Đạo đức 5 tiêu chí chọn sách

5 0 0
Đạo đức 5 tiêu chí chọn sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,....SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sốn

Trang 1

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 27/2023/TT-BGDĐTNĂM HỌC 2024 – 2025

I THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2024 Địa điểm:

Tổng số thành viên: … Số thành viên có mặt: … Thành viên vắng mặt: … II NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: ĐẠO ĐỨC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tác giả: Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên) – Trần Thành Nam (Chủ biên) – Nguyễn Thị Hoàng Anh – Nguyễn Ngọc Dung

ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống

1 Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1 Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền, trên địa bàn.

SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống – được

biên soạn theo 8 chủ đề/bài học, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình môn Đạo đức cấp Tiểu học Nội dung các bài học đều sử dụng các tình huống gần gũi với đời sống của HS ở các vùng miền trong cả nước

Ví dụ:

Ở bài 1, HS được tìm hiểu về đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trên mọi miền Tổ quốc; những việc cần làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS lớp 5 để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước, thông điệp “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc Việt Nam.

Ở bài 2, HS nhận diện được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân; giới tính, hoàn cảnh, dân

Trang 2

tộc,…) của người khác; Thể hiện được bằng lời nói, hành động, thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác,

1.2 Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp, ).

SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống – xây

dựng được nhiều hoạt động cho HS cơ hội trải nghiệm, tương tác với bạn bè, cộng đồng,… để HS thấy được đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong lĩnh vực kinh tế, từ đó, các em biết thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước qua việc tích cực, tự giác học tập tham gia một số hoạt động kinh tế – xã hội phù hợp với bản thân ở gia đình, nhà trường và nơi cư trú (Bài 1); HS biết bảo vệ môi trường sống ở địa phương (Bài 5); biết sử dụng tiền hợp lí qua việc tiết kiệm, mua sắm phù hợp với hoàn cảnh,… (Bài 8)

1.3 Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Trong SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống,

chuỗi hoạt động trong mỗi bài học đều mang tính chất mở, tạo điều kiện cho GV bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Ví dụ:

– Câu lệnh trong các bài học đều có tính mở, giúp GV căn cứ vào đặc điểm của địa phương mà tổ chức hoạt động phù hợp cho HS: “Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước” (Bài 1); “Kể thêm các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác mà em biết” (Bài 2); “Kể thêm những khó khăn khác trong học tập và cuộc sống mà em biết” (Bài 3),

– Các bài tập xử lí tình huống mang tính mở, giúp HS có thể linh hoạt, sáng tạo đưa ra cách xử lí khác nhau, tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể (Dạng bài tập xử lí tình huống trong các bài).

1.4 Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có giá

bán phù hợp với mức sống của người dân địa phương Sách không có chỗ cho học sinh viết, vẽ vào nên có thể sử dụng lâu dài; ngay ở trang 2 của sách có dòng nhắc nhở HS bảo quản, giữ gìn sách để dành tặng cho HS lớp sau.

2 Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1 Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các

Trang 3

hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1 Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Tất cả các hoạt động trong SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối trithức với cuộc sống đều có tính chất mở, giúp GV có thể vận

dụng linh hoạt nhiều phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học; HS có thể linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động học tập Ví dụ: hát, kể chuyện, chơi trò chơi, thảo luận nhóm, sắm vai xử lí tình huống,…

2.1.2 Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Các chủ đề/bài học trong SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối trithức với cuộc sống đều có các nội dung và hoạt động mang

tính tích hợp kiến thức liên môn, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Ví dụ:

– Nội dung chủ đề Biết ơn những người có công với quêhương, đất nước; Tôn trọng sự khác biệt của người khác,Bảo vệ cái đúng, cái tốt có sự tích hợp với Hoạt động xâydựng cộng đồng; Chủ đề Vượt qua khó khăn, Lập kế hoạchcá nhân; Phòng, tránh xâm hại, Sử dụng tiền hợp lí tích hợpvới Hoạt động rèn luyện bản thân, Chủ đề Bảo vệ môitrường sống tích hợp với Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môitrường trong chương trình Hoạt động trải nghiệm lớp 5.

– Hoạt động khởi động bằng bài hát, phù hợp với lứa tuổi HS và ca từ liên quan đến nội dung bài học, thể hiện sự tích hợp với bộ môn Âm nhạc (Bài 1, Bài 5, Bài 7).

Hoạt động khám phá, luyện tập bài 1 tích hợp với kiến thức môn Lịch sử – Địa lí 5, bài 5 tích hợp với kiến thức môn

Tất cả các bài của SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức vớicuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn với các yêu

cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS được quy định trong Chương trình môn Giáo dục công dân 2018.

Các hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, GV có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá HS.

2.1.4 Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo

Các chủ đề/bài học trong SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối trithức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, linh

hoạt Tuỳ theo đặc điểm của nhà trường và địa phương, tuỳ

Trang 4

trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

theo khả năng nhận thức của HS, GV có thể chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi trình tự dạy học các chủ đề/bài học, điều chỉnh số tiết trong từng chủ đề/bài học cũng như việc tổ chức các hoạt động trong từng bài học mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

Ví dụ: Hoạt động Khởi động, bài 1, 5, 7, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hát (nếu các em thuộc bài hát) hoặc nghe, xem video về bài hát vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có lượng

kiến thức hợp lí, phù hợp với sức học của HS ở các vùng miền, đồng thời tạo điều kiện cho HS khá, giỏi phát huy năng lực riêng của mình Các hình ảnh, từ ngữ sử dụng trong sách thân thiện, gần gũi với mọi HS

– Câu hỏi/chỉ dẫn thực hiện hoạt động – Kết quả đạt được sau hoạt động.

Các bài học đều chú trọng tính trải nghiệm thực tế, từng bước hình thành năng lực tư duy phản biện của HS Các tình huống trong sách đều có bối cảnh rõ ràng, gắn với thực tế cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho HS nhận diện, đánh giá và điều chỉnh hành vi.

Ví dụ:

– Bài 1, 2, 3, 4, 5: Đều sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống, giúp HS nhận diện và thực hiện được các chuẩn mực hành vi đạo đức trong bài học.

– Bài 6, 7: Hướng dẫn cụ thể các cách để Lập kế hoạch cá nhân; Phòng, tránh xâm hại.

– Bài 8: Các trường hợp, tình huống gần gũi, thiết thực, gắn với trải nghiệm của HS, giúp các em khám phá và rèn luyện

Trang 5

SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ

trợ tối đa về học liệu điện tử qua hệ tài nguyên trực tuyến khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập ) của địa phương.

SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có cách

thể hiện nội dung phong phú, gần gũi với HS, nhiều hình ảnh sinh động, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của địa phương.

2.4 Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ

SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp

với thiết bị dạy học, có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học nằm trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học do GV và HS sáng tạo tuỳ theo điều kiện của địa phương và nhà trường.

KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /… (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT và bỏ phiếu, tổ

chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộcsống do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Toan (Tổng chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên)

để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm học tiếp theo.

Ngày đăng: 07/04/2024, 09:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan