1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thương hàn luận ôn bệnh

32 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 553 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

Trang 1

THƯƠNG HÀN LUẬN

ÔN BỆNH

Trang 2

MỤC TIÊU

1 Định nghĩa được bệnh Thương hàn theo YHCT

2 Trình bày được quy luật truyền biến của Thương Hàn

3 Trình bày được triệu chứng chính của từng bệnh cảnh trong

Lục kinh

4 Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh

của ngoại cảm Ôn bệnh

5 Trình bày được triệu chứng chính của từng bệnh cảnh trong

từng giai đoạn của ngoại cảm Ôn bệnh

Trang 4

THƯƠNG HÀN TẠP BỆNH

LUẬN

 Bản do Vương Thúc Hòa biên tập gồm 10

quyển, 22 thiên, 397 pháp và 113 phương vận dụng khoảng 80 vị thuốc vào điều trị.

 Bộ sách có hai phần:

1.Phần bệnh sốt ngoại cảm với 6 loại bệnh cảnh (Thương hàn luận)

2.Phần tạp bệnh (hơn 40 loại bệnh nội, ngoại,

phụ, sản khoa) (Kim quỹ yếu lược).

Trang 5

THƯƠNG HÀN LUẬN

“Thương hàn” bệnh có hai nghĩa:

Nghĩa rộng: tổng danh cho tất cả các bệnh

sốt ngoại cảm, đem các chứng trạng trong

quá trình bệnh sốt xác lập thành 6 loại bệnh chứng gọi là Lục kinh hình chứng.

Nghĩa hẹp: khu trú vào bệnh ngoại cảm

phong hàn.

Hàm nghĩa của Thương hàn: không phải như danh từ Thương hàn ( fever- typhoid) của Tây

Trang 6

Sáu giai đoạn bệnh bao gồm:

Trang 7

Truyền biến của Thương hàn luận

 Truyền: bệnh phát triển theo quy luật

 Biến (hóa): thay đổi, cải biến tính chất dưới điều kiện đặc biệt nào đó.

Các nhân tố ảnh hưởng:

 Chính khí thịnh hay suy

 Tà khí thịnh suy

Trang 8

Các kiểu truyền biến

1 Tuần kinh (truyền kinh)

Dương minh

Quyết âm

Trang 10

THÁI DƯƠNG BỆNH CHỨNG

Biểu hiện lâm sàng: phát sốt, ớn lạnh, đầu gáy cứng đau,

mạch phù

Thái dương kinh chứng:

Thái dương trúng phong: đổ mồ hôi, mạch phù hoãn (Biểu

hư chứng) (Quế chi thang)

Thái dương thương hàn: không ra mồ hôi, mạch phù khẩn

(biểu thực chứng) (Ma hoàng thang)

Thái dương phủ chứng:

Thái dương súc thủy: sốt, đổ mồ hôi, khát, uống vào thì

mửa, tiểu không lợi,bụng dưới đầy, mạch phù khẩn.(Ngũ

linh tán)

Thái dương súc huyết: đau quặn bụng dưới, tức cứng,

người như phát cuồng, tiểu tiện lợi, đi cầu ra huyết đen

nhánh.(Đế dương thang)

Trang 11

DƯƠNG MINH BỆNH CHỨNG

Do Thái dương tà không giải, nhiệt tà truyền vào sâu hơn

Biểu hiện: mình nóng, đổ mồ hôi, sợ nóng, mạch đại

Dương minh kinh chứng: khát, thích uống nước, mạch

hồng đại, rêu lưỡi vàng khô (chưa có phân táo) (Bạch hổ thang)

Dương minh phủ chứng: phân táo, triều nhiệt, nói sảng,

bụng đầy đau, ra mồ hôi tầm tã, mạch trầm thực (mãn, bĩ, táo, thực) (Đại thừa khí thang)

Trang 12

THIẾU DƯƠNG BỆNH CHỨNG

Nguyên nhân:

o Bản kinh bệnh

o Kinh khác truyền đến

Chủ chứng: miệng đắng, họng khô, mắt mờ (Đởm nhiệt uất

chứng), hàn nhiệt vãng lai, lìm lịm không muốn ăn, hay nôn, tâm phiền, ngực sườn đầy đau, mạch huyền, tế…

(Tiểu sài hồ thang)

Trang 13

THÁI ÂM BỆNH CHỨNG

Nguyên nhân:

o Tam dương bệnh chuyển tới (điều trị sai làm tổn thương Tỳ Dương)

o Phong hàn xâm phạm trực tiếp

Chủ chứng: bụng đầy, đau từng cơn, thiện án, nôn, ăn

không tiêu, tiêu chảy, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng, mạch phù hoãn

(Lý trung thang)

Trang 14

sợ rét, chân tay giá lạnh.

Thiếu âm hàn hóa:

Dương hư hàn chứng: tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu trắng, tâm

phiền, khát (Tứ nghịch thang)

Âm thịnh cách dương chứng: không sợ lạnh, mặt đỏ, tiều

trong, mạch vi tuyệt.(Thông mạch tứ nghịch tán)

Trang 15

THIẾU ÂM BỆNH CHỨNG

Thiếu âm nhiệt hóa: Thiếu âm dương khí hồi phục quá

nhanh mà âm huyết chưa kịp hồi phục thì làm hiện tượng

âm hư nhiều hơn gây ra nhiệt hóa

Chủ chứng: tâm phiền, khó ngủ

Âm hư nhiệt chứng: miệng táo, họng khô, tiểu vàng, lưỡi

đỏ, mạch tế sác (Hoàng liên a giao thang)

Âm hư thủy đình: ho, nôn khan, tâm phiền khó ngủ, tiểu

bất lợi, lưỡi đỏ rêu trắng, mạch huyền, tế, sác (Âm hư thủy đình)

Trang 17

QUYẾT ÂM BỆNH CHỨNG

 Quyết âm hàn quyết: chân tay quyết lạnh, không sốt, sợ

lạnh, lưỡi nhạt, mạch vi hoặc tế sắp tuyệt (Đương quy tứ nghịch thang)

 Quyết âm nhiệt quyết: chân tay quyết lạnh, sốt, khát, tiểu

vàng đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt (Tứ nghịch thang)

 Quyết âm hồi quyết: chân tay quyết lạnh, tiêu khát, đói

không muốn ăn, ăn vào ói ra lãi, tiêu chảy không cầm (Ô mai hoàn)

Trang 18

HỢP BỆNH

• Chứng trạng của hai hoặc ba kinh đồng thời xuất hiện không phải do truyền biến mà do hai hoặc ba kinh đồng thời bị cảm tà khí.

• Ví dụ: đã có chứng của Thái dương lại có chứng của Dương minh là Thái dương, Dương minh hợp bệnh Nếu có chứng của Thiếu dương nữa là Tam dương hợp bệnh.

• Phép chữa: phải cân nhắc bệnh tình, châm trước dùng thuốc có khi dùng hợp phương, có khi dùng đơn phương.

Trang 19

TÍNH BỆNH

• Là tình trạng của một kinh chưa hết mà bệnh tà

đã nhanh chóng chuyển sang kinh khác.

• Ví dụ: chứng trạng của bệnh Thái dương chưa khỏi mà đã dồn dập hiện ra chứng trạng đang hạ của Dương minh bệnh rồi.

Trang 20

KẾT LUẬN

 Lục kinh theo Nội kinh: chỉ là cương lĩnh để phân biệt chứng

trạng, chưa trình bày cụ thể về biện chứng luận trị, trình bày về chứng nhiệt chứ chưa đề cập đến chứng hàn chứng hư.

 Lục kinh theo Thương Hàn Luận là lấy cơ chế bệnh lý của Tạng Phủ kinh lạc để tiến hành biện chứng luận trị.

 Lục kinh luận về Thương hàn sáng lập ra lý, pháp, phương, dược Trên lâm sàng phân biệt nhận thức biểu lý sở tại, hàn nhiệt biến hóa, hư thực khác nhau, lại lấy Âm Dương khái quát làm cơ sở biện chứng Bát cương sau này.

Trang 21

NGOẠI CẢM ÔN BỆNH

Đặc điểm:

1 Khởi phát với sốt cao

2 Bệnh cảnh thiên về nhiệt

3 Diễn biến theo quy luật

4 Bệnh thường cấp tính, diễn tiến nhanh,

bệnh cảnh thường nặng

5 Nếu bệnh phát thành dịch thì gọi là “ôn

dịch”

Trang 23

Nguyên nhân gây bệnh:

• Lục dâm: Phong nhiệt, Thử nhiệt, Thấp

nhiệt, Táo nhiệt…

• Lệ khí

Diễn biến của bệnh:

• Theo Diệp Thiên Sỹ: Vệ, Khí, Dinh, Huyết

• Ngô Hữu Khả: Thựơng tiêu, Trung tiêu, Hạ tiêu.

Trang 25

I Vệ phận chứng:

• Triệu chứng: sợ gió lạnh, phát sốt,

khát ít, ho ít đàm, khó khạc, mạch phù sác

 Tà ở bì mao:(Ngân kiều tán)

 Tà ở Phế: ho ít đàm, khó khạc, đau họng

(Tang cúc ẩm).

Trang 27

1 Phế nhiệt: sốt, phiền khát, phiền táo, bất

an, ho đờm đặc vàng, khó khạc Khí

suyễn, ho ra máu, tiểu đỏ, lữoi đỏ, rêu

vàng khô hoặc nhớt, mạch hoạt sác (Ma hạnh thạch cam thang).

2 Nhiệt uất hung cách: tức ngực, phát sốt

từng cơn, thừong buồn phiền, khó ngủ Mạch sác, rêu vàng (Chi tử sị thang).

3 Vị nhiệt: sốt cao, ra mồ hôi dầm dề, khát

dữ, mạch hồng đại, tâm phiền, rêu lưỡi vàng khô (Bạch hổ thang)

Trang 28

4 Nhiệt kết Trường phủ:

• Trường táo tiện bí: cầu bón, triều nhiệt, ra

mồ hôi, bụng đau sợ ấn, tiểu đỏ, lưỡi khô, mạch trầm thực (điều vị thừa khí thang)

• Trường nhiệt hạ lỵ: tả lỵ nhiều lần, hậu

môn nóng rát, mạch sác, miệng khát, rêu vàng khô (Cát căn cầm liên thang).

Trang 29

III Dinh phận chứng (Tâm, Tâm bào)

• Từ vệ phận truyền đến (nghịch truyền Tâm

bào)

• Từ Khí phận chuyển đến

• Trực trúng

1 Nhiệt thương dinh âm (Âm hư nội nhiệt): sốt nặng

về đêm, tâm phiền khó ngủ, hoặc nói lảm nhảm, lưỡi đỏ tươi (Thanh dinh thang)

2 Nhiệt nhập Tâm bào: lơ mơ nói nhảm, Tâm phiền

lưỡi đỏ (Thanh cung thang)

3 Dinh vệ hợp tà: hơi sợ gió lạnh, lữoi đỏ tươi, đêm

nóng, khó ngủ, hoặc lơ mơ nói nhảm, mạch sác

(Ngân kiều tán gia giảm)

Trang 30

IV Huyết phận chứng (Can, Thận)

• Từ Khí phận chuyển đến

• Từ Dinh phận chuyển đến

1 Bệnh ở Can:

 Nhiệt bức huyết vọng hành: ói ra máu, tiêu tiểu

ra máu, chảy máu cam…

 Nhiệt tà làm hao huyết: cân mạch co rút (động

phong)

2 Bệnh ở Thận: hao huyết nặng, thương âm,

vong âm.

Trang 31

1 Huyết nhiệt vọng hành: thổ huyết, nục huyết, tiện huyết… huyết

màu đỏ thẫm, hơi tím, sốt về đêm, tâm phiền ít ngủ, lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ mạch sác, sốt, khát, mồ hôi niều (Tê giác địa

hoàng thang).

2 Can nhiệt động phong: đau đầu chóng mặt, mắt đỏ, Tâm phiền, sốt,

khát, cổ gáy cứng, co giật từng cơn, lữoi đỏ thẫm, mạch huyền sác (Linh dưong câu đằng thang).

3 Huyết nhiệt thương âm: sốt, mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng, miệng

lưỡi khô, mỏi mệt, ù tai, mạch hư vô lực (Phục mạch thang).

4 Vong âm thất thủy: cơ thể gầy khô, môi teo, lưỡi

Trang 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Trường Đại học Y Hà Nội Khoa YHCT (2002).Thương

hàn luận NXB y học.

• Trường Đại học Y Hà Nội Khoa YHCT (2001) Kim quỹ

yếu lược NXB y học.

• Nguyễn Trung Hòa (1994 ) Giáo trình Thương hàn luận

và Ôn bệnh học Hội YHCT TP.HCM.

• ĐH Y dược TP.HCM khoa Y Bộ môn YHCT (1997 ) Bài giảng bệnh học va điều trị tập I

Ngày đăng: 28/10/2014, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w