Phương pháp điều trị thường dùng của ôn bệnh
Ths Nguyễn Thị Ngọc – Khoa YHCT
Phương pháp điều trị thường dùng của ôn bệnh
Ths Nguyễn Thị Ngọc – Khoa YHCT
Trang 2Nguyên tắc điều trị
Trang 3Nguyên tắc điều trị: trừ ôn tà
“Tại vệ hãn chi khả giã, đáo khí tài khả thanh khí, nhập
dinh ưu khả thấu nhiệt chuyển khí, … nhập huyết tựu khủng hao huyết động huyết, trực tu lương huyết tán huyết
Trị thượng tiêu như vũ (phi khinh bất cử), trị trung tiêu như hành (phi bình bất an), trị hạ tiêu như quyền (phi trọng bất trầm)”
Trang 4Nguyên tắc điều trị: vệ khí dinh huyết
Phần huyết: lương huyết
Trang 5Nguyên tắc điều trị: tam tiêu
Trang 6Nguyên tắc điều trị: phù chính Giai đoạn đầu: tư bổ tân dịch
Giai đoạn sau: tư âm, bổ âm là chính
Trang 7Nguyên tắc điều trị
Ôn bệnh thời kỳ đầu và thời kỳ cấp, tà có xu hướng mạnh, chính khí cũng chưa hư, nên trừ tà là chính, kết hợp với phù chính
Nếu hư thực thác tạp thì pháp điều trị phù chính và trừ tà cùng song hành.
Ôn bệnh giai đoạn sau, tà có xu hướng suy, chính khí cững hư, pháp điều trị đa phần phù chính làm chủ, kiêm thêm trừ tà
Nếu có kèm theo đàm, ứ, ẩm thực tích trệ, khí uất… thì pháp điều trị phải kiêm thêm hóa đàm, trừ ứ, tiêu tích, lý khí… để có lợi cho việc trừ tà và nhanh chóng khôi phục chính khí
Trang 8Bệnh ở phần vệ, phần khí ?
Bệnh ở phần dinh, phần huyết ?
Bệnh ở giai đoạn sau của ôn bệnh, khi cơ thể dần phục hồi, nhiệt tà đã hết ?
Trang 9Bệnh ở phần vệ: tiết vệ thấu biểu
Sơ vệ nhuận táo
Trang 10Sơ phong tán nhiệt
- Dùng các thuốc tân lương, tính nhẹ để phát tán phong nhiệt ở phế vệ
- chỉ định: giai đoạn đầu của phong ôn - bài thuốc: ngân kiều tán, tang cúc ẩm
Trang 11Giải biểu thanh thử
- Dùng các vị thuốc tân lương, phương hương thanh nhiệt có tác dụng giải biểu,thanh nhiệt thử
- Chỉ định: thử thấp giai đoạn đầu
- Bài thuốc: hương nhu ẩm gia giảm
Trang 12Tuyên biểu hóa thấp
Dùng các vị thuốc phương hương hóa thấp để giải ngoại thấp ở biểu
Dùng trong giai đoạn đầu của thấp ôn
Bài thuốc: tam nhân thang
Trang 13Sơ vệ nhuận táo
Dùng các vị thuốc tân lương, có tính nhuận mát để giải táo nhiệt ở phần biểu
Bài thuốc : tang hạnh thang
Chỉ định: giai đoạn đầu của thu táo
Trang 14So sánh Sơ phong tán nhiệt
Sơ vệ nhuận táo
Ngân kiều tán
Tang hạnh thang
Trang 15Lưu ý
Ôn bệnh thường kị dùng các thuốc tân ôn phát hãn để tránh trường hợp hóa nhiệt, hóa hỏa, tân dịch hao tổn
Sơ vệ thấu biểu có thể kết hợp với tư âm, ích khí, hóa đàm, tiêu đạo, giải độc để điều trị chứng bệnh tương ứng Tuy nhiên cần lưu ý để không làm ảnh hưởng tới giải biểu
Trang 16Thanh giải khí nhiệt
Thanh giải khí nhiệt dùng để điều trị nhiệt tà, nhiệt độc ở phần khí
Pháp điều trị này có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân chỉ khát thuộc về thanh pháp trong bát pháp
Chỉ định dùng pháp thanh giải khí nhiệt khi ôn nhiệt đã vào đến phần khí, lý nhiệt thịnh
Trang 17Thanh nhiệt giải khí
Trang 18Tuyên thanh khí nhiệt
Dùng các thuốc mát, tính nhẹ có tác dụng tuyên phát thanh nhiệt
Dùng khi ôn bệnh mới vào phần khí, lý chứng chưa nặng
Vị thuốc: trúc diệp, liên kiều….
Trang 19Tân hàn thanh khí
Dùng các vị thuốc có vị cay, tính lạnh để điều trị lý nhiệt
Chỉ định: Lý thực nhiệt như chứng dương minh nhiệt thịnh
Bài thuốc: bạch hổ thang
Trang 20Thanh nhiệt tả hỏa
Dùng các vị thuốc vị cay, tính mát có tác dụng thanh lý nhiệt, giải nhiệt độc
Điều trị chứng lý thực nhiệt, nhiệt tà uất kết ở lý
Bài thuốc: hoàng cầm thang, hoàng liên giải độc thang
Trang 21Tuyên thanh nhiệt tà: nhiệt chứng ở thượng tiêu Tân hàn thanh nhiệt: trung tiêu
Thanh nhiệt tả hỏa: chủ yếu tác dụng nhiệt tà uất kết, giải độc
Trang 22Lưu ý
Bệnh chứng ở phần khí tương đối rộng, triệu chứng phức tạp: Nếu nhiệt tà vừa vào phần khí, vẫn còn biểu chứng thì kết hợp vị thuốc giải biểu
Nếu nhiệt tà mạnh mà tân dịch hao tổn thì thêm các vị sinh tân dưỡng âm
Nếu nhiệt ứ kết tại phế: thêm các vị tuyên phế giáng khí Nếu ở can đởm thì thêm các vị thanh can, sơ can
Nếu nhiệt tà kết hợp với thấp, thực tích, huyết ứ, đàm trọc thì phải trừ thấp, tiêu đạo, hoạt huyết thì nhiệt mới khỏi
Trang 23Lưu ý
Bệnh chưa vào phần khí thì chưa dùng
Người thể trạng dương hư thì không dùng các vị thuốc hàn lương liều cao
Thuốc có tính khổ hàn thường hóa táo, hao tổn tân dịch dẫn tới nhiệt thịnh mà âm hư do đó người thể trạng âm hư phải lưu ý
Trang 24Hòa giải biểu lý
Hòa giả biểu lý có tác dụng sơ tiết, tuyên thông khí cơ làm điều hòa lại biểu lý
Trong ôn bệnh, dùng hòa giải biểu lý khi bệnh tà ở biểu đã hết nhưng vẫn chưa vào đến lý
Trang 25Hòa giải biểu lý
Trang 26Thanh tả thiếu dương
Thanh tả thiếu dương: dùng các thuốc vị cay, đắng, phương hương để thanh tả nhiệt tà ở thiếu dương
Nhiệt ở thiếu dương can đởm
Bài thuốc: hoàng cầm thanh đởm thang
Trang 27Phân tiêu trừ thấp
Dùng các thuốc có vị cay, đắng để tuyên phát khí cơ, thanh nhiệt điều trị đam thấp, thấp nhiệt
Bài thuốc: ôn đản thang
Trang 28Lưu ý
Thanh tả thiếu dương có tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, hóa đàm; điều trị nhiệt tà kết hợp với đàm thấp ứ kết ở thiếu dương, không điều trị trường hợp chỉ có nhiệt tà mạnh ở
phần khí
Phân tiêu trừ thấp thì chủ yếu có tác dụng hóa đàm trừ thấp; nếu trường hợp nhiệt tà mạnh hoặc nhiệt tà làm hao tổn tân dịch thì cần kết hợp với các pháp khác như: thanh nhiệt, tư âm
Trang 29Trừ thấp thanh nhiệt
Pháp trừ thấp thanh nhiệt dùng để điều trị thấp nhiệt ở tam tiêu, có tác dụng tuyên phát khí cơ, vận tỳ hòa vị, thông lợi thủy đạo, thanh nhiệt hóa thấp Dùng để điều trị thấp nhiệt
Trang 30Trừ thấp thanh nhiệt
Trang 32Thanh nhiệt táo thấp
Dùng các vị thuốc cay, đắng để sơ thông khí cơ của trung tiêu, thanh nhiệt trừ thấp Điều trị thấp nhiệt ở trung tiêu
Trang 33Thanh nhiệt lợi thấp
Dùng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu để điều trị thấp nhiệt ở hạ tiêu
Trang 34So sánh
Tuyên khí hóa thấp: Tam nhân thang
Thanh nhiệt táo thấp: Hạnh nhân hoạt thạch thang, liên phác ẩm
Thanh nhiệt lợi thấp: phục linh bì thang
Trang 35Lưu ý
trung tiêu
gây ra hoàng đản thì thêm các vị thuốc để thoái hoàng; thấp nhiệt kết hợp với tích trệ thì thêm các vị thuốc để tiêu đạo thông trệ; nếu thấp nhiệt cản trở trung tiêu làm vị khí thượng nghịch thì nêu các vị thuốc hòa vị giáng nghịch
hoặc thấp tà nội trở nhưng âm dịch lại hao tổn
đắng, tính lạnh; thay vào đó nên dùng các vị thuốc vị cay, tính âm để khổ ôn táo thấp là chính
Trang 36Thông hạ khứ tà
Thông hạ khứ tà thuộc vào hạ pháp trong bát pháp, có tác dụng thông phủ tả nhiệt, thông ứ phá kết
Dùng để điều trị trường hợp nhiệt tà kết hợp với đàm thấp, huyết ứ ứ kết tại vị trường
Trang 37Thông hạ khứ tà
Trang 38Thông phủ thanh nhiệt
Dùng các vị thuốc có vị đắng, tính lạnh gây đi ngoài Điều trị dương minh phủ chứng, nhiệt kết tại đại trường
Bài thuốc: đại thừa khí thang
Trang 39Đạo trệ thông lý
Dùng các vị thuốc thông hạ điều trị thấp nhiệt ứ kết ở đại trường
Bài thuốc: Chỉ thực đạo trệ thang
Trang 40Bổ âm thông hạ
Dùng các vị thuốc có vị ngọt, tính mát có tác dụng tư nhuận, dưỡng âm và thông hạ Điều trị nhiệt kết ở dương minh
nhưng âm dịch hao tổn
Bài thuốc: Tăng dịch thừa khí thang
Trang 41Thông ứ phá kết
Dùng các vị thuốc tả hạ kết hợp hoạt huyết hóa ứ Điều trị các chứng ứ huyết kết hợp với ôn nhiệt ứ trệ ở hạ tiêu
Bài thuốc: đào nhân thừa khí thang
Trang 42Lưu ý
Nếu phủ thực mà chính khí hư thì cần kết hợp với phù chính Phủ thực mà kết hợp với nhiệt bế tâm bào thì thêm thuốc khai khiếu Phủ thực mà nhiệt kết ở dương minh thì thêm vị thuốc thanh nhiệt
Trang 43So sánh Đại thừa khí thang
Tăng dịch thừa khí thang
Đào nhân thừa khí thang
Chỉ thực đạo trệ: đại hoàng, chỉ thực, hoàng liên, hoàng cầm, phục linh, trạch tả, bạch truật
Trang 44Lưu ý
Pháp công tả mạnh dễ làm ảnh hưởng tới chính khí Do đó nếu lý nhiệt mà không có phủ thực thì không sử dụng.
Ấm hư mà đại tiện táo kết thì không dùng các vị thuốc khổ hàn
Trang 45Thanh dinh lương huyết
Thuộc vào thanh pháp trong bát pháp, có tác dụng thanh dinh nhiệt, dưỡng âm, lương huyết giải độc, hoạt huyết thông lạc
Điều trị ôn bệnh ở phần dinh và huyết
Bao gồm: thanh dinh tiết nhiệt, lương huyết tán huyết, khí dinh ( huyết ) lưỡng thanh
Trang 46Thanh dinh tiết nhiệt
Dùng các vị thuốc khổ hàn có tác dụng thanh dinh, dưỡng âm, thấu nhiệt
Điều trị ôn bệnh ở phần dinh, dinh nhiệt làm hao tổn âm dịch
Bài thuốc: thanh dinh thang
Trang 47Lương huyết tán huyêts
Dùng các vị thuốc tính lạnh, vị ngọt, đắng có tác dụng lương huyết hoạt huyết
Điều trị ôn bệnh ở phần huyết hoặc nhiệt tà kết hợp với huyết ứ
Bài thuốc: tê giác địa hoàng thang
Trang 48Khí dinh hoặc khí huyết lưỡng thanh Dùng pháp thanh giải khí nhiệt kết hợp với thanh dinh,
lương huyết
Điều trị trường hợp khí dinh hoặc khí huyết đồng bệnh
Bài thuốc: thanh ôn bại độc ẩm
Trang 49Lưu ý
Khi bệnh còn ở phần khí thì không được dùng pháp thanh dinh, lương huyết sớm
Nhiệt ở phần dinh huyết dễ gây ra âm hư, bế khiếu, động phong Cần kết hợp pháp dưỡng âm, khai khiếu, bình phong
Bệnh ở phần dinh huyết nếu có kết hợp với đàm thấp thì cần lưu ý khi sử dụng các vị thuốc hàn lương nghê trệ
Trang 50Khai khiếu tức phong
Khai khiếu dùng trong trường hợp nhiệt nhập tâm bào hoặc thấp nhiệt làm cản trở tâm bào gây ra các triệu chứng thần chí bất thường như: hôn mê, nói nhảm, phát cuồng
Tức phong hay còn gọi là bình can tức phong có tác dụng thanh can nhiệt, tư bổ can thận để điều trị các chứng co giật
Trong ôn bệnh, hôn mê và co giật thường xuất hiện đồng thời nên hai chúng tôi đề cập đến hai pháp khai khiếu và tức phong cùng lúc
Trang 52Thanh tâm khai khiếu
Dùng các vị thuốc có vị cay, có mùi thơm để thanh tâm trừ đàm
Điều trị ôn bệnh, đàm nhiệt bế trở tâm bào
Bài thuốc: An cung ngưu hoàng hoàn, Tử tuyết đan, Chí bảo đan
Trang 53Trừ đàm khai khiếu
Dùng các vị thuốc phương hương để hóa đàm thanh nhiệt
Điều trị thấp nhiệt ứ kết ảnh hưởng tới tâm bào
Bài thuốc: Bồ hoàng uất kim thang, Tô hợp hương hoàn
Trang 54Thanh can tức phong
Dùng các vị thuốc có tác dụng thanh can giải kinh, thấu nhiệt dưỡng âm
Điều trị ôn bệnh nhiệt tà thịnh gây can phong nội động
Bài thuốc: Linh giác câu đằng ẩm
Trang 55Tư âm tức phong
Dùng để điều trị giai đoạn sau của ôn bệnh, khi nhiệt tà xâm phạm đến hạ tiêu, châm âm hao tổn gây âm hư sinh phong
Bài thuốc: tam giáp phục mạch thang
Trang 56Lưu ý
Khai khiếu tức phong thường kết hợp với các pháp điều trị khác như: lương huyết, hóa ứ, ích khí
Trừ đàm khai khiếu thì thường đi kèm với thanh nhiệt hóa đàm
Nếu như bệnh ở phần khí, nhiệt tà mạnh gây nên hôn mê, động phong thì phải kết hợp với thanh khí
Trang 57Tư âm sinh tân
Tư âm sinh tân có tác dụng nhuận táo sinh tân, tư bổ chân âm thuộc bổ pháp trong bát pháp
Điều trị giai đoạn sau của ôn bệnh, khi nhiệt tà đã hết nhưng âm dịch bị hao tổn
Trong quá trình diễn biến bệnh của ôn bệnh, nhiệt tà làm hao tổn âm dịch xuyên suốt cả quá trình, đặc biệt rõ rệt ở giai đoạn sau của bệnh
Dựa vào mức độ hao tổn của âm dịch và vị trí tạng phủ, tư âm sinh tân có 3 loại: tư dưỡng phế vị, tư âm nhuận trường, tư bổ chân âm.
Trang 58Tư âm sinh tân
Tư bổ phế vị: sa sâm mạch đông thang, ích vị thang
Bổ âm nhuận trường
Tư bổ chân âm: phục mạch thang
Trang 60Tư âm nhuận trường
Dùng các vị thuốc có vị ngọt mặn, tính mát có tác dụng sinh tân dưỡng âm để nhuận trường
Điều trị bệnh ở phần khí, khí nhiệt hao tổn tân dịch gây ra táo bón
Bài thuốc: Tăng dịch thang
Trang 61Tư bổ chân âm
Dùng các vị thuốc có vị ngọt tính mát để tư bổ can thận Điều trị giai đoạn sau của ôn bệnh, khi nhiệt tà bị bệnh thời gian dài, thiêu đốt chân âm
Bài thuốc: Phục mạch thang gia giảm.
Trang 62Lưu ý
Tư bổ phế vị, bổ âm nhuận trường: giai đoạn sau của ôn bệnh khi nhiệt tà giảm, tân dịch bị hao tổn
Nếu nhiệt tà còn mạnh mà âm dịch hao tổn thì kết hợp với thanh nhiệt tư âm, tư âm giải biểu, tư âm thông hạ, tư âm
Trang 63Cố thoát cứu nghịch
Cố thoát cứu nghịch là pháp điều trị khí âm lưỡng hư hoặc dương hư gây ra thoát chứng
Các pháp điều trị gồm ích khí liễm âm và hồi dương cứu nghịch thuộc pháp bổ trong bát pháp.
Trang 64Ích khí liễm âm
Dùng các vị thuốc có vị ngọt, tính ấm hoặc vị ngọt chua có tác dụng bổ khí, sinh tân, liễm âm cố thoát
Điều trị trường hợp khí âm lưỡng hư gây ra thoát chứng
Bài thuốc: sinh mạch tán
Trang 65Hồi dương cứu nghịch
Dùng các vị thuốc cam ôn hoặc cay nóng có tác dụng hồi dương cứu nghịch
Điều trị trường hợp chứng thoát do dương hư
Bài thuốc: sâm phụ thang hoặc sâm phụ long mẫu thang
Trang 66Add your company slogan