BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA: Xã hội Nhân văn
BÀI TIỂU LUẬNMÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
LỚP: 71SOWK20013_01
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 TỚIKINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ 1/2020 - NAY
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Trang 2TP.HCM, tháng 11/2021
NHẬN XÉT CỦA GVHD
2
Trang 3Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 TỚI KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM 10
2.1.Tác động của dịch tới ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 10
2.2 Tác động của dịch tới một số ngành công nghiệp 12
2.3 Các doanh nghiệp điêu đứng trong đại dịch Covid-19 13
2.4 Thương mại điện tử - xu thế trong đại dịch Covid-19 14
2.5 Ngành thương mại và dịch vụ gặp khó khăn dưới tác động của dịch 16
2.6 Tác động của dịch tới giáo dục và đào tạo, y tế, môi trường 18
2.7 Tác động của dịch tới truyền thông 20
2.8 Các hoạt động văn hoá, thể thao đều bị cắt giảm 21
2.9 Tác động của dịch tới trật tự an toàn xã hội và vấn đề lao động việc làm 22
Chương 3: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG CÔNG CUỘC HƯỚNG TỚI “BÌNH THƯỜNG MỚI” TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 24
3.1 Những thành công bước đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta 24
3.2 Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc hướng tới trạng thái “bình thường mới” 25
KẾT LUẬN 27
Trang 4MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn cuộc sống của toàn nhân loại, tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Cho đến nay tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra phức tạp và không thể nào lường trước được
Các ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào ngày 23/1/2020 đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến khốc liệt chống lại Covid-19 tại Việt Nam Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, nước ta cũng đang phải chịu đựng và có khả năng sẽ tiếp tục gánh chịu những tác động nặng nề về sức khỏe, kinh tế-xã hội trong thời gian tới Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã chủ động, quyết liệt phòng, chống và giảm thiểu những tác động xấu từ đại dịch Covid-19 Bằng những nỗ lực đáng kể của Chính phủ ta như thực thi đóng cửa biên giới, cấm nhập cảnh, cách ly và kiểm dịch; nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe, thực hiện các chiến dịch thông tin giữa những người khác để giảm tác động tiêu cực của đại dịch, sử dụng các biện pháp như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên và vai trò lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước đã phần nào hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh cũng như cách li, chữa trị kịp thời cho các bệnh nhân mắc Covid-19.
Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, điều này đã tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh bị suy giảm mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết mọi hoạt động trong đời sống nhân dân.
Vì vậy, tác động của dịch bệnh Covid-19 đến nền kinh tế, đời sống xã hội Việt Nam đang là một vấn đề cấp bách Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, nhóm đã
quyết định chọn đề tài “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến kinh tế-xã hội Việt Nam từ
tháng 1/2020 đến nay” để nghiên cứu sâu hơn về những tác động mà dịch bệnh Covid-19 gây
ra đối với nền kinh tế, xã hội, môi trường và một số lĩnh vực, ngành nghề khác ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng lây lan của dịch bệnh, ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế hướng tới “bình thường mới” trong thời gian tới.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
4
Trang 5Bài tiểu luận này giúp người đọc nắm bắt được các tác động tiềm ẩn của đợt bùng phát đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, đời sống xã hội và một số lĩnh vực khác ở Việt Nam từ tháng 1/2020 đến nay (11/2021).
Trên cơ sở làm rõ thực trạng về tác động của đại dịch lên sự biến đổi xã hội Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản để đẩy lùi và giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, hạn chế rủi ro của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý, ổn định xã hội trong những năm tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sự biến đổi xã hội Việt Nam từ tháng 1/2020 đến nay.
Phân tích, đánh giá thực trạng của sự biến đổi xã hội Việt Nam do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, phân tích những ưu điểm và hạn chế của việc biến đổi xã hội Việt Nam do ảnh hưởng từ đại dịch.
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy trách nhiệm của Nhà nước, bổn phận của công dân trong phòng, chống Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam.
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến Kinh tế-Xã hội Việt
Nam từ tháng 1/2020 đến nay (11/2021)
3.2 Khách thể nghiên cứu: Kinh tế-Xã hội Việt Nam3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: Từ tháng 1/2020 – nay (tháng 11/2021)4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn báo chí, tài liệu, tin tức, số liệu thống kê, internet, quan sát từ môi trường sống xung quanh, … Từ đó hiểu rõ hơn về thực trạng của đại dịch Covid-19 đối với sự biến đổi xã hội ở Việt Nam.
-Từ những thông tin thu thập được phân tích, thống kê dữ liệu để đưa ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng vấn đề
Trang 6- Tổng hợp, phân tích thông tin, nghiên cứu, vận dụng các kiến thức của nhóm về xã hội học để nêu lên quan điểm, nhận xét vấn đề đang nghiên cứu một cách khách quan, đúng đắn nhất Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục vấn đề đặt ra.
- Ngày 23/01/2020, 2 ca dương tính Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam được bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận là 2 cha con quốc tịch Trung Quốc Cuộc chiến chống dịch Covid-19 bắt đầu từ đó 7 ngày sau khi xuất hiện những ca dương tính đầu tiên (30/01/2020), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 170/QĐ-TT thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 Với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo cùng 2 Thứ trưởng Bộ Y tế làm Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch
- Từ ngày 23/01/2020 đến 13/02/2020, cả nước đã ghi nhận thêm tất cả là 16 trường hợp dương tính đều liên quan đến ổ dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 173/QĐ-TTg công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra vào ngày 01/02/2020
- Ngày 13/02/2020, tại xã Sơn Lôi, Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có 11 ca dương tính và phải cách ly gần 11000 người dân trong xã.
- Đến ngày 26/02/2020, toàn bộ 16 bệnh nhân được xác nhận dương tính với Covid-19 đã khỏi bệnh và ngày 04/03/2020, xã Sơn Lôi đã được dở phong tỏa sau 21 ngày cách ly.
- Việt Nam ghi nhận 18 ngày liên tiếp không có ca bệnh mới
- Ngày 06/03/2020, Hà Nội công bố ca đầu tiên là bệnh nhân từ Anh về Hà Nội ngày 02/03/2020, đã mở đầu cho cuộc chiến chống dịch với các ca bệnh xâm nhập từ các nước khác Trong những ngày tiếp theo, bệnh nhân liên tục được ghi nhận trên các chuyến bay khởi hành từ Anh, Pháp,…
6
Trang 7- Ngày 18/03/2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, hạn chế các chuyến bay từ các khu vực bị ảnh hưởng.
- Ngày 8/04/2020, khoảng 13000 người ở thôn Hạ Lôi bị cách ly 28 ngày.
- Ngày 24/04/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 19/CT-TTg tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng và chống dịch bệnh Đất nước chuyển sang giai đoạn chống dịch dài, nới lỏng dần các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.
- Sau hơn ba tháng kể từ đợt dịch đầu tiên, không có trường hợp lây nhiễm nào mới trong cộng đồng, Việt Nam phải đối phó với đợt dịch thứ 2 Đợt dịch thứ hai này xảy ra bất ngờ và dữ dội hơn đợt trước với tâm dịch là thành phố Đà Nẵng.
- Ngày 25/07/2020, Bộ Y Tế thông báo về BN416 (là ca lây nhiễm trong cộng đồng), đồng thời cũng phong tỏa Bệnh viện C Đà Nẵng Mở đầu cuộc chiến chống dịch Covid-19 bùng phát.
- Đúng 0h ngày 27/07/2020, Đà Nẵng chính thức công bố lệnh phong tỏa toàn bộ Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng cùng các khu dân cư gần ba bệnh viện này Khoảng 10000 người dân trong đó gồm nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và người dân trong khu vực phong tỏa bắt đầu sống cách ly với bên ngoài.
- Sau cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định thực hiện giãn cách xã hội trên toàn TP Đà Nẵng với mục tiêu không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng.
- Ngày 31/07/2020, Việt Nam ghi nhận những ca tử vong đầu tiên cũng là lần đầu tiên số ca nhiễm trong ngày lên đến mức kỷ lục 45 ca
- Đến ngày 03/08/2020, Việt Nam đã có đến 6 người chết vì dịch Covid-19
Trang 8- Các ca bệnh bắt đầu giảm dần và đến ngày 07/09/2020, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản 8777/BGTVT-VT quyết định khôi phục 100% tần suất hoạt động của các phương tiện vận tải hành khách: ô tô, tàu lửa, máy bay đến thành phố Đà Nẵng.
- Bắt đầu từ ngày 11/09/2020, Đà Nẵng chính thức nới lỏng giãn cách.
- Ngày 24/09/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố Công điện số 1300/CĐ-TTg về việc tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19 phòng nguy cơ dịch có cơ hội bùng phát lần nữa.
- Tuy bùng phát ngắn ngày (diễn ra cao điểm 36 ngày ở Đà Nẵng), nhưng đợt dịch thứ 2 ghi nhận tới 554 ca bệnh ngoài cộng đồng, gấp hơn 5,5 lần đợt dịch thứ nhất.
- Ngày 26/01/2021, TP Chí Linh (Hải Dương) nhận được thông tin một người dân từng sinh sống trên địa bàn tỉnh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 khi làm xét nghiệm tại sân bay Nhật Bản.
- Dịch lần này ở Hải Dương là do biến chủng kiểu Anh, virut có khả năng lây lan nhanh và mạnh.
- Từ 12h trưa ngày 28/01/2021, Hải Dương chính thức giãn cách xã hội toàn thành phố, đồng thời cũng quyết liệt triển khai các biện pháp chống dịch với tinh thần khẩn trương và triệt để.
- Sau hội nghị ngày 15/02/2021, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng ra quyết định Hải Dương sẽ tiến hành cách ly xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sau 15 ngày toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, ngày 03/03/2021 Hải Dương chính thức kết thúc giãn cách, gỡ bỏ phong tỏa
- Ngày 05/03/2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về việc triển khai tiêm vaccine trên cả nước.
- Ngày 08/03/2021, Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 8
Trang 9- Theo Bộ Y tế, thành công chiến thắng đợt dịch thứ ba, bài học lớn về chính trị là sự lãnh đạo của Đảng Bộ Y tế cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm mang tính chuyên môn và kỹ
- Đợt dịch này diễn biến theo chiều hướng vô cùng phức tạp với nhiều ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng Biến chủng Delta xuất hiện có tốc độ lây lan nhanh làm dịch bùng phát mạnh ở TP HCM và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.
- Ngày 27/04/2021, Yên Bái xuất hiện 1 ca dương tính là lễ tân khách sạn bị lây nhiễm từ đoàn khách Ấn Độ.
- Ngày 27/05/2021, TP HCM ghi nhận 36 ca dương tính liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, làm cho nhiều khu vực ở 16 quận, huyện bị phong tỏa.
- Ngày 31/05/2021, theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP HCM ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh toàn thành phố sẽ thực hiện giãn cách xã hội và nâng cao các biện pháp như không tụ tập quá 5 người nơi công cộng; tăng cường thêm một số biện pháp phòng, chống dịch Thực hiện nghiêm việc giãn cách tối thiểu 2m khi giao tiếp và chỉ được ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết
- Do số ca nhiễm vẫn liên tục tăng nhanh, ngày 09/07/2021, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong công bố quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
- Ngày 01/10/2021 (sau gần 3 tháng áp dụng chỉ thị 16), TP HCM thực hiện chỉ thị 18 mở cửa phần lớn các hoạt động, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội.
- Với công tác tiêm vaccine, đa dạng hóa nguồn vaccine và tập trung huy động mọi nguồn lực để đạt bao phủ vaccine toàn dân sớm nhất có thể.
- Ngày 11/10/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” Mục tiêu chính là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các ca nhiễm bệnh, ca tử vong do Covid-19 Cố gắng khôi phục và
Trang 10phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái “bình thường mới”.
Chương 2
TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 TỚI KINH TẾ-XÃ HỘI VIỆT NAM2.1 TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH TỚI NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN2.1.1 Nông nghiệp
2.1.1.1 Ngành trồng trọt
Nền nông nghiệp nổi lên như một điểm sáng, trở thành điểm tựa vững chắc, là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ nông sản ở tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp gặp phải nhiều khó khăn Hàng loạt địa phương nông sản ứa đọng không thể tiêu thụ, thậm chí phải giải cứu, ví dụ như giải cứu vải thiều tại tỉnh Bắc Giang,… nhưng có lẽ đó là giải pháp không bền vững và có phần bị động trong giá cả trước biến động thị trường và dịch bệnh Trong đó, việc hình thành các chuỗi liên kết gắn với sản xuất an toàn là chìa khóa cho bài toán mất mùa, mất giá Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, không ít lần nông sản của người nông dân phải nằm ngoài đồng vì không thể tiêu thụ nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, dựa vào mối quan hệ với các thị trường nước ngoài thông qua kênh quảng bá nông sản và đem lại lợi nhuận to lớn cho người nông dân Liên kết với thị trường nước ngoài chính là đầu ra an toàn và dẫn đến sự yên tâm của người nông dân với cái giá cao hơn đem đến sự phấn khởi trong nền nông nghiệp.
2.1.1.2 Ngành chăn nuôi
Cùng nằm trong lĩnh vực Nông nghiệp nhưng ngành chăn nuôi cả nước lại phải lao đao trước đại dịch Covid-19 Tính từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng trung bình 8 đợt từ 30-40% so với năm ngoái so với việc tăng giá lương thực toàn cầu Không chỉ riêng giá thành thức ăn chăn nuôi tăng cao mà vẫn còn những khoản chi phí khác như thuốc men, vacxin, điện,… cũng bị trừ vào giá khi xuất chuồng Theo Cục chăn nuôi, dự báo giá cả thức ăn chăn nuôi vẫn sẽ tăng thêm 2 đợt nữa với tổng mức 5% Không chỉ ảnh hưởng bởi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao kỷ lục mà hơn 2 tháng qua, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đã khiến chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi gần như đứt gãy
10
Trang 11Với bối cảnh dịch Covid đăng diễn biến phức tạp và nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị của nhà nước khiến cho con đường xuất khẩu chăn nuôi bị thắt chặt, gặp nhiều khó khăn Nhiều hộ chăn nuôi lại có tình huống vô cùng bi đát khi phải tự tay mình đốt bỏ vật nuôi mỗi ngày vì không thể tiêu thụ, giá cả giảm mạnh thậm chí không có doanh nghiệp thu mua Trung bình mỗi ngày phải đốt bỏ hơn 100 con vì chuồng chật chội cho dù vật nuôi vẫn ăn và lớn theo từng ngày.
2.1.2 Lâm nghiệp
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được coi là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta Thế nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát lại làm cho ngành lâm nghiệp Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nhiều đơn hàng xuất khẩu đã phải hoãn hoặc hủy, nhiều doanh nghiệp phải cho công dân nghỉ việc thậm chí phải đóng cửa, ngừng sản xuất Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và vực dậy sản xuất Đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 tại Việt Nam căn bản đã được kiểm soát Ngành lâm nghiệp cần có những giải pháp tận dụng cơ hội để phục hồi và phát triển sau dịch Covid-19 để đạt chỉ tiêu xuất khẩu 12,5 tỷ USD, hướng tới phát triển bền vững mà Thủ Tướng đã đặt ra để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm đồ gỗ lớn Thế Giới.
Tác động không nhỏ đến ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ bởi vì hiện nay nước ta đã xuất khẩu qua trên 120 quốc gia khác nhau và đã hội nhập rất sâu vào thị trường quốc tế khách hàng của rất nhiều nước họ không thể đến được và sẽ không có đơn hàng, sẽ không có hợp đồng.
Hình 1: Tác động của dịch tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Trang 12Kết quả khảo sát tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp gỗ và lâm sản cho biết, đối tượng tham gia khảo sát là 124 doanh nghiệp và đã cho thấy 100% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Trong đó có đến 75% số doanh nghiệp phản hồi cho biết thiệt hại ban đầu đối với doanh nghiệp này ước tính vào khoảng hơn 3.000 tỷ đồng Hơn 51% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết phải thu hẹp quy mô sản xuất, khoảng 35% doanh nghiệp còn hoạt động nhưng sẽ phải tạm dừng hoặc giảm sản xuất trong thời gian tới, 7% số doanh nghiệp ngừng hoạt động Hiện tại Việt Nam đã tạm thời khống chế được dịch Covid-19 điều này được cộng đồng thế giới đánh giá cao và tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm tổ chức lại sản xuất giao dịch
2.1.3 Thuỷ sản
Dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng trên toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thủy sản cả nước, đặc biệt là thị trường tiêu thụ thủy sản Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đến hết quý 1/2020 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt hơn 1,54 tỷ đô la mỹ giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu sang những thị trường lớn đều giảm mạnh như EU giảm mạnh nhất 40%, Trung Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%, Mỹ giảm 8,6% Hiện nay, thị trường Trung Quốc đã có nhu cầu nhập khẩu trở lại nhưng đơn đặt hàng không nhiều.
2.2 TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH TỚI MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với các ngành công nghiệp nước ta Nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng như may mặc, giày da, điện tử, cơ khí, cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do thiếu hụt nguyên vật liệu và nguy cơ thị trường tiêu thụ cũng sẽ bị tác động tiêu cực Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lại càng làm cho việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để duy trì hoạt động sản xuất gặp phải nhiều khó khăn hơn Hầu hết, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất và linh kiện, phụ tùng đều được nhập khẩu từ Trung Quốc Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát, đã tác động đến nguồn cung cấp khiến cho nhiều mặt hàng trở nên khan hiếm Một số linh kiện, phụ tùng của được nhập khẩu từ các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản,… nhưng do dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu nên cũng rất khó tìm được nguồn hàng thay thế
Dịch Covid-19 đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp Chuỗi sản xuất của các ngành quan trọng như dệt may, giày da, điện tử, cơ khí sẽ bị đứt gãy do gián đoạn của nguồn cung cấp vật , nguyên vật liệu nhập khẩu, trong đó
12
Trang 13phần lớn là từ Trung Quốc Trong số những ngành công nghiệp bị tác động từ dịch Covid-19 thì dệt may và giày da là nhóm ngành phải chịu nhiều khó khăn nhất bởi phần lớn nguyên phụ liệu của ngành này đều từ nguồn nhập khẩu Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mỗi năm ngành này nhập khẩu gần 17 tỷ USD nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất, trong đó có đến 70% là từ Trung Quốc Vì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên Trung Quốc hay các quốc gia khác không thể xuất khẩu nguyên liệu vào Việt Nam, khiến cho việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp bị ngưng trệ.
Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Xây dựng do phải thực hiện Giãn cách Xã hội nên phải tạm ngừng hoạt động, kéo theo các dự án không thể hoàn thành Các vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch, các thiết bị xây dựng công trình cũng bị sụt giảm giá trị tiêu thụ Các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm công nghiệp không phải mặt hàng thiết yếu trong mùa dịch, cũng bị thua lỗ, không phát triển được.
Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy ngành Công nghiệp nước ta đang phải gồng mình chống chịu với dịch Covid-19 khó khăn như thế nào.
2.3 CÁC DOANH NGHIỆP ĐIÊU ĐỨNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
Dịch Covid-19 đang lan rộng ra toàn cầu, ngoài việc ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân mà nó còn gây khó khăn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã bị sụt giảm lợi nhuận, phải cắt giảm về người lao động, cắt giảm thu nhập của người lao động, đình trệ sản xuất kinh doanh, thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu Đại dịch cũng đã làm đứt gãy gần hết các chuỗi cung ứng và làm cho doanh nghiệp tổn thất rất nhiều, đầu tiên là về mặt khách hàng, thứ hai là về nguồn cung sản xuất, thứ ba là về thị trường tiêu thụ, thứ tư là về nguồn lao động, thứ năm là vấn đề về dòng tiền và cuối cùng là vấn đề về tâm lý chung của xã hội, của người lao động, của khách hàng Hầu hết các doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều gặp các tình trạng trên Dịch Covid-19 cũng đã phơi bày ra không ít điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam chính là các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu phía thị trường Trung Quốc Hiện nay, sự phụ thuộc lẫn nhau và chuyên biệt hóa khu vực là càng ngày càng sâu nhưng đây cũng là thách thức cho Việt Nam đưa ra kế hoạch và chiến lược đúng đắn để có thể tự chủ trong nguồn cung nguyên liệu.
Trang 14Hình 2: Tình hình đăng ký Doanh nghiệp vào tháng 9/2021 so với tháng 8/2021 và cùng kỳ năm 2020
Theo Cục quản lý Đăng ký kinh doanh cho biết về tình hình đăng ký doanh nghiệp vào tháng 9/2021, trong tháng 9/2021, chỉ có 3.899 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, sụt giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 32,3% so với tháng 8/2021 Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 62.432 tỷ đồng, giảm 69,3% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 8,1% so với tháng 8/2021 Đây là mức vốn đăng ký mới thấp nhất trong tháng 9 kể từ năm 2016 đến nay Trong tháng 9/2021, 5/6 khu vực trên cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2020, gồm:
- Đông Nam Bộ (752 doanh nghiệp, giảm 82,9%);
- Đồng bằng Sông Cửu Long (181 doanh nghiệp, giảm 80,8%); - Tây Nguyên (195 doanh nghiệp, giảm 58,3%);
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (574 doanh nghiệp, giảm 56,8%); - Đồng bằng Sông Hồng (1.801 doanh nghiệp, giảm 35%)
- Trung du và miền núi phía Bắc là khu vực duy nhất có sự gia tăng về số doanh nghiệp đăng ký thành lập (396 doanh nghiệp, tăng 1%).
Có gần 50.000 người là số lao động của các doanh nghiệp mới thành lập trong tháng 9/2021, giảm 39,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Và trong tháng 9/2021 cũng đã ghi nhận có 3.317 doanh nghiệp tái sản xuất, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 9/2021, cả nước có 5.355 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, giảm mạnh 41,2% so với cùng kỳ năm 2020 và 16,9% so với tháng 8/2021 Trong đó có: 2.240 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giảm 31,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 41,8% số
14
Trang 15doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; 2.509 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm 2020; 606 doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại, giảm 65,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Số liệu trên cũng đã phản ánh được đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực mạnh mẽ tới các doanh nghiệp nước ta như thế nào
2.4 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - XU THẾ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
Dịch bệnh Covid-19 đã trở thành dịch bệnh toàn cầu và khiến cho các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ, tuy nhiên thương mại điện tử lại trở thành xu thế và là mắt xích quan trọng giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển Vậy thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh qua các thiết bị điện tử, bao gồm các hoạt động như mua bán, thanh toán, giao dịch, đặt hàng,… và tất cả đều bằng hình thức online Một số sàn thương mại điện tử mà chúng ta thường thấy như Shopee, Lazada, Tiki,… đây là hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng Hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp là hình thức hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sản phẩm của họ được quảng bá trên các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba,…
Doanh thu của các doanh nghiệp đã tăng gấp bội kể từ khi dịch Covid-19 lây lan, theo thống kê thì từ sau khi dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm qua các sàn thương mại điện tử của người tiêu dùng tăng mạnh Đến nay thì đã có 70% dân số Việt Nam tiếp cận được với Internet, gần 50% người Việt Nam mua hàng online, 53% sử dụng các ví điện tử và thanh toán online Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được công nhận có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á Tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ tiếp tục và bùng nổ sau dịch Covid-19 và tạo ra nhiều xu hướng tiêu dùng mới.
Các sàn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như một cơn sóng thần trong đại dịch Covid-19 Mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất là giáo dục (55%), ví dụ như các ứng dụng Microsoft Teams, Zoom,… tiếp theo là hàng hóa (46%), đồ ăn và gọi xe công nghệ (34%), giải trí và các trò chơi trực tuyến (18%),… Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, thương mại điện tử góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh có hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Theo báo cáo mới đây của Facebook, đã ghi nhận khảo sát về các lý do mua hàng, trong đó có 51% người tiêu dùng mua các sản phẩm mà những người nổi tiếng hay các KOL giới thiệu