1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Nội địa hóa chế tạo giàn khoan tự nâng tại Việt Nam thông qua những kinh nghiệm và bài học từ Singapore

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội địa hóa chế tạo giàn khoan tự nâng tại Việt Nam thông qua những kinh nghiệm và bài học từ Singapore
Tác giả Trần Thảo Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Huy
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí
Chuyên ngành Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Lời mở đầu Ngành công nghiệp chế tạo giàn khoan tự nâng trên thế giới đã có những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây với xu hướng thăm dò và khai thác quá trình khoan ở các vùng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC PHÁT TRIỂN

MỎ DẦU KHÍ

Đề tài: Nội địa hóa chế tạo giàn khoan tự nâng tại Việt Nam

thông qua những kinh nghiệm và bài học từ Singapore

Sinh viên thực hiện: Trần Thảo Phương Anh MSSV: 1811456

GVHD: TS Nguyễn Xuân Huy

TP.HCM, năm 2021

Trang 2

Mục lục

Danh mục hình ảnh 1

Danh mục bảng biểu 2

I Lời mở đầu 3

II Nội dung 3

1 Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ngoài khơi tại Singapore: 3

2 Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông: 4

3 Phát triển cảng biển: 5

4 Thiết kế quy trình nội địa hóa: 6

5 Phân tích hệ thống công nghiệp hỗ trợ: 7

6 Các chính sách của chính phủ Singapore: 9

7 So sánh chiến lược phát triển ngành công nghiệp ngoài khơi của Singapore và Việt Nam: 10

8 Bài học kinh nghiệm: 11

8.1 Bài học kinh nghiệm: 11

8.2 Ứng dụng: 13

8.2.1 Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03: 13

8.2.2 Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05: 14

III Kết luận: 15

IV Tài liệu tham khảo: 16

Trang 3

1

Danh mục hình ảnh

Hình 1: Một góc cảng Cái Mép - Thị Vải 5

Hình 2: Bản đồ mật độ giao thông AIS theo dõi trực tiếp vị trí hiện tại của tàu tại eo biển Singapore lúc 15 giờ ngày 14/09/2021 6

Hình 3: Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 13

Hình 4: Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 14

Hình 5: Giàn Tam Đảo 05 và giàn Tam Đảo 03 ở mỏ Bạch Hổ 14 15

Trang 4

2

Danh mục bảng biểu

Bảng 1: Phân tích SWOT về lĩnh vực hàng hải của Singapore 6 Bảng 2: Tỷ lệ giá trị thép trong nhà máy hàng hải 8 Bảng 3: So sánh năng lực cạnh tranh quốc gia trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp nhà máy nước ngoài 12

Trang 5

3

I Lời mở đầu

Ngành công nghiệp chế tạo giàn khoan tự nâng trên thế giới đã có những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây với xu hướng thăm dò và khai thác quá trình khoan ở các vùng biển sâu và xa bờ hơn Với nhu cầu vận hành giàn khoan ngày càng tăng nhanh, các nước Châu Á - Thái Bình Dương phát triển mạnh về ngành công nghiệp chế tạo giàn khoan như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, hiện đang nhận được hỗ trợ về chính sách phát triển bền vững của hệ thống doanh nghiệp và chính phủ

Từ bài học kinh nghiệm của các nước đi trước,Việt Nam định hướng kế hoạch duy trì

và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa chế tạo giàn khoan tự nâng, đòi hỏi phát triển công tác thiết

kế, thi công lắp đặt, vận hành, gắn kết các nguồn tài nguyên sẵn có của đất nước Các giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03, Tam Đảo 05 do Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) chế tạo có khả năng hoạt động khoan thăm dò ở hầu hết các vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam; tạo ra bước đột phá, tự chủ về khoa học công nghệ và đóng góp một phần trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển đảo Việt Nam Việc chế tạo thành công các giàn khoan tự nâng trong nước đã đưa Việt Nam trở thành một số ít quốc gia trên thế giới có khả năng tự thiết kế chi tiết, chế tạo, chạy thử giàn khoan ở vùng biển sâu, khí hậu khắc nghiệt

Đồ án môn học Phát triển mỏ Dầu khí với đề tài “Nội địa hóa chế tạo giàn khoan tự nâng tại Việt Nam thông qua những kinh nghiệm từ Singapore” rút ra được những bài học quý báu, vận dụng trực tiếp vào con đường phát triển ngày một lớn mạnh của ngành công nghiệp chế tạo giàn khoan tại Việt Nam

II Nội dung

1 Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ngoài khơi tại Singapore:

Ngành công nghiệp ngoài khơi đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Singapore

và đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong 40 năm qua

Năm 1960, chính phủ khuyến khích chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản và Châu Âu, hoạt động sửa chữa và chuyển đổi công năng tàu phát triển mạnh mẽ.Các hoạt động về lọc hóa dầu cũng dần được phát triển, mở đầu bằng việc xây dựng nhà máy lọc dầu ở Bulau Bukom năm 1961

Sau nhiều năm hoạt động và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí, Singapore trở thành một trong những quốc gia đứng đầu Châu Á về thiết kế thiết bị ngoài khơi và giàn khoan Hiện nay, số lượng kho nổi, xử lý, chứa và xuất dầu (floating production, storage and offloading- FPSO) do Singapore chế tạo chiếm 70% thị phần của thế giới, giàn khoan và tàu bán tiềm thủy (Subsemirible vessel) chiếm 30%1

Ngành công nghiệp đóng tàu của Singapore được dẫn dắt bởi hai tập đoàn đóng tàu lớn là SembCorp Marine và Keppel Offshore & Marine Cả hai đều tập trung từ sửa chữa tàu đến đóng giàn khoan và sản xuất ngoài khơi Ngoài hai tập đoàn quan trọng này, còn

có hơn 40 nhà máy đóng tàu quy mô trung bình trải khắp Singapore Ngoài ra, các công

1 Thomas Menkhoff and Hans-Dieter Evers, Knowledge Diffusion through Good Knowledge Governance: The Case of Singapore’s Marine Cluster

Trang 6

4

ty còn cung cấp các dịch vụ, giải pháp cho ngành công nghiệp ngoài khơi như: dịch vụ lắp đặt và hạ thủy, thiết kế và thi công, vận chuyển, cung cấp trang thiết bị dụng cụ, tư vấn, bảo trì, sửa chữa (EDB 2013b; SMD 2013; Yeo 2013)2

2 Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông:

Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông của Singapore được hình thành dựa trên nền tảng định hướng phát triển công nghiệp quốc gia Do có diện tích nhỏ, nên mạng lưới đường sá tại Singapore khá chằng chịt với nhiều cầu vượt và đường trên cao

Từ năm 1962, Singapore đã bắt đầu xây dựng tuyến đường cao tốc Pan Island Expressway (PIE) tại khu vực trung tâm Sau đó năm 1983, tuyến đường Ayer Rajah Expressway (AYE) ở ven biển phía Nam được thi công để phục vụ cho các ngành công nghiệp hàng hải, tốc độ tối đa là 90km/h Hai tuyến đường này sau đó được kéo dài về hai phía Đông-Tây, nối liền sân bay quốc tế Changi đến khu công nghiệp Tuas, kết nối giữa khu vực thương mại và công nghiệp Năm 1986, chính phủ dự kiến xây dựng cảng mới tại khu vực Đông Nam, do đó tuyến đường Keppel được xây dựng phía trên AYE để

hỗ trợ cho các phương tiện lưu thông đến cảng Các đường cao tốc tại Singapore có đặc điểm chung là hạn chế những đường cắt ngang và đèn tín hiệu để các phương tiện lưu thông nhanh chóng Vì thế, những cầu vượt và đường trên cao cũng được xây dựng để đảm bảo cho việc lưu thông đến những vùng lân cận Bên cạnh đó, năm 1999, để phục vụ cho việc lưu thông từ đất liền ra khu công nghiệp Jurong, tuyến đường Jurong Island Highway (JIH) được đưa vào hoạt động, cho phép tốc độ tối đa 70km/h

Để giúp người dân dần từ bỏ được sự lệ thuộc vào phương tiện cá nhân, Singapore đầu tư nhiều cho hạ tầng giao thông công cộng với hệ thống tàu điện ngầm Mass rapid transit (MRT) có chiều dài 130km, gồm 84 ga, phục vụ trung bình 2 triệu lượt khách/ngày Các tuyến đường sắt được phân bố hợp lý nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian đi lại Các tuyến chính kết nối các khu vực trung tâm thành phố, còn các tuyến

vệ tinh kết nối trung tâm với các khu vực bên ngoài Sắp tới, Singapore dự tính sẽ mở rộng quy mô các tuyến đường sắt ít nhất gấp 2 lần so với hiện tại

Việt Nam cũng đã và đang tiến hành xây dựng các đường cao tốc nối liền các thành phố trọng điểm chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Tuy nhiên, vẫn còn trì trệ và chưa có thành công nào vượt trội

Hiện nay, bán đảo Bà Rịa -Vũng Tàu rất thuận lợi cho việc phát triển ngành vận tải biển quốc tế cũng như ngành công nghiệp dầu khí, nơi có cảng nước sâu Cái Mép và hàng loạt cảng dầu khí khác đang hoạt động Bên cạnh đó, quốc lộ 51 đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, máy móc phục vụ cho việc chế tạo giàn khoan từ Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương đến đây Tuy nhiên, một số đoạn đường trên Quốc lộ 51 vẫn hạn chế tốc độ, hạn chế tải trọng của các xe, chỉ cho phép các xe từ

15 đến 20 tấn Ngoài ra, dải phân cách giữa xe container và xe máy không rõ ràng, khiến nguy cơ xảy ra tai nạn cao Điều này khiến việc lưu thông bị gián đoạn và tốn thời gian Việc đầu tư có hiệu quả vào tuyến đường này sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí vận chuyển

và thu hút sự quan tâm của các nhà thầu sản xuất trong nước

2 SmartComp Research Report No 3, October 2013, Maritime sector developments in the global markets

Trang 7

5

Hình 1: Một góc cảng Cái Mép - Thị Vải 3

Nhìn chung, so với Singapore, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện tại còn yếu kém, chưa

đủ điều kiện cạnh tranh nhằm phát triển ngành công nghiệp ngoài khơi Cần có những dự

án xây dựng đường cao tốc chuyên vận chuyển hàng hóa trọng tải lớn nối liền các thành phố trọng điểm và khu công nghiệp tới các cảng biển Từ đó hàng hóa, trang thiết bị được vận chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn

3 Phát triển cảng biển:

Vì Singapore nằm ở đường xích đạo ít chịu ảnh hưởng của giông bão, thuộc tuyến đường hàng hải chiến lược từ Tây sang Đông Điều này tạo điều kiện thuận lợi để Singapore xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế giữa các nước

Cảng Singapore hiện đang được xếp hạng là cảng biển lớn thứ hai thế giới (bảng xếp hạng cảng Container toàn cầu, 2015), sau Thượng Hải – Trung Quốc với sức chứa gần 33,9 triệu đơn vị tương đương 20 foot (twenty-foot equivalent units-TEU)4, với trên 500 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi năm, kết nối với 600 cảng trên toàn cầu và nhận được trung bình 140.000 tàu mỗi năm Cảng Singapore được Chính phủ triển khai xây dựng và phát triển với kết cấu hạ tầng hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác cảng, tập trung huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho hiện đại hóa kết cấu hạ tầng cảng

Cảng Singapore hiện nay gồm các bến cảng Brani, Keppel, Tanjong Pagar, Pasir Panjang, Jurong và Sembawang thực hiện đón và phục vụ các tàu hàng, xà lan, tàu vận tải, các tàu loại RO-RO, tàu sân bay, tàu container.Năm 2015, cảng đóng góp 7% lợi nhuận vào Tổng thu nhập quốc dân (GDP)

3 Hàng hóa qua các cảng tại Bà Rịa – Vũng Tàu tăng gần 20%/năm, https://vietnambiz.vn/hang-hoa-qua-cac-cang-tai-ba-ria-vung-tau-tang-gan-20-nam-20210324212848195.htm

4Top 100 Container Ports Data (15/08/2015), Nguồn URL: https://goo.gl/ZzYgwv

Trang 8

6

Hình 2: Bản đồ mật độ giao thông AIS theo dõi trực tiếp vị trí hiện tại của tàu tại eo biển Singapore lúc 15 giờ ngày 14/09/2021 5

4 Thiết kế quy trình nội địa hóa:

Ban đầu Singapore sử dụng những bản thiết kế mua từ các doanh nghiệp ở các nước phát triển, sau thời gian học tập nâng cao năng lực Singapore đã phát triển mạnh mẽ các thiết kế chi tiết như giàn khoan tự nâng (Jackup rigs), giàn bán tiềm thủy (Submersible vessel), tàu khoan, tàu FPSO

Với sự hiện diện toàn cầu tại hơn 30 quốc gia, Keppel Corporation có sân riêng trên khắp thế giới và liên tục xây dựng mạng lưới nguồn lực và nhân tài quốc tế để phát triển các doanh nghiệp chủ chốt của mình gần các thị trường (Keppel 2013).6 Hiện nay Keppel Offshore & Marine là một trong những công ty dẫn đầu thế giới trong thiết kế giàn khoan, xây dựng, sửa chữa, chuyển đổi công năng, hoạt động của tàu, đóng các loại tàu chuyên dụng phần lớn giàn khoan của họ sử dụng các thiết kế độc quyền.7

Đến lượt mình, Sembcorp Marine có hầu hết các cơ sở tại Singapore và đã mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu chủ yếu thông qua các quan hệ đối tác trong nước và số ít

cổ phần đầu tư (Credit Suisse 2011).8 Là công ty lớn thứ hai trong việc xây dựng giàn khoan tự nâng, từ 2005 đến 2012, Sembcorp đã chế tạo 33 giàn khoan tự nâng và 10 giàn khoan bán tiềm thủy, sở hữu 2 xưởng chế tạo giàn khoan chính: PPL Shipyard (PPL) và Jurong

Bảng 1: Phân tích SWOT về lĩnh vực hàng hải của Singapore

5 Nguồn: Bản đồ mật độ giao thông AIS theo dõi trực tiếp vị trí hiện tại của tàu tại eo biển Singapore http://www.shiptraffic.net/marine-traffic/straits/Strait_of_Singapore

6 SmartComp Research Report No 3, October 2013, Maritime sector developments in the global markets

7 Seatrade Special Report on Keppel Offshore & Marine (11/2012)

8 SmartComp Research Report No 3, October 2013, Maritime sector developments in the global markets

Ưu điểm (Strengths)

• Vị trí địa lý chiến lược thuận lợi

• Tiềm năng về nguồn công nghệ và

kiến thức mới

• Có nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển

• Nền kinh tế ổn định,có định hướng

Nhược điểm (Weaknesses)

• Kỹ năng và năng suất của lực lượng lao động

• Thiếu không gian đất ven sông

Trang 9

7

Nguồn: SmartComp Research Report No 3, October 2013, Maritime sector developments

in the global markets

Tại Việt Nam, Petrovietnam Marine Shipyard (PV Shipyard) được thành lập vào năm

2007 là nhà cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, công nghiệp cho ngành dầu khí và năng lượng tái tạo tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Lĩnh vực hoạt động chính của PV Shipyard: (EPC) thiết kế, mua sắm, chế tạo, hạ thủy, vận chuyển, lắp đặt jack-up, liftboat, module, topside, FPSO và kết cấu thép cũng như các dịch vụ nâng cấp, sửa chữa và bảo trì công trình biển các thiết bị nổi (tàu, tàu kéo), các mô-đun thượng tầng của kho nổi (FSO, FPSO),…

Trong những năm qua, PV Shipyard đã thực hiện thành công các dự án EPC như: giàn khoan tự động Tam Đảo 03, giàn khoan tự động Tam Đảo 05, dự án tàu kéo Nghi Sơn; sà lan thủy sản; Dự án áo khoác Daman; giàn khoan sửa chữa & nâng cấp như

jack-up West Telesto, liftboat H1012, jack-jack-up Parameswara, jack-jack-up Java Star 2, jack-jack-up Trident 16, jack-up PVD III, Mumanskya, Cuu Long, jack-up Naga III & VI, Hakuryu-5 semi,…

Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, PV Shipyard có thể đảm nhận công việc kỹ thuật chi tiết cho các dự án dầu khí ngoài khơi trong nước và quốc tế với 100% công việc liên quan đến xây dựng và sửa chữa tất cả các loại giàn khoan, tàu nổi, dự án dầu khí và ngoài khơi và các dự án công nghiệp trên bờ So với Singapore, Việt Nam cũng đã có bước tiến trong công cuộc gia tăng nội địa hóa chế tạo giàn khoan.9

5 Phân tích hệ thống công nghiệp hỗ trợ:

Trong chuỗi giá trị giàn khoan di động, khâu thiết kế chỉ chiếm 5% -10%, phần kỹ thuật thi công ước tính từ 20% đến 30%, còn lại 60% đến 70% là do mua sắm vật tư thiết

bị Trong giàn khoan di động, vật liệu thép chiếm giá trị cốt lõi (Bảng 2)

9 Giới thiệu về Petrovietnam Marine Shipyard, https://www.pvshipyard.com.vn/vi/about-us/

tương lai mạnh mẽ

Tiềm năng (Opportunities)

• Cải thiện điều kiện kinh tế toàn cầu -

nhu cầu vận tải biển và đóng tàu tăng

chậm

• Nhu cầu ngày càng tăng ở khu vực

ngoài khơi đối với tàu và giàn khoan

mới - cũ

• Hoạt động thăm dò dầu khí cũng gia

tăng trong khu vực lân cận

Rủi ro (Threats)

• Điều kiện thị trường toàn cầu biến động

• Ngày càng có nhiều đối thủ tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá ở thị trường đóng giàn khoan ngoài khơi

Trang 10

8

Bảng 2: Tỷ lệ giá trị thép trong nhà máy hàng hải

Nguồn: The Role of European Maritime Technology Manufacturers in the Offshore Industry, OECD, 2014

Do có nguồn tài nguyên khoáng sản hạn chế, Singapore phải nhập khẩu hầu hết các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất Năm 1961, công ty sắt thép quốc gia (National Iron and Steel Mills- NISM) được thành lập do chính phủ nắm 20% vốn, sau đó đổi tên thành NatSteel Đến năm 2005, mảng thép của Natsteel đã được Công ty Tata Steel (Ấn Độ) đã mua lại

Trong cơ cấu kinh tế của Singapore, lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng thấp hơn dịch

vụ Trong năm 2012 và 2013, các lĩnh vực sản xuất và xây dựng chiếm 25,1% và 23,7% của GDP Giá trị sản lượng của khu vực dịch vụ chiếm 68,9% và 70,3% Tăng trưởng đã diễn ra trên khắp các lĩnh vực dịch vụ, nhưng tốc độ tăng trưởng cao nhất là trong các lĩnh vực tài chính và bảo hiểm Vì vậy, thép trong việc chế tạo giàn khoan xa bờ phần lớn được nhập khẩu Hiện nay Singapore là quốc gia có cán cân nhập khẩu thép (net import) đứng thứ 10 thế giới

Ngành thép Việt Nam có lợi thế vượt trội do nguồn nguyên liệu được khai thác và sản xuất trong nước Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thép được sử dụng cho lĩnh vực dân dụng Gần đây, khủng hoảng bất động sản và đại dịch Covid-19 làm suy giảm nhu cầu xây dựng khiến lượng thép tồn kho lớn Mặc dù có sản lượng lớn, chất lượng thép Việt Nam không đủ tiêu chuẩn để sử dụng cho việc lắp đặt các giàn khoan ngoài khơi Vì vậy bước đầu tiên là tập trung nâng cao chất lượng thép để từng bước đảm bảo trong lộ trình nội địa hóa

Trên thực tế, các ngành công nghiệp hỗ trợ đang vô cùng yếu kém và bất cập, đặc biệt là ngành kỹ thuật Vì vậy, việc hiểu biết để vận hành các thông số kỹ thuật của thiết

bị hoặc hệ thống kỹ thuật theo yêu cầu là cần thiết Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với giá do đóng tàu và chế tạo giàn khoan không đủ nguồn kinh

Ngày đăng: 06/04/2024, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w