LỜI CẢM ƠN Bên cạnh sự nỗ lực và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, luận án “Quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hoá” đươc hoàn thành nhờ sự tạo điều ki
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 9310110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS HÀ VĂN SỰ
2 TS THÂN DANH PHÚC
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực; những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Vũ Thị Hồng Phượng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Bên cạnh sự nỗ lực và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, luận án “Quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hoá” đươc hoàn
thành nhờ sự tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý sau đại học, Khoa Kinh tế - Luật, Bộ môn Quản lý Kinh tế - Trường Đại học thương mại và đặc biệt là
sự định hướng, hướng dẫn tận tình, động viên kịp thời của tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS Hà Văn Sự và TS Thân Danh Phúc trong suốt quá trình thực hiện luận án Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô và trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó
Nghiên cứu sinh cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các anh chị tại
Bộ Công Thương; Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê thành phố Hà Nội; các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong quá trình tìm hiểu, thu thập dữ liệu
Mặc dù đã rất cố gắng song luận án khó tránh khỏi thiếu sót, nghiên cứu sinh rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Vũ Thị Hồng Phượng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận án 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 4
3 Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Những đóng góp mới của luận án 14
7 Kết cấu của luận án 14
Chương 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 15
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 15
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 15
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường bán lẻ hàng hóa 15
1.1.2 Khái niệm, mục tiêu, phân cấp về quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 21
1.1.3 Sự cần thiết và vai trò quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa .27
1.2 NHỮNG NGUYÊN LÝ VÀ TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 30
1.2.1 Yêu cầu trong quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 30
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 32
1.2.3 Công cụ quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 40
1.2.4 Tiêu chí cơ bản đánh giá quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 42
Trang 61.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐỊA
PHƯƠNG CẤP TỈNH ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 47
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 47
1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan 50
1.4 KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 56
1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và quốc tế 56
1.4.2 Bài học đối với thành phố Hà Nội 64
Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG 67
BÁN LẺ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN NAY 67
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 67
2.1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 67
2.1.2 Thực trạng thị trường bán lẻ hàng hóa của thành phố Hà Nội 73
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 81
2.2.1 Mô hình quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 82
2.2.2 Thực trạng quản lý cung hàng hóa .85
2.2.3 Thực trạng quản lý cầu thị trường 106
2.2.4 Thực trạng điều tiết quan hệ cung - cầu thị trường 111
2.2.5 Thực trạng quản lý giá cả hàng hóa 116
2.2.6 Thực trạng quản lý cạnh tranh 120
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA THỜI GIAN QUA 122
2.3.1 Những thành công trong quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 123
2.3.2 Hạn chế trong quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 125
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế trong quản nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa 128
Chương 3 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 135
3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 135
Trang 73.1.1 Một số dự báo và mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ hàng hóa của thành
phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 135
3.1.2 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hóa giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 140
3.1.3 Một số định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ hàng hóa giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 141
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 143
3.2.1 Nhóm giải pháp coi trọng vai trò của thị trường trong phát triển thị trường bán lẻ hàng hoá 143
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện khâu tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và ban hành, tổ chức thực thi các văn bản quản lý của thành phố 144
3.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng bán lẻ 146
3.2.4 Nhóm giải pháp tạo lập môi trường kinh doanh và hỗ trợ chủ thể bán lẻ 148
3.2.5 Nhóm giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chủ thể bán lẻ và hàng hoá bán lẻ 151
3.2.6 Nhóm giải pháp tăng cường quản lý giá cả và cạnh tranh 153
3.2.7 Nhóm giải pháp về tăng cường công tác hướng dẫn tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 154
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 156
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương 156
3.3.2 Đối với các Hiệp hội 159
3.3.3 Đối với các chủ thể bán lẻ 160
3.3.4 Đối với người tiêu dùng 160
KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt
Tiếng Anh
Chữ viết
tắt
Nghĩa đầy đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
Agreement for Trans-Pacific
Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Việt Nam – Liên minh châu
Âu (EU)
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) 68 Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) 69 Bảng 2.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) 73 Bảng 2.4 Hệ thống bán lẻ của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) 74 Bảng 2.5 Cơ cấu chợ theo phân hạng của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2015-2020) 76 Bảng 2.6: Sự phát triển về số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009 - 2020) 80 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thực trạng định hướng các chủ thể bán lẻ 88
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà
Nội đối với thị trường bán lẻ hàng hoá theo tiếp cận quy trình quản lý 92 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về thực trạng hỗ trợ các chủ thể bán lẻ 94 Bảng 2.10 Một số kết quả cải thiện môi trường đầu tư của thành phố Hà Nội tính đến cuối năm 2019 95 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý sự tuân thủ luật pháp và chính sách của các chủ thể bán lẻ 98
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý mặt bằng bán lẻ và hạ
tầngTMBL 102 Bảng 2.13: Tỷ lệ hàng Việt tại một số siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội (năm 2020) 103 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý hàng hóa lưu thông 106 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về thực trạng định hướng người tiêu dùng 107 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 111
Bảng 2.17: Cơ cấu hàng hóa bán lẻ của thành phố thành phố Hà Nội giai đoạn
2009-2020 114
Bảng 2.18 Lượng hàng hóa thực hiện chương trình bình ổn thị trường của thành
phố Hà Nội năm 2020 (theo kế hoạch) 118 Bảng 2.19: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý giá cả hàng hóa 118 Bảng 2.20 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tháng của thành phố Hà Nội
(giai đoạn 2009-2020) 119 Bảng 2.21: Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý cạnh tranh 122
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Dân số trung bình toàn thành phố (giai đoạn 2009-2020) 71 Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn (giai đoạn 2009-2020) 71 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dân số theo độ tuổi của thành phố Hà Nội 72 Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa của thành phố Hà Nội (giai đoạn 2009-2020) 79
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Quy trình nghiên cứu 13
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội 83
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn của thành phố Hà Nội trong quản
lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ hàng hoá 84
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận án
Về bản chất, bán lẻ hàng hoá là bán hàng hóa cho người tiêu dùng (NTD) và thị trường bán lẻ chính là nơi diễn ra quan hệ trao đổi giữa các chủ thể trong đó người mua chính là NTD cuối cùng Theo đó, quản lý nhà nước (QLNN) đối với thị trường bán lẻ hàng hoá (BLHH) chính là quá trình tác động của các cấp quản lý tới mối quan
từng giai đoạn cụ thể
Với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoài những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, thương mại bán lẻ (TM BL) còn có vai trò và ý nghĩa kinh tế to lớn trong việc góp phần giải quyết các mâu thuẫn cơ bản
về thời gian, không gian, số lượng giữa sản xuất và tiêu dùng; tạo lập và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia; tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; hướng dẫn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của NTD… Do đó, phát triển TMBL luôn là vấn đề cấp bách, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Với bản chất là môi trường diễn
ra hoạt động TMBL, theo đó thị trường BLHH cũng có vai trò quan trọng đối với sự ổn định
và phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi quốc gia Hơn nữa, mô hình phát triển kinh tế phổ biến hiện nay là nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là bên cạnh vai trò tự điều tiết của thị trường phải có vai trò quan trọng của Nhà nước Chính vì vậy, QLNN đối với thị trường BLHH là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào, kể cả những quốc gia có nền kinh
tế thị trường tự do như Mỹ, Hồng Kông, Singapore… Công tác QLNN được tăng cường, đổi mới và hoàn thiện sẽ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bền vững cho các DNBL trong bối cảnh nhiều biến động và cạnh tranh hết sức gay gắt hiện nay Thông qua đó nhằm thúc đẩy các hoạt động TMBL diễn ra một cách thông suốt, hiệu quả, thị trường BLHH phát triển mạnh và bền vững
Tiếp tục xét cho mỗi quốc gia: Các địa phương (trong đó có địa phương cấp tỉnh) khác nhau có các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội với tiềm năng, thế mạnh khác nhau nên hoạt động BLHH trên thị trường cũng mang những nét đặc thù riêng biệt, từ đó dẫn đến mục tiêu, công cụ, phương pháp… quản lý sẽ khác nhau Nói một cách khác, QLNN cấp tỉnh đối với thị trường BLHH là vô cùng cần thiết
Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nước, nơi tập trung rất nhiều cơ quan, trường học, bệnh viện lớn… nên dân số đông và có mức sống cao hơn đại đa số các tỉnh thành, đồng thời nơi đây cũng là thành phố (TP) du lịch nổi tiếng do đó nhu cầu mua sắm rất cao Trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua, Hà Nội cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân cũng tăng lên nhanh chóng Đặc biệt, sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số Thủ đô đạt trên 7,1 triệu người
Trang 12Nội ngày càng tăng trong mắt các nhà đầu tư trong đó chiếm bộ phận không nhỏ là các nhà phân phối bán lẻ Tuy nhiên nhìn chung, thị trường BLHH Hà Nội hiện nay
có nhiều hạn chế: Phát triển thiếu bền vững; cơ cấu thị trường chưa hợp lý và mạng lưới bán lẻ chưa hoàn chỉnh; cơ sở hạ tầng bán lẻ chưa phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển thị trường BLHH; tình trạng chợ cóc chợ tạm còn tràn lan; nạn kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và các loại hàng hóa độc hại khác vẫn tiếp tục gây hoang mang, bức xúc cho NTD cũng như thách thức lớn đối với công tác quản lý Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó không thể không nói tới nguyên nhân chính từ phía quản lý nhà nước (QLNN) QLNN của thành phố Hà Nội đối với thị trường bán lẻ thời gian qua còn bộc lộ một số bất cập, tập trung vào các vấn đề về: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ thể bán lẻ; quy hoạch mạng lưới, phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ và thực thi chính sách; hỗ trợ chủ thể bán lẻ trong nước; quản lý giá cả, chất lượng và cạnh tranh; tuyên truyền, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng
Ngoài ra, với tính chất phức tạp và khác biệt lớn so với các địa phương khác về thói quen, nhu cầu tiêu dùng (xuất phát từ đặc thù: NTD Thủ đô gồm cả người dân thành thị
và nông thôn, gồm cả dân tộc kinh và dân tộc thiểu số, gồm cả người có quốc tịch Việt Nam và người nước ngoài…) nên vai trò của thị trường BLHH trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng nói trên là rất quan trọng Bối cảnh trên đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách phải có định hướng, giải pháp cụ thể và kịp thời trong QLNN nhằm phát triển thị trường BLHH của địa phương có nhiều nét đặc thù này
Cùng với thực trạng trên, quá trình mở cửa thị trường phân phối đã và sẽ đem đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các chủ thể bán lẻ trong nước Đặc biệt, việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và việc thành lập Cộng đồng ASEAN cũng không ngừng làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với lĩnh vực này Hiện nay, phần lớn lợi nhuận đang thuộc về các nhà phân phối nước ngoài (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng nhà bán lẻ hiện đại nước ngoài đã chiếm tới 40%) và họ đang
có xu hướng tiếp tục “ồ ạt đổ bộ” vào Việt Nam, trong đó chủ yếu và trước hết là hai TP lớn nhất gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Thậm chí gần đây còn phổ biến hiện tượng các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài được mua đi bán lại ngay tại thị trường Việt Nam dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp nội dễ bị thua ngay trên “sân nhà” Trước tình hình đó, một mặt chủ thể bán lẻ trong nước phải tự đổi mới, chuẩn bị tốt mọi nguồn lực, tăng tính chuyên nghiệp, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh nếu không muốn để mất thị trường; mặt khác, công tác QLNN của TP Hà Nội đối với thị trường BLHH cũng phải phải được tăng cường, hoàn thiện, đổi mới kịp thời và đúng hướng