1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng kế toán ngân sách (3tc)

195 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán ngân sách
Trường học Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Bài giảng
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 1,62 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) (9)
    • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG CHO CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ NHIỆM VỤ THU - CHI NSNN (9)
      • 1.1. KHÁI NIỆM, PHẠM VI ÁP DỤNG (9)
        • 1.1.1. Khái niệm (9)
        • 1.1.2. Phạm vi áp dụng (9)
      • 1.2. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN (9)
      • 1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN (10)
        • 1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán (10)
          • 1.3.1.1. Khái niệm (10)
          • 1.3.1.2. Phân loại mẫu chứng từ kế toán (10)
          • 1.3.1.4. Ký chứng từ kế toán (11)
          • 1.3.1.5. Quản lý con dấu và đóng dấu trên chứng từ kế toán (12)
          • 1.3.1.6. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán (12)
        • 1.3.2. Tổ chức hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán (Bộ Mã hạch toán) (14)
          • 1.3.2.1. Yêu cầu của hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán (14)
          • 1.3.2.2. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán (14)
          • 1.3.2.3. Giá trị của các đoạn mã trong hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán (14)
        • 1.3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán (20)
          • 1.3.3.1. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán (20)
          • 1.3.3.2. Các loại sổ kế toán (20)
      • 1.4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN (25)
        • 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS (25)
        • 1.4.3. Nội dung công tác kế toán (26)
          • 1.4.3.1. Công tác kế toán tại các đơn vị thuộc hệ thống KBNN (26)
    • CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN DỰ TOÁN (28)
      • 2.1. KẾ TOÁN DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN (28)
        • 2.1.1. Kế toán dự toán tạm cấp (28)
        • 2.1.2. Kế toán dự toán giao trong năm (28)
          • 2.1.2.1. Kế toán nhập dự toán cấp 0 (28)
          • 2.1.2.2. Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm cấp 0 (28)
          • 2.1.2.3. Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm cấp 1 cho các đơn vị trực thuộc (áp dụng (29)
        • 2.1.3. Kế toán dự toán ứng trước (31)
        • 2.2.1. Kế toán dự toán chi đầu tư giao trong năm (33)
        • 2.2.2. Kế toán ứng trước (34)
      • 2.3. KẾ TOÁN DỰ TOÁN KINH PHÍ UỶ QUYỀN (35)
        • 2.3.1. Kế toán dự toán kinh phí uỷ quyền thường xuyên (35)
          • 2.3.1.1. Kế toán phân bổ dự toán kinh phí uỷ quyền thường xuyên giao trong năm (35)
          • 2.3.1.2. Kế toán phân bổ dự toán kinh phí uỷ quyền thường xuyên ứng trước (35)
    • CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN (37)
      • 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN (37)
        • 3.1.1. Vốn bằng tiền của các đơn vị KBNN (37)
        • 3.1.2. Yêu cầu của kế toán vốn bằng tiền (37)
      • 3.2. KẾ TOÁN TIỀN MẶT (37)
        • 3.2.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ (37)
          • 3.2.1.1. Chứng từ sử dụng (37)
          • 3.2.1.2. Tài khoản sử dụng (38)
          • 3.2.1.3. Hạch toán tiền mặt tại quỹ (38)
        • 3.2.2. Kế toán tiền mặt đang chuyển bằng đồng Việt Nam (39)
          • 3.2.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng (39)
          • 3.2.2.2. Phương pháp hạch toán (40)
        • 3.2.3. Kế toán tiền mặt thu theo túi niêm phong (41)
          • 3.2.3.1. Tài khoản sử dụng (41)
          • 3.2.3.2. Hạch toán kế toán tiền mặt theo túi niêm phong bằng đồng Việt Nam (41)
        • 3.2.4. Kế toán tiền thừa (42)
          • 3.2.4.1. Tiền thừa không rõ nguyên nhân (42)
          • 3.2.4.2. Tiền thừa do tiền lẻ phát sinh trong quá trình giao dịch (42)
      • 3.3. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM (43)
        • 3.3.1. Kế toán tiền gửi không kỳ hạn (43)
          • 3.3.1.1. Chứng từ sử dụng (43)
          • 3.3.1.2. Tài khoản sử dụng (43)
          • 3.3.1.3. Hạch toán tiền gửi không kỳ hạn (43)
        • 3.3.2. Kế toán tiền gửi có kỳ hạn (44)
          • 3.3.2.1. Chứng từ sử dụng (44)
          • 3.3.2.2. Tài khoản sử dụng (44)
          • 3.3.2.3. Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn (45)
        • 3.3.4. Kế toán lãi tiền gửi và phí thanh toán bằng đồng Việt Nam (45)
    • CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (48)
      • 4.1. KẾ TOÁN THU NSNN (48)
        • 4.1.1. Yêu cầu của kế toán thu NSNN (48)
        • 4.1.2. Kế toán thu NSNN bằng đồng Việt Nam (50)
          • 4.1.2.1. Kế toán thu thuế, thu tiền phạt, thu phí và lệ phí (50)
          • 4.1.2.2. Kế toán một số khoản thu khác (54)
          • 4.1.2.4. Kế toán thu hồi các khoản chi NSNN khi quyết toán ngân sách nhà nước đã phê duyệt (60)
      • 4.2. KẾ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (64)
        • 4.2.1. Nguyên tắc hạch toán chi NSNN trên các phân hệ của TABMIS (64)
        • 4.3.5. Phương pháp hạch toán (66)
          • 4.3.5.1. Kế toán chi thường xuyên (66)
          • 4.3.5.3. Kế toán các khoản chi khác (84)
    • CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN VAY NỢ VÀ TRẢ NỢ VAY (87)
      • 5.1. QUY ĐỊNH CHUNG (87)
      • 5.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (88)
        • 5.2.1. KẾ TOÁN VAY NỢ TRONG NƯỚC (88)
    • CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN TIỀN GỬI VÀ CÁC QUỸ TÀI CHÍNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC (112)
      • 6.1. KẾ TOÁN TIỀN GỬI CỦA CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC (112)
        • 6.1.1. Những quy định chung về tài khoản của các đơn vị, tổ chức tại KBNN (112)
          • 6.1.1.1. Đối tượng và hình thức mở tài khoản (112)
          • 6.1.1.2. Nguyên tắc sử dụng, phong tỏa và tất toán tài khoản (113)
          • 6.1.1.3. Kiểm soát tài khoản tiền gửi đơn vị tại KBNN (114)
        • 6.1.2. Nguyên tắc hạch toán (114)
        • 6.1.3. Kế toán tiền gửi đơn vị tại KBNN (115)
          • 6.1.3.1. Chứng từ sử dụng (115)
          • 6.1.3.2. Tài khoản kế toán (116)
          • 6.1.3.3. Phương pháp hạch toán (117)
      • 6.2. KẾ TOÁN TIỀN GỬI CÁC QUỸ TÀI CHÍNH (126)
        • 6.2.1. Nguyên tắc hạch toán (126)
        • 6.2.2. Tài khoản sử dụng (126)
        • 6.2.3. Phương pháp hạch toán (127)
          • 6.2.3.1. Kế toán tiền gửi quỹ hoàn thuế GTGT tại Kho bạc (127)
          • 6.2.3.2. Kế toán tiền gửi quỹ dự trữ tài chính tại Kho bạc (128)
    • CHƯƠNG 7-LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH (0)
      • 7.1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH (131)
        • 7.1.1. Báo cáo về tổng hợp dự toán (131)
        • 7.1.2. Báo cáo tổng hợp thu và vay của NSNN (131)
        • 7.1.3. Báo cáo tổng hợp chi NSNN (131)
        • 7.1.4. Báo cáo chi chương trình mục tiêu quốc gia (131)
        • 7.1.5. Báo cáo sử dụng kinh phí (132)
        • 7.1.6. Báo cáo vay, trả nợ (132)
        • 7.1.7. Báo cáo ghi thu, ghi chi vốn ngoài nước (133)
      • 7.2. BÁO CÁO NHANH VÀ BÁO CÁO CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH (133)
        • 7.2.1. Loại báo cáo (133)
        • 7.2.2. Nội dung báo cáo (133)
    • PHẦN 2.............................................................................................................................. 129 (0)
    • CHƯƠNG 1.......................................................................................................................129 (0)
      • 1.1. KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG (136)
        • 1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã phường (136)
        • 1.1.3. Yêu cầu đối với kế toán ngân sách xã phường (137)
      • 1.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG (137)
        • 1.2.1. Một số quy định chung (137)
          • 1.2.1.1. Chữ viết, chữ số và đơn vị tính sử dụng trong kế toán (137)
          • 1.2.1.2. Kỳ kế toán (138)
          • 1.2.1.3. Nội dung công việc kế toán (138)
          • 1.2.1.4. Kiểm kê tài sản (139)
          • 1.2.1.5. Kiểm tra tài chính - kế toán (139)
          • 1.2.1.6. Công khai tài chính (140)
        • 1.2.2. Chứng từ kế toán (141)
        • 1.2.3. Hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp kế toán (141)
          • 1.2.3.1. Hệ thống tài khoản (141)
          • 1.2.3.2. Phương pháp kế toán (143)
    • CHƯƠNG 2.......................................................................................................................137 (0)
      • 2.1. KẾ TOÁN KHOẢN THU NGÂN SÁCH XÃ (144)
        • 2.1.1. Kế toán thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (144)
          • 2.1.1.1. Chứng từ sử dụng (145)
          • 2.1.1.2. Tài khoản kế toán (145)
          • 2.1.1.3. Kế toán các nghiệp vụ thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (146)
        • 2.1.2. Kế toán thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (150)
          • 2.1.2.1. Chứng từ sử dụng (151)
          • 2.1.2.2. Tài khoản kế toán (151)
          • 2.1.2.3. Kế toán các nghiệp vụ thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (153)
      • 2.2. KẾ TOÁN KHOẢN CHI NGÂN SÁCH XÃ (157)
        • 2.2.1. Kế toán chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (157)
          • 2.2.1.1. Chứng từ sử dụng (158)
          • 2.2.1.2. Tài khoản kế toán (158)
          • 2.2.1.3. Kế toán các nghiệp vụ chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (159)
        • 2.2.2. Kế toán chi ngân sách đã qua Kho bạc (165)
          • 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng (166)
          • 2.2.2.2. Tài khoản kế toán (167)
          • 2.2.2.3. Kế toán các nghiệp vụ chi ngân sách xã đã qua Kho bạc (168)
      • 2.3. KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH THU CHI NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG (170)
        • 2.3.1. Tài khoản kế toán (170)
        • 2.3.2. Kế toán các nghiệp vụ xử lý chênh lệch thu chi ngân sách (170)
    • CHƯƠNG 3.......................................................................................................................166 (0)
      • 3.1. SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN (173)
        • 3.1.1. Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán (173)
        • 3.1.2. Hình thức kế toán (173)
          • 3.1.2.1. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (173)
          • 3.1.2.2. Hình thức kế toán trên máy vi tính (175)
        • 3.1.3. Mẫu sổ kế toán (175)
        • 3.1.4. Mở và ghi sổ kế toán (176)
          • 3.1.4.1. Mở sổ kế toán (176)
          • 3.1.4.2. Phương pháp ghi sổ kế toán (177)
        • 3.1.5. Khóa sổ kế toán (178)
          • 3.1.5.1. Trình tự khóa sổ kế toán cuối tháng (178)
          • 3.1.5.2. Trình tự khóa sổ kế toán cuối năm (180)
        • 3.1.6. Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán (181)
          • 3.1.6.1. Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán ghi bằng tay (181)
          • 3.1.6.2. Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán ghi bằng máy vi tính (182)
          • 3.1.6.3. Sửa chữa những sai sót trên sổ kế toán khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt (182)
        • 3.1.7. Điều chỉnh số liệu kế toán khi chỉnh lý quyết toán năm (182)
      • 3.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN (183)
        • 3.2.1. Mục đích lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán (183)
        • 3.2.2. Số lượng báo cáo, thời hạn nộp báo cáo tài chính (184)
          • 3.2.2.1. Số lượng báo cáo tài chính (184)
          • 3.2.2.2. Thời hạn nộp báo cáo (184)
        • 3.2.3. Trách nhiệm lập, gửi và phê duyệt báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán (184)
          • 3.2.3.1. Trách nhiệm lập báo cáo (184)
          • 3.2.3.2. Thẩm quyền phê duyệt báo cáo (185)
          • 3.2.3.3. Nơi gửi báo cáo (185)
          • 3.2.3.4. Công khai số liệu báo cáo (185)
      • 3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TỔNG HỢP THU, CHI NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG (tự đọc) (185)

Nội dung

KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC ÁP DỤNG CHO CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ NHIỆM VỤ THU - CHI NSNN

CHO CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ NHIỆM VỤ THU - CHI NSNN

1.1 KHÁI NIỆM, PHẠM VI ÁP DỤNG

Kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi Ngân sách nhà nước; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN Việc thu thập và xử lý thông tin của kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống.

1.1.2 Phạm vi áp dụng a Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN); b Cơ quan tài chính các cấp, bao gồm: Bộ Tài chính (các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính tham gia quy trình quản lý phân bổ ngân sách nhà nước); Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng tài chính các quận, huyện, thị xã; c Các đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS; d Các đơn vị khác có giao dịch với KBNN.

1.2 NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN

(1) Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm: a) Dự toán chi Ngân sách nhà nước; b) Các khoản thu, chi NSNN các cấp; c) Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; d) Các quĩ tài chính, nguồn vốn có mục đích; e) Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có); f) Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền; g) Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN; h) Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN; i) Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN; k) Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN.

(2) Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ,quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi Ngân sách nhà nước, vay và trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN

(3) Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán Ngân sách nhà nước, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.

1.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

1.3.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin, phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

1.3.1.2 Phân loại mẫu chứng từ kế toán

* Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái, các loại hoá đơn bán hàng và các mẫu chứng từ bắt buộc khác Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền in và phát hành Đơn vị kế toán phải thực hiện đúng mẫu và nội dung ghi chép trên chứng từ.

* Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính (hoặc Tổng Giám đốc KBNN được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền) quy định về biểu mẫu và nội dung ghi chép Đơn vị kế toán được phép lập chứng từ kế toán trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo đúng mẫu quy định.

1.3.1.3 Lập chứng từ kế toán a) Chứng từ kế toán nếu được lập và in ra trên máy theo phần mềm kế toán phải đảm bảo nội dung của chứng từ kế toán qui định cụ thể đối với mỗi loại chứng từ kế toán. b) Chứng từ kế toán bằng giấy

- Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Trên chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo qui định;

- Chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chẽ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xóa; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ;

- Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; chữ cái đầu tiên phải viết hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết là chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai;

- Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số riêng các tờ séc thì ngày, tháng viết bằng chữ, năm viết bằng số;

- Chứng từ lập theo bộ có nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất mọi nội dung trên tất cả các liên chứng từ;

- Kế toán viên không được nhận các chứng từ do khách hàng lập không đúng qui định, không hợp pháp, đồng thời phải hướng dẫn khách hàng lập lại bộ chứng từ khác theo đúng qui định; kế toán không được ghi các yếu tố thuộc trách nhiệm ghi của khách hàng trên chứng từ.

1.3.1.4 Ký chứng từ kế toán a) Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh qui định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện; riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo qui định của Chính phủ, Bộ Tài chính và KBNN Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký vào từng liên chứng từ bằng loại mực không phai Tuyệt đối không được ký lồng bằng giấy than, ký bằng mực đỏ, bằng bút chì Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo qui định. b) Tất cả các chứng từ khách hàng lập và chuyển đến KBNN đều phải có chữ ký của Kế toán trưởng/ Phụ trách kế toán (hoặc người được uỷ quyền), thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) và dấu của đơn vị đó Trường hợp đặc biệt đối với các đơn vị chưa có chức danh Kế toán trưởng thì phải cử người Phụ trách kế toán để giao dịch với KBNN, chữ ký Kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người Phụ trách kế toán của đơn vị đó Người Phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn qui định cho Kế toán trưởng Trường hợp đơn vị không có con dấu thì giao dịch như đối với cá nhân Chữ ký của Kế toán trưởng các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo qui định riêng. c) Chữ ký của khách hàng (tổ chức và cá nhân) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại KBNN Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với Kế toán trưởng. d) Kế toán trưởng/ Phụ trách kế toán (hoặc người được uỷ quyền) không được ký

KẾ TOÁN DỰ TOÁN

2.1.1 Kế toán dự toán tạm cấp a) Tài khoản sử dụng

Kế toán dự toán tạm cấp sử dụng tài khoản cấp 2: TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp.

* Mục đích : Tài khoản này dùng để theo dõi nguồn dự toán do cơ quan Kho bạc

Nhà nước nơi giao dịch (tạm cấp bằng dự toán), hoặc cơ quan Tài chính (tạm cấp bằng lệnh chi tiền) cho đơn vị sử dụng ngân sách tạm cấp cho các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN, trong trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

* Kết cấu và nội dung tài khoản 9121

Bên Nợ: Xóa nguồn dự toán tạm cấp khi có dự toán chính thức được phê duyệt

Bên Có: Nguồn dự toán tạm cấp

Số dư Có: Nguồn dự toán tạm cấp còn lại khi chưa có dự toán chính thức được phê duyệt b) Phương pháp hạch toán

Nhận được Giấy đề nghị tạm cấp dự toán do đơn vị sử dụng ngân sách cấp 4 lập được KBNN duyệt hoặc cơ quan Tài chính duyệt Kế toán nhập dự toán tạm cấp:

- Khi nhập dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, bằng Lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9513: Giấy đề nghị tạm cấp dự toán, tạm cấp bằng KP giao tự chủ bằng DT

Nợ TK 9514: Giấy đề nghị tạm cấp dự toán, tạm cấp bằng KP giao tự chủ bằng LCT

Có TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

- Khi nhập dự toán chi thường xuyên tạm cấp bằng kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, bằng Lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9517: Giấy đề nghị tạm cấp dự toán, tạm cấp bằng KP không giao tự chủ bằng DT

Nợ TK 9518: Giấy đề nghị tạm cấp dự toán, tạm cấp bằng KP không giao tự chủ bằng LCT

Có TK 9121 - Nguồn dự toán tạm cấp

2.1.2 Kế toán dự toán giao trong năm

2.1.2.1 Kế toán nhập dự toán cấp 0

Khi nhập dự toán chi thường xuyên cấp 0, ghi:

Nợ TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

Có TK 9111 - Nguồn dự toán giao trong năm

2.1.2.2 Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm cấp 0

* Căn cứ quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Uỷ ban nhân dân xã phân bổ cho xã, kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 4", loại mã dự toán (dự toán chính thức, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

- Khi phân bổ dự toán từ cấp 0 đến cấp 4 ghi:

Nợ TK 9523: Giao dự toán bằng KP giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9524: Giao dự toán bằng KP giao tự chủ, giao khoán bằng LCT

Nợ TK 9527: Giao dự toán bằng KP không giao tự chủ, không giao khoán bằng DT

Nợ TK 9528: Giao dự toán bằng KP không giao tự chủ, không giao khoán bằng LCT

Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

* Căn cứ quyết định phê duyệt phân bổ dự toán của Thủ tướng Chính phủ (dự toán NSTW) và Uỷ ban nhân dân (dự toán ngân sách địa phương) cho các đơn vị dự toán cấp 1, kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ từ cấp 0 tới cấp 1”, loại dự toán (dự toán chính thức, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng), ghi:

Nợ TK 9253 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 1

Có TK 9213 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 0

2.1.2.3 Kế toán phân bổ dự toán giao trong năm cấp 1 cho các đơn vị trực thuộc (áp dụng cho cấp ngân sách TW, tỉnh, huyện) Đơn vị dự toán cấp 1 xây dựng phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị dự toán và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc gửi cơ quan Tài chính, gồm các trường hợp sau:

- Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 2

- Phân bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp 3

- Phân bổ dự toán từ cấp 3 đến cấp 4

- Phân bổ dự toán từ cấp 1 đến cấp 4

- Phân bổ dự toán từ cấp 2 đến cấp 4

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp 1 cho các đơn vị dự toán cấp 2 , kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 2", loại dự toán (dự toán chính thức, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng), ghi:

- Đối với dự toán chi thường xuyên giao trong năm, ghi:

Nợ TK 9323: kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9324: kinh phí giao tự chủ bằng Lệnh chi tiền;

Nợ TK 9325: kinh phí giao tự chủ, giao khoán khác;

Nợ TK 9327: kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9328: kinh phí không giao tự chủ, không giao bằng Lệnh chi tiền;

Nợ TK 9329: kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán khác

Có TK 9253 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 1

- Đối với dự toán chi thường xuyên giao trong năm khác, ghi:

Nợ TK 9330 - Dự toán chi thường xuyên giao trong năm khác

Có TK 9253 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 1

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp 2 cho các đơn vị dự toán cấp 3 , kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ từ cấp 2 tới cấp 3", loại dự toán (dự toán chính thức, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

- Đối với kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán, ghi:

Nợ TK 9423: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ

- giao khoán bằng dự toán

- Đối với kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán, ghi:

Nợ TK 9427: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng dự toán

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp 3 cho các đơn vị dự toán cấp 4 , kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ từ cấp 3 tới cấp 4", loại dự toán (dự toán chính thức, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

- Đối với kinh phí thường xuyên giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9523: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ

- giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9524: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ

- Đối với kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9527: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9528: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng LCT

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp 1 cho các đơn vị dự toán cấp 4 , kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ từ cấp 1 tới cấp 4", loại dự toán (dự toán chính thức, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

- Đối với kinh phí thường xuyên giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9523: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ

- giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9524: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ

Có TK 9253 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 1

- Đối với kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9527: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9528: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng LCT

Có TK 9253 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 1

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp 2 cho các đơn vị dự toán cấp 4 , kế toán tạo bút toán phân bổ màn hình phân bổ ngân sách, loại giao dịch

“Phân bổ từ cấp 2 tới cấp 4", loại dự toán (dự toán chính thức, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh - ký hiệu mã loại dự toán tương ứng).

- Đối với kinh phí thường xuyên giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9523: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ

- giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9524: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí giao tự chủ

- Đối với kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9527: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9528: Dự toán chi thường xuyên giao trong năm bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng LCT

2.1.3 Kế toán dự toán ứng trước

Căn cứ quyết định giao dự toán ứng trước của cấp có thẩm quyền Cơ quan tài chính, Kho bạc liên quan (Bộ Tài chính với NSTW, Sở Tài chính với ngân sách tỉnh, Phòng Tài chính với ngân sách quận huyện, Kho bạc huyện với ngân sách xã) nhập dự toán ứng trước cấp 1:

Nợ TK 9273 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1, ứng trước

Có TK 9131 - Nguồn dự toán ứng trước

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán ứng trước của đơn vị dự toán cấp 1 cho các đơn vị dự toán cấp 2 , kế toán tạo bút toán phân bổ trên màn hình phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ dự toán ứng trước từ cấp 1 tới cấp 2", ghi:

- Đối với dự toán chi thường xuyên ứng trước kinh phí giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, ghi:

Nợ TK 9333: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ - giao khoán bằng dự toán

Có TK 9273 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1, ứng trước.

- Đối với dự toán chi thường xuyên ứng trước kinh phí không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, ghi:

Nợ TK 9337: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng dự toán

Có TK 9273 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1, ứng trước.

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán ứng trước của đơn vị dự toán cấp 2 cho các đơn vị dự toán cấp 3 , kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ dự toán ứng trước từ cấp 2 tới cấp 3”, ghi:

- Đối với kinh phí thường xuyên giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9433: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ - giao khoán bằng dự toán

- Đối với kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9437: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng dự toán

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán ứng trước của đơn vị dự toán cấp 3 cho các đơn vị dự toán cấp 4 , kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ dự toán ứng trước từ cấp 3 tới cấp 4".

- Đối với kinh phí thường xuyên giao tự chủ, giao khoán bằng dự toán, bằng dự toán Lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9533: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ - giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9534: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ - giao khoán bằng LCT

- Đối với kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán bằng dự toán, bằng dự toán Lệnh chi tiền, ghi:

Nợ TK 9537: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9538: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng LCT

* Căn cứ quyết định phân bổ dự toán ứng trước của đơn vị dự toán cấp 1 cho các đơn vị dự toán cấp 4 , kế toán tạo bút toán phân bổ ngân sách, loại giao dịch “Phân bổ dự toán ứng trước từ cấp 1 tới cấp 4".

- Đối với kinh phí thường xuyên giao tự chủ, ghi:

Nợ TK 9533: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ - giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9534: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí giao tự chủ - giao khoán bằng LCT

Có TK 9273 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1, ứng trước

- Đối với kinh phí thường xuyên không giao tự chủ, không giao khoán, ghi:

Nợ TK 9537: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng dự toán

Nợ TK 9538: Dự toán chi thường xuyên ứng trước bằng kinh phí không giao tự chủ - không giao khoán bằng LCT

Có TK 9273 - Dự toán chi thường xuyên phân bổ cho đơn vị cấp 1, ứng trước.

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN

3.1.1 Vốn bằng tiền của các đơn vị KBNN

Vốn bằng tiền của các đơn vị Kho bạc Nhà nước thể hiện khả năng thanh toán phục vụ cho các hoạt động Ngân sách Nhà nước và nghiệp vụ KBNN; bao gồm tiền Việt Nam (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi KBNN cấp trên), ngoại tệ (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng), vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (tại KBNN hoặc gửi ngân hàng).

Vốn bằng tiền bao gồm:

- Vốn bằng tiền được bảo quản tại quỹ của Kho bạc, gọi là tiền mặt

- Tiền gửi tại các ngân hàng gọi chung là tiền gửi ngân hàng

- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

3.1.2 Yêu cầu của kế toán vốn bằng tiền

Hạch toán kế toán vốn bằng tiền phải tuân theo các yêu cầu sau:

(1) Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ của nhà nước, chế độ quản lý kho tiền, kho quỹ, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình, thủ tục xuất, nhập quỹ do KBNN quy định.

(2) Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình thu chi của KBNN; đảm bảo khớp đúng giữa sổ kế toán và thực tế về số tồn quỹ tiền mặt tại kho bạc và số dư tiền gửi của kho bạc tại ngân hàng.

(3) Kế toán vốn bằng tiền phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam Đối với các loại ngoại tệ, kim khí quý, đá quý do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ và từng loại kim khí quý, đá quý Đồng thời phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thống nhất trong hệ thống KBNN để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

(4) Các khoản thanh toán của đơn vị chuyển sang ngân hàng thương mại (NHTM) lĩnh tiền mặt phải được kiểm tra, kiểm soát theo quy định tại Thông tư số 164/2011/TT- BTC ngày 17/11/2011 Quy định về quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN.

- Kế toán thanh toán tiền mặt tại NHTM được theo dõi chi tiết cho từng đơn vị và được đối chiếu hàng tháng theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo số tiền mặt đơn vị chưa lĩnh tại NHTM khớp đúng với số dư Có TK 3911 - Phải trả về séc thanh toán qua ngân hàng.

- Thời hạn đơn vị mang séc lĩnh tiền mặt sang NHTM chậm nhất là 2 ngày làm việc kể từ khi KBNN thanh toán và phát hành séc cho đơn vị.

3.2.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ

Các chứng từ kế toán thu, chi tiền mặt được sử dụng như:

- Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước; Giấy nộp tiền vào tài khoản

- Bảng kê biên lai kèm Giấy nộp tiền vào NSNN

- Giấy rút dự toán ngân sách, Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi

- Giấy rút vốn đầu tư

- Các chứng từ liên quan khác

Kế toán tiền mặt sử dụng tài khoản 1112 – “Tiền mặt bằng đồng Việt Nam” và các tài khoản liên quan khác như TK 7111, TK 3711, 3721, 3731, …, TK 1132, 1213, TK

8113, 8116, 1513, 1516, …Ngoài ra còn sử dụng tài khoản 1392 – Phải thu trung gian

AR, tài khoản 3392 – Phải trả trung gian AP.

Tài khoản 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại đơn vị KBNN.

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 1112

Bên Nợ: - Các khoản tiền mặt bằng đồng Việt Nam nhập quỹ

- Số tiền phát hiện thừa khi kiểm kê quỹ

Bên Có: - Các khoản tiền mặt bằng đồng Việt Nam xuất quỹ

- Số tiền phát hiện thiếu khi kiểm kê quỹ

Số dư bên Nợ: Số tiền mặt còn tại quỹ

3.2.1.3 Hạch toán tiền mặt tại quỹ a) Các trường hợp tăng quỹ tiền mặt KBNN

* Trường hợp nộp thu NSNN bằng tiền mặt, nộp tiền vào tài khoản tạm thu, tạm giữ bằng tiền mặt

- Căn cứ chứng từ thu tiền mặt (Giấy nộp tiền vào NSNN, Bảng kê biên lai kèm Giấy nộp tiền vào NSNN, Phiếu thu, Giấy nộp tiền vào tài khoản), kế toán ghi (trên chương trình TCS và giao diện vào TABMIS-GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

* Các trường hợp nộp tiền mặt khác

- Căn cứ Phiếu thu, Giấy nộp tiền vào tài khoản, nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại Kho bạc, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

- Căn cứ Phiếu thu về số tiền rút từ tài khoản tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt tại Kho bạc, kế toán ghi (GL):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

- Căn cứ Giấy nộp trả kinh phí, Giấy nộp trả vốn đầu tư, bằng tiền mặt, kế toán xử lý như sau:

+ Trường hợp nộp trong năm ngân sách, kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Có TK 8113, 8123, 8211, 1513, 1523, … + Trường hợp nộp trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, kế toán ghi (GL, ngày hiện tại):

Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Có TK 3399 - Phải trả trung gian khác Đồng thời ghi (GL, ngày hiệu lực 31/12 năm trước):

Nợ TK 3399 - Phải trả trung gian khác

Có TK 8113, 8123, 8211, 1513, 1523, … b) Các trường hợp giảm tiền mặt tại quỹ KBNN

- Căn cứ chứng từ chi tiền mặt (Phiếu chi, Giấy rút dự toán ngân sách, Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, ), kế toán ghi trên AP:

Có TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Đồng thời ghi:

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

- Trường hợp chi ngân sách năm trước trong thời gian chỉnh lý quyết toán: bằng tiền mặt: Căn cứ Giấy rút dự toán ngân sách, Giấy rút vốn đầu tư, , kế toán ghi (AP, ngày hiệu lực 31/12 năm trước):

Có TK 3392 - Phải trả trung gian – AP Đồng thời áp thanh toán (AP, ngày hiện tại):

Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian AP

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

3.2.2 Kế toán tiền mặt đang chuyển bằng đồng Việt Nam

3.2.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng

Nghiệp vụ tiền mặt đang chuyển phát sinh trong trường hợp điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện và các đơn vị KBNN nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản giao dịch.

Kế toán tiền mặt đang chuyển sử dụng tài khoản 1171 – “Tiền đang chuyển bằng đồng Việt Nam” và các tài khoản liên quan khác như TK 3825, TK 1112, 1132, 1133, …

Tài khoản 1171 - Tiền đang chuyển bằng đồng Việt Nam dùng để phản ánh các khoản tiền của KBNN trong các trường hợp đã làm thủ tục chuyển tiền vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, hoặc điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các KBNN mà chưa nhận được biên bản giao nhận tiền.

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 1171

- Các khoản tiền nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có;

- Số tiền đang điều chuyển giữa các đơn vị Kho bạc chưa nhận được Biên bản giao nhận tiền;

- Số báo Có hoặc Bảng sao kê số tiền đã ghi tăng tài khoản tại ngân hàng;

- Số vốn điều chuyển bằng tiền mặt đã nhận được Biên bản giao nhận tiền.

- Phản ánh các khoản tiền nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có.

- Phản ánh số tiền đang điều chuyển trên đường chưa có biên bản giao nhận tiền.

3.2.2.2 Phương pháp hạch toán a) Điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện

* Điều chuyển vốn giữa các KBNN

- Căn cứ Lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt về KBNN huyện (Phòng Giao dịch), kế toán lập Phiếu chi, ghi (trên GL):

Nợ TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng đồng Việt Nam

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

- Căn cứ Biên bản giao nhận tiền có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, kế toán lập Phiếu chuyển khoản, ghi (GL):

Nợ TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay bằng đồng Việt Nam

Có TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng đồng Việt Nam

* Nhận vốn điều chuyển từ KBNN

- Căn cứ Biên bản giao nhận tiền có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, kế toán lập Phiếu thu, ghi (trên GL):

Nợ TK 1112 – Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam

Có TK 3825 – Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện bằng Đồng VN b) Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc tại ngân hàng

- Căn cứ Giấy đề nghị nộp tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của bộ phận kho quỹ, kế toán lập Phiếu chi, ghi (trên GL):

Nợ TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng đồng Việt Nam

Có TK 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

- Căn cứ Giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ghi:

Có TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng đồng Việt Nam Trường hợp Phòng Giao dịch được bố trí trong trụ sở KBNN tỉnh: nghiệp vụ điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa Phòng Giao dịch và KBNN tỉnh không hạch toán qua tài khoản tiền mặt đang chuyển.

3.2.3 Kế toán tiền mặt thu theo túi niêm phong

Kế toán tiền mặt thu theo túi niêm phong sử dụng tài khoản 1113 – “Tiền mặt theo túi niêm phong bằng đồng Việt Nam” và các tài khoản liên quan khác như TK 1132,

Tài khoản 1113 – “Tiền mặt theo túi niêm phong bằng Đồng Việt Nam” phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm tiền mặt theo túi niêm phong bằng đồng Việt Nam tại đơn vị KBNN.

Kết cấu và nội dung phản ánh TK 1113

Bên Nợ: Các khoản tiền mặt theo túi niêm phong bằng Đồng Việt Nam đã nộp vào Kho bạc. Bên Có: Các khoản tiền mặt theo túi niêm phong bằng Đồng Việt Nam đã làm thủ tục kiểm đếm và giao nhận.

Số dư bên Nợ: Số tiền mặt theo túi niêm phong bằng Đồng Việt Nam còn chờ kiểm đếm và giao nhận.

3.2.3.2 Hạch toán kế toán tiền mặt theo túi niêm phong bằng đồng Việt Nam

KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4.1.1 Yêu cầu của kế toán thu NSNN

1 Việc phản ánh trên tài khoản thu NSNN phải tuyệt đối chấp hành chế độ quản lý tập trung các khoản thu NSNN qua KBNN; các khoản thu NSNN phát sinh năm nào được hạch toán vào thu NSNN năm đó; các khoản thu thuộc ngân sách năm trước nếu nộp vào năm sau, được hạch toán vào ngân sách năm sau.

2 Kế toán thu NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ; các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ (loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng nhà nước) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng; việc chuyển số thu NSNN bằng ngoại tệ về KBNN cấp trên được thực hiện theo cơ chế điều hòa vốn.

Các khoản thu NSNN bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu NSNN.

Ngoài ra, kế toán thu NSNN còn hạch toán theo tính chất khoản thu:

- Các khoản thu trong cân đối ngân sách được hạch toán chi tiết theo mã Chương, mã nội dung kinh tế (mục thu trong cân đối).

- Các khoản tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách được hạch toán chi tiết theo mã Chương 160, 560, 760, 860 (Các quan hệ khác của ngân sách) và mã nội dung kinh tế (mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN) tương ứng.

3 Các khoản thu NSNN do cơ quan thu trực tiếp quản lý được hạch toán chi tiết tại Chương trình trình ứng dụng thu theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính (TCS) để giao diện sang phân hệ sổ cái (TABMIS - GL); các khoản thu NSNN do cơ quan khác quản lý được thực hiện tại phân hệ sổ cái; một số khoản thu NSNN được hạch toán tại phân hệ quản lý thu (TABMIS - AR) khi có hướng dẫn bằng văn bản của KBNN.

- Các khoản thu chưa đủ điều kiện hạch toán thu NSNN được hạch toán vào TK

3580 - Chờ xử lý các khoản thu chưa đủ thông tin hạch toán thu NSNN và lập Thư tra soát gửi cơ quan thuế, hải quan, cơ quan khác (gọi chung là cơ quan thu); căn cứ trả lời Thư tra soát của cơ quan thu, kế toán hạch toán chuyển vào Thu NSNN.

- Các khoản thu NSNN (ngân sách năm nay hoặc ngân sách năm trước) đã hạch toán sai tại Chương trình TCS phải được điều chỉnh tại Chương trình TCS nhằm cung cấp dữ liệu đầy đủ, chính xác cho cơ quan thu.

- Cuối ngày làm việc, các đơn vị KBNN truyền đầy đủ số liệu thu NSNN theo từng mã số thuế, tên người nộp thuế, kỳ thuế, số tờ khai Hải quan, … cho cơ quan thu theo quy định hiện hành.

4 Kế toán thu NSNN hạch toán chi tiết theo mã cơ quan thu (Mã ĐVQHNS của cơ quan thu).

5 Mã tỷ lệ phân chia được thiết lập tại Chương trình TCS để phân chia các khoản thu NSNN theo từng cấp ngân sách khi giao diện sang Chương trình TABMIS - GL; Trưởng phòng Kế toán nhà nước KBNN tỉnh, thành phố và Sở Giao dịch có trách nhiệm khai báo ánh xạ các mã tài khoản kế toán tại Chương trình TCS sang Chương trình TABMIS - GL.

6 Các khoản thu NSNN theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền được hạch toán qua tài khoản Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền trước khi chuyển vào tài khoản Thu NSNN.

7 Kế toán hoàn trả các khoản thu NSNN do cơ quan thu trực tiếp quản lý được hạch toán tại Chương trình TCS (trừ hoàn trả thuế giá trị gia tăng) và ghi giảm số thu NSNN

- Căn cứ hoàn trả các khoản thu NSNN:

+ Đối với thuế giá trị gia tăng: Cơ quan thuế lập Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN gửi KBNN đồng cấp; căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, KBNN hoàn trả cho đối tượng được hưởng và báo Nợ về Sở Giao dịch - KBNN để hạch toán chi quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng của Tổng cục thuế.

+ Đối với các khoản thu do cơ quan cơ quan thu (thuế, hải quan) trực tiếp quản lý: trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN của cơ quan thu, KBNN kiểm tra, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký đảm bảo tính pháp lý của Lệnh và hoàn trả thuế cho đối tượng nộp.

+ Đối với trường hợp hoàn trả các khoản thu không do cơ quan thu trực tiếp quản lý: trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, KBNN kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Lệnh hoàn trả và chứng từ nộp tiền trước đó, nếu phù hợp thì hoàn trả cho người được hoàn trả và lưu 1 liên bản sao chứng từ nộp tiền (bản chính trả lại cho người được hoàn trả), nếu không phù hợp thì đề nghị người được hoàn trả hoặc cơ quan có thẩm quyền bổ sung, hoàn chỉnh.

- Các khoản thu NSNN được hoàn trả:

+ Trong năm ngân sách và trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách: KBNN hạch toán giảm thu theo từng cấp ngân sách và mục lục NSNN của các khoản đã thu. + Sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách: KBNN hạch toán chi NSNN theo từng cấp ngân sách, số tiền tương ứng với tỷ lệ phân chia khoản thu cho từng cấp ngân sách trước đó và hạch toán vào tài khoản 8951 “Chi ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền” (mã ĐVQHNS: 0000000).

- Riêng đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

KẾ TOÁN VAY NỢ VÀ TRẢ NỢ VAY

KẾ TOÁN VAY NỢ VÀ TRẢ NỢ VAY 5.1 QUY ĐỊNH CHUNG

1 Các khoản vay nợ trong nước, nước ngoài có thời hạn dưới 1 năm được phản ánh vào tài khoản Phải trả nợ vay ngắn hạn; các khoản vay nợ trong nước, nước ngoài có thời hạn từ 1 năm trở lên được phản ánh vào tài khoản Phải trả nợ vay dài hạn.

2 Kế toán phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, các khoản vay nợ, viện trợ bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo nguyên tệ quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) công bố hàng tháng.

- Khi thanh toán các khoản vay nợ bằng ngoại tệ, trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu thanh toán bằng đồng Việt Nam (một phần hoặc toàn bộ) thì được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn công bố tại thời điểm gần nhất.

- Khi thanh toán tiền lãi, trường hợp không có ngoại tệ lẻ trả khách hàng thì được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn công bố tại thời điểm gần nhất.

- Việc nhận và chuyển ngoại tệ giữa KBNN cấp trên và KBNN cấp dưới trong nghiệp vụ vay và trả nợ vay được thực hiện theo cơ chế điều chuyển vốn.bằng ngoại tệ trong hệ thống KBNN.

3 Kế toán các khoản vay nước ngoài cho các Chương trình dự án đầu tư, chi thường xuyên, cho vay lại, được thực hiện theo hình thức ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước; chỉ thực hiện ghi thu, ghi chi ngân sách đối với các khoản vay nước ngoài bằng tiền đã được giải ngân và quy ra đồng Việt Nam để chuyển cho đơn vị thụ hưởng.

(Việc theo dõi chi tiết từng khoản nợ vay nước ngoài do Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại theo dõi trên hệ thống DMFAS)

4 Các khoản vay nợ, phát hành tín phiếu, trái phiếu (gốc vay) được ghi vào bên Có tài khoản Phải trả nợ vay; các khoản trả nợ vay phát hành tín phiếu, trái phiếu (trả nợ gốc) được ghi vào bên Nợ tài khoản Phải trả nợ vay; các khoản thanh toán lãi vay được ghi vào bên Nợ tài khoản Chi trả lãi, phí đi vay; các khoản thanh toán công trái XDTQ phát hành từ năm 1988 trở về trước (gốc, lãi) được phản ánh vào tài khoản Chi ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền (Mục 0831 Vay phát hành công trái XDTQ).

5 Kế toán vay nợ và trả nợ vay được chi tiết theo các đoạn mã sau:

- Đối với phần gốc: Mã quỹ, Mã tài khoản kế toán, Mã nội dung kinh tế, Mã cấp ngân sách,

Mã chương, Mã ngành kinh tế, Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái, Mã KBNN

- Đối với phần lãi: Mã quỹ, Mã tài khoản kế toán, Mã nội dung kinh tế, Mã cấp ngân sách,

Mã địa bàn hành chính, Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái, Mã KBNN.

6 Cuối tháng, căn cứ số dư Có tài khoản Phải trả nợ vay bằng ngoại tệ, KBNN thực hiện điều chỉnh chênh lệch tỷ (đánh giá lại khoản muc tiền tệ); cuối năm, căn cứ số dư tài khoản chênh lệch tỷ giá, KBNN cấp dưới thực hiện báo Nợ hoặc báo Có về KBNN cấp trên.

7 Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái được bố trí tại đoạn Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (chi tiết theo Danh mục mã đợt phát hành công trái, trái phiếu tại Phụ lục III.8); từ mã 90501 đến 90999: do KBNN tỉnh quy định cho từng đợt phát hành trái phiếu địa phương và các khoản vay khác của ngân sách địa phương sau khi thống nhất với cơ quan tài chính

8.1 Đối với các khoản vay và trả nợ vay dài hạn (gốc vay), sau khi phản ánh trên tài khoản Phải trả nợ vay, kế toán phản ánh đồng thời vào tài khoản Thanh toán gốc vay và Chênh lệch cân đối thu chi và nợ vay chờ xử lý; các tài khoản này chỉ hạch toán bằng đồng Việt Nam.

8.2 Đối với trái phiếu đến hạn thanh toán, chủ sở hữu trái phiếu chưa đến KBNN thanh toán

- Trường hợp không có đợt phát hành mới: kế toán tự động chuyển số gốc sang tài khoản Vay dài hạn trong nước quá hạn để theo dõi (không chuyển số lãi phải trả sang tài khoản Vay dài hạn trong nước quá hạn), không tính lãi trong thời gian quá hạn; riêng trái phiếu Chính phủ phát hành bằng ngoại tệ, KBNN không làm thủ tục chuyển sang tài khoản Vay dài hạn trong nước quá hạn.

- Trường hợp có đợt phát hành mới và được phép chuyển sổ sang kỳ hạn mới: kế toán thực hiện chuyển số gốc, lãi của đợt phát hành cũ vào gốc của đợt phát hành mới.

8.3 Trái phiếu Chính phủ phát hành theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh

- Kế toán hạch toán các khoản vay, trả nợ gốc trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh theo mệnh giá trái phiếu; các khoản chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu thực tế với mệnh giá trái phiếu được phản ánh vào tài khoản 5431 - Chênh lệch giá phát hành trái phiếu.

- Đối với trái phiếu hoán đổi: các khoản phát sinh chênh lệch giữa giá trái phiếu bị hoán đổi và trái phiếu được hoán đổi được phản ánh vào tài khoản 5432 - Chênh lệch do hoán đổi trái phiếu.

- Đối với trái phiếu phát hành theo hình thức trả lãi suất chiết khấu: lãi suất chiết khấu được hạch toán khi phát hành trái phiếu cùng với việc hạch toán gốc vay.

KẾ TOÁN TIỀN GỬI VÀ CÁC QUỸ TÀI CHÍNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

KẾ TOÁN TIỀN GỬI VÀ CÁC QUỸ TÀI CHÍNH TẠI

KHO BẠC NHÀ NƯỚC 6.1 KẾ TOÁN TIỀN GỬI CỦA CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

6.1.1 Những quy định chung về tài khoản của các đơn vị, tổ chức tại KBNN

6.1.1.1 Đối tượng và hình thức mở tài khoản

* Đối tượng mở tài khoản tại KBNN, gồm:

- Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ.

- Các tổ chức ngân sách (để theo dõi dự toán phân bổ cấp 0; thu, chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách).

- Các chủ đầu tư có dự án đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) thuộc ngân sách Trung ương và các cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã.

- Các Ban quản lý dự án đầu tư có tư cách pháp nhân, được phép mở tài khoản tại KBNN ghi trong Quyết định thành lập hoặc văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Các quỹ tài chính Nhà nước.

- Các đơn vị được hỗ trợ ngân sách để chi đầu tư xây dựng cơ bản.

- Các đơn vị, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thu các khoản phí, lệ phí, thu xử phạt hành chính, tịch thu theo quy định.

- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác mở tài khoản tại KBNN theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

* Các đơn vị, cá nhân nêu trên được mở các loại tài khoản sau:

Tài khoản dự toán được mở cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí của NSNN, các tổ chức ngân sách theo hình thức cấp bằng dự toán gồm: tài khoản dự toán chi thường xuyên, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB), dự toán chi đầu tư phát triển khác, dự toán chi kinh phí uỷ quyền; dự toán chi chuyển giao,

Tài khoản tiền gửi được mở cho các đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS), đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân bao gồm mã tài khoản kế toán thuộc Nhóm 37 - Phải trả tiền gửi của các đơn vị, cụ thể như sau:

- Tài khoản tiền gửi của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: Tiền gửi dự toán, Tiền gửi thu sự nghiệp, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của xã: Tiền gửi vốn đầu tư do xã quản lý, Tiền gửi các quỹ công chuyên dùng, Tiền gửi khác.

- Tài khoản tiền gửi của dự án.

- Tài khoản tiền gửi có mục đích.

- Tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.

- Tài khoản tiền gửi của các quỹ.

- Tài khoản tiền gửi đặc biệt của các đơn vị.

+ Tài khoản có tính chất tiền gửi

Tài khoản có tính chất tiền gửi mở cho các đơn vị, tổ chức bao gồm mã tài khoản kế toán cụ thể như sau:

- Tài khoản tiền gửi thuộc “Nhóm 35 - Phải trả về thu ngân sách” được mở cho các cơ quan thu (tài chính, thuế, hải quan) để phản ánh các khoản thu phí, lệ phí trước khi trích nộp ngân sách nhà nước, các khoản thuế hàng tạm nhập, tái xuất và các khoản tạm thu khác

- Tài khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý được mở cho các cơ quan thu để phản ánh các khoản phải trả về tiền, tài sản tạm giữ chờ xử lý theo quy định của pháp luật và được mở chi tiết theo cơ quan Tài chính, cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế và các cơ quan khác.

- Tài khoản phải trả khác được mở để phản ánh các khoản phải trả khác ngoài nội dung các tài khoản đã mở theo nội dung nêu trên

6.1.1.2 Nguyên tắc sử dụng, phong tỏa và tất toán tài khoản

- Các đơn vị, cá nhân chỉ được sử dụng tài khoản của mình để giao dịch trong phạm vi hoạt động của đơn vị và phù hợp với nội dung tài khoản đã đăng ký với cơ quan Kho bạc Nhà nước.

- Các đơn vị, cá nhân có tài khoản tại Kho bạc phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chế độ thanh toán không dùng tiền mặt cũng như các chế độ tài chính khác của Nhà nước; chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan Kho bạc Nhà nước.

- Khi phát sinh các nghiệp vụ gửi và rút tiền; các đơn vị, cá nhân phải đến cơ quan Kho bạc Nhà nước nhận chứng từ và bản sao sổ chi tiết hoặc Bảng kê để đối chiếu Nếu có sai sót phải thông báo cho Kho bạc Nhà nước để xử lý và điều chỉnh.

- Tài khoản của các đơn vị, cá nhân bị phong tỏa khi chủ tài khoản vi phạm kỷ luật thanh toán, cho thuê (mượn) tài khoản.

- Tài khoản được tất toán hủy bỏ khi tính chất hoạt động của đơn vị thay đổi, giải thể, sáp nhập; khi chủ tài khoản hoặc cơ quan pháp luật yêu cầu hoặc tài khoản không hoạt động liên tục quá thời hạn cho phép.

6.1.1.3 Kiểm soát tài khoản tiền gửi đơn vị tại KBNN

- Tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán: KBNN có trách nhiệm kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ theo quy định đối với từng loại tiền gửi dự toán.

Khi đơn vị đến giao dịch tài khoản, kế toán kiểm soát các yếu tố trên chứng từ đảm bảo đầy đủ, rõ ràng; số tiền bằng chữ khớp với số tiền bằng số; dấu và chữ ký đúng với mẫu dấu chữ ký đã đăng ký tại KBNN Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về nội dung của từng khoản thu, chi trên tài khoản tiền gửi tại KBNN theo đúng các quy định hiện hành.

- Kiểm soát nguồn hình thành, nội dung thanh toán, đảm bảo rõ ràng, đúng tính chất tài khoản khi đơn vị mở tài khoản.

- Riêng đối với tài khoản tiền gửi của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, an ninh), kế toán thực hiện kiểm soát theo các quy định đặc thù được các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Đối với các tài khoản tiền gửi có quy định riêng về nội dung và mục đích sử dụng, KBNN thực hiện kiểm soát theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tài khoản tiền gửi khác: Kế toán kiểm soát đảm bảo chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

- Trường hợp KBNN từ chối yêu cầu thanh toán hoặc tài khoản không còn đủ số dư để thanh toán, KBNN sẽ gửi thông báo từ chối và gửi lại chứng từ đến Chủ tài khoản tiền gửi.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

7.1.1 Báo cáo về tổng hợp dự toán

- Báo cáo này gồm 03 biểu (từ biểu B1-01/BC-NS đến biểu B1-01/BC-NS) phản ánh dự toán chi ngân sách theo lĩnh vực được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp quyết định phân bổ và dự toán chi ngân sách được các đơn vị dự toán cấp I phân bổ, giao cho các dự án đầu tư, các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

Báo cáo này được lập theo từng cấp ngân sách (NSTW, theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quận, huyện, thị xã)

- Phương pháp lập các biểu báo cáo này là căn cứ vào các khoản dự toán chi theo lĩnh vực và giá trị các phân đoạn bộ mã hạch toán để tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu trong báo cáo.

7.1.2 Báo cáo tổng hợp thu và vay của NSNN

- Báo cáo này gồm 04 biểu (từ biểu B2-01/BC-NS đến biểu B2/04/BC-NS) phản ánh các chỉ tiêu thu và vay của ngân sách theo khu vực kinh tế, theo nội dung kinh tế và theo từng địa bàn, có chia ra từng cấp ngân sách.

- Phương pháp lập các biểu báo cáo này là căn cứ vào các khoản thu và vay theo mục lục NSNN và các giá trị phân đoạn bộ mã hạch toán để tính toán, tổng hợp vào mã cơ quan thu (cơ quan hải quan) để lập báo cáo.

7.1.3 Báo cáo tổng hợp chi NSNN

- Báo cáo này gồm 05 biểu (từ biểu B3-01/BC-NS đến biểu B3-05/BC-NS) chia theo các loại:

+ Báo cáo tổng hợp chi NSNN, chi ngân sách địa phương theo lĩnh vực, NHiệm vụ chi, có chia ra từng cấp ngân sách.

+ Báo cáo chi NSNN theo mục lục NSNN.

+ Báo cáo chi NSNN theo từng cấp ngân sách.

- Phương pháp lập các báo cáo này là căn cứ vào các khoản chi theo mục lục NSNN và các giá trị các phân đoạn khác của bộ mã hạch toán để tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu báo cáo.

7.1.4 Báo cáo chi chương trình mục tiêu quốc gia

- Báo cáo này gồm 02 biểu (từ biểu B4-01/BC-NS đến biểu B4-02/BC-NS) phản ánh các khoản chi NSNN cho các chương trình mục tiêu, phân theo Trung ương, địa phương và chi tiết theo mục lục NSNN.

- Phương pháp lập các báo cáo này là căn cứ vào các khoản chi theo mục lục NSNN và giá trị các đoạn mã chương trình mục tiêu để tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu trong báo cáo.

7.1.5 Báo cáo sử dụng kinh phí

- Báo cáo này gồm 05 biểu (từ biểu B5-01/BC-NS đến biểu B5-05/BC-NS), phản ánh tình hình thực hiện dự toán chi của các đơn vị dự toán theo từng cấp ngân sách, được phân theo các nhóm báo cáo sau:

+ Báo cáo phản ánh các khoản chi đầu tư phát triển của các cơ quan, đơn vị theo hình thức chi của từng cấp ngân sách.

+ Báo cáo phản ánh các khoản chi ngân sách thường xuyên của các cơ quan, đơn vị theo hình thức chi của từng cấp ngân sách.

+ Báo cáo chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới theo từng địa phương của từng cấp ngân sách.

- Phương pháp lập các biểu báo cáo này là căn cứ vào các khoản dự toán và thực hiện chi của các cơ quan, đơn vị để tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu trong báo cáo.

7.1.6 Báo cáo vay, trả nợ

- Báo cáo này gồm 02 biểu (từ biểu B6-01/BC-NS đến biểu B6-02/BC-NS), phản ánh tổng hợp tình hình vay và trả nợ trong nước, ngoài nước theo các kênh huy động và mục đích sử dụng tiền vay.

- Phương pháp lập các báo cáo này là căn cứ vào các số liệu vay, trả nợ vay trên các tài khoản kế toán và mục lục NSNN (Mã nội dung kinh tế) có liên quan đến tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu trong báo cáo trong đó:

+ Chỉ tiêu "Dư nợ đầu năm": phản ánh số dư nợ đầu năm báo cáo, bằng tổng số dư có trên tài khoản vay đầu năm báo cáo (số dư năm trước chuyển sang)

+ Chỉ tiêu "Thực hiện vay trong kỳ": phản ánh số vay trong kỳ báo cáo, bằng tổng số phát sinh Có của tài khoản vay (tài khoản ), chi tiết theo kênh huy động và mục đích sử dụng tiền vay.

+ Chỉ tiêu "Chênh lệch giá, chiết khấu": phản ánh số phát sinh trong kỳ báo cáo về chênh lệch giá bán trái phiếu với mệnh giá; các khoản chiết khấu, phụ trội hạch toán trên tài khoản chênh lệch giá; cuối năm, trường hợp dư Có sẽ tính là khoản thu của ngân sách, trường hợp dư Nợ sẽ tính là khoản chi của ngân sách.

+ Chỉ tiêu "Trả nợ gốc": phản ánh số thanh toán về gốc trái phiếu, công trái và các khoản vay khác trong kỳ báo cáo, bằng tổng số phát sinh Nợ của các tài khoản vay (tài khoản ), chi tiết theo kênh huy động và mục đích sử dụng tiền vay.

KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG 1.1 KHÁI NIỆM NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG

Kế toán ngân sách và tài chính xã là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính của xã, gồm: Hoạt động thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính khác của xã Các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) phải tổ chức công tác kế toán theo Luật Kế toán Nghị Định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước, các văn bản pháp luật kế toán hiện hành và Chế độ kế toán này.

1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách xã phường

- Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động tài chính khác của xã;

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách xã, các quy định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sử dụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã;

- Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng; cung cấp thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã.

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình ra HĐND xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước Nhân dân theo quy định của pháp luật và gửiPhòng Tài chính Quận, Huyện, Thị xã (gọi chung là Huyện) để tổng hợp vào Ngân sáchNhà nước.

1.1.3 Yêu cầu đối với kế toán ngân sách xã phường

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách xã;

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định các khoản thu, chi ngân sách và thu, chi hoạt động tài chính khác của xã;

- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu về tình hình thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính của xã nhằm cung cấp những thông tin cho UBND và HĐND xã;

- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã;

- Thông tin số liệu kế toán ở xã phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước;

- Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán.

1.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ PHƯỜNG

1.2.1 Một số quy định chung

1.2.1.1 Chữ viết, chữ số và đơn vị tính sử dụng trong kế toán

- Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt và chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị;

- Đơn vị tính sử dụng trong kế toán gồm:

+ Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”) Các nghiệp vụ thu, chi ngân sách xã bằng ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Các nghiệp vụ thu, chi tài chính khác của xã phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc qui đổi theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ;

+ Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động phải dùng đơn vị đo lường chính thức củaCộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Kỳ kế toán áp dụng cho đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã gồm: Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán tháng.

+ Kỳ kế toán năm là mười hai tháng tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

+ Kỳ kế toán tháng là một tháng tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng

1.2.1.3 Nội dung công việc kế toán

Nội dung công việc kế toán ngân sách và tài chính xã, gồm:

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi tại Kho bạc: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi khác của xã tại KBNN;

- Kế toán các khoản thu ngân sách: Phản ánh các khoản thu ngân sách xã đã qua Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc và những khoản thoái thu ngân sách hoàn trả cho các đối tượng được hưởng;

- Kế toán các khoản chi ngân sách: Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã được Hội đồng Nhân dân xã quyết định vào chi ngân sách xã đã qua Kho bạc, chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo Mục lục Ngân sách Nhà nước;

- Kế toán các quỹ công chuyên dùng của xã: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động từng loại quỹ công chuyên dùng;

+ Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng;

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU CHI NGÂN SÁCH XÃ VÀ XỬ LÝ CHÊNH LỆCH

THU CHI NGÂN SÁCH XÃ

2.1 KẾ TOÁN KHOẢN THU NGÂN SÁCH XÃ

2.1.1 Kế toán thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

* Nội dung thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc là các khoản thu của xã bằng tiền mặt, hiện vật, ngày công lao động, thu kết dư ngân sách xã năm trước tại xã nhưng chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc bao gồm:

+ Các khoản tạm thu ngân sách xã,

+ Các khoản thu ngân sách xã bằng tiền mặt thu bằng Biên lai tài chính nhập quỹ của xã, chưa kịp làm thủ tục nộp tiền vào Kho bạc,

+ Các khoản thu ngân sách xã bằng hiện vật, ngày công lao động chưa kịp làm thủ tục ghi thu –ghi chi ngân sách Nhà nước tại Kho bạc,

+ Các khoản thu ngân sách xã do các tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ trực tiếp cho xã bằng hiện vật, bằng tiền không thuộc hiệp định ký kết của Chính phủ,

+ Thu kết dư ngân sách xã năm trước.

* Nguyên tắc hạch toán thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc

+ Tất cả các khoản thu trên hạch toán chi tiết vào thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc Khi làm thủ tục với Kho bạc, phải ghi rõ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của từng khoản thu. + Kế toán phải mở sổ chi ngân sách xã (phần chưa qua Kho bạc) để theo dõi từng khoản thu theo nội dung thu, hình thức thu (tiền mặt, hiện vật hay ngày công lao động); và thu thuộc niên độ ngân sách năm nay hay năm trước để thuận tiện cho việc xử lý các khoản thu và làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc.

+ Chứng từ để hạch toán vào Tài khoản 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc là các Phiếu thu, Biên lai thu, Phiếu xuất kho (trường hợp thu ngân sách bằng hiện vật có nhập xuất qua kho), Giấy báo ngày công lao động đóng góp, Hợp đồng nhận khoán, …

+ Khi làm thủ tục với Kho bạc, kế toán phải viết Giấy nộp tiền vào ngân sách đối với các khoản thu bằng tiền mặt; lập Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách đối với khoản thu bằng hiện vật,ngày công lao động Giấy đề nghị Kho bạc ghi thu kết dư ngân sách năm trước và các khoản thu được phép giữ lại để chi ngân sách tại xã (xã được phép tọa chi) Các chứng từ sau khi đã được

Kho bạc xác nhận được dùng để chuyển từ Tài khoản 719 “Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc” sang Tài khoản 714 “Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc”

+ Cuối năm, tài khoản 719 nếu còn số dư thì được chuyển sang năm sau để xử lý tiếp.

+ Phiếu thu; Biên lai thu tiền; Bảng tổng hợp biên lai thu tiền

+ Giấy báo lao động ngày công đóng góp

+ Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách

+ Các chứng từ liên quan khác

Kế toán thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc sử dụng tài khoản 719 – Thu ngân sách xã chưa qua kho bạc; tài khoản này phản ánh các khoản thu của ngân sách xã đã thu bằng tiền mặt, hiện vật, ngày công lao động, thu kết dư ngân sách năm trước tại xã nhưng chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc và việc xử lý các khoản thu này.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 719

- Xuất quỹ thoái trả các khoản thu chưa qua Kho bạc cho các đối tượng

- Kết chuyển số thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc thành số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

- Kết chuyển giá trị ngày công lao động do nhân dân đóng góp và giá trị hiện vật thu được từ thu ngân sách chưa qua Kho bạc sang thu ngân sách xã đã qua Kho bạc

- Các khoản thu ngân sách xã bằng tiền mặt chưa nộp vào Kho bạc còn đang quản lý tại quỹ xã

- Các khoản thu ngân sách xã bằng hiện vật, ngày công chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách tại Kho bạc

- Số phải thu về khoán chưa thu được

- Số kết dư ngân sách năm trước chưa làm thủ tục với Kho bạc

Số dư bên Có: Số thu ngân sách năm trước chưa làm thủ tục với Kho bạc.

Tài khoản 719 “Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc” có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 7191 “Thuộc năm trước”: Tài khoản này phản ánh các khoản thu ngân sách chưa qua Kho bạc của xã thuộc niên độ ngân sách năm trước trong thời gian còn chỉnh lý quyết toán Tài khoản này có thể mở chi tiết: Thu bằng tiền, thu bằng hiện vật, thu bằng ngày công.

- Tài khoản 7192 “Thuộc năm nay”: Tài khoản này phản ánh những khoản thu ngân sách chưa qua Kho bạc thuộc niên độ ngân sách năm nay, nhưng chưa làm thủ tục nộp hoặc thanh toán với Kho bạc.

Cuối ngày 31/12, số dư về thu ngân sách chưa qua Kho bạc còn trên tài khoản 7192

“Thuộc năm nay” được chuyển sang tài khoản 7191 “Thuộc năm trước” để theo dõi hạch toán trong thời gian chỉnh lý, quyết toán.

Tài khoản này có thể mở chi tiết: Thu bằng tiền, thu bằng hiện vật, thu bằng ngày công.

2.1.1.3 Kế toán các nghiệp vụ thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc a Các khoản thu ngân sách xã bằng tiền mặt, được thu bằng Biên lai tài chính:

1 Khi thu được tiền nộp tiền mặt vào quỹ của xã sau đó mới nộp Kho bạc:

- Khi nhập quỹ tiền mặt của xã, ghi:

Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 -Thuộc năm nay)

- Khi nộp tiền thu ngân sách vào tài khoản tại Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121 - Tiền ngân sách tại Kho bạc)

- Đồng thời phản ánh số thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 -Thuộc năm nay)

Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay)

2 Đối với những xã ở miền núi vùng cao xa Kho bạc, đi lại khó khăn, số thu tiền mặt ít, được cấp có thẩm quyền cho phép giữ lại một số khoản thu ngân sách để chi ngân sách tại xã:

- Khi thu ngân sách xã bằng tiền mặt và nhập quỹ của xã, ghi:

Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 -Thuộc năm nay)

- Khi xuất quỹ tiền mặt chi ngân sách tại xã, ghi:

Nợ TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 – Thuộc năm nay)

- Định kỳ thực hiện ghi thu, ghi chi ngân sách đã qua Kho bạc:

Ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 -Thuộc năm nay)

Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay) Ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 814 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8142 -Thuộc năm nay)

Có TK 819 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) b Thu ngân sách xã bằng hiện vật: căn cứ vào số lượng hiện vật thu được để quy ra giá trị hạch toán

1 Trường hợp có tổ chức kho quản lý và hạch toán nhập xuất hiện vật qua kho:

- Khi thu được hiện vật nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Vật liệu (chi tiết theo từng loại hiện vật và theo nơi bảo quản hiện vật)

Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - thuộc năm nay)

- Khi xuất hiện vật ra sử dụng cho các công trình XDCB, căn cứ Phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (2412 – XDCB dở dang)

- Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đầu tư XDCB và ghi chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc giá trị hiện vật nhận viện trợ đã xuất ra sử dụng, ghi:

Nợ TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

- Khi công trình hoàn thành hoặc cuối niên độ ngân sách, làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc theo đúng giá trị hiện vật xuất ra sử dụng

Ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 -Thuộc năm nay)

Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay) Ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 814 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 -Thuộc năm nay)

Có TK 819 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay) Công trình HT: Ghi thu NS đã qua KB

Ghi chi NS đã qua KB

2 Trường hợp thu hiện vật không qua nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay cho công trình.

- Khi thu hiện vật đưa ngay vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (2412 – XDCB dở dang)

Có TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 - thuộc năm nay)

- Đồng thời phản ánh ghi chi ngân sách chưa qua Kho bạc để hình thành nguồn kinh phí đầu tư XDCB bằng số hiện vật thu đã sử dụng cho công trình, ghi:

Nợ TK 819 – Chi ngân sách xã chưa qua Kho bạc (8192 - Thuộc năm nay)

Có TK 441 – Nguồn kinh phí đầu tư XDCB

- Khi công trình hoàn thành hoặc cuối niên độ ngân sách, làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Ghi thu ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 719 – Thu ngân sách xã chưa qua Kho bạc (7192 -Thuộc năm nay)

Có TK 714 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (7142 - Thuộc năm nay) Ghi chi ngân sách xã đã qua Kho bạc:

Nợ TK 814 – Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc (8142 -Thuộc năm nay)

SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN 3.1 SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN

3.1.1 Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán

Các xã phường phải mở sổ kế toán theo phương pháp “kế toán kép” quy định ở mục 2 dưới đây để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lưu trữ toàn bộ số liệu kế toán và làm cơ sở lập báo cáo tài chính.

Các xã phường có qui mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện phương pháp “kế toán đơn”, chỉ mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, không mở “Nhật ký -

Sổ Cái” Các xã phường có yêu cầu quản lý chi tiết hơn được mở thêm các sổ kế toán theo quy định tại mục B của Danh mục sổ kế toán

3.1.2.1 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Hình thức kế toán áp dụng cho các xã thực hiện phương pháp “kế toán kép” là hình thức Nhật ký - Sổ Cái, gồm 2 loại sổ:

Nhật ký – Sổ Cái: Là sổ kế toán tổng hợp, phần Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian; phần Sổ Cái dùng để ghi chép, hệ thống các nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế (tài khoản kế toán).

- Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách; thu, chi các quỹ, các nguồn vốn, quỹ hiện có, tình hình biến động về tiền, vật tư, tài sản, công nợ và các hoạt động tài chính khác.

- Nhật ký - Sổ Cái phải có đầy đủ các yếu tố sau:

+ Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;

+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh;

+ Số hiệu tài khoản ghi Nợ, số hiệu tài khoản ghi Có của nghiệp vụ kinh tế, tài chính; + Tên các tài khoản kế toán, mỗi tài khoản có 2 cột Nợ và Có Số lượng các cột trên Nhật ký - Sổ Cái nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng tài khoản xã áp dụng;

+ Số tiền ghi bên Nợ và số tiền ghi bên Có của từng tài khoản.

Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng

Sổ kế toán chi tiết: Là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên Nhật ký - Sổ Cái chưa phản ánh được.

Số liệu trên sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các khoản thu, chi ngân sách theo Mục lục ngân sách, theo nội dung kinh tế và các đối tượng kế toán khác cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý và lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, các quỹ của xã và hệ thống hóa từng loại tài sản, tiền, quỹ, công nợ và các hoạt động khác do xã quản lý.

Sổ kế toán chi tiết có các yếu tố sau:

- Tài khoản cấp I, tài khoản cấp II;

- Số hiệu ngày, tháng chứng từ;

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế;

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT

- Các chỉ tiêu khác: Căn cứ vào yêu cầu quản lý mà từng loại sổ có các chỉ tiêu số lượng, đơn giá, thành tiền, các mục thu, mục chi theo mục lục ngân sách, số phát sinh

Nợ, số phát sinh Có, số dư cuối kỳ,

3.1.2.2 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Các xã phường thực hiện ghi sổ kế toán trên máy vi tính được thực hiện thống nhất theo chương trình phần mềm do Bộ Tài chính quy định.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng

Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn và đóng thành quyển Việc mở sổ và ghi sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời, liên tục, có hệ thống tình hình thu, chi ngân sách, thu, chi các quỹ công chuyên dùng, tình hình quản lý, sử dụng tài sản, tiền quỹ, tình hình công nợ, tình hình đóng góp của nhân dân nhằm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành ngân sách của Chủ tịch UBND xã và công khai tài chính theo quy định của pháp luật Nghiêm cấm để ngoài sổ kế toán bất kỳ một khoản thu, chi, một loại tài sản, tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp nào của nhân dân. Đối với các sổ kế toán sử dụng trong chương trình phần mềm kế toán ngân sách và tài chính xã thì mẫu sổ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định cho sổ kế toán: Ngày, tháng ghi sổ; số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; số tiền của nghiệp vụ kinh tế

KẾ TOÁN NGÂN SÁCH phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

3.1.4 Mở và ghi sổ kế toán

- Trước khi sử dụng sổ kế toán phải thực hiện các thủ tục sau:

Ngoài bìa và trang đầu sổ (góc trên bên trái) phải ghi rõ tên xã, phường, huyện, thành phố, tỉnh, cấp Ngân sách; giữa bìa ghi tên sổ, ngày mở sổ, năm ngân sách và ngày khoá sổ; phần dưới của trang đầu ghi chữ ký, họ tên của người ghi sổ, kế toán trưởng, chủ tài khoản và đóng dấu của xã phường Trường hợp sổ kế toán chuyển giao cho người khác thì phải có chữ ký xác nhận của Chủ tịch UBND xã phường và người giữ sổ.

Các trang sổ phải đánh số trang từ trang 1 đến hết sổ và giữa 2 trang sổ phải đóng dấu giáp lai của xã phường.

Trường hợp sử dụng Sổ tờ rời: Các tờ sổ (tờ thẻ) sau khi sử dụng phải được sắp xếp theo trình tự thời gian và được bảo quản Khi kết thúc kỳ kế toán năm, kế toán phải đóng thành quyển và làm đầy đủ thủ tục pháp lý như đối với sổ đóng quyển.

Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính: Sổ kế toán thiết kế trên máy phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu quy định cho từng mẫu sổ Riêng Sổ Cái dùng loại Sổ Cái ít cột (mỗi tài khoản sử dụng 1 trang hoặc 1 số trang sổ) thay cho Nhật ký - Sổ Cái Cuối tháng, sau khi khoá sổ kế toán trên máy vi tính phải tiến hành in sổ kế toán ra giấy và đóng thành từng quyển riêng Sau đó phải làm đầy đủ thủ tục pháp lý như sổ kế toán ghi bằng tay. Các sổ kế toán sau khi làm đầy đủ các thủ tục trên mới được coi là hợp pháp

- Mở sổ kế toán đầu năm: Đầu năm phải mở sổ kế toán cho năm ngân sách mới (bao gồm Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết) để tiếp nhận số dư từ sổ năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm ngân sách mới từ ngày 01/01. + Sổ Nhật ký - Sổ Cái: Đầu năm phải chuyển toàn bộ số dư của các tài khoản trên sổ Nhật ký - Sổ Cái năm cũ thành số dư đầu năm trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái năm mới Số dư này bao gồm cả số dư của Tài khoản 714, 814 (đây là số thu ngân sách, số chi ngân sách luỹ kế từ đầu năm đến cuối ngày 31/12 thuộc ngân sách năm trước).

+ Sổ kế toán chi tiết: Đầu năm phải mở đầy đủ các sổ kế toán chi tiết để chuyển số dư từ sổ năm trước sang Riêng các sổ sau đây không phải chuyển số liệu sang sổ năm mới.

“Sổ tài sản cố định” được sử dụng cho nhiều năm, khi nào hết sổ (hết cột ghi hao mòn) mới chuyển sang sổ mới;

Ngày đăng: 05/04/2024, 11:07

w