Chương trình chú trọng “Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.” Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đó là thái
Trang 1SÁNG KIẾN Tên đề tài:
VẬN DỤNG KỶ THUẬT PHỎNG VẤN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNGANH CHO HỌC SINH LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
Môn/Lĩnh vực: Tiếng AnhMã số: 14
Hà Tĩnh, tháng 12 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
I Bối cảnh của đề tài 5
II Lý do chọn đề tài 5
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6
IV Mục đích nghiên cứu 6
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 7
PHẦN NỘI DUNG 8
I Cơ sở lý luận 8
1 Dạy nói tiếng Anh 8
2 Phỏng vấn (Interview) 8
II Thực trạng rèn luyện kỹ năng nói 9
1 Kỹ năng nói của học sinh 9
2 Việc dạy nói và học nói 10
III Vận dụng kỷ thuật phỏng vấn rèn luyện kỹ năng nói 11
1 Giới thiệu chủ đề, xây dựng câu hỏi phỏng vấn, cung cấp ngữ liệu, luyện phản xạ.11
Trang 34.2 Phỏng vấn 15
4.3 Sau khi phỏng vấn 16
IV Hiệu quả mang lại của sáng kiến 19
1 Kĩ năng nói của học sinh sau khi áp dụng giải pháp 19
2 Mong muốn của học sinh về việc áp dụng kỹ thuật phỏng vấn 21
V Khả năng ứng dụng và triển khai 22
VI Ý nghĩa của sáng kiến 22
Trang 4DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦUI Bối cảnh của đề tài
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy Ban Nhân dân, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cũng như yêu cầu về chuẩn đầu ra đối với học sinh Theo đó, học sinh THPT đạt trình độ bậc 3 sau khi hoàn thành chương trình tiếng Anh THPT Tuy nhiên, thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có 51.56% bài thi tốt nghiệp tiếng Anh năm 2022 dưới TB [1] Tại đơn vị chất lượng còn thấp hơn nhiều, gần 77% bài thi tiếng Anh năm 2022 dưới trung bình Kết quả khảo sát chất lượng đầu vào môn tiếng Anh đối với học sinh lớp 10 Chương trình GDPH 2018 cho thấy phần lớn học sinh rất yếu kỹ năng nghe-nói.
Đặc biệt, trong bối cảnh triển khai Chương trình GDPT 2018, chương trình tiếng Anh “đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học tiếng Anh giữa các cấp” [2] Đây là năm đầu tiên triển khai đồng bộ với 100% học sinh lớp 10 Chương trình chú trọng “Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.” Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đó là thái độ học tập của học sinh đối với việc rèn luyện kỹ năng nghe-nói Cùng với đó, lối mòn kinh nghiệm trong phương pháp dạy học của giáo viên phần nào đó ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình mới Nhiều chuyên gia nhận định ảnh hưởng của Covid 19, kỹ năng nói chưa được đưa vào các bài thi (thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp THPT), nên học sinh chưa tích cực rèn luyện kỹ năng này là điều đương nhiên
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng học sinh không thể giao tiếp được sau nhiều năm học tiếng Anh Một điều đáng buồn là nhiều em vẫn đạt điểm cao môn tiếng Anh trên giấy thi nhưng kỹ năng nghe nói thì vô cùng tệ Tại hội thảo tập huấn SGK tiếng Anh 10 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tổ chức, giảng viên Hoàng Tuấn Anh chia sẻ “ các tiết học tiếng Anh còn nặng về ngữ pháp và từ vựng” Bàn về vấn đề này, thời gian qua ngành giáo dục đã có những bước đi cần thiết nhằm cải thiện tình hình Theo đó, dưới sự chỉ đạo của Sở GDĐT Hà Tĩnh, nhiều giải pháp đã được các nhà trường triển khai đồng bộ nhằm phát động phong trào học tập tiếng Anh Tuy nhiên, ít nghiên cứu cụ thể bàn về tổ chức các hoạt động trên lớp nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho đối tượng học sinh được đề xuất.
Trang 6II Lý do chọn đề tài
Báo cáo trên báo Dân trí ngày 28 tháng 9 năm 2018 thì “98% học sinh Việt Nam học tiếng Anh trung bình 7 năm không thể giao tiếp cơ bản” [3] Theo Báo cáo Tổng kết năm học 2021-2022, điểm thi Tốt nghiệp môn tiếng Anh còn thấp Nhiều giáo viên đứng lớp khi được hỏi về khả năng nói tiếng Anh của học sinh cũng bày tỏ quan ngại là đại đa số không thể giao tiếp được những câu đơn giản nhất Các chuyên gia cho rằng việc đặt ra áp lực đổi mới kĩ năng, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học là bước đi thiết thực nhằm “đánh thức” cảm xúc trong mỗi tiết học tiếng Anh Bàn về vấn đề này trên báo Hà Tĩnh ngày 19 tháng 4 năm 2017 tiến sỹ Nguyễn Gia Việt – Nguyên Trưởng bộ môn Đại học Hà Tĩnh cho rằng khi “tổ chức các hoạt động về một chủ đề chủ điểm kiến thức đòi hỏi người dạy phải tư duy, vận động và có niềm cảm hứng để truyền cho người học” Cùng với quan điểm đó Ông Nguyễn Mạnh Hào – Tổng giám đốc Softech Corporation cho rằng “học sinh thích học tiếng Anh hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy tạo cảm hứng cho các em” [4] Tuy nhiên, báo cáo tổng kết năm học 2021-2022 của Sở GDĐT Hà Tĩnh chỉ tồn tại: “phương pháp và kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy vẫn còn yếu” [5].
Chương trình tiếng Anh trung học phổ thông nói chung, tiếng Anh 10 nói riêng được xây dựng theo đường hướng giao tiếp (communicative approach) với mục đích lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tuy nhiên, chất lượng đầu vào của học sinh thấp, kỹ năng nói còn yếu, học sinh chưa thích ứng và tiếp cận với các tiết rèn luyện kỹ năng nói trong chương trình tiếng Anh 10 hiệu quả Nhận thức được điều đó, thời gian qua chúng tôi đã nổ lực tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh Nhiều nghiên cứu khoa học đã bàn về vấn đề cải thiện kỹ năng giao tiếp, cụ thể là kỹ năng nói Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên 100% học sinh được học theo chương trình tiếng Anh mới, nên chưa có nhiều nghiên cứu bàn về việc khai thác, thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh học tiếng Anh 10 chương trình GDPT 2018 Do vậy, để cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng dạy kỹ năng nói, chúng tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài “Vận dụng kỹ thuật rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh theo học Chương trình GDPT 2018 theo năng lực của học sinh”.
Trang 7III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào hai nội dung chính nhằm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh học tiếng Anh 10 Chương trình GDPT 2018 Thứ nhất, thực trạng dạy nói và chất lượng về kỹ năng nói tiếng Anh Thứ hai, vận dụng kỹ thuật Interview nhằm thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói.
Để tiến hành khảo sát thực trạng, thực nghiệm đề tài chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 160 học sinh lớp 10 tham gia vào đánh giá năng lực đầu vào và thái độ rèn luyện kỹ năng nói của học sinh Theo đó, 10 giáo viên THCS cũng được khảo sát về việc dạy học tiếng Anh Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng trong học kỳ I.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và định tính Dữ liệu được thu thập qua bài kiểm tra kỹ năng nói theo định dạng đề thi IELTS và phiếu khảo sát Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi mở và đóng được phát cho học sinh sau khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra nói.
Nghiên cứu, vận dụng kỹ thuật Interview thiết kế các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 vào dạy thực nghiệm Quan sát, khảo sát kỹ năng nói nhằm đánh giá tính hiệu quả của đề tài Để xác thực tính hiệu quả của đề tài, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 2 nhóm tham gia đánh giá kỹ năng nói (nhóm được thực nghiệm gồm 25 học sinh và nhóm không thực nghiệm, 25 học sinh).
Giả thuyết khoa học là nhóm được thực nghiệm ít nhiều sẻ có tiến bộ về kỹ năng nói so với nhóm học sinh không được áp dụng đề tài.
IV Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình triển khai dạy học sách giáo khoa tiếng Anh 10, Chương trình GDPT 2018 cho học sinh lớp 10, chúng tôi thấy học sinh gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các tiết rèn luyện kỹ năng nói Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với các mục đích sau: (1) nhận thức của học sinh lớp 10 đối với việc rèn luyện và hình thành kỹ năng nói; (2) năng lực lực nói của học sinh trước khi tiếp cận với các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói; (3) giải pháp thực nhằm xây dựng niền tin, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói.
Từ những mục đích được đề cập trên, nghiên cứu này tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Kỹ năng nói của học sinh ở mức độ nào khi tiếp
Trang 8cận với sách giáo khoa tiếng Anh 10 (Global success)?; Câu hỏi 2: Học sinh gặp những khó khăn gì khi rèn luyện kỹ năng nói?; Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào nhằm cải thiện tình hình, xây dựng niềm tin, tạo cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói trên lớp, ngoài lớp học.
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu chương trình SGK tiếng Anh 10 (Global Success), chúng tôi thấy học sinh không chỉ được trang bị kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng mà còn giúp học sinh làm chủ việc học tập thông qua các tình huống giao tiếp mang tính thời sự, cập nhật Đặc biệt, các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói được thiết kế logic từ việc cung cập ngữ liệu, tình huống hóa đến khâu học sinh luyện nói một cách tự do Tuy nhiên, một điều đáng buồn là do chất lượng đầu vào thấp, học sinh không những thiếu, yếu về từ vựng, ngữ pháp mà còn cả ý tưởng sáng tạo.
Nghiên cứu cho thấy trước khi tổ chức các hoạt động hội thoại (conversation, Unit 1); thảo luận và trình bày (Discussion and presentation, Unit 2); trình bày (Presentation, Unit 3,4&5); …học sinh đều được cung cấp ngữ liệu, ý tưởng thông qua các hoạt động trước đó Các hoạt động này được thiết kế dựa trên nền tảng học sinh đã học tiếng Anh được 7 năm Tuy nhiên, kết quả khảo sát về năng lực tiếng Anh đầu vào còn thấp Như vậy, nếu máy móc thực hiện các hoạt động được thiết kế theo SGK cho đối tượng học sinh có chất lượng đầu vào thấp thì phần lớn học sinh mất niềm tin, không có khả năng tham gia vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói hiệu quả.
Để giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên, chúng tôi vận dụng kỷ thuật phỏng vấn (Interview techniques), thiết kế các hoạt động, tạo cơ hội cho học sinh tham gia hoạt động giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nói Một điều thú vị của kết quả nghiên cứu cho thấy là học sinh có kết quả cao trên giấy chưa chắc đã nói tốt Tuy nhiên, đối với những học sinh nói tốt, thì kiến thức về từ vựng và ngữ pháp của các em sẻ được cải thiện là điều đương nhiên Nghiên cứu của Đào Bình Thịnh [6] cho thấy sử dụng ngôn ngữ dẫn đến sự gia tăng về kiến thức về từ vựng và ngữ pháp Chính vì vậy, nếu muốn nâng cao chất lượng giảng dạy ngôn ngữ, luyện tập là con đường trọng yếu,
Trang 9PHẦN NỘI DUNGI Cơ sở lý luận
1 Dạy nói tiếng Anh
Hoàng Văn Vân và các cộng sự [7] cho rằng dạy nói cũng giống như dạy từ vựng và cấu trúc câu; ngữ liệu cung cấp trước sau đó luyện tập và cuối cùng diễn đạt ý tưởng theo chủ đề, chủ điểm một cách tự do.
Nguyễn Quốc Hùng [8] cho rằng dạy nói là quy trình huấn luyện cho học sinh xây dựng năng lực giao tiếp bằng lời Nó bao gồm 2 mục đích cụ thể là xây dựng năng lực tham gia một cách thành công vào các cuộc hội thoại, các cuộc thảo luận nhóm; năng lực truyền đạt bằng lời dưới các hình thức trình bày (presentation), nói chuyện (talk), bài giảng (lecture).
Xét về việc dạy cả hai chủ biên tài liệu bồi dưỡng giáo viên đều bàn về kĩ thuật dạy nói Tuy nhiên, về phương pháp dạy nói thì Nguyễn Quốc Hùng đưa ra các kĩ thuật nhằm rèn luyện năng lực ngôn ngữ cụ thể hơn Do vậy, giải pháp này thực hiện theo quy trình nhằm hướng đến việc xây dựng năng lực tham gia thành công vào hội thoại, người phỏng vấn (interviewer), người được phỏng vấn (interviewee) và năng lực truyền đạt bằng lời nói (reporter) của chủ biên này.
2 Phỏng vấn (Interview)
Có khá nhiều định nghĩa, khái niệm về phỏng vấn Từ điển tiếng Việt được cập nhật mới nhất năm 2022 thì phỏng vấn (Interview) là hỏi ý kiến để công bố trước dư luận Khái niệm này được hiểu là quá trình trao đổi thông tin có chủ đích (cụ thể là quá trình hỏi và trả lời) giữa hai hay nhiều người Nguyễn Quốc Hùng cho rằng phỏng vấn là cuộc đối thoại bao gồm câu hỏi từ người phỏng vấn và câu trả lời từ người phỏng vấn.
Từ các khái niệm và mục đich của phỏng vấn, nghiên cứu này chúng tôi thực hiện việc vận dụng kỹ thuật phỏng vấn theo quy trình: chuẩn bị phỏng vấn – học sinh đặt được câu hỏi/chuẩn bị được câu trả lời; phỏng vấn – học sinh tham gia thành công vào hội thoại; sau khi phỏng vấn-học sinh trình bày được thông tin từ phỏng vấn.
Trang 10II Thực trạng rèn luyện kỹ năng nói1 Kỹ năng nói của học sinh
Để có cái nhìn tổng quan về kỹ năng nói tiếng Anh, chúng tôi tiến hành khảo sát 160 học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 Các câu hỏi được thiết kế theo hình thức IELTS tuy nhiên ở mức độ bậc 1, 2(theo khung năng lực của Việt Nam) Nội dung của câu hỏi xoay quanh các chủ đề bản thân, gia trình, và các chủ đề được học ở chương trình tiếng Anh lớp 9 Kết quả về kĩ năng nói của học sinh được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1: Năng lực nói của học sinh trước khi tiếp cận chương trình tiếng Anh10
Biểu đồ 1 cho thấy 93 % học sinh không nói không được và nói yếu; chỉ có một số ít nói được từ TB Điều đáng buồn là không học sinh nào có khả năng nói khá-tốt Phân tích thêm kết quả tuyển sinh 10 môn tiếng Anh năm 2022, có đến 77.6% có điểm dưới TB trong kỳ thi tuyển sinh 10 Kết quả này phản ánh rằng chất lượng đầu vào tiếng Anh tại đơn vị rất thấp Lý giải cho kết quả không mong muốn này, nhiều ý kiến cho rằng điều kiện học tiếng Anh tại địa bàn khó khăn còn thấp là hiển nhiên Tuy nhiên, để có câu trả lời xác đáng, khoa học và đáng tin cậy, chúng tôi tiến hành khảo sát về việc dạy nói và học nói qua đó tìm hiểu thêm nhận thức của học sinh về việc rèn luyện kỹ năng nói.
2 Việc dạy nói và học nói
Để trả lời cho câu hỏi tại sao các em không thể nói tiếng Anh, chúng tôi tiến hành khảo sát về nhận thức của học sinh về kĩ năng nói Kết quả khảo sát cho thấy có
Trang 11đến trên 90 % học sinh cho rằng mục đích học làm các bài thi, hoàn toàn không chú trọng rèn luyện kỹ năng nói Như vậy, mục đích học tập tiếng Anh trong học sinh không vì mục đích giao tiếp Điều này hoàn toàn đi ngược với quan điểm dạy học ngoại ngữ hiện nay Theo đó, học sinh có lẽ chưa có cơ hội tham gia vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng nói Để xác thực cho nhận định trên, chúng tôi tiến hành vỏng vấn 10 giáo viên tiếng Anh THCS về việc phân bố thời lượng cho một chủ đề dạy học trong chương trình tiếng Anh lớp 9 Kết quả phỏng vấn được thống kế qua biểu đồ:
Biểu đồ 2: Phân bố thời lượng cho một chủ đề
Biểu đồ 2 cho thấy quỹ thời gian dành cho giải thích ngữ pháp, từ vựng là trên 50%, trong khi đó thời gian dành cho kĩ năng nghe-nói là thấp Chúng ta không phủ nhận vai trò của việc dạy ngữ pháp-từ vựng, tuy nhiên nó cần phải được song hành phân phối thời gian cho các kĩ năng nghe-nói, đặc biệt là kĩ năng nói Bởi các nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh có nói tốt, mới viết tốt và nghe tốt Kết quả này cũng phản ánh một thực tế là tại sao nói tiếng Anh là một nổi ám ảnh của các em học sinh hiện nay Lý giải cho vấn đề tại sao giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng nói đối với học sinh, nhiều giáo viên cho rằng việc dạy học tiếng Anh hiện nay ở cấp này đang chú trọng đến chất lượng làm bài thi tuyển sinh 10 Chính vì vậy, các kỹ năng nghe nói chưa được quan tâm đúng mức là điều dễ hiểu trong bối cảnh áp lực thi cử hiện nay.
III Vận dụng kỹ thuật phỏng vấn rèn luyện kỹ năng nói
1 Giới thiệu chủ đề, xây dựng câu hỏi phỏng vấn, cung cấp ngữ liệu, luyện phản xạ
1.1 Mục đích
Trang 12Mục đích của hoạt động là bước luyện phản xạ giúp học sinh hiểu được câu hỏi, biết cách trả lời câu hỏi trong các tình huống gia tiếp Ở giai đoạn này, học sinh thực hành theo cặp dưới sự hỗ trợ của giáo viên nhằm giúp học sinh biết được cách hỏi, cách trả lời.
1.2 Các bước thực hiện
Chúng tôi trình bày các bước thực hiện hoạt động này kết hợp với minh họa bằng việc thiết kế lại các hoạt động ở Unit 1, Speaking (tiếng Anh 10, Global Success) nhằm tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội tham gia vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói phù hợp với trình độ, năng lực.
Bước một: Giới thiệu chủ đề, xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn, cung cấp ngữliệu
Học sinh làm việc theo cặp/nhóm và được cung cấp chủ đề phỏng vấn Đối với học sinh khá, các em làm việc theo cặp/nhóm nghỉ ra càng nhiều câu hỏi và trả lời (Q&A) càng tốt Đối với đối tượng học sinh yếu giáo viên có thể hỗ trợ các gợi ý nhằm giúp học sinh xây dựng bảng câu hỏi cũng như định hướng câu trả lời.
Bảng câu hỏi phỏng vấn có thể xây dựng ở bước này có thể như sau:
1 Do you often do housework? Yes 2 How many hours a week do you spend doing housework? 3 What types of housework do you often do?
4 Do you think children should do housework? Why (not)
Bước hai: Cung cấp ngữ liệu
Sau khi giúp học sinh xây dựng các câu hỏi phỏng vấn về chủ đề, giáo viên cung cấp ngữ liệu thông qua các câu hỏi phỏng vấn
should do houseworkShouldn’t do housework
+ Doing housework helps children develop life skills.
+ Doing housework teaches them to take
+ Kids/children should be given plenty of playtime when they are young + Children may break or damage things
Trang 13+ Doing housework helps strengthen family bonds.
when doing housework.
+ They need more time to study and do homework.
Bước ba: Luyện phản xạ
Giáo viên làm mẫu với một học sinh, cả lớp chú ý Lúc này giáo viên hỏi, học sinh đáp, giáo viên sử dụng thông tin trực tiếp từ học sinh điền vào phiếu khảo sát như một minh họa.
Ví dụ: Teacher: Do you often do housework, Nam?
Nam: Well Honestly speaking, I often help my parents with housework Giáo viên sử dụng thông tin thu được từ câu hỏi ‘Do you often do housework, Nam?’ điền vào phiếu khảo sát (Yes) như một ví dụ minh họa về thu thập thông tin nhằm giúp học sinh biết mình phải làm gì trong quá trình phỏng vấn Học sinh làm việc theo cặp luyện hỏi đáp Lúc này học sinh chưa lấy thông tin để hoàn thành phiếu khảo sát.
Học sinh luyện hỏi đáp một cách cơ học (hình thức luyện thụ động) , ở giai đoạn này giáo viên có thể hỗ trợ thêm cho học sinh về ngữ âm, từ vựng Đặc biệt, tùy vào chủ đề dạy học, giáo viên cung cấp cho học sinh những cách diễn đạt ngôn ngữ trong tiếng Anh thông dụng nhất khi giao tiếp như: I think that/ I strongly believe that/ I’m sure that/you should/ how about…
2 Tổ chức hoạt động phỏng vấn/ khảo sát lấy thông tin2.1 Mục đích
Mục đích là tạo cơ hội cho học sinh trực tiếp tham gia vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng hỏi đáp, thu thập thông tin trực tiếp qua đó xây dựng năng lực tham gia thành công hội thoại Ở giai đoạn này, hoạt động được tình huống hóa, học sinh phỏng vấn (interviewers) có cơ hội vận dụng câu hỏi vào tình huống thực tế để hỏi nhằm thu thập thông tin hoàn thành thông tin vắn tắt vào bảng Đối với học sinh được phỏng vấn phải nổ lực sử dụng ngữ liệu đã được học để trả lời các câu hỏi một cách thực tế mà người phỏng vấn đưa ra Qua hoạt động này, học sinh vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ
Trang 14pháp đã được học trước đó thực hành rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách thực tế trong cuộc phỏng vấn.
2.2 Các bước thực hiện
Chúng tôi trình bày các bước triển khai hoạt động phỏng vấn thông qua một ví dụ minh họa từ Unit 2, speaking (talk about a TV music show).
Bước một: Phát phiếu khảo sát, phân nhóm hoặc cho học sinh tự lựa chọn đối
tượng được phỏng vấn Nếu học sinh lựa chọn đối tượng phỏng vấn thì học sinh phải điền tên người được phỏng vấn vào phiếu khảo sát trước.
Interview your friends about their their favourite TV music show
……… ……… ……… 1 Do you often watch TV music shows?
2 What is the name of your favourite TV music show?
3 How many hours per week do you spend watching it?
4 Why do you like watching it?
5 Can you tell me something about the show?
Bước hai: Dành thời gian cho học sinh từ 3-5 phút thực hiện phỏng vấn, hoàn
thành thông tin trong phiếu khảo sát Để việc phỏng vấn trôi đều, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh nếu gặp khó khăn Lưu ý học sinh sử dụng thông tin có được để hoàn thành phiếu khảo sát Việc ghi thông tin vào phiểu phỏng vấn (khảo sát) cần thực hiện nhanh gọn bằng các từ/cụm từ chính (key words).
Bước ba: Xử lý thông tin, chuẩn bị bài thuyết trình/báo cáo là một giai đoạn
cực kỳ quan trọng Để một bài thuyết trình, báo cáo được chuẩn bị tốt, quy trình xử lý thông tin cần được xử lý gồm các bước sau: (1) nhanh chóng phân loại, sắp xếp thông tin; kết hợp thông tin có được từ phỏng vấn và thông tin có sẳn; bổ sung thêm thông tin để chuẩn bị bài báo cáo/thuyết trình.
3 Báo cáo, thuyết trình (Report/Presentation)3.1 Mục đích
Trang 15Nguyễn Quốc Hùng [8] cho rằng trình bày có 2 loại mục đích: trình bày mang mục đích thông báo (informative presentation); trình bày mang mục đích thuyết phục (Pursuasive Presentation) Cả hai loại trình bày đều mang mục đích phát triển kĩ năng ngôn ngữ (language skills) và kĩ thuật giao tiếp (communicative techniques) Tuy nhiên, trong phạm vi của giải pháp, đối với đối tượng dạy học theo chương trình tiếng Anh 10, chúng tôi tổ chức các hoạt động trình bày với mục đích thông báo để từ đó hình thành được năng lực truyền đạt thông tin qua hình thức trình bày.
3.2 Các bước thực hiện
Bước một: Đính hướng học sinh xác định mục đích trình bày với mục đích
thông báo Hướng dẫn học sinh sử dụng thông tin/dữ liệu thu được từ hoạt động phỏng vấn, chuẩn bị một báo cáo để trình bày kết quả thu được từ cuộc phỏng vấn Hướng dẫn học sinh trình bày (presentation) qua 3 phần: mở đầu (opening) qua 1 đến 3 câu giới thiệu về bản thân và mục đích trình bày; nội dung chính là trình bày các thông tin chính đã được hoàn thiện ở phiếu khảo sát; kết thúc từ 1 đến 2 câu.
Bước hai: Tổ chức cho học sinh luân phiên trình bày trong nhóm, hoặc có thể
gọi một số học sinh trình bày trước lớp Lúc này cả lớp lắng nghe, giáo viên quan sát Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp sau khi lắng nghe phải đưa ra các nhận xét về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, thông tin, ngôn ngữ cơ thể … để rút kinh nghiệm qua đó rèn luyện kĩ năng nói tốt hơn.
Bước ba: Tổ chức cho học sinh nhận xét, khuyến khích học sinh tham đưa ra
một số câu hỏi đơn giản mà người trình bày chưa báo cáo hết…
4 Xây dựng các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói vận dụng kỹ thuật phỏng vấn
4.1 Trước khi phỏng vấn
Dưới đây chúng tôi minh họa các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 chương trình GDPT 2018 (phần Speaking, Unit 1: Family Life).
Thay vì sử dụng các hoạt động trong SGK, chúng tôi điều chỉnh các hoạt động theo hình thức khác nhằm tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh có cơ hội tham gia vào hoạt động cặp/nhóm và cá nhân một cách tích cực hơn
Hoạt động 1: Work in pairs Make the questions, using the following answers.