Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự Theo Trương Công Am 2000, “Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự là một hệ thong các tác động có mục dich, có
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KỶ YEU HỘI THẢO KHOA HỌC CAP TRƯỜNG
(Tat cả các bài đăng đều được phản biện độc lập)
TÁC ĐỘNG TÂM LÝ TRONG
HOAT ĐỘNG DIEU TRA VỤ ÁN HINH SU
LY LUAN VA THUC TIEN
HÀ NỘI, THANG 11 NAM 2020
Trang 2MỤC LUC KY YEU HOI THẢO
Phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vu án hình sự
2 | Tác động tâm lý bị can trong điều tra vụ án hình sự II
1S Trần Trung Dũng
Bộ Công an
3 | Tác động tâm lý trong hỏi cung bị can phạm tội giết người 18
1S Nguyễn Hữu Toàn
Học viện Cảnh sát nhân dân
4 | Phương pháp đặt và thay đôi van đề tư duy trong hỏi cung bị can - lý 24
luận và thực tiễn
PGS TS Đặng Thanh Nga Truong Dai học Luật Ha Nội
5 | Phương pháp thuyét phục trong hỏi cung bi can — lý luận và thực tiễn 36
PGS TS Dang Thị Van Truong Dai hoc Luật Ha Nội
6 | Tác động tâm ly bang phương pháp truyên dat thông tin trong hoạt động 48điều tra vụ án hình sự
TS Chu Văn Đức Trường Đại học Luật Hà Nội
7 | Phương pháp ám thị gián tiếp trong hoạt động điêu tra vụ án hình sự 56
ThS Nguyén Thi HaTruong Dai hoc Luật Hà Nội
8 | Dac diém tam ly của hoạt động điêu tra vụ án hình sự 63
TS Nguyễn Đắc TuânTruong Dai học Luật Ha Nội
9 | Nâng cao hiệu quả phòng, chéng bức cung, dùng nhục hình trong hỏi 70cung bị can
ThS Hoàng Thai Duy Truong Đại hoc Luật Hà Nội
10 | Hoạt động điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam 78
TS Trần Thị Thu Hiên
Truong Dai học Luật Ha Nội
Trang 3NHUNG VAN DE CHUNG VE TÁC ĐỘNG TÂM LÝTRONG HOAT DONG DIEU TRA VU AN HINH SU
TS Chu Văn Đức Truong Dai học Luật Hà Nội chuduchlu@gmail.com
Tóm tat
Bài viết ban về những vấn dé chung của tác động tâm bp trong hoạt động diéu tra vụ an hình sự, như khải niệm tác động tam lý, tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, đặc điểm và nguyên tắc thực hiện tác động tâm lý trong hoạt động diéu tra vụ án hình sự Trên cơ sở phân tích quan điểm của một số tác giả trong và ngoài nước, tác giả bài viết đưa ra quan điểm của mình về tác động tâm lý và tác động tâm lý trong hoạt động diéu tra vụ án hình sự kèm theo những ví dụ cụ thể trong thực tiễn hoạt động diéu tra vụ án hình sự ở Việt Nam.
Từ khóa: Hoạt động diéu tra vụ án hình sự, Tác động, Tác động tám lý, Tác động tâm lý trong diéu tra vụ án hình sự.
1 Đặt van đề
Rang sáng ngày 17 thang 8 năm 2018, ở thành phố Hưng Yên xảy ra một vụ án nghiêm trọng: một người không rõ danh tính lẻn vào một gia đình trộm cắp, bị phát hiện, người đó đã dùng con dao bau mang theo đâm chết hai vợ chông gia chủ rồi bỏ tron Cơ quan cảnh sát điều tra xác định Dinh Công Tr., sinh năm 1977, một người từng tốt nghiệp đại học luật, từng lam cán bộ tư pháp phường, nghiện Init, hiện không nghé nghiệp, đêm thường thang thang trộm cap, là nghỉ phạm Qua giám định con dao bdu thu giữ tại nhà của Tr, phát hiện ADN của nạn nhân và ADN của Tr Mặc dit ngoan cô nhưng qua đấu tranh, Tr cũng đã phải khai nhận hành vi cua mình Khi cán bộ điều tra bảo Tr kí vào biên bản thì Tr dé nghị cho y hút diéu thuốc và uống chén nước rồi y sẽ kí Tuy nhiên sau khi uống nước, hút thuốc,
Tr nhìn cán bộ điều tra cười và nói: “Em không ki đâu Các anh muốn thì em nhận cho các anh vui thôi chứ chứng cứ có rõ rang gì đâu Trên con dao nhà em có ADN của em là diéu bình thường, còn ADN của nạn nhân thì em không biết Nhưng mấy hôm trước, trong tổ dân pho có cô, nhà em có mang con dao đó di làm cổ, bị thất lạc, mới tim thay lai thì các anh đến thu giữ và mang đi” Lúc đó, cán bộ diéu tra nhìn thang vào Tr và nói: “Chung tôi nói cho anh biết, anh chưa đủ máu mặt dé giết người Anh chỉ là kẻ ăn cắp vặt Đêm khuya, anh lẻn vào nhà người ta trộm cắp, bị người ta phát hiện, người ta lao vào bắt giữ anh, anh hoảng
Trang 4hot rút dao đâm làm người ta chết, chứ anh chưa đủ tam dé giết người ” Nghe cán bộ diéu tra noi, TY ngoi im mot choc rồi cam bút ki vào tờ khai.
Trường hợp nêu trên là một ví dụ về tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, nó cho thấy không những vai trò quan trọng mà cả sự phổ biến của tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự Tuy vậy, về cơ sở lý luận của tác động tâm lý nói chung và tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự nói riêng, ví dụ hiểu thé nào là tác đông tâm lý, hình thức, nguyên tắc cần tuân thủ vẫn còn những ý kiến khác nhau Từ đó dẫn đến việc thực hiện tác động tâm lý còn tùy tiện, vi phạm nguyên tắc tác động tâm lý, bức cung, ép cung, mớm cung
Tuy nhiên, theo tác giả bài viết, thuật ngữ tác động nên được hiểu rộng hơn, khái quát hơn, là sự ảnh hưởng không chỉ giữa con người hay giữa con người lên sự vật hiện tượng mà
cả giữa các sự vật hiện tượng Nói cách khác, tac động là sự anh hưởng, sự tương tác giữa các sự vật hiện tượng, trong đó có cả con người, và gây ra những thay đối cho sự vật hiện tượng tương tác với nhau.
Trường hợp có con người thì con người có thé là chủ thé, khách thé hay đối tượng của
sự tác động.
1 Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang và Phan Xuân Thành (1996), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB.GD, tr.986.
2 A.V.Petrovski và M.G,larosevski (chủ biên, 1990), Từ điển tâm lí học, NXB Ấn phẩm chính trị, Moskva, tr 58.
Trang 5Khải niệm tác động tâm ly
Có nhiều loại tác động Tác động tâm lý có nghĩa là đối tượng tác động hay địa chỉ của
sự thay đổi ở người tiếp nhận là lĩnh tâm lí, tức tinh thần, tư tưởng, ý thức của khách thé tác động Đó có thể là nhận thức, cảm xúc, ý chí, tính cách và đích cuối cùng thường là hành vi của người mà sự tác động hướng tới Vi dụ, một lời khen kip thời và chính xác của người lãnh đạo làm nhân viên được khen cảm thay lanh dao quan tam đến mình, lãnh dao nhìn thay va đánh giá đúng nỗ lực của minh, từ đó nhân viên tích cực hon trong công việc Theo Trương Công Am (2000), “tác động tâm lý là hoạt động tích cực và chủ động của con người, biểu thi phương thức tác động của cá nhân hay một bộ phận người khác trên phương diện tâm lý nhăm làm chuyên biến, hình thành hay xóa bỏ những đặc điểm nào đó trong đời sống tâm lý của họ?” Dang Thanh Nga! (2019) cũng đồng ý với quan điểm này Có thé thấy, ở đây, tác gia Trương Công Am đã từ góc độ đào tạo nghề của mình để xem xét khái niệm tác động tâm lý, hiểu nó như một hoạt động có mục đích rõ ràng Tuy nhiên, trên thực tế, tác động tâm lý do con người thực hiện có thé là hành động có chủ ý hoặc không Tác động tâm lý cũng có thé do
sự vật gây ra Chang hạn, màu sơn tường của căn phòng, âm nhạc hay cảnh quan xung quanh cũng có thê gây ra tâm trạng nào đó ở chúng ta.
Tác động tâm ly cũng có thé hướng đến chính bản thân người thực hiện tác động Những hành vi trong cuộc sống như tự rèn luyện tinh thần, tự động viên, tự tạo niềm tin đều
là những biện pháp mà người tác động tâm lý tự tác động đến tâm lý của chính mình Trong cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú”, cuốn sách đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng và bản được nhiệu triệu bản trên thế gidi, Ở cuối mỗi chương, tac giả T.H Iker déu yêu cầu người đọc tự thực hiện một hành động nào đó dé tự rèn luyện tư duy triệu phú.
Như vậy, tác động tâm lí là sự gây ảnh hưởng của sự vật hiện tượng hay con người lên tâm ly của người khác hoặc của bản thân Kết quả của sự gây ảnh hưởng này là những thay đổi về tâm lý (nhận thức, cảm xúc, ý chí, tính cách ) và thường dẫn đến những thay đổi về hành vi của khách thể tác động.
Con đường gây ảnh hưởng đến tâm lý con người
Có nhiều con đường dé gây ảnh hưởng đến tâm lý con người.
- Gây ảnh hưởng đến tâm lý thông qua tác động lên thể chất Thê chất là nền tảng của tinh thần Do đó tác động lên thé chất có thé dẫn đến những thay đổi về tâm lí và hành vi.
3 Trương Công Am (2000), Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự, NXB CAND, tr.12.
* Đặng Thanh Nga (2019, chủ biên), Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học tư pháp, NXB.CAND, tr.28.
Trang 6Trước đây, thời kỳ nhân loại kém văn minh, tra tan thé chất là con đường chính dé buộc người
bị buộc tội phải nhận tội.
- Gây ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi thông qua tác động lên sinh lý Sinh ly là nền tang của tâm lý và hành vi Những thay đổi về sinh lý sẽ dẫn đến những thay đổi về tâm ly và hành vi Vì vậy, tác động lên sinh lý của con người đưa đến những thay đổi về nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành vi của họ Các chất kích thích thần kinh như rượu, thuốc lá, đặc biệt ma túy tông hợp, tác động trực tiếp lên hoạt động của não và đưa đến những thay đổi về nhận thức, cảm xúc và hành vi.
- Gây ảnh hưởng đến tâm lý thông qua hành vi Hành vi và tâm lý là “hai mặt của một đồng xu” Bang cách thực hiện những hay thay đổi hành vi có thé đưa đến những thay đổi về tâm lí Đây là cơ sở dé huấn luyện, rèn luyện tinh thần thông qua hành vi Trong cuộc sống, nhiều sở thích tiêu dùng hình thành từ việc lặp đi lặp lại một hành vi tiêu dùng nào đó, ví dụ như uống rượu hăng ngày đưa người uống đến chỗ nghiện, thích uống rượu.
- Gây ảnh hưởng đến tâm lý thông qua tâm ly Tinh thần con người là một hệ thong
mở, có đầu vào va đầu ra Khi một yếu tố nào đó, ví dụ một ý tưởng, được đưa vào hệ thong nay thì nó sẽ tương tác với những yếu tổ có sẵn trong đó va đưa đến những thay đổi về nhận thức, cảm xúc, hành vi.
2.2 Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự
Theo Trương Công Am (2000), “Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự là một hệ thong các tác động có mục dich, có kế hoạch của cơ quan diéu tra đối với những người có liên quan đến quá trình diéu tra vụ án nhằm làm chuyển biến và dan đến thay đổi những hiện tượng tâm lí nào đó ở họ đáp ứng yêu cau của hoạt động diéu tra”5 O nước ta nhiều chuyên gia về tâm lý hình sự củng ủng hộ cách hiểu nay Chang hạn, trong cuốn Tâm lý học hình sự do Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm thuộc Học viện cảnh sát nhân dân, Bộ công an, biên soạn, các tác giả viết: “7ác động tâm lý trong điều tra vụ
án hình sự là một quá trình được tô chức theo kế hoạch của cơ quan cảnh sát diéu tra với những phương pháp, kỹ thuật, chiến thuật tâm lý nhất định'.” Có thé thay ở đây, các tác giả
hiểu tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự khá hẹp, là những tác động có hệ thống,
chỉ do cơ quan điều tra tiến hành và hướng đến những khách thé có liên quan như người bị
5 Nguyễn Thơ Sinh (2008), Tâm lý xã hội hoc, NXB Tr28.
5 Trương Công Am, Sdd, tr.19.
7 Nguyễn Xuân Yêm (2012, tổng chủ biên), Hoàng Thị Bích Ngọc (chủ biên), Tập 5, Tâm lý học hình sự, NXB CAND, tr.111.
Trang 7buộc tội, người làm chứng Trên thực tế cũng có những trường hợp, ví dụ như bị can chủ động tác động đến tâm lí của điều tra viên, nghĩa là điều tra viên trở thành khách thé tác động,
bị can — chủ thê tác động Ví dụ như ở trường hợp dưới đây.
Đêm 26-11-1978, ở tp Hồ Chi Minh đã xảy ra một vụ án kinh hoàng: vợ chong nghệ
sỹ Thanh Nga bị sát hại ngay khi chuẩn bị rời khỏi xe riêng dé vào nhà Hai kẻ bịt mặt di xe máy đã dùng súng bắn chết vo chong nghệ sỹ khi họ cô giữ đứa con trai khỏi bị bắt cóc Kết quả điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra bắt được tên T cam dau một nhóm chuyên bắt cóc con cái của gia đình giàu có đề đòi tiền chuộc Và cơ quan cảnh sát điều tra nghỉ ngờ rất có thể gia đình nghệ sỹ Thanh Nga cũng là đối tượng của bọn bắt cóc Tuy nhiên cơ quan điều tra chưa có chứng cứ gì về sự liên quan của nhóm của T với vụ án Thanh Nga Vì vậy, để không dua T vào đường cùng, cơ quan cảnh sát điều tra chỉ đưa ra chứng cứ của một vụ nhẹ nhất trong số những vụ mà nhóm của T đã thực hiện và cơ quan cảnh sát điều tra đã có chứng cứ,
đó là vụ bắt cóc con của bác sĩ Nguyễn Lã Hy, buộc T phải nhận tội Diéu quan trọng lúc này
là xác định nhóm của T có liên quan đến vụ án Thanh Nga hay không Nhiệm vụ này được đặt
ra khi hỏi cung T Sau khi suy tính, điều tra viên quyết định chon mắt xic là công cụ gây án và dùng chiến thuật hỏi sâu thêm Khi T được đưa vào phòng hỏi cung, diéu tra viên chỉ ghế, bảo
T ngôi xuuống, sau đó bảo T:
- Anh hãy khai rõ hon về quả lựu đạn mà ban anh đã ném lại ở hiện trường (trong
vụ bắt cóc con bác sy La Hy, khi nhận tién va bi phục kích, H, di nhận tiền, đã ném lại một quả lựu đạn để thoát thân - TG).
- _ Đó là quả leu đạn mà tôi đã đưa cho H để phòng thân — T trả lời.
- _ Thế còn anh, anh mang theo gì dé phòng thân?
- _ Tôi mang theo khẩu súng.
- D6 là khẩu súng gì? Sao anh không nói gì với chúng tôi?
- D6 là một khẩu P38.
Nghe nói đến khẩu P38, điều tra viên mừng thâm, vì kết quả giảm định những dau đạn thu được tại hiện trường vụ án Thanh Nga là đạn súng P38.
- Khdu súng đó bây giờ ở đâu? — Điều tra viên hỏi tiếp.
- _ Tôi đã quăng nó xuống sông Sài gòn khi di qua cau Bình Lợi — T trả lời.
- Anh đừng gio trò ra với chúng tôi Chúng tôi biết khẩu súng đối với các anh rất quý, không dé gì các anh vứt nó Hơn nữa, các anh luôn khai vứt súng, vứt dao xuống noi sông sâu, nguy hiểm, khó tìm kiếm để bit dau mối Anh đừng do trò đó
ra với chúng tôi — Điều tra viên nói với T.
Trang 8- Da, cán bộ nói rất đúng, khẩu súng đối với chúng tôi rất quỷ, không dé gì chúng tôi vứt nó Nhưng cán bộ hãy hình dung tình huống của tôi lúc đó Bạn tôi bi thương (tên H bị công an bắn trọng thương ở lưng khi bỏ chạy và ném lại quả lựu đạn) không thé tự mình qua cau được, hai dau câu lại có cảnh sát, giữ súng trong người sẽ rất nguy hiểm Nhưng nếu tôi vứt súng đi, cảnh sát có hỏi, tôi bảo bị cướp ban, biết đâu còn được cảnh sát giúp đưa đến bệnh viện Cán bộ hãy nghĩ di, nếu giữ súng trong người, bạn không cứu được và mình cũng nguy hiểm; còn vứt súng đi, vừa cứu được bạn, vừa cứu được mình Nếu là tôi thì cán bộ cũng hành động như tôi thôi.
Nghe T nói có lí, điều tra viên bảo tên tân đứng dậy diễn lại động tác vứt súng Sau đó, người ta đưa T đến hiện trường, dua cho T một khẩu súng cũ, thực nghiệm lại động tác vứt súng để làm cơ sở tìm khẩu sung mà T đã vứt Hai thợ lặn
đã được huy động lặn tìm khẩu súng Đáng tiếc trong quá trình lặn tìm, hai thợ lặn chạm phải mìn còn sót lại sau chiến tranh và đã hy sinh Sau này, từ một nguồn tin khác, cơ quan cảnh sát điều tra thu được khẩu súng của T Tì hé ra, T không vứt súng xuống sông mà giấu súng trong cốp xe máy, dua về nhà giấu ở dưới đáy quạt điện Khi bị bắt thì T nhắn vợ lấy súng vứt di Kết quả giám định khẩu súng cho thay, chính khẩu súng của T là khẩu súng đã được dùng trong vụ án Thanh Nga Với kết quả này, T phải cúi dau nhận tội Lúc đó, người ta mới hỏi T, tại sao lại khai vứt súng xuống sông T trả lời, tại vì lúc đó, khi nghe nói đến khẩu P38, T thấy ánh mắt của điều tra viên sáng lên không bình thường, T linh cảm thấy một diéu gi đó rất hệ trọng nên khai như vậy đề bịt dau mối.
Ở trường hợp này có thé thay T đã tìm cách tác động đến điều tra viên Hãy nghe T lập luận: “Cán bộ nói rất đúng, khẩu súng đối với chúng tôi rất quý, không dé
gi chúng tôi vứt nó Nhưng cán bộ hãy hình dung tình huống của tôi lúc đó Nếu là tôi thì can bộ cũng hành động như tôi thoi”.
Ngoài ra tác động tâm lý cũng có thé do những yếu tố từ môi trường xung quanh như
đồ vật, nhiệt độ, không gian gây ra Như vậy, tác động tâm lý trong hoạt động điều tra là tác động tâm lý diễn ra trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, nó có thé được thực hiện một cách
có chủ ý hoặc không, có thể do con người hay sự vật hiện tượng gây ra Trong trường hợp do con người gây ra thì có thé hiểu là quá trình chuyền dich thông tin hay vận động giữa các chủ thé của hoạt động điều tra vụ án hình sự và những người liên quan, gây ra những thay đổi về tâm lý và hành vi ở người này hay người khác.
Trang 92.3 Đặc điểm của tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự
- Mục đích tác động tâm lý Theo Trương Công Am (2000), Chu Văn Đức và Chu Liên Anh (2002), Đặng Thanh Nga (2019), tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự hướng đến các mục đích sau:
+ Thu thập thông tin liên quan đến vụ án Với mục đích này, tác động tâm lý do điều tra viên, cán bộ điều tra tiễn hành và hướng đến những người tham gia tố tụng như bi can, người bị bắt, người làm chứng, người bị hại
+ Làm tăng tính tích cực của người tiễn hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
+ Uốn nan dư luận sai trái, hình thành ý kiến đúng về vụ án, về người phạm tội, về cơ quan điều tra và quá trình điều tra vụ án.
+ Xoa dịu, làm giảm nỗi đau, mat mát về tinh thần do tội phạm gây ra ở người bị hại.
- Chủ thê thực hiện tác động tâm lý trong điều tra vụ án hình sự chủ yếu là cơ quan cảnh sát điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra, khách thể của tác động tâm lý chủ yếu là người tham gia tô tụng, còn đối tượng tác động là tâm lý và hành vi của người tham gia tố tụng Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, như ví dụ ở trên, bị can, người bị bắt có thể tính toán và thực hiện tác động tâm lý đến điều tra viên, cán bộ điều tra nhăm đạt mục đích của mình.
- Kết quả của tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự là những thay đổi
về tâm lý và hành vi của khách thể Những thay đổi này có thê là trong thời gian ngắn hoạc lâu dài và ở mức độ nông sâu khác nhau Thường thì những tác động với mục đích thu thập thông tin dé làm rõ sự thật khách quan của vụ án chỉ mang tinh tình huống, nghĩa là thay đôi chỉ trong thời gian ngắn Nhưng với mục đích giáo dục thì tác động thường hướng tới những thay đổi lâu dai Tác động tâm lý có thé tác động đến một khía cạnh nao đó trong tâm ly khách thẻ, ví dụ như nhận thức, cảm xúc, ý chí, thái độ nhưng thường là đồng thời tác động đến nhiều mặt trong đời sống tâm lý của khách thể Như trong ví dụ ở phần dẫn nhập, lời nói của điều tra viên đã ảnh hưởng đến khía cạnh nào trong tinh thần, tư tưởng của Tr: nhận thức, cảm xúc, ý chí hay yêu tố nào đó khác? Có thé Tr thấy điều tra viên hiểu quá rõ về minh? Hay
nó đã đụng đến phần sáng còn lại trong tâm hồn Tr, làm Tr thấy hối hận? Hay Tr đã chán với cuộc song không nghề nghiệp, lang thang trộm cắp của mình và muốn dừng lại? Cũng có thé lời nói của điều tra viên đã đụng chạm đến tất cả những gì đã liệt kê? Rất khó nói chính xác Nhưng kết quả là Tr đã thay đổi, đã kí vào biên bản ghi lời khai.
- Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự thường là một hệ thống yếu
tố cùng ảnh hưởng đến tâm lí và hành vi của khách thể Chắng hạn như trong hỏi cung, không
Trang 10chỉ là lời nói, hành động mà cả vị trí ngồi, bàn ghế, không gian trong phòng hỏi cung đều
có thé gây tác động lên tâm lí của bị can Cho nên, thiết kế phòng hỏi cung, bàn ghế, đồ vật trong phòng, thậm chí màu sơn tường cũng được tính đến để gây tác động lên tâm lý bị can, khuyến khích thái độ hợp tác của bị can.
2.4 Nguyên tắc tác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự
Các tác giả trong nước như Trương Công Am (2000), Chu Văn Đức và Chu Liên Anh (2002), Dang Thanh Nga (2019) đều ủng hộ quan điểm của A.A.Đulov (1975) rằng việc thực hiện tác động tâm lí trong hoạt động điều tra vụ án hình sự cần tuân thủ những nguyên tắc
sau:
- Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của khách thé dé thực hiện tác động tâm lý Nguyên tắc này đòi hỏi người thực hiện tác động tâm lý phải nắm được đặc điểm tâm lý của khách thể tác động, những đặc điểm ổn định (ý chí, tính cách, thói quen ) và những đặc điểm nhất thời (trạng thái tâm lý, xúc cảm, những mâu thuẫn nội tâm ), trên cơ sở đó mà xác định phương pháp, hình thức tác động cho phù hợp.
- Người thực hiện tác động tâm lý phải có tri thức, hiểu biết về các quy luật phát sinh, phát triển và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý Những tri thức này giúp người thực hiện tác động theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh quá trình tác động một cách phù hợp để đạt kết quả mong muốn.
- Xác định rõ mục đích và kế hoạch tác động, dự đoán diễn biến, kết quả của quá trình tác động, phản ứng của khách thé, thái độ và hành động của ban thân người thực hiện tác động trước những phản ứng đó.
- Cân nhắc điều kiện, hoàn cảnh trong đó xảy ra quá trình tác động tâm lý Các điều kiện bên ngoài như thời gian, địa điểm, số người tham gia thực hiện tác động tâm lý có ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý của khách thé, đến quá trình cung cấp và tiếp nhận thông tin, do
đó anh hưởng đến kết quả của tác động tâm ly Vi du: tiếng ồn lớn làm cho việc truyền thông tin bằng lời nói khó đạt được kết quả mong muốn.
- Đảm bảo tính tích cực của khách thể tác động Kết quả của tác động tâm lý còn phụ thuộc tính tích cực của khách thé trong quá trình tác động, nghĩa là người bị tác động có “sẵn sàng” tiếp nhận tác động và “san sàng” phản ứng tra lời hay không? Nếu họ quá thụ động, tỏ thái độ bất cần, không quan tâm thì mục đích tác động tâm lý sẽ không đạt được Vì vậy
người tiễn hành tố tụng phải biết kích thích tính tích cực của họ dé đảm bảo rằng, họ nhất định
có phản ứng.
Trang 11- Tác động tâm lý phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra phải đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật, không ảnh hưởng xấu đến vị trí tố tung của người tham gia tố tụng, không làm giảm năng lực của họ trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
3 Kết luận
- Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra là tác động tâm lý diễn ra trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, nó có thé được thực hiện một cách có chủ ý hoặc không, có thể do con người hay sự vật hiện tượng gay ra Trong trường hợp do con người gây ra thì có thé hiểu là quá trình chuyển dịch thông tin hay vận động giữa các chủ thé của hoạt động điều tra vụ án hình sự và những người liên quan, gây ra những thay đổi về tâm lý và hành vi ở người này hay người khác.
- Tác động tâm lý trong điều tra vụ án hình sự có các đặc trưng riêng về mục đích, chủ thé, khách thé và đối tượng tác động Chủ thể thực hiện tác động tâm lý chủ yếu là điều tra viên, cán bộ điều tra Khách thé của tác động tâm lý chủ yếu là những người có liên quan trong quá trình điều tra Đối tượng của tác động tâm lý là những khía cạnh khác nhau trong tâm lý và hành vi của những người có liên quan Tác động tâm lý trong điều tra vụ án hình sự được thực hiện một cách có hệ thống hoặc riêng lẻ Trong mọi trường hợp, đây là một quá trình phức tạp.
- Các nguyên tắc cơ bản của tác động tâm lý trong hoạt điều tra vụ án hình sự là: căn
cứ vào đặc điểm tâm lý của khách thé dé thực hiện tác động tâm lý; người thực hiện tác động tâm lý phải có tri thức, hiểu biết về các quy luật phat sinh, phát triển và biéu hiện của các hiện tượng tâm lý; xác định rõ mục đích và kế hoạch tác động, dự đoán quá trình tác động, phản ứng của khách thé, thái độ và hành động của bản thân người thực hiện tác động trước những phản ứng đó; phải tính đến điều kiện, hoàn cảnh trong đó xảy ra quá trình tác động tâm lý; đảm bảo tính tích cực của khách thé tác động và tác động tâm lý phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Truong Công Am (2000), Tac động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, NXB CAND, tr 9-68.
2 Chu Liên Anh, Chu Văn Đức (2002), Giáo trình tâm lí học tu pháp, Viện đại học mở
Hà Nội, NXB CAND, tr 137-157.
T Harv Eker (2015), Bi mật tu duy triệu phú, Nxb Tp.HCM.
4 Đặng Thanh Nga (chủ biên, 1919), Giáo trinh tam lí học Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội, tr.27-32.
Nguyễn Thơ Sinh (2008), Tâm lý xã hội học, NXB Lao Động Tr 28-29.
6 Nguyễn Xuân Yêm (2012, tổng chủ biên), Hoàng Thị Bích Ngoc (chủ biên), Tập 5, Tâm ly học hình sự, NXB CAND, tr.105-229.
C3)
Nn
Trang 127 Trương Ngôn, Tam li học pháp lí, NXB In tai nhà máy in Quân đội, Hà Nội, 1995, tr 89.
8 Nguyễn Như Y, Nguyễn Văn Khang va Phan Xuân Thanh (1996), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB.GD, tr.986.
9 A.V.Petrovski và M.G,larosevski (chủ biên, 1990), Từ điển tâm lí học, NXB An pham chính trị, Moskva, tr 58.
10 Dulov A.V (1975), Tam li hoc tu phap, NXB Vusei Scola, Minsk, tr.162-168.
Trang 13TÁC ĐỘNG TAM LÝ BỊ CAN TRONG DIEU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
TS Tran Trung Dũng — Bộ Công an Tóm tắt
Bài viết tập trung làm rõ một số van dé co bản trong thực tiễn hỏi cung bị can Trên cơ sở đó nêu ra những điểm về nhận thức, pham chat, năng lực mà điều tra viên — chủ thê chính của hỏi cung bị can cần phải có để năng cao hiệu quả của hoạt động này.
Từ khóa: Tác động tâm lý, BỊ can, Tác động tâm lý bị can, Điều tra vụ án hình sự.
1 Khoản 1 Điều 60 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “BỊ can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự” Khoản 1 Điều 179 của bộ luật này quy định:
“Khi có đủ căn cứ dé xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”.
Như vậy để có đủ căn cứ ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải xem xét các chứng cứ chứng minh hành vi mà người hoặc pháp nhân thực hiện phải phạm vào một tội danh cụ thé được quy định trong bộ luật hình sự Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra
ra quyết định khởi tố bị can đề điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Bị can có thé bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế cụ thé được quy định tại chương VII của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
2 Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra phải tiến hành nhiều hoạt động tố tụng hình sự đối với bị can Theo đó, việc nghiên cứu và thực hiện tác động tâm lý bị can có vai trò quyết định cho kết quả của các hoạt động tố tụng này Về lý luận, đây là một khoa học chuyên ngành thuộc nghiệp vụ điều tra, đòi hỏi cần phải được nghiên
cứu đầy đủ, sâu sắc, hệ thống
Tìm hiểu việc nghiên cứu tác động tâm lý bị can ở một số nước như Mỹ, Liên Xô (cũ) và Cộng hòa Liên bang Nga hiện nay, thấy vẫn đề này đã được nghiên cứu rất sâu sắc Đã có nhiều công trình khoa học (sách, luận án tiến sỹ ) nghiên cứu về tâm lý bị can, quá trình tâm lý trong hình thành lời khai, kỹ thuật lấy lời khai, các chiến thuật hỏi cung, các chiến thuật tác động tâm lý
Ở trong nước, nhiều cơ sở dao tao và nghiên cứu đã công bố nhiều sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, luận án, luận văn, các đề tài khoa học nghiên cứu ở các
cap độ khác nhau vé tác động tâm lý bi can Riêng ngành công an, vân đê này rat được
Trang 14quan tâm và hiện nay nó đã trở thành lý luận được sử dụng giảng dạy trong các nhà
trường Ở bậc đại học, trong giáo trình của trường an ninh, trường cảnh sát; lý luận điều tra hình sự đã đúc kết thành nhiều chiến thuật hỏi cung bị can mà bản chất là tác động tâm
lý bị can một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm đạt được mục đích đặt ra.
3 Trong thực tiễn điều tra các vụ án hình sự, tác động tâm lý bị can đã được tiễn hành rất sinh động và đã thu được rất nhiều kết quả, phục vụ đắc lực cho công tác điều tra Hoạt động tác động tâm lý bị can đã được tiến hành trong tất cả các hoạt động tố tụng hình sự từ lúc khởi tố bị can đến áp dụng các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế; trong thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ mà tập trung nhất là trong hỏi cung
đây:
- Tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà bị can thực hiện Nếu tội phạm có tô chức thì chú ý vai trò, vi tri của bi can trong tô chức.
- Các mối quan hệ của bị can nhất là các bị can phạm các tội xâm phạm an ninh
quốc gia, phạm các tội phạm về chức vụ.
- Tầm ảnh hưởng của bị can đối với nội bộ; trong dân tộc, tôn giáo; trong xã hội và
quốc tế
- Kinh nghiệm, thủ đoạn hoạt động phạm tội và đối phó với cơ quan điều tra của bị
can (bao biện, đối phó bằng các hình thức khác nhau).
- Thái độ của bị can đối với cơ quan điều tra (đối với điều tra viên, mức độ chống
đối, mức độ hợp tác ).
- Những yếu tố tác động đến tâm lý bị can, ý thức phạm tội (với tội xâm phạm an
ninh quốc gia thì nghiên cứu kỹ về quan điểm, chính trị, ý thức chống đối nhà nước); niềm tin vào lý tưởng của bản thân, vào khả năng che dấu tội phạm, vào sự can thiệp, hỗ trợ,
cứu giúp từ bên ngoai (với tội xâm phạm ANQG thi đó là sự trông chờ vào sự can thiệp của các thê lực chông đôi ở trong và ngoài nước); sự săn sàng về tâm thê và trạng thái tâm
Trang 15lý khi đối mặt với cơ quan điều tra (chủ động, bị động, bình tĩnh, lo âu, hoảng loạn khi bị khởi tố, bị bắt, bị giam giữ); sở thích cá nhân; sở trường, sở đoản của bị can.
- Một số trường hợp cụ thể phải nghiên cứu quốc tịch của bị can (nhất là bị can có quốc tịch nước ngoài).
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ đặc điểm bị can, chủ thê tác động tâm lý bị can phải xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thé, chính xác Kế hoạch này thường gan lién va tro thành một nội dung quan trọng cua kế hoạch thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự như:
kế hoạch bắt người, khám xét người, chỗ ở đặc biệt là kế hoạch hỏi cung bị can.
Trong kế hoạch tác động tâm lý bị can phải xác định đúng đắn, rõ ràng mục đích đạt được, các phương pháp tác động (thủ thuật, chiến thuật ); dự báo và cách xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tác động tâm lý bị can.
Tiếp theo là việc tô chức thực hiện kế hoạch tác động tâm lý bị can Việc tác động tâm lý bị can có thể dung phương tiện ngôn ngữ (trong hỏi cung bị can đây là phương tiện chủ yếu) hoặc bằng các phương tiện khác (như thực hiện chế độ chính sách đối với bị can; thái độ của chủ thé tác động tâm ly ) Có thé tác động tâm lý bị can một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Các tác động tâm lý có thé được thực hiện thông qua các hoạt động tố tụng
+ Hỏi cung bị can là biện pháp điều tra, là hoạt động tố tụng hình sự được bộ luật
tố tụng hình sự quy định cụ thể, chặt chẽ (Điều 182, Điều 183, Điều 184 luật tố tụng 2015).
+ Hỏi cung bi can cũng là hoạt động nghiệp vụ của co quan điều tra Tinh chat nghiệp vụ được thé hiện ở việc thực hiện linh hoạt, sáng tạo các chiến thuật hỏi cung bị can mà cốt lõi là sự tác động tâm lý phù hợp với từng bị can cụ thể Về chiến thuật hỏi cung bị can, giáo trình của học viện CSND, học viện ANND đã tổng kết thành lý luận
Trang 16gồm nhiều chiến thuật cụ thé Riêng học viện ANND đã xác định 12 chiến thuật hỏi cung
bị can và tiếp tục nghiên cứu dé bổ sung thêm những chiến thuật mới.
+ Mục đích hỏi cung bị can là thu nhận được những lời khai đúng đắn, chính xác phục vụ công tác Điều tra vụ án hình sự và các yêu cầu phòng ngừa, dau tranh chống các loại tội phạm Vì vậy, tác động tâm lý bị can trong hỏi cung phải hình thành hoặc thay đôi được tâm lý bị can theo hướng tích cực (Hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo; hạn chế, xóa bỏ nhận thức tiêu cực )
Việc tiến hành hỏi cung bị can được tiễn hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Đầu tiên là việc trích xuất bị can từ nơi giam giữ đến nơi hỏi cung Sau đó, điều tra viên sẽ tiến hành các thao tác hỏi cung như: giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can theo quy định của pháp luật (Điều 60 của luật TTHS năm 2015), thực hiện việc hỏi và ghi nhận việc trả lời; phân tích đấu tranh buộc bị can khai đúng sự thật Toàn bộ quá trình hỏi cung bị can, việc thực hiện các chiến thuật hỏi cung cụ thé phai hết sức linh hoạt, sang tạo; phù hợp với đặc điểm của từng bị can cụ thể Bản chất của linh hoạt, sáng tạo trong
sử dụng các chiến thuật hỏi cung bị can là sử dụng phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác (thông tin, tài liệu thu được trong điều tra vụ án, các phương tiện nghiệp vụ, các quan hệ của bị can ) dé tác động tâm lý bị can một cách cụ thể phù hợp với trạng thái
tâm lý cụ thể của bị can (tính chất, mức độ thông tin cụ thể, thời điểm cụ thé) Su tuong
tac trực tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ là hoạt động phổ biến trong thực hiện các chiến thuật hỏi cung Trong chiến thuật cảm hóa, giáo dục bị can, ngôn ngữ tác động tâm lý bị can phải chứa đựng những thông tin có sức thuyết phục và điều tra viên phải sử dụng phương tiện này mang tính dẫn dắt, khuất phục được bị can Việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong nhiều trường hợp phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn với các phương tiện khác như: sử dụng các thông tin thu nhận được dé phan tich lam thay đôi nhận thức, thai
độ của bị can nhất là các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, các mâu thuẫn trong lời khai của bị can; sử dụng tình cảm người thân tác động làm thay đôi thái độ của bị can; DTV tỏ thái độ nghiêm khắc thậm chí áp dụng hình thức kỷ luật đối với những bị can chống đối dé ran đe bị can có thái độ tiêu cực
Dù áp dụng chiến thuật cụ thé nào thì xuyên suốt toàn bộ quá trình hỏi cung bị can, điều tra viên — chủ thể tác động tâm lý bị can phải quán triệt là tìm mọi cách cảm hóa, giáo dục thuyết phục bi can; coi đây là sự tác động cơ bản, pho bién, chu yếu để hình thành hoặc làm thay đổi tâm lý bị can theo hướng có lợi cho công tác điều tra Có như
Trang 17vậy, tác động tâm lý bị can mới không những phục vụ công tác điều tra vụ án mà còn có tác dụng cải tạo con người khi họ chấp hành xong bản án được tuyên.
Trong quá trình tác động tâm lý bị can, điều tra viên cần sớm phát hiện và xử lý tốt một số tình huỗng sau đây:
- BỊ can chống đối cơ quan điều tra trong thực hiện các hoạt động tô tụng hình sự như: chống trả khi bị bắt, giam giữ và khám xét Trong trường hợp này phải chủ động dự kiến biện pháp đối phó; cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp tran áp, dap tat sự phản kháng Trong một số trường hợp chú ý vận động, thuyết phục, phân hóa, ly gián nội bộ tổ chức tội phạm; huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân tạo nên áp lực tâm lý buộc
bị can tuân thủ.
- Bị can bất hợp tác trong một số hoạt động tổ tụng hình sự như: không ký vào văn bản tố tụng (biên bản bắt, khám xét ); im lặng không trả lời trong buổi hỏi cung Trường hợp này, điều tra viên phải hết sức bình tĩnh, tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân cụ thể Kiên trì giáo dục thuyết phục; phân tích, đấu tranh với thái độ tiêu cực; chỉ rõ con đường đúng đắn của sự hợp tác với cơ quan điều tra Có thể sử dụng một số biện pháp cụ thể phù hợp với khí chất của bị can dé tác động tới tâm lý bị can.
- Bị can có phản ứng tiêu cực trong tạm giam: tuyệt thực, tự sát, gây rỗi Trường hợp này, điều tra viên cũng phải rất bình tĩnh, nhanh chóng xử lý các tình tiết cấp bách (cấp cứu người, bảo vệ an toàn trại giam ); điều tra làm rõ nguyên nhân cụ thể, giám sát chặt chẽ bi can, kịp thời phát hiện những biểu hiện tâm lý bat thường: tiếp tục tiến hành các tương tác tâm lý tạo hiệu ứng tích cực của bị can.
- Bị can khiêu khích, chỉ trích, tan công điều tra viên băng những luận điểm sai trái của bị can Trường hợp này, điều tra viên cần tỉnh táo, không mắc mưu, sa vào bẫy của bị can, bị lôi cuốn vào tranh luận của bị can; sử dụng các quy định của pháp luật, chính sách nhân đạo, ban chất chế độ; thực tiễn tốt đẹp của hiện thực dé phê phán nhận thức sai trai của bị can, dẫn dắt bi can tiếp cận thông tin đúng đắn nhằm làm thay đổi quan điểm, tinh
cảm của bị can.
4 Trong tác động tâm lý bị can, điều tra viên có vai trò quyết định kết quả của hoạt động nay vi đây là chủ thé chính thực hiện toàn bộ quá trình tác động tâm lý bị can Vì vậy, điều tra viên phải có đầy đủ năng lực đáp ứng với đòi hỏi của hoạt động tác động tâm
lý bị can.
Trang 18Trước hết về nhận thức, điều tra viên phải hiểu sâu sắc tác động tâm lý bị can luôn luôn gắn liền với các hoạt động tố tụng hình sự nên khi thực hiện tác động tâm lý bị can phải triệt dé tuân thủ các quy định pháp luật tố tụng hình sự đối với bị can, trong đó đặc biệt chú ý không được sử dung các phương pháp mà luật nghiêm cấm như: tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thẻ, tính mạng, sức khỏe của con người; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cá nhân (Điều 10 luật Tố tụng hình sự năm 2015; khoản 2 Điều 14 luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự).
Tác động tâm lý bị can là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan điều tra nên nó đòi hỏi phải rất linh hoạt, sáng tạo trong khi tiễn hành; có trường hợp phải đạt đến mức cao của nghệ thuật Cốt lõi của sự linh hoạt, sáng tạo trong tác động tâm lý bị can là chủ thé tác động tâm lý phải sử dụng các phương pháp, chiến thuật phù hợp với từng bị can cụ thẻ, phù hợp với điều kiện và tình huống cụ thé.
Tác động tâm lý bị can là tác động tới con người Dù phạm tội thì họ vẫn là con người, vẫn cần được đối xử nhân đạo, nhân văn Vì vậy, điều tra viên trong quá trình tương tác tâm lý với bị can cần phải luôn luôn nêu cao đạo đức nghề nghiệp; tôn trọng, bảo vệ quyền con người; thắm nhuần chính sách nhân đạo của Đảng, nhà nước, bản chất
ưu việt của chế độ dé có ứng xử có sức cảm hóa, thuyết phục bị can
Ngoài ra, điều tra viên cũng cần phải có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội, hiện thực cuộc sống vì đây là nền tảng cơ bản, bảo đảm cho điều tra việc đủ nguồn năng lượng
ứng phó với mọi biến đổi về tâm lý của bị can.
Cùng với nâng cao nhận thức, điều tra viên phải không ngừng nâng cao năng lực trong thực hiện tác động tâm lý bị can Điều tra viên phải rất giỏi trong quan sát sớm phát hiện và phân tích chính xác đặc điểm tâm lý bị can; có kỹ năng tốt trong thiết lập, giao tiếp tâm lý; có năng lực cao trong tương tác bị can: tác phong, phong thái đĩnh đạc, đường hoàng tạo an tuong tin cay; thuyét phuc bi can phai hap dan có sức thu hút, cam hóa lớn;
dau tranh với bị can phải sắc bén, chặt chẽ, chính xác buộc bị can phải khuất phục bởi lý
lẽ, lập luận; thành thạo trong sử dụng các chiến thuật tác động tâm lý bị can.
Tất cả nhận thức và năng lực hành động phải được bồi đắp qua thực tiễn tương tác với bị can trên cơ sở rèn luyện phẩm chat, đạo đức nghề nghiệp và tuyệt đối trung thành
vô hạn đôi với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của đât nước.
Trang 19Tài liệu tham khảo
Trương Công Am (2000), 7ác động tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình
Trang 20TÁC ĐỘNG TÂM LÝ
TRONG HOI CUNG BỊ CAN PHAM TOI GIẾT NGƯỜI
TS Nguyễn Hữu ToànHọc viện Cảnh sát nhân dân
Tóm tắt
Kết quả của hoạt động hỏi cung bị can trong nhiều trường hợp có tác dụng quyết định đến việc làm sang tỏ sự thật khách quan của vụ án Thực tiễn hỏi cung bị can
phạm tội giết người chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, hạn chế trong hỏi cung
bị can phạm tội giết người xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau Bài viết đưa ra những vấn đề cần chú ý khi sử dụng phương pháp tác động tâm lý tới bị can phạm tội giết người.
Từ khóa: Tác động tâm lý, BỊ can, Hỏi cung bị can phạm tội giết người.
Có nhiều phương pháp mà điều tra viên sử dung dé hỏi cung bị can phạm tội giết người, nhưng dù sử dụng phương pháp nào thì cũng nhằm mục đích giải quyết những vướng mắc, những cản trở trong tư tưởng của họ, loại bỏ những nét tâm lý tiêu cực dẫn
tới kìm hãm sự khai báo, hình thành động cơ khai báo tích cực ở bị can Như vậy, thực
chất của quá trình hỏi cung bị can phạm tội giết người là quá trình điều tra viên sử dụng tác động tâm lý làm chuyển đổi quá trình nhận thức, trạng thái tâm lý, thái độ tiêu cực và hành vi chống đối ở bị can phạm tội giết người sang quá trình nhận thức, trạng thái tâm lý, thái độ tích cực và hành vi cộng tác của họ với cơ quan điều tra Tùy thuộc vào bị can phạm tội giết người thuộc lứa tuổi, nghề nghiệp, tôn giáo
và phạm tội giết người với động cơ, mục đích khác nhau sẽ có đặc trưng tâm lý không giống nhau, từ đó điều tra viên nghiên cứu có những kế hoạch và sử dụng các phương pháp, thủ thuật tâm lý phụ hợp để tác động Thái độ khai báo của bị can phạm tội giết người phụ thuộc phần lớn vào động cơ phạm tội, hoàn cảnh xảy ra vụ án và vai trò vị trí của bi can trong vụ án đó Nếu bị can bị bắt giữ ngay tại hiện trường hoặc bị bắt ngay sau khi phạm tội thì phần lớn bị can đều nhận tội một cách nhanh chóng Qua khảo sát cũng cho thấy những vụ giết người vì động cơ mâu thuẫn thù tức, do ghen tuông đều nhanh chóng nhận tội Tuy nhiên, những vụ giết người do động cơ đê hèn,
Trang 21giết người dé cướp của, hiếp dâm rồi giết người, giết người có tổ chức, có sự chuẩn bị
từ trước với sự chuẩn bị tinh vi xảo quyệt, bị can là chủ mưu, cầm đầu thì thường rất ngoan cô trong quá trình khai báo Những bị can này thường khai cung nhỏ giọt, hỏi gi khai đấy, khai bia đặt gian dối hoặc ngoan cô không khai báo Do vậy, trong hỏi cung
bị can phạm tội giết người, điều tra viên nắm được đặc điểm tâm lý riêng của bị can phạm tội giết người nhằm có phương pháp tác động tâm lý phù hợp nhằm xóa bỏ
những nhận thức, trạng thái, xúc cảm, tình cảm tiêu cực, giúp bị can giám nhìn vào sự
thật, tố giác đồng phạm, khai báo trung thực về hành vi phạm tội của mình.
Quá trình tiếp xúc giữa điều tra viên với bị can phạm tội giết người không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi Trong thực tế, nếu bị can bi bắt quả tang, nhanh chóng
được đưa vào nơi giam giữ, ngăn chặn hành vi thông cung và được đưa ra hỏi cung
ngay thì bị can thường bị suy sụp về tinh thần, bị động, lung túng và thường dé khai báo thành khẩn Ngược lại, những bị can quá trình bắt kéo đài, bị can có điều kiện cất dấu, tiêu hủy tài liệu, vật chứng, có điều kiện thông cung với đồng bọn hoặc trong quá trình bắt bị lộ kế hoạch thì bị can thường có thái độ ngoan cô không chịu khai báo va
có nhiều thủ đoạn tỉnh vi để đối phó với cơ quan điều tra.
Những tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can mà cơ quan
điều tra đã thu thập cũng đặc biệt có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ khai báo của bị can phạm tội giết người Khi bị can nhận thấy cơ quan điều tra có đầy đủ các tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội giết người của chúng và đồng bon thì ngay từ buổi hỏi cung đầu tiên, bị can đã thừa nhận hành vi phạm tội giết người của mình Trong trường hợp bị can giết người không tích cực khai báo, khai báo nhỏ giọt, khai báo gian đối do bị can nhận thấy cơ quan điều tra thiếu thông tin, chứng cứ về hành vi phạm tội giết người của họ.
Những chỗ dựa bên ngoài của bị can phạm tội giết người cũng làm ảnh hưởng tới thái độ khai báo của họ Đặc biệt những quan hệ nằm trong chính quyền hoặc trong cơ quan bảo vệ pháp luật thường cho bị can phạm tội giết người hy vọng được che chắn, được bảo vệ, được tác động dẫn tới bi can không chịu khai, khai gian dối, đỗ tội cho đồng bọn hoặc cho nạn nhân.
Nếu bị can phạm tội giết người không tin vào sự công tâm của điều tra viên, không tin vào chính sách khoan hồng của pháp luật cũng dẫn tới hành vi thiếu cộng tác
Trang 22với điều tra viên Do vậy, trong quá trình điều tra, để bị can phạm tội giết người khai báo đúng sự thật, có thái độ hợp tác tích cực một mặt tùy thuộc rất nhiều vào năng lực nắm bắt tâm lý bị can phạm tội giết người của điều tra viên, mặt khác điều tra viên tạo niềm tin, uy tín đối với bị can phạm tội giết người dé từ đó làm cho bị can tin tưởng vào sự công tâm của cán bộ điều tra, chính sách khoan hồng của pháp luật từ đó có thái độ tích cực cộng tác với điều tra viên.
Tác động tâm lý trong hỏi cung đối với bị can phạm tội giết người là một hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch của cơ quan điều tra nhăm làm loại bỏ những cản trở trong tâm lý của họ nhằm phục vụ cho các yêu cầu cụ thể của hoạt động điều tra Đây là một hoạt động có cau trúc phức tạp và được diễn ra theo kế hoạch chung, thống nhất của cơ quan điều tra.
Trong quá trình hỏi cung bị can phạm tội giết người, tác động tâm lý tới họ có mục đích cụ thể khác nhau, nhưng xét trên bình diện chung hoạt động hỏi cung đối với
bị can phạm tội giết người với mục đích bao trùm là bảo đảm cho việc xác lập chân lý một cách đầy đủ, khách quan trong quá trình điều tra vụ án do người đồng tính phạm tội Tác động tâm lý nhằm loại bỏ nhận thức sai, trạng thái tâm lý tiêu cực, ý chí bảo thu, cố tình không khai báo dé hình thành nhận thức đúng, xóa bỏ trạng thái tâm lý tiêu cực ở bị can phạm tội giết người, tạo thuận lợi cho sự nhớ lại, nhận lại và hồi tưởng về những tình tiết, những sự việc mà bị can phạm tội giết người bị quên.
Tác động tâm lý trong hỏi cung đối với bị can phạm tội giết người nhằm trực tiếptác động vào nhận thức, tình cảm và ý chí của họ, khắc phục mọi trở ngại tâm lý làmcản trở sự tích cực hợp tác của bị can phạm tội giết người với cơ quan điều tra, hướng dẫn quá trình đấu tranh theo chiều tích cực, làm xuất hiện ở bị can phạm tội giết người động cơ khai báo thành khẩn, sẵn sàng giúp đỡ cơ quan điều tra.
Tác động tâm lý với mục đích có thể trực tiếp gây ra những phản ứng, những biến đổi của một quá trình nhận thức, trạng thái hay một thuộc tính tâm lý nào đó của
bị can phạm tội giết người Do vậy, nếu không nắm bắt được các đặc điểm tâm lý đặc trưng của bị can phạm tội giết người dẫn tới điều tra viên sử dụng phương pháp tác động tâm lý không làm thay đôi nhận thức sai lệch; trạng thai tâm lý tiêu cực ở bi can phạm tội giết người.
Trang 23Đề sử dụng phương pháp tác động tâm ly tới bị can phạm tội giết người có hiệu quả thì điều tra viên cần chú ý một số khía cạnh tâm lý sau:
Thứ nhất, điều tra viên cần bình tĩnh trong hỏi cung bị can phạm tội giết người.
Do bị can phạm tội giết người có thé do những nguyên nhân tâm lý nhất định nên ngoan cô không khai, khai cung nhỏ giọt, khai cung không tốt, do vậy điều tra viên cần có tâm thế bình tĩnh trong hỏi cung đối với bị can phạm tội giết người, luôn tìm phương pháp tác động tâm lý phù hợp, chú ý ghi nhận các lời khai cua bi can phạm tội giết người, có sự xem xét phân tích kỹ lưỡng các lời khai, thường xuyên thẩm tra độ chính xác, đúng đắn của chúng, trên cơ sở đó có quyết định điều tra tiếp theo cho phù hợp, đảm bảo làm rõ sự thật, khách quan cua vụ án, tránh những sai lầm trong kết luận điều tra.
Thứ hai, điều tra viên cần tạo được sự tin tưởng của bị can phạm tội giết nguoi Khác với tâm thé của điều tra viên, bi can phạm tội giết người thường trong trạng thái tâm lý thiếu tin tưởng vào sự công tâm của điều tra viên, thiếu tin tưởng vào chính sách khoan hồng của pháp luật Từ đó dẫn tới hành vi từ chối khai báo, khai báo không trung thực, không thừa nhận hành vi phạm tội, họ tự nghĩ ra những tình tiết nhằm
thanh minh cho hành vi phạm tội của bản thân Tuy nhiên, trong hỏi cung bị can phạm
tội giết người, nếu họ nhiều lần kêu bản thân bị oan thì điều tra viên cần chú ý dé thu thập lại thông tin về vụ án.
Thứ ba, điều tra viên cần tránh tâm lý nóng vội muốn nhanh chóng làm rõ sự thật
vụ án Nguyên nhân tâm lý xảy ra mâu thuẫn giữa điều tra viên và bị can phạm tội giết người là do điều tra viên thường có tâm lý muốn nhanh chóng làm rõ sự thật của vụ án nên chú ý nhiều hơn đến tài liệu, chứng cứ buộc tội bị can phạm tội giết người, ít chú ý đến tài liệu, chứng cứ "minh oan", "gỡ tội" cho họ Thiên hướng tâm lý đó trở thành tâm thé của điều tra viên trong quá trình hỏi cung bị can nói chung và với bị can phạm tội giết người nói riêng Khi điều tra viên thiếu bình tĩnh dẫn tới có xu hướng dồn ép bị can phạm tội giết người, làm cho bị can phạm tội giết người khai nhận bừa, khai nhận
âu dẫn đến khai không đúng sự thật, thậm chí khai nhận cả những việc mà họ không tiễn hành trong vụ án, dẫn tới sự oan sai.
Thứ tư, trong quá trình tác động tâm lý trong hỏi cung bị can phạm tội giết người, điều tra viên cần nghiên cứu lựa chọn, áp dụng các phương pháp, chiến thuật và hình
Trang 24thức tác động phù hợp Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý tùy
thuộc vào mục đích tác động, nhưng chú ý tới đặc điểm tâm lý đặc trưng của bị can phạm tội giết người như trình bày ở trên Điều tra viên nên tận dụng hoàn cảnh sẵn có hoặc băng những tác động nhất định tạo ra tình huống thuận lợi cho sự tiếp nhận thông tin, dẫn dắt sự thay đôi nhận thức, chuyên đôi thái độ của bị can phạm tội giết người theo hướng có lợi cho cuộc điều tra Xuất phát từ đặc điểm tâm lý tiêu cực thường có của bị can phạm tội giết người, điều tra viên có thé sử dụng người thân, người có nhiều ảnh hưởng với bị can phạm tội giết người dé tác động, thuyết phục làm chuyên biến
tâm lý của họ.
Thứ năm, điều tra viên cần nghiên cứu kỹ về bị can phạm tội giết người qua việc thu thập, tìm hiểu những thông tin về bị can phạm tội giết nguoi Nắm bắt các đặc điểm tâm lý như: nhận thức, nhu cầu, tình cảm, thói quen, niềm tin và những bí mật hay biến cố trong đời sông của bi can phạm tội giết người; Thu thập day đủ những thông tin về vụ án, về hoạt động phạm tội của bi can phạm tội giết người và đồng bọn, bao gồm: tài liệu, chứng cứ phạm tội thu được khi bắt, khám xét đối tượng, tài liệu giám định, khám nghiệm hiện trường, lời khai của đồng bọn, người làm chứng, người
bị hại ; tìm hiểu tỉ mỉ thông tin về bị can phạm tội giết người như: đặc điểm nhân thân, mối quan hệ gia đình, xã hội; Tìm hiểu cu thé vai trò của mỗi bị can phạm tội giết người trong vụ án, nghĩa vụ, trách nhiệm hình sự, vị trí tố tụng, các văn bản, điều khoản pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước có liên quan đến mỗi bị can; Tìm hiểu kỹ điều kiện chính trị, xã hội, các tình huống quan hệ, các sự kiện và hoàn cảnh thực tế của bị can.
Mục đích của hỏi cung bị can phạm tội giết người là thu thập và mô tả theo trình
tự tố tụng hình sự một cách day đủ chính xác, khách quan lời khai của bi can phạm tội giết người về vụ án, hành vi phạm tội của họ và đồng phạm và những tin tức tài liệu khác mà họ biết Đặc biệt chú ý, trong quá trình hỏi cung bị can phạm tội giết người phải làm rõ động cơ mục đích phạm tội, những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm việc xác định chân lý thông qua lời khai của bị can phạm tội giết người là một quá trình hết sức phức tạp, nó có thể bị sai lệch do tri giác, suy luận nhằm lẫn, hoặc bị sai lầm do nhiều nguyên nhân khác nhau Do vậy việc nắm được những đặc điểm tâm lý đặc trưng của bị can phạm tội giết người để từ đó điều tra viên sử
Trang 25dụng phương pháp, thủ thuật tác động tâm lý phù hợp nhất, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thu nhận những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về sự kiện cần thiết từ bị can phạm tội giết người Tác động tâm lý đến những bị can phạm tội giết người còn nhằm kích thích sự tích cực hoạt động tâm lý của họ, tạo thuận lợi cho việc hồi tưởng và trình bày về những tình tiết, những sự việc mà bị can phạm tội giết người
bị quên Tác động tâm lý là tác động vào nhận thức, trạng thái, xúc cảm, tình cảm, ý
chí của bị can phạm tội giết người, khắc phục mọi trở ngại tâm lý đang cản trở sự
tích cực hợp tác của bị can phạm tội giết người với điều tra viên./.
Tài liệu tham khảo
1 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015.
2 Trương Công Am (2000), Tác động tâm ly trong hoạt động điều tra hình sự, Nha xuất bản Công an nhân dân, tr 9-1 15.
3 Nguyễn Ngoc Hòa (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi
bồ sung năm 2017 Nhà xuất bản tư pháp.
4 Nguyễn Hữu Toàn (2018), Giáo trình Tâm lý học tội phạm, Giáo trình, Hà Nội.
5 Nguyễn Xuân Yém (2012, tông chủ biên), Hoàng Thị Bích Ngọc (chủ biên), Tập
5, Tâm ly học hình sự, NXB CAND, tr.175-185.
Trang 26PHƯƠNG PHÁP DAT VÀ THAY DOI VAN DE TƯ DUY
TRONG HOI CUNG BI CAN —- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN
PGS.TS Dang Thanh Nga Khoa Pháp luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội
Tóm tat: Hỏi cung bị can là một dạng hoạt động diéu tra sử dung các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chi của bị can trong khuôn khổ pháp luật
to tụng thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biếu cảm khác như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt gitta diéu tra viên với bị can nhằm thu thập chứng cứ do họ đưa
ra góp phan giải quyết vụ án hình sự Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy là một trong những phương pháp tác động mà điều tra viên thường sử dung khi hỏi cung
bị can Phương pháp này thường được điều tra viên sử dụng trong những trường hợp sau: Diéu tra viên đặt ra một loạt câu hỏi chỉ tiết để xác định sự thiếu rõ ràng về những thông tin mà bị can đã khai man về các sự kiện Các câu hỏi để hỏi sâu về những tình tiết cụ thé mà nếu các sự kiện đó không có thật thì bị can sẽ trở nên lúng ting và dua ra những câu trả lời mâu thudn Hay đưa ra câu hỏi mà khi trả lời những câu hỏi đó buộc bị can phải liên tưởng đến sự kiện phạm tội hoặc hành vi che giấu tội phạm của mình Từ đó, bị can cũng hiểu được rằng diéu tra viên đã biết hết về sự kiện phạm tội của mình, nên cân phải từ bỏ ý định che giấu và phải khai báo thành khẩn.
Từ khoá: Hỏi cung, bị can, tác động tâm lý, phương pháp, đặt và thay đổi van
dé tư duy.
1 ĐẶT VAN DE
Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, nhiều nhiệm vụ quan trọng đã được đặt ra đôi với các cơ quan tư pháp, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng của hoạt động điều tra, truy tố và xét xử nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh, kip thời mọi hành vi phạm tội, không dé lọt tội phạm, không làm oan người vô tdi Điều tra trong tô tụng hình sự là giai đoạn đầu tiên có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Trong giai đoạn này
cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ dé chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác định tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Dé thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra được tiến hành các biện pháp điều tra theo quy
Trang 27định của Bộ Luật Tố tụng hình sự Trong số những biện pháp điều tra này, hỏi cung bị can là biện pháp có vai trò, vị trí hết sức quan trọng Thông qua hoạt động hỏi cung bị can, cơ quan điều tra làm rõ toàn bộ sự thật khách quan của vụ án, động cơ, mục đích hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn Đồng thời tạo điều kiện mở rộng công tác điều tra, giúp cho hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm một cách có hiệu quả.
Thực tế, bị can không dễ dàng thừa nhận hành vi phạm tội cùa mình mà hay vòng vo, chối tội, có thái độ không hợp tác với cơ quan điều tra, dẫn đến việc hỏi cung gặp nhiều khó khăn, thậm trí đi vào ngõ cụt Dé khắc phục tinh trạng này, đòi hỏi điều tra viên ngoài viéc nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, đặc điểm tâm lý của bị can, có đạo đức nghề nghiệp còn phải có khả năng sử dụng các phương pháp tác động tâm lý một cách khéo léo và linh hoạt dé đấu tranh với bị can.
Trong bài viết này tác giả xin đề cập đến một trong các phương pháp mà điều tra viên sử dụng dé tác động tâm lý đến bi can khi tiến hành hỏi cung là phương pháp đặt và thay đôi van dé tư duy.
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm hỏi cung bị can
Hỏi cung bị can được xem xét, nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, chăng
hạn:
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong Từ điển Luật học định nghĩa: “Hỏi cung bịcan là hoạt động tố tụng do điều tra viên tiễn hành khi có quyết định khởi tố bị can đểlay lời khai của người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội”.Š Trong cuốn sách Chiến thuật điều tra hình sự của tác giả Nguyễn Huy Thuật có viết: “Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra hình sự do những người theo luật định tiễn hành nhằm mục dich thu thập theo trình tự tổ tụng hình sự lời khai của bị can về vụ án, hành vi và mức
độ phạm tội của bị can và đồng phạm và những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có
ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm” Trong Giáo trình khoa
học điêu tra hình sự do tác giả Bùi Kiên Điện chủ biên có việt: “Hỏi cung bị can là
8 Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa — Nxb Tư pháp, Hà Nội,
tr.371.
3 Nguyễn Huy Thuật (2010), Chiến thuật điều tra hình sự, (Sách chuyên khảo —Luu hành nội bộ), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, tr.173.
Trang 28biện pháp điều tra được tiễn hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có
liên quan dén vụ án, phục vụ công tác điêu tra và xử lý đôi với vụ án đó”.!?
Dưới góc độ khoa học tâm lý, tác giả G.G Sikhanhiov cho rằng: “Hỏi cung bị can là phương thức phô biến nhất dé thu thập chứng cứ trong vụ án, đồng thời cũng là một trong những dạng hoạt động điều tra phức tạp nhất Các nhiệm vụ tâm lý chính của hỏi cung bị can là dự đoán sự thật của lời khai, tác động tâm lý phù hợp với các quy định của pháp luật dé có thé thu thập được lời khai đáng tin cậy và vạch trần lời khai gian dối”.!! Tác giả V L Vaixilev cho rang: “Hỏi cung bị can là một hoạt điều tra mang tính chất tâm lý nhất gắn liền với đặc điểm cá nhân của bị can và của điều tra viên, với sự tác động tâm lý giữa họ với nhau Tính đầy đủ và độ tin cậy của thông tin
thu thập được trong quá trình hỏi cung không chỉ phụ thuộc vào việc tuân thủ theo
đúng trình tự, thu tục do Bộ luật Tố tụng hình sự qui định, ma còn phụ thuộc vào nhận thức của điều tra viên về cơ chế tâm lý hình thành các biểu tượng trí nhớ và việc tái tạo
chúng”.!?
Dưới các khía cạnh khác nhau khi nghiên cứu, xem xét về hỏi cung bị can, các tác giả đưa ra những nhận định khác nhau, nhưng trong các quan điểm đó đều cho thay: Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra cơ bản của giai đoạn điều tra vụ án hình sự; mục đích của hỏi cung bị can là thu thập đầy đủ, chính xác, khách quan lời khai của bị can về vụ án hình sự, hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn;
hiệu quả của hỏi cung bị can không chỉ phụ thuộc vào việc tuân thủ theo đúng trình tự,
thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự qua định, còn cần có sự kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, tác động đến tâm lý đến bị can.
Từ việc phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về hỏi cung bị can như sau:
“Hỏi cung bị can là một dạng hoạt động diéu tra sử dung các phương pháp tác động tâm lý đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can trong khuôn khổ pháp luật tô tụng thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt giữa diéu tra viên với bị can nhằm thu thập chứng cứ do họ dua ra góp
is
phan giải quyết vu án hình sw.’
2.2 Khái niệm tác động tâm lý
19 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình khoa học điều tra hình sự, Nxb Công an nhân dân, tr.81 11T, T IIuxaHuios (2006), Opuduyeckaa ncuxo/102u8, YeÕHWIK AAA By3o5, Mocxsa, 3EPLIA/O-M C.96.
12 B JI Bacunbes (2007), KOpuduyeckaa ncuxonoeua — CT6: [lnrepKoM, C.193.
Trang 29Tác động được hiểu là làm cho một đối tượng nào đĩ cĩ những biến đổi nhất định.!3 Với định nghĩa này cĩ thé hiểu rằng, bất ké kích thích nào gây ra sự biến đơi (hình đạng, kích thước, tính chất, nội dung ) của đối tượng đều được coi là tác động.
Tác giả A.V Pêtrovxki cho rằng tác động là sự chuyên dịch cĩ định hướng các vận động hoặc thơng tin từ thành viên này đến các thành viên khác tham gia tương
tác !“
Tác động tâm lí là tác động giữa con người với con người và được thực hiện
trong quá trình giao tiếp Thơng qua tác động tâm li, chủ thé tác động điều chỉnh thái
độ, hành vi của người bị tác động theo mục đích của mình.
Tác động tâm lí là một hình thức phức tạp nhất Nĩ là một quá trình, một hoạt động do chủ thé nhất định thực hiện Tác giả L.V Pêtrencơ cho rằng tác động tâm lí trước hết là một quá trình, một hoạt động, chứ khơng đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu Hoạt động đĩ thê hiện ra băng các hành động và cách thức tác động
với các mục đích khác nhau.!°
Theo tác giả Trương Cơng Am tác động tâm lí là sự tác động cĩ mục đích của
một cá nhân hay một bộ phận người này đến một cá nhân hay một bộ phận người khác thơng qua các phương pháp, chiến thuật tâm lí Đĩ là sự tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chi của con người nhằm làm thay đổi, hình thành hay xố bỏ những đặc điểm
tâm lí của ho.!°
Như vậy, /ác động tâm lí là sự tác động cĩ tơ chức, cĩ kế hoạch, cĩ hệ thong của cá nhân hay của một bộ phận người này đến một cá nhân hay một bộ phận người khác nhằm thay doi, hình thành hay xố bỏ những đặc điểm tâm lí nào đĩ của họ, dé đạt được những mục dich nhất định.!”
2.3 Khái niệm tác động tầm lý trong hỏi cung bị can
Tác giả Trương Cơng Am cho rang tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị
can là hệ thơng các tác động theo kê hoạch của cơ quan điêu tra đơi với bị can nhăm
13 Hồng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 851.
14 A B Nemposcxuit (1990), ÏJcuxonozuwecKufi c1òapp, Mocxsa, C 58.
15 LV Pêtrencơ (1999), Tâm lí học nghiệp vụ trinh sát, Trường Đại học An ninh nhân dân, tr 89.
'6 Trương Cơng Am (2001), Tác động tâm lí trong hoạt động điều tra hình sự, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr 14.
17 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình tâm lý học tư pháp, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr.28.
Trang 30làm chuyền biến và dẫn đến thay đổi những hiện tượng tâm lý nào đó ở bị can, giúp bị
can khai báo trung thực, đây đủ và chính xác về sự việc phạm tội '°
Tác động tâm lí trong hỏi cung bị can là quá trình mà trong đó điều tra viên huy động một hệ thống các nhân t6 cần thiết, tác động đến tâm lí của bị can, làm cho họ chuyên đổi các trạng thái, quan điểm, tình cảm của mình, và khai báo day đủ, trung
thực.
Tác động tâm lí trong hỏi cung bị can được thực hiện băng các phương tiện như
cử chỉ, hành vi, điệu bộ, hành động, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết Nhờ các phương tiện này, thông tin được chuyền từ điều tra viên đến bị can và thay đổi tâm lí của họ nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thé của tố tụng hình sự Cách thức và nội dung tác động tâm lí trong hỏi cung bị can được xác định bởi mục đích và điêu kiện tố tụng.
Như vậy, tac động tam lý trong hoi cung bị can là hệ thông các tác động có tô chức, mục dich, kê hoạch của diéu tra viên doi với bi can nham chuyên biên và thay doi những đặc diém tam lý nào đó của họ dap ung với yêu cau cu thê cua hoạt động hỏi cung.
Khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên có thé sử dụng các phương pháp tác
động tâm lí khác nhau Nhưng việc lựa chọn phương pháp tác động nào phải tuỳ từng
trường hợp cu thé và phải dựa trên cơ sở nắm bắt, phân tích kĩ lưỡng các đặc điểm tâm
lí của bị can.
2.4 Khái niệm phương pháp đặt và thay đổi van đề tư duy
Phương pháp đặt và thay đôi vấn đề tư duy là phương pháp tác động tâm ly hướng quá trình tư duy của những người tham gia tố tụng bằng cách những người tiễn hành tố tụng đưa ra những nhiệm vụ, những câu hỏi có liên quan tới sự kiện phạm tội
đã xảy ra hoặc liên quan đến tới các lời khai không đúng sự thật của người tham gia tố tụng, để khi giải quyết những nhiệm vụ này hoặc trả lời những câu hỏi này buộc họ
phải sử dụng những thông tin từ mô hình tư duy của các sự kiện, sự việc mà trước đây
họ cố tình che giấu Từ đó người tham gia tổ tụng tự rút ra kết luận là không thể giấu giém được những người tiễn hành tố tụng mà cần phải thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khẩn.
Trong hỏi cung, diéu tra viên hướng quá trình tư duy của bị can bằng cách dua
18 Trương Công Am (2001), Một số vấn đề về tâm lý hoạt động hỏi cung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,tr.129.
Trang 31ra những yêu cau, những câu hỏi có liên quan đên sự kiện phạm tội đã xảy ra hoặc
liên quan đên các lời khai gian doi của bị can, dé khi trả lời những cấu hỏi này bị can
sẽ thay được lôgic của ván dé đang dat ra cho mình và buộc phải khai báo những
thông tin về vụ dn mà trước đây họ cô tình che giấu !?
2.4 Các yêu cầu đối với điều tra viên khi sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy trong hồi cung bị can
Khi sử dụng phương pháp đặt và thay đổi van dé tư duy tác động tâm lí đến bị
can điêu tra viên phải tuân thủ theo những yêu câu sau đây:
- Phải tuân thu chặt chẽ các quy định của pháp luật Tác động tam li trong hỏi
cung là một hoạt động phức tạp, luôn chiu sự điều chỉnh của pháp luật, đó là khi tiến hành hỏi cung cần phải đối xử với bị can như một công dân bình thường trong xã hội, nghiêm cắm mọi hành vi trái pháp luật như mớn cung, dụ cung, bức cung, dùng nhục hình để bắt bị can nhận tội Chang hạn: Khoản 5 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Điều tra viên hoặc kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 373 (Tôi dùng nhục hình) hoặc Điều 374 (Toi bức cung) cua Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Chú ý tới đặc điểm tâm lí của bị can Đề tac động đạt được kết quả cao, đòi hỏi điều tra viên phải năm bắt được các đặc điểm tâm lí của bị can như nhu cầu, hứng
thú, khí chất, tính cách, năng lực, các phẩm chất ý chí cũng như các trạng thái tâm lí,
xúc cảm đang diễn ra ở họ Khi hỏi cung bị can, điều tra viên phải quan sát nét mặt, cử chỉ, hành vi lời nói của bị can để nhanh chóng phát hiện trạng thái tâm lý của họ Tuỳ theo trạng thái tâm lý của bị can là bình thường hay bất bình thường mà điều tra viên phải ra quyết định có nên xúc tiến cuộc hỏi cung như đã dự định hay hoãn lại Chang hạn: Nếu quan sát thay đồng tử mắt bị can giãn ra, mắt mở to nhìn thăng điều tra viên, nét mặt bình thản, ngồi với tư thế không gò bó chứng tỏ bị can đang ở trong trạng thái tâm lý tích cực thì điều tra viên nên sẵn sàng hỏi cung bị can Ngược lại, ngay từ đầu bị can đã tỏ ra lì lợm, ngoan cô hay tỏ ra thách thức, lần tránh trong giao tiếp với điều tra viên thì đồng tử mắt co, lông mày nhíu lai, hai tay khoanh trước ngực Trong trường hợp này, điều tra viên phải tìm mọi cách dé tiếp xúc với bị can Hoặc khi thấy
bị can có hiện tượng khô môi (bị can cứ mím miệng nhấp môi cho ướt nhưng thỉnh thoảng đải môi lại khô và dính chặt với nhau, đến lúc hở sẽ phát ra tiếng chép) thì đây
19 Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga (2004), Tâm lý học pháp lý, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, tr.113.
Trang 32là trạng thái biéu hiện sự gian dôi của bị can.”°
- Đảm bao tính tích cực tâm lí ở bi can Tính tích cực của bi can luôn được coi
là một trong những yếu tô cần thiết đảm bảo cho quá trình tác động tâm lí đạt hiệu quả Tác động tâm lí tạo điều kiện hướng cho bị can tích cực lựa chọn mục đích, phương thức hành động, giúp cho họ thấy được những điều cần thiết phải làm và những điều không nên làm Kết quả này phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực của họ, nghĩa là họ có
“san sàng” tiếp nhận tác động và “sẵn sàng” phản ứng hay không? Khi sử dung phương pháp đặt và thay đôi van đề tư duy, điều tra viên cần phân biệt trường hop bị can cô ý khai báo gian dối với trường hợp bị can có trình độ văn hoá thấp, khả năng
diễn đạt kém, trạng thái tâm lý không bình tĩnh Không nên sử dụng phương pháp đặt
và thay đổi vấn đề tư duy trong trường hợp bị can đang ở trong tình trạng không ôn
định hoặc đang tuyệt vọng, bi quan, chán nan Vì như vậy sẽ làm cho bị can trở nên
lung túng, lo sợ, dé có những phan ứng tiêu cực.
- Nội dung của tác động tâm lí phải phù hợp với bị can Nội dung là những
thông tin cần thiết nhằm tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can Những thông tin này phải liên quan đến những vấn đề mà bị can đang quan tâm, phải tác động mạnh đến nhận thức, xúc cảm của họ, từ đó họ thay đôi thái độ trong khai báo Thông tin dùng dé tác động phải được kiểm tra, xác minh kĩ lưỡng, đảm bảo độ chính xác cao Tuyệt đối không được sử dụng thông tin giả, đây là vẫn đề có tính nguyên tắc Tác giả A.V Dulov đã cho rằng đặc điểm có tính nguyên tắc của việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lí là tuyệt đối không được sử dụng thông tin giả Tất cả những phương pháp tác động tâm lí xây dựng trên việc sử dụng thông tin giả tạo đều sai lầm.?! Ngoài ra, khi đặt câu hỏi điều tra viên không nên xoay quanh các vấn đề có liên quan trực tiếp tới hành vi phạm tội ngay từ thời điểm bắt đầu hỏi cung, vì điều này sẽ làm cho bị can nghĩ răng đó là những vấn dé quan trọng mà điều tra viên cần biết dé kết tội mình, nên bị can có thể sợ hãi không khai báo hoặc có thể tỏ ra khai báo một cách thành khẩn nhưng việc khai báo này là nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự về một tội nghiêm trọng khác do bi can đã gây ra hoặc có ý định che giấu hay làm giảm nhẹ cho đồng bọn Đồng thời, điều tra viên phải biết sử dụng lượng thông tin đúng mức, tránh đưa ra qua nhiều hay quá ít và không nên sử dụng những thuật ngữ quá
20 Trường Đại học Cảnh sát (1998), Tâm lý hỏi cung hình sự, (Tài liệu dịch từ: “Hỏi cung và lời thú tội” (Tiếng Anh) Theo bản dịch của Viện Khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tr.42.
21 ]ynos A B.(1975), CyÖe6Hgñ ncuxonozua, Munck, C.167.
Trang 33chuyên môn Bởi như vậy, nó sẽ làm cho bị can không hiểu hết ý của điều tra viên Dé việc áp dụng phương pháp đặt và thay đôi vấn đề tư duy đạt hiệu quả, điều tra viên cần soạn thảo các câu hỏi một cách chỉ tiết, chu đáo Các câu hỏi được thé hiện dưới những dạng khác nhau như khang định, phủ định, nghi van và phải đảm bảo tính logic dé dẫn dat
bị can tới sự thừa nhận lời khai của mình không đúng với sự thật Điều tra viên phải dự đoán trước các tình huống mà bị can có thé chuẩn bị dé đối phó.
- Chú ý tới những diéu kiện, hoàn cảnh tiễn hành tác động tâm li Các điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài như thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia trong quá trình tác động tâm lí có ảnh hưởng lớn đến sự tập trung chú ý của bị can, đến quá trình cung cấp và tiếp nhận thông tin của họ Do đó, trong quá trình tác động, điều tra viên phải tạo ra các điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi cho việc tiếp xúc với bị can, làm cho mỗi bên cảm thay yên tâm, tự tin, không bi phan tan tư tưởng.
2.5 Các trường hợp (dạng) áp dụng phương pháp đặt và thay đổi van đề tư duy
trong hỏi cung bị can
Trong hỏi cung bị can, điều tra viên thường sử dụng phương pháp đặt và thay đổi van đề tư duy trong những trường hợp (dang) sau:
Trường hợp thứ nhất, điều tra viên đặt ra một loạt câu hỏi chi tiết để xác định
sự thiếu rõ ràng về những thông tin mà bị can đã khai man về các sự kiện Điều tra viên đặt ra các câu hỏi để hỏi sâu về những tình tiết cụ thể mà nếu các sự kiện đó
không có thật thì bị can sẽ trở nên lúng túng và đưa ra những câu trả lời mâu thuẫn Từ
đó, bị can hiểu sự khai báo giả dối là không lừa được điều tra viên Vi du: A là bi can
trong vụ cướp tai sản xảy ra lúc 19h 35 phút ngày 23 tháng 5 năm 2018 trên đường X.
Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra A khai tình huống ngoại phạm rang vào thời điểm đó,
A đang chơi cùng N ở nhà N (bạn của A.) Lời khai của N cũng phù hợp với lời khai
của A., nhưng quan sát thái độ có phần lúng túng của N., Điều tra viên biết rằng N chưa nói thật Vì vậy, khi hỏi thêm, Điều tra viên đưa ra nhiều câu hỏi đối với N., như:
A đến nhà N lúc mấy giờ, một mình hay di với ai, bằng phương tiện gi, lúc đó ở nhà
N còn có ai, ai ra mở cửa cho A., A ngồi ở đâu, N ngôi ở đâu, A nói gì, làm gì; N nói gi, làm gì; đồ đạc trong phòng được bày biện thé nào, mấy giờ thì A về? Những câu hỏi này càng làm cho N lúng túng, khai báo lung tung, mâu thuẫn Cuối cùng N phải thú nhận răng thực ra A không ở nhà N vào tối hôm đó, nhưng may ngày trước,
A có gọi điện nói rằng có việc rất quan trọng và nhờ N rằng nếu ai có hỏi thì trả lời như vậy Thông qua cách tác động này, Điều tra viên đã tìm ra những mâu thuẫn trong
Trang 34lời khai của bị can và buộc họ phải từ bỏ thái độ khai man Hay điều tra viên đưa ra những câu hỏi khác với sự chuẩn bị của bị can khiến cho bị can trở nên lúng túng không thé sử dụng những câu trả lời giả tạo hợp lí đã được chuẩn bị từ trước dé đối
phó, mà thường phải trả loi đúng với sự thật hoặc sát với sự thật đã xảy ra Vi du: Vụ
án vu khống xảy ra ở Hà Nội Theo bị can khai người bị hại đã dùng tay đấm vào mặt nhiều cái làm cho mặt bị cáo sưng nề Trong lúc đó người bị hại không hề dùng tay dam bi can Điều tra viên đã hỏi bị can: “Sau khi hai gia đình xích mich vào buổi trưa, chiều hôm đó bị can đi đâu?” Bị can khai ở nhà làm một số việc “Vậy bị can
vào viện luc nao?” BỊ can đáp khoảng 19 giờ vào bệnh viện Sanh — Pon “Tai sao bị
dam từ lúc trưa mà tối bị can mới vào viện?” Tôi đó mới đau Điều tra viên kết luận:
có hai nhân chứng khai là khi sự việc xảy ra, có hỏi bi can có bị đánh không thì bi can nói không bị đánh Lời khai của người làm chứng phù hợp với bị can nói là có bị đánh
nhưng không đau, phù hợp với nội dung đơn viết của bị can trình bày lúc đầu là bị đập phá tài sản, không hề nói bị đánh Mặt khác, tại sao bị đánh vào buổi trưa mà tối mới vào viện? Điều tra viên tiếp tục: “Theo bệnh án thì vết bam tím trên mặt của bị can rất nặng, tại sao lúc bị dam lại không đau? Tại sao đến chiều mới sưng như vậy?” BỊ can
âm ung nói không hiểu Trên cơ sở kết quả giám định vết sưng né đều nhau, từ trán, mũi mồm, căm, răng, lợi bình thường Theo quy luật tự nhiên, khi có vật tay tac động vào mặt thì chỗ nào nhô cao sẽ bị ton thuong nhiều nhất như mũi, mắt, môi, cam, nhưng những nơi lõm, lôi sưng như nhau Nếu theo bị can,người bị hai dùng tay dam nhiều quả vào mặt thì tại sao những chỗ nhô ra cao như môi, mũi, mắt, căm lại không
bị sưng né? Trong khi đó hai má và trán lại bị sưng déu nhau Dé nghị bị can giải thích cho rõ hơn Khi hỏi đến đây bị can không trả lời, mặt trở nên tái nhợt và mắm môi im lặng.?? Qua đây có thé thay, bị can đã khai man và vết thương trên mặt ma do
mình tự gây ra.
Trường hợp thứ hai, điều tra viên đưa ra câu hỏi mà khi trả lời những câu hỏi
đó buộc bị can phải liên tưởng đến sự kiện phạm tội hoặc hành vi che giấu tội phạm của mình Từ đó, bị can cũng hiểu được răng điều tra viên đã biết hết về sự kiện phạm tội của mình, nên cần phải từ bỏ ý định che giấu và phải khai báo thành khan Vi du: Trong vụ án Dương Văn Khánh “trắng” phạm tội giết anh Nguyễn Đức Thắng (tức Đạt) ở 44 Hàng Chiếu, thành phố Hà Nội vào ngày 24/01/1991, qua đấu tranh khai thác Khánh một mực không khai nhận về hành vi phạm tội của mình mà lại đô hết tội
?2 http://www.cand.com.vn Truy cập ngày 26/5/2016.
Trang 35cho đàn em Điều tra viên biết rõ Khánh “trắng” không chỉ là lưu manh chuyên nghiệp, mà còn là người thông minh, gian xảo và lý lợm, có kinh nghiệm đối phó với việc điều tra và khai báo, do đó điều tra viên xác định cuộc hỏi cung Khánh “trắng” là cuộc dau trí dé mình thé hiện và trải nghiệm được hết bản lĩnh, sự khôn khéo và trình
độ nghiệp vụ của mình Để hỏi cung Khánh “trắng” hiệu quả, điều tra viên đã phải nghiên cứu rất kỹ tâm lý của Khánh “trăng” và liên tục thay đổi chiến thuật hỏi cung Với sự quan sat tinh tế, điều tra viên đã nhận biết được lúc nào Khánh “trắng”
có lới khai gian dối, bởi lúc đó Khánh “trắng” đều nhìn trộm điều tra viên và vết sẹo
do bi tat axit ở vành tai lại đỏ lên trên làn da trắng Từ đó, điều tra viên lựa thé dé
“đấu ”, đánh gục tên trùm giang hồ này Điều tra viên phải nghiên cứu rất kỹ hồ sơ vụ giết anh Thắng (Dat), từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn: dau vét khoá số 8 ở hai cổ chân đã bị bỏ qua, mà điều này đủ sức tố cáo một điều: nếu anh Dat đã bị đâm thủng phối, thủng đùi thì sao còn khoá chân? Do đó, chứng tỏ, anh Đạt van còn khoẻ mạnh lúc lên xích lô Hơn nữa, dù đứng ở tư thế nào đối diện với nạn nhân, Vũ Quốc Dũng (người nhận đâm chết Đạt) cũng không thể đâm được 3 nhát liên tiếp với những chiều hướng, tư thế hoàn toàn trái ngược nhau, trong khi, với tư thế ngồi trên xích lô của Khánh “trắng” và tư thế anh Đạt bị khoá hai chân thì Khánh “trắng” hoàn toàn có thé
đâm được anh Đạt Vì thế, trong các cuộc hỏi cung, điều tra viên quyết định hỏi nhằm
vào “con dao” của anh Đạt (cũng là con dao đâm chết nạn nhân) Tuy Khanh “trắng” nhất định không khai nhận việc giết anh Đạt, nhưng bị can buộc phải thừa nhận chỉ có một minh Khánh “trắng” ngồi áp tải anh Đạt trên xích lô và cầm con dao đó từ 44 Hàng Chiếu đến chợ Đồng Xuân Hơn nữa, vết đâm chí mạng vào vai trái, khiến anh Đạt chết đã bị lộ tây thói quen thuận tay trai bởi một đòn cân não rất khôn khéo của điều tra viên Đó là, dù biết Khánh “trắng” thuận tay trái nhưng trong nhiều ngày tiếp xúc với bị can, điều tra viên lờ đi, không nhắc đến Biết Khánh “trắng” nghiện thuốc lá nặng, một ngày hỏi cung, điều tra viên cất bao thuốc trong túi và rút từng điều hút trước mặt dé gợi cơn thèm thuốc của Khánh “trắng” Khi biết cơn nghiền thuốc của Khánh “trang” lên tới đỉnh điểm, điều tra viên mới hỏi “Có hút không ”, rồi bất ngờ rút một điều thuốc, tung về phía Khánh “trắng” Bị bất ngờ nên với phản xạ bản năng, Khánh “trắng”đưa tay ra đỡ điều thuốc bang tay trái Điều tra viên tum tim cười:
“Thuận tay trải a” Lúc đó, Khánh “trang” mới đớ ra: “Cán bộ biết rồi còn hỏi” ? Hay Trong vụ án Đỗ Xuân Hòa giết người cướp tài sản tại xã Nhân Mục, huyện Hàm
23 http://www.cand.com.vn Truy cập ngày 27/4/2015.
Trang 36Yên, tỉnh Tuyên Quang Sau thời gian 4 tháng tạm giam, qua đấu tranh khai thác nhưng bị can Hòa không chịu khai nhận về hành vi phạm tội của mình, vụ án tưởng như bề tắc Nhưng thông qua công tác trinh sát cho thấy, trong thời gian cùng xảy ra
sự việc Hòa đang đêm dùng cuốc dé lap giếng nhà mình Mặc dù, Điều tra viên chưa biết chắc chắn Hòa đã giấu gì dưới giếng nhà mình, nhưng qua suy luận Điều tra viên
có thé đưa ra giả thiết rằng: Hòa đã đưa xác nạn nhân (ông Vũ Văn Nết) xuống giếng rồi lap đi Trong buổi hỏi cung lần thứ 3, Điều tra viên hỏi thăng về việc lap giếng, bị can Hòa đã giật mình nghĩ rằng cơ quan điều tra đã biết hết về hành vi phạm tội của mình và từ đó Hòa bắt đầu khai báo thành khan.”4
3 KET LUẬN
Trên đây là phương pháp đặt và thay đổi van đề tư duy thường được điều tra viên sử dụng trong hỏi cung bị can Phương pháp này thường sử dụng kết hợp với các phương pháp tác động tâm lý khác đến bị can nhằm hướng tới việc xác định sự thật khách quan của vụ án, qua đó điều tra viên ra được những quyết định chính xác, xác định đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Dé sử dụng phương pháp tác động này có hiệu quả, trước hết điều tra viên phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cũng như giới hạn cho phép sử dung của phương pháp đặt và thay đổi van dé tư duy Tránh sử dụng tùy tiện vi phạm các nguyên tắc tô tụng và quy phạm đạo đức, gây hậu quả xấu cho quá trình tổ tụng.
Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp tác động tâm lý này phải tùy từng trường hợp cụ
thể và phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các đặc điểm tâm lý của
Trang 375 Nguyễn Huy Thuật (2010), Chiến thuật diéu tra hình sự, (Sách chuyên khảo
—Luu hành nội bộ), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
6 Trường Đại học Cảnh sát (1998), Tam lý hỏi cung hình sự, (Tài liệu dịch từ:
“Hỏi cung và lời thú tội” (Tiếng Anh) Theo bản dịch của Viện Khoa học Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
7 Truong Đại học Luật Ha Nội (2018), Giáo trinh tam lý học tu pháp, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
8 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình khoa học điều tra hình sự,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
9 L.V Pêtrencô (1999), Tam li học nghiệp vụ trinh sát, Trường Dai học An ninh nhân dân, Hà Nội.
10 Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng.
11 http://www.cand.com.vn Truy cập ngày 27/4/2015.
12 http://www.cand.com.vn Truy cập ngày 22/6/2017.
13 http://www.cand.com.vn Truy cập ngày 26/5/2016.
Tiếng Nga
14 B JI Bacnnbes (2007), FOpuduueckaa neuxoozwuä — CTIG: | IHTepKOM.
15 /lynop A B.(1975), Cyde6uaa ncuxono2zua, MuHcK.
16 A B Ilempospckmii (1990), cuxonozuueckuu cnoeapb, MocKBa.
17 L I Hlnxannos (2006), Opuduyeckaa ncuxonozua, YueOuUK JJ11 BY30B,
Mocxsa, 3EPI[AJIO-M.
Trang 38PHƯƠNG PHÁP THUYET PHUCTRONG HOI CUNG BỊ CAN - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN
PGS.TS Đặng Thị Van Khoa Pháp luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội
Tóm tắt: Phương pháp thuyết phục trong hỏi cung bị can là phương pháptác động mạnh mẽ đến tâm ly của bị can để thu thập được thông tin, chứng cứxác thực, khoa học, khách quan liên quan đến vụ án Điểm cần đặc biệt lưu ÿ khi
sử dụng phương pháp này là điều tra viên cân thực hiện tốt các nguyên tắc cơbản như nguyên tắc tuân thủ pháp luật; dân chủ, khách quan; tạo niém tin; chuẩn
mực đạo đức; thận trọng và trách nhiệm Đồng thời, vận dụng tốt hình thức thuyết
phục logic và phối hợp linh hoạt với thuyết phục tình cảm và các phương phápnghiệp vụ chuyên môn nhằm góp phan nâng cao hiệu quả hỏi cung
Từ khóa: Phương pháp thuyết phục, hỏi cung, bi can
1 Đặt van dé
Xuất phát từ ảnh hưởng rất hữu ích trong nhiều khía cạnh của cuộc sônghàng ngày, phương pháp thuyết phục đã được nghiên cứu và quan sát từ thời cổ
đại Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 20, các nhà tâm lý học xã hội mới bắt đầu
chính thức nghiên cứu về thuyết phục nói chung và đặc biệt là việc vận dụng các
kỹ thuật thuyết phục như thé nào dé đạt hiệu quả tối ưu
Mục đích cơ bản của hỏi cung bị can là thu thập và củng cô các chứng cứ
của vụ án đã xảy ra Tuy nhiên, thực tiễn điều tra các vụ án hình sự cho thấy,thông thường bị can sau khi bị phát giác hoặc bị bắt giữ có người nhận tội ngay
nhưng số này rất ít, còn phần lớn các bị can không nhận hoặc không chịu khaihết sự thật Người bị bắt, bị can chỉ khai nhận một phần hành vi phạm tội, khai
“nhỏ giọt”, không 6n định; có trường hợp không khai nhận tội, giữ im lặng,
không hợp tác hoặc nhận hết tội về mình vì muốn bao che cho đồng phạm khác,song cũng có trường hợp khai man, khai thêm dé hại người khác, Nguyên nhânchủ yếu là do tư tưởng của bị can chưa được đả thông, chỉ khi nào trong tư tưởng,
họ nhận thấy cần phải khai và khai hết thì khi đó bị can mới chịu khai hết sự thật.Nếu trong tư tưởng của bị can chưa thấy chuyên biến đến mức đó, thì dù chúng
ta có dùng cách này hay cách khác, ké cả đưa ra chứng cứ, vạch ra mâu thuần thi
Trang 39cũng chỉ khai thác được một vài điểm bị can không đủ sức dé che giấu.” Bêncạnh đó, vẫn còn không ít điều tra viên nóng vội, thiếu sự kiên trì, kỹ năng vàphương pháp điều tra chưa phù hợp dẫn tới áp đặt, ép buộc bị can khai báo dẫntới thông tin thu được thiếu chính xác gây khó khăn trong quá trình hoàn thiện
hồ sơ trước khi đưa ra xét xử, thậm chí có nhiều vụ án oan sai, điển hình như: Vụ
án ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án tù chung thân với tội danh giết người (năm
2003 và đến 2013 ông được tại ngoại sau 10 năm ngồi tù) và vụ án anh Nguyễn
Minh Hùng (quê Tây Ninh) được minh oan sau 2 lần bị tuyên án tử hình vì cáo
buộc vận chuyền trái phép 25 bánh heroin Sau hơn 4 năm ròng rã kêu cứu tại
trại giam, anh may mắn thoát tội chết khi kẻ cầm đầu đường dây vận chuyên matúy phản cung, xin tòa tha tội cho anh Trước đó, người này đã “khai bừa” khiếnanh Hùng bi cấp sơ thẩm 2 lần xét xử và đều tuyên án tử hình.?5
Trong thực tế, còn không ít điều tra viên đã bị truy tố vì tội dùng biện pháp
mạnh, thô bạo, nhục hình với các bị can khi họ thi hành công vụ, điển hình là vụ
5 công an tai Tuy Hòa sáng ngày 13/5/2012 đã dùng nhục hình (dùng dùi cuiđánh vào bắp đùi, bắp chân và đầu) đối với nghi can là anh Kiều và anh đã chết
trên đường đi bệnh viện với kết luận giám định vị chan thương sọ não, chanthương phần mềm, trên cơ địa có viêm phôi.”7
Vì vậy, việc sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ là vô cùng cần thiết, trong
đó biện pháp tác động và tâm lý, tư tưởng của đối tượng điều tra cần đặc biệt chú
trọng.
Trong điều tra vụ án hình sự nói chung, hỏi cung bị can nói riêng, thuyết
phục là một trong số phương pháp tác động mạnh mẽ đến tâm lý bị can nhằm góp
phần không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác điều tra, thu thập được những thông
tin quan trọng, thực sự cần thiết, trực tiếp từ chính đối tượng liên quan đến vụ
việc phụ thuộc vào kỹ năng, thủ thuật thuyết phục của điều tra viên hay người thi
hành công vu Dé thuyết phục hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nao?
sử dụng biện pháp tác động ra sao? Điều kiện từ phía các chủ thể của quá trình
thuyết phục cụ thể như thế nào là những nội dung cơ bản được trình bày trong
bài viết này
2 Nội dung nghiên cứu
2.1 Khái niệm thuyết phục, phương pháp thuyết phục
2.1.1 Khái niệm thuyết phục
Theo Từ điền tiếng Việt: “Thuyết phục là làm cho bản thân người ta thay
đúng, hay mà tin theo, làm theo”.?8 Với cách hiểu như vậy, thuyết phục là một
đặc trưng, một mục tiêu cần đạt tới khi giải quyết nhiệm vụ trong hoạt động tư
Trang 40pháp nói chung, điêu tra vụ án hình sự nói riêng.
Một số cách hiểu khác: Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích,
giải thích làm cho người khác thấy đúng, thay hay mà tin theo, làm theo.?? Thuyết
phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện nhữnghành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định
Thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết về chuyên môn
nghiệp vụ, về tâm sinh lý của con người nhằm dẫn dat đối tác, đối tượng hợp tác
dé thực hiện mục tiêu chung
Qua các quan điểm khác nhau về thuyết phục như nêu ở trên chỉ ra rằngbản chất của thuyết phục là làm cho đối tượng được thuyết phục hiểu rõ sự cầnthiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định
Trong hỏi cung bị can, việc thuyết phục bị can thành khẩn khai báo đúng,
day đủ là mục đích tối quan trọng dé quá trình điều tra đạt hiệu quả phục vụ tối
ưu cho các công đoạn khác nhằm hướng tới xử đúng người, đúng tội, đảm bảo
quyền lợi hợp pháp cho công dân cũng như thực hiện tốt chức trách chuyên môn
nghiệp vụ của điều tra viên khi được giao nhiệm vụ Ở lĩnh vực này, thuyết phục
có thể xem xét như sau:
T huyết phục là làm cho bị can hiểu rõ sự can thiết và tự giác thực hiện những
hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định Trong thực tếnhiều bi can trốn tránh trách nhiệm, khai man, thiếu trung thực, Vì vậy, nếuthuyết phục được bị can trên cơ sở vừa đảm bảo quyền lợi cho họ, vừa đạt mục
đích chính đáng khi thực hiện nhiệm vụ của điều tra viên sẽ
định hướng cho họ có hành vi đúng, khai báo đúng, đầy đủ, chính xác các thông
tin, tình tiết quan trọng của vụ án
2.1.2 Khái niệm phương pháp thuyết phục
Bàn về phương pháp thuyết phục có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiêncứu bởi lẽ thuyết phục được xem là một trong những phương pháp quan trọng
trong điều chỉnh môi quan hệ giữa con người - con người cũng như trong hệ thốngquản lý của Bộ máy nhà nước nói chung Dưới đây là một số quan điểm cụ thể:
Phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiéu rõ sự cần thiết
và tự giác thực hiện, thông qua phương pháp này giáo dục cho mọi công dân nhậnthức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ cương nhà nước, động viên họ tự giác thựchiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội °!
Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho