B¹ch ThÞ Thanh D©n - Thùc tr¹ng ch¨n nu«i gia cÇm, thó y phßng bÖnh. . . Thực trạng chăn nuôi gia cầm, thú y phòng bệnh tại 5 xã vùng gò đồi Sóc Sơn - Hà Nội Bạch Thị Thanh Dân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga và Nguyễn Thị Nga Trung tâm Nghiên Cứu Gia Cầm Thuỵ Phương Tác giả để liên hệ: TS. Bạch Thị Thanh Dân, Phó Giám đốc Trung tâm NC Gia Cầm Thụy Phương; ĐT: 8448385621; Fax: 8448385622; E-mail: ttncgctp@hn.vnn.vn Abstract Current situation of poultry production and veterinary services in five communes of hilly areas of Socson district, Hanoi city A survey on current situation and veterinary services in five communes (Hong Ky, Nam Son, Minh Tri, Minh Phu and Bac Son - Soc Son district, Ha Noi city) was undertaken. Of all family surveyed, 83.33 to 96.67% was poultry farmers. Among three breeds of chicken reared in these commures, local breed, crossbreed and exotic breed accounted for 81.21; 8.05 and 10.74%, respectively. French muscovy ducks and local muscovy ducks and crosses in Minh Tri, Minh Phu, Bac Son, Nam Son occupied by 53.42, 27.42 and 19.18%, respectively. Local ducks and exotic ducks (Khakicampbell, Chiet Giang) shared 55.88 and 30.88%, respectively. These breeds of poultry were mainly from self-production or through dealers with unknown origin and no quarantine. Key words: communes, Soc Son district, poultry, ducks. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến các vùng của huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trong đó có các xã vùng gò đồi huyện Sóc Sơn. Để góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi đến năm 2005 và 2010 của huyện đề ra là đạt tốc độ phát triển đàn gia cầm 4,5%/năm, đưa tổng đầu con ước đạt 900 nghìn con vào năm 2005 và 1.150 nghìn con vào năm 2010 (Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn). Nhằm đạt được mục tiêu đó vấn đề đầu tiên phải nắm được thực trạng chăn nuôi, thú y, từ đó thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gia cầm trên toàn huyện nói chung và vùng gò đồi nói riêng. Chúng tôi tiến hành đề tài, thuộc đề tài cấp thành phố: “Nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ để chăn nuôi gia cầm thả vườn nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng gò đồi Sóc Sơn, Hà Nội” nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm, thú y phòng bệnh tại 5 xã vùng gò đồi Sóc Sơn - Hà Nội. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Đề tài tiến hành tại Xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Bắc Sơn - Sóc Sơn – Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra thực trạng chăn nuôi: Thu thập thông tin thông qua các số liệu thống kê, báo cáo của các xã, huyện. Điều tra phỏng vấn nông hộ theo bảng câu hỏi, điều tra chọn mẫu. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). ViÖn Ch¨n nu«i - T¹p chÝ Khoa häc C«ng nghÖ Ch¨n nu«i - Sè 3 n¨m 2006 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: theo phương pháp phân tích thống kê sử dụng trên máy vi tính. Các chỉ tiêu theo dõi như tỷ lệ nuôi sống (tính bằng số con còn sống cuối kỳ trên số con đầu kỳ rồi nhân với 100), khối lượng cơ thể, năng suất trứng Kết quả và thảo luận Thực trạng chăn nuôi gia cầm tại 5 xã vùng gò đồi Bảng 1: Số lượng gia cầm qua các năm 2002-2004 (con) Gia cầm 2002 2003 2004 Gà 173,569 163,945 212,069 Ngan 31,191 35,670 34,234 Vịt 14,795 16,072 24,622 Năm 2003 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm số lượng gà nuôi ở các xã giảm so với năm 2002. Năm 2004 đàn gà, vịt, nuôi ở các xã tăng hơn so với năm 2003. Bảng 2: Tỷ lệ hộ chăn nuôi, cơ cấu gia cầm năm 2004 ở 5 xã vùng gò đồi Sóc Sơn (%) Danh mục Gà Ngan Vịt Tỷ lệ hộ chăn nuôi 90,00 30,67 38,00 Giống địa phương 81,21 27,40 55,88 Giống lai 10,74 19,18 13,24 Cơ cấu giống gia cầm Giống ngoại 8,05 53,42 30,88 Qua điều tra nhận thấy các giống gia cầm chủ yếu là giống địa phương: gà Ri, vịt cỏ, vịt bầu. Một số giống gà lai (Ri lai, Tam Hoàng lai, Lương Phượng lai), một số giống gà ngoại (Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir, Hyline), vịt Khakicampbell, ngan Pháp. Bảng 3: Nguồn cung cấp giống gia cầm (%) Gà Ngan Vịt Có địa chỉ 2,6 - 5,0 Không nguồn gốc 15,5 33,3 45,0 Giống địa phương Tự sản xuất 81,8 66,7 50,0 Có địa chỉ 48,2 25,0 25,0 Không nguồn gốc 37,8 75,0 50,0 Giống lai Tự sản xuất 24,1 - 25,0 Có địa chỉ 53,3 48,4 25,8 Không nguồn gốc 46,7 40,0 58,8 Giống ngoại Tự sản xuất - 11,6 15,4 Nguồn cung cấp giống địa phương chủ yếu vẫn là tự sản xuất. Các giống gà lông màu, ngan Pháp được mua chủ yếu qua tư thương không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch. B¹ch ThÞ Thanh D©n - Thùc tr¹ng ch¨n nu«i gia cÇm, thó y phßng bÖnh. . . Bảng 4: Tỷ lệ số hộ chăn nuôi gia cầm sinh sản theo các quy mô (%) G.cầm s.sản 1-25 con 26-50 con 51-100 con >100 con Gà 74,63 17,72 5,23 2,43 Ngan 69,20 5,80 25,00 - Vịt 38,26 14,35 23,77 23,62 Số hộ nuôi gia cầm sinh sản 1-25 con chiếm tỷ lệ cao: Gà 74,63%, ngan 69,20%, vịt 38,26%. Số hộ chăn nuôi trên 100 con sinh sản rất ít: Gà 2,43%, vịt 23,62%. Bảng 5: Tỷ lệ số hộ chăn nuôi gia cầm nuôi thịt theo các quy mô (%) Gia cầm nuôi thịt 1-50 con 51-100 con 101-200 con 201-500 con >500 con Gà 36,70 26,76 11,98 12,83 11,74 Ngan 39,20 9,15 25,48 20,33 5,83 Vịt 48,56 20,67 24,52 6,25 - Số hộ nuôi gia cầm lấy thịt 1-50 con chiếm tỷ lệ cao. Trên cả 5 xã đã có một số hộ nuôi gà thịt trên 500 con, chiếm 11,74%. Chăn nuôi ngan nuôi thịt trên 500 con rất ít, chiếm 5,85%. Bảng 6: Phương thức chăn nuôi gia cầm (%) Gà Ngan Vịt Công nghiệp 6,74 19,29 22,52 Bán công nghiệp 57,93 50,00 46,92 Giống địa phương Chăn thả 35,33 30,71 30,56 Công nghiệp 55,43 37,73 45,83 Bán công nghiệp 27,71 53,33 54,17 Giống lai Chăn thả 16,86 8,93 - Công nghiệp 60,00 47,29 19,17 Bán công nghiệp 40,00 52,72 80,83 Giống ngoại Chăn thả - - - Các giống gia cầm địa phương chủ yếu được nuôi bán công nghiệp và chăn thả. Các giống gia cầm lai chủ yếu được nuôi bán công nghiệp. Các giống gia cầm ngoại chủ yếu được nuôi bán công nghiệp và công nghiệp. Bảng 7: Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được ở 5 xã Giống địa phương Giống lai Giống ngoại Loại hình Chỉ tiêu Gà Ngan Vịt Gà Ngan Vịt Gà Ngan Vịt Nuôi sống (%) 85,7 90,4 89,7 89,5 91,0 89,6 90,6 90,6 90,9 Gia cầm nuôi thịt KL cơ thể (kg) 1,42 2,78 1,84 1,88 3,13 2,14 2,37 3,27 2,72 Trứng/mái (quả) 92,7 76,0 179,3 126,9 77,2 198,7 162,7 83,4 256,4 Gia cầm sinh sản Tỷ lệ phôi (%) 92,4 86,4 91,9 92,0 88,9 94,2 90,4 88,4 89,9 ViÖn Ch¨n nu«i - T¹p chÝ Khoa häc C«ng nghÖ Ch¨n nu«i - Sè 3 n¨m 2006 Khối lượng cơ thể gia cầm địa phương: gà 1,25-1,53kg; ngan 2,60-3,08 kg; vịt 1,48-2,15kg. Khối lượng cơ thể gia cầm lai: gà 1,75-2,15g; ngan 3,03-3,30 kg; vịt 2,0- 2,23kg. Tương ứng khối lượng cơ thể gia cầm ngoại: 1,95-2,76; 3,05-3,46; 2,3-3,0kg. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi gia cầm lấy thịt, sinh sản ở 5 xã vùng gò đồi tương đối thấp so với các giống gia cầm đang nuôi ở Việt Nam (Phùng Đức Tiến, 2004, cho biết gà lông màu có năng suất trứng/mái/năm: 150-180 quả, tỷ lệ phôi 92-96%; Gà nuôi thịt đến 10 tuần tuổi khối lượng cơ thể 1,9-2,3kg/con, tỷ lệ nuôi sống 93-96%). Qua điều tra cho thấy năng suất trứng/mái/năm của các giống địa phương thấp: gà: 92,7 quả, ngan: 76 quả; vịt: 179,3 qủa (Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt, 2003, cho biết năng suất trứng/mái của gà Ri vàng rơm Việt Nam ở thế hệ xuất phát đạt 126,8 quả/mái/40 tuần tuổi). Các giống gia cầm ngoại nhập có năng suất trứng và tỷ lệ phôi cao hơn, phù hợp với kết quả điều tra nuôi gà chăn thả trong nông hộ của Trần Công Xuân, Nguyễn Văn Hải, Phùng Đức Tiến và cộng sự (2004). Thực trạng thú y phòng bệnh cho gia cầm tại 5 xã vùng gò đồi Bảng 8: Tỷ lệ số hộ sử dụng văcxin (%) Lasota Gumboro DTV 1 1 2 Hệ 1 1 2 3 IB Đậu gà 1 2 VGV THT 45,2 38,2 51,7 36,4 25,4 8,3 5,6 15,3 24,3 12,5 0,7 50,4 Một số loại văcxin được sử dụng tại 5 xã vùng gò đồi như: Lasota, hệ 1, Gumboro nhưng thường sử dụng 1 lần mà không nhắc lại và sử dụng không đúng lịch (Quy trình thú y áp dụng xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn của Lương Tất Nhợ và cộng sự, 2000) nên tỷ lệ mắc bệnh khá lớn. Bảng 9: Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh (%) ND Marek Gum Cúm DTV VGV THT Nấm phổi Myco Cầu trùng Salmonela 49,0 2,9 46,1 9,3 8,5 5,5 44,4 5,5 38,3 53,0 34,6 Qua điều tra phỏng vấn hộ nông dân cho thấy: hầu hết gia cầm ở các xã đều mắc bệnh do vi khuẩn thông thường như: E. coli, Salmonela, tụ huyết trùng, Mycoplasma. Các bệnh do virus như Newcastle, Gumboro, đậu, dịch tả vịt đều bị mắc với tỷ lệ tương đối cao. Bệnh Marek cũng xuất hiện trên địa bàn các xã này. Đặc biệt trong đợt cúm gia cầm năm 2003-2004 trong 5 xã thì 3 xã có gia cầm bị mắc như xã Hồng Kỳ, Bắc Sơn, Minh Phú. Tồn tại Thực tế chăn nuôi gia cầm ở các xã còn nhiều bất cập, các giống gà chủ yếu là gà nội có năng suất trứng thịt thấp, thời gian nuôi thịt kéo dài. Các hộ dân nuôi ngan rất ít, phần lớn là ngan nội có năng suất thấp, tỷ lệ nuôi sống không cao. Tuy nhiên đã có một B¹ch ThÞ Thanh D©n - Thùc tr¹ng ch¨n nu«i gia cÇm, thó y phßng bÖnh. . . số gia đình nuôi ngan Pháp. Tỷ lệ các hộ nuôi vịt chiếm 38%. Hiện tại vẫn là các giống vịt cỏ, vịt lai, vịt bầu, một số hộ đã nuôi vịt Triết Giang của Trung Quốc. Nguồn cung cấp giống địa phương chủ yếu vẫn là tự sản xuất, các giống gà lông màu, ngan Pháp được mua chủ yếu qua các tư thương không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch, một phần nhận nuôi gia công từ các Công ty liên doanh. Vấn đề áp dụng quy trình chăn nuôi và thú y phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm còn hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Qua điều tra cho thấy chăn nuôi gia cầm ở 5 xã vùng gò đồi còn mang nặng tính tự cấp, tự túc (giống gia cầm địa phương tự sản xuất chiếm 50-81,8%). Kết luận và đề nghị Kết luận Kết quả điều tra chăn nuôi, thú y gia cầm tại 5 xã vùng gò đồi cho thấy tỷ lệ hộ chăn nuôi gia cầm chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là chăn nuôi gà 90%. Giống gà địa phương chiếm tỷ lệ cao(81,21%). Số lượng gà nhập nội chiếm tỷ lệ thấp (8,05%). Gà lai Tam Hoàng, lai Lương Phượng: 10,74%. Ngan Pháp chiếm 53,42%. Ngan địa phương: 27,4%; ngan lai: 19,18%. Vịt địa phương: 55,88%. Vịt ngoại: 30,88%. Nguồn cung cấp giống chủ yếu là tự sản xuất hoặc mua qua tư thương không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thấp (gia cầm nuôi thịt có tỷ lệ nuôi sống: 85,7-91%; khối lượng cơ thể của gà: 1,42-2,37kg, ngan: 2,78-3,27 kg, vịt: 1,84-2,72kg. Năng suất trứng/mái của gà: 92,7-162,7 quả, ngan: 76-83,4 quả. vịt 179,3-256,4 quả; tỷ lệ phôi: 86,4-94,2%). Việc sử dụng quy trình thú y cho gia cầm còn rất hạn chế nên tỷ lệ gia cầm mắc bệnh còn cao. Đề nghị Chọn các giải pháp đồng bộ từ: Tập huấn tuyên truyền chăn nuôi, thú y phòng bệnh. Lựa chọn giống tốt, phù hợp. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, thú y phòng bệnh, ấp trứng. Hoàn thiện mô hình chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến tiêu thụ. An toàn sinh học. Tài liệu tham khảo Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2010- Tháng 12/2001. Lương Tất Nhợ, Lê Đình Cường. 2000 - Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn đạt năng suất cao ở vùng núi Bắc bộ. Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hội đồng khoa học Ban chăn nuôi thú y. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 -2000. Phần chăn nuôi gia cầm. TP . Hồ Chí Minh 10 -12 tháng 4/2001. Trần Công Xuân, Nguyễn Văn Thưởng, Phùng Đức Tiến và cs (2004). Kết quả xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi gà chăn thả lấy thịt trong nông hộ. Tuyển tập công trình nghiên cứu KH- CN chăn nuôi gà. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội./. . ở vùng gò đồi Sóc Sơn, Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm, thú y phòng bệnh tại 5 xã vùng gò đồi Sóc Sơn - Hà Nội. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Đề tài tiến hành tại Xã. B¹ch ThÞ Thanh D©n - Thùc tr¹ng ch¨n nu«i gia cÇm, thó y phßng bÖnh. . . Thực trạng chăn nuôi gia cầm, thú y phòng bệnh tại 5 xã vùng gò đồi Sóc Sơn - Hà Nội Bạch Thị Thanh Dân,. quy mô (%) Gia cầm nuôi thịt 1 -5 0 con 51 -1 00 con 10 1-2 00 con 201 -5 0 0 con > ;50 0 con Gà 36,70 26,76 11,98 12,83 11,74 Ngan 39,20 9, 15 25, 48 20,33 5, 83 Vịt 48 ,56 20,67 24 ,52 6, 25 - Số hộ nuôi