1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại từ eu đến xuất khẩu thủy sản vào thị trường eu

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại từ EU đến xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU: Trường hợp tại Việt Nam
Tác giả Trần Phương Tiến Đức, Phạm Thị Thanh Hà, Ngô Thùy Dung, Nguyễn Khánh Vi, Đỗ Mai Quyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Đạt
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (11)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (11)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.5. Bố cục bài nghiên cứu (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (14)
    • 2.1. Hỗ trợ thương mại (14)
      • 2.1.1. Khái niệm hỗ trợ thương mại (14)
      • 2.1.2. Vai trò, ý nghĩa hỗ trợ thương mại (14)
    • 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng khác (16)
      • 2.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (16)
      • 2.2.2. Khủng hoảng kinh tế (17)
      • 2.2.3. Sản lượng sản xuất (17)
      • 2.2.4. Tỷ giá hối đoái (18)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (20)
    • 3.2. Dữ liệu nghiên cứu (22)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ (24)
    • 4.1. Tổng quan thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (24)
      • 4.1.1. Thực trạng sản lượng sản xuất thủy sản của Việt Nam (24)
      • 4.1.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (26)
      • 4.1.3. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU (28)
    • 4.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng (30)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (32)
    • 5.1. Kết luận (32)
    • 5.2. Một số khuyến nghị (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)
  • PHỤ LỤC (40)

Nội dung

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu, các nước phát triển có xu thế tập trung nguồn lực vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao Do vậy, họ có thể lựa chọn hỗ trợ các nước đang phát triển thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm nguyên liệu thô hoặc giá trị gia tăng thấp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và sản xuất trong nước Trong đó phải kể đến ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu và nhu cầu dinh dưỡng của người dân, đặc biệt ở các nước phát triển

Thị trường EU phụ thuộc vào nhập khẩu ngành hàng thủy sản Theo số liệu gần đây nhất từ Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường

EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm

2020 Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước Với kết quả này, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước ĐVT: Triệu USD - Nghìn tấn

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Biểu đồ 1: Lượng và trị giá xuất khẩu từng tháng năm 2021

Biểu đồ cho thấy ngoại trừ tháng 2 (tháng có đợt nghỉ Tết nguyên đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu các tháng năm 2021 đều tăng so với năm trước

Liệu rằng có sự hỗ trợ của EU vào đối với Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản hay không? Và các hỗ trợ thương mại có góp phần thúc đẩy xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam vào thị trường EU như thế nào?

Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu xác định tác động của hỗ trợ thương mại từ

EU đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Đi sâu vào lĩnh vực này, Stiglitz và Charlton

(2006) đã khẳng định hỗ trợ thương mại như một điều kiện tiên quyết để cải cách thương mại và tiếp cận thị trường ở các nước Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm cho những kết quả cùng một chiều, cụ thể, một số nghiên cứu kết luận hỗ trợ thương mại có tác động tích cực đối với xuất khẩu như: Vijil và Wagner (2010), Cali và Velde (2009), Ghimireee và cộng sự (2016)

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu tác động của hỗ trợ thương mại từ

EU đến Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản vào EU giai đoạn 2002 – 2022

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

(1) Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý thuyết về sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại từ EU vào hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cụ thể: là làm rõ khái niệm và nội hàm; xác lập khung khổ lý thuyết, tìm hiểu tác động và nhận diện một số chính sách để thúc đẩy hỗ trợ thương mại trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, các nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ thương mại xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU theo các nội dung và tiêu chí đã được xác định trong khuôn khổ lý thuyết; đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2022, trên cơ sở đó đưa ra nhận định về những kết quả đạt được, sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ các yếu tố tác động thực tiễn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, làm cơ sở cho việc đánh giá sự hiệu quả từ các tác động đó.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

Dữ liệu ngành thuỷ sản được sử dụng gồm có 8 phân ngành nhỏ hơn là: Cá sống

(0301), cá tươi (0302), cá đông lạnh (0303), phile cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (0304), cá hun khói và bột cá (0305), động vật giáp xác (0306), nhuyễn thể (0307), động vật thuỷ sinh khác và động vật thân mềm (0308) Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ tập trung phân tích, đánh giá về sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại đến xuất khẩu nhóm mặt hàng động vật giáp xác (0306) vì đây là nhóm hàng xuất khẩu sang EU chiếm tỉ trọng lớn nhất theo các nội dung và tiêu chí đã xác định trong khuôn khổ lý thuyết

Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2022

Xuất khẩu ngành thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU.

Phương pháp nghiên cứu

Bằng phương pháp xử lý dữ liệu bảng với mẫu nghiên cứu gồm 26 nước trong liên minh Châu Âu nhập khẩu thủy sản từ thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2002 -

2022 nghiên cứu đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực của hỗ trợ thương mại đến xuất khẩu thủy sản Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm ra tác động của các yếu tố khác đến xuất khẩu như: Chi phí thương mại có tác động nghịch biến, tỷ giá hối đoái có tác động đồng biến đối với xuất khẩu; và đặc biệt, sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm giảm tác động của hỗ trợ thương mại đối với xuất khẩu Khi mà các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào ảnh hưởng của hỗ trợ thương mại chung vào tổng xuất khẩu thì trong đề tài này sẽ chỉ rõ vào tác động hỗ trợ thương mại từ thị trường EU (các nước nhập khẩu thủy sản) vào xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Bố cục bài nghiên cứu

Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục hình, danh mục bảng, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo cáo đề tài nghiên cứu được kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và đánh giá

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Hỗ trợ thương mại

2.1.1 Khái niệm hỗ trợ thương mại

Hỗ trợ thương mại (Aid For Trade) đã nhanh chóng trở thành một khái niệm phổ biến trên thương mại quốc tế cũng như cái nhà tài trợ Theo WTO, hỗ trợ thương mại là việc giúp đỡ các nước đang phát triển và các nước phát triển thấp nhằm xây dựng khả năng thương mại và cơ sở hạ tầng cần thiết để hưởng lợi từ việc mở cửa thương mại

Hỗ trợ thương mại là tổng hợp các hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho các nước đặc biệt là các nước đang phát triển và phát triển thấp có cơ hội được hội nhập kinh tế thế giới thông qua việc hỗ trợ trao đổi tài sản và dịch vụ, trực tiếp hay gián tiếp, hỗ trợ tài chính kỹ thuật, giao thông vận tải,

Thương mại là hoạt động phức tạp mang tính toàn cầu gồm các khía cạnh:

• Hỗ trợ kỹ thuật: các quốc gia sẽ được hỗ trợ phát triển, xây dựng các chiến lược thương mại, tham gia đàm phán thương mại một cách hiệu quả

• Cơ sở hạ tầng: hỗ trợ, đầu tư xây dựng các tuyến đường, cảng biển, hệ thống viễn thông kết nối thị trường nội địa và thế giới, cải thiện chuỗi cung ứng, các phòng ban ngành liên quan để tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu trên thế giới

• Năng lực sản xuất: các nước đầu tư vào các ngành công nghiệp và lĩnh vực để các quốc gia nhận hỗ trợ có thể đa dạng hóa sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ xây dựng năng lực sản xuất để tăng năng suất sản xuất

• Hỗ trợ điều chỉnh: hỗ trợ giảm các chi phí thuế quan, đồng thời hỗ trợ chính sách và quy định thương mại, bao gồm: các chính sách thương mại và các quy định, các can thiệp điều chỉnh liên quan đến thương mại

2.1.2 Vai trò, ý nghĩa hỗ trợ thương mại

Stiglitz và Charlton (2006) khẳng định rằng hỗ trợ thương mại như một điều kiện tiên quyết để cải cách thương mại và tiếp cận thị trường ở các nước, và là chất xúc tác để tăng cường xuất khẩu Hỗ trợ thương mại là một phương tiện hỗ trợ các nước khai thác đầy đủ các cơ hội hiện có để tham gia vào thị trường thương mại thế giới

Hình 1 : Hỗ trợ thương mại và các tác động

Và theo IMF (2007), hỗ trợ thương mại có vai trò:

• Hỗ trợ thương mại có thể bổ sung cho cải cách thương mại và mở cửa thị trường

• Xây dựng năng lực có thể giúp cho các nước đang phát triển tận dụng các cơ hội thương mại

• Hỗ trợ thương mại cũng có thể giúp giải quyết các nút thắt trong thương mại về mặt giao thông vận tải, hay vận chuyển hàng hóa như cải thiện đường sá, kho bãi, bến cảng và phân phối

Quả thực, gia nhập thị trường thôi là chưa đủ với một số nước khi họ phải đối mặt với các rào cản khi thương mại quốc tế như thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm, cũng như tài chính và hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém vì vậy hỗ trợ thương mại được sinh ra với mục tiêu chính là giúp đỡ các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển thấp vượt qua được những hạn chế, giảm thiểu các rủi ro, phát triển năng lực trong thương mại để hưởng lợi từ sự hội nhập thương mại toàn cầu, đồng thời cải thiện thị trường thương mại quốc tế Nhờ vậy, các quốc gia nhận hỗ trợ thương mại có thể xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng đất nước phát triển bền vững Hỗ trợ thương mại giúp cho xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước nhận hỗ trợ gia tăng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng, đưa các sản phẩm vươn tầm thế giới.

Các yếu tố ảnh hưởng khác

2.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

2.2.1.2 Ảnh hưởng của GDP đến xuất nhập khẩu

• GDP là chỉ số quan trọng được Chính phủ lựa chọn để đánh giá và so sánh sự tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để xây dựng chính sách điều hành vĩ mô

• GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế và phản ánh rõ ràng sự biến động của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian Chẳng hạn, GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự tin đầu tư nhiều hơn, đây là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai

• Ngược lại, khi tăng trưởng GDP thấp thể hiện cho nền kinh tế đi vào suy thoái và dẫn đến tình trạng: người lao động thất nghiệp, trả lương thấp hơn và các doanh nghiệp hạn chế việc đầu tư,

• GDP được sử dụng trong tính toán các cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh rõ ràng đặc điểm, tính chất tăng trưởng của một quốc gia

• Đặc biệt, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ ràng hơn thực trạng sản xuất của nền kinh tế, từ đó các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung phát triển khu vực kinh tế, vùng kinh tế phù hợp Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh

Khủng hoảng kinh tế là một giai đoạn suy thoái kéo dài, liên tục trong hoạt động kinh tế ở một hoặc nhiều nền kinh tế Đây là một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn là suy thoái kinh tế, là sự chậm lại của hoạt động kinh tế trong quá trình của một chu kỳ kinh doanh bình thường

2.2.2.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất nhập khẩu

Trước cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu gặp khó khăn trong huy động vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới Nhìn chung, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn bởi lẽ:

(i) Việt Nam là một trong một số nước có độ mở ngoại thương khá lớn;

(ii) Trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam nằm trong tốp 50 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu thế giới với xuất khẩu đứng hàng thứ 50, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và nhập khẩu đứng hàng thứ 41, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa toàn cầu

Sản lượng là mức độ hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định Nó là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung cấp và có thể được đo bằng nhiều đơn vị khác nhau tùy thuộc vào ngành công nghiệp và loại sản phẩm

2.2.3.2 Ảnh hưởng của sản lượng sản xuất đến xuất nhập khẩu

Sản lượng sản xuất đóng một vai trò to lớn trong xuất nhập khẩu cũng như cánh cửa một quốc gia khi bước vào thị trường thương mại quốc tế Sản lượng sản xuất càng cao, xuất khẩu càng được phát triển và từ đó quốc gia có cơ hội nâng cao tiên tiến các dây chuyền sản xuất cũng như cơ sở hạ tầng để có một năng lực sản xuất tốt hơn Vì vậy việc duy trì và tăng cường sản lượng sản xuất là quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu và phát triển kinh tế

Ta biết rằng sản lượng sản xuất và xuất khẩu có mối quan hệ như sau :

➢ Mối quan hệ trực tiếp:

• Tăng sản lượng: Khi sản lượng sản xuất tăng, lượng hàng hóa sẵn có để xuất khẩu sẽ tăng lên Điều này giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường quốc tế, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng

• Giảm sản lượng: Ngược lại, nếu sản lượng sản xuất giảm, lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm theo, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sụt giảm

➢ Mối quan hệ gián tiếp:

• Chất lượng sản phẩm: Năng suất cao giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu

• Giá thành sản phẩm: Năng suất cao giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và thu hút nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài

• Năng lực cạnh tranh: Năng suất cao giúp doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác

2.2.4.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán DNSE (DNSE), khi đồng nội tệ tăng giá, doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hơn Lý do là vì lúc này giá trị đồng nội tệ tăng lên Doanh nghiệp sẽ phải trả ít tiền hơn so với trước kia để mua một lượng hàng hóa như nhau

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế được áp dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thực nghiệm kể từ nghiên cứu của Anderson và van Wincoop (2003) Mô hình này giả định có mối quan hệ tích cực giữa thương mại song phương với quy mô của đối tác thương mại Một quốc gia sẽ có xu hướng giao thương nhiều hơn với một quốc gia có GDP lớn hơn là những đối tác có GDP thấp vì năng lực thương mại và sức mua của những nước này sẽ lớn hơn Thế nhưng giá trị thương mại sẽ bị cản trở bởi khoảng cách giữa hai quốc gia, sự khác biệt về văn hóa, rào cản gia nhập thị trường

Dựa trên lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn và các nghiên cứu trước đó, tác giả áp dụng mô hình nghiên cứu như sau: lnXK it = β 0 + β 1 *HTTM it + β 2 *KH t +β 3 *COVID it + β 4 *lnGDP pcit + β 5 *lnSL it + β 6 *lnTGHD it + u i + e it

Trong đó: lnXK it : Logarit tự nhiên của tổng xuất khẩu từ Việt Nam sang nước i tại thời gian t

HTTM it : Hỗ trợ thương mại của nước i với Việt Nam tại thời gian t với 0 là không có và 1 là có hỗ trợ thương mại

KH t : Khủng hoảng kinh tế tại thời gian t lnGDP pcit : Logarit tự nhiên của tổng thu nhập bình quân đầu người của nước i tại thời gian t lnSL it : Logarit tự nhiên của sản lượng sản xuất của nước i tại thời gian t

TGHD it : Logarit tự nhiên của tỷ giá hối đoái của nước i tại thời gian t

Các hệ số với dấu kỳ vọng tương ứng là β 1 , β 4 , β 5 , β 6 > 0và β 2 , β 3

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w