1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kết thúc học phần môn họctâm lý học giới tính đề tài bất bình đẳng giới

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bất Bình Đẳng Giới
Tác giả Hồ Thái Thanh Phong
Người hướng dẫn Thạc sĩ Võ Minh Thành
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Tâm Lý Học Giới Tính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Những tư tưởng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” hay “trọng nam khinh nữ” đã in sâu vào tiềm thức của cánh đàn ông nóiriêng và xã hội nói chung, nhất là những định ki

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TP.HỒ CHÍ MINH

HỒ THÁI THANH PHONG

MÃ SỐ SINH VIÊN: 191A100015

−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN/MÔN HỌC

TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH

ĐỀ TÀI : BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

THUỘC HỌC PHẦN/MÔN TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH Giảng viên: Võ Minh Thành

Tp Hồ Chí Minh tháng 12/2023

Trang 2

LỜI CAM KẾT

Em xin gửi đến Thầy và cũng như khoa Xã hội – Truyền thông về đề tài “ Bất bình đẳng giới trong xã hội hiện nay” Trong quá trình em thực hiện đề tài này còn nhiều thiếu sót do kiến thức còn sơ sài, chưa đầy đủ hết nội dung như Thầy và Cô mong đợi Mong Thầy và Cô thông cảm ạ!

Em xin cam kết rằng: Những nội dung trình bày trong quyển tiểu luận môn Tâm lý học giới tính về sự nguyên gốc của bài làm, không phải là bản sao chép hệt như nguyên mẫu hay cắt dán, …từ những bài tập trước đó và bài tập này chỉ nộp để đánh giá phần kết thúc môn học Tâm lý học giới tính Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam kết của mình

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Hiến đã đưa môn học “Tâm lý học giới tính” vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thạc sĩ tâm lý Võ Minh Thành

đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng

em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang

để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn “Tâm lý học giới tính” là môn học thú vị, vô cùng

bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên,

do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn ạ.

Em xin chân thành cảm ơn thầy ạ!

Sinh viên thực

Trang 4

Hồ Thái Thanh Phong

MỤC LỤC

I Lý do chọn đề tài

II Phương pháp giải quyết vấn đề

III Chứng minh, giải quyết vấn đề

1 Một số lý thuyết

1.1 Khái niệm bất bình đẳng giới

1.2 Khái niệm bình đẳng giới

2 Thực trạng bất bình đẳng giới

2.1 Bất bình đẳng giới trong gia đình

2.2 Bất bình đẳng giới trong giáo dục

3 Những hậu quả của sự bất bình đẳng giới để lại

IV Kiến nghị và một số những giải pháp

V Kết luận

VI Tài liệu tham khảo

Trang 5

I Lý do chọn đề tài ( vấn đề)

Trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử phát triển của xã hội, mỗi con người đều có những đóng góp to lớn và giữ những vai trò quan trọng khác nhau, thế nhưng giữa nam và nữ luôn tồn tại những thang đo giá trị (chuẩn mực) vô hình tạo bởi những định kiến sai lệch

và vô lý, nhất là trong xã hội thời hiện đại Bất bình đẳng giới dường như trở thành một mặc định mà ai cũng phải ngầm hiểu từ lúc thế giới quan của con người bắt đầu phát triển cho đến ngày hôm nay Ngay cả từ những học thuyết thuộc phái duy tâm, trong tư tưởng về nguồn gốc con người đã phản ánh rõ phần nào sự chênh lệch về vị thế, vai trò và chức năng của nam giới và nữ giới

Theo dòng chảy của thời gian, con người dần có những bước phát triển, từ đó mà những tư duy tiến bộ cũng dần được được hình thành Song, sự bất công vẫn mãi trường tồn vượt qua mọi quy luật, khi xã hội xuất hiện sự phân biệt giai cấp và những mâu thuẫn bắt đầu gay gắt, giá trị của con người qua từng giai đoạn lại có những vị thế vô cùng khác nhau

Chọn thử một cột mốc thời gian để có thể tìm rõ hơn, là vào thời kì công xã thị tộc mẫu hệ (phụ nữ được nắm quyền chủ đạo trong gia đình hoặc đứng đầu trong tập thể), khi đó tầm quan trọng của người phụ nữ được ở mức độ tối đa Cũng chính vì vậy, họ/ những người phụ nữ trong giai đoạn đó có quyền nắm giữ mọi sự quyết định, phân công lao động của gia đình, thậm chí là cả một thị tộc Điều đó có

Trang 6

thể nói ở giai đoạn này người phụ nữ là người làm chủ xã hội nói chung và gia đình nói riêng Thế nhưng, khi xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ, cũng là lúc dần chấm dứt của chế độ mẫu hệ đã nhường vị trí cho chế độ phụ hệ ( người đàn ông làm chủ gia đình và đứng đầu trong một tập thể) Tiêu biểu nhất là vào thời kì phong kiến của đất nước ta, đàn ông là người nắm giữ chiếc chìa khoá của sức mạnh và quyền lực Cũng từ giai đoạn này, giá trị người phụ nữ và những bất công về giới tính có sự hình thành rõ nét hơn bao giờ hết, những phong tục áp đặt lên người phụ nữ che mờ đi vai trò vốn có của họ Lúc này đây, người phụ nữ mang “ trọng trách” phải sinh con nối dõi, hầu/ phục tùng chồng, dạy con cái,… những vấn đề, hoạt động xã hội không có chỗ cho một người phụ nữ lên tiếng nói Những

tư tưởng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” hay “ trọng nam khinh nữ” đã in sâu vào tiềm thức của cánh đàn ông nói

riêng và xã hội nói chung, nhất là những định kiến in hằn lên vai những người phụ nữ…

Xét trong bối cảnh xã hội hiện nay, không phủ nhận sự tiến bộ về mặt nhận thức, sự bất bình đẳng về giới tính đã có những cải thiện tích cực Thế nhưng, ngày nay khi nhắc đến vấn đề bất bình đẳng giới tính vẫn là một thực trạng nhức nhối và gây tranh cãi từ nhiều luồng quan điểm, ý kiến trái chiều nhau Những lời kêu gọi, công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng về giới tính đã và đang tiếp tục diễn ra trên thế giới, tuy không quá gay gắt như trước đây Dù ích hay nhiều, bình đẳng giới vẫn là yếu tố có tác động không nhỏ đến đời sống mỗi cá nhân và cả sự phát triển của một xã hội Vì những tình trạng và tính bất cập nêu ở trên đã làm cho em mong muốn được tìm hiểu cũng như có thể đưa ra một số giải pháp, mong rằng

có thể tác động cải thiện được tình trạng bất bình đẳng giới hiện nay

II Phương pháp giải quyết vấn đề

- Phương pháp luận: đưa ra những những lý lẽ và dẫn chứng có tính chính xác dựa trên những quan điểm được con người tìm

Trang 7

tòi, xây dựng và đã được chứng minh qua nhận thức và những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn Mang đến cái nhìn khách quan và thực tế về những thông tin được sử dụng

- Phương pháp thu thập số liệu: các nguồn thông tin khác nhau

từ các bài báo cáo, các bài nghiên cứu,… được thu thập, tham khảo và chọn lọc để đảm bảo là nguồn kiến thức đáng tin tưởng Củng cố tính chính xác cho hệ thống lý lẽ được xây dựng xuyên suốt bài luận

- Phương pháp nghiên cứu định tính: tìm kiếm, thu thập và sử dụng có chọn lọc các thông tin dưới dạng văn bản, hình ảnh,…

về đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích có thể tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách chuyên sâu về vấn đề

III Chứng minh, giải quyết vấn đề

1 Một số lý thuyết:

1.1 Khái niệm bất bình đẳng giới:

Một cách tổng quát nhất, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt giữa nam và nữ về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực của cá nhân đối tượng cho sự phát triển cộng đồng

Xuất phát từ việc đảm bảo bình đẳng giới, Luật Bình đẳng giới

2006 đề ra mục tiêu tạo cơ hội cho nam và nữ ngang nhau trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng ngược lại

1.2 Khái niệm bình đẳng giới:

Theo quy định tại Điều 5 Luật bình đẳng giới 2006:

“ Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện vàcơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.”

Tuy nhiên, đã có sự cố gắng trong việc xây dựng cơ sở về mặt lý thuyết này nhưng vẫn chưa thể đủ ngăn chặn, thuyết phục những

Trang 8

quan niệm/ quan điểm đã in sâu vào tiền thức người Việt nói chung và trên toàn thế giới nói riêng

2 Thực trạng bất bình đẳng giới:

2.1 Bất bình đẳng giới trong gia đình:

Gia đình được biết đến là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm

xã hội thu nhỏ mà các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm, đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về việc tạo ra nguồn nhân lực phát triển đất nước tương lai Bất bình đẳng giới trong gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình, phân theo giới tính không có được quyền và nghĩa vụ như nhau trong sở hữu tài sản chung, không có sự công bằng trong sự phân công lao động,

sử dụng các nguồn thu nhập cũng như phân công lao động trong gia đình không có sự công bằng, các thành viên trong gia đình không có điều kiện tham gia các hoạt động như nhau Bất bình đẳng giới tồn tại dai dẳng từ trong lịch sử và thực sự cho đến nay vẫn chưa giải phóng được triệt để về định kiến giới Rồi chính những em bé gái/ cậu trai được nuôi dạy theo khuôn mẫu xưa, nề nếp cũ lại là những người mẹ mong sinh được con trai để nối dõi nhà chồng, khi đến tuổi về già lên chức ba/mẹ chồng họ lại mong mình có cháu đích tôn

Ví dụ 1:

Có 1 gia đình ông A ở nông thôn, mặc dù vợ chồng ông đã sinh được 5 người con nhưng ông vẫn muốn vợ ông sinh thêm con nữa, với lý do 5 người con trước chỉ là con gái, và ông nhất định ép vợ phải sinh con thêm đến khi nào được con trai thì thôi, bởi chỉ khi

có con trai ông mới có người “ chống gậy” sau này Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tại các gia đình vẫn còn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng đối với giới phụ nữ ngay trong chính gia

Trang 9

đình bởi các chuẩn mực giới theo truyền thống văn hoá trước kia

“trọng nam khinh nữ” vẫn ăn sâu trong nhiều gia đình, dòng họ,

nhất là một số gia đình có nhiều thế hệ chung sống Không ít người, kể cả những nam giới có trình độ, kiến thức vẫn coi việc chính của phụ nữ là sinh con, đẻ cái, tề gia, nội trợ Nhiều gia đình vẫn mang nặng tư tưởng phải có con trai nối dõi tông đường, con trai là người thừa kế tài sản, có người “chống gậy” nên phải tìm cách sinh con trai bằng mọi giá

Ví dụ 2:

Trong những gia đình, thường thấy các bé trai và bé gái không được đối xử như nhau về mọi mặt Đa số bé trai thường được nuông chiều và được quan tâm hơn bé gái Các bé gái với mong muốn từ những bậc người lớn phải trưởng thành sớm, thường phải vừa học và làm các công việc trong gia đình như giặt quần áo, quét nhà, rửa bát,… Còn một số nơi có định kiến rằng các bé gái không nên đi học, chỉ nên ở nhà phụ giúp ba mẹ những công việc gia đình, trông em nhỏ Các bé trai thì được đi học và giáo dục để trở thành trụ cột gia đình

Xét phương diện một gia đình công sở điển hình bất kỳ, chúng ta không khó để nhận ra vợ chồng đều đi làm, nhưng khi tan làm về nhà người vợ phải nấu cơm dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, rửa chén, chăm con,… còn người chồng dựa vào sự tự giác để quyết định xem có giúp đỡ vợ mình hay không Cá biệt hơn, một số gia đình theo lề thói cũ, người chồng và cả gia đình nhà chồng đều có suy nghĩ trách nhiệm bếp núc, việc nhà thuộc về người vợ Phỏng vấn một số những người tham gia làm việc nhà, phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ một tuần và nam giới dành trung bình 10,7 giờ

Những quyết định lớn, trọng đại của gia đình thường để dành cho người đàn ông đưa ra, việc góp ý can thiệp của người phụ nữ còn hạn chế, đôi khi chỉ xem là sự tham khảo hoặc cực đoan hơn, phía

Trang 10

“trụ cột” có thái độ khó chịu, chèn ép không cho người vợ lên tiếng bày tỏ quan điểm

Mặc dù đã có chính sách khuyến khích “không sinh con thứ 3” theo quy định thực hiện kế hoạch hoá gia đình song vẫn có những

hộ tiếp tục sinh với mong muốn có con trai Tư tưởng lạc hậu này gây ảnh hưởng trầm trọng tới tỷ lệ cân bằng giới tính, cơ cấu dân

số trong tương lai Số liệu quy mô dân số nhóm tuổi từ 0 - 19 từ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 cho thấy sự thiếu hụt 1,2 triệu

bé gái so với bé trai trong cùng một độ tuổi

2.2 Bất bình đẳng giới trong giáo dục:

Về cơ cấu nhân sự ngành: Có thể nói tỷ lệ giáo viên, giảng viên nữ chiếm đa số Năm 2019, ở các cấp học phổ thông, tỷ lệ giáo viên nam ít hơn tỷ lệ giáo viên nữ, đặc biệt là ở cấp tiểu học, giáo viên nam chỉ chiếm gần 1⁄4 tổng số giáo viên(22,3%), cấp trung học cơ

sở và trung học phổ thông thì giáo viên nam cũng chỉ chiếm xấp

xỉ 1⁄3 trong tổng số giáo viên, tỷ lệ giáo viên gần như cân bằng ở cấp đại học Tuy nhiên cơ hội thăng tiến trong công việc, học tập nghiên cứu thì dường như “thiểu số” lại được ưu ái hơn, lý do là vì

nữ cán bộ có những vấn đề đặc thù giới như sinh đẻ, chế độ thai sản, quy định độ tuổi nghỉ hưu theo pháp luật sớm hơn so với nam giới

Cơ hội học tập:

■Tỷ lệ nữ giới biết chữ thấp hơn 29% so với nam giới

■Số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới

■Tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ thấp hơn tương ứng với 9%, 28% và 49% so với nam

■Tỷ lệ dân số nữ từ 15 tuổi trở nên chưa đến trường là 13.4% nhiều hơn 2 lần tỷ lệ nam là 5,2%

Trang 11

■Số năm đi học của nam từ 6 tuổi trở lên là 6,7 năm, nhiều hơn

số năm đi học của nữ là 5,6%

■Số liệu tính toán từ các cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình cho thấy tỷ lệ người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ đang dần tăng qua các năm (0,35% năm 2016 lên 0,44% năm 2019), trong đó tỷ lệ này ở nam giới là 0,55% và nữ giới là 0,33% Nếu xét theo cơ cấu thạc

sỹ, tiến sỹ chia theo giới tính thì số lượng nữ thạc sỹ, tiến sỹ chỉ chiếm hơn 1/3 trong tổng số người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ tại Việt Nam

Cơ cấu người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ chia theo giới tính năm

2019

2.3 Bất bình đẳng giới trong lao động:

Cùng với sự gia tăng không ngừng về quy mô dân số, quy mô lao động có việc làm trong nền kinh tế cũng liên tiếp tăng theo thời gian, năm 2019 đạt 54,6 triệu người; trong đó, lao động nam đạt gần 28,8 triệu người và lao động nữ là 25,9 triệu người Chuyển dịch cơ cấu lao động tiếp tục theo xu hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông,

Trang 12

lâm nghiệp và thủy sản Nếu xem xét riêng 2 nhóm của việc làm dễ

bị tổn thương, chúng ta có thể nhận thấy rằng lao động tự làm ở nam giới và nữ giới của Việt Nam là tương đương nhau Tuy nhiên, phụ nữ

có nguy cơ trở thành lao động gia đình cao hơn gấp đôi so với nam giới Năm 2019, 2/3 lao động gia đình ở Việt Nam là phụ nữ (5 triệu lao động gia đình là nữ) Họ chiếm gần 1/4 việc làm của phụ nữ nông thôn (17,6 triệu lao động nữ nông thôn), so với chỉ 2,7 triệu lao động gia đình là nam giới, chiếm 13% của tổng số việc làm của nam giới ở nông thôn (19,5 triệu)

Số lao động có việc làm trong nền kinh tế chia theo giới tính, vị thế việc làm, thành thị/nông thôn năm 2019

Tuy có tỷ lệ tham gia lao động tương đương nhau, nhưng phụ nữ và nam giới vẫn tập trung vào những ngành nghề khác biệt nhau Sự đa dạng của các ngành nghề ở đô thị đã đặc biệt hỗ trợ cho sự phân công lao động theo giới Nhìn chung, phân bố cơ cấu nam nữ trong các ngành nghề cho thấy, nam giới vẫn thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm công việc như công nhân, lãnh đạo, dịch vụ cá nhân, công việc chuyên môn kỹ thuật và lực lượng vũ trang Phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nghề như nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng, phục vụ,

3 Những hậu quả của sự bất bình đẳng giới để lại:

Ngày đăng: 09/04/2024, 06:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w