1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của việt nam sang eu

87 35 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU

Hà Nội, 2024

Trang 2

i

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm nghiên cứu xin cam đoan báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn toàn là độc lập

của nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ths Nguyễn Ngọc Diệp Các số liệu được

sử dụng trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bố ở những nguồn chính thống Kết quả trong bài báo cáo là hoàn toàn trung thực do nhóm tự tìm hiểu, nhóm xin chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra

Trang 3

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình để hoàn thành được bài báo cáo nghiên cứu khoa học này nhóm đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tâm Trước hết chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý thầy cô đang giảng dạy tại Trường Đại học Thương mại

Đặc biệt nhóm xin lời cảm ơn sâu sắc đến Ths Nguyễn Ngọc Diệp đã tận tình

giúp đỡ nhóm để có thể hoàn thành được bài báo cáo này

Vì kiến thức của nhóm còn hạn chế nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các quý thầy cô của Trường Đại học Thương mại nói chung và Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng cho chúng em những ý kiến đóng góp để có thể hoàn thiện bài nghiên cứu của mình

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

iii

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 3

1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 3

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 5

1.2.3 Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan 7

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.3.1 Mục tiêu chung 8

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 8

1.4 Đối tượng nghiên cứu 9

1.5 Phạm vi nghiên cứu 9

1.6 Phương pháp nghiên cứu 9

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu 9

1.8 Đóng góp của nghiên cứu 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU 11

2.1 Cơ sở lý luận về thủy sản 11

2.1.1 Khái niệm thủy sản 11

2.1.2 Phân loại thủy sản 11

2.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản 12

2.2.1 Khái niệm xuất khẩu thủy sản 12

Trang 5

iv

2.2.2 Quy trình xuất khẩu thủy sản: 13

2.3 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 15

2.3.1 GDP bình quân đầu người 15

2.3.2 Tỷ giá hối đoái 16

2.3.3 Sản lượng thủy sản nuôi trồng 17

2.3.4 Sản lượng thủy sản đánh bắt 18

2.3.5 Biện pháp vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm (SPS) 18

2.3.6 Thuế tối huệ quốc (MFN) 19

2.3.7 Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) 20

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU 21

3.1 Tổng quan về tình hình sản xuất thủy sản của Việt Nam 21

3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu 21

3.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 23

3.1.3 Các đối tác xuất khẩu 29

3.1.4 Đánh giá chung 31

3.2 Tổng quan về thị trường EU 33

3.2.1 Quy mô thị trường 33

3.2.2 Nhu cầu nhập khẩu và các nguồn cung ứng 33

3.2.3 Thị hiếu, xu hướng tiêu dùng 37

3.2.4 Các kênh phân phối 38

3.3 Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 39

Trang 6

v

3.3.1 Kim ngạch xuất khẩu 39

3.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 41

3.3.3 Thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 43

3.3.4 Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 45 CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU 47

4.1 Giới thiệu mô hình và phương pháp nghiên cứu: 47

4.1.1 Mô hình trọng lực: 47

4.1.2 Mô hình ARDL: 48

4.1.3 Phương pháp nghiên cứu: 50

4.2 Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 57

4.2.1 Mô hình trọng lực 57

4.2.2 Mô hình ARDL 59

4.3 Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 62

4.3.1 GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu 62

4.3.2 Tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và nước nhập khẩu 63

4.3.3 Sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước xuất khẩu 65

4.3.4 Sản lượng thủy sản đánh bắt của nước xuất khẩu 65

4.3.5 Biện pháp vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm (SPS) 66

4.3.6 Thuế tối huệ quốc (MFN) 68

4.3.7 Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) 69

Trang 7

vi

CHƯƠNG 5: CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY

SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU 71

5.1 Khuyến nghị dành cho doanh nghiệp 71

5.2 Khuyến nghị dành cho Nhà nước 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 77

Trang 8

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục hình

Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2001-2021 Hình 3.2 Cơ cấu xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2001-2021 Hình 3.3 Cơ cấu xuất khẩu cá tra Việt Nam giai đoạn 2014-2021 Hình 3.4 Cơ cấu xuất khẩu cá ngừ Việt Nam giai đoạn 2014-2021

Hình 3.5 Top 5 thị trường NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam 2019–2021 Hình 3.6 Nhập khẩu thủy sản của EU năm 2001-2021

Hình 3.7 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2010-2021 Hình 3.8 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2021

Hình 3.9 Thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các nước EU năm 2021

Danh mục bảng

Bảng 3.1 Nhập khẩu thủy sản theo từng thị trường thành viên EU năm 2020 Bảng 3.2 Thị trường cung cấp thủy sản cho EU giai đoạn 2019-2021

Bảng 4.1 Mô tả biến và nguồn thu thập dữ liệu Bảng 4.2 Kết quả hồi quy mô hình PPML Bảng 4.3 Kết quả kiểm định tính dừng Bảng 4.4 Kết quả kiểm định đồng liên kết

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy PMG với biến phụ thuộc EXP

Trang 9

Food and Agriculture Organization of the United

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ

WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới

VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Processor

Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Trang 10

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt trội Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2001 - 2021, với giá trị xuất khẩu tăng lên hơn 20 lần, từ 15 tỷ USD năm 2001 lên đến 335 tỷ USD năm 2021 Điều này là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ và dự báo về tiềm năng lớn trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã nhận định, thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới Đến nay, sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ Theo nguồn thông tin của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến năm 2021 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD và đến năm 2022 con số này đã chạm mốc 11 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới

Liên minh châu Âu (EU) - nền kinh tế lớn nhất thế giới, với GDP đạt 17,19 nghìn tỷ USD và dân số hơn 447 triệu người vào năm 2021 Hiện nay, EU đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại của Việt Nam, là một trong những đối tác xuất khẩu hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ) Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chung của Việt Nam vào EU tăng hơn 15 lần từ 2,6 tỷ USD năm 2001 lên 40 tỷ USD năm 2021 Các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua tập trung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển

Theo Bộ Công Thương, tính đến năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước Về phía EU, Việt Nam đã vươn lên trở thành nguồn cung cấp thủy sản quan trọng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc Với nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU vượt trên 50 tỷ USD mỗi

Trang 11

2

năm, EU không chỉ là một thị trường quan trọng mà còn là một thị trường tiềm năng không thể bỏ lỡ cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tương lai.

Trong bối cảnh các quốc gia nhập khẩu có xu hướng gia tăng sử dụng các rào cản phi thuế quan (NTM) như là công cụ hợp pháp để bảo vệ thị trường trong nước, các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) được coi là hai biện pháp hàng đầu mà các quốc gia nhập khẩu áp dụng và thường được xem là những “rào cản” lớn cho các quốc gia xuất khẩu Đặc biệt, EU được đánh giá là một trong những thị trường nhập khẩu khó tính về những quy định nghiêm ngặt trong chất lượng, an toàn và xuất xứ đối với các mặt hàng xuất khẩu nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng Về TBT, EU thường áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu, các sản phẩm phải tuân thủ các quy định về chất lượng, an toàn và môi trường Về phía SPS, EU có các biện pháp nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, bao gồm việc kiểm soát dịch bệnh động vật, thuốc trừ sâu và các chất phụ gia trong thực phẩm Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu vào EU cũng phải có chứng minh xuất xứ chính xác và đầy đủ, đặc biệt đối với thủy sản còn có các quy định liên quan đến bảo tồn tài nguyên, quản lý đánh bắt và theo dõi nguồn gốc sản phẩm Điều này sẽ làm tăng độ “khó tính” của việc xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU, khi đó Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc xuất khẩu sang thị trường này Và những thách thức đó được thể hiện trong thực trạng xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU vẫn còn đang phải đối mặt với một số vấn đề lớn Cụ thể là việc Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu cảnh cáo “thẻ vàng” vì không tuân thủ Quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) Việc này đồng nghĩa với việc thủy sản xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm soát theo xác suất dẫn đến chi phí xuất khẩu tăng lên đáng kể và số lượng sẽ giảm xuống do thời gian giao hàng kéo dài Nếu việc này không được khắc phục triệt để và việc chậm thực hiện khuyến nghị của các đoàn thanh tra từ EU có thể khiến cho “thẻ vàng” có nguy cơ biến thành “thẻ đỏ” Trường hợp xấu nhất, thủy sản Việt Nam bị thẻ đỏ sẽ là lệnh cấm xuất khẩu sang thị trường này

May mắn thay, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU đang có chiều hướng phát triển rất tích cực Năm 2020 đánh dấu 30 năm Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Trên chặng đường dài 30 năm ấy, bất chấp những biến động của tình hình thế giới và hai châu lục Á - Âu, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển và đạt được dấu mốc mới: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020 mang lại nhiều ưu đãi, tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng thủy sản của Việt Nam và là cơ hội để các doanh

Trang 12

3

nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào thị trường EU với giá xuất khẩu cao hơn thông qua các đối tác trung gian Bên cạnh đó, EVFTA còn đem đến nhiều cơ hội như việc Việt Nam cùng lúc được tiếp cận thị trường với 27 quốc gia chưa từng có FTA nhưng lại là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất nhì của Việt Nam những năm qua; trong đó, 50% số dòng thuế của thủy sản sơ chế sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, số còn lại cắt giảm theo lộ trình 3-7 năm; thực phẩm từ thủy sản cũng được xóa bỏ thuế sau 6-8 năm EVFTA còn mở ra cánh cửa mới cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản của khu vực, thế giới nhờ hoạt động chuyển dịch đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.

Trước bối cảnh thương mại Việt Nam đang trên đà chuyển mình, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam đang tập trung vào thị trường châu

Âu, nhiều thách thức và cơ hội mở ra từ quá trình này, “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU” không chỉ là một nhiệm

vụ quan trọng và cấp bách đối với cộng đồng nghiên cứu mà còn đem lại ý nghĩa chiến lược đối với những người đưa ra các quyết định chính sách xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài

Bose và Galvan (2005) với Export supply of New Zealand's live rock lobster to

Japan: An empirical analysis sử dụng mô hình hiệu chỉnh từng phần (Partial

Adjustment Model - PAM), phương pháp bình phương tối thiểu (Ordinary Least Squares - OLS) và số liệu thứ cấp từ năm 1989 - 1998 để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm của New Zealand sang thị trường Nhật Bản Kết quả nghiên cứu cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm của New Zealand sang thị trường Nhật Bản chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi khối lượng sản xuất tôm của New Zealand Ngược lại, nhân tố giá sản xuất trong nước của New Zealand không có ý nghĩa thống kê, do hạn chế về số liệu của nghiên cứu hay phương pháp ước lượng chưa phù hợp

Nghiên cứu của Puspi Eko Wiranthi, Iwan Aminudin, Eka Rachmawati Dewi

(2019) A Gravity Model for Indonesian Canned Tuna Exports to The european Union

Market: An Application of PPML Estimator trên mô hình trọng lực ghi nhận các yếu tố

có tác động tích cực tương đối lớn đến khối lượng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Indonesia sang EU là dân số các nước thành viên EU và khối lượng sản xuất cá ngừ của Indonesia Trong khi đó biến tỷ giá hối đoái thực của đồng Rupiah so với đồng đô la

Trang 13

4

Mỹ lại tác động ngược chiều với khối lượng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Indonesia sang EU

Nghiên cứu về mặt hàng gạo, Zarenejad (2012) và Investigating the Elasticity of

Supply and Demand for Rice Export in Iran đề xuất kim ngạch xuất khẩu gạo của Iran

chịu ảnh hưởng bởi khối lượng gạo sản xuất trong nước, giá gạo sản xuất trong nước, giá gạo xuất khẩu, GNP Iran và tỷ giá hối đoái IRR/USD Kết quả từ mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Auto Regressive Distributed Lag - ARDL) trên số liệu theo năm từ 1989 – 2006 cho thấy khối lượng gạo sản xuất trong nước, giá gạo xuất khẩu, GNP Iran và tỷ giá hối đoái IRR/USD tác động cùng chiều với khối lượng xuất khẩu gạo trong khi đó giá gạo sản xuất trong nước tác động ngược chiều

Đối với các mặt hàng nông sản, Ekrem Erdem - Erciyes Üniversitesi, Kayseri, Turkey; Saban Nazlioglu - Pamukkale University (2008) và Gravity Model of Turkish

Agricultural Exports to the European Union tập trung vào 23 đối tác thương mại tại EU

trong giai đoạn 1996 – 2004 Các biến độc lập được xem xét trong mô hình bao gồm: quy mô nền kinh tế EU, dân số nước nhập khẩu (EU), dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở các nước EU, môi trường khí hậu ngoài Địa Trung Hải của các nước thuộc EU, đất canh tác nông nghiệp của các nước EU, khoảng cách địa lý giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước EU và biến giả cho tư cách thành viên trong Liên minh hải quan EU - Thổ Nhĩ Kỳ Cuối cùng, kết quả từ mô hình trọng lực cho thấy xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ sang EU có mối tương quan thuận với quy mô nền kinh tế EU, dân số nước nhập khẩu (EU), dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở các nước EU, môi trường khí hậu ngoài Địa Trung Hải và Liên minh Hải quan EU - Thổ Nhĩ Kỳ Ngược lại, giá trị nông sản Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu sang EU chịu tác động tiêu cực với đất canh tác nông nghiệp của các nước EU và khoảng cách địa lý giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước EU

Sotja Dlamini, Abdi-Khalil Edriss, Alexander R Phiri, Micah Masuku (2016) sử

dụng mô hình trọng lực nghiên cứu đề tài Determinants of Swaziland’s Sugar Export

Nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị xuất khẩu đường của Swaziland chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố GDP của Swaziland, GDP của nước nhập khẩu, diện tích của nước nhập khẩu, ngôn ngữ chung chính thức, sự hình thành của các khối thương mại COMESA và EU, dân số của các nước nhập khẩu, độ mở cửa giữa thương mại của Swaziland và quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý giữa thành phố thủ đô của Swaziland (Mbabane) và thành phố thủ đô của đối tác thương mại Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2001 đến 2013 cho ra kết quả rằng GDP của Swaziland, GDP của nhà nhập khẩu, diện tích đất của nhà nhập khẩu và ngôn ngữ chung chính thức có tác động tích cực đáng kể đến xuất khẩu đường của Swaziland Việc thành lập các khối thương mại COMESA và

Trang 14

5

EU cũng tác động tích cực đáng kể đến xuất khẩu đường của Swaziland Mặt khác, dân số của các nhà nhập khẩu, độ mở cửa thương mại, khoảng cách giữa Swaziland và các thành phố thủ đô của đối tác thương mại tác động tiêu cực đáng kể đến dòng xuất khẩu đường của Swaziland

Năm 2014, Cemal Atici và Bulent Guloglu dựa trên mô hình trọng lực nghiên cứu

đề tài Gravity Model of Turkey's Fresh and Processed Fruit and Vegetable Export to

the EU và chỉ ra rằng các nhân tố gồm quy mô nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước

EU, dân số thành viên các nước EU, dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, tư cách thành viên của Hiệp định Liên minh Hải quan EU-Thổ Nhĩ Kỳ có ảnh hưởng tích cực đến tổng giá trị rau quả xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang EU, trong khi đó đất trồng trọt nông nghiệp của các nước EU và khoảng cách địa lý giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước EU lại có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể

Về mặt hàng lâm sản, năm 2013, Achmad Subchiandi Maulana, Rita Nurmalina

Suharno và The Analysis of Affecting Factors to the Export of Rattan Furniture

Indonesia in the International Market sử dụng mô hình trọng lực để ước lượng các yếu

tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ nội thất mây tre đan của Indonesia trên thị trường quốc tế Theo kết quả nghiên cứu, GDP bình quân đầu người của các nước nhập khẩu, GDP bình quân đầu người của Indonesia, giá đồ nội thất mây tre đan của Indonesia sang các nước khác có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu đồ nội thất mây tre đan của Indonesia và khoảng cách kinh tế có tác động tiêu cực đến giá trị hàng hóa xuất khẩu đồ nội thất mây tre đan của Indonesia

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

So với các nghiên cứu ở nước ngoài, Việt Nam có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nhiều loại mặt hàng đặc biệt xuất khẩu thủy sản sang thị trường thế giới nói chung hoặc từ thị trường cụ thể nói riêng Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng vẫn còn hạn chế

Phạm Hương Quỳnh, Nguyễn Thu Hằng sử dụng mô hình trọng lực để nghiên cứu

tác động của các biện pháp phi thuế quan đến xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam, Tác

động của các biện pháp phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2022)

Nghiên cứu đã chỉ ra ba điểm quan trọng Thứ nhất, NTM quy định nghiêm ngặt từ khâu đánh bắt, sơ chế chế biến và dư lượng các chất trong sản phẩm đối với hàng thủy sản Việt Nam Tuy nhiên quy định vẫn có sự khác nhau giữa các quốc gia, không hợp lý và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế Thứ hai, kết quả hồi quy cho thấy NTM tác động đến cả

Trang 15

6

kim ngạch xuất khẩu và khả năng xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam Thứ ba, mức tác động của các biện pháp SPS lớn hơn thuế quan trong khi đó TBT lại tạo tác động nhỏ hơn so với biện pháp thuế quan nhập khẩu của thị trường quốc tế

Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản

của Nguyễn Thị Nhiễu và cộng sự (2004), sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ năm 1992 – 2003, cho thấy những hạn chế của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 1992 – 2003 là do: (i) 2 bên chưa có hiệp định thương mại song phương; (ii) chất lượng hàng hóa hạn chế; (iii) giá thành hàng hóa còn cao; (iv) hoạt động xúc tiến thương mại triển khai chậm và lúng túng; (v) hệ thống kênh phân phối hàng hàng hóa còn yếu; (vi) thị trường của Nhật Bản đòi hỏi khắt khe; (vii) hai nước chưa có thỏa ước về vệ sinh, kiểm dịch động thực vật; (viii) công nghệ chế biến sau đánh bắt của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản

Cùng là thị trường Nhật Bản, nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật (Mai Thị Cẩm Tú (2015) sử dụng phương

pháp phân tích định lượng, xem xét cả các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu để tìm ra các các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) khối lượng đánh bắt, khối lượng nuôi trồng của Việt Nam tác động dương lên khối lượng xuất khẩu; (ii) giá bán trong nước của Việt Nam tác động âm lên khối lượng xuất khẩu; (iii) mức độ đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu (cụ thể là vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc) tác động dương; (iv) tỷ giá hối đoái thực JPY/VND tác động âm lên khối lượng xuất khẩu; (v) Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật tác động âm lên khối lượng xuất khẩu; (vi) thu nhập bình quân đầu người của Nhật tác động dương lên khối lượng xuất khẩu

Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015) và Nghiên cứu về các yếu tố ảnh

hưởng đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ đặt ra câu hỏi:

giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi GDP của Việt Nam, GDP của quốc gia nhập khẩu, dân số của quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái giữa VND và tiền tệ quốc gia nhập khẩu, mức thuế nhập khẩu của châu Âu và Mỹ vào Việt Nam, khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến các quốc gia nhập khẩu Nghiên cứu thực hiện phương pháp OLS (Ordinary Least Squares) mà mô hình FEM (Fixed Effect Model) và REM (Random Effect Model) cho thấy GDP của Việt Nam, GDP của quốc gia nhập khẩu, dân số của quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái (VND/USD) có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam và khoảng cách địa lý có tác động ngược chiều

Trang 16

7

Nguyễn Tiến Hoàng, Trần Thanh Tâm, Phạm Thị Anh Thư (2022) với Các nhân

tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sử dụng mô hình trọng lực cũng như Pooled OLS, REM, FEM,

FGLS, cho thấy GDP của nước nhập khẩu (các nước thành viên CPTPP), dân số của Việt Nam, tỷ giá hối đoái thực và việc tham gia các FTA song phương và đa phương với các nước thành viên CPTPP có tác động tích cực đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP, trong đó, quy mô dân số có tác động mạnh nhất trong khi tỷ giá hối đoái thực cũng có tác động nhưng không đáng kể Ngược lại, khoảng cách địa lý là nhân tố gây cản trở, tác động ngược chiều với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Năm 2022, Trần Thanh Long, Võ Minh Vương dựa trên mô hình trọng lực tiến

hành nghiên cứu đề tài Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang

thị trường EU Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố dân số gộp, GDP bình quân đầu

người gộp, độ mở thương mại gộp và chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU

Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phạm Hoàng Linh và Bùi Thị Thanh Hải phân tích Các

nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả

thi (FGLS) Kết quả phân tích cho thấy: GDP, GDP bình quân đầu người của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu; mức độ tự do thương mại có tác động cùng chiều; trong khi biến khoảng cách địa lý và biến giả nước nhập khẩu không tiếp giáp biển có tác động ngược chiều đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU

1.2.3 Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan

Đối với các nghiên cứu nước ngoài:

- Nghiên cứu nước ngoài thường đa dạng về phương pháp và mô hình nghiên cứu như Gravity Model và ARDL, Partial Adjustment Model (PAM), Ordinary Least Squares (OLS), Poisson Pseudo-Maximum Likelihood (PPML) Estimator, Auto Regressive Distributed Lag (ARDL) và Gravity Model để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Một số nghiên cứu có thời kỳ nghiên cứu dài hạn, sử dụng dữ liệu kéo dài từ nhiều năm để hiểu rõ hơn về xu hướng và biến động trong xuất khẩu

- Tuy nhiên, hạn chế về dữ liệu, phương pháp ước lượng và ý nghĩa thống kê của một số biến độc lập gây ảnh hưởng đến tính khách quan và sức thuyết phục của nghiên cứu, đặt ra thách thức trong việc đánh giá và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế

Đối với các nghiên cứu trong nước:

Trang 17

8

- Đa số các công trình nghiên cứu thường áp dụng các phương pháp định lượng và mô hình trọng lực, kết hợp với phương pháp thống kê mô tả Sự kết hợp giữa những phương pháp này giúp đánh giá tác động của các yếu tố đối với xuất khẩu khách quan hơn Phương pháp mô hình trọng lực cung cấp khả năng định lượng hóa mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc, trong khi phương pháp thống kê mô tả giúp mô tả và tổng hợp thông tin chính từ dữ liệu Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra hạn chế khi không thể bao quát mọi chiều sâu của vấn đề và không thể giải thích một số yếu tố không định lượng được Một số nghiên cứu trong nước vẫn sử dụng phương pháp truyền thống như FGLS (Feasible Generalized Least Squares) hoặc OLS, có thể giới hạn khả năng đánh giá tác động của các yếu tố

- Tuy nhiên, đối với bài nghiên cứu này, nhóm đã có sự đổi mới trong phương pháp nghiên cứu với việc sử dụng mô hình trọng lực (Gravity model) kết hợp với mô hình phân phối trễ tự hồi quy trên dữ liệu bảng (ARDL - Autoregressive Distributed Lag) nhằm cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và hiệu suất xuất khẩu của các ngành hàng cụ thể Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của Việt Nam đều có đặc điểm chung là nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng phổ biến như GDP của Việt Nam, GDP của quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý, nhưng chưa rõ ràng và chưa liên quan trực tiếp đến đặc điểm đặc thù của mặt hàng xuất khẩu làm giảm tính thuyết phục về khoa học lẫn thực tiễn Một số nghiên cứu gặp hạn chế về dữ liệu, có thể do thiếu thông tin chi tiết hoặc giới hạn trong quy mô mẫu nghiên cứu Điều này cũng đã được khắc phục trong bài nghiên cứu này, với mẫu số liệu nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2021

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung

Đề tài hướng đến việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp tận dụng ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chế ảnh hưởng của nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy của Việt Nam sang EU - Lượng hóa tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU

Trang 18

9

- Xây dựng hệ thống các giải pháp dưới góc độ quốc gia và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: 2001-2021

- Phạm vi không gian: Việt Nam và các quốc gia khu vực EU - 27 (bao gồm: Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Đan Mạch, Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Síp, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia , Slovenia, Bulgaria, Romania và Croatia)

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lựa chọn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU dưới góc độ vĩ mô (quốc gia Việt Nam) và đánh giá chiều hướng tác động của từng nhân tố

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được được thực hiện hoàn toàn dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng và chi tiết vận dụng phương pháp nghiên cứu này vào các nội dung của bài nghiên cứu sẽ trình bày ở chương 4 của nghiên cứu

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu

Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu được kết cấu với 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam sang EU

Chương 3: Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU Chương 4: Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt

Trang 19

10

Nghiên cứu đạt được các mục tiêu đề ra như trên sẽ đóng góp nhiều về mặt khoa học cũng như thực tiễn.

Thứ nhất, đề tài lượng hóa rõ ràng mức độ tác động các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU theo phương pháp nghiên cứu mới.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đóng góp vào khung lý luận và thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cung cấp thêm nguồn thông tin hữu ích cho ngành xuất khẩu thuỷ sản nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Thứ ba, đề tài nghiên cứu về vấn đề mang tính thời sự vì thuỷ sản luôn luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và có tiềm năng tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong giai đoạn tới, đồng thời bài nghiên cứu còn cung cấp thông tin quan trọng cho nhà nước và doanh nghiệp trong việc đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong tương lai.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu về xuất khẩu thuỷ sản và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, góp phần hỗ trợ cho giảng viên, học viên và những người quan tâm tới chủ đề

Trang 20

11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU

2.1 Cơ sở lý luận về thủy sản 2.1.1 Khái niệm thủy sản

Thủy sản (Seafood) là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Thanh niên, thủy sản là thứ sản vật có giá trị kinh tế khai thác được dưới nước như cá, tôm, hải sâm, rau câu Trong Luật thủy sản quy định, "Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản" Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra và cung cấp các sản phẩm thủy sản tiêu dùng trực tiếp cho con người

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến Ngành thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng Chính vì vậy, việc định hướng chiến lược phát triển cho ngành theo từng giai đoạn trước những biến động của thị trường thế giới là điều thực sự cần thiết

2.1.2 Phân loại thủy sản

Từ trước đến nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm chính là tôm, cá tra, cá ngừ, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô Ngoài ra, còn có những mặt hàng cao cấp như bào ngư, cá ngừ, nghêu và các mặt hàng hải sản khác… đang dần được bổ sung thêm, nhưng sản lượng vẫn còn ít so với nhu cầu cung cấp cho quốc tế

Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực được phân loại theo nhiều cách: Phân loại thủy sản dựa theo đặc điểm cấu tạo loài tính ăn, môi trường sống và khí hậu; theo nguồn gốc hay theo mức độ chế biến: thủy sản nguyên liệu, thủy sản sơ chế, thủy sản chế biến, thủy sản ăn trực tiếp, Hay theo cách phân loại của Tổ chức Hải quan thế giới, thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số; với mục 7 Mã HS đối với danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện; mục 8 mã số HS đối với danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu và những mục HS khác đối với mặt hàng thủy sản trong nước

Trang 21

12

Nhóm sản phẩm tôm: Tôm là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam Trong đó các loại tôm chủ yếu xuất khẩu bao gồm: tôm sú, tôm chân trắng và một số loại tôm khác Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,9 tỷ USD (tăng 5,4% so với năm 2020) (theo Tổng cục Thủy sản) và Việt Nam luôn nằm trong danh sách đứng đầu các nước xuất khẩu tôm sang thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Nhóm sản phẩm cá: Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nước ngọt hay cá nước lợ Các loại cá được ưa chuộng và xuất khẩu nhiều bao gồm: cá tra, cá ngừ, cá trích Trong đó xuất khẩu cá tra đang ngày càng chiếm xu thế và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất Theo VASEP, xuất khẩu cá tra chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2020 Năm 2021, thị trường tiêu thụ bắt đầu bình ổn trở lại, nhưng những làn sóng dịch Covid lại liên tục bùng phát tại Việt Nam, khiến toàn bộ chuỗi sản xuất thương mại thủy sản bị gián đoạn, trong đó nặng nề nhất là cá tra vì nằm trong trung tâm dịch và bị đình trệ đúng vào thời điểm cần tăng tốc sản xuất xuất khẩu cho cuối năm và năm mới Do vậy, xuất khẩu cá tra dù đã hồi phục 8% nhưng vẫn chỉ đạt trên 1,6 tỷ USD năm 2021 Tính đến hết quý I/2022, xuất khẩu cá tra đã chiếm 27% giá trị xuất khẩu toàn ngành thủy sản Theo sau đó là cá ngừ, trong 6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 355 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020 Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 91 thị trường trong giai đoạn này

Nhóm sản phẩm thủy sản khác: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam khác bao gồm: mực, bạch tuộc, ghẹ, hàu, hải sâm, và các mặt hàng thủy sản đông lạnh Theo VASEP, 7 tháng đầu 2021 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 1,9 tỷ USD bao gồm các nhóm sản phẩm: cá các loại khác (trừ cá ngừ và cá tra, chiếm 52,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam); mực, bạch tuộc (16,8%); cua, ghẹ và giáp xác khác (4,6%); nhuyễn thể hai mảnh vỏ (3,9%) và nhuyễn thể khác (trừ mực bạch tuộc và nhuyễn thể hai mảnh vỏ chiếm 0,2%) Trong thời gian gần đây, các sản phẩm xuất khẩu này cũng đã đạt được mức tăng trưởng khá và dần giành được vị thế trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

2.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản 2.2.1 Khái niệm xuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản là việc xuất khẩu mà mặt hàng được xuất khẩu ở đây là thủy sản Cho đến nay, tùy theo cách tiếp cận đã có một số quan niệm khác nhau về xuất khẩu thủy sản, song đều có điểm chung đó là: xuất khẩu thủy sản là quá trình mua bán,

Trang 22

13

trao đổi giữa hai quốc gia khác nhau, hai vùng lãnh thổ khác nhau, hai chủ thể kinh tế ở hai quốc gia khác nhau Xuất khẩu thủy sản là tổng hợp các hoạt động từ sản xuất tới tiêu thụ thủy sản nhằm cung cấp các sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng cuối cùng tại thị trường nước ngoài

Xuất khẩu thủy sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo một chuỗi các khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản Khi lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, các hoạt động sản xuất thủy sản chưa có sự tách biệt giữa các khâu một cách rõ ràng, thậm chí còn lồng ghép vào nhau thì khối lượng sản phẩm thủy sản được sản xuất ra còn ít, chất lượng chưa cao và chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường nhỏ Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội đã làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao, các hoạt động của xuất khẩu thủy sản ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hợp thành một thể thống nhất làm cho sản phẩm thủy sản tăng lên cả về số lượng và chất lượng

Sự tăng trưởng về mặt kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam những năm qua được tạo nên từ nền tảng của ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản Ngoài việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho khoảng 100 triệu dân ở thị trường nội địa, ngành thủy sản Việt Nam đã từng bước hội nhập, chinh phục thị trường thế giới Cùng với sự tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng trong nhiều năm và lần đạt mốc 11 tỷ USD vào năm 2022 Hiện tại Việt Nam đang nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy

Ngành thủy sản đã đạt được những thành công nhất định và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế (Ngô Thị Ngọc Bình, 2022) Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD tăng 5,7% so với 8,41 tỷ USD năm 2020 So năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2020 không giảm quá nhiều, giúp Việt Nam duy trì vị trí top 3 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, đứng đầu về Đông Nam Á và đứng thứ hai ở châu Á Thị trường xuất khẩu thủy sản đang mở rộng tới hơn 160 thị trường trên toàn thế giới

2.2.2 Quy trình xuất khẩu thủy sản:

Bước 1: Kiểm tra mặt hàng thủy sản xuất khẩu

Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2

Trang 23

14

Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Loại thuỷ sản không có tên trong danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam)

Loại thủy sản có tên trong danh mục thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư, nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam)

Bước 2: Xác định mã HS của thủy sản

Tiếp theo doanh nghiệp cần xác định mã HS của mặt hàng thủy sản Điều này giúp phân loại hàng hóa và cơ quan hải quan dựa vào đó để áp mức thuế suất phù hợp Ví dụ như mã HS của cá tra đuôi vàng là 0302.72.10; cá ba sa 0301.99.19; tôm hùm đá 0306.31; cua, ghẹ 0306.33.00; các loài san hô mềm 0508.00.90; tôm mũ ni trắng 0306.36;…

Để tra mã HS nhanh chóng, doanh nghiệp có thể sử dụng website chính thức của Hải quan Việt Nam để xác định mã HS chính xác

Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật

Khi xuất khẩu thủy sản đông lạnh hay tươi sống đều cần phải có chứng nhận kiểm dịch Health Certificate (HC) Cách đăng ký kiểm dịch như sau:

- Chuẩn bị hồ sơ:

+ Thủy sản đông lạnh: Đơn đăng ký kiểm dịch; yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có); mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có);

+ Thủy sản tươi sống: Đơn đăng ký kiểm dịch; giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu; giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam với thủy sản/sản phẩm thủy sản thuộc danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Việt Nam hoặc tại Phụ lục của CITES; yêu cầu về chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có); mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có); các tài liệu khác như giấy chứng nhận vùng, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy sản (nếu có),…

Trang 24

15 - Nộp hồ sơ:

+ Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Cục Thú y Các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,…

- Nhận hồ sơ và trả kết quả:

+ Các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch Nếu hồ sơ còn thiếu, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu

Bước 4: Làm thủ tục hải quan tại cảng/sân bay

Các giấy tờ cần thiết khi khai báo hải quan gồm: - Hóa đơn (Invoice);

- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list); - Chứng nhận xuất xứ (CO);

- Chứng nhận kiểm dịch (HC); - Tờ cân;

- Tờ khai báo hải quan

2.3 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU

2.3.1 GDP bình quân đầu người

GDP (Gross Domestic Product) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định GDP bình quân đầu người là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) tính bình quân cho một người dân; được tính bằng cách lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ chia cho dân số của nó tại thời điểm đó Đây là một chỉ tiêu quan trọng để so sánh mức độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc khu vực, cũng như để tính toán chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI)

Chỉ số GDP bình quân đầu người thường có mối quan hệ thuận với mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của cư dân trong một quốc gia Do đó, GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu lớn thường phản ánh mức độ tổng quát về thu nhập và mức sống của người dân trong quốc gia đó Nếu con số này cao, điều này thường chỉ ra mức

Trang 25

16

sống trung bình cao và khả năng mua sắm tốt hơn Đồng thời, nó cũng có thể là dấu hiệu về hiệu suất sản xuất và khả năng cung cấp dịch vụ tốt, đặc biệt là khi nước đó có quy mô lớn và nhập khẩu nhiều hàng hóa

Theo nghiên cứu của Lê Quốc Hội, Trần Thị Lan Hương và Lê Thị An Thái (2017)

về “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các nước ASEAN

trong bối cảnh hội nhập AEC” đã chỉ ra rằng GDP bình quân đầu người của nước nhập

khẩu có tác động cùng chiều đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN trong giai đoạn 1997-2015 Kết quả cho thấy xuất khẩu của Việt Nam tăng khi GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu tăng lên

Bài nghiên cứu của Đỗ Thị Hoà Nhã, Nguyễn Thị Thu Hà (2019) sử dụng mô hình trọng lực mở rộng và dữ liệu bảng để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2005-2016 Kết quả ước lượng mô hình chỉ ra rằng GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều tới kim ngạch xuất khẩu nông sản

Nghiên cứu được thực hiện bởi Trần Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa (2015), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đưa ra kết quả tương tự, GDP bình quân đầu người của quốc gia nhập khẩu tác động cùng chiều lên giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam

2.3.2 Tỷ giá hối đoái

Theo Bộ Tài chính, tỷ giá hối đoái (tỷ giá trao đổi ngoại tệ) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ của hai quốc gia (số: 179/2012/TT-BTC), khi giá một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được tính bằng tiền của quốc gia khác Nó thường được sử dụng để tính toán giá trị của các giao dịch thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài và các hoạt động tài chính khác, có tác động đến trực tiếp đến cán cân thương mại quốc tế

Trong thương mại, chính sách tỷ giá hối đoái có tác động đến kim ngạch xuất khẩu Việc giảm giá của đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, khiến doanh nghiệp có khả năng giảm giá cả hàng hoá và tăng cường khả năng cạnh tranh Khi xuất khẩu cùng một lượng hàng hóa, doanh nghiệp thu được số ngoại tệ tương đương nhưng đổi được nhiều đơn vị nội tệ hơn Tuy nhiên, điều đó chỉ mới thể hiện tác động tới khối lượng xuất khẩu của tỷ giá, còn đối với kim ngạch thì còn phải xem xét đến độ co giãn của cầu theo giá Nếu hàng hóa có độ co giãn cao thì khi tỷ giá tăng lên, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng, kéo theo kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ cũng sẽ tăng lên Sự mất giá của đồng tiền so với các loại tiền tệ của đối tác kích thích xuất khẩu nông sản (Assem Abu Hatab và cộng sự, 2010; Kushtrim Braha, 2017) Tỷ

Trang 26

17

giá hối đoái có mối tương quan tích cực với xuất khẩu nông sản (Medardo Aguirre González và các cộng sự, 2015)

Ngô Thị Mỹ, Trần Nhuận Kiên (2016) sử dụng mô hình trọng lực để “Phân tích

các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua cách tiếp cận của mô hình trọng lực” cho thấy biến tỷ giá hối đoái tác động theo chiều hướng tích cực với

kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam Cụ thể, tỷ giá hối đoái tăng 1% sẽ làm kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng bình quân 1,209% Điều này có nghĩa giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đang chịu tác động lớn bởi giá của đồng tiền chung (USD)

Nghiên cứu của Ngan Thi Pham, Tu Thanh Nguyen, Phung Phi Tran Thi (2016) sử dụng mô hình trọng lực để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang các nước châu Âu và châu Mỹ

Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế lại chỉ ra tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu có tác động ngược chiều đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam

2.3.3 Sản lượng thủy sản nuôi trồng

Theo Tổng cục thống kê, sản lượng thủy sản nuôi trồng là khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt Nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường xuất khẩu thủy sản của một quốc gia Nuôi trồng thủy sản cho phép một quốc gia tăng sản lượng xuất khẩu thủy sản bằng cách cung cấp nguồn cung ổn định và đáng tin cậy Qua việc điều chỉnh quy mô và phương pháp nuôi trồng, quốc gia có khả năng sản xuất lượng lớn thủy sản chất lượng cao để xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế Thông qua việc nuôi trồng các loại cá, tôm, hàu, trai, cua và nhiều loại thủy sản khác, quốc gia có thể cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu và sở thích của các thị trường xuất khẩu khác nhau

Theo nghiên cứu của Mai Thị Cẩm Tú (2015) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật” chỉ ra rằng khối lượng nuôi cá và

tôm của Việt Nam tác động cùng chiều tới khối lượng xuất khẩu cá và tôm sang thị

Trang 27

18

trường Nhật Khi các giá trị khác không đổi thì sản lượng nuôi trồng càng tăng dẫn tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng

2.3.4 Sản lượng thủy sản đánh bắt

Theo Tổng cục thống kê, sản lượng thuỷ sản đánh bắt là khối lượng sản phẩm thuỷ sản thu được từ hoạt động đánh bắt, thu nhặt nguồn lợi thuỷ sản sẵn có trong thiên nhiên ở trong nội địa hay vùng biển, thuộc các loại mặt nước (nước mặn, lợ, ngọt) trong một thời kỳ nhất định Sản lượng thủy sản đánh bắt gồm sản lượng thủy sản khai thác biển và sản lượng thủy sản khai thác nội địa Một quốc gia có sản lượng thủy sản cao sẽ có nguồn thủy sản dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp thực phẩm.Sản lượng thủy sản đánh bắt được của nước nhập khẩu bằng sản lượng thủy sản mà nước nhập khẩu đánh bắt, khai thác, chế biến được với mục đích tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Theo nghiên cứu của Mai Thị Cẩm Tú (2015) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật” chỉ ra rằng khối lượng đánh bắt cá

và khối lượng nuôi tôm của Việt Nam tác động cùng chiều tới khối lượng xuất khẩu cá và tôm sang thị trường Nhật

Nghiên cứu của Đồng Quang Huy và cộng sự (2021) sử dụng mô hình OLS nghiên

cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang một

số quốc gia trên thế giới”, kết quả cho thấy rằng sản lượng thủy sản đánh bắt của Việt

Nam có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Khi các giá trị khác không đổi thì sản lượng đánh bắt tăng dẫn tới kim ngạch xuất khẩu tăng

2.3.5 Biện pháp vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm (SPS)

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), biện pháp vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm (gọi tắt là SPS) là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật Biện pháp này, bản thân nó không cấm việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại; thay vào đó, chúng đặt ra các điều kiện cho việc áp dụng các rào cản đó

SPS thường có mối quan hệ ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu do gây ra nhiều cản trở thương mại, đặc biệt mặt hàng thủy sản chịu sự kiểm dịch khắt khe chặt chẽ hơn dẫn đến gia tăng thêm chi phí cố định cho doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm nguyên liệu sơ chế, đồng thời phải đảm bảo đáp ứng quy chuẩn trong khâu

Trang 28

19

chế biến Đặc biệt, các biện pháp phi thuế thường bị biến tướng và các quy định cụ thể thì quá khắt khe so với mục tiêu bảo hộ người tiêu dùng và môi trường, dường như những biện pháp đó đang nhằm bảo hộ thương mại nhiều hơn Các nước phát triển có xu hướng sử dụng các biện pháp kỹ thuật khắt khe hơn, với yêu cầu cao hơn so với các nước đang phát triển, vì vậy hàng nông sản được xuất khẩu từ nước đang phát triển tới nước phát triển gặp nhiều khó khăn, trở ngại

Theo nghiên cứu của Phạm Hương Quỳnh, Nguyễn Thu Hằng (2022) về “Tác

động của các biện pháp phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam” đã chỉ ra

rằng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm (SPS) có tác động ngược chiều

đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Kết quả cho thấy xuất khẩu của Việt Nam giảm khi các biện pháp SPS tăng lên

Nghiên cứu của Lê Thị Việt Nga, Doãn Nguyên Minh, Bùi Thị Thu (2021) sử dụng mô hình trọng lực để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các các biện pháp kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) gây cản trở thương mại thủy sản giữa Việt Nam và EU

2.3.6 Thuế tối huệ quốc (MFN)

Thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR), là mức thuế quan thấp nhất mà một quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia thành viên khác của WTO Theo quy định của GATT, các thành viên WTO phải áp dụng thuế MFN đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên khác của WTO, bất kể là nước đó là đối tác thương mại quan trọng hay không

Mục đích của thuế MFN là thúc đẩy thương mại tự do và bình đẳng giữa các quốc gia thành viên WTO Bằng cách áp dụng thuế MFN, các quốc gia thành viên WTO đảm bảo rằng hàng hóa của họ sẽ được đối xử công bằng và bình đẳng trên thị trường của các nước thành viên khác Thuế MFN được tính toán dựa trên giá trị của hàng hóa nhập khẩu

MFN thường có mối quan hệ ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Nếu mức thuế MFN áp dụng đối với các mặt hàng thủy sản cao, sẽ làm tăng chi phí sản xuất và xuất khẩu thủy sản Điều này sẽ khiến thủy sản của nước xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn so với thủy sản của các nước khác, dẫn đến giảm xuất khẩu thủy sản Nếu một quốc gia hay khu vực thương mại như Liên minh châu Âu (EU) áp dụng mức thuế MFN cao đối với sản phẩm thủy sản, thì các nước xuất khẩu thủy sản như Việt Nam,

Trang 29

20

không còn hưởng mức thuế ưu đãi như trước, có thể phải đối mặt với sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu

Vào năm 2018, Hoa Kỳ đã áp dụng mức thuế MFN cao hơn đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có sản phẩm thủy sản Trung Quốc vốn là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, bắt đầu tìm kiếm các thị trường mới để xuất khẩu sản phẩm của mình, bao gồm cả Việt Nam Điều này dẫn đến việc tăng cung thủy sản từ Trung Quốc tại Việt Nam, từ đó gây ra sự cạnh tranh với ngành thủy sản nội địa của Việt Nam Kết quả là, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang một số thị trường, bao gồm cả Hoa Kỳ, có thể đã bị ảnh hưởng

2.3.7 Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA)

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam Hiệp định EVFTA là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, Hiệp định thương mại tự do này có thể thúc đẩy nền kinh tế bùng nổ của Việt Nam lên tới 15% GDP, giúp tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng hơn một phần ba Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng EVFTA là một biến số giả của hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thuộc Liên minh châu Âu và được coi như là một biến độc lập để xác định tác động đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Liên minh châu Âu trước và sau khi hiệp định được ký kết

Hiệp định EVFTA được khởi động đàm phán từ tháng 6/2012 Đến ngày 30/6/2019, Hiệp định được ký kết tại Hà Nội Sau thời gian phê chuẩn bởi Nghị viện EU và Quốc hội Việt Nam, EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 Đây là sự kiện quan trọng mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường khu vực này, trong đó có thủy sản Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi từ thuế quan giảm ngay khi Hiệp định có hiệu lực và trong khoảng 3-7 năm tiếp theo (Lê Thị Việt Nga, Vũ Anh Tuấn, Chu Tiến Minh, 2022)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hoàng, Phạm Văn Phúc Tân (2020) về tác động của hiệp định EVFTA đến xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU cho thấy EVFTA có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Cụ thể, khi EVFTA có hiệu lực sau khi được phê chuẩn nội bộ giữa các bên và khi thuế xuất được cắt giảm về 0%, gia tăng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU phần lớn đến từ việc giá hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn hàng từ nội địa EU

Trang 30

21

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU

3.1 Tổng quan về tình hình sản xuất thủy sản của Việt Nam 3.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Trong nhiều năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới Việt Nam được xem là một quốc gia lý tưởng và tiềm năng cho nền công nghiệp thủy sản, bao gồm cả 2 lĩnh vực nuôi trồng và khai thác Hệ thống chế biến thủy sản của Việt Nam vô cùng đa dạng, có được từ sự thuận lợi của thiên nhiên và vị trí địa lý Với ưu thế đường bờ biển dài và tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam đã xây dựng được danh tiếng về chất lượng cao và đa dạng của sản phẩm thủy sản Ngành thủy sản có đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia, chiếm khoảng 4-5% GDP và 9-10% doanh thu xuất khẩu của Việt Nam Sự đa dạng trong cả sản phẩm và thị trường tiêu thụ là một trong những điểm mạnh của ngành thủy sản Việt Nam Các sản phẩm chính bao gồm tôm, cá tra, cá ngừ, mực và bạch tuộc đều đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế Hiện nay, thủy sản Việt Nam được tiêu thụ ở hơn 170 thị trường, ngày càng được mở rộng và có chỗ đứng quan trọng ở những thị trường lớn Đặc biệt, Mỹ, Nhật Bản và EU là ba thị trường lớn nhất, chiếm 50-60% giá trị xuất khẩu của Việt Nam

Xuất khẩu thuỷ sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản Việt Nam, đóng góp một phần quan trọng vào việc củng cố vị thế quan trọng của ngành này trong nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản mang lại nguồn ngoại tế lớn cho đất nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông - ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Theo dữ liệu về thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, thủy sản chiếm khoảng 15% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới (WITS, 2020)

Trang 31

22

Đơn vị: tỷ USD

Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2001-2021

Nguồn: VASEP

Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2001-2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự biến động nhẹ qua các năm Trong đó, nước ta ghi nhận giá trị xuất khẩu thủy sản cao nhất vào năm 2021 và thấp nhất vào năm 2001 Có thể thấy giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất và sau đó là chuỗi giảm 2 năm liên tiếp do các tác động từ đại dịch Covid xuất hiện vào cuối năm 2019 Đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã cho thấy dấu hiệu tăng trưởng trở lại và ghi nhận con số cao nhất từ trước đến nay với giá trị là 8,9 tỷ USD Đây được cho là sự khởi sắc của hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta sau thời kỳ chống chọi với dịch bệnh

Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chứng kiến một sự bùng nổ tăng trưởng đáng kể Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 8,3 tỷ USD, đánh dấu một bước tiến đáng kể từ mức 7,1 tỷ USD năm 2016, là một minh chứng rõ ràng cho sự thành công của ngành trong việc mở rộng thị trường và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm Sự tăng trưởng này tiếp tục ổn định qua các năm tiếp theo, với những con số ấn tượng: 8,8 tỷ USD vào năm 2018 và 8,6 tỷ USD vào năm 2019 Mặc dù có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2020 xuống còn 8,5 tỷ USD do ảnh hưởng của đại

Trang 32

23

dịch Covid-19 đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng khi kim ngạch tăng trở lại, đạt 8,9 tỷ USD vào năm 2021

3.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 3.1.2.1 Mặt hàng tôm

Tôm ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đóng góp tỷ trọng lớn vào tổng xuất khẩu thủy sản Trong đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tôm trung bình chiếm khoảng 50% Theo Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ USD Và Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ 2 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 - 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới Trong đó, tôm Việt Nam đã được xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 5 thị trường lớn gồm châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc

Hiện nay các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu đều đáp ứng các quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm Mặt hàng tôm đã được chế biến đa dạng về mẫu mã và hình thức đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao (tôm tẩm bột, tôm Nobashi, Sushi, Tempura…), qua đó, áp ứng được cả thị trường khó tính nhất là EU, Nhật Bản,

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã tận dụng một số phụ phẩm tôm để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao cấp như chitin, chitosan, glucosamine, astaxanthin Do vậy, tôm vẫn tiếp tục được coi là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta

Trang 33

24

Đơn vị: triệu USD

Hình 3.2 Cơ cấu xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2001-2021

Nguồn: VASEP

Trong 21 năm (2001-2021), giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đã ghi nhận bước tăng trưởng vượt bậc với đà tăng 443% Trong giai đoạn này, giá trị xuất khẩu tôm đạt thấp nhất vào năm 2001 khi ngành tôm chưa được chú trọng phát triển, sản lượng nuôi còn thấp và công nghệ chế biến còn chưa cao Từ năm 2001-2002, kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn chưa vượt mức 1 tỷ USD nhưng đến năm 2003, kim ngạch này có sự khởi sắc và tăng trưởng đều qua các năm, đạt đỉnh điểm nhất vào năm 2014

Năm 2014, xuất khẩu tôm tiếp nối đà đi lên của năm 2013, tăng trưởng 26,9% đạt đỉnh 3,95 tỷ Đây vẫn là mức cao kỷ lục của tôm Việt Nam tính tới nay Nguyên nhân là nhờ nhu cầu tôm thế giới cao và đồng đô la Mỹ (USD) tăng mạnh Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam trong 2 năm 2013 và 2014 đã khẳng định vững vàng vị thế của tôm Việt, nhất là trong bối cảnh một loạt các đối thủ cạnh tranh đều gặp khó khăn Cụ thể, Thái Lan đã bị chịu tác động mạnh sau thông tin ngành tôm nước này sử dụng bột cá do các tàu khai thác trái phép được đăng tải trên truyền thông Anh

Xuất khẩu tôm năm 2015 đạt gần 3 tỷ USD, giảm 25,5% Trong năm này, giá xuất khẩu giảm mạnh trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính không tăng Giá tôm thế giới giảm mạnh từ 15-20% do chênh lệch cung cầu ở thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản

Trang 34

25

Từ năm 2016 đến 2021, xuất khẩu tôm phục hồi, liên tục tăng trưởng dương trong từng tháng của năm Nhu cầu từ các thị trường chính tăng trong khi nguồn cung thế giới giảm Năm 2017, xuất khẩu tôm đã đạt gần mức đỉnh năm 2014 với 3,85 tỷ USD nhờ những nỗ lực của toàn ngành như tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu có giá bán tốt Năm 2019, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,36 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2018 Mặc dù không đạt kết quả khả quan như kỳ vọng nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cũng cho thấy những tín hiệu tích cực

Mặc dù năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 cũng như nhiều nhà máy ở miền Tây (chiếm 80% tổng sản lượng chế biến tôm cả nước) phải sản xuất “3 tại chỗ” hoặc tạm ngưng để phòng, chống dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu tôm cả năm 2021 vẫn đạt tăng trưởng dương (đạt 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020)

3.1.2.2 Mặt hàng cá tra

Cá tra là một trong những sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng trên thị trường thế giới yêu thích vì sự tiện lợi, cấu trúc và hương vị trung tính, dễ chế biến và giá cả phù hợp với mọi phân khúc tiêu thụ Tính đến năm 2022, cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống và khắt khe về ATTP và các quy định kỹ thuật như Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản Sự phổ biến của cá tra và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đưa cá tra đi khắp năm châu, đã giúp cho ngành này mang về nguồn ngoại tệ lớn mỗi năm, với kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 – 2,4 tỷ USD/năm, riêng cá tra đã chiếm 16-26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Trong 13 năm (2001-2013), giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã ghi nhận bước tăng trưởng vượt bậc khi kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2013 gấp 45 lần so với năm 2001 cụ thể năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ tấn trong khi năm 2001 chỉ đạt 40 triệu tấn

Trang 35

26

Đơn vị: tỷ USD

Hình 3.3 Cơ cấu xuất khẩu cá tra Việt Nam giai đoạn 2014-2021

Nguồn: Tổng hợp

Kim ngạch xuất khẩu cá tra có xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2014-2021, với một số biến động nhất định Vào giai đoạn 2014-2018 kim ngạch xuất khẩu cá tra liên tục tăng trưởng, từ 1,56 tỷ USD năm 2014 lên 2,4 tỷ USD năm 2018 Mức tăng trưởng trung bình năm đạt 7,4% Năm 2019 kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm nhẹ xuống 2,28 tỷ USD do ảnh hưởng của một số yếu tố như dịch tả heo Châu Phi, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Trong giai đoạn trên, xuất khẩu cá tra trải qua một giai đoạn biến động thất thường, chủ yếu bị ảnh hưởng của đại dịch Covid trong 2 năm 2020 –2021, trong đó, giá trị xuất khẩu đạt đỉnh vào năm 2018 là 2,26 tỷ USD sau đó giảm 11% năm 2019 đạt trên 2 tỷ USD, do sụt giảm mạnh xuất khẩu sang Mỹ và EU Năm 2018 cũng là năm giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long leo lên mức kỷ lục của năm, đặc biệt trong 2 tháng liên tiếp tháng 10-11/2018, giá cá tra lên mức 36.500 đồng/kg - mức giá cao kỷ lục trong suốt 10 năm qua

3.1.2.3 Mặt hàng cá ngừ

Có thể thấy, trong nhóm hàng thủy sản, cá ngừ thường được tách riêng thành một nhóm hàng riêng bởi những giá trị kim ngạch nổi bật mang về cho thủy sản Việt Nam Nhóm hàng này thường xuyên “đi lại” trong top 3 các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ

Trang 36

27

lực nước ta và trong giai đoạn 2017-2021 Những năm trở lại đây, cá ngừ đang được đánh giá là sản phẩm đầy tiềm năng với “giấc mơ tỷ đô” trên thị trường quốc tế

Ngành cá ngừ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2001 - 2013 Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng mạnh mẽ, từ 45 triệu USD năm 2001 lên 580 triệu USD năm 2013, gấp 13 lần

Đơn vị: tỷ USD

Hình 3.4 Cơ cấu xuất khẩu cá ngừ Việt Nam giai đoạn 2014-2021

Nguồn: Tổng hợp

Trong những năm gần đây, cá ngừ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và là nhóm mặt hàng có giá trị lớn thứ 3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Mặc dù có sự giảm nhẹ vào năm 2015 khi kim ngạch chỉ đạt 460 triệu USD, giảm 3% so với năm 2014 nhưng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo: đạt 650 triệu USD năm 2018; đạt 720 triệu USD năm 2019 Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát tại các thị trường trên thế giới đã tác động tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam Giá trị xuất khẩu cá ngừ qua các tháng không ổn định và kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 649 triệu USD, giảm 9,8% so với năm 2019 Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt khoảng 757 triệu USD, tăng 16,6% so với năm 2020 Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực gồm: cá ngừ chế biến, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ tươi, cá ngừ đông lạnh, cá ngừ khô

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong những năm gần đây đã thể hiện một sự phát triển ổn định và mạnh mẽ, đặc biệt nhờ vào việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường Việt Nam không chỉ xuất khẩu cá ngừ đến các thị trường truyền thống như EU và Mỹ

Trang 37

28

mà còn mở rộng sang các thị trường mới, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội kinh doanh Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường trên thế giới, trong đó, Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam, chiếm tỷ trọng từ 82-86% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam

3.1.2.4 Mặt hàng nhuyễn thể có vỏ

Nhuyễn thể có vỏ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhưng đang tăng trưởng tốt thông qua việc tận dụng tốt cơ hội thị trường khi nhu cầu tăng lên sau Covid-19 nhờ việc dễ sử dụng các sản phẩm chế biến đóng hộp có hương vị phù hợp với thị hiếu nhiều khách hàng nên sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ có nhiều lợi thế trong xuất khẩu và thu hút thị trường khó tính

Trong giai đoạn từ 2001 đến 2021, ngành xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng cả về kim ngạch lẫn thị trường Trong giai đoạn 2001-2010,kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 48 triệu USD năm 2001 lên 240 triệu USD năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17%/năm Kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam giai đoạn 2010-2021 có sự tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên cũng có những biến động nhất định Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 66,7 triệu USD nhưng vào năm 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kim ngạch xuất khẩu đã giảm 9,8% so với năm 2010 Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ giảm 14% so với năm 2019, đạt 118 triệu USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong năm 2021, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ đã hồi phục và đạt 141,6 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020 Trong nhóm hàng nhuyễn thể có vỏ, các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ vẫn đóng vai trò chủ lực, với mặt hàng chính là nghêu (ngao) Năm 2021, xuất khẩu nghêu đạt gần 103 triệu USD, tăng 52% so với năm 2020 và chiếm 73% tổng giá trị xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ Trong Quý 1 năm 2022, xuất khẩu nghêu ước đạt gần 20 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021; hai mặt hàng chủ lực khác trong nhóm hàng nhuyễn thể có vỏ là ốc (đạt 14 triệu USD, chiếm 10% trong năm 2021) và sò điệp (đạt 11,4 triệu USD, chiếm 8%) Còn lại là các sản phẩm hàu, hến, bào ngư và các loại hỗn hợp…

Về thị trường, Việt Nam xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang 5 thị trường chính bao gồm EU, Mỹ, khối CPTPP, Đài Loan và Anh; EU là thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ lớn nhất khi chiếm 64% trong tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam Các thị trường chính trong khối bao gồm Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Bồ Đào Nha và Hà Lan

Trang 38

29

3.1.2.5 Mặt hàng mực và bạch tuộc

Theo đánh giá của VASEP, mực và bạch tuộc là nhóm ngành hàng có tăng trưởng xuất khẩu tương đối mạnh, đã góp phần tích cực giữ đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung Trong bối cảnh tôm, cá tra gặp phải một số vụ kiện thương mại tại các thị trường xuất khẩu chủ lực thì mức tăng của xuất khẩu mực, bạch tuộc đã góp phần bù đắp và giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản giữ đà tăng trưởng ổn định

Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là mặt hàng mực và bạch tuộc đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao nhất trong mấy năm gần đây Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng trên 600 triệu USD, tăng 7% so với năm 2020 và chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta Xuất khẩu mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều

Mực tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhóm, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu, còn lại bạch tuộc chiếm 45% Trong các nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu, bạch tuộc khô/muối/tươi sống và đông lạnh (thuộc mã HS03) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 36% Tiếp đến là các sản phẩm mực tươi, sống và đông lạnh (HS03), chiếm 30%

3.1.2.6 Các mặt hàng thủy sản khác

Bên cạnh các mặt hàng thủy sản chủ lực, các loại thủy sản khác như cua, ghẹ, các loại cá khác và mặt hàng đông lạnh,… mang lại kim ngạch 1,9 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 18,4% tổng kim ngạch thủy sản Việt Nam Đối với mặt hàng cua, ghẹ và giáp xác khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn và có giảm nhẹ về khối lượng Tuy nhiên, tổng xuất khẩu của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị xuất khẩu của thủy sản Việt Nam với giá trị trên 116 triệu USD vào năm 2022

Xuất khẩu cá các loại là mảng hàng hóa quan trọng luôn giữ mức tăng trưởng khá 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá các loại đạt gần 1.153 triệu USD Dự đoán, xuất khẩu cá các loại sẽ tiếp tục nhịp độ tiến triển như trong thời gian qua

3.1.3 Các đối tác xuất khẩu

Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 170 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, Mỹ, EU và Nhật Bản luôn là 3 khối thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2021, chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Trung Quốc là hai thị trường lớn thứ 5 và thứ 6 của xuất khẩu thủy sản Việt Nam Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của

Trang 39

30

hai thị trường này biến động đáng chú ý Trong giai đoạn 2001-2002, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn về thị trường xuất khẩu thủy sản, nhưng từ năm 2003 đến năm 2009 tỷ trọng này đã giảm xuống Tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2021 xuất khẩu thủy sản sang hai thị trường này đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ Giá trị xuất xuất khẩu thủy sản của hai thị trường này năm 2014 tăng gấp đôi giá trị năm 2009 với Hàn Quốc đạt 651,94 triệu USD, Trung Quốc và Hồng Kông đạt 614,69 triệu USD

Mặt khác, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang ba thị trường chủ lực như EU, Mỹ, Nhật Bản đã có sự thay đổi rõ rệt trong giai đoạn 2001-2021 Nếu năm 2001 ba thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng thị trường xuất khẩu thủy sản tương đối thì đến năm 2021 ba thị trường này vượt xa và trở thành top 3 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Năm 2009, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu đạt 1,204 triệu USD , chiếm 23,92 tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên đến năm 2014, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt khoảng 1,4 tỷ USD, tỷ trọng chỉ còn 17,86%, đứng vị trí thứ 2 sau Mỹ (17,1 tỷ USD, cao gấp 2 lần giá trị xuất khẩu năm 2010 (956 triệu USD)) Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ có xu hướng tăng nhanh và ổn định Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2010 và 2013, lần lượt là 25,63% và 22,92%

Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta năm 2019 nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đã có sự sụt giảm so với năm 2018, chỉ còn khoảng 1.47 tỷ USD Đối với thị trường EU, thẻ vàng IUU ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản trong cả năm 2019, xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 8% so với năm 2018, đạt trên 3,2 tỷ USD, nhưng chủ yếu tăng ở cá ngừ (tăng 10,2%, đạt 719,5 triệu USD) và các loại cá biển khác (tăng 16,2%, đạt 1,67 tỷ USD) Riêng thị trường Trung Quốc đã có sự tăng trưởng tích cực do việc siết chặt quản lý, kiểm soát thương mại qua biên giới và kiểm tra an toàn thực phẩm đã có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong những tháng đầu năm 2019 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm 2019 đã hồi phục, góp phần làm kim ngạch xuất khẩu cả năm 2019 đạt tăng trưởng cao so với các thị trường khác, đạt 1,23 tỷ USD, tăng 22,0%

Trang 40

31

Hình 3.5 Top 5 thị trường NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam 2019–2021

Nguồn: Tổng hợp

3.1.4 Đánh giá chung

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ và việc làm cho người lao động Trong bối cảnh hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với một số thách thức Những năm vừa qua, ngành thủy sản đã chủ động đẩy mạnh việc áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tới nhiều nước hơn nữa

3.1.4.1 Về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là 1 trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới Đặc biệt, thứ hạng Việt Nam cũng có sự thay đổi, từ quốc gia xuất khẩu thủy sản thứ 4 (sau Trung Quốc, Na-uy, Thái Lan), Việt Nam đã vượt Thái Lan trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới từ năm 2014, chiếm trên 7% thị phần của thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy Đáng chú ý, năm 2021, xuất khẩu thuỷ sản chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Có thể thấy, mặc dù có biến động nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2001-2021 vẫn có sự tăng trưởng qua các giai đoạn Năm 2021, mặc dù phải chịu ảnh hưởng từ làn

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w