

- Luận văn thạc sĩ luật học “Quyên duoc xét xử công bang trong tô tụng hình sựViệt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Liên Hương năm 2015

- Cuốn sách “Quyền được xét xử công bang trong lĩnh vực Tư pháp Hình sự” củaPGS.TS Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) năm 2015, Nxb Hồng Đức

Các công trình nghiên cứu trên đã thê hiện được những kết quả nhất định khi giảiquyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu mà các tác giả đóđặt ra, ví dụ khái nệm đương sự, xác định tư cách đương sự, quyền tố tụng của đương

sự, quyền bình dang hiểu theo nghĩa chung nhất hoặc hiểu quyền bình đăng của đương

sự gắn liền với quyền được xét xử công bằng Một điểm chung có thé nhận thay trongcác công trình nghiên cứu đó là nếu có đề cập đến quyền bình đăng của đương sự thìcũng đề cập đến như một nội dung có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của các côngtrình nghiên cứu đó Rõ nét nhất có lẽ là công trình nghiên cứu của tác giả Bạch VănĐông với dé tài Luận văn thạc sĩ Luật học “Nguyên tắc bình dang về quyên và nghĩa vụtrong TTDS” bảo vệ thành công năm 2012 là có nghiên cứu sâu hơn về quyền bình dangcủa đương sự trong TTDS nhưng góc độ nghiên cứu lại là một nguyên tắc của luật TTDSchứ không phải dưới góc độ là bảo đảm quyền tố tụng đó Mặt khác, đại đa SỐ các côngtrình nghiên cứu này đều thực hiện dựa trên cơ sở các quy định của BLTTDS 2004,được sửa đôi, bố sung năm 201 1- một van bản đến nay đã hết hiệu lực, vì thế hiện naycác các công trình nghiên cứu này chỉ có tính chất tham khảo Hiện tại, chúng ta đang

áp dụng BLTTDS 2015 nên việc nghiên cứu về bảo đảm quyền bình đăng giữa cácđương sự trong TTDS cần được xác định theo BLTTDS 2015, nhận ra điểm mới, phùhợp cũng như tìm ra bất cập, thiếu sót để có hướng hoàn thiện là rất cần thiết và cần

được thực hiện ngay.

1.2.2 Ngoài nước:

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về dé tài “Bao đảm quyên bình dang của

đương sự trong TTDS” cũng chưa được thực hiện chuyên sâu Cuốn sách nghiên cứu

Trang 11

ala Défense et a des procédures légales équitables dans les Pays membres et les Pays

candidats (Quyền được bảo vệ va được xét xử công bằng trong các quốc gia thành viên

va các quốc gia ứng cử) của Jean Louis — Antoine Grégoire, Nxb Parlement européenB-1407 Bruxelles năm 2011 có dé cập đến quyền công bằng nhưng không phải là củađương sự trong TTDS mà là của các quốc gia thành viên, các quốc gia ứng cử Bài viếttap chí “The right to a fair in civil cases” (Quyền được xét xử công bằng trong các

VADS) của tác gia Christos Rozakis đăng trên tạp chi Judicial Studies Institute Journal

năm 2006 là một bài viết có nghiên cứu về quyền bình đăng của đương sự trong VADSnhưng với khuôn khổ của một bài viết thì bài viết này chưa thé đặt ra và giải quyết thấuđáo về tất cả các nội dung liên quan đến quyền bình đăng của đương sự trong TTDS

Một vài công trình nghiên cứu khác cũng có một nội dung nhỏ liên quan đến đềtài nghiên cứu về quyên bình dang của đương sự trong TTDS là “Law 101: Everythingyou need to know about American Law” (Luật 101: mọi điều bạn cần biết về pháp luậtHoa Kỳ) của Nxb Hồng Đức năm 2012 của tác giả Jay M.Feinman; cuốn sách On CivilProcedure (Về thủ tục TTDS) của tác gia J.a.Jolowicz; Provisional Measures in

International Law: The International Court of Justice and the International Tribunal

for the Law of the Sea cua tac gia Shabtai Rosenne, xuat ban dau tién nam 2005 Caccuốn sách này có đối tượng nghiên cứu chính là các vấn đề khác của TTDS chứ không

có mục tiêu chính là làm rõ các van dé lý luận, thực tiễn về quyền bình dang của đương

sự trong TTDS.

Như vậy, qua việc tìm hiểu và sưu tầm các tài liệu, công trình phục vụ cho việcnghiên cứu đề tài cả trong và ngoài nước thì có thé khang định, cho đến thời điểm nàychưa có một công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàndiện về van đề bảo đảm quyền bình đăng của đương sự trong TTDS Việt Nam Việc lựachọn nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS ViệtNam” là hoàn toàn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính cấp thiết và chắc chắn sẽ

là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về vẫn đề này trong

nghiên cứu khoa học luật TTDS.

Trang 12

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

1.3.1 Mục dich:

- Làm rõ một số van dé lý luận về bảo đảm quyền bình dang giữa các đương sự

trong TTDS Việt Nam.

- Nắm được các quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm quyên bình đẳnggiữa các đương sự trong TTDS, từ đó tìm ra những điểm bat cập, hạn chế trong nhữngquy định đó khi áp dụng chúng trong thực tiễn

- Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi nhăm bảo đảm hơn nữa quyền

bình đảng của các đương sự trong TTDS.

- Phân tích, đánh gía được các quy định của PLTTDS Việt Nam về bảo đảmquyền bình dang giữa các đương sự trong TTDS

- Đề xuất được các giải pháp nhằm bảo đảm quyền bình dang giữa các đương sự

trong TTDS.

1.4 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần:

Phan 1: Những van dé lý luận cơ bản về bảo dam quyên bình đẳng giữa cácđương sự trong tô tụng dân sự

- Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo đảm quyền bình dang giữa các đương sự

trong TTDS.

- Cơ sở của việc bảo đảm quyền bình đăng giữa các đương sự trong TTDS

- Các điều kiện bảo đảm quyền bình đăng giữa các đương sự trong TTDS

Trang 13

Phan 2: Thực trạng pháp luật tô tung dân sw Việt Nam hiện hành về bảo đảmquyên bình dang của các đương sự trong to tung dân sự và thực tiễn áp dụng

- Bảo đảm quyền bình đăng của đương sự tại tòa án cấp sơ thâm và thực tiễn áp dụng

- Bảo đảm quyên bình đăng của đương sự tại tòa án cap phúc thấm va thực tiễn

áp dụng.

- Bao đảm quyên bình dang của đương sự trong thủ tục giám đốc thâm, tái thâm,thủ tục rút gọn và thực tiễn áp dụng

Phan 3: Các giải pháp nhằm bảo dam hơn nữa quyên bình đẳng của các đương

sự trong tô tung dân sự

- Giải pháp về hoàn thiện PLTTDS về bao đảm quyên bình đăng giữa các đương

BLTTDS Việt Nam năm 2015.

- Nghiên cứu về bảo đảm quyền bình dang giữa các đương sự dưới góc độ phápluật và chủ yếu từ phía Tòa án, VKS

Trang 14

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên

cứu cụ thê sau đây:

- Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước vàpháp luật và trên cơ sở đường lối, chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam

về hoạt động tư pháp

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thé được sử dụng dé thực hiện dé tài là phươngpháp mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử, tư duy logic, khảo sát thực

tê, điêu tra xã hội học, phỏng vân chuyên sâu v.v.

Các phương pháp trên được áp dụng linh hoạt tuỳ vào từng nội dung và những

yêu cầu của đề tài Đặc biệt đề tài có sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại một sốtòa án địa phương nhăm xác định hiệu quả của việc bảo đảm quyền bình dang giữa các

đương sự trước tòa án trong TTDS.

Trang 15

2 PHAN NOI DUNG2.1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE BAO DAM QUYEN BÌNH DANGCUA DUONG SU TRONG TO TUNG DAN SU

2.1.1 Khai niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo đảm quyền bình dang của đương

“đương sự trong TTDS”.

Trong nghiên cứu khoa học luật TTDS đã có nhiều cách giải thích khác nhau vềthuật ngữ “tố tụng dân sự” Có người hiểu “tố tụng dân sự” là “tổng thé các quy trình,thủ tục, công đoạn có mối quan hệ chặt chẽ, liên tiếp với nhau dé thông qua đó các chủthé tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật, đưa ra các biện pháp cần thiết dé giải quyết cáctranh chấp dân sự một cách khách quan, công bằng, đúng pháp luật và đảm bảo cácquyên, lợi ich hợp pháp của các chủ thê tham gia quan hệ TTDS! Ngắn gọn hơn, cóngười hiểu TTDS “là những việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân sự ra trước tòa án

và yêu cầu tòa án giải quyết” Có nét tương đồng với cách hiểu đầu tiên, có người hiểu

“tố tụng dân sự” không chỉ là việc kiện cáo nhau vỀ các quan hệ dân sự ra tòa án màcòn là “trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết các VVDS và thi hành án dân sự”3.Mỗi cách hiểu trên tuy có những điểm khác nhau nhưng đều có một điểm chung giốngnhau là: nói đến TTDS là nói đến trình tự tô tụng hay còn gọi là quy trình t6 tụng giải

! Trương Thị Hồng Hà, Quyền con người trong tố tụng dân sự Việt Nam,Trang thông tin điện tử của Tạp chí Dân chủ

và pháp luật của Bộ Tư pháp (www.tcdcpl.moi.gov.vn), Thứ năm ngày 22/2/2018.

2 Tống Quang Cường (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam — Nghiên cứu so sánh, trang 5.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giaó trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, trang

11.

Trang 16

quyết các VVDS tai tòa án, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự, thé hiện

qua hai phương diện: PLTTDS và hoạt động TTDS bởi: “PLTTDS và hoạt động TTDS

là hai mặt không thé tách rời của một hệ thống thống nhất đó là quy trình TTDS”.Cũng như các tố tụng khác, TTDS là quy trình giải quyết vụ việc phát sinh tại TANDnhưng khác là TTDS có đối tượng giải quyết là các VVDS, mục đích hướng tới chỉ làbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự của đương sự trong VVDS

Trong VVDS, đương sự thường là chủ thể xuất hiện đầu tiên, được tòa án giảiquyết dé bảo vệ quyên, lợi ích dân sự cho họ Thông thường, quy trình TTDS chỉ đượcbắt đầu từ khi đương sự có yêu cầu tòa án giải quyết VVDS và được tòa án thụ lý giảiquyết VVDS đó Khái niệm đương sự trong TTDS cũng được giải thích khác nhau Cógiải thích cho rang đương sự trong TTDS là “người tham gia tố tụng dé bảo vệ quyền,

lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh

vực mình phụ trách do có quyên, nghĩa vụ liên quan đến VVDSS Có giải thích cho rằngđương sự trong TTDS là chủ thé trọng tâm của TTDS, lợi ích của họ là nguyên nhân vàmục đích của quá trình tô tụng5 Lý giải một cách có ngọn nguồn hơn, có giải thích chorằng khái niệm đương sự trong TTDS phải xuất phát đầu tiên từ “tố quyền”, tức làquyền năng được công nhận cho cá nhân và pháp nhân đề yêu cầu cơ quan tài phán bảo

vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình và khi tố quyền đó được “hành xử” băng một đơnyêu cầu tòa án bảo vệ thì những chủ thể trong vụ việc được tòa án bảo vệ quyên, lợi ích

chính là đương su’ Từ các giải thích trên thì đương sự trong TTDS có hai đặc điểm: làngười tham gia TTDS và có quyền, lợi ích dan sự trong VVDS được tòa án giải quyết

Vì cùng tham gia TTDS, vì cũng là chủ thể có quyền, lợi ích cần được tòa án bảo vệ

nên các đương sự là bình đắng với nhau, có quyền bình đăng với nhau trước tòa án,

trước pháp luật.

Về khái niệm quyền bình đăng của đương sự trong TTDS thì cho đến nay cũng

chưa có một định nghĩa chính xác, toàn diện nào được ghi nhận trong PLTTDS Khái

4Toa án nhân dân tối cao (1996), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự, Đề tài

nghiên cứu khoa học câp Bộ, trang 78.

Š Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giaó trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, trang

107.

5 Tống Tống Quang Cường (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam — Nghiên cứu so sánh, trang 145.

7Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tố tụng dân sự Việt Nam (lược giải), Nhà xuất bản Đồng nai, trang 10,11.

Trang 17

niệm này có thé được xây dựng dưới nhiều phương diện khác nhau Giải thích về ngônngữ thì theo Từ điển của Viện ngôn ngữ học, “bình dang” được hiểu là “ngang hàngnhau về dia vi và quyên lợi”?, còn “quyền” được hiểu là cái mà pháp luật, xã hội, phongtục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành và khi thiếu thì được yêu cầu

để có, khi bị tước đoạt thì được đòi hỏi để giành lại? Với giải thích đó thì “quyền bìnhđăng” không chỉ được hiểu với ý nghĩa là một thuật ngữ xã hội mà còn phải hiểu với ýnghĩa là một thuật ngữ pháp ly, thé hiện sự pháp luật hóa một quyên tự nhiên của conngười, theo đó con người có cơ hội ngang nhau trong việc được hưởng quyền và lợi ích

và khi tham gia tô tụng dân sự họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, có vị thế băng nhau

và thậm chí còn có quyên được tòa án bảo vệ như nhau.

Hiểu dưới góc độ là một thuật ngữ pháp ly, qua nghiên cứu lich sử pháp luật chothay không phải ngay khi có pháp luật thì thuật ngữ “bình dang” và “quyền bình dang”

đã được sử dụng mà thuật ngữ pháp lý này chỉ xuất hiện sau khi pháp luật ra đời đượcmột thời gian khá dài, trong thời kỳ Cách mạng tư sản ở Châu Âu lật đồ chế độ phongkiến, khi các nhà triết hoc và tư tưởng như J.Locke, Montesquieu, Jean - JacquesRousseau sử dụng thuật ngữ này để luận giải về nhà nước và pháp luật!? Cac nhàtriết học và tư tưởng này cho rằng quyền bình dang là một trong những quyền thiênbam, tự nhiên, cơ bản của con người và dù có khác biệt về thé chất, khả năng, hoàncảnh song hay cua cai thi quyén nay phải được thừa nhận va bao vệ ở mọi chế độ xãhội Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và sau này Điều 1 Tuyên ngôntoàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc được Đại hội đồng Liên Hợp Quốcthông qua và công bố theo Nghị quyết số 217 (II) ngày 10 tháng 12 năm 1948 tái khangđịnh: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đăng về nhân pham và quyền”.Trên cơ sở Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc, các nước thành

viên đã từng bước nội luật hóa tư tưởng này trong bộ luật và đạo luật của nước mình và

8 Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển

học, trang

° Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm từ điển

học, trang

+0 Xem: Nguyễn Đức Hạnh (2015) , Một số nét về quyền bình đẳng trong tư pháp hình sự và hoàn thiện nguyên tắc

bình đăng trong Bộ luật Tô tụng Hình sự Việt Nam, Thông tin khoa học Trường Đại học kiêm sát Hà nội ;

Xem: Thanh Dam (1992), Bàn về khé ước xã hội, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tr.14, 86

Trang 18

cho đến nay, giá trị và tư tưởng về bình dang đã được thé hiện trong các lĩnh vực củađời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tư pháp dân sự và TTDS Ở Việt Nam hiện nay,quyền bình đăng được ghi nhận tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013 “Mọi người đều bìnhđăng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự,kinh tế, văn hóa, xã hội” Cụ thé hóa quyền bình đăng, PLTTDS hiện nay đã khang địnhquyền bình dang về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong TTDS bang một nguyêntắc tại Điều 8 BLTTDS năm 2015.

Nghiên cứu về quyền bình đăng của đương sự trong TTDS, nhà nghiên cứuNguyễn Huy Dau đã chỉ rõ bình dang tức “không bao hàm ý nghĩa giàu nghèo, sanghèn, mạnh yếu, tất cả đều phải chung một số phận trước công lý” Ông khăng địnhquyên bình dang sẽ “san phang sự bat bình dang của moi công dân trước công lý vềphương diện bản chất của tòa án và luật lệ áp dụng”, vì thế quyền bình đăng của đương

sự phụ thuộc nhiều vào thái độ, hành vi của toà án!! Theo một nhà nghiên cứu khác,quyền bình đắng của các đương sự xuất phát từ quyền con người, được pháp luật ghinhận và muốn bảo đảm quyền nay một cách có hiệu quả thì việc xây dựng mối quan hệbình đăng giữa các bên tham gia tố tung là một van đề đáng cân nhắc và dé có mối quan

hệ bình đẳng đó thì các yếu tố phá vỡ sự bình đẳng đó phải được loại trừ!? Có ý kiếncòn cho rằng không thé hiểu quyền bình dang một cách cào bằng, cứng nhắc vì “Mọi

cá nhân không nhất thiết đều phải có quyền và nghĩa vụ giống nhau, dù tất cả các cá

”1!3 Từ những ý kiên trên có thé thay nêu nhìnnhân đều bình dang trước pháp luật

nhận quyền bình dang của đương sự dưới góc độ pháp luật thì đó là sự ghi nhận củaPLTTDS về địa vị pháp lý như nhau, về quyền và nghĩa vụ ngang nhau của đương sựtrước tòa án, vỀ sự không phân biệt đối xử của tòa án đối với các bên đương sự Tuynhiên, nếu chỉ như thế thì vẫn chưa lột tả được hết đặc điểm, bản chất của quyền bìnhđăng của đương sự trong PLTTDS Về bản chất, quyền bình đắng của đương sự đượcghi nhận trong PLTTDS có nguồn gốc từ quyền bình đăng trước pháp luật của con

!' Nguyễn Huy Dau (1962), Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, trang 116,118,

44.

2 Truong Thi Hồng Hà, Quyền con người trong tố tung dan sự Việt Nam”, Trang Thông tin điện tử của Tap chi Dân

chủ và pháp luật — Bộ Tư pháp, thứ năm ngày 22/2/2018.

!3 Nguyễn Ngọc Điện (2016), Giaó trình Luật Dân sự (tập 1), Nhà xuất bản Dai học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

trang 16.

Trang 19

người, nên trên cơ sở đó quyền bình đăng của đương sự trong PLTTDS trước hết phảiđược hiểu là một trong những quyên tổ tụng rat quan trọng, thé hiện tính đặc thù củađương sự trong PLTTDS Ngoài ra, quyền bình đăng của đương sự trong PLTTDSkhông chỉ là việc PLTTDS ghi nhận đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trướctòa án mà còn quy định về việc đương sự đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau,mỗi đương sự luôn có quyên gan liền với nghĩa vụ TTDS Quyền bình dang của đương

sự trong PLTTDS không chi là việc PLTTDS quy định toa án không được phân biệt

đối xử giữa các đương sự mà còn là những quy định về trách nhiệm của tòa án trong

việc tạo cơ hội như nhau cho các đương sự thực hiện quyền, nghĩa vụ t6 tung, khong

phân biệt đối xử ma bảo vệ công bằng quyền, lợi ich hop pháp của các bên đương sự

Như vậy, dưới góc độ pháp luật thì: guyén bình dang của đương sự trong TTDS

là tong thể những quy định của PLTTDS ghi nhận về một trong những quyên to tụngđặc trưng của những người có quyên, lợi ích trong VVDS, theo đó họ có quyên, nghĩa

vụ, (rách nhiệm ngang nhau, có địa vị pháp lý như nhau và đều được tòa án bảo vệ nhưnhau về quyên và lợi ích hợp pháp trong suốt quá trình tòa án giải quyết VVDS

!“ Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2009), Giaó trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nhà xuất bản

Chính tri quôc gia, trang 9.

'S Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Phối hợp thực hiện) (2015),

Quyền con người, quyền và nghãi vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Sách chuyên khảo), trang 26.

Trang 20

đương sự thì các đương sự có quyền bình dang với nhau, bình đăng trước tòa án, bìnhđăng trước pháp luật.

Quyền bình đẳng của đương sự trong TTDS là một quyền tố tụng, khác với quyềnnội dung Hiéu theo một cách chung nhất, nếu quyền nội dung có ý nghĩa làm phát sinhcho chủ thé quyên, lợi ích nào đó thì quyên tố tụng lại có ý nghĩa giúp chủ thé bảo vệquyên, lợi ích khi quyên, lợi ích đó bị xâm phạm, tranh chấp Dưới góc độ là quyền nộidung thì quyền bình đăng phải được hiểu theo nghĩa rộng là quyên con người nói chung,quyền con người bình đẳng trước pháp luật và được ghi nhận trong Hiến pháp Theonghĩa hẹp hơn, quyền bình đăng được hiểu là bình đăng của các bên trong việc tạo lập,tham gia quan hệ dân sự Còn quyền bình dang của các đương sự trong TTDS là mộtquyên tố tung, được công nhận cho đương sự trong suốt quá trình TTDS tại tòa chứkhông phải là quyền bình đăng giữa con người với con người nói chung hay quyền bìnhđẳng giữa các bên trong việc xác lập, duy trì một quan hệ dân sự

- Nội dung của quyên bình đẳng của đương sự trong TTDS chủ yếu thể hiện quaquy định của pháp luật về các đương sự có quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp ly ngang

nhau, môi đương sự luôn có quyên gan liên với nghĩa vu.

Đương sự có quyền và nghĩa vụ tố tụng ngang nhau là một đặc điểm nôi bật củaquyên bình đăng của các đương sự trong TTDS Tuy nhiên, có quyền và nghĩa vụ ngangnhau không phải lúc nào, đương sự nào cũng có quyén và nghĩa vụ giống nhau Nhiềunhà nghiên cứu theo trường phái học thuyết pháp luật tự nhiên đã chỉ ra quyền bìnhđăng là thứ mà pháp luật, nhà nước, cộng đồng mặc nhiên thừa nhận, không phải

được tạo nên từ những quy định máy móc, dập khuôn mà phải từ những quy định linh

hoạt Có những quyền và nghĩa vụ tố tung của đương sự được ghi nhận là giống nhaunhư đương sự nào cũng có quyền thỏa thuận, quyên tự định đoạt nhưng có những quyền,nghĩa vụ được trao cho các bên đương sự là ngang nhau Ví dụ, nếu đương sự là nguyênđơn, được pháp luật ghi nhận quyền khởi kiện thì đương sự đối lập là bị đơn cũng phảiđược pháp luật ghi nhận quyền phản đối, phản tố yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,hay đương sự là nguyên đơn có quyền khởi kiện, đương sự là bị đơn có quyền phản đối,phản tô thì đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu

độc lập Các đương sự đêu có cơ hội như nhau trong việc tiêp cận tòa án, đưa ra yêu

Trang 21

câu của mình đôi với tòa án và như vậy là có cơ hội như nhau trong việc bảo vệ quyên, lợi ich của mình trước tòa án, và như vậy các đương sự đêu phải chịu trách nhiệm pháp

lý vê yêu câu của mình, vê việc thực hiện quyên, nghĩa vụ của mình.

Vì có quyền và nghĩa vụ tố tụng ngang nhau nên các đương sự có vị thế ngangnhau trước tòa án Đương sự là nguyên đơn khởi kiện nhưng không thê vì họ có quyềnkhởi kiện mà họ có vị thế cao hơn, có lợi thế hơn bị đơn bị kiện Đương sự là bị đơn bịkiện, mặc dù bị kiện nhưng địa vị pháp lý của bị đơn vẫn ngang hàng nguyên đơn,không bat lợi trước nguyên đơn Như vậy, hiểu một cách linh hoạt, quyền bình đăng

của đương sự trong TTDS được xác định theo mối quan hệ biện chứng: đương sự có

quyên và nghĩa vụ tố tụng ngang nhau sẽ dẫn đến vị thé tố tụng của họ là ngang nhauhay ngược lại vì cùng có địa vị pháp lý là đương sự nên họ phải ngang nhau về quyền

và nghĩa vụ TTDS.

Quyền bình đăng của đương sự trong TTDS còn thé hiện qua việc đối với mỗiđương sự thì bên cạnh việc hưởng quyên thi bao giờ cũng phải thực hiện nghĩa vụ vaphải chịu trách nhiệm pháp lý khi cần thiết Sẽ không thé có bình dang nếu như cóđương sự chỉ có quyền và có đương sự chỉ có nghĩa vụ Sẽ không có sự bình đăng khi

có quyên, nghĩa vụ ngang nhau nhưng có đương sự phải chịu trách nhiệm pháp lý, cóđương sự lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi, quyết định của mình.Việc quy định quyền đi đôi với nghĩa vụ, quyền, nghĩa vụ còn phải gắn liền với tráchnhiệm pháp lý cũng là những biéu hiện của quyền bình đăng của đương sự trong TTDS,không chỉ có ý nghĩa ngăn chặn sự lạm quyền của những đương sự hưởng quyền màcòn mang lại vị thế bình đăng cho các đương sự trong TTDS

- Quyên bình đẳng của đương sự trong TTDS còn thể hiện qua việc các duong

sự déu được tòa án tạo cơ hội như nhau trong việc thực hiện quyên, nghĩa vụ to tung

và đếu được toa án bảo vệ như nhau, không bị phán biệt đổi xử

Trong trong một nhà nước lập hiến thì nhà nước cần đối xử với công dân củaminh một cách công bang và công minh, cần dé cao giá trị quyền con người về mặt hìnhthức trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên Dé đạt được điều đó, tòa

án đại diện cho nhà nước cần phải ý thức, tôn trọng và thực hiện nguyên tắc bình đăng

Trang 22

trước tòa án, dé các bên đương sự tranh luận dân chu!®

Với quyền tự nhiên của con người là quyền bình dang, đương sự khi tham gia tổtụng có thé khác nhau về khả năng, hoàn cảnh sống hay của cải, có thể khác nhau vềgiới tính, thành phan xã hội, có thé khác nhau về tư cách tham gia t6 tụng là bên nguyên,bên bị hay bên liên quan nhưng khi họ tham gia tố tụng, họ bình dang với nhau vềquyền và nghĩa vụ, họ bình dang trước tòa án, vì thế tòa án phải đối xử với họ như nhau,tạo cho họ các cơ hội ngang nhau dé họ thực hiện quyền bình đăng đó Tòa án với địa

vị pháp lý là cơ quan tiến hành tố tụng, thâm phán của tòa án có địa vị là người tiếnhành tố tụng khi các đương sự không tự giải quyết được VVDS của mình, phải nhờ đếntòa án giải quyết và khi đó quyền lực của tòa án, của Tham phán là rất lớn Điều này cónghĩa là du pháp luật có thừa nhận quyền bình dang của đương sự nhưng tòa án khôngđối xử với các bên đương sự như nhau, không tạo cơ hội cho đương sự như nhau haycản trở sự bình đăng đó, cô tình tạo sự bất lợi cho một bên đương sự thì quyền bìnhđăng đã được ghi nhận đó cũng không thê phát huy hiệu quả Như vậy, quyền bình đẳngcủa đương sự trong TTDS gắn liền với trách nhiệm công băng, công minh trong việcbảo vệ quyên, lợi ich cho đương sự của tòa án Có thé nói quyền bình dang là cơ sở tạotạo nên nguyên tắc bình đăng trong TTDS, đồng thời cũng tạo nên nguyên tắc côngbăng trong TTDS Dé có công bằng trong việc giải quyết VVDS, tòa án phải có thái độ

khách quan, trung lập, vô tư không vụ lợi hoặc không được thiên vi cho bên đương sự

nao Như vậy, quyền bình đăng của đương sự trong TTDS không chi là đương sự cóquyền và nghĩa vụ ngang nhau mà còn là đương sự được tòa án bảo vệ như nhau

~ƒ nghĩa của quyên bình đẳng của đương sự trong TTDS

- Y nghĩa về mặt pháp lý: Quyền bình dang của đương sự trong TTDS đượcPLTTDS thừa nhận Sự thừa nhận này chính là cơ sở pháp lý hay còn có thé nói là

“chuan mực”!” để dựa vào đó đương sự khang định vi thế pháp ly, tự tin thực hiệnquyên, nghĩa vụ của mình trong TTDS, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý dé tòa án có

thể xác định đúng thái độ, trách nhiệm của mình trong việc xem xét, phán quyết về

!6 Xem “The principles of criminal procedure and post-modern society: Contradictions and perspectives” — Nguyên

tắc của tô tụng hình sự va xã hội hau hiện dai: Mau thuan và toàn cảnh của giáo sư luật học người Đức DR Klaus Volk

! Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Phối hợp thực hiện) (2015),

Quyền con người, quyền và nghãi vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Sách chuyên khảo), trang 23.

Trang 23

quyên, nghĩa vụ của đương sự trong TTDS Ghi nhận quyền bình dang của đương sựtrong PLTTDS còn tạo ra sự tương thích trong hệ thống pháp luật quốc tế cũng nhưpháp luật quốc gia, tạo nên sự nhất quán về mặt nguyên tắc khi xây dựng các văn bản

PLTTDS và áp dụng PUTTDS.

- Ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội: Quyền bình dang của đương sự trong TTDSđược PLTTDS ghi nhận thê hiện một nền tư pháp dân chủ tiến bộ, từ đó phản ánh một

xã hội dân chủ tiễn bộ, một xã hội mà ở đó quyền con người, quyền công dân rất được

dé cao Thừa nhận đương sự có quyền bình dang với nhau, bình dang trước tòa án, trướcpháp luật thể hiện một nhà nước nhân văn, nhân ái, với mong muốn đoàn kết làm đầu.Thừa nhận đương sự có địa vị bình đăng trong TTDS không chỉ thé hiện một nền tưpháp quốc gia tiễn bộ mà còn thé hiện một nén tư pháp hiện đại, tôn trọng quyền con người

2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa bảo đảm quyên bình đẳng của đương sựtrong to tụng dân sự

* Khải niệm

Công nhận quyên bình đăng của đương sự trong pháp luật TTDS có ý nghĩa rấtquan trọng, tuy nhiên nếu quyền này không được thực hiện trên thực tế thì việc côngnhận quyền này cũng chỉ là hình thức, không có giá trị thực tiễn Vì thế, vấn đề quantrọng hơn cả, cũng cần được PLTTDS quy định cụ thé là bảo đảm quyền bình dang của

'8 Viên ngôn ngữ hoc (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất ban Da Nang, trang 38.

!' Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, Nhà xuất bản Trường Thị Sài Gòn, trang 42.

Trang 24

thời cũng là đặc điểm đầu tiên của bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS

là PLTTDS cần phải ghi nhận cụ thé các đương sự trong TTDS bình đăng với nhau vềcác quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý, có như vậy thì bảo đảm quyền bìnhđăng mới có thê được thực hiện bởi với thực tế “tại nhiều quốc gia có hệ thống phápluật phát triển, luật pháp được coi là phương tiện để đạt được những kết quả công

9920 33211

bằng”?0 và phương tiện nay “có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu”?! Muốn bảođảm quyền bình dang của đương sự thì trước hết pháp luật phải quy định cụ thé đương

sự có các quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm ngang nhau.

Gan liền với các quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của đương sự làngang nhau, bảo đảm quyền bình đăng của đương sự trong PLTTDS còn là các quyđịnh về vai trò, trách nhiệm của tòa án trong việc tạo điều kiện, bảo đảm cho đương sựđược bình đăng về quyền và nghĩa vụ trước tòa án Tòa án là hiện thân của công lý,công bằng, không phải là công cụ chuyên chính nên với đương sự là bên chủ thể có địa

vị pháp lý thấp hơn trong quan hệ pháp luật t6 tụng với tòa án thì tòa án phải kháchquan, phải bảo vệ công bằng, bình đắng quyền, lợi ích của các bên đương sự mà trướchết là phải bảo đảm quyên tiếp cận công lý, tiếp cận tòa án của đương sự

Nói đến bảo đảm quyên bình đắng của đương sự trong TTDS thì quy định củaPLTTDS về chức năng, nhiệm vụ của VKS trong việc giám sat quyền bình đăng củađương sự, va vai trò, nhiệm của những cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan trongviệc phối hợp bảo đảm quyên bình dang của đương sự cũng là các quy định không théthiếu bởi có các quy định này thì PLTTDS mới tạo thành một cơ chế pháp lý đầy đủ,hiệu qua dé bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS

Như vậy, dưới góc độ pháp luật, “Bảo đảm quyên bình đẳng của đương sự trongTTDS là tổng hợp các quy định của PLTTDS về bình dang quyên, nghĩa vụ, trách nhiệmcủa đương sự, về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tòa án, VKS và các cá nhân,

cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giúp đồ đương sự thực hiện quyên bình dangtrong suốt quá trình TTDS

?9 http://moj.gov.vn/qt/tintuc/pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1762#_ftn5

Al Nguyén Quang Hiền (2004), “Pháp luật — phương tiện quan trong bao vệ quyền con người”, Tạp chi Khoa hoc pháp

lý sô 1/2004.

Trang 25

* Đặc điểm:

- Bao đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS là biện pháp bảo đảmđược áp dụng cho tất cả các đương sự trong TTDS để giúp các đương sự có vị thế bằngnhau, ngang nhau trong việc hưởng, thực hiện và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp củamình tại TAND, dong thời đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau về hành vi vàquyết định của mình

Quyên bình đăng của đương sự trong TTDS cần được nghiên cứu trong mỗi quan

hệ giữa đương sự với đương sự trước tòa án Muốn quyền bình đăng của đương sự trongTTDS được bảo đảm thực hiện thì trước hết đương sự phải tự mình thể hiện được sựbình dang đó và đương sự sẽ không thé làm được điều đó khi pháp luật không ghi nhậnđương sự có quyên bình dang Cho dù đó là đương sự xuất hiện đầu tiên như nguyênđơn, bị don hay đương sự xuất hiện sau như người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cácđương sự này đều bình đăng trước tòa án Quyền bình đẳng của đương sự phải đượcghi nhận trong tat cả các hoạt động và trong suốt quá trình TTDS Có ghi nhận đầy đủquyền bình đăng của đương sự thì mới có cơ sở dé xác định ho phải được tòa án đối xử

như nhau, bảo vệ như nhau và cũng phải chịu trách nhiệm như nhau.

- Bao đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS gắn lién và phụ thuộc chủyếu vào vai trò của tòa án

Trong TTDS, mối quan hệ giữa đương sự và tòa án là mối quan hệ PLTTDS,

phát sinh đầu tiên, cơ bản và chủ yếu Là một quan hệ PLTTDS nên trong mối quan hệnày tòa án có vị thế cao hơn đương sự, được quyền áp đặt các mệnh lệnh với đương sự

Vì thé, không chỉ quyền bình dang, quyền nào của đương sự trong TTDS muốn đượcbảo đảm thực hiện cũng đều gan lién va phụ thuộc vào tòa án Toa án không tôn trọng,không tạo điều kiện thuận lợi dé đương sự thực hiện hoặc tòa án cản trở, gây khó dễtrong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thì quyền và nghĩa vụ đó cũng không thê đượcthực hiện trong thực tế Dé bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS thìviệc giải quyết VVDS của đương sự do tòa án tiến hành phải rất vô tư, khách quan,không thiên vị, không phân biệt đối xử Tòa án còn đóng vai trò quan sát, điều chỉnhkhi cần thiết dé các bên đương sự thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp ly

của mình Điêu này cũng có nghĩa là “các quyên cơ bản của môi con người trong xã hội

Trang 26

cũng sẽ được bảo đảm khi những người câm cân nảy mực thực sự độc lập xét xử những

hành vi vi phạm các quyên đó””?.

Nghiên cứu vai trò của tòa án trong việc bảo đảm quyền bình đắng của đương sựtrong TTDS thì nhiều ý kiến cho rằng tòa án có vai trò quyết định trong việc bảo đảmquyền bình đăng của đương sự bởi đương sự có quyền được tòa án xét xử công bằng.Tòa án được ví như người thi hành công lý và “việc thi hành công lý phù hợp gồm haikhía cạnh: mang tính thê chế (chang hạn như sự độc lap, không thiên vi của tòa án) vamang tinh thủ tục (chang hạn như sự công bang trong xét xử)”?3, hay “Công bang đượchiểu trên hai bình diện Ở bình diện thứ nhất, đó là yêu cầu về sự công bằng của các thủtục tô tụng, của việc tiễn hành các thủ tục tố tụng Ở bình diện thứ hai, đó là yêu cầu về

sự đối xử công bằng, có vị trí pháp lý, có các cơ hội pháp lý công băng giữa các bêntrong tổ tụng”22 Như vậy, quyền bình đăng là một nội dung của quyền được xét xửcông bằng Duong sự trong TTDS được Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp mộtcách công bằng có nghĩa là đương sự được tòa án bảo đảm quyền bình đăng

- Bảo đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS có liên quan tới vai trò

của VKS và những cơ quan, tô chức, cá nhán có liên quan.

Các giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong TTDS phải bao gồmgiải pháp có tính chủ quan (chính đương sự phải chủ động, nỗ lực thực hiện quyền bìnhđăng của mình) và giải pháp có tính khách quan (các biện pháp bảo đảm được thực hiệnbởi các chủ thể khác ngoài đương sự) Ngoài Tòa án có vai trò cơ bản, có trách nhiệmchính trong việc bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS thì Viện kiểm sát(VKS) cũng là một chủ thé tố tụng không thé không nhắc đến Với thâm quyền đặc biệt

là quyền giám sát các hoạt động giải quyết VVDS, VKS có vai trò rất quan trọng trongviệc bảo đảm quyên bình đăng của đương sự tại tòa án VKS được xem như bên thứ balàm trọng tài, quan sát và can thiệp khi cần thiết đối với mối quan hệ giữa tòa án vàđương sự trong TTDS Có thê khăng định cơ chế kiểm sát các hoạt động nhằm bảo đảm

2 http:thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/01/15, Lưu Tiến Dũng, Tòa án phải xét xử độc lập.

?3 Wolfgang Benedek (Chủ biên) (2008), Tìm hiểu về quyền con người (Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con

người), Nhà xuât bản Tư pháp, Hà Nội, trang 178.

2 Đào Trí Úc (201 5), “Bao đảm quyén con người trong tố tụng hình sự theo tinh thần đổi mới của Hiến pháp 2013”,

Thực hiện các quyên hiên định trong Hiên pháp 2013, Khoa luật — Đại học quoc gia Hà Nội (PGS.TS Trịnh Quoc Toản

— PGS.TS Vũ Công Giao đông chủ biên), Nha xuât ban Hong Đức, Hà Nội, trang 147,148.

Trang 27

quyên bình đăng của đương sự trong TTDS thực sự là một trong những giải pháp pháp

ly mà PLTTDS không thể không chú trọng, vừa làm cho tòa án không thé lạm quyên,vừa làm cho đương sự tự tin thực hiện quyền bình dang của mình

Ngoài Tòa án, VKS, bảo đảm quyền bình đăng của đương sự trong TTDS còn

có thể bị tác động bởi các cá nhân, cơ quan, tô chức khác có liên quan như cá nhân, cơquan, tô chức lưu giữ các chứng cứ, tài liệu dùng để giải quyết VVDS, các cá nhân, cơquan, tổ chức hỗ trợ tòa án trong việc giải quyết vụ án, cá nhân, tô chức cung cấp dịch

vụ pháp lý cho đương sự Thực tiễn TTDS đã cho thấy có trường hợp các cơ quan, tổchức, cá nhân dang lưu giữ chứng cứ dùng dé giải quyết yêu cầu của đương sự thựchiện đúng thời hạn yêu cầu cung cấp chứng cứ nhưng cũng có trường hợp “cơ quan, tổchức, cá nhân đang lưu giữ chứng cứ không thực hiện đúng thời hạn yêu cầu cung cấpchứng cứ ”25 Chính sự thực hiện không giống nhau này dẫn đến quyền bình dang củađương sự trong TTDS không được bảo đảm thực hiện giống nhau Chính vì thế, để bảođảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS, bên cạnh việc quy định cụ thé, hợp lýcác quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của các đương sự, tòa án, VKS thì pháp luật còn cầnquy định cụ thé về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, cơ quan, tổ chức

hỗ trợ đương sự, tòa án trong việc bao đảm quyên bình dang của đương sự

* Ý nghĩa

Bao đảm quyên bình đăng của đương sự trong TTDS là một nhu cầu tất yếu củachính đương sự cũng như của nền tư pháp tiến bộ Việc PLTTDS quy định day đủ cáccách thức, giải pháp dé đảm bảo quyên bình dang của đương sự trong TTDS chính là

dé thỏa mãn nhu cầu tat yêu đó Nói theo một cách khác, đảm bảo quyền bình đăng củađương sự trong TTDS là một vấn đề tất yếu phải đặt ra trong công tác xây dựng và ápdụng PLTTDS bởi ý nghĩa pháp lý, chính trị, xã hội rất quan trọng của nó Có bảo đảmquyền bình dang của đương sự trong TTDS thì quyền bình dang của đương sự đã đượcPLTTDS ghi nhận mới có tính thực tế, việc bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của đương

sự tại tòa án mới có ý nghĩa thiết thực Với các cách thức, biện pháp bảo đảm quyềnbình đắng của đương sự được PLTTDS quy định thì các quyền, nghĩa vụ đương sự

?5 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự ngày 26/2/2015,

Hà Nội, trang 11.

Trang 28

trong TTDS chắc chắn được thực hiện một cách công băng, minh bạch và thiện chí.

Với các giải pháp đảm bảo quyền bình dang của đương sự được ghi nhận trongPLTTDS, đương sự sẽ tự tin hơn trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình,

tin tưởng hơn vào uy tín của tòa án, của nhà nước, từ đó trật tự trong lĩnh vực dân sự sẽ

tự giác được xác lập và duy trì 6n định

Về phía tòa án, bảo đảm quyên bình đăng của đương sự từ phía tòa án sẽ làm chotòa án có ý thức, trách nhiệm cao hơn trong việc tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi chođương sự thực hiện quyền bình dang Hơn nữa, bảo đảm quyền bình đăng của đương

sự trong TTDS từ phía tòa án còn là cơ sở dé tòa án ra được phán quyết đúng đắn, công

băng về quyên, nghĩa vụ dân sự của đương sự.

Về phương diện chính trị, xã hội, bảo đảm quyền bình dang của đương sự thêhiện sự đáp ứng của PLTTDS trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, của nhândân và vì nhân dân Chủ tịch ủy ban quyền con người quốc gia Thái Lan - Giáo sưSaneh Chamarik đã khăng định “Mọi quyền và tự do được ghi nhận trong Hiến phápđều vô nghĩa nếu người dân không có quyên thực thi chúng”?5 Các quy định củaPLTTDS về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong TTDS sẽ hiện thực hóaquyền con người, quyền công dân, thé hiện một nhà nước thượng tôn pháp luật Baođảm quyền bình đăng của đương sự trong TTDS thông qua pháp luật còn thé hiện sựđáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, xây dựng một nên tư pháp, một nhà nước dânchủ, công băng, theo đúng sự lãnh đạo của Đảng “phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩavừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”? Trong TTDS, bao đảmđương sự có quyền bình dang trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự còngóp phần xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật, xây dựng và củng cố sự tin tưởng của

đương sự trong TTDS nói riêng, của công dân nói chung vào hoạt động xét xử của tòa án.

2.1.2 Cơ sở bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong pháp luật tố tụng

dân sự

Bảo đảm quyên bình đăng của đương sự trong TTDS cần phải được thể chế bằng

26 Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội (Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên) (2009)

Giaó trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 428.

27 Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận — thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nhà xuất

bản Chính trị quôc gia, Hà Nội.

Trang 29

phương tiện pháp luật Trong PLTTDS, bảo đảm quyền bình đăng của đương sự là mộtnguyên tắc tô tụng?Š Cơ sở của việc luật hóa quyên bình đăng của đương sự trongTTDS xuất phát từ những lý do sau:

1.1.2.1 Bảo đảm quyên bình dang của đương sự trong PLTTDS xuất phát từyêu cau xây dựng một nhà nước dân chủ, pháp quyên

Quyền con người, trong đó có quyên bình đăng là cái có trước và nhà nước vớicông cụ là pháp luật chỉ làm nhiệm vụ ghi nhận và bảo vệ Cũng như những quyền tựnhiên khác của con người, quyền bình dang là một quyền không thé bị phủ nhận, xâmphạm nên quyền bình đăng tuyệt đối không phải là sự ban phát hay có thé xin - cho từphía nhà nước mà nhà nước chỉ ghi nhận, đảm bảo thực hiện và bảo vệ băng hệ thốngcác quy phạm pháp luật Tuy nhiên, lich sử phát triển của tư tưởng quyên bình đăngcho thấy không phải ngay từ đầu các nhà nước trong các giai đoạn lịch sử khác nhauđều công nhận quyền bình dang J.J Rouseau khi viết tác pham kinh điển "Khế ước xãhội” đã từng nhận định: "Con người sinh ra đã tự do nhưng ở đâu nó cũng bị xiéngxích” Quyền bình đăng cũng vậy, Thực tế cho thay quyền này có lúc, có nơi bị tước

bỏ, bị hạn chế Bản chất của sự bình dang là công nhận các giá trị như nhau của cácthành viên trong xã hội, vì thế nếu nhà nước ghi nhận băng pháp luật nhằm bảo đảmquyên bình đăng của con người thì đó chính là một trong những biéu hiện của nhà nướcpháp quyên văn minh, tiến bộ Theo A.I Kévalenco, một nhà nước pháp quyền phải làmột nhà nước dựa trên tính tối cao của pháp luật, quy định trách nhiệm tương hỗ củacông dân va nhà nước trong phạm vi của pháp luật, dam bảo các quyên và tự do củacông dân, tất cả các công dân, người có chức vụ, các cơ quan, tô chức phải có sự chấphành và tuân thủ thường xuyên pháp luật ”.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước theo tư tưởng nhà nước pháp

quyên, đang trong công cuộc từng bước xây dựng một nước pháp quyền nên việc côngnhận, đề cao và bảo vệ quyền con người nói chung, quyền bình đăng của đương sựtrong PLTTDS nói riêng là một yêu cầu tất yêu Xây dựng nhà nước pháp quyền thì

28 Trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015, nguyên tắc bình đăng được quy định tại Điều 8.

2° Nguyễn Dang Dung (Chủ biên) (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Tư pháp, trang

33.

Trang 30

trước hết phải dựa trên nền tảng dân chủ xã hội Việc công nhận và bảo đảm quyền conngười, quyền công dân là biểu hiện rõ nét nhất của sự dân chủ Ở Việt Nam, Đảng và

nhà nước ta luôn coi phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động

lực của công cuộc đổi mới Cũng chính lý do này đã giải thích tại sao giống như tấtnhiều nước khác, Việt Nam thời gian qua trong các BLTTDS đều thống nhất quy địnhnguyên tắc đương sự trong TTDS bình dang về quyền và nghĩa vụ

- Bảo đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS xuất phát từ nhu cầu cầnphải có sự tương thích giữa pháp luật quốc tế với pháp luật quốc gia, giữa Hiễn pháp

với luật chuyên ngành, giữa luật nôi dung và luật hình thức.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, quyền bình dang với tư cách làmột quyên tự nhiên của con người ngày càng được công nhận và hoàn thiện trong phápluật Từ năm 1776, Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã mạnh mẽ tuyên bố: “Tất

cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đăng Tạo hóa cho họ những quyền không ai

có thé xâm phạm được” Về sau, tư tưởng này đã được khang định lại tại Điều 1 Tuyênngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc: “Tất cả mọi người sinh ra đềuđược tự do và bình dang về nhân phẩm và quyền” Hiện tại, bảo đảm quyên bình đăngcủa con người đang là một xu hướng toàn cầu hóa, là hướng phát triển của pháp luật

mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt nam theo đuôi Việt Nam hiện nay đang đứng trướcyêu cầu phải chủ động “hòa nhập” với các xu hướng quốc tế, phải tạo ra môi trườnghợp tác (đặc biệt là môi trường pháp lý) để các nước có thê chấp nhận, tin tưởng cùngViệt Nam hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội Ở một mức độ nhấtđịnh, chính các văn bản pháp lý quốc tế khang định và bảo đảm quyền con người đã tác

động, tạo định hướng, làm cho pháp luật Việt nam nói chung, PLTTDS Việt Nam nói

riêng thừa nhận, tôn trọng va bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền bình dang.Hay nói một cách khác, trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các văn bản pháp lý quốc tế,pháp luật Việt Nam có nhu cầu cần phải tương thích với pháp luật quốc tế và đó cũngchính là ly do dé hầu hết các ngành luật trong hệ thông pháp luật Việt Nam (trong đó

có PLTTDS) đều được thê chế hóa theo tư tưởng này

Ngoài yêu cầu phải tương thích với các văn bản pháp lý quốc tế, PLTTDS cònphải đáp ứng một yêu cau tat yếu nữa là phải có sự thống nhất, tương thích với Hiến

Trang 31

pháp - văn bản pháp lý cao nhất, có vai trò là đạo luật gốc Điều 14 Hiến pháp năm

2013 khăng định: các quyền của công dân được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thựchiện, tiếp đến Điều 16 Hiến pháp năm 2013 khang định: công dân có quyền bình dangtrước pháp luật Trên cơ sở các quy định này BLTTDS Việt Nam cần phải có nhữngquy định thống nhất về từng nội dung đó, đúng như tài liệu tập huấn về BLTTDS 2015của ngành kiêm sát chỉ rõ: BLTTDS 2015 “cụ thé hóa quyền bình đăng của con người,của công dân, vẫn đề bảo đảm quyên bình đăng của con người, của công dân trong cácquy phạm PLTTDS”TM° Không chỉ do nhu cầu cần tương thích với Hiến pháp, việc xâydựng các quy định của BLTTDS 2015 về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự cònphải đáp ứng nhu cầu tương thích với luật nội dung là luật dân sự bởi chính đương sựtrong TTDS trước đó là chủ thé của quan hệ pháp luật dân sự Các bên trong quan hệpháp luật dân sự bình đăng với nhau nên sau này trong tô tụng các bên là các đương sựcũng phải bình đẳng với nhau

- Bảo đảm quyền bình dang giữa các đương sự trong TTDS xuất phát từ nhu caucan được bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS

Tham gia TTDS, cho dù là đương sự chủ động đi kiện, đưa ra yêu cầu để tòa ángiải quyết hay là đương sự bị động, buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiệnthì đương sự nào trong VVDS cũng có nhu cầu cần được tòa án bảo vệ các quyên, lợiích hợp pháp cho mình Đề giúp đương sự có thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích đó thìNhà nước thông qua pháp luật cần phải ghi nhận quyền bình đẳng của đương sự trong

việc bảo vệ quyền, lợi ích của họ mà trước hết là bình đăng trong việc tiếp cận tòa án,

yêu cầu tòa án bảo vệ Như vậy, các đương sự cần được ghi nhận quyền bình dang trongviệc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp, hay nói cách khác, các quy định về bảo đảm quyềnbình đăng của đương sự xuất phát từ chính nhu cầu cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của đương sự.

2.1.3 Điều kiện bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong tố tụng dân sự2.1.3.1 Về mặt pháp luật

Nói đến bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS thực chất là nói

39 Tài liệu Tập huấn trong ngành kiểm sát nhân dân về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trang 3.

Trang 32

đến cách thức, giải pháp dé chắc chắn quyền bình dang của đương sự trong TTDS đượcgiữ gìn, thực hiện trên thực tế Với xu hướng quốc tế hiện nay là thượng tôn pháp luật,với định hướng của Việt Nam là sống và làm việc theo pháp luật thì cách thức, giảipháp đầu tiên và cũng là điều kiện đầu tiên đối với việc bảo đảm quyên bình dang của

đương sự trong TTDS là phải xây dựng được các quy định của PLTTDS ghi nhận va

bảo đảm quyền bình đăng của đương sự trong TTDS bởi “tại nhiều quốc gia có hệ thốngpháp luật phát triển, luật pháp chỉ được coi là phương tiện dé dat được những kết quả

9931

công bang’”’ va phương tiện nay là rat quan trong bởi “bảo vệ quyên con người là một

quá trình trong đó pháp luật có vị tri, vai trò và tam quan trong hàng đầu”32

Pháp luật là công cụ điều tiết xã hội của nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hộitheo hướng mà nhà nước mong muốn Dé thực hiện được mục tiêu xây dựng nhà nướcdân chủ, pháp quyền, bao đảm quyên con người (trong đó có quyên bình dang) thì trướchết pháp luật phải thé hiện được vai trò điều tiết của mình Như vậy, muốn bảo đảmquyền bình dang của đương sự trong TTDS thì điều kiện đầu tiên đặt ra cần phải đápứng được đó là PLTTDS phải tạo cơ sở pháp lý vững chắc đề đương sự thực hiện quyềnbình đắng của mình, cụ thể là:

- Thứ nhất, PLTTDS phải ghi nhận quyền bình dang của đương sự một cách day

đủ, phù hợp và cao hơn phải quy định quyền bình dang, bảo đảm quyền bình dang củađương sự là một nguyên tắc mà các chủ thể tiến hành TTDS và tham gia tố tụng phải

tuân theo.

Muốn bảo đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS thì PLTTDS phải cụthê hóa nội dung quyền bình đẳng của đương sự bằng các quy định cụ thể như cácđương sự có quyền bình đăng trong việc tiếp cận tòa án, các đương sự có quyền bìnhđăng về hưởng quyền và nghĩa vụ, bình đăng về thực hiện quyên và nghĩa vụ, bình dang

về việc chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình và các đương sự đượcđối xử như nhau, không bị phân biệt trong TTDS33 Do quyền bình đăng còn là cơ sở

Trang 33

của quyền được xét xử công bằng nên theo GS.TS Đào Trí Úc: “Yêu cầu về sự đối xửcông băng, có vị trí pháp lý, có các cơ hội pháp lý công bằng giữa các bên trong tốtụng”3 là không thé không đặt ra trong các quy định của PLTTDS Các quy định nay

sẽ là “tối thượng”, có giá tri bắt buộc phải tuân thủ đối với cơ quan tiễn hành tố tụng,người tiễn hành tô tụng Với các đương sự, không đương sự nào được xâm phạm quyền

bình đăng của bên đương sự nao.

Không chỉ quy định đây đủ các nội dung cơ bản như trên, PLTTDS còn phải quyđịnh các nội dung đó một cách hợp lý Bình đắng không có nghĩa là cào bằng, máy móc

mà việc quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đương sự trong TTDS phải tùythuộc vào từng tư cách đương sự là người đưa ra yêu cầu hay người bị yêu cầu, tùy từng

thời điểm tố tụng mà đương sự tham gia Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thé của mỗi

đương sự có thê khác nhau nhưng các quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm đó phải ngang nhau,tạo cho đương sự một vị thế tổ tụng ngang nhau Sự ngang bằng về quyên, nghĩa vụ,trách nhiệm của đương sư cũng phải được quy định sao cho đồng bộ với các quyên,

nghĩa vụ mà luật nội dung như luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, luật thương mại, luật lao động quy định Có như vậy đương sự mới có cơ sở pháp lý thuận lợi trong việc thực

hiện quyền bình dang trong TTDS của mình, còn không đương sự sẽ gặp khó khăntrong việc thực hiện quyền bình đăng, từ đó tòa án và các chủ thể liên quan cũng gặpkhó khăn trong việc hỗ trợ đương sự bảo đảm quyền bình đẳng

Việc PLTTDS ghi nhận, trao cho đương sự quyền bình dang với nhau, quyềnbình dang trước tòa án có ý nghĩa rất quan trọng bởi đó là “một căn cứ quan trọng dé

vụ việc của họ được giải quyết công băng '°5 Chính vi vậy, điều kiện đầu tiên đặt ra đốivới pháp luật về bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS là phải luật hóacác nội dung của quyên bình dang, bảo đảm quyền bình dang của đương sự Các quyềnnày sẽ được bảo đảm bằng nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời là căn cứ

dé các đương sự tự đánh giá, đối chiếu hành vi của nhau, hành vi của nhà nước và các

thành viên khác trong xã hội.

34GS,TS Đào Trí Úc, Tldd, trang 147.

35 Bạch Van Đông (2012), Nguyên tắc bình đăng về quyền và nghĩa vụ trong tô tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học,

Hà Nội, trang 12.

Trang 34

- Thứ hai, PLTTDS cần phải quy định cụ thể, hợp lý về nhiệm vụ, quyền hạn,trách nhiệm của tòa án, VKS, cơ quan, tô chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo đảmquyền bình dang của đương sự trong TTDS.

Như đã chỉ ra, tòa án có vai trò quyết định trong việc bảo đảm quyền bình dangcủa đương sự trong TTDS, vì vậy tcu thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm củaTòa án trong việc bảo đảm quyền bình đăng của đương sự trong PLTTDS sẽ là mộtphương thức nhằm buộc tòa án trên thực tế phải nâng cao ý thức của mình trong việctạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền bình đăng, trong việc đôi xử bình dang với

các bên đương sự trong TTDS.

Như vậy, điều kiện đầu tiên đặt ra đối với bao đảm quyên bình dang của đương

sự trong TTDS là phải xây dựng được các quy phạm PLTTDS về quyền bình đăng củacủa đương sự trong TTDS, về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án, VKS, cơquan, tô chức cá nhân khác có liên quan trong việc bảo đảm quyền bình đắng của đương

sự, từ đó tạo cơ sở pháp lý hợp pháp dé đương sự cũng như các chủ thé liên quan thựchiện quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của minh Các quy định về các nội dung này khôngchỉ cần phải cụ thể, đầy đủ mà còn phải hợp lý, có tính khả thi bởi có bảo đảm quyềnbình dang của đương sự trong TTDS được hay không, hiệu quả đến đâu trước hết phụ

thuộc vào các quy định của PLTTDS.

2.1.3.2 Các điều kiện về áp dụng pháp luật

- Thứ nhất, điều kiện về năng lực, trình độ, ý thức pháp luật của cản bộ TAND.Pháp luật về bảo đảm quyền bình đăng của đương sự dù có đầy đủ, hoàn thiệnđến đâu mà người áp dụng pháp luật không áp dụng hoặc áp dụng không đúng sẽ vôhiệu hóa các quy định của pháp luật Một nhà nghiên cứu đã khang định: “Pháp luật sékhông có ý nghĩa gì nêu như cuối cùng nó không được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống

tư pháp”, vì vậy ở tất cả các quốc gia trên thế giới, các quyền con người đều có théđược bảo đảm thực hiện bởi hệ thống tư pháp mà cụ thể là tòa án, thông qua chức năngxét xử Duong sự trong TTDS có quyên bình đăng nhưng quyền này được bao đảmthực hiện bởi chủ yếu từ phía tòa án mà cụ thê hơn là từ phía những người tiến hành

3 Tô Văn Hòa (2007), Tính độc lập của Tòa án (Nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ,

Pháp, Việt nam và các kiên nghị đôi với Việt nam), Nxb Lao Động, Hà Nội, tr.58.

Trang 35

TTDS như thâm phán, thư ký tòa án, thẩm tra viên Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệmcủa những người tiến hành TTDS này được PLTTDS quy định nhưng việc họ thực hiệnđược đến đâu đôi khi còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ, ý thức của họ Mặc dù theo

quy định của PLTTDS, hoạt động của họ là độc lập, khách quan, không bi tác động bởi

bat cứ chủ thé nào nhưng dé thực hiện được đòi hỏi họ phải có năng lực, trình độ, bảnlĩnh nghề nghiệp dé có thể độc lập, khách quan, không bị chủ thé nào tác động Nhưvậy, cho dù đương sự ý thức được quyên bình dang của mình, pháp luật đã ghi nhậnquyền bình đắng đó nhưng người tiễn hành tố tụng không công nhận, cé tình cản trở,không tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền đó thì quyền đó cũng khôngđược bảo đảm thực hiện Cùng nhận thức về điều này, một nhà nghiên cứu về bảo đảmquyền con người, quyên công dân đã cho rang dé bảo đảm quyền con người (trong đó

có quyên bình đăng) thì tổ chức và hoạt động của Tòa án là một trong những yếu tô chiphôi cơ bản va rat mạnh mẽ”.

- Thứ hai, điểu kiện về cơ chê kiêm sát các hoạt động bao đảm quyên bình đăng của đương sự

Trong TTDS, mối quan hệ PLTTDS cơ bản và chủ yếu là mối quan hệ giữa cácđương sự với TAND Pháp luật ghi nhận các đương sự có quyền bình đăng trước tòa

án khi tòa án có thấm quyền giải quyết yêu cầu của đương sự Như vậy, trong mối quan

hệ PLTTDS này địa vị pháp lý của tòa án là bất bình đăng với đương sự, đương sự bịquyết định bởi tòa án, do đó dé dẫn đến hiện tượng tòa án không bảo đảm quyền chođương sự Dé ngăn chan hiện tượng này, pháp luật cần phải tạo nên một nhân vật thứ

ba, có quyền kiểm sát cả hai bên trong quan hệ PLTTDS là đương sụ và tòa án, do đómột trong những nội dung cơ bản mà pháp luật về bảo đảm quyên bình đăng của đương

sự phải xây dựng được là nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của VKS trong việc bảođảm quyên bình đăng của đương sự Tuy nhiên, cho dù cơ chế kiểm sát việc thực hiệnquyền bình đăng của đương sự do VKS chịu trách nhiệm thực hiện có được thiết lậptrong PLTTDS nhưng mỗi cá nhân như kiểm sát viên, kiểm tra viên không có năng lực,trình độ, ý thức kiểm sát thì các quy định của luật cũng thé phát huy hiệu quả và như

37 Nguyén Thị Thu Hà (2017), Cơ chế pháp ly bảo đảm quyền con người, quyền công dan trong giải quyết vụ án dân

sự tại tòa án nhân dân, Nxb Lao động, Hà Nội, tr.58.

Trang 36

vậy quyên bình dang của đương sự van dé bị phủ nhận từ phía tòa án Như vậy, mộttrong những điều kiện dé bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS là nănglực, trình độ, ý thức của những người có thấm quyền đại diện cho VKS, tuy nhiên cầnphải xác định rất rõ các hoạt động kiểm sát của VKS chỉ nhằm làm cho quyền bìnhđăng của đương sự được bảo đảm thực hiện chứ không được can thiệp trái pháp luậtvào việc thực hiện quyền bình đăng của đương sự hay vào hoạt động xét xử của tòa án.

- Thứ ba, điều kiện về bồ trợ tư pháp

Trong TTDS, các hoạt động bồ trợ tư pháp cũng có ý nghĩa rất quan trọng bởi:

“tổ chức tốt hoạt động bồ trợ tư pháp chắc chan sẽ ngăn ngừa được hành vi lạm dụngtrong quá trình thực hiện quyền lực tư pháp, đem lại niềm tin cho nhân dân trong cuộcdau tranh bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của tô chức và công dân”33,Đối với việc bảo đảm quyên bình dang của đương sự trong TTDS, những hoạt động bổtrợ tư pháp rất có ý nghĩa như hoạt động tư vấn cho đương sự, tranh tụng nhăm bảo vệ

quyền, lợi ích của đương sự, giám định tư pháp hỗ trợ đương sự, tòa án xác định sự thậtkhách quan, công bằng nhằm ghi nhận một sự thực hiển nhiên Các hoạt động này

nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc bảo đảm quyềnbình dang của đương sự

- Thứ tư, điều kiện về trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ phápluật của người dân về bảo đảm quyên bình đẳng của đương sự trong TTDS

Muốn bảo đảm quyền bình dang của đương sự trong TTDS thì chính bản thânđương sự phải hiểu biết và có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảmquyên bình dang Điều kiện này được xem như là một điều kiện tiên quyết, là bảo damchủ quan từ chính đương sư Nếu điều kiện này không đáp ứng thì các điều kiện kháccũng không còn nhiều ý nghĩa, nhất là trong các quan hệ dân sự và TTDS thì quyền tựđịnh đoạt của đương sự sẽ là cơ sở dé tòa án ra các quyết định tố tung phù hợp Duong

sự không hiểu biết pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng không có ý thức tuân thủ pháp

luật thì đương nhiên sẽ không thé, không biết thực hiện quyền tự định đoạt hoặc thực

hiện quyền đó không đúng, không hiệu qua, đúng như một nhà nghiên cứu đã nhận định

3 Văn phòng quốc hội (2009), Quốc hội và các thiết chế trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nxb

Lao động, Hà Nội, tr.416.

Trang 37

“chỉ những ai hiéu được quyên con người mới hành động dé bảo vệ va duy trì các quyên

con người cho bản thân họ và người xung quanh”3”.

2.2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆNHANH VE BAO DAM QUYEN BÌNH DANG CUA DUONG SỰ

Quy định của PLTTDS Việt nam hiện nay về bảo đảm quyên bình dang củađương sự chủ yếu được thé hiện qua BLTTDS 2015, từ các quy định về thủ tục sơ thâm,thủ tục phúc thấm đến thủ tục giám đốc thâm, tái thẳm dân sự Xác định một cáchkhái quát nhất thì bảo đảm quyền bình đắng của đương sự trong BLTTDS 2015 thể hiện

qua các nội dung cơ bản sau:

2.2.1 Đương sự có địa vị pháp lý như nhau, có quyền và nghĩa vụ tố tụngngang nhau trong quá trình tố tung dân sự

Đề bảo đảm cho các đương sự được bình đăng với nhau thì trước hết pháp luậtphải ghi nhận đầy đủ, toàn diện các đương sự có vị thế pháp lý như nhau, có quyền vànghĩa vụ tố tụng ngang nhau BLTTDS 2015 đã thé hiện tương đối rõ điều này Các

đương sự có các quyên và nghĩa vụ ngang nhau bao gôm:

- Thứ nhất, các đương sự có quyên và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tiép cận toa an, yêu cau tòa an bao vệ quyên, lợi ích hợp pháp cua mình.

Nội dung này không chỉ được thể hiện trong nguyên tắc quy định tại Điều 4 vàĐiều 8 mà còn thể hiện cụ thé qua nhiều quy định khác của BLTTDS 2015 Tại phanquy định về thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thâm, Điều 186 ghi nhận quyềnkhởi kiện của các chủ thé có quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm hay tranh chấp

Sự ngang nhau trong việc thực hiện quyền này được xác định cụ thé hon đó là nếunguyên đơn có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện (Điều 71, Điều 186) thì tương ứng bịđơn có quyên đưa ra yêu cầu phản tố (Điều 72, Điều 200) và người có quyên lợi, nghĩa

vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập (Điều 73, Điều 201) Khi đương sự đưa

ra yêu cau thì du đương sự đưa ra yêu cầu trước (nguyên đơn đưa ra yêu cầu khởi kiện)hay đương sự đưa ra yêu cầu sau (bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu liên quan độc

lập) thì việc đưa ra yêu câu của các đương sự này đêu phải đảm bảo các yêu câu vê mặt

3 Wolfgang Benedek(Chủ biên) (2008), Tìm hiểu về quyền con người (Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con

người), Nha xuât bản Tư pháp, Hà Nội, trang 178.

Trang 38

hình thức, nội dung theo quy định của Điều 202: “Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêucầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của

mà quyền bình dang còn thé hiện qua quy định về thời hạn kháng cáo của các bên đương

sự là như nhau: 15 ngày kháng cáo đối với bản án sơ thâm và 7 ngày kháng cáo đối vớiquyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS của tòa sơ thẩm (Điều 273) Ngay

cả với quy định tại Điều 275 về kháng cáo quá hạn, tưởng như đó là quy định mang lạilợi thế cho bên đương sự kháng cáo quá hạn nhưng thực chất chính quy định này cũngthé hiện sự bình đăng giữa các đương sự bởi lẽ nếu đương sự có ly do bất kha khánghoặc trở ngại khách quan mà không thể kháng cáo đúng hạn thì đương sự đó vẫn có cơhội kháng cáo, van được bảo đảm quyền bình đăng trong việc tiếp cận tòa phúc thẩmnhư các đương sự khác Song song với quyền bình đăng trong việc tiếp cận tòa phúcthâm thì đương sự còn bình đăng về nghĩa vụ khi thực hiện quyền tiếp cận tòa phúcthâm Điều này thé hiện qua quy định tại Điều 272 BLTTDS 2015: đương sự nào kháng

cáo cũng phải làm đơn kháng cáo, nộp đơn theo đúng thủ tục được quy định và trong đúng thời hạn do pháp luật quy định.

Trong phan quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái tham, quyền bình dang củađương sự trong việc tiếp cận tòa án giám đốc thấm, tái thâm cũng được thé hiện quaquy định tại Điều 327 BLTTDS 2015: trong thời hạn 01 năm kế từ ngày bản án, quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật, các đương sự đều có quyền làm đơn đề nghị người có thấmquyên kháng nghị ra quyết định kháng nghị dé xem xét lại ban án, quyết định đã có hiệulực nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó Khi có đề nghị, cho

dù là đương sự nào trong VADS thì đương sự đó cũng phải làm đơn và đơn đó phải có

đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 328 BLTTDS 2015 Căn cứ đề nghị xemxét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng được quy định bình đăng chotất cả các đương sự Không chỉ minh bạch trong quyền đề nghị kháng nghị giảm đốcthâm, tái thẩm mà còn minh bach cả trong quy trình xử lý đơn đề nghị của đương sự

Trang 39

Các đương sự có quyên bình đăng trong việc tiếp cận tòa án còn thé hiện qua cácquy định của BLTTDS 2015 về biện pháp khan cấp tạm thời (BPKCTT) và thủ tục rútgon Theo quy định tại Điều 111, các đương sự trong quá trình tòa án giải quyết VADSđều có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT và đi đôi với quyền này thì các đương

sự cũng đều phải chịu trách nhiệm nếu yêu cầu áp dụng BPKCTT đó là không đúng,gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba không phải là đương sự (Điều113) Ngoài ra khi có căn cứ theo quy định của pháp luật, các đương sự đều có quyềnyêu cầu tòa án ra quyết định tố tụng phù hợp như quyết định tạm đình chỉ giải quyếtVADS, quyết định đình chỉ giải quyết VADS

- Thứ hai, các đương sự trong TTDS có quyén và nghĩa vụ ngang nhau trong

việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cau cua mình trước tòa an.

Không chỉ khăng định tại Điều 6 mà nội dung này còn thể hiện qua Điều 91BLTTTDS 2015 quy định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự Duong sự có yêu cầuhay đương sự phản đối yêu cầu đều có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình vàtương ứng với nghĩa vụ của chủ thé này sẽ là quyền của chủ thé kia và ngược lại Khinguyên đơn thực hiện quyền khởi kiện thì nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minhcho yêu cầu khởi kiện của mình và tương ứng là bị đơn có quyền chứng minh về yêucau của nguyên đơn đối với mình Ngược lại, nếu bị đơn có yêu cầu phản đối hoặc phản

tố trước yêu cầu của nguyên đơn thì tương ứng với quyền phản đối, phản tố đó bị đơn

sẽ có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu phản đối, phản tố đó của mình và khi đó nguyênđơn lại có quyền chứng minh đối với yêu cầu phản tố, phản đối của bị đơn Bình đẳngvới nguyên don và bi đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền dua

ra yêu cầu độc lập Tương ứng với quyền đưa ra yêu cầu độc lập là nghĩa vụ chứngminh cho yêu cầu độc lập và trong trường hợp này nguyên đơn, bị đơn lại có quyềnchứng minh cho yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Trong quy định về phiên họp cung cấp chứng cứ trước phiên tòa sơ tham cũngthê hiện quyền bình đăng của đương sự Theo Điều 208 BLTTDS 2015, các đương sựđều có quyền được tòa án thông báo về thời gian, địa điểm tô chức phiên họp Tại phiênhọp, các bên đương sự đều có quyền đưa ra và giao nộp cho tòa án chứng cứ chứngminh tại phiên họp và kèm theo quyền đó là nghĩa vụ phải gửi cho đương sự đối lập

Trang 40

bản sao chứng cứ, tài liệu đó theo quy định tại Điều 208, Điều 209, Điều 210 BLTTDS

2015 Quyền bình đắng giữa đương sự có mặt với đương sự vắng mặt tại phiên họpđược thể hiện qua quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTDS 2015: Thâm phán chỉ tiễnhành phiên họp cung cấp, giao nộp chứng cứ theo yêu cầu của các đương sự có mặt khiviệc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyên, nghĩa vụ của đương sự vắngmặt Như vậy, dù có mặt hay vắng mặt thì các đương sự đều được tòa án tạo cơ hội nhưnhau trong phiên họp cung cấp chứng cứ và cũng chính sự ngang nhau về quyền vànghĩa vụ chứng minh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà sau này tại phiên tòa

sơ thấm các đương sự vẫn bình đăng với nhau về quyền và nghĩa vụ chứng minh quacác quy định của BLTTDS 2015 về phiên tòa sơ thâm như Điều 248, Điều 254

Trong các quy định về thủ tục phúc thâm của BLTTDS 2015 cũng thể hiện khá

rõ các đương sự ngang nhau về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ mới để chứngminh cho yêu cầu của mình Ngay từ những điều luật đầu tiên quy định về thủ tục làmđơn kháng cáo phúc thâm, khoản 8 Điều 272 BLTTDS 2015 đã khang định: đương sựnào nộp don kháng cáo cũng phải nộp kèm theo tài liệu, chứng cứ bồ sung (nếu có) déchứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp Tiếp đến, quyềnbình dang trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh của các đương sự trong giai đoạnchuẩn bị xét xử phúc thâm được thê hiện qua Điều 287 BLTTDS 2015: các đương sựđều có quyền bô sung chứng cứ, tai liệu, tuy nhiên thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứphải được thực hiện theo quy định tại Điều 96 BLTTDS 2015 Tiếp đến, tại phiên tòaphúc thâm, các đương sự có quyền ngang nhau trong việc đưa ra chứng cứ chứng minhqua quy định tại khoản 3 Điều 302 BLTTDS 2015: Tại phiên tòa phúc thâm, đương sự

có quyên xuat trình bô sung chứng cứ, tai liệu.

Trong các quy định về thủ tục TTDS đặc biệt là thủ tục giám đốc thâm, tái thâm,quyền bình đắng của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh cũng đượcthể hiện qua một SỐ quy định cụ thể Ví dụ, Điều 328 BLTTDS 2015 quy định cácđương sự có đơn dé nghị về đơn đề nghị giám đốc thắm đều có quyền gửi kèm theonhững tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ vàhợp pháp Điều 330 BLTTDS 2015 còn quy định các đương sự đều có quyền cung cấptài liệu, chứng cứ cho người có thâm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm nếu

tài liệu, chứng cứ đó chưa được tòa án cap sơ thâm, phúc thâm yêu câu đương sự giao

Ngày đăng: 10/04/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w