Với mong muốn tìm hiểu sự đa dạng trong cách thức tổ chức các hoạt động phát hành và phổ biến phim cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động này để tìm ra những giải pháp nhằm quản lý
Trang 11
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Công tác phát hành - phổ biến phim chiếm một nửa hoạt động điện ảnh, có vai trò quan trọng trong đời sống giải trí của xã hội, có tác dụng lớn trong việc định hướng giáo dục chính trị, tư tưởng và thẩm mỹ cho công chúng, nâng cao đời sống văn hóa cho người dân ở khắp mọi miền đất nước
Trong nhiều năm trở lại đây, khán giả Việt đã có cơ hội thưởng thức nhiều "bom tấn" đến từ các studio lớn của Hollywood như Universal, Paramount, Warner Bros.; cũng như từ các nền điện ảnh phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…Trong một bài phỏng vấn, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đánh giá: "So với - thời kỳ trước, hệ thống rạp như CGV, Lotte đã đem đến cho người xem những trải nghiệm mới, thực sự cập nhật khi được xem cùng lúc với các buổi ra mắt phim của thế giới, những tiện nghi khiến người xem cảm thấy thoải mái, hấp dẫn Đó là những yếu tố tích cực làm thỏa mãn nhu cầu điện ảnh của người xem" Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động điện ảnh vẫn còn những tồn tại, bất cập.Trước sự bùng nổ thông tin trong cơ chế thị trường và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, Bên cạnh những bộ phim hay, chất lượng tốt, thì trên các nền tảng trực tuyến cũng xuất hiện nhan nhản các phim có nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí vi phạm luật, lạm dụng hình ảnh bạo lực, khêu gợi, hành vi phản cảm, thậm chí chứa đựng nội dung xuyên tạc về Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức, tâm lý người xem, nhất là giới trẻ
Đối với Hải Phòng, với những chính sách phát triển văn hóa của Thành phố, hoạt động điện ảnh vẫn tồn tại và có chỗ đứng góp phần không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển văn hóa nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội - của thành phố nói chung Với vai trò và ý nghĩa đặc biệt như vậy, đòi hỏi công tác quản lý hoạt động điện ảnh nói chung và quản lý hoạt động chiếu phim lưu động nói riêng của Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh phải thật khoa học, chặt chẽ nhằm mang lại hiệu quả quản lý tối ưu nhất Muốn vậy, các nhà quản lý về hoạt động phát hành và phổ biến phim cần đưa ra những biện pháp
Trang 22 hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và địa phương để phát triển sự nghiệp triển lãm mỹ thuật thích nghi với thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước
Với mong muốn tìm hiểu sự đa dạng trong cách thức tổ chức các hoạt động phát hành và phổ biến phim cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động này để tìm ra những giải pháp nhằm quản lý tốt, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác triển lãm mỹ thuật trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tôi lựa chọn vấn đề "Quản lý hoạt động phát hành và phổ biến phim tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện
ảnh thành phố Hải Phòng" làm đề tài tiểu luận Qua khảo sát, nghiên cứu, đánh giá
thực trạng công tác phát hành và phổ biến phim và những biện pháp được đưa ra sẽ góp phần phát huy những lợi thế sẵn có của hệ thống thiết chế văn hóa, đồng thời tìm ra những cách thức mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đổi mới hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về hoạt động điện ảnh và hoạt động của các thiết chế văn hóa như: Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng… đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu Cụ thể một số công trình tiêu biểu như:
Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương với đề tài "Quản lý hoạt động phát hành và phổ biến phim tại Trung tâm phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Hải Dương" của tác giả Vũ Thị Quỳnh Anh
Hội thảo “Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong công tác phát hành, phổ biến phim” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Tạ Quang Đông chủ trì ngày 8/12/2021 để tìm hướng đi cho phim Việt và các Trung tâm phát hành phim thuộc quản lý của nhà nước hướng tới nền công nghiệp văn hóa
Bài viết “Chính sách văn hóa trong quản lý Nhà nước về điện ảnh” của PGS.TS Phan Văn Tú – nguyên trưởng khoa Văn hóa nghệ thuật của trường Đại học Văn hóa Hà Nội đăng trên Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam ngày 23/03/2022
Trang 33 Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động điện ảnh và công tác phát hành phim, tác giả tiểu luận nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về "Quản lý hoạt động chiếu phim lưu động tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng" Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả tiểu luận sẽ tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm từ những tác giả đi trước, vận dụng vào nội dung của công trình nghiên cứu của mình.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động điện ảnh tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý phát hành và phổ biến phim tại đây 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích của đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về điện ảnh, quản lý điện ảnh - Tìm hiểu thực trạng, đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế về công tác quản lý hoạt động phổ biến phim để làm rõ công tác quản lý hoạt động phát hành và phổ biến phim phim tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh
Hải Phòng
- Đề ra một số nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức, hoạt động, một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phát hành phim tại
Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động phát hành và phổ biến phim tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng các hoạt động điện ảnh; ,
các tổ chức, cơ quan có liên quan 4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023
- Phạm vi không gian: Tác giả nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Số 111 Cầu Đất, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ( )
Trang 44
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp - Phương pháp khảo sát thực địa
6 Những đóng góp của tiểu luận
- Tiểu luận nhằm nghiên cứu có hệ thống về thực trạng công tác quản lý
hoạt động phát hành và phổ biến phim tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Từ đó, đánh giá, phân tích thực trạng và chỉ ra những kết quả đạt được, những nguyên nhân tồn tại và đưa ra một số giải pháp mang tính ứng dụng trong quá trình quản lý hoạt động phát hành và phổ biến phim tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng
- Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu cùng hướng 7 Bố cục tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo Tiểu luận,
gồm 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về quản lý hoạt động phát hành và phổ biến phim
và Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động phát hành và phổ biến
phim tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát hành và
phổ biến phim tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh
Trang 55
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH VÀ TRUNG TÂM THÔNG TIN, TRIỂN LÃM VÀ ĐIỆN ẢNH 1.1 Những vấn đề chung
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Điện ảnh, cơ sở điện ảnh, phổ biến phim
- Điện ảnh: Theo Wikipedia: Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh kết hợp âm thanh, đôi khi là một số hình thức kích thích giác quan khác; được lưu trữ trên một số dạng thiết bị ghi hình để phổ biến tới công chúng qua các phương tiện kỹ thuật khác nhau: chiếu rạp, truyền hình,
web / stream, video, băng, đĩa, máy chiếu
- Cơ sở điện ảnh: Cơ sở điện ảnh là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập,
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Phổ biến phim: Theo luật điện ảnh: Phổ biến phim là việc đưa phim đến
công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng
Internet và phương tiện nghe nhìn khác
1.1.1.2 Quản lý
- Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của các nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục
đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, khái niệm quản lý được hiểu là: “Tổ chức điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan, trông coi, giữ gìn và theo
dõi việc gì”
Từ đây, chúng ta có thể hiểu về hoạt động quản lý chính là sử dụng các công cụ, biện pháp như pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy chế, điều khiển, chỉ đạo, mệnh lệnh bằng văn bản hoặc bằng lời nói, những quy tắc tương ứng nhằm điều khiển, chỉ đạo cho quá trình làm việc, sinh hoạt, sản
xuất đạt được những mục đích đã đề ra
Trang 66
1.1.1.3 Quản lý Nhà nước về văn hóa:
Quản lý Nhà nước về văn hóa là sử dụng quyền lực của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người khi tham gia vào các hoạt động văn hóa
1.1.1.4 Quản lý hoạt động phát hành, phổ biến phim:
Quản lý hoạt động phát hành, phổ biến phim là tái hiện và duy trì sức sống cho loại hình nghệ thuật thứ 7 này theo định hướng của các cơ quan chủ quản, đồng thời tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của quần chúng nhân dân
1.1.1.5 T hiết chế văn hóa:
Về khái niệm thiết chế văn hoá, cho đến nay vẫn còn rất nhiều cách hiểu
khác nhau Tác giả Trần Ngọc Khánh trong bài viết “Góp phần xây dựng hệ
thống thiết chế văn hóa trong quá trình đô thị hóa hiện nay tại Thành phố Hồ
Chí Minh” đưa ra nhận định:
Thiết chế văn hóa (institutions culturelles) là các phương tiện vật chất trang thiết bị (équipements), các cách thức tổ chức và vận hành nhằm thiết lập mối tương quan giữa sản xuất văn hóa và tiêu dùng văn hóa của các cộng đồng khác nhau trong đời sống xã hội Nhờ có các thiết chế văn hóa vận hành mà con người phát triển hài hòa, toàn diện và toàn năng Thiết chế văn hóa là một phức hợp gắn kết cộng đồng, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần và xã hội của cộng đồng Tính phức hợp của thiết chế văn hóa không phụ thuộc vào cơ chế bộ máy của cơ quan quản lý, mà chủ yếu đó là các quy tắc, phương thức vận hành các công cụ văn hóa (outils culturels) như là tác nhân trung gian (médiation) tác động lên đời sống xã hội
Trong bài viết “Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở” đăng trên Mạng thông tin của CINET.VN của Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tháng 5/2012 có - đoạn nhắc đến “thiết chế văn hóa” như sau: “Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị để bảo đảm cho các hoạt động văn hóa có thể diễn ra, nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân”
Trang 77 Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên, một cách chính thống và đầy đủ nhất, tôi cho rằng đó là định nghĩa đã được ghi trong Từ điển Bách khoa Việt Nam như sau “Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy : đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là “thiết chế văn hóa”
Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh là một thiết chế văn hóa, có các quy định và hoạt động theo các quy định của pháp luật, của Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động Điện ảnh
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động Điện ảnh được quy đinh cụ thể tại điều 8, luật Điện ảnh 2006 Điều 9 luật Điện ảnh 2006 quy định các cơ quan
quản lý nhà nước về Điện ảnh
Các nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước về Điện ảnh trong tiểu luận: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược điện ảnh, uản lý, chỉ đạo, thực q hiện công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động điện ảnh; nghiên cứu về các nguồn lực phát triển của Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh
1.1.3 Các văn bản về hoạt động điện ảnh
- Nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững của đất nước;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó có ngành Công nghiệp điện ảnh.
- Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ);
Trang 8-8 - Quyết định 199/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt -Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Luật điện ảnh 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006, và Luật điện ảnh (sửa đổi) số 05/2022/QH15 của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003
- Nghị định số 48 - CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động điện ảnh;
- Thông tư số 08/2015 /TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hoạt động của đội chiếu phim lưu động
- Quyết định 354/QĐ SVHTT ngày 01/6/2020 của Sở Văn hóa và Thể -thao Hải Phòng về việc ban hành quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh (Ban hành kèm theo Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh)
1.2 Tổng quan về Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm
Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/5/2020 theo Quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 16/3/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc hợp nhất Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, Trung tâm Thông tin và Cổ động, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng thành Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng; đặt trụ sở chính tại số 111 Cầu Đất, quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng
Trung tâm hoạt động và phát triển dựa trên sự kế thừa nền tảng hoạt động của 03 trung tâm trước đó; đến nay, Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh đã trở thành một đơn vị sự nghiệp công lập lớn của thành phố Hải Phòng, nơi thường xuyên tham mưu và tổ chức những hoạt động thông tin, triển lãm và điện ảnh; góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của thành - phố Hải Phòng
1.2.2 Các đợt phim, tuần phim tại Trung tâm:
Trang 99 Từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, Thực hiện sự chỉ đạo của Sở văn hóa và Thể thao, Trung tâm đã phối hợp chẽ, linh hoạt với các phòng, ban, các trường học, phòng văn hóa các quận huyện và đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố tổ chức các tuần phim, đợt phim phong phú và đa dạng, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân Trong các đợt phim này, với chỉ tiêu 450 buổi chiếu phim lưu động được giao, trong đó có 25 buổi chiếu tại 2 huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cát Bà, đội chiếu phim lưu động của Trung
tâm đã hoạt động liên tục và hiệu quả
- Đợt phim chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4-5/2022, kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 13/5/2022) và Lễ hội Hoa -Phượng Đỏ Hải Phòng 2022 Đợt phim giới thiệu đến khán giả và nhân dân thành phố các bộ phim tiêu biểu của điện ảnh với nhiều thể loại, nội dung phong phú, đa dạng về đề tài chiến tranh cách mạng như giải phóng miền Nam thống - nhất đất nước, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về thành tựu phát triển kinh tế văn hóa xã hội thành phố Hải Phòng… Các bộ phim được chọn công chiếu đều là những tác phẩm điện ảnh, phim tài liệu đặc sắc như: “Bác Hồ sống mãi với nhân dân Hải Phòng”, “Khi đàn chim trở về”, Giải phóng Sài Gòn”, “Chú ơi đừng lấy mẹ con”, “Hải Phòng bừng sáng”, “Nông thôn mới Hải Phòng” Đây thực sự là những tác phẩm điện ảnh có tính nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc, nội dung tư tưởng tốt, mang tính giáo dục Để tạo sức lan tỏa, hướng tới mọi đối tượng người dân trong thành phố, đợt phim được tổ chức tại Rạp Công nhân và chiếu lưu động tại các huyện ngoại thành, hải đảo từ ngày 28/4 đến ngày 22/5, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về truyền thống yêu nước và lịch sử vẻ vang của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, quảng bá và giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây
- Đợt phim thiếu nhi hè thành phố năm 2022, Trong đợt phim này, Trung tâm tổ chức các suất chiếu miễn phí tại rạp Lê Văn Tám vào thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, đồng thời đội chiếu phim phối hợp với Đoàn thanh niên các quận, huyện, Trung tâm văn hóa thể thao các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão,
Trang 1010 Kiến Thụy, Thủy Nguyên …… tổ chức các buổi chiếu phim miễn phí tới tận các trường học trên địa bàn thành phố với nhiều bộ phim hấp dẫn, mang đậm tính giáo dục và giải trí phù hợp với lứa tuổi, như: Sự tích Mai An Tiêm; Thánh Gióng, Trạng Hiền; Người thầy của muôn đời, Dưới mái thủy đỉnh, Truyền thuyết gươm thần, Sự tích đền voi phục, Chuột xám lắm mưu, Siêu nhân đất sét, Chiến binh mèo mũi đỏ, Vương quốc thú Đây là những tác phẩm được đánh giá cao về nội dung và chất lượng nghệ thuật Những thức phim sống động, đầy màu sắc, cùng nội dung sâu sắc thực sự cuốn hút các em học sinh theo dõi Qua đó góp phần giáo dục cho các em về giá trị của tình cảm gia đình, tình bạn, sự dũng cảm, yêu thương môi trường và giúp đỡ người khác Đây là những bài học bổ ích giúp nuôi dưỡng tâm hồn các em
- Phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng tổ chức đợt chiếu phim miễn phí phục vụ nhân dân thành phố nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam (15.3.1953 – 15.3.2023) trong đợt phim này, Trung tâm đã tổ chức chiếu phim miễn phí tại 3 rạp Lê Văn Tám, Công Nhân, 1-5 và các đội chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân ngoại thành và hải đảo từ ngày 13 đến 19-3 Theo đó các bộ phim sẽ được chiếu phục vụ nhân dân trong Tuần phim bao gồm: Bao giờ cho đến tháng mười, Cánh đồng hoang, Tự thú trước bình minh, Cô gái trên sông, Mối tình đầu, Mùa nước nổi, Về nơi gió cát… Ngoài ra, Hội Điện ảnh thành phố tổ chức trưng bày, giới thiệu đến công chúng một số hình ảnh phim, tư liệu điện ảnh trước rạp chiếu Lê Văn Tám Hoạt động này mong muốn giới thiệu những tư liệu điện ảnh tới các thế hệ khán giả nhằm khơi dậy truyền thống lịch sử, phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; ghi nhận và khẳng định những giá trị, thành quả cách mạng của đất nước, dân tộc ta, trong đó có nền điện ảnh Việt Nam trong suốt những năm qua, đồng thời góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trên địa bàn thành phố
Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các tuần phim, đợt phim thường niên phục vụ nhiệm vụ chính trị theo các sự kiện lớn của Thành phố và Đất nước như: Tuần phim kỷ niệm 77 năm ngày Cách Mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tuần phim kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam( 22/12/1944 –
Trang 1111 22/12/2022)Đợt phim mừng Đảng mừng xuân 2023 Tuần phim chào mừng "Kỷ , niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”
1.2.3 Vai trò của quản lý đối với hoạt động phát hành và phổ biến phim tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh
Các đợt phim diễn ra tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh đều có sự tham gia phối hợp các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố Các đơn vị đều nhận thức rất rõ vai trò của hoạt động điện ảnh trong công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung Hoạt động điện ảnh đã góp phần củng cố, bồi đắp thêm niềm tin của nhân dân vào chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng; đặc biệt là tuyên truyền kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố và Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Bên cạnh đó với việc tổ chức nhiều đợt phim với quy mô và chất lượng, , Trung tâm không những tạo được hình ảnh, dấu ấn của đơn vị mà còn thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, nâng cao khả năng hưởng thụ văn hóa của khán giả Hải Phòng
Tiểu kết
Trong chương 1, tác giả đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến quản lý hoạt động điện ảnh như: phát hành và phổ biến phim, đội chiếu phim lưu động , đồng thời đưa ra một số văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động phát hành và phổ biến phim Từ đó, xác định được nội dung và vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành và phổ biến phim đồng thời chỉ rõ cơ sở lý luận là tiền đề để xây dựng nội dung và phương diện chính của quản lý ở góc độ khoa học
Trang 122.1 Các chủ thể quản lý và cơ chế phối hợp
2.1.1 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, với chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật 2.1.2 Cục Điện ảnh:
Cục Điện ảnh là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về điện ảnh; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp điện ảnh trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
2.1.3 Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, đồng bào dân tộc, miền núi, hải đảo và lực lượng vũ trang;
- Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đối với việc sản xuất phim đặt hàng từ ngân sách nhà nước, Hội đồng thẩm định phim cấp thành phố theo quy định của pháp luật về điện ảnh;
- Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim do cơ sở điện ảnh thuộc thành phố sản xuất hoặc nhập khẩu;
- Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim truyện do cơ sở điện ảnh thuộc thành phố sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật về điện ảnh; -
Trang 1313 Kiểm tra việc phổ biến phim ở rạp, phim chiếu lưu động, phim phát trên các phương tiện khác tại các điểm hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí công cộng;
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh băng đĩa phim và các hoạt động điện ảnh khác ở thành phố
2.1.4 Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng
Chức năng và nhiệm vụ các Phòng:
*Phòng Hành chính Tổng hợp:
- Chức năng:
+ Tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm quản lý nhà nước về công tác tổng hợp, cải cách hành chính, hành chính, quản trị, văn thư lưu trữ.
+ Tham mưu quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính - kế toán thuộc lĩnh vực thông tin, triển lãm và điện ảnh
+ Tham mưu quản lý nhà nước về tổ chức cán bộ, pháp chế, thi đua - khen thưởng thuộc lĩnh vực thông tin, triển lãm và điện ảnh theo quy định của pháp luật
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Chủ trì, phối hợp, tham mưu cho Giám đốc Trung tâm thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Sở Văn hóa và Thể thao
+ Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc Trung tâm theo dõi, đôn đốc các phòng và tương đương thực hiện chương trình, kế hoạch của đơn vị