1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ÔN TẬP THỰC HÀNH PHẪU THỰC THỰC HÀNH CTUMP

7 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn Tập Thực Hành Phẫu Thuật Thực Hành Ctump
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 180,98 KB

Nội dung

ÔN TẬP THỰC HÀNH PHẪU THỰC THỰC HÀNH CTUMP ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trang 1

*Trạm 1: RỬA TAY VÔ TRÙNG

Đề 1: Sinh viên trình bày và diễn giải nguyên tắc rửa tay vô trùng trong phẫu thuật

- Nguyên tắc rửa tay:

● Một chiều: từ đầu ngón tay dần đến khuỷu tay, 1/3 dưới cánh tay, không quay trở lại

● Bàn tay luôn aluôn cao hơn khuỷu tay

● Tổng thời gian 5-7 phút, 2/3 thời gian ở bàn tay

Đề 2: Sinh viên thực hiện kỹ thuật (minh họa) rửa tay vô trùng trước mổ

*Các bước rửa tay bằng vô trùng trước mổ (rửa tay thường quy + rửa tay bằng 1 bàn chải):

Bước 1: Rửa bàn tay bằng nước đến ⅓ dưới cánh tay

Bước 2: Dùng cù chỏ lấy 1 ít xà phòng, rửa tay với xà phòng đến ⅓ dưới cánh tay, rửa sạch

lại với nước

Bước 3 (Rửa bằng bàn chải, dùng 1 bàn chải=> Theo nguyên tắc: đối xứng và 1 chiều):

1 Lấy bàn chải, ấn 1 ít xà phòng vào bàn chải

2 Chà đầu các ngón tay bên tay (1)=> chuyển sang tay (2)

3 Chuyển lại tay (1): chà mu tay và lòng bàn tay=> sau đó chuyển sang tay (2)

4 Chuyển lại tay (1): Chà các nép giữa các ngón tay => chuyển sang tay (2)

5 Chuyển lại tay (1): Chà phần cẳng tay => chuyển về tay (2)

6 Chuyển lại tay (1): Chà nếp gấp khuỷa=> chuyển về tay (2)

Bước 4: Vẫn đưa bàn tay luôn cao hơn khuỷa=> thả bàn chải rơi tự do xuống

Note: Bàn tay luôn cao hơn khuỷa tay

*Trạm 2: MẶC ÁO, MANG GĂNG + CỞI ÁO, CỞI GĂNG

Đề 1: Sinh viên lau tay vô trùng, mặc áo mổ vô trùng, mang găng vô trùng và cởi áo, găng đúng cánh.

***Các bước lau tay vô trùng:

Bước 1: 2 tay đưa ngang bụng

Bước 2: cúi người hơi cong lưng lấy khăn để nước không chảy về cổ tay, chú ý lui người ra

xa bàn dụng cụ rồi hãy tiến hành lau tay

Bước 3: lau tay theo 1 chiều từ trên xuống sau đó đổi tay còn lại và lau tương tự, chú ý khăn nhỏ thì đổi mặt khăn, khăn lớn thì đổi đầu khăn

Bước 4: buông tay để khăn rơi tự do xuống sàn

***Các bước mặc áo, mang găng vô trùng:

Nguyên tắc: chỉ được tiếp xúc với mặc trong của áo khi chưa mang găng

Bước 1 : cầm áo lên, áp mặt có hình vuông xoay vào người, lùi ra xa mâm dụng cụ

Bước 2: xoã áo, tìm cổ áo, cho hai tay vào hai tay áo, từ từ hất áo vào người để mặc

Bước 3: nhờ 1 người cột áo

Bước 4 : mang gant vô trùng, chú ý lùi xa mâm dụng cụ sau khi lấy găng

Bước 5 : tháo dây đã bị cột ở trước bụng sau đó nhờ người cột lại, chú ý chỉ cầm dây nhẹ nhàng bằng ngón 1 và 2 khi lòng bàn tay úp

Note: có thể mở dây cột trước bụng khi chưa mang găng nhưng tay lúc này phải còn nằm

trong tay áo

***Các bước cởi áo, găng vô trùng đúng cách.

Bước 1 : 2 tay đưa ngang bụng

Bước 2: nhờ người cởi hết dây áo

Bước 3: nắm áo ngay trước ngực rồi cởi áo

Bước 4 : có thể cởi áo kèm theo cởi luôn gant

Trang 2

Bước 5: buông tay để áo và gant rơi tự do trên sàn

***Các bước xếp áo vô trùng

Bước 1: Lộn hai tay áo ra bề ngoài

Bước 2: Thắt dây phía trước áo lại

Bước 3: Một tay nắm cổ áo, một tay nắm đường may phía dưới 2 ống tay áo, xếp 2 nếp lại

với nhau về phía sau của áo, chú ý lúc này sẽ hông còn thấy các dây của áo nữa

Bước 4: Đặt áo lên bàn xếp 2 đầu xa của áo vào giữa, chú ý nếu bạn xếp đúng sẽ có một hình

vuông của đường may ở mặt sau của áo

Note: Học trang phục nhớ học luôn cách xếp, ừng xếp sai, cực cho người thi sau Lúc xếp áo

thì cột 2 dây trước lỏng thôi (cho có thôi) chứ toi đi thi gỡ dây không được mém rớt (dây áo

bị buộc chặt lắm luôn, buộc dây áo chứ có phải buộc chỉ đâu mà ) Lúc lấy khăn lau (khăn

tuy to xếp lại nhìn mỏng lắm, tránh lấy tới 2 cái) thì nhớ cẩn thận lùi lại, lau thì tránh để

khăn chạm người, khuỷu cao hơn cánh tay, lên youtube bộ môn coi cờ nhíp chuẩn lắm Qua

phần buộc chỉ cầm máu thì siết chỉ chặt rồi sau khi mở kẹp ra lại siết thêm nữa để tránh nút

buộc bung ra.

TRẠM 3: GỌI TÊN DỤNG CỤ CƠ BẢN.

DỤNG CỤ CƠ BẢN TRONG PHẪU THUẬT

Dao

Lưỡi và cán liền nhau → Bistouri

Lưỡi và cán rời nhau → Bistouri –

American

Cán số 3, số 7: lưỡi dao số 10, 11, 12, 14, 15 (<20) Cán số 4 : lưỡi dao số 20, 21, 22 (>20)

Note:

Lưỡi số 10: sử dụng phổ biến nhất, dùng cho vết rạch dài.

Lưỡi 11: Vết rạch nhỏ

Lưỡi 15: Vết rạch rất nhỏ

Kéo

=>Bóc tách, cắt mô mềm (phúc mạc, mô mỡ) tuyệt đối không dùng cắt chỉ hay cắt mô cứng

=> Cắt mô dai chắc (cân, cơ)

Kéo cắt chỉ (3 loại) 2 đầu nhọn: cắt ngoài da

Một đầu bầu, một đầu nhọn: cắt ngoài da, mô nông

2 đầu bầu: cắt trong sâu

Kéo cắt chỉ thép Cắt chỉ thép

Kéo cắt băng/ Kéo Lister (1 đầu tù, 1 đầu nhọn) =>Cắt băng gạc.

Kẹp

Trang 3

Nhóm 1: Dùng để cầm máu, bốc tách,

Kẹp Halsted (Răng mịn, hết cành, đầu kẹp nhỏ bằng lóng tay út)

Cầm máu, bóc tách phẫu trường nhỏ, nông

Kẹp Kelly (Răng thô hơn Halstedm chiếm ½ cành)

Cầm máu, bóc tách

Kẹp Crile (= Kelly, răng hết cành)

Cầm máu, bóc tách, cầm máu diện cắt

Nhóm 2: Cầm máu, bóc tách diện cắt rộng, giữ mô bỏ đi

Kẹp Rochester Pean (Lớn hơn Crile, răng hết cành)

Cầm máu diện cắt rộng, kẹp mô bỏ đi, kẹp giữ

Kẹp Rochester

Carmalt

(Bằng Rosecto Pean, răng đi dọc cành)

//

Nhóm 3: Kẹp giữ mô bỏ đi trong phẫu thuật

Kẹp Kocher (Đầu cành có mấu giữ rất bén)

Kẹp giữ mô bỏ đi

Kẹp Allis (kẹp răng

chuột)

(Đầu răng mịn, kẹp vào nhau)

Kẹp giữ mô bỏ đi, kẹp mô dưới da bộc lộ phẫu trường

Nhóm 4: Kẹp ruột, vén tạng

Kẹp Babcock (Uốn cong, khe hình tam giác)

Kẹp ruột thừa, kẹp dạ dày, vén tạng rỗng

Kẹp ruột (cành dài, mảnh)

Kẹp ruột, giúp không gây tổn thương thành ruột

Các nhóm khác không gộp được

Kẹp xà mâu (Răng chiếm ½ cànhm đầu cành uốn vuông góc thân cành)

Bóc tách mạch máu, thần kinh, niệu quản

Kẹp hình tim (Đầu kẹp uốn vòng hình tim)

Kẹp phổi, mô phổi trong phẫu thuật lồng ngực

Cầm máu trong sản khoa

Kẹp Pennington (đầu kẹp tam giác thẳng)

Giữ mô, tạng trong phẫu thuật; giữ tử cung hay đóng tử cung

Kẹp gắp sỏi (hình thìa, hình vợt)

Trang 4

Gắp sỏi đường mật, đường niệu

Kẹp khăn ( 2 đầu kẹp rất nhọn như hai càng cua)

Kẹp giữ khăn mổ

Kẹp giữ da rốn trong thì vào trocar rốn trong phẫu thuật nội soi ổ bụng

Kẹp gạc (Đầu lỗ hình oval, có răng hoặc không răng)

Có răng: Gắp bông, gạc Kẹp không răng: vén tạng

Nhóm kẹp phẫu tích

Kẹp mang kim Kẹp kim khi khâu

Kẹp phẫu tích Không mấu: giữ kim, mô mềm mại

Có mấu: giữ kim, kẹp giữ da, kẹp giữ mô cứng chắc (cân)

Banh

Nhóm 1: Banh bụng, vén tạng Banh Maleable ( mảnh kim loại dẻo: thẳng or cong như lượn sóng)

Banh bụng, che chắn các tạng trong bụng

Banh Richarson (có tay cầm, 1 đầu hay 2 đầu)

Banh bụng

Banh Balfour

(Mỏ neo)

(hình mỏ neo)

Banh bụng, vén tạng: bàng quang trong sản khoa hay phẫu thuật vùng bụng

dưới, vén dạ dày và ruột về phía trên vùng thượng vị

Banh Hartmann (uốn cong hình chữ Z)

Vén phúc mạc, banh bụng tạm thời trong thì thám sát

Banh Deaver (hình dấu ?)

Vén tạng: gan, lách

Các loại banh khác Banh Farabeuf (đi theo cặp, không tay cầm, 2 đầu uốn vuông góc)

Banh phẫu trường nông

Banh tự động

Gosset

Banh bụng không phải dùng lực tay kéo liên tục

Banh Volkmann (như bồ cào trư bát giới)

Trang 5

Banh cơ

Banh hầu-

Pharynx

Banh vùng hầu họng, da đầu

Ống thông

Nhóm 1: Thông tiểu Ống thông Nelaton (mềm mại)

Thông tiểu, đặt dẫn lưu tràn dịch

Robinson

(bóng, sờ cứng)

Thông tiểu trong các trường hợp chích hẹp niệu đạo

Nhóm 2: bơm rửa, ròng nước

Ống thông Foley Thông tiểu, bơm rửa bàng quang

Nhóm 3: Dẫn lưu bàng quang Ông thông Malecott

(cánh chuồn chuồn,

3 lỗ) Dẫn lưu bàng quang ra da, nuôi ăn trong mở dạ dày ra da

Ông thông Pezzer

(đầu rắn: 4 lỗ)

Ống thông Kehr

(ống dẫn lưu dạng

T)

Dẫn lưu mật, ở đoạn ống mật chủ trong dẫn lưu mật

Các đầu ống hút

Đầu ống hút Poole

(ống nhiều lỗ)

Hút trong phẫu thuật ngực bụng

Đầu ống hút

Yankauer

(Ống cao su, )

Đầu ống hút Frazier

(thường kèm 1 thông

nòng)

Hút dịch ở phẫu thuật mặt, tai mũi họng

Dụng cụ khác

Kim Trocar Nòng trong, nòng ngoài

Trang 6

Chọc thăm dò, dẫn lưu tràn dịch màng phổi Tạo kênh thao tác trong phẫu thuật nội soi

Que thăm dò vết

thương Que Probe→ thăm dò vết thương, dò đường dò hậu môn

Thông lòng máng Bộc lộ tĩnh mạch

Catgut: Chỉ tan – Tự Nhiên – Đơn Sợi

Coated Vicryl* rapide - Safil®Quick: Chỉ tan – Tổng hợp – Đa Sợi Coated Vicryl – Polysorb – Dexon: Chỉ tan- Tổng hợp - Đa Sợi

Monocryl: Chỉ tan - Tổng hợp - Đơn Sợi

PDS II – Maxon: Chỉ tan – Tổng hợp - Đơn Sợi Silk: Không tan –Tự nhiên – Đa Sợi

Ethilon-Dafilon: Không tan – Tổng hợp - Đơn Sợi

5-0 hay 5/0 → 00000 (5-zero)

Đường kính chỉ khâu được tính bằng phần mười của mm: Metric 0,1 → Metric 10 (0.01 →

1mm)

Tên POLYSORB, PDS II, SILK, PLAIN GUT, DAFILON, ETHIBOND*EXCEL, Safil, Coated

VICRYL, PROLENE

Kích cỡ 2-0, Metric 3 (0,3mm)/ 1, Metric 4 (0,4mm)

Màu sắc Violet, Black, Blue, Green,

Chiều dài 75 cm, 135 cm

Kim tròn

Kim tam giác

⊗ Δ

Tan

Không tan

Absorbable Nonabsorble

Đơn sợi

Đa sợi

Monofilament Braided

Tự nhiên

Tổng hợp

Silk

Synthetic, polypropylen, coated, polyglycolic acid, polyester, nylon

TRẠM 4: SOẠN MÂM DỤNG CỤ

*Quy trình chuẩn bị

Dụng cụ được sắp xếp trên bàn MayO đã được gói bằng hai lớp khăn vô khuẩn

Khi mở lớp khăn thứ nhất, chú ý mở góc khăn bên nào phải đi về hướng bên đó

Mở xong bỏ tấm khăn thứ nhất, dùng bao khăn còn lại phía trong bao lấy bàn MayO,

chú ý đạp chân phía dưới của bàn.

*Quy trình mở+soạn mâm dụng cụ

Mở lớp khăn còn lại, chú ý cho mâm dụng cụ sát phía ngoài của bàn MayO

Trang 7

Để Banh các loại, kẹp gạt ở phía trong của bàn MayO (ngoài mâm dụng cụ), chú ý đóng các kẹp lại

Để các kẹp Allis, kẹp Kocher, kẹp Babcock, kẹp khăn (kẹp có mấu) ở phía ngoài bàn MayO, chú ý đóng các kẹp lại

Để kéo phía trên ngoài của mâm dụng cụ, kế đó là kẹp phẫu tích, trong cùng là kẹp mang kim, chú ý đóng các kẹp lại

Cán dao để ở phía dưới ngoài của mâm

Phía còn lại của mâm dụng cụ để các loại kẹp cầm máu, chú ý đóng các kẹp lại

*Quy trình đóng gói mâm dụng cụ:

Khi đóng gói dụng cụ lại chú ý phải mở các kẹp ra, xỏ tay cầm phía dưới của các kẹp vào kẹp gạt cong theo từng nhóm, các loại giống nhau phải xếp liền kề nhau Để thuận tiện có thể

xỏ vào kẹp gạt lần lượt theo thứ tự các

Thứ tự để kẹp vào: (1) kẹp cầm máu trong mâm, (2) kẹp mang kim, (3) kéo các loại và cuối cùng là (4) các loại kẹp đã để ở phía ngoài, xỏ kẹp gạt thẳng vào cũng ở vòng tay cầm phía dưới

Xếp các dụng cụ như vị trí ban đầu ở mâm và xếp khăn lại

Gỡ khăn bao bàn MayO xếp một chút ở phía đầu khăn như ban đầu

Gói mâm dụng cụ lại với khăn thứ hai bên ngoài, chú ý mỗi góc khăn được xếp hai nếp, góc cuối cùng được nhét phía dưới gói dụng cụ không cần xếp hai nếp

TRẠM 5: CỘT CHỈ BẰNG TAY MỘT ĐIỂM CHẢY MÁU ĐÃ KẸP TRÊN MÔ

HÌNH, CẮT CHỈ TRẠM 6: KHÂU DA (KHÂU CẦM MÁU) TRÊN MÔ HÌNH (MŨI KHÂU ĐƠN)

Ngày đăng: 09/04/2024, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w