1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thay đổi cách tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh truyền thống

28 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thay Đổi Cách Tổ Chức Hội Nghị Phụ Huynh Học Sinh Truyền Thống
Năm xuất bản 2022-2023; 2023-2024
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 15,94 MB

Nội dung

Vậy, chúng ta phải phối hợp như thế nào hay tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả và điều quan trọng là để phụ huynh có nhận thức đúng đắn về việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụ

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt 2

I PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Lý do chọn biện pháp 3

2 Mục đích nghiên cứu

4 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu

7 II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 1 Cơ sở lí luận 7

2 Cơ sở thực tiễn 7

3 Các biện pháp - Giải pháp để nâng cao chất lượng các buổi họp phụ huynh tại lớp 6B, 7B năm 2022-2023; 2023-2024 + Trang trí phòng học lớp học

+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ

+ Xây dựng, lựa chọn tiểu phẩm để truyền thông điệp tích cực

+ Thiết kế các trò chơi nhỏ - ý nghĩa lớn

+ Tạo bầu không khí dân chủ, tạo cơ hội để phụ huynh được chia sẻ

+ Công khai các khoản thu chi

9-16 9 12 13 14

15 16

III KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 17

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26

4.1 KẾT LUẬN 26

4.1.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng biện pháp 26 4.1.2 Kiến nghị đề xuất để triển khai, ứng dụng biện pháp vào thực tiễn của nhà trường 26

4.2 Ứng dụng 27

4 Tài liệu tham khảo 27

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

NỘI DUNG BÁO CÁO

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp.

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các

tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủnhiệm Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, mộtmặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tậpthể học sinh Vì vậy việc liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ làmột nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, trong đó cha mẹ học sinh là lựclượng quan trọng nhất

Để tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất, việc bố mẹ và cô giáo của con cómột mối quan hệ tốt, thông cảm và hiểu nhau là vô cùng quan trọng Vậy, chúng taphải phối hợp như thế nào hay tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu quả vàđiều quan trọng là để phụ huynh có nhận thức đúng đắn về việc chăm sóc, nuôidưỡng và giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện

Trong cuộc sống hiện đại, quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên là vấn đềkhá tế nhị, mấu chốt quan trọng để mối quan hệ này trở nên tốt đẹp hơn đó là giaotiếp, tạo lập niềm tin giữa giáo viên và phụ huynh học sinh thông qua nhiều kênhnhư trao đổi qua điện thoại hay mạng xã hội, đặc biệt qua các buổi họp phụ huynh

Xuất phát từ tình hình kết quả họp phụ huynh học sinh truyền thống, trongnhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy nhiều giáo viên và phụ huynh coinhẹ các buổi họp này Về phía giáo viên chủ nhiệm chỉ làm ở mức hoàn thànhtrách nhiệm, coi nhẹ việc tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh.Vì vậy nội dungbuổi họp nghèo nàn, nhàm chán, chỉ quay quanh thông báo chung chung về cáccon số , thành tích, các khoản thu chi… khiến nhiều phụ huynh không tha thiết đihọp Về phía phụ huynh học sinh thường không coi trọng cuộc họp phụ huynh, chỉquan tâm đóng tiền, quên việc phối hợp giáo viên chủ nhiệm để quản lý và giáodục học sinh Từ đó mất đi sự kết nối bền chặt, sự ủng hộ, đồng thuận của phụhuynh trong công tác giáo dục con, sau mỗi kì họp phụ huynh có rất nhiều chỉ trích

Trang 4

về giáo viên, về học sinh, về kết quả của buổi họp PHHS khiến giáo viên chủnhiệm gặp nhiều khó khăn.

Nâng cao hiệu quả các buổi họp phụ huynh sẽ giúp giáo viên tạo lập niềmtin với phụ huynh, tạo được sự thống nhất trong cách giáo dục từ đó giúp cho côngtác chủ nhiệm thuận lợi Góp phần xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc, nângcao chất lượng dạy và học Xuất phát từ thực trạng trên nên tôi đã nghiên cứu và

đưa ra biện pháp “ Thay đổi cách tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh truyền thống” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình và cho đồng nghiệp

- Giúp giáo viên chủ nhiệm có giải pháp để giải toả áp lực, căng thẳng trongquá trình dạy học và giáo dục của mình Từ đó yêu nghề và thành công hơn trong

sự nghiệp trồng người

- Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thànhcông Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Tìm hiểu vai trò và quy định về việc họp phụ huynh học sinh.

a Vai trò của các buổi họp phụ huynh học sinh.

Không thể phủ nhận vai trò của các buổi họp phụ huynh học sinh trongmột năm học Đây là kênh giao tiếp tạo tính dân chủ, tính thống nhất cao nhất Là

cơ hội để phụ huynh học sinh, giáo viên thậm chí các em HS trực tiếp trao đổi

Trang 5

tình hình học tập, rèn luyện của bản thân Là buổi tọa đàm về phương pháp giáodục, là nơi chia sẻ, kết nối yêu thương để tạo lập một tập thể đoàn kết.

Việc trao đổi thường xuyên, thẳng thắn và chân tình với giáo viên, giúp phụhuynh nắm bắt tình hình sức khỏe, học tập, rèn luyện của các con ở trường Vàngược lại, qua phụ huynh, giáo viên cũng biết được hoàn cảnh gia đình, môitrường giáo dục ở nhà cùng một số tính cách, sở trường riêng của từng trẻ để cóbiện pháp uốn nắn, dạy dỗ phù hợp Phụ huynh và giáo viên thiết lập được mốiquan hệ tốt đẹp và lành mạnh, thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ thuận lợi hơn rấtnhiều Phối kết hợp với phụ huynh không chỉ giúp phụ huynh và giáo viên có kiếnthức chăm sóc trẻ một cách khoa học, mà còn giúp phụ huynh hiểu được thêmcông việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điềukiện sống của trẻ ở gia đình Ngoài ra, giáo viên luôn phối kết hợp và vận động cácbậc phụ huynh tham gia tích cực các ngày lễ, ngày hội và các hoạt động, sự kiện ởtrường tổ chức để tạo sự gắn kết giữa nhà trường và gia đình cùng chung tay, gópsức trong công tác, giáo dục học sinh

b Quy định về các buổi họp phụ huynh học sinh trong năm học.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ họcsinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định họp phụ huynh.Theo như quy định trên, trong một năm học sẽ tổ chức họp toàn thể cha mẹ họcsinh lớp ba lần, cụ thể:

- Họp phụ huynh vào đầu năm

- Họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ một

- Họp phụ huynh khi kết thúc năm học

Đồng thời nếu có ít nhất 50% (13/ 27 PH) cha mẹ học sinh lớp yêu cầu thì

tổ chức cuộc họp bất thường

3.2 Tìm hiểu mong muốn của phụ huynh học sinh về các buổi họp.

Để tìm hiểu cảm nhận, mong muốn của phụ huynh học sinh , tôi đã điềutra bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp phụ huynh học sinh thu được các ýkiến sau:

- Giảm bớt nội dung báo cáo thành tích, cơ sở vật chất

Trang 6

- Nhận xét cụ thể những điểm mạnh điểm yếu của từng học sinh.

- Trao đổi phương pháp giáo dục con ở lứa tuổi dậy thì

- Ban đại diện cha mẹ học sinh phải thể hiện rõ vai trò đại diện cho tiếng nóicủa cha mẹ học sinh trong cả lớp

Qua việc tìm hiểu mong muốn của từng phụ huynh học sinh tôi nhận thấyphần lớn phụ huynh muốn nhận được thông tin về con mình Mong muốn đượcchia sẻ những khó khăn và tìm được giải pháp trong việc giáo dục con Vậy buổihọp phụ huynh có chất lượng phải giải quyết được nhu cầu, nguyện vọng của phụhuynh học sinh

3.3 Xây dựng nội dung từng buổi họp phụ huynh.

a Buổi họp phụ huynh đầu năm học.

- Làm quen, phụ huynh giới thiệu về mình và con

- GV thông báo để phụ huynh nắm được thành tích, cơ sở vật chất, đội ngũgiáo viên của nhà trường

- GV giúp phụ huynh nắm được những đổi mới trong chương trình học củacon, cách đánh giá, xếp loại

- GV thông báo để PH nắm được đội ngũ giáo viên giảng dạy con trong nămhọc

- Chia sẻ về phương pháp giáo dục con

- Thống nhất biện pháp giáo dục

- Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh

- Thống nhất các khoản thu chi

b Buổi họp phụ huynh học sinh cuối kì I.

- Báo cáo thành tích của lớp, trường

- Nhận xét điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh

- Phương hướng hoạt động của học kì II

- Phụ huynh chia sẻ cảm nhận về sự thay đổi của con, chia sẻ phương phápgiáo dục con hiệu quả

c Buổi họp phụ huynh học sinh cuối năm học.

- Tổng kết các hoạt động của lớp

Trang 7

- Kết nối cha mẹ- con cái để PH nhìn thấy sự tiến bộ của con em mình.

- Gửi gắm mong muốn của cha mẹ với con và ngược lại

Với nội dung trên giáo viên cần tìm các biện pháp sinh động để tránh truyềnđạt một chiều Để thông tin đến với phụ huynh nhẹ nhàng Tạo sự gắn kết giữa cha

mẹ với con cái Giữa cha mẹ với giáo viên

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Học sinh lớp 6B, 7B

- Thời điểm: từ tháng 9/2022 đến 9/2023

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các quy định về các buổi họp phụhuynh học sinh tại trường THCS

- Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủnhiệm và giảng dạy suốt năm học vừa qua

- Phương pháp so sánh: từng hoạt động trước và sau tác động giải pháp

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận

- Nhà trường, xã hội và gia đình là các yếu tố có những tác động đến sự hìnhthành nhân cách của trẻ Trong đó, yếu tố gia đình đóng vai trò vô cùng quantrọng đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc hình thành phẩm chất nhân cách gốc của đứa trẻ Do vậy trong công tác giáodục luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình mà banđại diện cha mẹ học sinh là chiếc cầu nối…

- Một thực tế từ bấy lâu nay trong suy nghĩ chung của nhiều phụ huynh việc giáodục học sinh là của nhà trường, của giáo viên, của ngành giáo dục Và khi cónhững biểu hiện sai trái, hư hỏng của học sinh, thì thường quy lỗi cho giáo dụccủa nhà trường Chứ ít người thấy được rằng để làm nên một nhân cách conngười nhà trường chưa đủ mà cần sự chung tay của nhiều người Trong đó có vaitrò rất lớn từ phía gia đình

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Thực trạng đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm

Trang 8

- Trường TH&THCS Đồng Tân là trường sáp nhập giữa hai trườngTH&THCS Đồng Tân phụ huynh học sinh chủ yếu làm nông, thời gian đi làmnhiều, hơn nữa trình độ học vấn lại không cao nên ít có thời gian để dạy dỗ và chỉbảo con cái.

- Tập thể lớp 6B, 7B với sĩ số là 27 học sinh, là lớp đầu cấp các em bướcchân từ môi trường TH lên THCS nên còn rất nhiều điều bỡ ngỡ và khác lạ Trình

độ học lực của các em không đồng đều, một số em chưa có ý thức trong học tập,cần nhắc làm bài tập về nhà, có bạn còn nói dối với cán bộ lớp và thầy cô; songsong với vấn đề này thì về phía phụ huynh học sinh cũng là điều mà những ngườilàm công tác chủ nhiệm lớp gặp khó khăn, trình độ dân trí, nhận thức xã hội cònthấp, đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, phải đi làm ăn xa, ở vớiông bà, thiếu thốn tình cảm từ bố mẹ

- Nhiều giáo viên thường nói vui với nhau rằng không phải chỉ có học sinh

“cá biệt” mà còn có những phụ huynh “cá biệt” nữa Thực tế là có nhiều bậc cha

mẹ “khoán trắng” việc học hành của con cho nhà trường Cũng có nhiều phụ huynhthiếu hợp tác đúng mực, thường thể hiện sự bất đồng quan điểm với giáo viên…Những biểu hiện ấy cho thấy rằng chiếc cầu nối giữa nhà trường và gia đình trongviệc giáo dục học sinh hiện nay còn một số chỗ chưa đồng nhịp, vẫn còn nhiều bấttrắc… Chính vì vậy vào năm học trong việc xây dựng kế hoạch của nhà trườngluôn phải đặt nhiệm vụ họp hội phụ huynh, bầu hội phụ huynh, kết nối phụ huynh-HS- nhà trường lên nhiệm vụ đầu tiên

2.2 Thực trạng nội dung của đề tài nghiên cứu

+ Tình hình kết quả họp phụ huynh học sinh truyền thống, trong nhiều nămlàm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy nhiều giáo viên và phụ huynh coi nhẹ cácbuổi họp này

Trang 9

Qua biểu đồ khảo sát thực trạng các buổi họp PHHS đầu năm tôi nhận thấy

số lượng PHHS tham gia họp chỉ chiếm 64,5 %, số lượng phụ huynh ở lại đến cuốibuổi họp chỉ chiếm 31,2 %, PHHS bỏ về giữa chừng chiếm tới 33,3%

+ Về phía giáo viên chủ nhiệm chỉ làm ở mức hoàn thành trách nhiệm, coinhẹ việc tổ chức hội nghị phụ huynh học sinh.Vì vậy nội dung buổi họp nghèonàn, nhàm chán, chỉ quay quanh thông báo chung chung về các con số , thành tích,các khoản thu chi… khiến nhiều phụ huynh không tha thiết đi họp

+ Về phía phụ huynh học sinh thường không coi trọng cuộc họp phụ huynh,chỉ quan tâm đóng tiền, quên việc phối hợp giáo viên chủ nhiệm để quản lý và giáodục học sinh

=> Từ đó mất đi sự kết nối bền chặt, sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynhtrong công tác giáo dục con, sau mỗi kì họp phụ huynh có rất nhiều chỉ trích vềgiáo viên, về học sinh, về kết quả của buổi họp phhs đầu năm khiến giáo viên chủnhiệm gặp nhiều khó khăn

3 Các biện pháp

Muốn một buổi học phụ huynh thành công cần có sự chuẩn bị công phu từkhâu lên nội dung, kế hoạch đến lựa chọn người thực hiện những nội dung đó.Giáo viên cần tùy thuộc đối tượng, lứa tuổi học sinh để lựa chọn nội dung vàphương pháp họp phù hợp

3.1 Trang trí lớp học khoa học, chu đáo.

Việc trang trí lớp trước buổi họp phụ huynh thể hiện sự tôn trọng của giáo viênvới phụ huynh học sinh Vì vậy trang trí bảng, cho học sinh làm bảng tên, chuẩn bịnước uống, chuẩn bị trước các phiếu phục vụ nội dung họp là rất quan trọng

Trang 10

Giáo viên nên thành lập nhóm học sinh trang trí bảng, gợi ý chủ đề, theo dõi

Trang 11

Không gian lớp học có thể được thay đổi tùy thuộc vào số lượng học sinh,phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất của lớp học Nhưng dù ở hoàn cảnh nàochúng ta cũng cần chú ý sự chỉn chu, nghiêm túc, trang trọng.

Học sinh tự thiết kế bảng tên, các lá thư

yêu thương và mong muốn gửi tới ba mẹ

trong buổi họp phụ huynh

Học sinh trang trí bảng thật đẹp đểchuẩn bị cho buổi họp PHHS đầu năm

Trước chỗ ngồi của từng em được chuẩn

bị đầy đủ nước uống, thư gửi cha mẹ và

phiếu để tham gia hoạt động cha mẹ hiểu

con

Phần chuẩn bị giáo viên giao cho từngbạn thực hiện trước và xếp ngay ngắntrên bàn theo chỗ ngồi của mình

Trang 12

3.2 Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

Để các em không mất nhiều công chuẩn bị GV nên dùng lại một phần hoặc tất

cả các tiết mục văn nghệ các bạn ấy đã biểu diễn trong các đợt thi đua hoặc hội diễn của trường

GV có thể cho học sinh lựa chọn tiết mục và trình diễn theo khả năng trên tinh thần xung phong

Nếu không có không gian, nhưng muốn học sinh cả lớp được tham gia giáo viên có thể cho học sinh múa, hát trong buổi sinh hoạt trước ngày họp phụ huynh quay và phát lại trong buổi họp

Phần văn nghệ giáo viên nên hướng dẫn để học sinh dẫn chương trình

Mục đích:

+ Giúp mở đầu buổi họp vui vẻ, nhẹ nhàng

+ Cha mẹ thấy con thể hiện được khả năng sẽ thấy tự hào, hạnh phúc

+ Khéo léo cài thông điệp qua các tiết mục văn nghệ

Tiết mục “Vì con”

Trang 13

Hình ảnh trích từ video cả lớp múa bài “ Mẹ yêu ơi”

Một buổi họp thành công là khi GV có kịch bản họp chi tiết, đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm và buổi họp thực sự là một buổi để chia sẻ, kết nối, để thấu hiểu

và yêu thương

3.3 Xây dựng, lựa chọn tiểu phẩm để truyền thông điệp tích cực.

Trong buổi họp để tránh nhàm chán với các phần báo cáo GV có thể xây dựng tình huống để cài những nội dung mình muốn truyền đạt vào

Bước 1: Giáo viên họp bàn với học sinh tìm hiểu điều em muốn bố mẹ thay đổi là

gì? Lựa chọn thông tin nào đang là vấn đề nổi cộm nhất cần giải quyết ( con muốncha mẹ không ép đi học thêm nhiều, muốn cha mẹ quan tâm, chia sẻ, không đùnđẩy trách nhiệm, muốn cha mẹ không so sánh con với người khác….)

Bước 2: Cho học sinh viết kịch bản, chỉnh sửa, chọn vai diễn và tập diễn với nhau.

GV kiểm tra hoặc cho học sinh tìm chọn video có nội dung mình muốn truyền đạt

Bước 3: Sắp xếp thời gian hợp lí trong cuộc họp để học sinh đóng vai hoặc giáo

viên chiếu tình huống giúp thông điệp phát huy tác dụng

Bước 4: Chốt vấn đề sau hoạt động.

Trang 14

Kịch bản với thông điêp cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của con

3.4 Thiết kế các trò chơi nhỏ - ý nghĩa lớn.

Sau khi xác định mục đích cuộc họp, giáo viên lựa chọn, xây dựng trò chơi đơn giản mang thông điệp muốn cha mẹ thay đổi hoặc tư vấn cách giáo dục con Kết nối để cha mẹ và con hiểu nhau

Phụ huynh tham gia trả lời câu hỏi về

phương pháp giáo dục

Trò chơi “ Ai là con” với thông điệpnếu con giống người khác cha mẹ sẽkhông nhận ra con đâu – đừng so sánhcon với người khác

* Cách tiến hành trò chơi “ Ai là con”

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w