1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

68 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ

CHUYEN DE

THUC TAP TOT NGHIEP

Dé tai:

MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN NHA O XA HOI CHO NGUOI CO THU NHAP THAP TREN DIA BAN TINH HA TINH

Ho và tên sinh viên : Trần Nhật Minh

Lớp : Kinh tế và Quản lý Đô thị 60 Mã sinh viên : 11183384

Hệ : Chính quy

Giảng viên hướng dẫn : TS Bui Thị Hoàng Lan

Hà Tĩnh, thang 10 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TẮTT - ¿2-2 22s+S++£++E+zxez+zzezxerxezxzsee

DANH MỤC BANG BIÊU ¿5-5252 SE2EE2EE2EEEEEEE2EEEEEEEEEEEEExerrrrrrrrrrerrea DANH MỤC HÌNH VẼP - (St tE1EEx 1 1111111111111 11110101 11111111 111111111 1L MỞ DAU 52c 212121 12112122122121121211211211121121111112112111111211111 212 1 CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE PHAT TRIEN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO

NGƯỜI CÓ THU NHAP THÁP - - St St St EEEEEEEEESEEEEEEEEEESEEEEEEEESESEEEEEkrkrrrree 4

1.1 Các khái niệm cơ bản - - 22222 E*EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEeeree 4

1.1.1 Khái niệm người có thu nhập thấp - - 5 2©cece+ce+eccterzeereereerees 4 1.1.2 Khái niệm nhà ở, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp - 6 1.1.3 Khái niệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp 7 1.2 Nội dung phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp - 8 1.2.1, Xây dựng bộ máy Quan Ïý ng vrrrre 8 1.2.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội 9 1.2.3 Huy động và phân bổ các NQUON UC -.- ¿+ c+ce+ccceerersssees 10 1.2.4 Triển khai thực hiện hoạt động phát triển nhà ở xã hội -:-: 11 1.2.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển nhà ở xã hội . - 12 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập

¡0 13

1.3.1 Các chính sách của Nhà HƯỚC chu 13

1.3.2 Các chiến lược dau tư của doanh nghiệp -:-+©-©s+cs5sze: 14 1.3.3 Nhu câu và thu nhập của người đâH - 2-2-5 5s+cece+teEczterereerersred 14 1.3.4 Các yếu tỐ VỀ AGN SỐ . - +5: E‡E‡EEEEEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrkerrei 15

1.3.5 Năng lực bộ máy quản lý của Nhà nước và năng lực quản lý của doanh

Trang 3

1.4.2 Số lượng các dự án nhà ở xã hội đã triển khai, đang triển khai 16 1.4.3 Chat lượng các dự án nhà ở xã NOL cẶSĂSSSSSSivEkssseeeeeessee 16 1.4.4 Giá thành các due án nhà ở xã NGL S555 S1 E+ssssssees 171.4.5 Múc độ hài lòng của người (ÂH - «<< key 17 1.5 Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp 17 1.5.1 Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên thé

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại một 7.8027 n0n0nẺn8Ẻ8Ẻ86 22 1.6 Tổng kết chương Ì ¿+ 2k9 +E+E£EE+E£EE2EEEE2E2112121521 21212111211 11 1 Ex0 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN NHA Ở XÃ HOI CHO NGƯỜI CO

THU NHAP THAP TREN DIA BAN TINH HÀ TINH .cc2+ 25

2.1 Tổng quan về tỉnh Hà Tinh - 2 2 +E+S++E££E£EE2EE£EtEEEEEEEzEerxrrerree 25 2.1.1 Đặc điểm tự nhiÊN tt EEEkSkSEEEEEEEEEEEEE KHE tr 25 2.1.2 Đặc điểm vé kinh tế - xã hội ccccccccctiertrrrrrrrrrtrrrtrrrrrirrrrree 26 2.1.3 Đặc điểm về dân sỐ -cc+c+tcttttEtrtEritEtrttrirrtrirrriierrrirrriee 28

2.2 Thực trạng phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại tỉnh Hà

2.2.1 Tổ chức bộ máy Quan lý + 2-5 c‡E‡EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerrrrrees 30 2.2.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội -. 33 2.2.3 Huy động và phân bồ các nguÔn Ïực -2c-2+++cecs+eerezesrsrescee 34 2.2.4 Triển khai, thực hiện hoạt động phát triển nhà ở xã hội - 36

2.3 Đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tai tỉnh

Ha Tinh ooo eee 372.3.1 Những thành tựu dat ẨƯỢC Ăn nh kg ven 37

2.3.2 Những hạn ChE ceccscsccssessssessessessssessecsssecsessessssecsessssussessssussessesussessesseseeees 40 2.3.3 Nguyên nhân của các hạn ChẾ + +: ++se+e+S++E+xeztzEzxerxereerersee 43 2.4 Tông kết chương ÏI - - ¿2+ £+E+S£+E+E£EE+E£EE+EEEEEEEEEE2EE212121 212.212 cee, 44 CHUONG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO

NGƯỜI CÓ THU NHAP THAP TREN DIA BAN TINH HA TINH 45

Trang 4

3.1 Quan điểm, định hướng phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại

tinh Ha Tinh 1 45 3.1.1 Quan điểm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp 45 3.1.2 Định hướng phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại tỉnh

/;/7901,,0 P0778 -4‹+1+1AAăăăăăăăăăăẽăẽẽ 46 3.2 Dự báo nhu cầu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại tỉnh Hà Tĩnh 47 3.2.1 Dự báo nhu câu nhà ở xã I/1310ÉNNAAŨ 47 3.2.2 Dự báo về khả năng cung ứng nhà ở xã hỘi -«ccscsss+sss 48 3.3 Một số giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa ban tinh Ha Tinh eee 49

3.3.1 Giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản IY veecececcsceccscsseesssesseseesesessesesseseees 49 3.3.2 Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội 50 3.3.3 Giải pháp về uy động và phân bồ NQUON ÏựC - c©c+cce+csrzeereei 50 3.3.4 Giải pháp về triển khai thực hiện hoạt động phát triển nhà ở xã hội 53 3.3.5 Giải pháp về hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát - 54 3.4 Tổng kết chương III - + ¿+ SE E+SE+E£E££E+E£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrree 54 40000 55

TÀI LIEU THAM KHẢO i5: 2c E3 SE E183 E8 EEEEEEESEEEEEEEESEEEEEEEEEESESEEEErrrrree 56

Trang 5

LOI CAM ON

Đề tai “Một số giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tính Hà Tĩnh” là thành quả của quá trình thực tập và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân cũng như sự chỉ dẫn, giúp đỡ và khích lệ của thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các anh chị tại phòng Kế hoạch — Thâm định thuộc Quy dau tư phát triển Hà Tĩnh dé tôi có thể hoàn thiện được Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và quản lý đô thị Qua bài viết, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi

trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập này.

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất tới cô TS Bùi Thị Hoàng Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, trực tiếp chỉ bảo và cung cấp những định hướng, những tài liệu tham khảo cần thiết cho tôi trong suốt quá trình hướng dan dé tôi có thé thực hiện tốt chuyên đề tốt nghiệp Trong khoảng thời gian làm việc với cô, tôi không chỉ tiếp thu được nhiều kiến thức bé ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiêm túc từ cô - đây là nền tảng cho

tương lai của tôi.

Tiếp theo, tôi xin cảm ơn các thầy cô ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các thầy cô ban lãnh đạo Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị hướng dẫn tại phòng Kế hoạch — Tham định thuộc Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh đã định hướng cung cấp những số liệu và thông tin quan trong dé bài chuyên đề được hoàn thành.

Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp tôi đã cô găng hết sức mình nhưng đo chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Trần Nhật Minh

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề tốt nghiệp về đề tài “Một số giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” là do bản thân thực hiện trong quá trình thực tập và nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trong bài đều được lấy tại phòng Kế hoạch - Thâm định thuộc Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh và không sao chép từ các nguồn khác.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.

Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 10 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Trần Nhật Minh

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TAT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 AFD Cơ quan phát triên Pháp

2 ASXH An sinh xã hội

3 BT Hợp đồng xây dựng và chuyên giao 4 BĐS Bat động sản

5 BOT Hợp đông xây dựng, kinh doanh và chuyên giao 6 GDP Tong sản phẩm quốc nội

7 GTGT Giá tri gia tang

8 GPMB Giải phóng mặt băng

9 HĐND Hội đồng nhân dân

10 HDB Cơ quan phát triển nhà

II LĐTBXH Lao động thương binh xã hội

12 NSTW Ngân sách trung ương

13 NHCS Ngân hàng chính sách

14 NSNN Ngân sách nhà nước

15 NSDP Ngan sach dia phuong

16 ODA Viện hỗ trợ phát triển chính thức

17 PCCC&CNCH Phong cháy chữa cháy và cứu nan cứu hộ

18 TMCP Thương mại cỗ phan

19 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 20 TNCN Thu nhập cá nhân

21 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

STT | Bảng Nội dung Trang

1 1.1 | Thang điểm xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội 5

2 21 Tăng trưởng GDP của Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2020 ( 2

: theo giá so sánh 2010 )

3 2.2 | Dân số của Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2020 29

4 2.3 | Tình trang nhà ở của người dân ở Hà Tĩnh năm 2017 30

s 24 Nhu cầu về căn hộ của các đối tượng thụ hưởng chính 41

: sách nhà ở xã hội tai thành phố Hà Tĩnh năm 2017

6 25 Cơ cau nguồn vốn đầu tư cho dự án nhà ở xã hội tại 36 , phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh — Giai đoạn 1

Diện tích sản đưa vào sử dụng của các loại nhà ở trên dia

7 2.6 43bàn tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2019 và 2020

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VE

STT Hình vẽ Nội dung Trang

1 1.1 Đồ thị quan hệ giữa thu nhập và nhu cầu nha ở 15 2 2.1 Bản đồ hành chính Hà Tĩnh 26 3 2.2 Sơ đồ bộ máy 32

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“ Nhà ở là một trong những nhu cầu tối thiêu của con người, là nơi cư trú, nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, là tổ 4m hạnh phúc, là môi trường giáo dục con em, đây là thước đo về sự phôn thịnh của xã hội ” Từ bản Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến Hiến pháp (2013) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều quy định về quyền được có nhà ở của mỗi công dân, cụ thé tại Khoản 3, Điều 59, Hiến pháp 2013 có ghi rõ: “ Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện cho mọi người có chỗ ở ” Đồng thời từ khi ban hành Luật nhà ở số 56/2005/QHII đến nay là Luật nhà ở số 65/2014/QH13 luôn xác định rõ nội dung đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội để cán bộ, công nhân viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và một số đối tượng có thu nhập thấp khác có khó khăn về

nhà ở được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội Trong những năm qua, Đảng và Nhà

nước cũng đã ban hành rất nhiều các chính sách, ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội, tao dựng nhà ở cho các đối tượng khó khăn về thu nhập và đã đưa lại những hiệu ứng tích cực.

Ở nước ta nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, cùng với quá trình đô thị hóa — hiện đại hóa, thì nhu cầu mua bán BĐS đang ngày càng diễn ra sôi động và nhà ở trở thành một trong những van đề nhận được sự quan tâm lớn của các cấp chính quyền Diện tích đất ở của tỉnh Hà Tĩnh đang ngày càng thu hẹp, cùng với đó giá cả BĐS ngày một tăng cao, vậy nên để sở hữu một căn nhà gần như trở thành một điều không tưởng đối với nhiều hộ gia đình.

Dé có thé giải quyết vấn dé này, những năm trở lại đây tỉnh Hà Tinh đã có những chính sách cấp đất, chính sách phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và một số đối tượng có thu nhập thấp khác Dự án khu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở phường Thạch Linh là dự án nhà ở xã hội đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh đã đi vào hoạt

động và phần nào đó đã giải quyết được khó khắn về chỗ ở cho các đối tượng có thu nhập thấp và các đối tượng được ưu tiên Tuy nhiên, tình trạng nhà ở của cán bộ,

công nhân viên chức, người lao động còn rất khó khăn, một bộ phận lớn đang sông

1

Trang 11

tạm bợ ở những khu tập thể đã được xây dựng từ hơn 30 năm trước hoặc đi thuê nhà ở tại các khu nhà trọ không đảm bảo vệ sinh, an toàn nên vấn đề cần giải quyết là làm sao đưa ra được các giải pháp hợp lý giúp cho những đối tượng thu nhập thấp sớm 6n định nhà ở, chuyên tâm công tác Việc nghiên cứu về phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Hà Tĩnh Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Tinh” làm đề tài chuyên đề thực tập, với mục đích qua nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp dé đề xuất các giải pháp hoàn thiện tại tinh Hà

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu

nhập thấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Dé tài nghiên cứu về tình hình phát triển nhà ở xã hội trên

địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

+ Thời gian: Từ năm 2016 đến nay

+ Về nội dung: Nghiên cứu việc cụ thể hóa các chính sách phát triển nhà ở xã hội của Nhà nước trong điều kiện của tỉnh Hà Tĩnh bao gồm việc xây dựng bộ máy

quản lý; lập quy hoạch, kế hoạch phát triển; huy động và phân bồ các nguồn lực về

2

Trang 12

tài chính và đất đai; triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát hoạt động từ đó rút ra giải pháp.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn số liệu

Nguồn số liệu được sử dụng dé nghiên cứu đề tài luận văn là nguồn dữ liệu thứ cấp đã được công bố trên các trang thông tin điện tử của các Bộ, ban, ngành địa phương, các tài liệu của tỉnh Hà Tĩnh, các đề tài nghiên cứu, luận án và luận văn, các bài báo khoa học về phát triển nhà ở xã hội.

4.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp tổng quan tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận

và kinh nghiệm phát triển phát triển nhà ở xã hội, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh

tế - xã hội, thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại tỉnh Hà Tĩnh.

Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê toán học dùng dé xử lý các số

liệu, thông tin đã được thu thập, được trình bày tóm gọn lại trong bài.

Phương pháp tổng hợp và phân tích: Phương pháp tổng hợp phân tích được

dùng dé phân tích và đánh giá tình hình nhà ở xã hội tại tinh Hà Tĩnh.

5 Kêt cau của dé tai

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE PHÁT TRIEN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO NGƯỜI

CÓ THU NHẬP THÁP

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm người có thu nhập thấp

Dé định nghĩa chính xác về người có thu nhập thấp là một van đề hết sức phức

tạp Do vấn đề này tùy thuộc vào quan điểm và điều kiện sống của từng cá nhân, hộ

gia đình, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của từng địa

phương, từng dân tộc Cho nên, để định nghĩa chuẩn xác thế nào là người có thu nhập thấp, cần phải tiến hành khảo sát xã hội về thu nhập va chi tiêu của các cá

nhân, hộ gia đình.

Theo Chương trình phát triển liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới ( WorldBank ) thì “ người có thu nhập thấp là người chỉ tiêu ít nhất 66% thu nhập cho ăn uống dé tồn tại, 34% thu nhập còn lại cho nhà ở, văn hóa, giáo dục, y tế, đi lại, quan hệ, tiệc tùng ”

Xét theo phương diện về thu nhập, “ người có thu nhập thấp là người thuộc nhóm trung bình trở xuống, nghĩa là có thu nhập dưới mức thu nhập GDP bình quân đầu người ” Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4,23 triệu đồng/người/tháng Vì thế, có thể xem người có thu nhập thấp là người có thu nhập hàng tháng không quá 4,23 triệu.

Xét theo phương diện nhà ở, “ người có thu nhập thâp là người chưa có nhà ở

hoặc có nhà ở nhưng nhỏ, chật hẹp, tôi tàn, không đảm bảo các yêu câu cơ bản về vệsinh môi trường, vê an toàn cháy nô, về tiện ích sinh hoạt và có diện tích bình quân đầu người dưới 10 m? (tiêu chuẩn Bộ Xây dựng) ”.

Theo Bộ Xây dựng, “ người có thu nhập thấp là người lao động tự do hoặc người làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế có mức thu nhập không phải nộp thuế TNCN, nghĩa là thu nhập chịu thuế sau khi trừ các khoản được phép giảm trừ theo quy định Luật thuế TNCN vẫn nhỏ hơn 9 triệu sẽ thuộc đối tượng được hưởng các chính sách vê nhà ở xã hội ”.

4

Trang 14

Trong khuôn khổ chuyên đề này, đối tượng có thu nhập thấp được nghiên cứu là những đối tượng có thu nhập không phải đóng thuế TNCN (được cơ quan chủ quản hoặc chi cục thuế xác nhận) và tích lũy thu nhập của họ phải đảm bảo đủ chi trả tiền mua, thuê, thuê mua nhà hàng tháng đồng thời chưa có được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về cấp đất ở, nhà ở ( UBND xã xác nhận ) Hiện nay, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn chưa thé đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vi thế căn cứ vào thực tế từng dự án, UBND cấp tinh có thé quy định đối tượng ưu tiên, thang điểm xét duyệt dựa trên quy định của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý

nhà ở xã hội.

Bảng 1.1: Thang điển xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Tiéu chỉ cham điềmTiêu chi khó khăn vẻ nhà ở:

- Chưa cỏ nha ở.

- Cé nhà ở nhưng hư hỏng, đột, nat hoặc điện tích bình quânđưới 10 mẺ/người.

Tiêu chỉ vẽ doi tượng:

- Đôi tượng 1 (quy định tại các Khoản 5, 6 va 7 Điều 49 của

- Đôi tượng quy định tại các Khoản 1, § va 10 Điều 49 của

uật Nhà ở).

"Tiêu chỉ wu tiền khác:

- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đổi trong 1, 2.

- Hộ gia định có từ 02 người trở lên thuộc đổi tượng 2

Ghi chú: Trường hợp hệ gia đỉnh, ca nhân được ương cáctiếu chí tru tiến khác nhau thi chi tinh theo tiếu chi tru tiến có

thang điểm cao nhất.

Tiéu chỉ wu tiền do Uy ban nhãn dan cap tinh quy định:

(theo điều kiện cụ thé của từng địa phương néu cd)

Nguồn: Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển nhà ở xã hội

5

Trang 15

Những người có thu nhập thấp thường chi phần lớn thu nhập cho các nhu cầu như ăn uống, giáo duc, đi lai va phần tiền dành cho chi phí nhà ở rất ít vì thé họ thường phải sống trong các khu nhà ở tập thể tôi tàn, cũ kỹ, được xây dựng từ rất nhiều năm trước hoặc đi thuê trọ giá rẻ ở các khu vực không bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cơ bản Cho nên nhu cầu được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có sự hỗ

trợ từ phía Nhà nước là rất lớn dé cải thiện cuộc sống, điều kiện sinh hoạt và học tập

cho con cái Chính vì vậy, nhu cầu về nhà ở xã hội của những đối tượng này ngày

một tăng cao.

1.1.2 Khái niệm nhà ở, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp

Khái niệm nhà ở: “ Nhà ở là công trình xây dựng để ở và để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân Nhà ở là nơi chống lại những ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên đối với con người, là tô ấm của mọi gia đình, là môi trường văn hóa, giáo dục, là thước đo về tiến bộ và thịnh vượng của xã hội Tại đây con người được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành, là một trong những nhu cầu cơ bản đồng thời cũng là quyền của mỗi con người ” Đối với mỗi quốc gia, nhà ở

không những là tài sản có giá trị mà nó còn là thước đo của trình độ phát triển, góp phần làm thay đổi diện mạo của đô thị lẫn nông thôn Quyền được có nhà ở là một

trong những quyên chính đáng của công dan, được quy định ở trong Hiến pháp

Khái niệm nhà ở xã hội: Theo Wikipedia, “ nhà ở xã hội là một loại hình nhà

ở thuộc sở hữu của các cơ quan Nhà nước (có thể Trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi các tô chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có chỗ ở ồn định, người có thu nhập thấp thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở và được cho thuê hoặc cho

ở với giá rẻ hơn giá thị thị trường Theo nghĩa rộng, nhà ở xã hội là nhà do Nhà

nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng trên cơ sở nhu cầu mua, thuê và thuê mua thực tế trên thị trường của các đối tượng có thu nhập thấp sinh sống trên địa bàn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương và được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước Tất cả những dự án phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị có sự hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình đầu tư xây dựng được gọi chung là nhà ở xã hội ”.

Trang 16

Có thé nói rằng mỗi nhà ở đều có những đặc điểm khác nhau, so với nha ở thương mại, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp có những đặc trưng nổi bật như sau: Do thu thập của người dân thấp nên diện tích của ngôi nhà phải chiếm tỷ lệ nhỏ nhằm phù hợp với tài chính của họ Người dân có thể đủ điều kiện chỉ trả cho các hình thức thuê hoặc mua Diện tích nhỏ đồng nghĩa với việc tối thiểu hóa chi phí của căn nhà, bên cạnh đó các nhà đầu tư thường có các dự án xu hướng tập trung vào mô hình chung cư, căn hộ xây dựng theo kiểu khép kín nhưng vẫn đáp ứng đủ tiêu chuẩn xây dựng Mỗi căn hộ đảm bảo theo quy hoạch được phê duyệt, đối với diện tích sàn tính theo đơn vị m2 thì tối tiêu là 25 và tối đa đạt ngưỡng 77.

Về mặt chất lượng, mặc dù nhắm tới mục tiêu là tối thiểu hóa chi phí cho

người lao động nhưng vẫn cần đảm bảo nhu cầu sử dụng và chất lượng trong công tác xây dựng về thời gian dài.

Về giá bán, cho thuê nhà ở xã hội: Ở các nước trên thế giới, nhà ở xã hội

thường được Nhà nước trợ giá, giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở xã hội phải được

quy định riêng, thấp hơn giá nhà thương mại.

1.1.3 Khái niệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp

“ Phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp có thé hiểu là sự phát triển về số lượng, loại hình và hình thức cung cấp nhà ở xã hội cho đối tượng là người có thu nhập thấp Do đó, việc phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp thực chất là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nhằm làm tăng diện tích nhà ở cung cấp cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, tăng số lượng đối tượng thụ hưởng cụ thể theo luật và quy định của địa phương, đồng thời cải thiện hình thức và chất lượng cung cấp dịch vụ khi các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào

phát triển nhà ở xã hội ”.

Đối với cuộc sống của những người có thu nhập thấp việc phát triển nhà ở xã hội đóng một vai trò quan trọng Đặc biệt trên thế giới các nước có phúc lợi xã hội cao đa số người dân được sống trong các căn hộ nhà ở xã hội do Chính phủ xây

dựng, họ được thuê với giá rẻ và được Nhà nước hỗ trợ.

Những chính sách xã hội của Chính phủ trong việc lành mạnh hóa xã hội đạt hiệu quả chưa cao do việc người dân thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu Do đó việc

7

Trang 17

phát triển nhà ở sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng lao động gặp khó khăn trong van đề tìm nơi dé cư trú Việc tao ra các điều kiện và các chuẩn mực về xây dựng nhà ở góp phần bảo đảm được chỗ ở cho người có thu nhập thấp được én định từ đó nâng cao điều kiện sống cho người dân nhằm mục tiêu thực hiện tốt chính sách ASXH.

1.2 Nội dung phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp 1.2.1 Xây dựng bộ máy quản lý

Nhìn chung tại các nước trên thế giới, bộ máy quản lý phát triển nhà ở xã hội được xây dựng tùy thuộc vào chiến lược, mục tiêu phát triển về nhà ở Chính phủ có thể giao việc quản lý này cho một cơ quan thuộc Chính phủ hoặc thành lập riêng một cơ quan chuyên trách quản lý.

Bộ máy quản lý phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam bao gồm UBND cấp tỉnh là cơ quan quản lý về chủ trương, chính sách phát triển, các Sở ban ngành trực thuộc

làm nhiệm vụ do UBND tỉnh giao và mỗi một Sở, Ban ngành có chức năng riêng

trong việc quản lý nhà ở xã hội như:

- Sở xây dựng: làm nhiệm vụ thấm định hồ sơ và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Chủ trương đầu tư, đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; Thâm định va cấp giấy phép xây dựng cho dự án; Theo dõi, giám sát quá trình thi công của chủ đầu tư; phối hợp cùng Sở Tài chính dé tính toán, đề xuất quy định đơn giá về nhà ở xã hội; các hồ sơ cần được thực hiện đủ thủ tuc

- Sở Tài chính: Nghiên cứu nguồn ngân sách hỗ trợ hạ tầng cho dự án phát triển nhà ở xã hội và bù lãi suất cho các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội (nếu các đối tượng vay vốn từ ngân hàng thương mại); Quyết toán dự án sau đầu tư, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, kêu gọi huy động các nguồn lực tài chính để đảm bảo thực hiện dự án; Thâm định kế hoạch đầu thầu các gói thầu sau khi xong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dé trình UBND cấp tỉnh

phê duyệt.

Trang 18

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Lập hồ sơ đề xuất vị trí dé thực hiện dự án; Dé quyết định thu hồi, giao đất dé thực hiện dự án; Tham định đánh giá tác động môi trường và các nội dung khác liên quan đến dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc UBND tỉnh cần thực hiện các quy trình thâm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng và mục đích cho việc tăng nhà ở xã hội.

- Hệ thông ngân hàng: Bô trí nguôn vôn ưu đãi đôi với việc thụ hưởng chính sáchcho các đôi tượng vay, thâm định hô sơ vay vôn của các đôi tượng, tiên hành giải ngân vàquản lý khoản vay theo đúng các quy định của Pháp luật.

1.2.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội * Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội:

“ Quy hoạch phát triên nhà ở xã hội là cụ thê hóa một bước chiên lược nhà ở

xã hội, ôm tậ các mục tiêu va su bô trí, sắp xêp các nguôn ĩnã hội, bao gôm tap hợp các mục tiêu và sự bô trí, sắp xêp các on lực tương ứđê thực hiện mục tiêu dé ra ”.

Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội phải dựa trên quy hoạch phát triển nhà ở và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cùng thời gian Trên cơ sở dựa vào

quy hoạch tông thé phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cơ quan có thâm quyền xây dựng và quy hoạch phát triển nhà ở toàn quốc dé xây dựng và quy hoạch phát triên nhà ở xã hội.

* Kê hoạch phát triên nhà ở xã hội:

Kế hoạch trung hạn phát triển nhà ở xã hội: “ là việc cụ thể hóa các mục tiêu

và biện pháp đã lựa chọn trong chiến lược, thường có thời hạn từ 3 - 5 năm Kế hoạch 5 năm phát triển nhà ở xã hội xác định hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu về nhà ở, các chính sách phân bồ nguồn lực, cho các chương trình, dự án phát triển nhà ở xã hội Nội dung cơ bản của việc lập kế hoạch 5 năm đối với việc phát triển nhà ở xã hội gồm: Xác định nhiệm vụ tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trong kỳ; xác định các chương trình, dự án cho phát triển nhà ở xã hội; xác định các chương trình, xây dựng các giải pháp lớn của kế hoạch 5 năm ”.

Trang 19

Kế hoạch hàng năm phát triển nhà ở xã hội: “ là cụ thé hóa kế hoạch trung hạn nhằm thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trung hạn, là cơ sở để chỉ đạo, điều hành các quan hệ và hoạt động phát triển nhà ở xã hội trong năm Nội dung của kế hoạch

hằng năm là xác định các chỉ tiêu định lượng bao gồm: số lượng các dự án triển khai

hoặc hoàn thành trong năm, cơ cau căn hộ trong từng dự án, cơ cau dự án trong từng vùng, địa phương, phân công, phân cấp thực hién ”.

1.2.3 Huy động và phân bổ các nguồn lực * Nguồn lực về tài chính:

Với ý nghĩa là một chính sách ASXH, Nhà nước đã xây dựng chính sách trích

một phan từ nguồn NSTW, NSDP kết hợp các nguồn vốn huy động từ xã hội hóa,

huy động từ các đối tượng mua nhà dé hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại các

địa phương Cụ thê cơ câu nguôn vôn như sau:

Thứ nhất, các nguồn vốn phải được thực hiện đung theo các điều luật đã được

ban hành như: “ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ NSTW, NSĐP hỗ trợ hàng năm theo quyết định của HĐND tỉnh, phát hành trái phiếu, công trái nhà ở, huy động các nguôn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật ”

Thứ hai, vôn ODA và các nguôn vôn nước ngoài

Thứ ba, nguồn vốn ngoài ngân sách do các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội huy động gồm: “ vốn tự có của chủ đầu tư, trái phiếu của doanh nghiệp đầu tư, vốn vay ưu đãi từ NHCS hoặc từ các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định, vốn vay thương mại của các tô chức tín dụng , các nguồn vốn huy động hợp pháp khác ”

Nguôn vốn từ NSDP trong việc phát triển quỹ nhà ở xã hội được xem là nguồn von trọng tâm trong lộ trình phát triển nhà ở xã hội Trong đó có các nguồn vốn như sau: “ Tiền được trích từ nguồn thu trong hoạt động dau gia đất, đấu thầu dự án nhà ở thương mai; Tiền thoái thu từ việc thu thuế trên địa bàn được NSTW cho phép chi đầu tư phát triển để xây dựng nhà ở xã hội; Tiền thu từ bán, cho thuê, cho thuê mua quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; Tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho việc phát triển của địa phương; Tiền các địa phương tự huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật ”

10

Trang 20

Ngoài ra huy động vốn từ xã hội hóa là một kênh huy động vốn có tính khả thi cao và nguồn vốn tương đối đồi dào Bằng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, Nhà nước có thé thúc day, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào phân khúc nay bằng nguồn vốn tự có, vốn góp của các đối tượng thụ hưởng chính sách nha ở xã hội và vốn vay các ngân hàng thương mại Hiện nay, theo quy định, các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi từ NHCS hoặc các tô chức tín dụng

Đối với nguồn vốn từ NSNN, Sở Tài chính có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành các quy định hướng dẫn về sử dụng và quản lý nguồn vôn hiệu quả.

* Nguôn lực vê dat:

Căn cứ vào tình hình nhu câu, hăng năm, đê đáp ứng nhu câu về nhà ở xã hội

trên địa bàn, các chính quyên cân có trách nhiệm trong quá trình thực hiện thâm

định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đồng thời, phải tiến hành công tác hỗ trợ, đền bù, tái định cư dé bàn giao mặt băng sạch cho các chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội trên dia bàn.

12.4 Triển khai thực hiện hoạt động phát triển nhà ở xã hội

Trên cơ sở các nguồn lực được huy động va phân bổ, kế hoạch đã được lập và phê duyệt thì cơ quan quản lý Nhà nước có thấm quyền tiến hành triển khai thực hiện hoạt động phát triển nhà ở xã hội theo các nội dung sau:

Thứ nhất, phê duyệt các dự án: Đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn từ NSNN, UBND cấp tỉnh sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch 1/500, phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình, phê duyệt kế hoạch đấu thầu Đối các dự án sử dụng nguồn vốn khác, UBND cấp tỉnh chỉ phê duyệt chủ trương đầu tư và quy hoạch 1/500, các bước tiếp theo được phê duyệt bởi chủ dau tư trên cơ sở thẩm định của các cơ quan chuyên ngành

về xây dựng.

Thứ hai, quản lý tiến độ thực hiện, chất lượng, kinh phí thực hiện dự án: Đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội, UBND tỉnh có trách nhiệm giao cho các Sở ban ngành chuyên môn giám sát, quản lý tiên độ và đảm bảo tông mức đâu tư dự án

11

Trang 21

khi đi vào vận hành, đáp ứng các tiêu chuân, quy chuân về xây dựng và khai thác

đúng kế hoạch đề ra theo quy định hiện hành.

Thứ ba, sau khi dự án hoàn thành, triển khai cho người có thu nhập thấp mua,

thuê, thuê mua: Quy trình xét duyệt đối tượng sẽ được tiễn hành theo các hình thức

khác nhau tùy thuộc vào tính chất của từng dự án Đối với các dự án phát trién nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, quy trình xét duyệt sẽ được ban hành bởi UBND cấp tỉnh, theo đó chủ đầu tư phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc, quy định nói trên

1.2.5 Kiếm tra, giám sát hoạt động phát triển nhà ở xã hội

Thứ nhất, kiểm tra, giám sát quá trình lập kế hoạch, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đảm bảo phù hợp với điều kiện, nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội.

Thứ hai, kiểm tra, giám sát quá trình phân bé quỹ đất đảm bảo các tiêu chí sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch tông thé của địa phương Đồng thời cần có kế hoạch giám sát, kiểm tra sát sao công tác huy động va sử dụng nguồn vốn phù hợp, đúng mục đích, đúng thời hạn giải ngân

Thứ ba, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án về tiến độ, chất lượng, mỹ quan công trình: Trên địa bàn cả nước nói chung, chủ đầu tư sẽ cùng phối hợp với Sở Xây dựng và phòng Quy hoạch đô thị của UBND cấp huyện trong việc quản lý tiến độ và chất lượng, mỹ quan công trình, đưa ra các khuyến nghị từ đó cho ra các giải pháp khắc phục kịp thời để bảo đảm các tiêu chuân về xây dựng giúp cho tiễn độ đạt được đúng kế hoạch.

Thứ tư, kiểm tra, giám sát việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng các chính sách về nhà ở xã hội phù hợp: Phải bảo đảm quy trình xét duyệt công khai, minh bạch và chính xác; Phải công bố danh sách những người được xét duyệt mua, thuê, thuê mua căn hộ lên các trang điện tử chính thống dé người dân có thé theo dõi.

12

Trang 22

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp

1.3.1 Các chính sách của Nhà nước

Chính sách kinh tế vĩ mô: Nhà nước duy trì ôn định môi trường kinh tế vĩ mô sẽ tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng chính sách hoạt động đầu tư một cách trôi chảy.

Chính sách quy hoạch xây dựng, hỗ trợ hạ tầng: Vì chi phí đầu tư hạ tầng thường lớn, nên tư nhân không có khả năng hoặc không muốn đầu tư Việc quy hoạch và phát triển hạ tầng sẽ tạo động lực cho các chủ đầu tư tham gia đầu tư nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng.

Chính sách về thủ tục hành chính: Những người có thu nhập thấp không đủ

điều kiện để trang trai chi phí mua, thuê nhà ở là đối tượng mà hoạt động phát triển nhà ở xã hội hướng đến Vì thế, Nhà nước cần bảo đảm tính công bằng, công tâm trong việc xét duyệt dé mọi người dân bình đăng trước cơ hội được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, phải giảm thiểu thủ tục hành chính nhăm tiết kiệm thời gian và tiên bạc cho người dân.

Các chính sách vê điêu kiện và đôi tượng được mua nhà ở của Nhà nước:

“ Đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội là những người không thé tự tạo lập được nhà ở vì những hạn chế nhất định về tài chính, nguồn lực đất đai đó là cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan, tô chức Nhà nước, những người lao động làm công ăn lương có thu nhập thấp, những người nghèo, những người khó khăn về nhà ở ” Đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội càng đa dạng thì đòi hỏi nguồn lực càng lớn, mức độ tương hợp với các đối tượng càng khó.

Tại các dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách điều kiện được mua,thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng những điều kiện được quy định cụ thé tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần nghiên cứu tùy theo tính chất của dự án dé có thé xác định rõ chính sách nhà ở xã hội phù hợp với đối tượng nào.

13

Trang 23

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược phát triển nhà ở xã hội, Nhà nước xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật: Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Hiến pháp Hệ thống pháp luật phải tạo thành một hệ thống nhất dé điều chỉnh toàn bộ hành vi của các chủ đầu tư tham gia vào phát triển nhà ở xã hội.

Bằng hệ thống pháp luật, Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; Nhà nước quy định những hành vi tổ chức, hộ gia đình, ca nhân được làm, những hành vi bi cắm và các hình phạt.

1.3.2 Các chiến lược đầu tư của doanh nghiệp

Các chiến lược của doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn cung cho thị trường, khi những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ thì doanh nghiệp sẽ không

muôn đâu tư, dân đên nguôn cung thâp hơn so với nhu câu.

Ngoài ra, các chiến lược đầu tư dai hạn và ngắn hạn được đề ra của doanh nghiệp đều ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của doanh nghiệp đó trong bắt cứ lĩnh vực nảo Đối với lĩnh vực nhà ở xã hội, với sự tham gia của doanh nghiệp, sẽ là một vai trò chủ chốt và là hướng đi bền vững trong tương lai Vì vậy, có thể khăng định các chiến lược đầu tư của doanh nghiệp có những tác động rất lớn đến công tác phát triển nhà ở xã hội.

1.3.3 Nhu cầu và thu nhập của người dân

Một trong những nhu cầu không thé thiếu đối với người dan đó là nhà ở Do đó khi đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực, quần áo thì người dân có xu hướng về đầu tư nhà ở tối thiểu tăng lên tương ứng với tốc độ tăng của thu nhập Khi đến một mức giới hạn nào đó thì nhu cầu về nhà ở cao cấp tăng cao trong khi đó cầu về nhà ở tối thiểu sẽ chậm lại hoặc có khi giảm đi Như vậy, đường thăng đồng biến trong giai đoạn thu nhập thấp chính là đường nhu cầu về nhà ở tối thiểu.

14

Trang 24

{ Đường cầu nhà ở thiết yêu

Thu nhập

Thu nhập thấp Thu nhập cao

Hình 1.1 Đồ thi quan hệ giữa thu nhập với nhu cầu nha ở 1.3.4 Các yếu tô về dân số

Tăng trưởng dân số do mức độ chuyên dịch lao động tăng là nhân tố làm tăng mọi nhu cầu của xã hội và theo đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên “ Lượng cầu BĐS nói chung và lượng cầu về nhà ở xã hội nói riêng là một đại lượng tỷ lệ thuận với yêu tô dân số, đặc biệt khi tỷ lệ tăng dân số cơ học càng cao sẽ gây ra những đột biến về nhà ở Độ co giãn của cầu về đất ở và nhà ở phụ thuộc rất lớn vào các biến

số: quy mô gia đình, thu nhập và giá cả ”.

Mối quan hệ thuận chiều là: “ Quy mô gia đình tăng lên kéo theo cầu về diện tích nhà ở và đất ở tăng theo, tuy nhiên hệ số co giãn này không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào sự thay đổi quy mô, mà còn phụ thuộc vào kết cấu gia đình Sự thay đôi về quy mô giữa một gia đình độc thân và một gia đình của một cặp vợ chồng hoặc

khi gia đình có thêm con nhỏ làm thay đổi không đáng kề về cầu nhà ở

Độ co giãn của cầu nhà ở so với thu nhập được xác định là tốc độ biến thiên của cầu so với tốc độ thay đổi của thu nhập Khi số lượng người trong gia đình tiếp tục tăng lên thì cầu về diện tích nhà ở sẽ biến đổi chậm lại và khi đó độ co giãn của cầu so với quy mô nhỏ dần lại Khi mức thu nhập tăng lên vượt quá mức nghèo đói

15

Trang 25

thì phần thu nhập dé dành cho đầu tư về chỗ ở cũng tăng nhanh, ngược lại khi mức thu nhập còn hạn chế và chưa thỏa mãn được nhu cầu hàng ngày thì độ co giãn của cầu nhà ở và thu nhập dường như là nhỏ.

1.3.5 Năng lực bộ máy quản lý của Nhà nước và năng lực quản lý của doanhnghiệp

Trong bat kỳ lĩnh vực nào, nguồn lực của con người cũng là một trong những yếu tô chính ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực đó Ngoài ra, tiềm lực cá nhân còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực bộ máy quản lý, trình độ quản lý thấp dẫn đến việc trì trệ, bế tắc không thể phát triển và ngược lại.

1.4 Các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp

Đánh giá hoạt động phát triển nhà ở xã hội là việc làm quan trọng và cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách nhà ở xã hội, nhất là trong lúc nhu cầu nhà ở ngày càng cao Việc làm này giúp các nhà hoạch định thấy được những mặt ưu cũng như những mặt nhược trong hoạt động phát triển nhà ở xã hội, từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm phát triển thế mạnh, khắc phục những điểm yếu dé hoạt động phát triển nhà ở xã hội được nâng cao.

1.4.1 Sự phù hop với quy hoạch

Trong mỗi thời kỳ, tại mỗi địa phương, các dự án phải được thực hiện dựa trên

các chiên lược được phê duyệt, và các kê hoạch của quôc gia vê sử dụng dat.

Khi lập, phê duyệt quy hoạch khu kinh tế, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp, khu công nghệ cao; Khi quy hoạch xây dựng trường đại học, trường dạy nghề, ký túc xá công cộng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, cơ quan có thâm quyền phê duyệt dự án phải xác định diện tích đất xây dựng nhà ở trong khu quy hoạch.

1.4.2 Số lượng các dự án nhà ở xã hội đã triển khai, đang triển khai

Một trong những tiêu chí để đánh giá về sự phát triển nhà ở xã hội là số lượng các dự án về nhà ở xã hội của từng địa phương Sự biến động về cung cầu dựa vào

SỐ lượng dự án của thị trường.

16

Trang 26

Từ kết quả của các dự án đã được thực hiện từ đó đánh giá một cách khách quan và rút ra được những thành tựu và hạn chế sau đó rút ra được những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục cho những dự án sau.

1.4.3 Chất lượng các dự án nhà ở xã hội

Một trong những ảnh hưởng của chât lượng cuộc sông của người dân chính làchât lượng của các dự án nhà ở CSHT tôt tạo điêu kiện cho người dân có được cuộcsông an toàn và tiên nghi hơn, tạo cho người dân có được sự tin tưởng vào các dự ánnhà ở xã hội và đâu tư vào các dự án ây nhiêu hơn

1.4.4 Giá thành các dự án nhà ở xã hội

Đối với những người có thu nhập thấp, bên cạnh những tiêu chí như chất lượng, vi trí thì giá cả cũng là một tiêu chí luôn được đặt hàng đầu để dưa ra các

quyết định lựa chọn Những dự án nhà ở xã hội có chất lượng, giá thành hợp lý sẽ thúc đây được nhu cầu mua, thuê, thuê mua của người dân Từ đó sô lượng doanh nghiệp quyết định đầu tư sẽ tăng lên và nguồn cung của thị trường cũng sẽ được thúc đây.

1.4.5 Mức độ hài lòng của người dân

Mức độ hài lòng của người dân luôn là một trong những yếu tô hàng đầu đánh giá kết quả thành công trong mọi lĩnh vực kinh doanh Khi được người dân hài lòng, tin tưởng với những sản phẩm thì doanh nghiệp cung cấp sẽ có thé bán được nhiều sản pham hơn Tương tự như vậy, đối với nhà ở xã hội khi người dân hài lòng về

chất lượng, giá cả thì số lượng căn hộ được mua, thuê, thuê mua sẽ nhiều hơn.

1.5 Kinh nghiệm phát triển nhà ớ xã hội cho người có thu nhập thấp

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên thé giới

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Singapore

“ Singapore được biết đến là quốc gia ở châu Á giải quyết thành công nhất bài toán xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp Mô hình nhà ở xã hội ở Singapore

17

Trang 27

phần lớn đều do Nhà nước đảm nhận đầu tư thông qua một cơ quan chuyên trách là Cơ quan phát triển nhà ở xã hội (HDB).

Trước khi vận hành thành công các chính sách, chương trình phát triển nhà ở như hiện nay thì Singapore những năm 1960 cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu

nhà ở một cách trầm trọng, người dân phải sống trong những khu dân cư quá tải, điều kiện sống hết sức tồi tàn, không đảm bảo vệ sinh, an toàn Dé giải quyết van dé về nhà ở cho người có thu nhập thấp, Chính phủ Singapore năm 1960 đã quyết định thành lập Cơ quan phát triển nhà (HDB) với nhiệm vụ chủ chốt là nhanh chóng giải quyết vấn đề khủng hoảng nhà ở ở quốc gia này.

Trong vòng chưa day 3 năm ké từ khi thành lập, HDB đã xây dựng 21.000 căn hộ và đến năm 1965, tổng cộng 54.000 căn hộ nhà ở xã hội đã được xây dựng xong, vượt mục tiêu 50.000 căn trong chương trình phát triển nhà ở xã hội 5 năm đầu Với chiến lược đúng dan khi tiếp cận nhà ở chất lượng với giá cả hợp lý, chi trong vòng 10 năm kể từ khi thành lập, HDB đã nhanh chóng giúp Chính phủ tháo gỡ khủng hoảng về nhà ở Hiện nay, khoảng 85% người dân Singapore sống trong các căn hộ do HDB xây dựng, so với con số 9% vào năm 1960, trong đó 94% người dân sở hữu

những căn hộ này, chỉ có khoảng 6% còn lại đi thuê.

Chiến lược phát triển nhà ở xã hội của Chính phủ Singapore dựa trên 3 nhân tố:

Thứ nhất, thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội dựa trên một cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm về phát triển nhà ở xã hội dé phân bổ, quy hoạch nguồn nhân lực hiệu quả hơn Việc này giúp cho HDB có khả năng bảo đảm quỹ đất, nguyên liệu và nguồn nhân lực cho các công trình xây dựng quy mô lớn, vừa bảo

đảm tiết kiệm chỉ phí song lại đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, áp dụng phương pháp tiếp cận tổng thé đối với nhà ở Từ quy hoạch, thiết kế cho đến thu hồi dat và xây dựng, thông qua phân phối, quản lý, bảo trì, các nhiệm vụ liên quan đên nhà ở năm trong một tông thê trọn vẹn, liên mạch.

Cuối cùng, là có sự định hướng cũng như hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ về

lĩnh vực tải chính và pháp lý đã giúp cho chương trình nhà ở xã hội đi đúng lộ trình

và đến được với người dân có nhu cầu thực sự.

18

Trang 28

Nhằm đa dạng hóa về nhà ở xã hội, năm 2005, Chính phủ Singapore đã triển khai chương trình thiết kế, xây dựng và bán Singapore cũng đưa ra các kiêu căn hộ nhà ở xã hội phong phú từ 01 phòng ngủ đến 05 phòng ngủ để đáp ứng nhu cầu của người dân ở từ người độc thân cho tới các hộ gia đình lớn (3 thế hệ).

Theo số liệu thống kê, số các căn hộ nhà ở xã hội có 04 phòng ngủ do HDB bán ra chiếm số lượng nhiều nhất (41,2%), tiếp đó căn hộ có 03 phòng ngủ (24,2%) Theo thiết kế quy định, tất cả các khu nhà ở xã hội đều phải đảm bảo các dịch vụ thiết yếu về giáo dục, y tế, rèn luyện sức khỏe, giao thông công cộng, mua sắm cho người dân sống ở khu vực đó Ví dụ theo quy định, tất cả các khu nhà ở công cộng đêu có các bên xe công cộng trong phạm vi 400 mét.

Do việc mua nhà ở xã hội có sự ưu đãi của Chính phủ, Singapore đưa ra cũng như thực hiện rất chặt chẽ các điều kiện và quy định đối với người mua, sử dụng căn hộ loại này Theo quy định, những hộ gia đình được mua nhà ở xã hội trước hết vợ chồng phải là công dân Singapore hoặc một người là công dân Singapore và người

còn lại có thẻ cư trú dải hạn, thu nhập của hộ gia đình hàng tháng không quá 8.000

Chính phủ Singapore cũng dua ra một số quy định nhằm tránh tình trạng đầu cơ Chính phủ quy định, những người mua nhà ở xã hội không được bán hoặc cho

thuê các căn hộ này trong vòng 5 năm kể từ ngày mua Ngoài ra, về mặt tài chính,

Chính phủ Singapore đã thành lập Quỹ tiết kiệm Trung ương, quỹ này phụ trách chỉ

đạo các tổ chức tuyển dụng lao động đóng 13% và người lao động đóng góp 20%

lương hàng tháng vào quỹ như một khoản tiết kiệm theo lãi suất ngân hàng dé sử

dụng mua nhà Để dân chúng có thể mua nhà, Chính phủ cung cấp các khoản vay sao cho mỗi tháng người dân chỉ phải trích dưới 20% thu nhập dé trả tiền mua nhà Đồng thời thiết lập quỹ nhà ở Trung ương (một dạng quỹ bảo hiểm) bắt buộc cả xã hội tham gia, nhằm trợ cấp đề giá bán nhà thấp hơn giá thị trường.

Dù đã bán cho người dân, song trên thực tế các khu nhà ở xã hội này vẫn thuộc quyền quản lý của Chính phủ, mà cơ quan quản lý trực tiếp là HDB HDB có trách nhiệm quản lý, duy trì, bảo dưỡng đối với các khu nhà này.

19

Trang 29

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, HDB cũng tập trung cũng

tập trung, chú trọng xây dựng những khu nhà ở xã hội mới hiện đại hơn với các dịch vụ

tôt hơn Những khu nhà ở xã hội mới này không khác gì so với nhà ở cao câp.

Nhìn chung, với tầm nhìn xa và có quy hoạch rất tốt trong việc xây dựng các khu nhà ở xã hội, Chính phủ Singapore một mặt đã giải quyết tốt các vấn đề về nhà ở của người dân và phát triển kinh tế của đất nước, mặc khác giữ được quỹ đất cho

tương lai cũng như phục vụ cho các mục đích khác ” ( Báo Việt Nam Plus, 2015 )

1.5.1.2 Kinh nghiệm Thượng Hải - Trung Quốc

“ Trải qua 60 năm phát triển và xây dựng, nhà ở xã hội tại Thượng Hải đã hình thành 4 đặc điểm sau:

Thứ nhất, số tầng cao của nhà ở tăng dần hằng năm Vào những năm 1950-1970, chủ yếu là nhà ở thấp tầng từ 2-4 tầng, những năm 1980-1990 có nhà nhiều tầng từ 5-6 tầng Từ năm 200 đến nay, thịnh hành nhất là loại nhà có từ 11 tầng trở lên Hiện nay, các khu nhà ở xã hội xuât hiện những tòa nha cao tang trên 18 tang.

Thứ hai, tiêu chuẩn căn hộ tăng trước giảm sau Trong những năm 1050, tiêu chuẩn diện tích căn hộ tăng tổng thé từ 30 m? của nhà thấp tang lên đến 42-52 m? của nhà nhiều tầng, hay 60-65 m? của nhà cao tang Sau những năm 1980 -1990 thi diện tích tiêu chuẩn tăng lên 60-70 m2 của nhà nhiều tang, hay 70-80 m° của nhà cao tầng Tuy nhiên hiện nay tiêu chuẩn diện tích của nhà ở giá rẻ đã giảm xuống: Nhà nhiều tang 60 m, còn nhà cao tang 65-70 m2.

Thứ ba, điều kiện của bếp và phòng vệ sinh tiếp tục được cải thiện Từ việc sử dụng chung những năm 1950-1960, đến năm 1970 các hộ gia đình đã được sử dụng độc lập và dùng chung hành lang, cầu thang Khu bếp và vệ sinh càng ngày càng được chú trọng về diện tích, chiêu sáng và thông gió tự nhiên.

Thứ tư, không gian sống ngày càng hoàn thiện Những năm 1950-1970, nhà ở

xã hội của Thượng Hải vẫn chưa có khái niệm phòng sinh hoạt chung, phòng khách,

mà tất cả đều ghép với phòng ngủ Đến những năm 1990 mới bắt đầu phân chia chức năng các phòng, xuất hiện phòng sinh hoạt chung dé đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên gia đình như ngày nay.

20

Trang 30

Mỗi loại hình nhà ở xã hội có các điều kiện áp dụng riêng phù hợp với từng đối tượng Về mặt loại hình, hiện nay nhà ở xã hội tại Thượng Hải bao gồm4 loại nhà ở giá rẻ, nhà ở cho thuê chi phí thấp, nhà ở cho thuê công cộng và nha ở tái định cư.

Trong vài năm trở lại, nhà ở xã hội đã trở thành điểm sáng trong đời sống của người dân Thượng Hải Trong 5 năm gần đây, loại hình nhà ở giá rẻ đã được xây

mới khoảng 15 triệu m’, nhà ở di dân và tái định cư khoảng 36,3 triệu m°, nhà ở cho

thuê công cộng khoảng 3 triệu m? Những con số này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xã hội, bởi đằng sau những con số đó là biết bao gia đình nghèo khó, biết bao người lao động nghèo khổ, khó khăn về chỗ ở đã có một căn nhà Gần đây, chính quyền Thượng Hải tiếp tục đưa ra khái niệm bốn trong một, đó là khái niệm dé cập đến bốn loại hình nhà ở giá rẻ, nhà ở cho thuê chi phí thấp, nhà ở cho thuê công cộng và nhà ở di dời và tái định cư như đề cập ở trên Mục đích của mô hình này là dé đáp ứng yêu cầu bảo hiểm cơ bản, phủ sóng rộng, chính sách thống nhất và phát triển bền vững, giúp chính quyền thành phố phân loại giải quyết một cách nhanh chóng, tong thé vấn đề nhà ở xã hội cho các cá nhân và gia đình có thu nhập

Quy trình xin hưởng nhà ở xã hội được áp dụng từ tháng 6/2009 gồm hai bước thẩm tra Người xin mua nhà ở giá rẻ phải chấp hành các quy định của thành phó, đồng thời xin xác nhận của nơi cư trú về tình trạng nhân thân, giấy chứng nhận khó khăn một cách đầy đủ, trung thực, bằng chứng về quyền sở hữu nhà đất, giấy chứng nhận đang ở trong nhà thuê (nếu có) và các chứng nhận về thu nhập gia đình Sau

khi nhận hồ sơ xin thâm định, cơ quan chức năng sẽ thực hiện hai bước thâm tra, hai

lần công báo và hai lần bốc thăm công khai.

Có thể thấy với những chính sách hết sức chặt chẽ, có tính đồng bộ, trong vòng mấy năm qua, các hoạt động về phát triển nhà ở xã hội ở Thượng Hải đã có những bước phát triển vượt bậc, đưa lại những giá trị tinh thần to lớn cho người dân và xã

hội, góp phần hoàn thiện các chính sách ASXH của thành phó ”( Ngô Lê Minh,

21

Trang 31

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại một số địa phương

1.5.2.1 Kinh nghiệm của Bình Duong

“ Tỉnh Bình Dương có dân số khoảng 2 triệu người, trong đó có hơn 1 triệu

người nhập cư, chiếm tỷ lệ khoảng 52% dân só, là tinh có tỷ lệ dân nhập cư thuộc

hang cao nhất cả nước Diện tích nhà ở bình quân của tinh đạt mức 25 m’/ngudi.

Người nhập cư là nguồn lực quan trọng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa

-hiện đại hóa của tỉnh nhưng đây nó cũng tạo áp lực nặng nề cho tỉnh Bình Dương trong việc giải quyết chỗ ở và ASXH Để giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người có

thu nhập thấp, Tinh ủy đã có nghị quyết lãnh đạo và UBND đã ban hành Chương

trình phát triển nhà ở trong quá trình công nghiệp hóa, trọng điểm là phát triển nhà ở xã hội, với tên gọi là nhà ở ASXH.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 85 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 43 dự án do Tổng

Công ty Becamex làm chủ dau tư với tông diện tích 3,1 triệu m°, gồm 70.000 căn Sau 4 năm thực hiện, đến nay đã có 25 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng diện tích 491.262 mỶ san, trong đó Becamex đã thực hiện 5 dự án có tổng diện tích 298.097 m2 sàn với 6.595 căn hộ, chiếm 60,67% tông số nhà ở xã hội được xây dựng.

Bên cạnh đó, đã có khoảng 200 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã

đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động với tổng diện tích khoảng 27.000 m2 sàn, đưa tổng diện tích sàn nhà ở xã hội toàn tỉnh lên đến 761.000 m2 với khoảng 16.900 căn hộ, giải quyết được khoảng 17% nhu cầu của công nhân, người lao động nhập cư Ngoài ra, các hộ gia đình, cá nhân cũng đã đầu tư xây dựng nhà trọ với số lượng khoảng 180.000 căn đáp ứng nhu cầu cho 540.000 công nhân, người lao động, sinh viên và người thu nhập thấp đô ở đô thị thuê, giải quyết được khoảng 55% nhu cầu nhà ở công nhân, lao động, người nhập cư của tỉnh.

Một số kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động phát triển nhà ở xã hội của tỉnh Bình Dương:

Một là, quyết tâm chính trị rất lớn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ trương thực hiện chương trình phát triển nhà ở trong quá trình công nghiệp hóa, trọng điểm là

22

Trang 32

phát triển nhà ở xã hội, nhà ở ASXH đã được quán triệt thống nhất, đồng bộ thông suốt từ UBND tỉnh, đến các Sở, Ban, ngành và các địa phương.

Hai là, các doanh nghiệp tích cực hưởng ứng, thực hiện, đặc biệt vai trò

Becamex là chủ lực, nòng cốt, dẫn dắt thực hiện chương trình nhà ở ASXH.

Ba là, ngay từ trước năm 2005, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã ra chủ trương khi

quy hoạch phát triển đô thị phải dành tối thiểu 7% diện tích đất ở dé phát triển nhà ở xã hội trước khi Luật Nhà ở năm 2005 mới bắt đầu quy định tại Khoản 1 Điều 48

Bốn là, sử dụng triệt dé và hiệu quả quỹ đất công dé phát triển nhà ở xã hội, các khu nhà ở ASXH của Becamex đều được xây dựng trên quỹ đất công, được hỗ trợ toàn bộ chi phí GPMB, chi phí đầu tư hạ tầng, các công ty phát triển hạ tang khu công nghiệp trong tỉnh phải có trách nhiệm dành quỹ đất dé phát triển nhà ở xã hội.

Năm là, lựa chọn địa điểm xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ gần nơi làm việc, căn hộ nhỏ nhưng được thiết kế rất hợp lý, có diện tích sử dụng 30 m2 (bao gồm gác lửng), giá cả hợp lý phù hợp với khả năng tài chính của người mua

nhà là công nhân, người lao động, người thu nhập thấp, người nhập cư; người mua

nhà được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, dé giảm giá bán các căn hộ ASXH (30 m’) thì căn hộ tầng trệt (45 m”) được bán với giá cao hơn (khoảng 400 triệu đồng/căn) dé bù dap giá bán cho các căn hộ tầng trên; hệ thống hạ tầng xã hội và các dịch vụ phục vụ dân cư tương đối day đủ, đồng bộ.

Sáu là, thời gian làm thủ tục hành chính các dự án nhà ở xã hội được UBND

tỉnh, các Sở, ngành, địa phương ưu tiên giải quyết nhanh chóng ” ( Lê Hải, 2017 ) 1.5.2.2 Kinh nghiệm Thành phố Hô Chí Minh

“ Thời điểm hiện tại TP HCM có gần 480.000 hộ chưa có nhà ở hoặc đang ở chung với cha mẹ, người thân; Trong đó, gần 80.000 hộ cán bộ, công chức, viên chức và 13.000 hộ dân bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị là không đủ điều kiện bồi thường hoặc bồi thường không đủ để mua nhà ở thương mại Ngoài ra, còn có khoảng 300.000 hộ (tương đương 1,21 triệu người) nhập cư có nhu cau thuê nhà ở xã hội Diện hộ thu nhập thấp trên địa bàn cũng đang có nhu cầu mua, thuê và thuê mua nhà ở xã hội rât lớn.

23

Trang 33

Theo Sở Xây dựng TP HCM, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố sẽ tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng mới 39 dự án nhà ở xã hội với diện tích đất hơn 140 ha với quy mô hơn 44.700 căn và phan dau hoàn thành khoảng 30.000 căn; Trong đó, hiện đã có 8 dự án khởi công với hơn 4.200 căn, và 12 dự án đã được chấp thuận đầu tư (gần 12.000 căn) và 19 dự án đã công nhận chủ đầu tư hoặc chủ trương đầu tư.

Dé dat được chỉ tiêu đề ra, Sở Xây dựng đề nghị UBND thành phố giao UBND các quận huyện vùng ven rà soát quỹ đất dé điều chỉnh quy hoạch, bồ trí quỹ đất sạch cho xây dựng nhà ở xã hội dé cho thuê; Đồng thời cho phép hoán đổi quỹ đất công có diện tích lớn hơn 1 ha lấy quỹ đất nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nha nước để cho thuê đối với các đối tượng không đủ điều kiện mua nhà ở xã hội thuộc các dự

án chỉnh trang đô thị hoặc di dời ven kênh rạch Sở Xây dựng cũng tham mưu UBND thành phó kiến nghị Chính phủ triển khai chính sách cho vay vốn ưu đãi dé các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội; Điều chỉnh lãi suất vay mua nhà ở xã hội ở mức từ 3% đến 3,5%/năm, thời hạn cho vay tối thiểu 20 năm, ân hạn cho người vay chưa phải trả lãi từ 6 tháng đến 3 năm ” ( Anh Tuấn, 2016 )

1.6 Tổng kết Chương I

Chương I đã nêu ra cơ sở lý luận về phát triển nhà ở xã hội cho người có thu

nhập thấp, người có thu nhập thấp, nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng, nêu ra

nội dung phát triển qua xây dựng bộ máy quản lý; quy hoạch, kế hoạch phát triển;

huy động phân bố nguồn lực; triển khai thực hiện; kiểm tra giám sát cùng với các

nhân tô ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá phát triển nhà ở xã hội và kinh nghiệm của các nước trên thế giới Trên cơ sở lý luận chung mở ra chương quan trọng của bài chuyên đề - chương II.

24

Trang 34

CHƯƠNG II

THUC TRANG PHAT TRIEN NHÀ Ở XÃ HOI CHO NGƯỜI CO THU NHAP THAP TREN DIA BAN TINH HA TINH

2.1 Tống quan về tinh Ha Tinh 2.1.1 Đặc diém tự nhiên

.- ` p2

Hình 2.1 Bản đô hành chính Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh năm ở khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam, với diện tích khoảng 5.998 km2, chiếm khoảng 1,8% diện tích tự nhiên cả nước Theo Cục thông kê, Hà Tĩnh có khoảng hơn 1,296 triệu người, xap xỉ 1,2% dân số cả nước, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vào khoảng 4,8%, với mật độ dân cư khoảng 215 người/km2

Hà Tĩnh có tổng cộng 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố (thành phố Hà Tĩnh), 2 thị xã (thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh) và 10 huyện gồm: “ Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Câm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà ” Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của toàn tỉnh, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Nội khoảng 350 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1.348 km

về phía Nam.

25

Ngày đăng: 08/04/2024, 02:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w