Tiểu luận luật hình sự đề tài chủ thể của tội phạm

43 0 0
Tiểu luận luật hình sự đề tài chủ thể của tội phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ

ĐỀ TÀI: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 11 năm 2023

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5

Trần Lê Trâm Anh – K225021950Trần Quốc Trung – K225021997Trương Thiên Vấn – K225022003Nguyễn Hữu Quốc – K225021986Đoàn Anh Minh – K225021971Mai Đỗ Như Quỳnh – K215022226Nguyễn Nguyên Đức – K215022208

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

TIỂU LUẬNLUẬT HÌNH SỰ

ĐỀ TÀI: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 11 năm 2023

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 5

Trần Lê Trâm Anh – K225021950Trần Quốc Trung – K225021997Trương Thiên Vấn – K225022003Nguyễn Hữu Quốc – K225021986Đoàn Anh Minh – K225021971Mai Đỗ Như Quỳnh – K215022226Nguyễn Nguyên Đức – K215022208

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên Ngô Minh Tín Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Luật hình sự, nhóm em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy Thầy đã giúp nhóm em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài: “Chủ thể của tội phạm”.

Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên khó tránh khỏi có những thiếu sót trong bài làm Chúng em rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá từ thầy Ngô Minh Tín để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tôi xin cam đoan đề tài tiểu luận nghiên cứu: “Chủ thể của tội phạm” là công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi

Các nội dung, kết quả nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính nhóm tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo

Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu như có bất cứ vấn đề gì xảy ra liên quan đến tính chính xác và duy nhất của sản phẩm này

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 7

MỤC LỤC

Trang 8

3.2 Mối quan hệ giữa chủ ể của tội phạm là cá nhân và nhân thân ngườthi

3.3 Đặc điểm của nhân thân người phạm tội được nghiên cứu trong Luật Hình

4.1.1 Về ệc quy định chủ ể của tội phạm hình sự có thể là pháp nhân vi th

4.1.2 Về độ ổi trở thành chủ ể của tộtu th i phạm của người chưa thành niên.22

4.1.3 Về việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về ủ ể của tộch th i

4.2.1 Kiến nghị sửa đổi đối đi m bể ất cập về pháp nhân thương mại 24

4.2.2 Kiến nghị sửa đổ ề quy địi v nh đ tuộ ổi để ở thành chủ ể ịu trách tr th ch

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành từ năm 1985, là công cụ sắc bén của Nhà nước trong quản lý trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi , ích của Nhà nước, của các tổ chức và công dân, góp phần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

Một trong những nội dung quan trọng của luật hình sự đó là vấn đề cấu thành tội phạm Việc xác định chính xác các yếu tố cấu thành tội phạm giúp việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội.

Trong các yếu tố cấu thành tội phạm, chủ thể của tội phạm là yếu tố có vai trò cần thiết, tuy không phải là yếu tố đầu tiên được xem xét trong cấu thành tội phạm nhưng lại là yếu tố có tính chất xuất phát điểm của các yếu tố khác Không có con người với tư cách là chủ thể của hành vi, chủ thể của hoạt động thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội, không phải xem xét đến các yếu tố của mặt chủ quan, không có khách thể nào bị nguy hiểm cho xã hội tác động đến Không có chủ thể của tội phạm thì cũng không diễn ra các hoạt động tố tụng có liên quan Chủ thể của tội phạm có những đặc điểm, dấu hiệu chung trên cơ sở những quy định có tính bắt buộc của luật Hình sự Luật Hình sự quy định cụ thể những đặc điểm, dấu hiệu này mà chỉ khi thỏa mãn các dấu hiệu đó thì một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự Việc xác định chủ thể của tội phạm góp phần quan trọng trong việc xác định người phạm tội, tội phạm, khung hình phạt và truy cứu TNHS đối với một cá nhân nhất định

BLHS Việt Nam hiện hành nhìn chung đã quy định tương đối đầy đủ về chủ thể của tội phạm Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển nên những quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm dần phát sinh những bất cập, vướng mắc không thể áp dụng hoặc áp dụng không phù hợp Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về việc quy định trong chủ thể

Trang 10

của tội phạm như các vấn đề về năng lực chịu TNHS, độ tuổi chịu TNHS, nhân thân của người phạm tội trong các loại tội phạm thông thường và các tội phạm đặc biệt

Dân số Việt Nam càng lúc càng tăng với nhiều thành phần lao động khác nhau, các mối quan hệ xã hội phức tạp kéo theo mức độ tội phạm ngày càng tăng, số lượng các loại án hình sự diễn ra ngày càng nhiều và với tính chất phức tạp Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm cũng phát sinh nhiều vướng mắc và nhiều quan điểm áp dụng khác nhau

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn như trên, việc nghiên cứu đề tài “Chủ thể của tội phạm” của nhóm tác giả là cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.

Mục tiêu của bài viết nghiên cứu này dựa trên đối tượng chính là những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng về chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam Phạm vi ngh n cứu của bài viết sẽ tập trung vào các quy định của Bộ luật Hình sự iê 2015 Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về chủ thể của tội phạm của nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

Bài viết nghiên cứu này sẽ có kết cấu gồm có bốn chương Chương thứ nhất, nhóm tác giả nêu các cơ sở lý thuyết về chủ thể của tội phạm Chương thứ hai, đề sẽ cập đến các quy định pháp luật liên quan đến năng lực TNHS, tuổi chịu TNHS, điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Chương thứ ba, là vấn đề nhân thân người phạm tội trong luật Hình sự, từ đó sử dụng để làm dấu hiệu định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt Chương thứ tư, nhóm sẽ tìm hiểu thực trạng và đưa một số kiến nghị việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về ra chủ thể của tội phạm tại Việt Nam.

Trang 11

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CH THỦ Ể CỦA TỘI PHẠM1.1 Khái niệm chủ ể của tội phạthm.

Tội phạm là một hành vi vi phạm uật Hình sự Theo từ điển giải thích

thuật ngữ Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Hành vi được hiểu là toàn bộ

những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh cụ thể ” Như vậy, chủ thể của tội phạm chính là một trong những yếu tố

cấu thành nên tội phạm bên cạnh khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm Pháp luật hình sự Việt Nam quy định cấu thành tội phạm là những dấu hiệu có tính khái quát, đặc trưng của một loại tội phạm cụ thể, là cơ sở của trách nhiệm hình sự và có ý nghĩa trong việc định tội danh, chủ thể của tội phạm cũng là một yếu tố không ngoại lệ.

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định hoặc pháp nhân thương mại và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể

Thứ nhất, đối với chủ thể của tội phạm là người thì có sự xuất hiện của hai yếu

tố là về năng lực trách nhiệm hình sự và về độ tuổi Năng lực TNHS là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi đó Người có năng lực TNHS là người không rơi vào tình trạng không có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015 Ngoài ra, đối với chủ thể của tội phạm là người thì còn cần phải xem xét độ tuổi, vì từng nhóm tuổi khác nhau thì nhận thức cũng sẽ khác nhau Theo quy định của pháp luật Việt Nam, 14 tuổi là mức tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và 16 tuổi là mức tuổi có năng lực TNHS đầy đủ Như vậy, đây là hai dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong chủ thể của tội phạm ở mọi cấu thành tội phạm, nếu thiếu một trong hai dấu hiệu này thì không thể coi là chủ thể của tội phạm mà không có chủ thể thì không thể cấu thành tội phạm

Trường Đại học Luật Hà Nội , Từ ển giải thích thuật ngữ ật họcđiLu , NXB Công an nhân dân, Hà Nội,

Trang 12

Thứ hai, đối với chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại cũng đã được

quy định tại Điều 75 BLHS 2015 Tội phạm không chỉ được nhìn ở góc độ là trách nhiệm cá nhân Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm đối với pháp nhân thương mại là xuất phát từ thực tế và cần thiết: một số công ty, tập đoàn tư bản vì mục tiêu lợi nhuận, làm giàu một cách nhanh chóng đã sẵn sàng phạm tội (gây ô nhiễm môi trường, trốn thuế, buôn lậu…) Nếu chỉ xử lý một vài cá nhân với tư cách là người lãnh đạo, điều hành hoạt động của pháp nhân thì chưa triệt để Hơn nữa những cá nhân này nhân danh pháp nhân để phạm tội là mang lợi ích cho toàn công ty chứ không riêng gì lợi ích của bản thân họ Chính vì vậy, bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đại diện của pháp nhân, đòi hỏi phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân đó bằng các biện pháp như phạt tiền, cấm hoặc hạn chế kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định, buộc phải giải thể… là một biện pháp cưỡng chế hình sự Như vậy, BLHS Việt Nam năm 2015 cũng đã quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại , việc quy định chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại đã góp phần đưa pháp luật hình sự của nước ta tiến thêm một bước phát triển mới trong thời đại

uật ình sự, cùng với khái niệm chủ thể của tội phạm còn có khái niệm chủ thể của quan hệ Sau khi phân tích và đánh giá, nhóm tác giả cho rằng hai khái niệm tuy gần gũi nhưng về mặt nội dung thì không đồng nhất, sự khác biệt này được thể hiện dưới bảng sau:

Những người/có yế ố người tham gia u t vào các vào các quan hệ xã hội nhất định.

Bao gồm cả tội phạm và các cơ quan có thẩm quyền được điều chỉnh trong BLHS 2015.

Ví dụ: gười thực hiện tội phạm

nhân thương mại Ví dụ: án với bị

Trang 13

Như vậy, từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về chủ thể tội phạm

như sau: Chủ thể của tội phạm là người (có năng lực TNHS, đạt độ tuổi theo luật

định) hoặc pháp nhân thương mại và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể Việc đưa

ra khái niệm chủ thể của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt các trường hợp phạm tội và không phạm tội, đồng thời trong việc định tội, phân biệt tội này với tội khác (chủ thể đặc biệt)

1.2 Các loại ch thủ ể tội phạm

Trước đây, khi chưa ban hành BLHS năm 2015, chủ thể của tội phạm theo pháp luật ình sự Việt Nam chỉ có thể là cá nhân và chủ thể đặc biệt Tuy nhiên, căn cứ vào BLHS mới nhất thì chủ thể của tội phạm đã bổ sung thêm pháp nhân thương mại Như vậy, hiện nay chủ thể của tội phạm được chia thành 3 loại: cá nhân, chủ thể đặc biệt và pháp nhân thương mại.

1.2.1 Chủ thể của tội phạm là cá nhân.

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể nhưng không phải ai cũng sẽ trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi được quy định trong luật ình sự Một trong những đặc điểm của tội phạm theo luật ình sự Việt Nam là phải có tính có lỗi Để mang tính có lỗi khi thực hiện hành vi đòi hỏi chủ thể phải là người có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, bởi lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Bên cạnh đó, nhà nước còn quy định chính sách về độ tuổi chịu TNHS của chủ thể Theo đó, chủ thể của tội phạm còn đòi hỏi phải đạt độ tuổi chịu TNHS

Như vậy, chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực chịu TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS Người thỏa mãn cả hai điều kiện này được coi là chủ thể của tội phạm Trong đó, năng lực TNHS giúp chủ thể nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội, còn độ tuổi chịu TNHS là độ tuổi được luật hình sự quy định tùy thuộc vào chính sách hình sự của quốc gia vào từng thời điểm Cả hai yếu tố này sẽ được nhóm tác giả bàn luận kỹ thêm về

Chương 2 của bài viết này.

Trang 14

1.2.2 Chủ ể đặth c biệt của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm thông thường đòi hỏi phải đáp ứng dấu hiệu năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS Tuy nhiên, đối với một số tội phạm cụ thể thì người thực hiện hành vi cần phải có những dấu hiệu đặc trưng khác mà không có nó thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể trở thành chủ thể của tội phạm đó Những chủ thể đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt này gọi là chủ thể đặc biệt

Như vậy, nhóm tác giả đã tóm tắt khái niệm này như sau:

Chủ thể đặc biệt = Chủ thể thường + Các dấu hiệu đặc biệt.

Quy định về chủ thể đặc biệt của tội phạm xuất phát từ một thực tế là có những hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể được thực hiện bởi những người có đặc điểm riêng biệt Những dấu hiệu đặc biệt có thể thuộc một trong các dạng sau:

Thứ nhất, các dấu hiệu liên quan đến chức vụ quyền hạn đòi hỏi chủ thể phải là

người có chức vụ, quyền hạn trong các tội phạm về tham nhũng được quy định tại

Mục 1, Chương XXIII BLHS 2015 Ngoài ra còn có các tội danh khác như: Tội cố

ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công ;Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất mát tài liệu bí mật công tác ; Tội đào nhiệm là những người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ Như vậy, ta có thể thấy rằng các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp công việc, các chủ thể của các tội này phải là những người có một công việc nhất định Luật quy định rằng những người có những công việc này thực hiện các hành vi phạm tội xuất phát từ tính chất công việc họ đang làm như các tội phạm quy định về cho vay trong các tổ chức tín dụng , tội làm sai lệch hồ sơ vụ án thì chủ thể phải là những người THTT Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện như là việc không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hay tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

Bộ ật hình sự 2015lu , Điều 361.

Bộ ật hình sự 2015lu , Điều 362.

Bộ ật hình sự 2015lu , Điều 363.

Bộ luật hình sự 2015, Điều 206.

Trang 15

hay tội không chấp hành án… những chủ thể của các tội này phải là người có nghĩa vụ phải thực hiện nhưng do họ không thực hiện, do đó họ phải chịu TNHS nếu tội phạm đã được cấu thành

Thứ hai, các dấu hiệu liên quan đến tuổi quyết định đến việc thỏa mãn yếu tố

cấu thành các tội phạm ngoài việc đáp ứng được các dấu hiệu của chủ thể thường như các hành vi phạm tội của các tội phạm giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em thì chủ thể phải là người đã thành niên, còn người chưa thành niên không là chủ thể của tội … Các dấu hiệu liên quan đến quan hệ họ hàng thì một số tội đòi hỏi họ phải là người có quan hệ thân thích, họ hàng như trong mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu người có công nuôi dưỡng mình… như các tội loạn luân , tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng thì chủ thể phải là những người có quan hệ gia đình, họ hàng Tuy nhiên, đối với các vụ phạm tội do đồng phạm, các dấu hiệu của các chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi với những người thực hành, những người khác không cần các dấu hiệu đặc biệt của tội phạm đó Ví dụ, trong vụ án làm sai lệch hồ sơ vụ án, người thực hành là người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, còn những người đồng phạm khác (tổ chức, xúi giục, giúp sức) có thể là bất cứ người nào.

Như vậy, chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể thường như có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS còn có thêm dấu hiệu đặc biệt Xác định được dấu hiệu của chủ thể đặc biệt là dấu hiệu định tội khi CTTP cơ bản của tội phạm quy định chủ thể đặc biệt, cũng chính là dấu hiệu định khung hình phạt trong khi CTTP định khung quy định.

Trang 16

1 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2 Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

“Điều 75 Pháp nhân thương mại

1 Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2 Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.3 Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Từ quy định này, có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau: Pháp nhân là tổ

chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu thống nhất, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Trước đây, luật Hình sự Việt Nam không thừa nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm bởi khi ấy chưa cần thiết vì các vi phạm pháp luật của pháp nhân đạt tới mức nguy hiểm như tội phạm còn ít, chưa đáng kể Trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong pháp nhân đã điều hành hoặc lợi dụng địa vị pháp lý của pháp nhân gây thiệt hại cho xã hội thì trách nhiệm hình sự đặt ra với những cá nhân đó chứ không phải cho pháp nhân Trong những năm gần đây, trong số các tội phạm kinh tế có không ít các tội phạm do pháp nhân thực hiện Báo cáo của ngành thuế hàng năm cho thấy, mỗi năm Nhà nước thất thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế mà nguyên nhân

Bộ Tư pháp, “Quy định về pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam”, Nguồn từ:

https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien- -doanh-nghiep.aspx?ItemID=139pl, truy cập ngày

Trang 17

của tình trạng này là do các cơ sở sản xuất kinh doanh cả của quốc doanh và ngoài quốc doanh trốn thuế Báo cáo của ngành quản lý thị trường cũng chỉ ra tình trạng kinh doanh trái phép, làm và buôn bán hàng giả, lưu hành sản phẩm kém phẩm chất, vi phạm các quy định về quảng cáo v.v… đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn Mặc dù vậy, việc xử lý về hình sự các hành vi vi phạm kể trên rất khó vì luật hình sự nước ta không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm.

Vì vậy, BLHS 2015 được Quốc Hội ban hành đã chính thức có quy định về chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, điều đó đã cho thấy Việt Nam tiến thêm một bước gần hơn trong việc hoàn thiện một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cũng như xây dựng một xã hội vững chắc, nơi sẽ giảm thiểu số lượng tội phạm.

Về loại tội phạm mà PNTM phải chịu TNHS được quy định tại Điều 76 BLHS

2015, bao gồm 33 tội danh (chủ yếu là nhóm tội phạm về kinh tế và nhóm tội phạm

về môi trường) Đây là những tội phạm mà pháp nhân thường hay vi phạm , có mức độ nguy hiểm nhất định Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của PNTM và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và yêu cầu phòng chống tội phạm.

Kết luận Chương 1

Qua việc phân tích vấn đề lý luận chung về chủ thể của tội phạm, nhóm tác giả cho rằng người mang đủ hai dấu hiệu là có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể sẽ được coi là chủ thể của tội phạm Đồng thời, việc quy định chặt chẽ các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm trong PLHS có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, và để có thể xác định chính xác hơn thì BLHS đã cá biệt hóa hành vi phạm tội, quy định chi tiết hơn về chủ thể của tội phạm, chia chủ thể ra thành ba loại: Cá nhân, Pháp nhân thương mại và Chủ thể đặc biệt Và tại Chương 2 của tiểu luận, nhóm tác giả sẽ nêu mộ ố căn cứ t s pháp lý cụ ể trong BLHS 2015 để làm rõ quy định của pháp luậ ề ủ ể của tộth t v ch th i phạm.

Trang 18

Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và khả năng kiềm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội

Muốn xác định một người có năng lực trách nhiệm hình sự hay không thì chúng ta ph i xác đả ịnh tại thời điểm người đó thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Ví dụ: A 21 tuổi, vì mâu thuẫn với B nên đã tấn công và gây thương tích cho

B, tại thời điểm tấn công B, A nhận thức được sự nguy hiểm của hành động của bản thân thế nên phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người có năng lực TNHS là người không rơi vào tình trạng không có năng lực

TNHS theo quy định tại Điều 21 BLHS 2015.

Như vậy, chủ ể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự th hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội.

2.1.2 Tình trạng không có năng lực TNHS.

Căn cứ theo Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm

cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Để xác định tình trạng không có năng lực chịu TNHS, hay nói cách khác nhận biết một người không có năng lực trách nhiệm hình sự, có hai tiêu ở góc độ này là:

Trang 19

(i) Tiêu chuẩn y học (bệnh lý);

Người không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc hoạt động tinh thần bị rối loạn Các loại bệnh này có thể là mãn tính hoặc đột ngột nhất thời Có thể kể đến một số ại bệnh như tâm thần ở các thể ầm trọng, bệnh si lo tr ngốc (ngu, đần, thộn), hoặc hoạt động tinh thần bị rối loạn do các bệnh khác như sốt rét ở nhiệt độ quá cao gây mê sảng

Ví dụ: A mắc chứng bệnh động kinh, căn bệnh này thường phát vào buổi tối

Một hôm, khi lên cơn động kinh, sợ A gây nguy hiểm nên B đã cố giữ A lại, tuy nhiên A đã xô B ngã, đầu của B đập vào hòn đá làm B bị ấn thương sọ não, tỷ lệ tổn ch thương cơ thể là 70% Sau khi hết cơn bệnh, A mới biết mình đã gây thương tích nghiêm trọng cho B Trong trường hợp này, tình trạng của A được xếp vào “bệnh khác” theo tiêu chuẩn y học, làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển

hành vi

(ii) Tiêu chuẩn tâm lý (pháp lý).

Dấu hiệu này đòi hỏi một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh dẫn đến

(1) Mất khả năng nhận thức; (2) Mất khả năng điều khiển hành vi.

Ví dụ: A là nhân viên gác chắn đường sắt, trong ca trực của mình đã bị lên cơn

sốt rét, đúng lúc này tàu đến, do không báo hiệu và kéo thanh gác chắn đường bộ, nên hậu quả gây tai nạn làm một người chết Trong tình huống này, A vẫn nhận thức được sự nguy hiểm và hậu quả nguy hại xảy ra, nhưng vì bị bệnh lý nên không thể thực hiện hành vi báo hiệu và kéo gác chắn dẫn đến tai nạn, do đó, được xem là tính trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, vì vậy được loại trừ trách nhiệm hình sự

Người mắc bệnh tâm thần không rơi vào một trong hai trường hợp nêu trên thì vẫn phải chịu TNHS do hành vi nguy hiểm mà họ ực hiện Tình trạng bệnh tật là th tình ti t gi m nhế ả ẹ TNHS.

Trang 20

Do đó, một cá nhân được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự phải thỏa mãn cả hai dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý, trong đó dấu hiệu tâm lý có vai trò quan trọng nhất Nếu một cá nhân mắc bệnh tâm thầ ở mức độ ẹ, chỉ hạn chế n nh khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ, thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ gây thiệt h i cho xã hạ ội nhưng có thể được xem xét giảm nhẹ

2.1.3 Năng lực TNHS trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.

Về nguyên tắc, người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Trong số những người này có những người bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do dùng rượu bia, và chất kích thích mạnh khác

Tuy nhiên, nếu cho rằng những người này không phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ dẫn đến tình trạng lợi dụng việc dùng rượu, bia, chất kích thích mạnh để vi phạm pháp luật.

Mặt khác, người dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác cho dù mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn khác với người không có năng lực trách nhiệm hình sự (người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh làm mất toàn bộ khả năng nhận thức) ở chỗ: Người dùng bia, rượu hoặc các chất kích thích mạnh khác có lỗi trong việc tự mình đặt mình vào tình trạng đó Điều này bởi lẽ trước khi uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác chủ ể có quyền lựa chọn sử dụng hoặc không th sử dụng nó và họ buộc phải biết hậu quả của việc sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác.

Chính vì vậy, Điều 13 BLHS 2015 quy định:“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS” Sử dụng rượu, bia,

chất kích thích khác không được coi là tình tiết giảm nh trách nhiẹ ệm hình sự Thậm chí còn là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ội vi phạm quy định về tham gia (T giao thông đường bộ ).

Trang 21

Không phải những trường hợp sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội luôn luôn phải chịu trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự ỉ đặt ra khi người này có lỗch i đối với tình trạng say của mình Trường hợp họ không có lỗi (b cưị ỡng ép, lừa dối… mà sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác) thì không ph i chả ịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, theo luậ Hình sự ệt Nam, người có hành vi nguy hiểm cho xã hột Vi i trong tình trạng say vẫn bị coi là người có năng lực TNHS.

2.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

2.2.1 Cơ sở để xác định tuổi TNHS.

* Bao gồm 5 cơ sở:

(1) Sự phát triển về tâm - sinh lý của con người (2) Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm (3) Truyền thống lập pháp.

(4) Chính sách hình sự của các quốc gia (5) Sự ảnh hưởng của các quốc gia khác nhau 2.2.2 Tuổi chịu TNHS.

Theo Điều 12 BLHS 2015 quy định:

“1 Ngườ ừ đủ 16 tuổi trở i tlên phải chịu TNHS về mọ ội phại tm.

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gi t ngư i, tếờ ội c ý gây thương tích hoặc gây tố ổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội tr m cắp tài sản); Điều 178 (tộ ủy hoại hoặội hc cố ý làm hư hỏng tài sản);

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan