Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải mâu thuẫn trong hoạt động làm bài tập nhóm của sinh viên Việt Nam hiện nay.

14 4 0
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải mâu thuẫn trong hoạt động làm bài tập nhóm của sinh viên Việt Nam hiện nay.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác, vì khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Chức năng được thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

Trang 1

ĐỀ BÀI:

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” để lý giải mâuthuẫn trong hoạt động làm bài tập nhóm của sinh viên Việt Nam hiện nay.

Trang 2

I Lý thuyết về quy luật “Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” 4

1 Quy luật và các phạm trù liên quan 4

1.1 Khái niệm quy luật 4

1.2 Khái niệm về mặt đối lập 4

1.3 Khái niệm về mâu thuẫn biện chứng 4

1.4 Mâu thuẫn và tính chất của mâu thuẫn 5

2 Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 5

2.1 Thống nhất giữa các mặt đối lập 5

2.2 Đấu tranh giữa các mặt đối lập 5

2.3 Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh 5

3 Phân loại mâu thuẫn 6

4 Ý nghĩa phương pháp luận 6

II Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật “thống nhất vàđấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải mâu thuẫn trong hoạt động làm bàitập nhóm của sinh viên Việt Nam hiện nay 7

1 Làm bài tập nhóm và cái tôi cá nhân trong nhóm là hai mặt đối lập của

Trang 3

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

A LỜI NÓI ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác, vì khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện thực khách quan và nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn Chức năng được thể hiện ở chỗ, con người dựa vào các nguyên lý, được cụ thể hóa bằng sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Trong đó, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được xem là “hạt nhân” của phép biện chứng Theo V.I Lênin, “có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm.”1

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến trong mọi quá trình vận động và phát triển Theo quy luật này, mâu thuẫn khách quan nội tại trong mỗi sự vật, hiện tượng chính là nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển Trải qua chiều dài lịch sử, thực tiễn đã kiểm chứng được quy luật này Dẫn chứng là, Việt Nam chúng ta khi chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã gặp phải không ít mâu thuẫn, giữa tính tự phát và tính định hướng, giữa những mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng đa dạng Thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của các vấn đề giữa thống nhất và đấu tranh, để làm rõ hơn những mặt mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa đối lập nhau trong cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta, em quyết định chọn đề tài: “Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, vận dụng để lý giải mặt mâu thuẫn trong hoạt động làm bài tập nhóm của sinh viên Việt Nam hiện nay.”

2 Mục đích nghiên cứu.

Thông qua đề tài nghiên cứu, em muốn trình bày những hiểu biết của bản thân về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, từ đó vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận để lý giải mâu thuẫn trong hoạt động làm

1 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.29, tr.240.

Trang 4

bài tập nhóm của sinh viên Việt Nam hiện nay Qua đó rút ra được những kết luận tổng quát và khách quan nhất về những phương pháp đã tìm ra và phân tích chúng.

B NỘI DUNG

I Lý thuyết về quy luật “Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.1 Quy luật và các phạm trù liên quan.

1.1 Khái niệm quy luật.

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác –

Lênin Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được xem là “hạt

nhân” của phép biện chứng duy vật; là quy luật về nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động và phát triển.2

1.2 Khái niệm về mặt đối lập.

Khái niệm “mặt đối lập” dùng để chỉ những mặt, những yếu tố, những

thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới Ví dụ, như tính thiện và tính ác bên trong mỗi con người; điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử; chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển nhận thức; v.v… Những mặt đối lập chính là nhân tố hình thành nên mâu thuẫn.

1.3 Khái niệm về mâu thuẫn biện chứng.

Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo

cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập, các bộ phận, các thuộc tính… có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với

2 Bộ GD&ĐT (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật,

tr.245.

Trang 5

nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.3

Như vậy, điều kiện để xác định một mâu thuẫn biện chứng bao gồm: thứ nhất là, các xu hướng đối lập nhau; thứ hai là, các xu hướng là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau.

1.4 Mâu thuẫn và tính chất của mâu thuẫn.

Khái niệm “mâu thuẫn” dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, mâu thuẫn có ba tính chất chung là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

- Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, tồn tại độc lập với ý thức của con người Vì mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại những mặt, khuynh hướng đối lập trong bản thân chúng.

- Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác nảy sinh thay thế.

- Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật, hiện tượng khác nhau đều có những mâu thuẫn khác nhau Các mâu thuẫn trong một sự vật có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật đó.

2 Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.2.1 Thống nhất giữa các mặt đối lập.

Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa các mặt đối lập và được thể hiện ở việc: thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa vào

nhau, đòi hỏi có nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề để tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia Tuy nhiên sự nương tựa này chỉ mang

tính tương đối, tạm thời, có điều kiện; thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang

nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái

cũ chưa mất hẳn; thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do

trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau

2.2 Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua

lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn

3 Bộ GD&ĐT (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.245-246.

Trang 6

2.3 Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh.

Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập Tuy nhiên, sự chuyển hóa của các mặt đối lập thường không diễn ra đơn giản và diễn ra rất phức tạp, trải qua nhiều khâu trung gian Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.

Khái quát lại, nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt

đối lập là: Trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn chứa đựng những mặt đối lập tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng đó Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, nguồn gốc tạo nên sự vận động và phát triển dẫn đến cái mới ra đời và thay thế cái cũ.

3 Phân loại mâu thuẫn.

Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn cơ bản tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng; quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong Mâu thuẫn không cơ bản đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định sự vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.

Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quá trình phát triển Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ là tương đối, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, có mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu, song trong điều kiện khác lại là thứ yếu và ngược lại.

Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, khuynh hướng… đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn

Trang 7

giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã hội… có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã hội… có lợi ích cơ bản không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.

4 Ý nghĩa phương pháp luận.

Từ nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, triết học Mác – Lênin đã đưa ra một số ý nghĩa phương pháp luận ứng dụng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện

tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn

Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát

sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.

Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh

giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.

II Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật “thống nhấtvà đấu tranh giữa các mặt đối lập” để lý giải mâu thuẫn trong hoạt độnglàm bài tập nhóm của sinh viên Việt Nam hiện nay.

1 Làm bài tập nhóm và cái tôi cá nhân trong nhóm là hai mặt đối lập củamâu thuẫn.

Hiện nay, ở nước ta phương pháp học và dạy học ở cấp bậc đại học rất đa dạng Nếu như ở bậc phổ thông, giáo viên vừa giảng vừa đọc cho học sinh ghi chép thì ở cấp bậc đại học, giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn sinh viên tự tìm tài liệu tham khảo và tự nghiên cứu, tìm tòi thông tin cho bài học Bài giảng của các thầy cô chỉ mang tính chất gợi ý, định hướng cho sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu viết tiểu luận Học đại học cũng đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân Trên giảng đường, cách dạy của giảng viên áp dụng cho tất cả sinh viên Mỗi sinh viên sẽ có cách tiếp thu và ghi nhớ bài giảng khác nhau nhưng trên hết, họ đều có chung mục tiêu là đạt được kết quả học tập cao nhất

Trang 8

Từ mục tiêu chung này, giáo dục cấp bậc đại học hướng các sinh viên đến việc kết hợp giữa tự học và làm bài tập nhóm Trong quá trình hoạt động học này, thầy cô đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, truyền đạt những kinh nghiệm cho sinh viên Ngoài bài học trên lớp, sinh viên sẽ được vận dụng những kiến thức thu được vào hoạt động làm bài tập nhóm với số lượng thành viên nhóm được phân chia theo tùy từng bộ môn, mục đích là để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, củng cố lại kiến thức, nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề đã được giảng dạy và sáng tạo thêm những ý tưởng mới cho bài học Có thể thấy, làm bài tập nhóm là một phương pháp học khá phổ biến và thông dụng đối với các sinh viên Việt Nam hiện nay.

“Làm bài tập nhóm” là hoạt động mà ở đó một tập hợp người cùng có chung mục tiêu hợp tác lại Trong quá trình làm bài tập nhóm, các cá nhân thường xuyên tương tác với nhau, mỗi thành viên có vai trò và nhiệm vụ rõ ràng, có các quy tắc chi phối lẫn nhau Việc phân chia thành viên làm bài tập nhóm trên đại học có thể dựa theo sự sắp xếp của thầy cô hoặc có thể do sinh viên tự lựa chọn.

Sở dĩ nói làm bài tập nhóm và cái tôi cá nhân trong nhóm là hai mặt đối lập của mâu thuẫn bởi chúng có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau Làm bài tập nhóm đề cao sức mạnh của tập thể, là động lực để các cá nhân có cơ hội phát triển, trau dồi kinh nghiệm, phát triển các kỹ năng Còn đối với cái tôi cá nhân, họ sẽ đề cao sức mạnh cá nhân nhằm khẳng định bản thân mình trong nhóm, tập trung phát triển những điểm mạnh và lấp đầy những thiếu sót Có thể xét đây là mâu thuẫn bên trong quá trình hoạt động làm bài tập nhóm.

2 Phân tích vấn đề theo nội dung quy luật.2.1 Sự thống nhất.

Trước hết, sự thống nhất thể hiện ở chỗ các mặt đối lập nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại Ở đây, nhóm được hình thành từ các cá nhân Mỗi cá nhân khi làm bài tập nhóm sẽ thu được những lợi ích nhất định ví dụ như: Làm bài tập nhóm sẽ giúp sinh viên phát huy điểm mạnh, cải thiện khuyết điểm của bản thân Mỗi thành viên trong nhóm đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau Chính vì thế, làm bài tập nhóm là một trong những cách giúp cho các thành viên bù đắp và bổ sung kiến thức cho nhau

để trở nên tốt hơn Không chỉ vậy, làm bài tập nhóm còn rèn luyện cho sinh viên

tư duy phản biện và có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề Bằng cách so sánh và đối chiếu kiến thức với nhau, các thành viên trong nhóm sẽ có cách nhìn nhận khách quan hơn về chủ đề Trong quá trình làm bài, không tránh khỏi những

Trang 9

tranh luận, thắc mắc và đây chính là cơ hội cho sinh viên bày tỏ quan điểm, phát biểu ý kiến đóng góp và xây dựng bài làm của cả nhóm Việc thực hành như vậy giúp cho các thành viên trong nhóm sẽ có thể tư duy nhanh hơn, rèn kỹ năng lập luận phản biện và linh hoạt hơn Có thể thấy, làm bài tập nhóm là động lực giúp cá nhân phát triển, rèn luyện thêm các kỹ năng xã hội Ngược lại, mỗi cá nhân hoạt động năng nổ, hăng hái, tích cực đóng góp xây dựng bài làm sẽ giúp cho việc làm bài tập nhóm trở nên hữu ích và có hiệu quả, tránh gây tốn thời gian, công sức của các thành viên trong nhóm Như vậy, hai mặt đối lập này ràng buộc nhau, liên kết, cùng tồn tại Nếu không có các cá nhân thì việc làm bài tập nhóm sẽ không đạt được hiệu quả và ngược lại, nếu không có làm bài tập nhóm thì các thành viên cũng không thể nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc.

Làm bài tập nhóm quy định mục tiêu, chủ đề chung cho tất cả thành viên trong nhóm thảo luận, bàn bạc, đưa ra kết luận Đây không phải mục đích nói chung mà là mục tiêu cụ thể do cả nhóm đã thống nhất và lựa chọn Do đó, làm việc nhóm không chỉ xác định rõ mục tiêu chung cho các cá nhân trong nhóm mà còn là động lực để phát triển các kỹ năng và trau dồi kiến thức cho bản thân các thành viên trong nhóm Điều này có nghĩa là, khi việc làm bài tập nhóm thay đổi mục đích chung thì các cá nhân trong nhóm cũng sẽ thay đổi để theo kịp định hướng đó.

Do vậy có thể thấy được rằng làm bài tập nhóm và cá nhân trong nhóm chính là sự thống nhất của hai mặt đối lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ đó tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, cùng phát triển.

2.2 Sự đấu tranh.

Sự đấu tranh giữa làm bài tập nhóm và các cá nhân trong nhóm diễn ra theo quá trình cụ thể Mới đầu, khi thành lập nhóm, mỗi cá nhân trong nhóm đều có những cá tính, quan điểm riêng biệt Việc thống nhất, lựa chọn ý tưởng cho bài tập nhóm cũng như phân chia công việc cho các cá nhân trong nhóm cũng gặp không ít khó khăn Trong quá trình làm bài tập nhóm, với số lượng thành viên đông, dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi Sự hòa hợp trong nhóm đôi khi sẽ không được thuận lợi khi mỗi người trong nhóm lại có những quan điểm và tư tưởng khác nhau Mục tiêu của làm bài tập nhóm hướng đến việc dung hòa giữa các thành viên trong nhóm, bù đắp cho nhau những lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng và cùng nhau phát triển những điểm mạnh của bản thân Thế nhưng nó cũng phủ định những cái tôi cố chấp, những quan điểm mang tính bảo thủ của cá nhân Một khi đã làm bài tập nhóm, mọi cá nhân trong nhóm đều có vai trò và nhiệm vụ ngang nhau trong việc thực hiện mục tiêu chung Do vậy, việc làm bài tập nhóm bài trừ những cá nhân có thái độ coi thường người khác, không chịu

Trang 10

lắng nghe những ý kiến đóng góp, sửa đổi hay làm việc theo sở thích không theo những nguyên tắc chung mà nhóm đã đề ra.

Đối với những sinh viên có cái tôi lớn, họ luôn bảo thủ và cứng đầu trong việc bảo vệ quan điểm của mình Không chỉ vậy, vẫn còn tồn tại một số sinh viên, cá nhân có thái độ không chịu lắng nghe đồng đội, không tôn trọng những thành viên khác trong nhóm Bởi mỗi người sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, đôi khi trong một nhóm làm bài tập lại có sự chênh lệch rõ rệt về kiến thức Những sinh viên học yếu hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn để nắm chắc lý thuyết cũng như tìm kiếm thông tin Khác với tự học, sinh viên có thể tập trung nghiên cứu những chủ đề mà họ còn cảm thấy thắc mắc chưa có lời giải đáp và dành ít thời gian hơn cho những kiến thức mà họ đã làm chủ được Trong quá trình làm bài tập nhóm, những sinh viên yếu hơn sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian hơn để củng cố kiến thức, điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng làm chậm tiến độ làm việc của nhóm Làm bài tập nhóm cũng sẽ không đạt được hiệu quả tối đa nếu chỉ có sự góp sức của một vài cá nhân Cụ thể hơn, nhiều cá nhân có lối sống thụ động, ỷ lại vào người khác, không tự giác hoàn thành công việc được giao Với thái độ làm bài tập nhóm không tốt, những cá nhân này sẽ trở thành gánh nặng làm ảnh hưởng đến quá trình làm bài tập của cả nhóm.

2.3 Sự chuyển hóa.

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, khi làm bài tập nhóm và cái tôi cá nhân đấu tranh gay gắt và đạt đến một mức độ nhất định, chúng sẽ tất yếu chuyển hóa Sự chuyển hóa này diễn ra như thế nào phụ thuộc vào nhận thức của con người trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.

Đó là khi ta dung hòa được giữa làm bài tập nhóm với những cái tôi cá nhân trong nhóm Mọi thành viên trong nhóm đều đặt lợi ích chung của nhóm lên hàng đầu, cùng nhau đóng góp, xây dựng và hoàn thiện bài tập nhóm Các cá nhân trong nhóm đều tôn trọng và nắm bắt những điểm mạnh của từng thành viên, sau đó phân chia công việc hợp lý để nhóm làm việc có hiệu quả và năng suất Mâu thuẫn lúc này được giải quyết và mâu thuẫn khác hình thành, bởi trong xã hội luôn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn Hiện nay, không ít bộ môn yêu cầu cần có sự tranh biện giữa các nhóm với nhau, từ đó hình thành nên mâu thuẫn mới giữa các nhóm trong cùng một lớp học Quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp tục tiếp diễn, diễn ra không ngừng.

3 Phân tích vấn đề theo ý nghĩa phương pháp luận.

Trên cơ sở hướng đến việc làm bài tập nhóm một cách có hiệu quả và đạt được kết quả cao, các cá nhân cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của

Ngày đăng: 06/04/2024, 22:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan