1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo nghiệm và đánh giá một số thông số ảnh hưởng đến độ tổn thất thu hoạch lúa của máy gặt đập liên hợp

45 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Nghiệm Và Đánh Giá Một Số Thông Số Ảnh Hưởng Đến Độ Tổn Thất Thu Hoạch Lúa Của Máy Gặt Đập Liên Hợp
Tác giả Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Trung Thành
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Nghị
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Cơ Khí Nông Lâm
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TỔN THẤT THU HOẠCH LÚA CỦA MÁY GẶT Đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TỔN THẤT THU HOẠCH LÚA

CỦA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN HIỆU

VŨ TRUNG THÀNH Ngành: CƠ KHÍ NÔNG LÂM

Niên khóa: 2017 - 2021

Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021

Trang 3

Cơ khí Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn

TS Nguyễn Thanh Nghị

Tháng 8 năm 2021

Trang 4

Tác giả

Nguyễn Văn Hiệu

Vũ Trung Thành

Trang 5

iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm và đánh giá một số thông số ảnh hưởng đến độ tổn thất thu hoạch lúa của máy gặt đập liên hợp” được tiến hành tại hợp tác xã (HTX) Khiết Tâm, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10 tháng 3 năm 2021 cho đến tháng 8 năm 2021

Máy gặt đập liên hợp (GĐLH) được chúng tôi khảo sát ở đây là mẫu máy Kubota

DC - 93, làm việc ở điều kiện ruộng khô, lúa đứng không đổ ngã Dựa vào các phương pháp thống kê, đo đạc để đánh giá một số thông số ảnh hưởng tới tổn thất khi thu hoạch Các thông số chúng tôi đánh giá trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm: vận tốc tiến, tốc độ guồng gạt, bề rộng làm việc, năng suất làm việc, độ cao cắt, mức tiêu thụ nhiên liệu, độ rơi rụng, lúa theo rơm và tỷ lệ hạt bị tổn thương

Sau quá trình khảo nghiệm thực tế trên đồng ở HTX lúa, chúng tôi thu được kết quả như sau: tổng tổn thất do máy GĐLH gây ra là 2,54%, vận tốc tiến trung bình máy GĐLH là 4,7 km/giờ, tốc độ của guồng gạt là 2,6 m/s, bề rộng làm việc trung bình 1,8 m, năng suất máy đạt 0,6 ha/giờ, độ cao cắt 334 mm, tiêu thụ nhiên liệu ở mức 22,2 lít/ha

Với mức tổn thất 2,54% trung bình mỗi hecta người nông dân thất thu khoảng 1,3 - 1,4 triệu đồng Diện tích xuống giống toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 1,5 triệu ha thì tổn thất ở khâu thu hoạch khoảng 2,1 ngàn tỷ đồng

Trang 6

iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2

2.1 Tổng quan về cây lúa 2

2.1.1 Đặc điểm thực vật học 2

2.1.2 Thời gian sinh trưởng của cây lúa 2

2.2 Tình hình canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long 3

2.3 Hiện trạng sử dụng máy GĐLH trong khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL 3

2.4 Cấu tạo và nguyên lý các bộ phận của máy GĐLH gây tổn thất khi thu hoạch 4

2.4.1 Guồng gạt 4

2.4.2 Dao cắt 5

2.4.3 Trống đập 6

2.4.4 Hệ thống làm sạch 7

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 8

3.1 Phương pháp 8

3.1.1 Cách xác định vận tốc tiến của máy 8

3.1.2 Tốc độ guồng gạt 9

3.2.3 Bề rộng làm việc 10

3.2.4 Năng suất làm việc 10

A Năng suất làm việc lý thuyết 10

B Năng suất làm việc thực tế 11

3.1.5 Độ cao cắt 12

Trang 7

v

3.2.6 Mức tiêu thụ nhiên liệu 13

3.2.7 Độ tổn thất 13

A Tổn thất trước thu hoạch 14

B Tổn thất khi thu hoạch 14

3.2.8 Năng suất lúa 17

3.2.9 Xác định độ ẩm thân rạ 17

3.2.10 Xác định độ ẩm lúa 18

3.2.11 Độ sạch hạt 18

3.2 Phương tiện 19

3.2.1 Cân đo 19

3.2.2 Đồng hồ bấm giờ 19

3.2.3 Thước đo 20

3.2.4 Máy sấy mẫu 20

3.2.5 Máy gặt đập liên hợp 21

3.2.6 Các dụng cụ khác 21

3.3 Phương pháp xử lý số liệu 21

3.3.1 Phương pháp xử lý các sai số 21

A Sai số thô 21

B Sai số ngẫu nhiên 22

3.3.2 Công thức tính số trung bình - phương sai 22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Kết quả xác định thông số làm việc của máy 23

4.1.1 Kết quả đo vận tốc tiến 23

4.1.2 Kết quả đo tốc độ guồng gạt 23

4.1.3 Kết quả đo bề rộng làm việc 24

4.1.4 Kết quả đo năng suất làm việc 25

4.1.5 Kết quả đo độ cao cắt 26

4.1.6 Kết quả đo mức tiêu thụ nhiên liệu 27

4.2 Kết quả đo độ tổn thất 27

Trang 8

vi

4.3 Kết quả đo năng suất lúa thu hoạch 29

4.4 So sánh với nghiên cứu khác 29

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

PHỤ LỤC 32

Phụ lục 1: Kết quả đo độ cao cắt 32

Phụ lục 2: Kết quả đo độ sạch hạt 32

Phụ lục 3: Kết quả đo năng suất thu hoạch lúa 33

Phụ lục 4: Kết quả đo độ ẩm thân rạ 33

Phụ lục 5: Kết quả đo độ ẩm hạt lúa 33

Phụ lục 6: Kết quả đo tốc độ quay của các bộ phận 34

Phụ lục 7: Kết quả đo khe hở trống đập 34

Phụ lục 8: Thông số máy GĐLH Kubota DC – 93 34

Trang 9

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Mthr Độ tổn thất do lúa theo rơm

Trang 10

viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Kết quả đo vận tốc tiến 23

Bảng 4.2 Kết quả xác định đo tốc độ guồng gạt 24

Bảng 4.3 Kết quả đo bề rộng làm việc 24

Bảng 4.4 Kết quả năng suất làm việc 25

Bảng 4.5 Kết quả đo độ tổn thất 27

Bảng 4.6 So sánh kết quả nghiên cứu 29

Trang 11

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Máy GĐLH Kubota 3

Hình 2.2 Guồng gạt 4

Hình 2.3 Dao cắt 5

Hình 2.4 Cơ cấu trống đập 6

Hình 2.5 Hệ thống làm sạch 7

Hình 3.1 Đo vận tốc tiến 8

Hình 3.2 Đo tốc độ guồng gạt 9

Hình 3.3 Vị trí thí nghiệm đo trên đồng 12

Hình 3.4 Đo độ cao cây lúa 12

Hình 3.5 Đo chiều cao cắt 12

Hình 3.6 Thu lượm hạt rơi rụng trước thu hoạch 14

Hình 3.7 Thu lượm hạt rơi rụng khi gặt của máy GĐLH 15

Hình 3.8 Thu lượm hạt rơi rụng do lúa theo rơm 16

Hình 3.9 Thu lượm hạt rơi rụng do đập sót 16

Hình 3.10 Cân sấy mẫu thân rạ 17

Hình 3.11 Cân sấy mẫu lúa 18

Hình 3.12 Cân điện tử 19

Hình 3.13 Tủ sấy 20

Hình 3.14 Máy gặt đập liên hợp 21

Hình 4.1 Năng suất làm việc của máy GĐLH theo diện tích 25

Hình 4.2 Độ cao cắt 26

Hình 4.3 Độ tổn thất 28

Trang 12

Theo tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, máy GĐLH đã được đưa vào sử dụng rộng rãi

ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lên tới 95% (Phan Hiếu Hiền, 2019) Đây là phương pháp thu hoạch lúa một giai đoạn, cho hiệu quả tối ưu nhất, thực hiện đồng thời các công việc: gặt, gom vận chuyển, đập, làm sạch, tải hạt vào thùng chứa hay đóng bao, rải rơm trên đồng Tuy nhiên theo phản ánh của người nông dân, sự tổn thất lúa khi thu hoạch bằng máy GĐLH đã và đang là vấn đề ảnh hưởng lớn đến thu nhập

Dựa vào nhu cầu tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tổn thất khi thu hoạch lúa bằng máy GĐLH của người nông dân, nhưng không có phương pháp thực hiện Đề tài “Khảo nghiệm và đánh giá một số thông số ảnh hưởng đến độ tổn thất thu hoạch lúa của máy gặt đập liên hợp” đã được đưa ra, tiến tới tìm ra các nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất, thảo luận giải pháp khắc phục và giảm tổn thất kinh tế

Trang 13

Trong đó thân, lá và hạt là những bộ phận chính ảnh hưởng đến độ tổn thất khi thu hoạch bằng máy GĐLH Các giống mới được lai tạo có chiều cao thân cây khoảng 60 - 80 cm, cây đứng hơn, tỷ lệ hạt trên rơm cao, thuận lợi cho guồng gạt của máy GĐLH làm việc, giảm tổn thất

2.1.2 Thời gian sinh trưởng của cây lúa

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn, thay đổi tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh Trước đây các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng 200 - 240 ngày ở vụ mùa, cá biệt những giống lúa nổi

có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ áp dụng các giống lúa mới như: giống lúa OM5451 có thời gian sinh trưởng chỉ 90 ngày, giống lúa OM8017 có thời gian sinh trưởng (90 - 95 ngày), ST25 là giống lúa thơm cao sản, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (100 - 105 ngày), đã tiến tới canh tác 2 tới 3 vụ lúa một năm Dựa vào thời gian sinh trưởng của cây lúa, cần xác định thời gian thu hoạch hợp lý vì khi hạt chín già khả năng liên kết giữa hạt và gié lúa sẽ giảm, dẫn tới tăng tổn thất rơi rụng khi thu hoạch Do đó việc xác định thời gian thu hoạch là cần thiết vì nó liên quan đến lượng tổn thất khi thu hoạch (Nguyễn Quang Lộc, 2004), thường người ta căn cứ vào:

- Chu kỳ sinh trưởng của từng loại giống, được nhà nông học, khuyến nông chỉ dẫn là khoảng 80% hạt chuyển sang màu vàng là thu hoạch được

Trang 14

3

- Thời gian từ lúc lúa trổ bông đến lúc lúa chín từ 25 - 35 ngày

- Nếu lúa đã chín hoàn toàn thì sau 10 ngày độ rụng hạt là 4,5%, còn sau 20 ngày

độ rụng tăng lên 15%, những hạt dễ rụng thường là những hạt mẩy nhất

2.2 Tình hình canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, cũng chính là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu Ở đây đang chuyển từ canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa cao sản sang canh tác xen canh lúa - nuôi trồng thủy sản hoặc cây hoa màu Do đó hạn chế tổn thất lúa khi thu hoạch đang là một vấn đề cấp thiết, góp phần ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Tổng diện tích trồng lúa năm 2019 ở ĐBSCL đạt gần 4,1 triệu ha, về năng suất đạt ngưỡng 5,97 tấn/ha, tổng sản lượng cả vùng ĐBSCL là 24,3 triệu tấn (Tổng cục Thống

kê, 2019)

2.3 Hiện trạng sử dụng máy GĐLH trong khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Hiện nay, trong khâu thu hoạch có mức độ cơ giới hóa cao và nhanh nhất, từ 15% năm

2008 lên 95% năm 2019 (Phan Hiếu Hiền, 2019), đặc biệt tỷ lệ sử dụng máy GĐLH trong thu hoạch rất cao Chi phí thu hoạch bằng máy dao động quanh mức 1.500.000 đồng/ha, giảm khoảng 1.000.000 đồng so với thu hoạch bằng tay Hiệu suất

sử dụng máy cao, với diện tích thu hoạch hàng năm đạt từ 200 - 300 ha thì mức lợi nhuận của người đầu tư thu được khoảng từ 240 - 360 triệu, chỉ trong vòng 2 – 3 năm người đầu tư sẽ thu hồi vốn

Hình 2.1 Máy GĐLH Kubota

Trang 15

4

Từ cuối năm 2010 đến nay, máy gặt liên hợp Kubota (Hình 2.1) lắp ráp tại Việt Nam đã dần chiếm lĩnh thị trường ĐBSCL nhờ chất lượng chế tạo tốt, làm việc ổn định, có khả năng gặt được lúa đổ ngã Dù giá còn khá cao (khoảng 350 - 750 triệu đồng/chiếc) tùy dòng máy, nhưng máy Kubota vẫn được nông dân nhiều tỉnh lựa chọn

2.4 Cấu tạo và nguyên lý các bộ phận của máy GĐLH gây tổn thất khi thu hoạch 2.4.1 Guồng gạt

❖ Cấu tạo

Guồng gạt có 5 cánh, trên các cánh của nó gắn các tay vơ lúa dạng lược - mà những tay

vơ này là các dây thép - một phần bắt chặt với các cánh gạt (Hình 2.2) Guồng gạt sai tâm là kiểu guồng gạt mà trong một vòng quay của nó, góc độ của các tay vơ trên cánh gạt là không thay đổi theo từng vị trí Nhờ thế có thể điều chỉnh cho tay vơ xốc thẳng vào thảm lúa Điều này được thực hiện bằng một cơ cấu bình hành

từ phía trên Mặc dù những động tác này là nhỏ, nhưng cũng đủ để làm rụng những hạt

to nhất, chín nhất Do đó trong thu hoạch lúa, người ta đều sử dụng các guồng gạt sai tâm

Trang 16

đi nhiệt luyện Phần dưới dao được khoan hai lỗ để tán rive vào thanh dao Phần thân dao chiếm 40% chiều dài đỉnh dao đến đáy lớn của dao Góc cạnh sắc của dao với trục dao là 35°, phần dao tham gia vào việc cắt cây chiếm 60% chiều dài dao Chế độ cắt:

S = t = t0 = 76,2 mm, trong quan hệ này mỗi bước chạy của dao, trục của nó trùng với trục răng dao bên phải và bên trái kế nó

kê cắt, khe hở giữa tấm kê và dao cắt quyết định chất lượng cắt, ngoài yếu tố sắc của dao

Trang 17

Máng trống nằm phía dưới trống, ôm một góc 180°, các hạt lúa được phân ly qua phần này Phần nắp đậy phía trên của trống đập có phân bổ các gân xoắn (Hình 2.4), các gân này là phần dẫn hướng cho khối rơm di chuyển dọc theo trục trống đập

Hình 2.4 Cơ cấu trống đập

1 Răng trống; 2 Trống đập; 3 Máng trống

❖ Nguyên lý

Hiện nay, máy GĐLH thường dùng cơ cấu đập kiểu dọc trục răng trụ Cấu trúc quan trọng nhất của nó là trống đập - máng trống và khe hở giữa trống và máng trống (khe hở đập)

Lúa được cung cấp vào trống qua băng tải, trống răng vơ lúa vào trong khe hở giữa trống

và máng trống, bị chà xát, vò trong khe hở này, được dịch chuyển dọc theo trống Hạt

sẽ được tách ra khỏi bông, lọt qua máng trống xuống sàng nhờ quá trình dịch dọc của khối lúa Rơm sẽ được thoát sau khi đã tách và phân ly hạt Quá trình hạt lọt qua máng trống xuống sàng có sự hỗ trợ của quạt, thổi ra ngoài các lá gãy và các tạp chất nhẹ khác

Trang 18

7

2.4.4 Hệ thống làm sạch

❖ Cấu tạo

Hệ thống sàng gồm tấm hứng hạt động, có nhiệm vụ đưa lúa vào sàng thứ nhất, loại vảy

cá có thể điều chỉnh khe hở, sàng này cũng có thể là sàng có lỗ tròn với các tấm chắn Lớp sàng thứ hai có dạng lưới, đặt nghiêng so với phương ngang một góc từ 0 đến 2° Phía cuối sàng có các thanh dùng để chặn gié lúa gãy và hất rơm (Hình 2.5)

Quạt gió thông thường người ta sử dụng các quạt ly tâm với các cánh thẳng Ở các máy

mà bề rộng làm việc của bộ phận đập lớn, người ta sử dụng quạt loại dọc trục để có luồng gió lớn và được dẫn hướng bởi các ống Số vòng quay của quạt có thể thay đổi được nhờ bộ đổi tốc độ Chế độ làm việc của quạt gió ảnh hưởng trực tiếp đến độ tổn thất của lúa

Hình 2.5 Hệ thống làm sạch

❖ Nguyên lý

Hệ thống làm sạch có hai phần chính đó là quạt và hệ thống sàng Hỗn hợp gồm hạt, gié gãy, lá lúa và các tạp chất khác lọt qua máng trống sẽ được tấm hứng hạt động hứng toàn bộ Tấm hứng hạt động làm việc theo nguyên tắc lắc dọc thân máy GÐLH

và có chế độ động học thích hợp để đưa dần khối hỗn hợp chuyển dần sang sàng thứ nhất, bắt đầu cho quá trình làm sạch sơ trên sàng với sự hỗ trợ của quạt gió

Trang 19

8

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

3.1 Phương pháp

3.1.1 Cách xác định vận tốc tiến của máy

Dùng thước dây 50 m xác định 2 điểm cách nhau 50 m trên đồng, cho 2 người đứng ở 2

vị trí đã xác định, lúc máy GĐLH đến vị trí số 1 (Hình 3.1), thì người thứ nhất ra hiệu cho người thứ 2 dùng đồng hồ bấm giờ, cho đến khi máy GĐLH đến vị trí số 2 thì người thứ 2 bấm đồng hồ dừng lại Tiến hành ghi chép lại số liệu và thực hiện 7 lần, vận tốc tiến được tính theo công thức:

Vt =S

t ∗ 3,6 Vận tốc tiến trung bình

Vttb = ∑7i=1Vt

7

Trong đó: Vt = vận tốc tiến, km/h

Vttb = vận tốc tiến, km/h

S = quãng đường di chuyển của máy, m

t = thời gian di chuyển hết quãng đường S, s

Hình 3.1 Đo vận tốc tiến

Trang 20

9

3.1.2 Tốc độ guồng gạt

Xác định tốc độ guồng gạt bằng cách cột dây để đánh dấu trên guồng gạt một điểm (Hình 3.2), khi máy hoạt động làm việc trên đồng, cho 1 người đi song song với máy GĐLH đồng thời dùng đồng hồ bấm giờ tính thời gian và đếm số vòng quay của guồng gạt Tiến hành ghi chép lại số liệu và thực hiện 7 lần, vận tốc góc của guồng gạt tính bằng công thức:

ω = N

∆T∗ 2π Tốc độ góc trung bình guồng gạt:

ωtb = ∑ ωi

7 i=1

7 Tốc độ dài trung bình guồng gạt:

Vqtb = R ∗ ωtb

Trong đó: ω = vận tốc góc của guồng gạt, rad/s

ωtb = vận tốc góc trung bình guồng gạt, rad/s

Vqtb = tốc độ dài trung bình guồng gạt, m/s

N = số vòng quay của guồng gạt, vòng

∆T = thời gian guồng gạt quay được N vòng, s

R = bán kính guồng gạt, m

Từ Vqtbvà Vttb lập tỷ số vận tốc λ =Vqtb

Vttb

Hình 3.2 Đo tốc độ guồng gạt

Trang 21

Bề rộng làm việc thực tế là bề rộng đo được sau khi máy làm việc trên đồng Để xác

định bề rộng làm việc thực tế, ta tiến hành thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Cắm cọc cố định ở đầu bờ

Bước 2: Để cho máy làm việc chạy 3 đường

Bước 3: Dùng thước dây 50 m tiến hành đo theo phương vuông góc từ cọc cố định đầu

bờ đến hết 3 đường máy chạy Tiến hành thực hiện 7 lần và ghi chép lại số liệu Bước 4: Bề rộng làm việc thực tế được xác định bằng công thức:

Btt =L

3 Trong đó: Btt = bề rộng làm việc thực tế, m

L= bề rộng 3 đường chạy của máy, m

3.2.4 Năng suất làm việc

A Năng suất làm việc lý thuyết

Từ vận tốc tiến trung bình và bề rộng cấu tạo của máy xác định ở trên, xác định được

năng suất làm việc lý thuyết theo công thức:

Wlt= 0,1 ∗ Blt∗ Vttb

Trong đó: Wlt = năng suất làm việc lý thuyết, ha/h

Blt = bề rộng làm việc lý thuyết, m

Vttb = vận tốc tiến trung bình, km/h

Trang 22

11

B Năng suất làm việc thực tế

Dựa vào bề rộng làm việc thực tế xác định khi máy làm trên đồng, năng suất thực tế của máy GĐLH trong thực tế được tính bằng công thức:

S = d ∗ r

Trong đó: S = diện tích thửa ruộng, ha

d = chiều dài thửa ruộng, m

r = chiều rộng thửa ruộng, m Năng suất của máy GĐLH tại từng thửa tính bằng công thức:

W = S

T Năng suất trung bình của máy GĐLH:

Wtb =∑ni=1Wi

n Trong đó: W = năng suất máy GĐLH, ha/h

Wtb = năng suất trung bình máy GĐLH, ha/h

S = diện tích thửa ruộng, ha

T = thời gian máy làm việc xong thửa ruộng, h

n = số thửa ruộng

Ngày đăng: 04/04/2024, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w