1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập giới thiệu về hoàng thành thăng long lăng bác trung tâm phụ nữ phát triển

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo kiến tập giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Trung tâm Phụ nữ Phát triển
Thể loại Báo cáo kiến tập
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 19,64 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP (5)
    • I. HOÀNG THÀNH THĂNG LONG (5)
      • 1. Sự hình thành của Hoàng Thành (5)
      • 2. Lịch sử phát triển của Hoàng Thành Thăng Long (6)
        • 2.1 Các giai đoạn lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long (6)
        • 2.2 Các di tích của Hoàng Thành ngày nay (7)
        • 2.3 Vai trò của Hoàng Thành trong bối cảnh hiện nay (14)
    • II. LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (15)
      • 1. Sự hình thành của Lăng Chủ tịch (15)
      • 2. Lịch sử của Lăng Chủ tịch (15)
      • 3. Chức năng hoạt động của Lăng Chủ tịch (17)
      • 4. Cơ cấu tổ chức (17)
      • 5. Vai trò của Lăng trong bối cảnh hiện nay (0)
    • III. TRUNG TÂM PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN (20)
      • 2. Quá trình phát triển (20)
      • 3. Chức năng của Trung Tâm (21)
      • 4. Sơ đồ tổ chức (22)
      • 5. Vai trò của Trung tâm trong bối cảnh hiện nay (23)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG KIẾN TẬP TẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM (23)
    • I. SƠ LƯỢC VỀ CÁC ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP (0)
      • 1. Hoàng Thành Thăng Long (23)
      • 2. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (30)
      • 3. Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (33)
    • II. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT KHI ĐI KIẾN TẬP (34)
      • 1. Điểm tương đồng (34)
      • 2. Điểm khác biệt (35)
      • 3. Kết quả đạt được & Bài học kinh nghiệm sau khi đi kiến tập (35)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG KIẾN TẬP (0)
    • I. Thuận lợi (0)
    • II. Khó khăn (0)
  • CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN (0)
    • I. Kiến nghị (0)
    • II. Kết luận (0)

Nội dung

LỜI CẢM ƠNLời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, và thầy cô đã hướng dẫn tại Hoàng Thành Thăng Long, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Qua chuyến kiến tập tại các địa điểm trên,

GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP

HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

1 Sự hình thành của Hoàng Thành

Sự hình thành của Hoàng Thành được bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, và sáng lập ra vương triều Lý vào năm 2009 Tháng 7 năm 1010, nhà vua công bố chiếu dời đô để dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La Ngay sau khi dời đô, ông đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long Và đến đầu năm 1011 thì kinh thành đã được hoàn thành Lúc đầu, kinh thành được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm có 3 vòng thành Trước tiên, vòng ngoài cùng gọi là La thành, được bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu Nơi đây còn là nơi ở và sinh sống của dân cư. Thứ hai, vòng thành thứ hai là Hoàng thành, là khu triều chính và nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều Và cuối cùng, thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành - nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới Hoàng thành cũng như Kinh thành tiếp tục được xây đắp, mở rộng thêm khi sang đến đời nhà Lê Sơ Kinh thành đã từng bị tàn phá nhiều lần trong khoảng thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân thì khi ấy Thăng Long chỉ còn là Bắc thành Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành Năm

1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành

Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ hơn Trong cuộc cải cách hành chính lớn vào năm 1831, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội Tuy nhiên, khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp đã phá Thành Hà Nội đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp Mãi cho đến năm 1954 trở đi, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội mới trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một "bộ lịch sử sống" chảy xuyên suốt cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Hà Nội

2 Lịch sử phát triển của Hoàng Thành Thăng Long

2.1 Các giai đoạn lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long đã trải qua bốn giai đoạn thăng trầm lịch sử: a) Giai đoạn tiền Thăng Long thời Đinh – Tiền Lê

Thời kỳ nhà Đường khi nước Việt Nam còn có tên gọi là An Nam, Tống Bình được xây dựng là trung tâm chính trị Nhưng đến năm 866, viên tướng nhà Đường cho xây dựng thành trì mới thì thành Tống Bình được đổi tên thành Đại La (tiền thân của kinh thành Thăng Long sau đó) Những năm cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X có nhiều sự thay đổi triều đại và chính quyền nên kinh đô cũng được dời về nhiều địa danh khu vực khác nhau. b) Giai đoạn Lý – Trần từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV

Ngay sau khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La Hoàng thành Thăng Long chính thức được gọi tên và xây dựng quy củ Kinh thành Thăng Long sau 1 năm gấp rút xây dựng có mô hình Tam trùng thành quách Trong đó nơi sinh sống của cư dân là vùng đất giữa Hoàng thành và La thành còn các cung điện của nhà vua được dựng trong Long Phượng thành Hoàng thành thời kỳ này được đắp bằng đất phía ngoài có hào mở 4 cửa: cửa Tường Phù ở phía Đông, cửa

Quảng Phúc ở phía Tây, cửa Đại Hưng ở phía Nam và phía Bắc là cửa Diệu Đức. Trong thành Long Phượng được cho xây dựng rất nhiều cung điện như điện Càn Nguyên là nơi thiết triều, điện Long An và Long Thụy là nơi nhà vua nghỉ ngơi, sau cùng là cung Thúy Hoa dành cho các phi tần Ngoài các điện chính này còn có các điện Cao Minh, điện Nhật Quang,… c) Giai đoạn Lê – Mạc từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

Bắt đầu từ thời vua Lê Thái Tổ, kinh thành vẫn ở Thăng Long nhưng được đổi tên thành Đông Kinh Trải qua các triều đại thời nhà Lê, Đông Kinh thành được xây đắp mở rộng thêm ra vô cùng rộng lớn Đến năm 1527, nhà Mạc lên cướp ngôi nhà Lê khiến kinh thành Đông Kinh chìm trong loạn lạc Hầu hết các cung điện, đền chùa, phố phường bên trong kinh thành đều bị tàn phá Nửa cuối thế kỷ XVI, họ Trịnh ở Nam triều thừa thắng xông lên chiếm một loạt các tỉnh thành phía Bắc và chiếm luôn cả Đông Kinh Năm 1585, Mạc Hậu Hợp trở lại Đông Kinh tiến hành xây dựng lại kinh đô Tuy nhiên chỉ 14 năm sau, Trịnh Tùng lại đuổi nhà Mạc lên Cao Bằng và tiếp quản Đông Kinh vào năm 1599 Hoàng thành lúc này được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra đóng đô. d) Hoàng thành Thăng Long giai đoạn sau 1788

Từ năm 1788 tới năm 1888, trải qua rất nhiều biến động lịch sử Hoàng thành Thăng Long gần như đã bị phá hủy hoàn toàn Ngoại trừ cột cờ và cửa Bắc, tất cả những gì còn sót lại của Hoàng thành đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng lại theo ghi chép lịch sử.

2.2 Các di tích của Hoàng Thành ngày nay a) Kỳ Đài

Kỳ Đài hay còn được gọi là Cột Cờ Hà Nội được xây dựng vào năm 1812 trên bệ tam cấp đồ sộ Cấp dưới cùng mỗi cạnh 42m, cấp trên cùng mỗi cạnh 15m,cấp giữa có tên các cửa gồm Cửa Đông (Nghênh Húc) - nơi đón ánh sáng ban mai,Cửa Nam (Hướng Minh) - nơi hướng về ánh sáng và Cửa Tây (Hồi Quang) - nơi ánh sáng phản chiếu Ngoài ra, tháp hình bát giác với cầu thang 54 bậc xoáy ốc lên lầu nóc, có 39 cửa nhỏ hình hoa thị và 6 cửa hình dẻ quạt để soi sáng và thông hơi. Hiện nay Cột Cờ nằm trong khuôn viên Bảo Tàng Lịch Sử quân sự Việt Nam và là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến b) Đoan Môn Đoan Môn là cửa chính dành cho vua ra vào Cấm Thành và được xây dựng từ thời Lê Cửa Đoan Môn có cấu trúc hình chữ U, từ Đông sang Tây dài 47m, giữa dài 14m, hai bên dày 27m, có 5 vòm cổng trong đó vòm cổng chính giữa dành cho vua đi Phía trên là Vọng Lâu - lầu canh gác của lính canh Cũng tại di tích này, các nhà khảo cổ đã phát hiện được các dấu tích kiến trúc bao gồm nền sân gạch thời Lê,con đường lát gạch hoa chanh thời Trần và dưới cùng là nền đường từ thời Lý c) Điện Kính Thiên Điểm di tích quan trọng nhất trong khu vực Thành Cổ Hà Nội là điện Kính Thiên Hiện nay điện chỉ còn nền cũ và hai bậc thềm Rồng Đá Điện Kính Thiên đã trải qua nhiều cái tên khác nhau như: điện Càn Nguyên (được vua Lý Thái Tổ xây dựng trên đỉnh núi Nùng sau đó đến năm 1092 điện được xây lại và lấy cái tên mới là Thiên An); đến năm 1428 vua Lê Thái Tổ dựng điện Kính Thiên; năm 1866, sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội, chúng phá hành cung Kính Thiên và cho xây toà nhà là Sở chỉ huy pháo binh Pháp Sau này được gọi là nhà con Rồng và là nơi làm việc của Bộ Tổng Tham Mưu của Bộ Quốc Phòng Việt Nam d) Nhà D67 và Hầm D67

Năm 1966, Mỹ bắt đầu dùng không quân đánh phá Hà Nội Do đó để đảm bảo nơi làm việc của cơ quan Tổng hành dinh trong chiến tranh, Bộ Quốc Phòng đã quyết định xây dựng một ngôi nhà trong khu A Thành Cổ Hà Nội Ngôi nhà được thiết kế vào năm 1967 nên được gọi là nhà D67 Nơi đây, Bộ Chính Trị và Quân Uỷ Trung Ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam Đây còn là nơi diễn ra nhiều cuộc họp, sự kiện quan trọng gắn liền với những mốc son của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta Đó là các cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, Tổng tiến công năm 1972, Nhìn bề ngoài D67 là ngôi nhà mái bằng bình thường tuy nhiên tính quân sự hiện rõ bên trong Tường dày 0.6m, cách âm; cửa có hai lớp lớp ngoài bằng tấm thép dày 1cm và trên mái có một lớp cát cản được mảnh rocket và bom bình thường

Hơn thế nữa, Hầm D67 được xây dựng vào năm 1967 cùng với nhà D67 Hầm nằm dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và nhà D67 Hầm sâu khoảng 9m và được xây dựng kiên cố để chống bom Cửa hầm làm bằng thép tấm có ba cầu thang lên xuống Hai đường dẫn từ hầm lên hai phòng làm việc của đại tướng Võ NguyênGiáp và đại tướng Văn Tiến Dũng và đường hầm rộng 1,2 m, có 45 bậc thang Đồng thời còn có một cầu thang phía Nam thông với con nhà Rồng. e) Hậu Lâu

Hậu Lâu còn được gọi là Lầu Công Chúa, có kiến trúc từ thời nhà Nguyễn tuy nhiên được xây dựng lại thời Pháp thuộc Xưa nơi này là nơi ở của các cung tần mỹ nữ hộ giá nhà vua khi tuần du Bắc Hà Lầu được xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, phía trên là các công trình kiến trúc với 5 tầng mái đan xen nhau trong đó lầu dưới cùng có 3 tầng mái và lầu trên có 2 Mái đều được lợp kiểu ngói ống, trát vữa, xi măng Bốn góc đao cong, hai góc bờ ngoài đắp đầu rồng, hai đầu hồi đắp hổ phù, hai góc đao đắp hình hồi long bằng vữa f) Chính Bắc Môn

Bắc Môn hay còn được gọi là Cửa Bắc, là cổng thành duy nhất còn lại củaThành Hà Nội và hiện tại nằm ở 51 Phan Đình Phùng Cổng Thành được xây dựng bằng gạch, mép cửa kẻ đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí cánh sen, phía trên có 2 ống máng bằng đá được trang trí vân xoắn dùng thoát nước trên Vọng Lâu xuống Trên mặt thành Cửa Bắc còn lưu lại hai vết đại bác do pháo hạm Pháp bắn vào thành năm 1882 Ngoài ra, nơi đây cũng thờ hai vị tổng đốc đã tuẫn tiết theo thành Hà Nội: Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. g) Tám cổng thành thời Nguyễn

Hiện nay trong khu Thành Cổ còn có tám cổng cùng với tường bao hành cung bằng gạch vồ cung quanh trung tâm thành Hà Nội thời nhà Nguyễn Trong đó phía Nam có hai cổng bên Đoan Môn, phía Bắc có hai cổng nằm sau Hậu Lâu, phía Đông có một cổng ra đường Nguyễn Tri Phương, phía Tây có một cổng mở ra đường Hoàng Diệu và hai cổng hai bên nền điện Kính Thiên

2.3 Vai trò của Hoàng Thành trong bối cảnh hiện nay

Bên cạnh các hoạt động Hội thảo, tại Di sản Hoàng Thành Thăng Long còn diễn ra các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới:Chương trình Vui tết Trung thu và các hoạt động phục vụ Trung thu; Trưng bày “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long”;Trưng bày “Báu vật Hoàng cung Thăng Long”: giới thiệu tới công chúng những hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất trong quá trình khai quật tại Hoàng thành ThăngLong từ 2002 đến nay, với sự kết hợp Công nghệ trình chiếu 3D mapping; Trang trí cảnh quan Không gian Cổng Đông và lầu lục giác - một không gian dành cho khách tham quan trải nghiệm được sử dụng công nghệ trường quay ảo hỗn hợp (XR) với các bối cảnh mang nét đặc trưng của Hoàng Thành Thăng Long Cùng với đó, với trữ lượng di sản lớn, Hoàng thành thăng long có thể là nguồn lực rất lớn để khai thác phát huy giá trị và phục vụ cho kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch dịch vụ.

LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1 Sự hình thành của Lăng Chủ tịch

Lăng được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Hồ Chí Minh từng chủ trì các cuộc gặp mặt quan trọng Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975 dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang Bên ngoài lăng được ốp bằng đá granite xám, bên trong làm bằng đá xám và đỏ đã được đánh bóng Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp.

2 Lịch sử của Lăng Chủ tịch

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời nhưng Người vẫn sống mãi với non sông, đất nước, tên tuổi và hình ảnh của Người ngày càng khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân nước Việt Ngay sau khi Người qua đời, thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng Lăng của Người giữa Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông nam Á Với sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của Đảng, Nhà nước Liên Xô, trực tiếp là các nhà khoa học y tế, đã giúp đỡ Việt Nam giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điều kiện chiến tranh ác liệt, khí hậu nhiệt đới thất thường Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo tiền đề cơ bản cho quá trình giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này Ngày 2/9/1973, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng Bộ Quốc phòng và Bộ Kiến trúc được giao là lực lượng chủ công, nòng cốt trong quá trình tổ chức thi công Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đã cử những chuyên gia giỏi sang Việt Nam giúp đỡ ta xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Quê hương của V.I Lê-nin vĩ đại, coi việc giúp đỡ Việt Nam là nghĩa vụ, tình cảm quốc tế cao cả của những người cộng sản Với tấm lòng biết ơn và kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân và toàn quân đã đem hết trí tuệ và tinh thần, tập trung cao độ để xây dựng ngôi nhà vĩnh cửu của Người Cả nước hướng về công trường xây dựng Lăng Bác, đóng góp sức người, sức của để xây dựng Lăng Bác như một tiếng gọi thiêng liêng của mỗi người dân, mỗi địa phương trong cả nước.Nhà máy xi măng Hải Phòng đã sản xuất hàng vạn tấn xi măng có chất lượng tốt nhất để gửi về xây dựng Lăng Bác Cảng Hải Phòng bề bộn công việc bốc xếp hàng trong nước và quốc tế, nhưng kiện hàng nào phục vụ cho công trình Lăng Bác đều được ưu tiên vận chuyển trước Ngành đường sắt đã dành những đầu tầu, toa tầu tốt nhất để vận chuyển vật tư xây dựng Lăng Bác Cảm động nhất là đồng bào, chiến sỹ miền Nam đang ngày đêm đối mặt với cuộc chiến tranh ác liệt, đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, vận chuyển gỗ quý từ Tây Nguyên, từ cực Nam của Tổ quốc gửi ra Thủ đô Hà Nội để đóng góp công sức xây dựng Lăng của Người Đồng chíNguyễn Thị Định, Phó Chủ tịch Quân giải phóng miền Nam đã thay mặt đồng bào,chiến sỹ miền Nam thưa với Bác: “Cây gỗ quý tượng trưng cho sức sống kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam Với tấm lòng trung trinh vô hạn, đồng bào chiến sỹ kính dâng lên Bác để đời đời ghi nhớ công ơn trời biển của Người”. Sau 2 năm khẩn trương, liên tục, với khí thế thi đua chia lửa với miền Nam anh hùng, cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên các lực lượng xây dựng Lăng Bác đã không quản ngày đêm hoàn thành tốt các hạng mục công việc Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, công việc xây dựng Lăng đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Ngày 29 tháng 8 năm 1975, chỉ sau hơn 3 tháng miền Nam hoàn toàn giải phóng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được khánh thành trọng thể; Bác đã về ngôi nhà vĩnh cửu của mình để cùng chung vui với con cháu trong Lễ mừng chiến thắng của toàn dân tộc diễn ra tại Quảng trường Ba Đình lịch sử vào ngày Quốc khánh 2/9/1975.

3 Chức năng hoạt động của Lăng Chủ tịch

Chức năng quan trọng nhất của Lăng là đảm bảo giữ gìn lâu dài thi hài Bác, bảo đảm số lượng lớn người dân và khách nước ngoài được đến viếng Bác liên tục. Đồng thời Lăng cần phải bảo đảm an toàn phòng chiến tranh, phá hoại Do đó, để bảo đảm các nhiệm vụ trên, ngoài việc tạo ra môi trường lý tưởng nhờ công trình kiến trúc, còn có các hệ thống thiết bị hiện đại có độ dự phòng cao hoạt động liên tục suốt ngày đêm để giữ ổn định nhiệt độ và độ ẩm theo yêu cầu của công tác y tế giữ gìn thi hài Bác

Cơ cấu tổ chức của Lăng được chia thành nhiều bộ phận khác nhau:

● Văn phòng Ban Quản lý Lăng.

● Các đơn vị sự nghiệp công lập

+ Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình

+ Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường

● Các đơn vị chuyên trách phối thuộc

+ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng + Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.

● Trưởng ban Ban Quản lý Lăng: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác; thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu; bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.

● Văn phòng Ban Quản lý Lăng: có con dấu riêng và cơ cấu tổ chức có 5 phòng.

● Số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2 là không quá 3 người.

5 Vai trò của Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Bộ Chính trị đã quyết định thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng lăng mộ của Người để các thế hệ người Việt Nam, bạn bè quốc tế đến chiêm ngưỡng và viếng Bác Nhiệm vụ này ngay từ đầu đã được giao cho quân đội, trực tiếp là Đoàn 69 (đơn vị tiền thân của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) đảm nhiệm.

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, nghi lễ, tổ chức các hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Khu Di tích K9) và các công trình, kiến trúc có liên quan; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật

Vươn lên làm chủ khoa học công nghệ

Trải qua 45 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên,chiến sỹ, người lao động của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó Trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đơn vị đã tích cực chuẩn bị đầy đủ các vật tư, hóa chất, trang bị kỹ thuật, cũng như lực lượng cán bộ, nhân viên y tế cho nhiệm vụ này Đặc biệt, từ năm 2004 đến nay, Viện 69 và các chuyên gia Nga đã 18 lần pha chế thành công dung dịch tại Việt Nam đưa vào làm thuốc thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt Thông qua quá trình pha chế dung dịch đặc biệt, ta đã chủ động được toàn bộ quy trình pha chế, từ khâu chuẩn bị, tiến hành, phân tích, đánh giá chất lượng dung dịch, đồng thời các cán bộ, nhân viên y tế của Viện 69 cũng hiểu rõ hơn về mục đích và những yêu cầu cơ bản trong điều chỉnh, sử dụng dung dịch để giữ gìn lâu dài thi hài.

Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường

Bên cạnh nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Bác, công tác kỹ thuật và quản lý kiến trúc công trình luôn được đơn vị tổ chức thực hiện tốt Đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn, chủ động sáng tạo; một mặt quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống thiết bị kỹ thuật với phương châm "giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm," mặt khác, tranh thủ khả năng chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài quân đội; từng bước thay thế, nâng cấp đổi mới hệ thống thiết bị kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Đồng thời, nhận thức Lăng Bác, Quảng trường Ba Đình là trung tâm chính trị của cả nước, nơi nhạy cảm về chính trị, là nơi các thế lực thù địch tập trung phá hoại, những năm qua, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng, bổ sung hoàn thiện phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh sẵn sàng chiến đấu và tổ chức luyện tập theo các tình huống dự kiến.

TRUNG TÂM PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN

1 Sự hình thành của Trung tâm

❖Địa chỉ: 20 Đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội

❖Website: https://www.cwd.vn/khach-san

★ Giai đoạn 2001 - 2006: Xây dựng cơ sở vững chắc

Ngày 1/7/ 2002, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Ngay khi được thành lập, trung tâm tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất để trở thành nơi thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ, như: dạy nghề, đào tạo, các dịch vụ hỗ trợ phát triển cho phụ nữ

★ Giai đoạn 2007 - 2016: Hoàn thiện mô hình hoạt động

Năm 2007 trung tâm chính thức đưa tòa nhà 14 tầng vừa xây dựng vào sử dụng Trung tâm vận hành với bộ máy tổ chức riêng, có con dấu, tài khoản riêng và có các cán bộ chuyên trách hoạt động trên các mảng hoạt động khác nhau Trong giai đoạn này trung tâm từng bước xây dựng và mở rộng các lĩnh vực hoạt động của mình như dịch vụ lưu trú, ăn uống, hội nghị hội thảo đến các dịch vụ xã hội hỗ trợ các nhu cầu của phụ nữ như Nhà Bình Yên, dạy nghề, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp/kinh doanh,… Ngoài ra trung tâm cũng được vinh dự được đón Tổng thống Chi-lê Michelle Bachelet tới thăm và tham dự một trong những hội nghị đầu tiên của Hội tổ chức tại đây

Vào năm 2011, để đón nhận, chăm sóc con em của các chị em bị buôn bán, bị bạo lực, trẻ khó tái hòa nhập, tạo điều kiện phát triển và môi trường hòa nhập cho trẻ với cộng đồng, trung tâm đã thành lập Vườn trẻ Hương Sen Tiếp đó vào tháng 11/2013, đề án thành lập Trung tâm Thông tin và Tham vấn cho Phụ nữ đã được Đoàn Chủ tịch Trung Ương Hội phê duyệt và đưa vào vận hành vào tháng 4/2014 nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho phụ nữ trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển trên toàn cầu.

★ Giai đoạn 2017 - nay: Mở rộng, phát triển và khẳng định vai trò các dịch vụ hỗ trợ

Hội đã quyết định sáp nhập Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc CWD Đặc biệt, trong năm 2017, trung tâm đã vận hành tổng đài Hỗ trợ phụ nữ 1900969680 cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp và can thiệp khủng hoảng 24/7 cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới

Tiếp đó tới năm 2018, trung tâm đã mở rộng Ngôi nhà Bình yên tại Cần Thơ để hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực và buôn bán ở khu vực phía Nam Và cuối cùng vào năm 2019, với mục tiêu mở rộng các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tại khu vực Tây Nguyên, Hội sáp nhập thêm Trung tâm dạy nghề Đắk Nông vào trung tâm.

3 Chức năng của Trung Tâm

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) là đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam có chức năng phục vụ các hoạt động chính trị và xã hội của HộiLiên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện về năng lực, trình độ mọi mặt, kỹ năng nghề nghiệp,…của phụ nữ Việt Nam và được phép cung cấp các dịch vụ phụ trợ để tận thu nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động chính trị - xã hội và các chi phí khác của Trung tâm

Hiện nay Trung tâm là một đơn vị trực thuộc Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam với hơn 100 cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ Ban Giám đốc gồm 4 thành viên, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm Trung tâm có 2 cơ sở vật chất khang trang tại Hà Nội và Cần Thơ, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về lưu trú, hội thảo, hội nghị, đào tạo, nâng cao năng lực, trao quyền và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của phụ nữ Trung tâm cũng đã thiết lập 3 Nhà bình yên tại Hà Nội và Cần Thơ.

5 Vai trò của Trung tâm trong bối cảnh hiện nay

Lãnh đạo Trung Ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam luôn ghi nhận Trung tâm Trung tâm Phụ nữ và Phát triển là niềm tự hào của Hội Có thể nói, Trung tâm không những đã trở thành một địa chỉ tin cậy, giúp đỡ và đùm bọc cho phụ nữ, trẻ em yếu thế, bị bạo lực trên cơ sở giới mà còn là đơn vị đồng hành trong những hoạt động, phong trào phụ nữ, vì bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ".

Không những thế, trung tâm còn đẩy mạnh công tác hỗ trợ phụ nữ và trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng công tác vận hành các mô hình Trung tâm phụ nữ và phát triển vệ tinh tại các vùng miền; nghiên cứu đề xuất nhân rộng mô hình Nhà tạm lánh ở các địa phương, đảm bảo phụ nữ bị mua bán, bị bạo lực được hỗ trợ kịp thời, nâng cao vai trò, uy tín của Hội trong lĩnh vực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ Đồng thời trung tâm cũng đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động, thực hiện các cách làm mới trong việc đào tạo nâng cao năng lực, dạy nghề, khởi nghiệp và kết nối tiêu phụ sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; tiên phong sử dụng ứng dụng công nghê mới, công nghệ 4.0, đồng thời, tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn có để tiếp tục khẳng định giá trị và thương hiệu của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển trong nước và quốc tế.

Trên hành trình mới, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cam kết sẽ giữ vững đúng tôn chỉ, mục đích mà CWD đã xác định từ ngày đầu, phấn đấu đạt hiệu quả cao trong việc cải thiện điều kiện kinh tế và nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội, xứng đáng với niềm tin yêu mà CWD đã được các đồng chí, các chị em hội viên, các nhà tài trợ và các tổ chức đối tác dành cho trong suốt 20 năm qua.

NỘI DUNG KIẾN TẬP TẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT KHI ĐI KIẾN TẬP

TẬP SO VỚI CÁC LÝ THUYẾT ĐƯỢC HỌC TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG

1 Điểm tương đồng Điểm tương đồng khi đi kiến tập so với việc học trên giảng đường là lượng kiến thức mà giáo viên giảng dạy trên trường đều có thể được áp dụng vào ngành nghề mà em đang học trên trường

2 Điểm khác biệt Điểm khác biệt đầu tiên có thể kể đến là việc những thứ mà em học trên trường khác xa hẳn môi trường thực tế Những kiến thức trên sách vở đôi khi khá trừu tượng đối với tất cả sinh viên trong đó có cả em mà trong quá trình học mọi người không thể hiểu hết được, đó là kiến thức trên sách Chỉ có áp dụng vào thực tế, mắt thấy, tai nghe và được giảng giải, có như vậy thì thì mới hiểu, mới nhớ lâu, đó là kiến thức của mình Việc kiến tập sẽ giúp em đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu và không còn bỡ ngỡ khi đi xin việc sau khi ra trường. Đồng thời, lý thuyết trên trường không bao gồm thực hành Hiện nay, các trường đều gần như tập trung dạy lý thuyết và giải các bài tập mà không chú trọng tới việc hướng sinh viên đến tư duy hệ thống, logic, chú trọng thực hành, khuyến khích học phải đào sâu suy nghĩ, sáng tạo, tư duy lập luận phản biện, có chính kiến.

Vì thế nên sinh viên ra trường không có kinh nghiệm lẫn kỹ năng thực tế để có thể hoàn thành tốt công việc Thực trạng sinh viên ra trường, được tuyển dụng nhưng còn yếu về các kĩ năng thực hành rất phổ biến, cơ sở, doanh nghiệp phải đào tạo lại. Hơn thế nữa, một bất cập là sinh viên học rất nhiều lý thuyết cao siêu nhưng không bao giờ sử dụng đến, trong khi nhiều kĩ năng thiết yếu như giao tiếp trong doanh nghiệp, giao tiếp với khách hàng, kĩ năng tạo lập các văn bản hành chính lại không được học

3 Kết quả đạt được & Bài học kinh nghiệm sau khi đi kiến tập a) Kết quả

● Có được thêm nhiều mối quan hệ mới

Kiến tập là cơ hội để sinh viên có thêm nhiều mối quan hệ mới vô cùng tốt Bạn sẽ gặp gỡ được nhiều bạn bè mới hay các anh chị đồng nghiệp cùng chỗ kiến tập và cả những tiền bối nữa Việc mở rộng các mối quan hệ sẽ giúp bạn sau này trở nên năng động, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như cách làm việc Đặc biệt những người bạn

ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG KIẾN TẬP

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w