TỨ NGHỊCH THANG (Thương hàn luận) Thành phần: Thục Phụ tử 10 - 20g Chích thảo 4 - 8g Can khương 8 - 12g Cách dùng: sắc nước uống. Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch. Giải thích bài thuốc: Thục Phụ tử tính vị cay, đại nhiệt, ôn phát dương phát dương khí, khu tán hàn tà là chủ dược. Can khương ôn trung tán hàn hợp với Phụ tử gia tăng tác dụng hồi dương. Chích thảo ôn dưỡng dương khí làm giảm bớt tính cay nóng của Khương, Phụ. Ứng dụng lâm sàng: Bài thuốc trị các chứng bệnh ở Thiếu âm dương khí suy kiệt âm hàn nội thịnh sinh ra chân tay quyết lạnh, nằm co sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt thích nằm hoặc đại tiện lỏng nước trong, bụng đau lạnh, miệng nhạt không khát, lưỡi tái rêu trắng, mạch trầm vi khó bắt hoặc do chứng dùng thuốc phát hãn quá mạnh gây nên chứng vong dương, bệnh tùy nặng nhẹ mà sử dụng bài thuốc có gia giảm. 1. Trường hợp chân tay quyết lạnh do chứng tiêu chảy nặng do mất nước âm dịch suy vong nên dùng bài thuốc gia thêm Nhân sâm gọi là bài TỨ NGHỊCH NHÂN SÂM THANG để hồi dương cứu âm. 2. Trường hợp bệnh Thiếu âm tả lỵ, chân tay quyết lạnh, mạch vi khó bắt, dùng bài Tứ nghịch thang bội Can khương gọi là bài THÔNG MẠCH TỨ NGHỊCH THANG (Thương hàn luận) để ôn lý, thông dương mạnh hơn. 3. Trường hợp bệnh thiếu âm hạ lợi, chân tay quyết nghịch, mặt đỏ, mạch vi là chứng âm hàn thịnh ở dưới, bức hư xông lên có thể dùng Tứ nghịch thang gia Thông bạch bỏ Cam thảo gọi là bài BẠCH THÔNG THANG (Thông hàn luận) để thông dương phục mạch. 4. Trường hợp hạ lợi không cầm, mặt đỏ, nôn khan, bứt rứt chân tay, quyết nghịch, mạch không bắt được dùng Bạch thông thang gia thêm nước tiểu người, nước mật heo gọi là bài BẠCH THÔNG GIA CHƯ ĐẢM THANG (Thương hàn luận). Phụ tử . TỨ NGHỊCH THANG (Thương hàn luận) Thành phần: Thục Phụ tử 10 - 20g Chích thảo 4 - 8g Can khương 8 - 12g Cách dùng: sắc nước uống. Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch. . TỨ NGHỊCH NHÂN SÂM THANG để hồi dương cứu âm. 2. Trường hợp bệnh Thiếu âm tả lỵ, chân tay quyết lạnh, mạch vi khó bắt, dùng bài Tứ nghịch thang bội Can khương gọi là bài THÔNG MẠCH TỨ NGHỊCH. THÔNG MẠCH TỨ NGHỊCH THANG (Thương hàn luận) để ôn lý, thông dương mạnh hơn. 3. Trường hợp bệnh thiếu âm hạ lợi, chân tay quyết nghịch, mặt đỏ, mạch vi là chứng âm hàn thịnh ở dưới, bức