1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Sử dụng mô hình Logit để phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường đại học

47 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG DAI HỌC KINH KE QUOC DAN KHOA TOAN KINH TE

Dé tai:

SU DUNG MO HÌNH LOGIT DE PHAN TICH CAC YEU TO TAC DONG DEN NHU CAU VAY VON CUA SINH VIEN CAC

TRUONG DAI HOC

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thùy Linh

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

TOM TAT DE TÀI NGHIÊN CỨU

Tiêu đề: “Sử dung mô hình logit dé phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay von của sinh viên các trường Dai học”.

Chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên là một trong những chính sách

có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều kiện dé trang trải chi phí việc học Cùng với đó, số lượng sinh viên trúng tuyển

tăng dần qua các năm đồng nghĩa với nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường đại học cũng sẽ tăng và với mục tiêu không để sinh viên nào phải bỏ học Để nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên, em quyết định lựa chọn đề tài “Sử dụng mô hình logit để phân tích các nhân tổ tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các

trường Đại học”.

Mục tiêu nghiên cứu: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các sinh viên trường Đại học Mục tiêu cụ thể bao gồm: hệ thống lại các các cơ sở lý thuyết và thực tiễn của tín dụng, chính sách tín dụng dành cho sinh viên các trường Đại học, giới thiệu mô hình logit, nêu ra một số thực trạng còn tồn đọng và phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp sử dụng mô hình logit để dự đoán xác suất nhu cầu vay vốn của sinh viên thông qua việc chọn mẫu ngẫu nhiên dé thu thập số liệu qua bảng câu hỏi khảo sát, sau đó tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và mô hình hồi quy binary logistic dé phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học.

Kết quả nghiên cứu: các nhân tổ có tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên gồm: chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, thu nhập của sinh viên, số lượng thành viên trong gia đình còn đang đi học, đối tượng hộ gia đình và nơi cư trú của gia đình sinh

Kết luận và hàm ý: chính sách tín dụng sinh viên chủ yêu nhằm hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tuy nhiên, chính sách vẫn còn tồn đọng nhiều

vấn đề và cần có các đề xuất để nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh

11193020-Pham Thị Thùy Linh-2

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thé các thầy cô giáo chuyên ngành Toán Kinh tế khoa Toán Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vì đã luôn giúp đỡ, đồng hành và hỗ trợ chúng em dé chúng em có được những kiến thức quý báu, là nền tảng giúp chúng em dan hoàn thiện được bản thân mình trên giảng đường đại học trước khi bước ra ngoài cuộc sống sau này.

Hơn hết, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Đào Bùi Kiên Trung — cố van học tập của chúng em Thay đã dạy em hai học phan là Quản trị rủi ro định lượng 1 và Mô hình phân tích, định giá tài sản tài chính 2, đồng thời thầy cũng là người hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và đã truyền cảm hứng ngành Toán cho em, giúp nâng cao kiến thức về chuyên môn cũng như được trưởng thành hơn trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài, do kiến thức của mình còn hữu hạn nên em sẽ không thé tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những đóng gop quý báu của các thầy cô dé em có thể bé sung và hoàn thiện ban thân minh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

11193020-Pham Thị Thùy Linh-3

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

MỤC LUC

TOM TAT DE TÀI NGHIÊN COU -: ©22222222++22EEEEtttEEkxrrsrrrrtrrrrrrrred 2 MUC LUC 0 — Ô 4 0980006000 6

DANH MỤC BANG BIEU 2-5 ©52SS2EE2EE2EE2712211E211221711211 21122121 re 8

DANH MỤC HÌNH VẼ, 22-5 SE 3E 12112111211 0111211 11211 11.11 1 11 reo 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE NHU CẦU VAY VON CUA SINH VIÊN I0

1.1 Téng quan về tin dụng và các trường đại học - 5 scssssseeeererresee 10

1.1.1 Tổng quan về tín 6001010177 - 10 1.1.2.Tổng quan về các trường đại hỌc -+- 2 2+ 2+EE+EE+EE£EEeEEeEEerkerkerrrrerree 10

1.2 Tim 0i)))0/2)):)(02(): (vai 11

1.2.1 Khai niém vé tin Aung SIMH VIEN oo ee 11

1.2.2 Cac quy định của chính sách tín dung dành cho học sinh sinh viên 13

1.2.3 Vai trò của tin dụng đối với sinh viên 2 2+c<+z+E++ExeEEerxerkrrkerreces 16

1.2.4 Mục tiêu của chính sách cho học sinh sinh viÊn Vay - ‹+s-sss+<s+sss++ss 17

1.3 Tổng quan các nghiên cứu - 2-2-2 + x++E££E2EE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEerkrrkrrrrrreee 18

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong THƯỚC << E1 1911191 E91 ngư 18

1.3.2 Tình hình nghiên cứu quốc tẾ - 2 ©¿+s£++£+E£2E£+EE+EE£EE£EE+EEtEErkerkerrerree 20

1.3.3 Khoảng trống nghiên cứu + 2© <+SE+2E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEECEEkerkrrrkrree 21

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh vién 21

CHƯƠNG 2: TONG QUAN VE MÔ HÌNH LOGIT 2 -722c5c:+2225vsscez 24

2.1 Gidi thiéu m6 hinh logit 24

2.2 Thiết lập mô hình logit 0 0 ccccccccccccscsesssssesssesssssessesssessesssesssssesssssessesssesseeesess 24 2.3 Mẫu khảo sát và mã hóa biến ¿5c tt 28 2.3.1 Mẫu khảo sát - 2+ HT HH nàng he àu 28 2.3.2 Mã hóa biến 22:-2222t2222v22211122211127211122.1121111 T111 1 1 29

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG MÔ HÌNH LOGIT DE PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH

HUONG DEN NHU CAU VAY VON CUA SINH VIÊN CAC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

3.1.2 Nam dang 1 a 30

3.2 Thống kê mô ta oe.ececeeccccccccccscssesscssessessesecsseseessessssvcsscsscssessesuessesaessessesaesasaeaseavees 31 3.3 Kết quả kiểm định các biến độc lập 2-22 S2 z22EtEECSExerxeerxrrrrerkees 33 3.4 Sử dung logit dự đoán xác suất của một số trường hợp 2-2 36

CHƯƠNG 4: KET LUẬN - 2-52 5%+SE2E9EE9EEEEEEEE21121121121121111 1111111111 37

4.1 Kết luận - ¿- 2 sSs ExEExEEEEEEE211211211211211 01111 1111111121111011 211011 1e 37

4.2 Giải pháp 22-55-2212 t2 1 2 1221122712711 T11 T11 111112 1 eeerree 37“VAN liêu oan 37

4.2.2 Tăng số lần giải ngân -¿- 2 sSt+SE‡EEEE2E12112112112212110712171 7111211 cxe 38 4.2.3 Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình 2- ¿2 ++z+£xt£EEerxerxrrxerrxeee 38 4.2.4 Tăng cường thu hồi nợ sinh viên sau khi ra trường -¿s2sz+sz+s+2 38 4.2.5 Ôn đình nguồn vốn Vayy 2-2 + S+SE£+E£+E£2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkrrree 38 4.3 KiGi nghiion.c ccecccccccccsssessesssessssssessssssecsusssecsusssecsusssesssessesssessesssessesssesssssessesssesseeesess 39 4.3.1 Về phía Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội -¿- ¿+ =5z+: 39 4.3.2 Về phía chính quyền địa phương + 2 2 £+2++E++E++Ex+EEerxerkerxerrerrerree 39 4.3.3 Về phía nhà trường -¿- ++++<+Ex+EE£EEESEkE2E1E71211271121171.21171 21111 crxe 39 4.3.4 Về phía sinh viên và gia đình - 2 st++z+EEt2EE£EECEEEtEECEEEEEErrkrrkrrrkees 39 4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo -2: 225: 39 KET LUẬN 2-2-5522 2E2112112112212111121211 1111112111111 11 0111101 1 1e 41

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22 2SE2EE2E1E9E1122112711221211211211211 2.1.1 xe 42 PHU LUC I: PHIẾU KHAO SÁTT - 2-2 £+2E£+EEE£EEE+EEEEEE2EEEEEeerkrrrkrrrrrree 44

PHU LUC II: KET QUA PHAN TÍCH SPSS 2-2 2s£© E£2EE£2EE+2EEEeEEerrrreri 45

11193020-Pham Thị Thùy Linh-5

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục - đào tạo là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm, nhất là khi nhu cầu

về nguồn năng lực có trình độ chuyên môn tốt ngày căng cao Trong đó, môi trường

giáo dục đại học đã mở ra cơ hội dé nhiều người có thể phát triển không chỉ về mặt chuyên môn mà còn bao gồm nhiều kỹ năng cần thiết khác nhau Tuy nhiên, hiện tại với mức thu nhập bình quân không ồn định của không ít gia đình do thiên tai: bão, lũ, hạn hán ; những biến cố trong cuộc sống; đặc biệt là do đại dịch COVID — 19 vừa qua thì việc cho con ăn học tới nơi tới chốn là rất khó khăn Đã có rất nhiều sinh viên phải bỏ học giữa chừng vì không đủ tiền đóng học phí cũng như sinh hoạt phí hàng tháng Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/VBHN-BTC 2022 ngày 22 tháng 4 năm 2022 về “Tin dụng đối với học sinh, sinh viên” là văn bản hợp nhất của hai quyết định (Quyết định số 157/2007/QD — TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007; Quyết định số 05/2022/QD — TTg) và Quyết định số 09/2022/QD — TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 về “Tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến”.

Với mức lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn chỉ có một tỉ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay, tiền còn lại được cân đối từ Ngân sách Nhà nước Đây là một chương trình có đối tượng thụ hưởng lớn, thời gian trung bình của một món vay kể từ khi giải ngân cho đến khi thu hồi nợ là khá dài trong khi những nguồn lực là hữu hạn Không chỉ vậy, nguồn vốn này còn bị một số gia đình sử dụng không đúng mục đích ban đầu, bởi vì lãi suất thấp nên các gia đình dù có đủ năng lực lo cho con học đại học van vay dé đầu tư vào

những chuyện khác Theo tính toán của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, những

năm gần đây có bình quân 20% số sinh viên trúng tuyên có nhu cầu vay do đó thiếu hụt về nguồn vốn thực sự rất cấp bách Như vậy, nhu cầu vay của sinh viên có được đáp ứng hết hay không và những nhân tố nào tác động làm tăng nhu cầu vay vốn của sinh viên, xuất phát từ những điều thực tế trên em quyết định chon dé tài: “Sử dụng mô hình Logit để phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường

đại học” Từ đó có thé đưa ra những đề xuất góp phan nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đê tài:

11193020-Pham Thị Thùy Linh-6

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn

của sinh viên các trường.

Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài này là: “Các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn

của sinh các trường Đại học là gì?” Từ đó nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải

pháp đề xuất nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên.

Pham vi nghiên cứu: Sinh viên các trường dai hoc.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp với thống kê mô tả và so sánh dé thu thập số liệu sau đó tiến hành phân tích hồi quy mô hình binary logistic, sau đó phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến nhu cầu vay của sinh viên tại các trường Đại học Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho sinh viên.

5 Kết cấu chuyên đề

Gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về nhu cầu vay vốn của sinh viên + Chương 2: Tổng quan về mô hình Logit

+ Chương 3: Sử dụng mô hình Logit dé phân tích các yếu tố ảnh hưởng

đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học

*_ Chương4: Kết luận

11193020-Pham Thị Thùy Linh-7

Trang 8

Chuyên dé tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

DANH MỤC BANG BIEU

STT Bang Nội dung Trang

1 1.1 Kết quả thực hiện cho vay HSSV của NHCSXH 18

4 2.2 Nội dung mã hóa biến 29 5 3.1 Mô tả sô liệu về tình hình chi phí và thu nhập của 31

sinh viên

3.2 Tổng hợp đặc điểm từ 130 sinh viên khảo sát 32 3.3 Nhu cầu mua thiết bị hỗ trợ học trực tuyến của 33

sinh viên

3.4 Tình hình vay vốn của sinh viên 33

9 3.5 Omnibus Tests of Model Coefficients 3310 3.6 Classification Table 34

lãi 3.7 Kết quả kiểm định Wald các biến trong mô hình 34 12 3.8 Kết quả kiêm định Wald 6 biến trong mô hình 35

11193020-Pham Thị Thùy Linh-&

Trang 9

Chuyên dé tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

DANH MỤC HÌNH VE

STT Biéu dé Nội dung Trang

1 3.1 Cơ cấu giới tính trong mau nghiên cứu 30 2 3.2 Cơ câu năm sinh viên đang theo học trong mẫu 31

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE NHU CAU VAY VON CUA SINH

1.1 Tổng quan về tín dung và các trường đại hoc 1.1.1 Tổng quan về tin dụng

Tín dụng là khái niệm rõ ràng thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và

người đi vay Tín dụng ra đời và đã tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội Quan hệ tín dụng được bắt đầu ngay từ khi thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã.

Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời cũng xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa Trong thời kỳ này, tín dụng được thực hiện đưới hình thức vay mượn băng hiện vật - hàng hóa Cùng với đó là sự xuất hiện sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, làm cho xã hội có sự phân hóa rõ rệt: giàu, nghèo, người năm quyền lực, người không có gì Khi người nghèo gặp phải những khó khăn không thể tránh được thì buộc họ phải di vay, mà những người giàu thì liên kết với nhau dé ấn định lãi suất cao, chính vì thế, tín dụng nặng lãi đã ra đời Trong giai đoạn tín dụng nặng lãi đó, tín dụng có lãi suất cao nhất là 40-50%, do việc sử dụng tín dụng nặng lãi không phục vụ cho việc sản xuất mà chỉ phục vụ cho mục đích tín dụng nên nên kinh tế đã bị kìm ham động lực dé phát triển Về sau, tin dụng đã chuyền sang hình thức vay mượn bang tiền tệ.

“Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh té gan lién voi quá trình tao lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả ”

Đặc điểm của tín dụng: Phân phối của tín dụng có tính hoàn trả; hoạt động của

tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả và ở quan hệ tín dụng sẽ có mặt đồng thời

cả người vay và người cho vay.

Vai trò của tín dụng: Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong kinh tế, đó là công cụ thúc day quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phan điều tiết vĩ mô nền kinh tế; không chỉ vậy, tín dụng còn góp phần thúc đây quá trình tích tụ và tập trung vốn, tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội thực hiện chính sách xã hội Vì thế, tín dụng là công cụ

thực hiện các chính sách xã hội.

Có các loại tín dụng như: Tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng; tín dụng

nhà nước; tín dụng tiêu dùng; tín dụng thuê mua và tín dụng quốc tế.

1.1.2.Tổng quan về các trường đại học

“Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện

nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tô chức

11193020-Phạm Thị Thùy Linh-10

Trang 11

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

theo hai cấp, dé đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.” (Theo Khoản 8 Điều 4 Luật

Giáo dục Đại học năm 2012)

Và việc học đại học được biết đến là việc trọng đại Đa số hiện nay tất cả mọi người đều muốn được vào đại học Và thật tuyệt vời nếu ai cũng có thể đỗ vào trường

đại học mà bản thân mình mong muốn Tuy nhiên, sau đại dịch COVID — 19, mặc dù

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị giữ nguyên mức học phí như năm học 2021-2022 nhưng nhiều trường đại học vẫn công bố những con số tăng chóng mặt, điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu học của sinh viên vì không thể chỉ trả học

Ví dụ như: Đại học Luật Hà Nội dự kiến mức thu học phí năm học 2022-2023, đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, học phí là 2 triệu đồng/tháng -tăng 2,04 lần so với mức 980.000 đồng của năm học 2021-2022 Học phi chương trình đào tạo chất lượng cao là 5 triệu đồng/tháng - tăng 1,65 lần so với mức 3.025.000 đồng của năm học 2021-2022; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết năm học 2022-2023 sẽ chính thức điều chỉnh mức học phí theo tin chỉ sẽ từ 350.000 đồng - 1 triệu đồng/tín chỉ.

Theo đó, ngày 12/9, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học, bàn về phương

hướng nhiệm vụ năm học mới khối giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo

tạo Nguyễn Kim Sơn khuyến nghị các trường đại học công lập chuẩn bị tinh thần thực hiện yêu cầu của Chính phủ về việc không tăng hoc phi năm nay dé đảm bảo việc học của sinh viên được ồn định sau đại dịch.

Tính đến 21/10, đã có 4 trường Đại học ngưng tăng học phí năm học mới Trong đó có Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn áp dụng mức thu học phí như năm học trước, với các chương trình đào tạo chuẩn khoảng 17 - 25 triệu đồng, tuỳ vào số lượng tín chỉ sinh viên đăng ký Học phí các chương trình tiên tiến bằng 1,3 - 1,5 lần chương trình chuẩn cùng ngành; các chương trình dao tạo quốc tế học phí từ 25 - 30 triệu đồng/học kỳ, tùy

theo từng chương trình.

1.2 Tin dụng sinh viên

1.2.1 Khái niệm về tín dụng sinh viên

1.2.1.1 Các khái niệm tín dụng sinh viên

Các định nghĩa, khái niệm tín dụng sinh viên được sử dụng phô biên và có thê

tóm tắt theo các từ điển và quan điểm của Ngân hàng Thế giới (World Bank) như sau: Từ điển của Macmilan viết: “Tín dụng sinh viên là một khoản tiền do ngân hàng hoặc một tổ chức cho sinh viên vay dé hoàn thành khóa học đã đăng ký Sinh viên sau khi

11193020-Pham Thị Thùy Linh-11

Trang 12

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

tốt nghiệp sẽ hoàn trả số tiền này” Từ điển Cambridge viết: “Tín dụng sinh viên là thỏa thuận vay tiền giữa sinh viên một trường cao đăng hoặc đại học với một ngân hàng dé thanh toán cho công việc học tập, sự hoàn trả sẽ bắt đầu sau khi sinh viên kết

thúc học tập và bắt đầu đi làm”.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng: “Chi phí chia sẻ sẽ không thé được thực hiện được một cách công bang mà không có một chương trình cho sinh viên vay có thể hỗ trợ cho tat cả sinh viên, những người có nhu cầu vay cho việc học tap diéu hợp lý của hình thức hỗ trợ tài chính sinh viên được dé xuất với chính phủ làm đảm bảo sinh viên vay vốn chứ không phải là các khoản tài trợ”.

1.2.1.2 Các yếu tổ cầu thành quan hệ hình thức cho vay

Quan hệ hình thức cho vay được tạo nên bởi 4 yêu tô:

- Chủ thé tín dụng gồm người cho vay và người đi vay Trong một số trường hợp, chủ thé thứ ba có thé xuất hiện với tư cách là người bảo lãnh cho vay Người cho

vay là người nhượng quyền sử dụng vốn tín dung cho người khác, có thé là thể nhân

hay pháp nhân, khi nhượng quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác dé theo đuổi những mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau nhưng chủ yếu là kiếm lợi nhuận Người đi vay là người nhận quyền sử dụng vốn tín dụng của người cho vay, có thể sử

dụng vốn tín dụng với hai lý do tiêu dùng hoặc kinh doanh (đầu tư).

- Đối tượng tín dụng là quyền sử dụng nhưng không phải là quyền sở hữu vốn tín dụng băng tiền.

- Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian thực hiện chuyển quyền sử dụng vốn tín dụng đó Nó được tính từ khi bắt đầu giao dịch vốn tín dụng cho người đi vay và kết thúc khi người cho vay nhận lại đối tượng tín dụng kèm theo một phan giá trị tăng

- Giá trị tín dụng (lãi suất lợi tức) là giá trị bù đắp cho người cho vay do việc chuyên nhượng quyền sử dụng vốn tín dụng.

1.2.1.3 Cơ sở hình thành tín dụng sinh viên

Tín dụng ra đời từ rât sớm, nhờ sự phát triên mạnh mẽ trong sản xuât, sự phân

công lao động trong xã hội và sự xuất hiện chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, điều này đã khiến xã hội bị phân hóa Trong đó của cải vật chất tập trung vào tay một nhóm người,

mà một số khác lại có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiêu hàng ngày Vì vậy, ho đã bị day vào cuộc sống vay mượn, nợ nan, đây chính là cơ sở hình thành nên tín dụng Cơ sở hình thành nguồn vốn tín dụng dành cho sinh viên bắt đầu khi thực tế là có nhiều sinh viên đã thi đỗ vào trường đại học nhưng gia đình không

11193020-Pham Thị Thùy Linh-12

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

đủ điều kiện dé trang trải các chi phí, đặc biệt là do đại dich Covid - 19 vừa qua Trước thực tế đó, Nhà nước đã quyết định thành lập quỹ tín dụng cho sinh viên nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình cũng như bản thân sinh viên để sinh viên có thê theo học một cách hiệu quả nhất.

1.2.2 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên

1.2.2.1 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên

e Đôi tượng được vay von

Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập tại các cơ sở giáo dục: đại học,

cao đăng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trung tâm đào tạo nghề được thành lập và

hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam Cụ thé: Sinh viên mô côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha, mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động Sinh

viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghẻo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính vì tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học được xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi cư trú (Theo Điêu 2 Quyết

định 08/VBHN-BTC 2022)

e Điều kiện được vay vốn:

Học sinh, sinh viên đang sinh sống tại hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương, nơi mà cho vay có đủ các tiêu chuẩn trên; đối với sinh viên năm nhất thì phải có giấy báo trúng tuyên hoặc giấy xác nhận được vào học tại trường: đối với sinh viên từ năm hai trở đi phải có giấy xác nhận của trường về việc đang học tập tại trường và

không bị xử lý hành chính về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

(Theo Điêu 4 Quyết định 08/VBHN-BTC 2022)

e Mức vốn và lãi suất cho vay

- Mức vốn: mức tiền hỗ trợ sinh viên vay vốn năm 2007 tối đa là 800.000 đồng/tháng/sinh viên, mức giải ngân qua hang năm tăng dan dé hỗ trợ tối đa cho sinh viên, đến năm 2018 mức giải ngân là 1.500.000d/thang, kể từ ngày 01/12/2019 mức

giải ngân được nâng lên 2.500.000đ/tháng.

Tuy nhiên, sau đại dich COVID — 19, mức tiền hỗ trợ sinh viên vay vốn đã tăng lên tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.

- Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với sinh viên hiện nay là 6,6%/năm ứng với

0,55%/tháng Lãi suất nợ quá hạn được tinh bang 130% lãi suất khi cho vay (Theo

Điêu 5,7 Quyết định 08/VBHN-BTC 2022) e Thủ tục vay vốn sinh viên

11193020-Pham Thị Thùy Linh-13

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

Người vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Chủ gia đình là người đại diện cho gia đình trực tiếp vay vốn và phải có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội, là cha, mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã đủ 18 tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của, hồ sơ cho vay bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn - Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm theo Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có

công chứng) Ngân hàng Chính sách xã hội

- Danh sách hộ gia đình có học sinh, sinh viên đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (mẫu số 03/TD).

- Biên bản họp Tổ Tiết kiệm và Vay von (mẫu s610/TD) - Thông báo về kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD)

e Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian được nhà trường cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả (nếu có) Trong khoảng thời gian này sinh viên chưa cần chỉ trả bất cứ khoản vay nào kế cả tiền lãi và tiền gốc.

- Thời hạn tra nợ là khoảng thời gian được tính từ ngay người vay trả món nợ

đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc lẫn lãi Người vay và ngân hàng có thê thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không được vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định như sau: Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo trong một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay Đối với các chương trình có thời gian đào tạo trên một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay Trường hợp một gia đình vay vốn cho nhiều học sinh, sinh viên cùng lúc, nhưng thời hạn ra trường của

từng học sinh, sinh viên khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo học sinh,

sinh viên có thời gian theo học tại trường dài nhất (Theo Điều 6 Quyết định

08/VBHN-BTC 2022)

e Điều chỉnh thời hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyên nợ quá hạn

Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay gặp khó khăn chưa thê trả nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì mới được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời gian trả nợ Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ chuyên thành nợ quá hạn Ngân hàng Chính sách xã

11193020-Pham Thị Thùy Linh-14

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

hội phối hop với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội dé có biện pháp thu hồi nợ Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thê việc điều chỉnh kỳ hạn

trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyền nợ quá han (Theo Điều 11 Quyết định 08/VBHN-BTC

e Trách nhiệm của các cơ quan

Bộ Tài chính chủ trương, phối hợp với Bộ Kế hoạch va Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước để cho học sinh, sinh viên vay với kinh phí bù lại chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn.

Bộ Giáo dục và Dao tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành:

chịu trách nhiệm chi đạo các trường dai học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc quyền quản lý cùng với Ủy ban nhân dân địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên

và chỉ đạo việc thực hiện xác nhận học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có đủ

điều kiện vay vốn.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định này theo

quy định của pháp luật.

Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, thời hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyên nợ quá hạn cho học sinh, sinh viên theo quy định Tổ chức huy động vốn dé bổ sung nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên cùng với đó phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường đại học, cao đăng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dao tạo nghề

trong quá trình cho vay dé vốn được sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi

cho học sinh, sinh viên nhận tiền vay và đóng học phí.

Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã vay vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định này có trách nhiệm đốc thúc học sinh, sinh viên chuyên tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực tiếp trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội (Theo

Điêu 13 Quyết định 08/VBHN-BTC 2022)

1.2.2.2 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên có hoàncảnh khó khăn để mua thiết bị học tập trực tuyến

e Đối tượng được vay vốn

Học sinh đang học tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy

định của Luật Giáo dục; Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học (hoặc

tương đương đại học), cao dang, trung cấp va các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được

11193020-Pham Thị Thùy Linh-15

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

thành lập và hoạt động theo quy định của luật pháp Việt Nam (Theo Khoản 1 Diéu 3 Quyết định 09/2022/QĐ-TTg)

e Điều kiện được vay vốn

Là thành viên của hộ gia đình: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn bởi ảnh hưởng của đại dịch 19 (có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ mat do dịch

COVID-19); Không có thiết bị, máy tính để đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập dưới mọi hình thức (Theo Khoản 2 Điêu 3 Quyết định 09/2022/QĐ-TTg)

e Mức vốn và lãi suất cho vay

-Mức vốn cho vay tối đa là 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên.

-Lãi suất cho vay là 1,2%/năm Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời gian vay vốn (Theo Điêu 6,9 Quyết định 09/2022/QĐ-TTg)

e Phương thức cho vay

Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện thông qua hộ gia đình.

Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay sau đó giao dịch với

Ngân hàng Chính sách xã hội Trường hợp học sinh, sinh viên đủ 18 tuổi trở lên thì

được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nếu hộ gia đình

không còn thành viên nào đủ 18 tuổi hay thành viên còn lại không đủ khả năng lao

động, không đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việc cho vay của

Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy quyền cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy quyền hoặc trực tiếp cho vay (Theo Điều 4

Quyết định 09/2022/QĐ-TTg)

e Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay nhiều nhất là 36 tháng Đối với trường hợp sinh viên đủ 18 tuổi trở lên trực tiếp đứng tên vay vốn thì tại thời điểm vay vốn nếu thời gian dự kiến kết thúc khóa học còn từ 24 tháng trở lên thì hạn cho vay tối đa được tính từ ngày vay đến hết 12 tháng sau thời điểm dự kiến kết thúc khóa học; Thời điểm dự kiến kết thúc khóa học của sinh viên được xác nhận theo giấy của nhà trường (Theo Diéu 8 Quyết

định 09/2022/QĐ-TTg)

1.2.3 Vai trò của tín dụng đối với sinh viên

Tín dụng có vai trò rất quan trọng với sinh viên Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay những gia đình gặp phải những biến cố trong cuộc sống thì việc trang trải học phí đúng thời hạn và có thể mua đủ các thiết bị hỗ trợ học tập là rất khó

11193020-Pham Thị Thùy Linh-16

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

khăn Điều đó dẫn đến, các sinh viên bắt buộc phải kiếm thêm công việc dé kiếm sông nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập Đối với các trường có sinh viên có kết quả học tập không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường.

Chính vì vậy chương trình tín dụng dành cho sinh viên rất có ý nghĩa, một mặt giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác giúp sinh viên có thể trang trải chi phí học tập và một phần nào đó chi phí sinh hoạt và hỗ trợ thiết bị học tập từ đó giúp sinh

viên yên tâm tập trung vào việc học và tự tin bước vao đời.

1.2.4 Mục tiêu của chính sách cho học sinh sinh viên vay

Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên trên toàn thế giới đều rất đa dạng và được ban hành rộng rãi tùy vào hoàn cảnh của mỗi nước nhưng chủ yếu có năm mục tiêu cơ bản Đầu tiên, mục tiêu xã hội được thấy rõ trong việc trao cơ hội được tiếp tục học tập cho người nghèo, các khoản vay luôn hướng đến các đối tượng thực sự có nhu cầu và mong muốn, hỗ trợ sinh viên thông qua lấy nguồn thu từ mức học phí đóng cao hơn, tăng cơ hội tiếp tục trau dồi kiến thức ở các bậc cao hơn, đây là trợ cấp chéo Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của sinh viên cũng như tăng cường khả năng độc lập về tài chính bên cạnh hỗ trợ sinh viên giảm bớt khó khăn về tài chính trong quá trình học tập Thứ ba, sinh viên an tâm hơn trong việc học hành và tập trung vào việc học dẫn đến sẽ đạt kết quả tốt hơn, góp phần giúp nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai ngày càng tăng Thứ tư, mục tiêu ngân sách của chính sách thê hiện thông qua việc đảm bảo thu nhập cho các trường, từ đó chủ động hơn trong việc duy trì chất lượng đào tạo trước việc chi phí hằng năm sẽ tăng lên Từ đó, chính sách giúp mở rộng hệ thống giáo dục đại học, mở rộng cơ sở hạ tầng, mở rộng các hệ thống của các trường đại học

thông qua mở các trường tư, dân lập.

Mục tiêu của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên tại Việt Nam cũng

đề ra các mục tiêu tương tự như các nước trên thế giới Hằng năm có rất nhiều sinh viên nhận được giấy báo trúng tuyên và nhập học từ các trường nhưng vì điều kiện gia

đình không cho phép nên không thể tiếp tục theo học Chính sách này đồng hành cùng sinh viên trong suốt quãng thời gian theo học cũng như tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người nghèo, đảm bảo việc học trực tuyến trong thời gian dịch bệnh và đảm bao công bằng xã hội Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ điều kiện sẽ dé dàng tìm kiếm được một công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân điều

này sẽ cung cấp một nguồn nhân lực có chất lượng Không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho bản

thân sinh viên mà chính sách góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho gia đình sinh viên Với thực tế hiện nay, hầu hết các trường đã đang và sẽ chuyền sang tự chủ

11193020-Pham Thị Thùy Linh-17

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

tài chính, chính sách này cũng sẽ chia sẻ bớt gánh nặng về học phí cho nhà trường — nơi sinh viên trực tiếp theo học.

Cu thé từ năm 2016 đến năm 2021 kết quả thực hiện cho vay đã đạt được các kết quả như sau:

Bảng 1.1 Kết quả thực hiện cho vay HSSV của NHCSXH từ 2016-2021 Năm Tổng dư nợ Số học sinh sinh viên được vay

(ty đồng) vốn (~ sinh viên)

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hang chính sách xã hội

Thông qua Báo cáo thường niên của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, ta

thấy kết quả thực hiện chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn từ 2016 đến hết

năm 2019 đã đạt được:

- Doanh số tổng dư nợ là: 79.966 tỷ đồng, doanh số bình quân là 13.327 tỷ đồng/năm; doanh số cao nhất đạt 19.375 tỷ đồng vào năm 2016, chiếm 12.31% tỷ trọng

tổng dư nợ trong năm.

- Trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19 bùng nỗ 2019 — 2021, đất nước phải giãn cách xã hội, kinh tế khó khăn nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệm vụ được giao, giúp cho hơn 126.000 học sinh, sinh viên được vay vốn dé chi phí học tập.

1.3 Tống quan các nghiên cứu

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Các đề tài nghiên cứu liên quan dén chương trình tin dụng dành cho học sinh

sinh viên đã được một số người tiến hành với phạm vi trong cả nước cũng như tại địa

phương Trong sỐ các công trình đã được công bố thì có một số công trình có nội dung

tiêu biểu liên quan đến dé tài như sau:

1 Tác giả Nguyễn Mai Hương và Nguyễn Thùy Linh đã nghiên cứu đề tài “Chương trình tín dụng sinh viên và một số van dé đặt ra” Bài viết đưa ra các ưu, nhược điểm của chính sách đồng thời giới thiệu, trình bày các phương thức, thủ tục cho

11193020-Pham Thị Thùy Linh-18

Trang 19

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

vay vốn thông qua hộ gia đình, đại diện hộ gia đình là người trực tiếp đứng ra vay vốn và có trách nhiệm trả nợ với Ngân hàng Chính sách xã hội Từ đó, bài viết tổng hợp những kết quả đạt được từ năm 2007 đến năm 2017 với một số nội dung như sau: chính sách đã tạo cơ hội cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội Bên cạnh đó bài viết cũng đưa ra các hạn chế còn tồn tại của chính sách như: Chủ trương định hướng mới của chính sách mới chỉ được xem xét trong phạm vi hẹp là vai trò tín dụng; đối

tượng vay không áp dụng đánh giá năng lực tài chính của sinh viên; mức giải ngân

chưa hợp lý Cuối cùng, bài viết đưa ra các kiến nghị cũng như đề xuất giải pháp.

2 Phạm Trần Bảo Hòa (2019) trong nghiên cứu “Các nhân tổ ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường Đại học ”: Khoa học tự nhiên, Xã hội nhân văn và trường Sư Phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã đưa ra kết quả chương trình vay vốn đã được triển khai rộng rãi đến các sinh viên nhưng chưa đầy đủ với tình hình đất

nước vừa trải qua đại dịch COVID — 19 hiện nay.

Vậy khi nhu cầu vay của sinh viên tăng lên thì cần điều chỉnh chính sách cho

phù hợp.

Bảng 1.2 Tóm tắt một số nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng sinh viên

STT Nhân tố ảnh hưởng Don vị tính

1 Thu nhap cua gia dinh Triệu đồng/năm 2 Thu nhập của sinh viên Triệu đồng/năm

3 Chi phí học tập VND/thang4 Chi phi sinh hoat VND/thang

5 Số thành viên dang di học Người

6 Đối tượng gia đình = 1 nếu là hộ nghèo/ cận nghèo

= 0 nêu thuộc các đôi tượng khác

7 Nơi ở của sinh viên = | nêu sinh viên ở trọ

= 0 nếu không ở trọ

8 Năm đang học (từ lúc nhập học Năm

đến lúc phỏng vấn)

9 Việc làm thêm = | nêu sinh viên có di làm thêm = 0 nếu sinh viên không đi làm

11193020-Pham Thị Thùy Linh-19

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

10 Số người không còn khả năng lao Người động trong gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Nguyên Quốc Nghỉ và Pham Tran Bảo Hòa 3 Đào Anh Tuấn (2020) trong nghiên cứu “Giải pháp phát triển chương trình tín dụng đổi với hoc sinh sinh viên của NHCSXH trong giai đoạn mới” đã trình bày báo cáo, tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp phát trién chương trình tín

dụng đối với học sinh sinh viên trong thời kỳ mới.

1.3.2 Tình hình nghiên cứu quốc tế

Đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài thì vay vốn đối với học sinh sinh viên là

một trong những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và xem xét dưới nhiều góc độ như khả năng hoàn trả, thu hồi các khoản vay cũng như các chế tài áp dụng đối

với việc không thanh toan và nợ quá hạn Các công trình có thể ké đến:

Nghiên cứu của Hua Shen, Adrian Zidem về “Mức phải trả và khả năng thu hồi những khoản vay sinh viên, so sánh với quốc tế” Bài viết đã nghiên cứu về chương trình từ 39 nước và đã cho thấy chương trình cho sinh viên vay chủ yếu nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước, tỷ lệ phải trả của sinh viên khoảng 40% nhưng tỷ lệ thu hồi vốn còn thấp hơn cả tỷ lệ này.

Bài báo của Tim Leunig và Gill Wyness về trả nợ vay sớm của sinh viên: Chính phủ có nên thực hiện chế tài về kinh tế, nghiên cứu trong bối cảnh chính phủ Anh nâng hạn mức thu nhập bắt đầu trả nợ của sinh viên từ 15.000 lên 20.000 Bảng Anh và đi cùng với đó là lãi suất lớn hơn, chính phủ Anh lo lắng về việc sinh viên trốn trả lãi cao băng cách trả tiền vay sớm và với số lượng lớn, vì vậy tác giả đang nghiên cứu hệ thống cộng thêm phí cho những sinh viên trả tiền vay sớm Tuy nhiên, tác giả bài viết cho răng việc này không phù hợp vì những người trả tiền vay sớm thường là sinh viên nghèo và trả một lượng số tiền nhỏ chia thành nhiều đợt Nguyên nhân của hành động

trả nợ sớm này là vì sợ bị nợ chứ không phải có thừa tiền.

Nghiên cứu của Maureen Woodhall về vay nợ sinh viên: triển vọng, bất cập và những bài học kinh nghiệm từ quốc tế cho rằng có rất nhiều chương trình cho sinh viên vay vốn nhưng không có bất cứ chương trình nào thích hợp với các quốc gia Chính

phủ các nước thường không hài lòng với các chương trình này và có nhiều ý kiến tiêu

cực về chương trình này bởi nó có những đóng góp đáng kế đến quá trình đa dạng hóa

thu nhập và chia sẻ khó khăn cho sinh viên.

11193020-Phạm Thị Thùy Linh-20

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

Tác giả Dynarski và Scott (2008) đã dé cập tới nhân tố “ Chi phí giao dịch” ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên Sự phức tạp, rườm rà của quy trình thủ tục xin vay vốn là những biểu hiện cho việc chi phí giao dịch cao Nghiên cứu về chương trình hỗ trợ sinh viên tại Mỹ của các tác giả Bettinger, Long, Oreopoulos và Sanbanmatsu (2009) chỉ ra rằng việc phô biến và cung cấp đầy đủ thông tin các điều kiện xét duyệt học bồng là chưa đủ dé khuyến khích sinh viên xin hỗ trợ khi quy trình thủ tục còn khá rắc rối, gây ra khó khăn cho người nộp hồ sơ Kết quả nghiên cứu một lần nữa đưa ra mức độ ảnh hưởng của nhân tố “ Chi phí giao dịch” trong quyết định vay vốn của sinh viên.

Bên cạnh đó, nhóm Gross J., O.Cekic, D Hossler, N.Hillman (2009) cũng phân

tích những nguyên nhân sinh viên không trả được nợ ở Mỹ, kết quả nghiên cứu đưa ra các nhân tô ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên bởi ý thức về khả năng trả nợ của bản thân là yếu tố quan trọng đưa ra quyết định vay vốn hay không Những nhân tố đó có thé là khả năng học tập và kết quả học phô thông, thu nhập và các khoản

nợ sau khi ra trường, tuổi tác của những người vay vốn đi học, hoàn cảnh gia đình ảnh

hướng đến khả năng trả nợ và quyết định vay vốn của sinh viên.

1.3.3 Khoảng trồng nghiên cứu

1.3.3.1 Công trình trong nước

Sau khi tham khảo các nghiên cứu có liên quan trong nước, có thê thây đây là

một trong những dé tài được nhiều tác giả trong nước quan tâm Tuy nhiên hiện nay, sau đại dịch COVID — 19 Bing nổ chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học Vì vậy, dé tài nghiên cứu thé hiện tính mới và không bị trùng lặp với các công

trình nghiên cứu trước đây.

1.3.3.2 Công trình nước ngoài

Các công trình nước ngoài hâu như đã tập trung vào việc phân tích nêu lên các

nhân t6 tác động đến nhu cau vay vốn của sinh viên Tuy nhiên, về thang đo nghiên cứu cần được bé sung thêm và hoàn thiện dé xây dựng bộ thang đo hoàn chỉnh.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên

Hiện nay đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành áp dụng chính sách vay vốn dành cho học sinh sinh viên Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cau vay vốn của học sinh sinh viên là một trong những vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu Theo Tilak (1992) cho rằng tiềm năng tài nguyên, tính công bang trong việc chia sẻ chi phí

giáo dục đại học và hiệu quả băng cách làm cho sinh viên cảm thấy được tầm quan

11193020-Pham Thị Thùy Linh-21

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

trọng của giáo dục và nghề nghiệp tương lai của bản thân, đây là những cơ sở mà

chương trình tín dụng học sinh sinh viên được ủng hộ, không chỉ vậy, chương trình

cũng góp phần chuyên được gánh nặng từ thế hệ hiện tại sang thế hệ tương lai.

Tín dụng dành cho học sinh sinh viên là khoản vay dé chi trả các chi phí như học phí, chi phí nghiên cứu, chỉ phí sinh hoạt trong suốt quá trình theo học tại trường

(Jackson, 2002).

Đồng thời, Yeu Ping Chung (2003) cũng cho răng chương trình vay vốn sinh viên là sự hỗ trợ về tài chính được phân bố dựa trên nhu cầu Sự hỗ trợ tài chính này nhằm giúp học sinh sinh viên có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Theo nghiên cứu của Ziderman (2004), Nguyễn Quốc Nghi (2005), Võ Thị Phương Lan (2005) cho rằng nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên bị tác tác động bởi các yếu tố chủ quan cũng như khách quan; các yếu tô đến từ bản thân sinh viên như trình độ đào tạo, khối ngành dao tao ; yéu tố đến từ gia đình sinh viên như sỐ lượng thành viên đang theo học ; các yếu tố từ xã hội có thê ké đến như chi phí học tập, chi

phí sinh hoạt và các chi phí phat sinh khác

Nguyễn Quốc Nghỉ (2010), trong nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên tại Cần Thơ đã đưa một số kết luận liên quan đến nhu cầu vay vốn của sinh viên như: (1) Sinh viên có nhu cầu vay vốn khi bắt đầu học năm thứ hai và năm thứ ba; (2) Thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng là thu nhập bình quân

hầu hết của các sinh viên có nhu cầu vay vốn; (3) Vay vốn được lựa chọn là giải pháp

của nhiều sinh viên trong việc giải quyết khó khăn về van dé tài chính; (4) Mức vay

chủ yếu của sinh viên nằm trong khoảng từ 5 đến 8 triệu đồng: (5) Nhu cầu vay vốn của sinh viên tương quan thuận với số người phụ thuộc trong gia đình Ngược lại,

quyết định vay vốn của sinh viên có tương quan nghịch với thu nhập của gia đình và

thu nhập của bản thân sinh viên.

Trong khi đó, Erik Cantona và Andreas Blomb sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá nhu cau tài chính của học sinh, sinh viên phụ thuộc vào các yếu tô trình độ học vấn, tuôi tác, thu nhập sinh viên ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc chính phủ

hỗ trợ tài chính cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và được tính toán theo

mô hình Probit:

Pr(DENROL = 1); = a+ BX; + yT; + &.

Trong đó: +DENROL = 1 néu người đó dang theo hoc dai học và 0 ngược lại + ¡ là số sinh viên

+ơ là một giá tri

11193020-Pham Thị Thùy Linh-22

Trang 23

Chuyên đề tốt nghiệp khoa Toán Kinh tế

+X là chi phí học tập của sinh viên tác động của sự can thiệp vào biến kết quả được ước tính từ các khoản vay dựa trên thành tích học tập của sinh viên được đo bằng y

+T cho biết phương hướng giải quyết tùy thuộc vào liệu học sinh sinh viên nhận được sự trợ giúp về tài chính của chính phủ hay không.

Dé đi đến kết luận này, các tác giả xác định một giả định DAID = 1 khi học sinh

nhận được một khoản trợ cấp từ chính phủ, và 0 nếu ngược lại.

Đối với dé tài nghiên cứu của các luận án vẫn còn khá nhiều chỗ trống và nên

được lắp đầy Về thang đo nghiên cứu của các nhân tố cần hoàn thiện thêm về thang đo hoặc bổ sung các nghiên cứu cũ và trước đầy còn nhiều hạn chế, nghiên cứu của

Nguyễn Quốc Nghi (2010) đưa ra các yếu tô ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn nhưng hiện tại các yếu tố đó đã khác với hiện tại như: lãi suất cho vay, mức học phí, chi phí

sinh hoạt, số tiền cho vay, tiêu chí xét hộ nghèo, cận nghèo đặc biệt là trong thời gian đại dịch bùng nô, học sinh sinh viên các cấp đều học tập trực tuyến nên cần các thiết bị công nghệ hỗ trợ Do đó, các nghiên cứu hiện tại cần bổ sung thêm các biến độc lập có liên quan đề tăng khả năng nghiên cứu của mô hình và hoàn chỉnh bộ thang đo Dựa trên những nghiên cứu trước đây, tôi quyết định lựa chọn 7 biến bao gồm: chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, thu nhập của sinh viên, đối tượng gia đình, nơi cứ trú của gia

đình, số lượng thành viên đang theo học, nhu cầu mua thiết bị hỗ trợ học trực tuyến.

Bởi vì, so với mô hình của tác giả Nguyễn Quốc Nghị, tôi không lựa chọn đưa biến năm đang theo học vào bởi theo Nghị định của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2022— 2023 thì mức học phí qua các năm tăng khoảng 10% điều này không ảnh hưởng nhiều

đên nhu câu vay vôn của sinh viên.

11193020-Phạm Thị Thùy Linh-23

Ngày đăng: 09/04/2024, 17:31

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w