TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến xuất khẩu Việt Nam
Theo bài nghiên cứu Tác động của hiệp định thương mại tự do với xuất nhập khẩu Việt Nam: Áp dụng mô hình lực hấp dẫn với các nhân tố cố định (2019) của
Huỳnh Thị Diệu Linh và Hoàng Thanh Hiền Nhóm tác giả tiến hành ước lượng bằng ba loại mô hình OLS, RE và GM để đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do với xuất nhập khẩu Việt Nam Dựa trên kết quả tính toán, nhóm tác giả kết luận các biến: kích thước của nền kinh tế các nước đối tác, có chung đường biên giới, độ lớn của thị trường, chi phí thương mại có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và biến khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Nhóm tác giả cũng đóng góp rằng các nghiên cứu trong tương lai sử dụng mô hình trọng lực có thể cân nhắc việc sử dụng biến thiếu sót để tăng độ chính xác cho kết quả ước lượng Bên cạnh những đóng góp thì hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tạm dừng ở việc đánh giá tác động của các FTA đối với xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam mà chưa đi sâu vào các ngành hàng riêng biệt và chia theo từng thị trường khác nhau
Theo bài viết Áp dụng mô hình trọng lực (Gravity Model) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam (2016) của
Nguyễn Thanh Thúy Tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại của Việt Nam bao gồm: tỷ giá hối đoái thực tế giữa Việt Nam và đơn vị tiền tệ EU, khoảng cách địa lý, GDP của EU, GDP của Việt Nam, khoảng cách kinh tế Sau khi chạy hồi quy ba mô hình FEM (mô hình ảnh hưởng cố định), pooled OLS (mô hình hồi quy gộp), REM (mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên), tác giả đánh giá như sau: mô hình OLS không đánh giá được ảnh hưởng của biến khoảng cách lên biến phụ thuộc tuy nhiên có độ tin cậy cao hơn mô hình FEM; mô hình REM tồn tại khuyết tật là phương sai số thay đổi Theo kết quả hồi quy, các biến độc lập: khoảng cách kinh tế, GDP của EU, GDP của Việt Nam có mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc xuất khẩu; hai biến độc lập còn lại có ảnh hưởng ngược chiều Cuối cùng tác giả kết luận rằng GDP nước xuất khẩu, nhập khẩu, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế và rào cản phi thuế quan là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại Hạn chế của bài nghiên cứu là trong khi các nghiên cứu trước giải thích 90% mức độ biến động trong kim ngạch xuất khẩu điện thoại thì mô hình của tác giả chỉ giải thích được 59% mức độ biến động do chưa xét đến những yếu tố ảnh hưởng khác như rào cản thương mại, ngôn ngữ…; hai hệ số tỷ giá hối đoái và khoảng cách kinh tế không có ý nghĩa thống kê
Theo báo cáo tổng kết Ứng dụng mô hình trọng lực đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu gạo Việt Nam (2022) của nhóm tác giả Đặng Thị
Anh Thư Bài viết sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu Các yếu tố ảnh hưởng được đưa ra gồm: GDP của nước xuất khẩu, GDP của nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại, khoảng cách và CPI Kết quả nghiên cứu cho thấy, GDP Việt Nam tăng 1% thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước khác tăng 0,0606%; độ mở thương mại tăng 1% thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước khác tăng 0,222%; tỷ giá hối đoái tăng 1% thì xuất khẩu gạo sẽ tăng 0,01%; biến khoảng cách tăng 1km tương đương xuất khẩu giảm đi 0,00429% Bài nghiên cứu mới dừng lại ở việc từng yếu tố độc lập tác động đến giá trị xuất khẩu ra sao mà chưa đánh giá được các sự tương tác của các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thế nào
Trong bài nghiên cứu Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực (2018) của Vũ Bạch Diệp và nhóm tác giả Bài viết sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2005-
2017 Kết quả ước lượng mô hình cho thấy, các yếu tố: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều; các yếu tố: khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu Ngoài ra, yếu tố “lịch sử” có tác động tiêu cực nhưng không có ý nghĩa thống kê Những kết quả này có thể đưa ra một số khuyến nghị cho chính phủ và các cơ quan thực thi chính sách để thúc đẩy xuất khẩu tới thị trường EU
2.1.2 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu sắt thép
Theo bài nghiên cứu Ảnh hưởng của tỷ giá VND/USD đến hoạt động xuất nhập khẩu sắt thép tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2010-2014 (2013) của Hoàng Thị Hạnh Tác giả kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá với trị giá xuất nhập khẩu sắt thép thông qua phân tích định lượng Dựa trên mô hình hồi quy và kiểm định phần dư cho trị giá xuất khẩu, tác giả kết luận rằng tỷ giá và trị giá xuất khẩu là hai biến đồng liên kết và tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu Trong giai đoạn 2010-2014, xuất khẩu sắt thép tăng đáng kể nhờ những chính sách của ngân hàng nhà nước Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp ở cuối bài nghiên cứu
Theo nghiên cứu Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan khi tự do hóa thương mại đến hoạt động xuất khẩu ngành sắt thép (2018) của Lê Thị Kim Chung Tác giả sử dụng mô hình cân bằng riêng để đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế quan theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó đánh giá những ảnh hưởng của cắt giảm thuế quan và đề xuất giải pháp
Theo nghiên cứu Factors affecting Indonesia’s iron and steel exports to Singapore (2023) của Dinda Febrila, Syapsan, Cut Endang Kurniasih Nhóm tác giả đưa ra những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu sắt thép bao gồm: GDP, lạm phát và tỷ giá hối đoái Nghiên cứu này sử dụng phương pháp OLS cho mô hình phân tích hồi quy tuyến tính bội Kết quả chỉ ra rằng GDP, lạm phát và tỷ giá hối đoái có tác động đáng kể đến giá trị xuất khẩu sắt thép của Indonesia sang Singapore giai đoạn
2006 - 2021 Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội GDP và lạm phát có tác động tích cực, trong khi đó, tỷ giá hối đoái tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu
2.1.3 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu Việt Nam trong thời gian thực hiện Hiệp định EVFTA
Trong nội dung bài viết Tác động của Hiệp định Thương mại tự do giữ Liên minh châu Âu và Việt Nam ( EVFTA) đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (2021) của Ngô
Thị Mỹ , Phạm Minh Đạt và Đinh Sao Linh theo Tạp chí Khoa học Thương mại số 157/2021 sử dụng các số liệu thứ cấp có liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU và phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối nhằm làm rõ bức tranh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU, tác giả đã đưa ra kết luận là khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng mà việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất như nông sản, thủy sản, hàng may mặc, giày dép, Và ưu đãi lớn nhất mà EVFTA mang lại cho Việt Nam là thuế quan Tác giả cũng đưa ra được tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước EU và đánh giá tác động của EVFTA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Tuy nhiên bài viết mới chỉ đề cập đến những ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam ngoài ra những mặt hàng khác như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng của Việt Nam chưa được tác giả đề cập đến
Bài nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo tại Việt Nam trong thời gian thực thi hiệp định EVFTA của tác giả Tăng Minh Anh (2021) Với bài viết này tác giả đã trình bày thực trạng và những điểm mạnh- điểm yếu của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian thực hiện hiệp định EVFTA, đồng thời cũng chỉ ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ Thái Lan và Ấn Độ Từ đó đánh giá những yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian thực thi hiệp định Với cách tiếp cận bằng mô hình trọng lực bài viết đã chỉ ra rằng biến dân số có tác động cùng chiều tới kinh ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU27, biến khoảng cách tác động ngược chiều, biến hiệp định EVFTA mang lại tác động tích cực, còn lại các biến như chỉ số GDP hay chỉ số thuế xuất khẩu (TAR) đều không ảnh hưởng đến kinh ngạch xuất khẩu ngành gạo tại Việt Nam Dựa trên kết quả đó tác giả đưa ra hàm ý và chính sách nhằm nâng cao phát triển nhằm nâng cao ngành xuất khẩu gạo cho cả phía Chính phủ và doanh nghiệp
Khoảng trống nghiên cứu
Sau khi tiến hành tổng quan nghiên cứu theo các chủ đề liên quan đến đề tài, nhóm tác giả rút ra một số kết luận như sau:
• Trước khi hiệp định EVFTA có hiệu lực vào năm 2020, đã có nhiều nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dưới tác động của hiệp định này Những nghiên cứu đó đa phần sử dụng dữ liệu từ giai đoạn trước, mang tính chất dự báo xu hướng, cơ hội và thách thức sau khi EVFTA được ký kết Cho đến nay, EVFTA đã có hiệu lực 03 năm, vì vậy cần tiến hành nghiên cứu và phân tích những ảnh hưởng thực tế của hiệp định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu và tiếp tục dự đoán xu hướng, cơ hội và thách thức trong tương lai
• Các nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do đến các hoạt động xuất khẩu nói chung hoặc tập trung vào một số ngành hàng chủ lực (nông sản, thủy sản, gạo, ), nhưng có rất ít những nghiên cứu chuyên sâu về mặt hàng sắt thép và yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu mặt hàng sắt thép xuất khẩu trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do EVFTA
• Đối với bối cảnh đại dịch Covid vừa qua, nền kinh tế thế giới và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng khá nhiều do sức mua của nhiều thị trường suy giảm, các vấn đề liên quan đến cung ứng hàng hóa nói chung và mặt hàng sắt thép nói riêng trở nên khó khăn hơn Yếu tố Covid được coi là một yếu tố mới và bất ngờ trong hoạt động xuất khẩu sắt thép, vì vậy cần thiết có một bài nghiên cứu đánh giá và phân tích những ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động xuất khẩu sắt thép để đưa ra những giải pháp phù hợp và mang tính lâu dài
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu: ‘Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang các nước EU theo hiệp định EVFTA’ nhằm đem lại những phân tích toàn diện, rõ ràng hơn về hiệp định thương mại song phương, khu vực Đồng thời cũng chỉ ra các cơ hội, thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép sang các nước thành viên EU.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.1 Sơ lược về mô hình trọng lực Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực (GM) Mô hình trọng lực lần đầu tiên được khởi xướng bởi Tinbergen
(1962) trong việc giải thích kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa các quốc gia dựa trên só liệu về GDP và khoảng cách địa lý Mô hình trọng lực cơ bản cho thương mại giữa hai quốc gia i và j được diễn giải như sau:
X ijt = αY it β 1 Y jt β 2 Dist ij β 3 F kijt ∅k μ ijt (1) Trong đó X ijt là dòng thương mại hoặc xuất khẩu từ quốc gia i tới quốc gia j trong năm t; Y it β 1 là GDP của quốc gia i trong năm t; Y jt β 2 là GDP của quốc gia j trong năm t, Dist ij β 3 là khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia i và j; F kijt ∅k là các yếu tố song phương khác; μ ijt là biến ngẫu nhiên
Viết lại theo phương trình dạng logarit, khi đó (1) sẽ là: lnX ijt = β 0 + β 1 lnY it + β 2 lnY jt + β 3 lnDist ij + à ijt Theo lý thuyết của mô hình trọng lực, trao đổi thương mại giữa hai quốc gia có môi tương quan thuận chiều với quy mô kinh tế và tương quan ngược chiều với khoảng cách giữa hai quốc gia, do đó β1 và β2 mang dấu dương, β3 sẽ mang dấu âm
Từ nghiên cứu cơ bản của Tinbergen (1962), các học giả sau này ứng dụng rộng rãi mô hình trọng lực trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế: Anderson (1979), Eaton và Kortum (2002), Frankel và Romer (1999), Peidy (2005), Rose (2007)…
Dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình trọng lực và các bài nghiên cứu trước đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất dưới dạng sau: lnEx ijt = β 0 + β 1 lnGDPVN t + β 2 lnGDP jt + β 3 lnDis ij + β 4 lnKCKT ijt + β 5 lnEr ijt
+ β 6 lnĐMTM jt + β 7 COVID ijt + β 8 EVFTA ijt + ε ijt Trong đó: i là nước Việt Nam, j là các nước đối tác thương mại trong thị trường EU, t thể hiện số năm
Biến phụ thuộc Ex ijt thể hiện tổng kim ngạch xuất khẩu giữa quốc gia i (Việt Nam) và quốc gia đối tác j
Các biến độc lập bao gồm:
(1) Biến GDPVN t thể hiện tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ đầu ra được sản xuất trong nền kinh tế của Việt Nam ở năm t Hệ số biến thiên β 1 được kỳ vọng mang dấu dương, có nghĩa là biến GDPVN t ảnh hưởng cùng chiều lên biến phụ thuộc Ex
(2) Biến GDP jt thể hiện hiện tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ đầu ra được sản xuất trong nền kinh tế của nước j ở năm t Hệ số biến thiên β 2 được kỳ vọng mang dấu dương, có nghĩa là biến GDP jt ảnh hưởng cùng chiều lên biến phụ thuộc Ex
(3) Biến về khoảng cách địa lý, Dis ij , thể hiện khoảng cách giữa thủ đô của 2 quốc gia i và j Hệ số biến thiên β 3 được kỳ vọng mang dấu âm, có nghĩa là biến Dis ij ảnh hưởng ngược chiều lên biến phụ thuộc Ex
(4) Biến KCKT ijt thể hiện khoảng cách kinh tế của Việt Nam và nước j trong năm t và được tính bằng sự chệnh lệch giữa thu nhập bình quân đầu người của 2 quốc gia i và j trong năm t Hệ số biến thiên β 4 được kỳ vọng mang dấu dương, có nghĩa là biến KCKT ijt ảnh hưởng cùng chiều lên biến phụ thuộc Ex
(5) Biến Er ijt thể hiện tỷ giá hối đoái thực tế giữa VNĐ và đơn vị tiền tệ nước j trong năm t Hệ số biến thiên β 5 được kỳ vọng mang dấu âm, có nghĩa là biến Er ijt ảnh hưởng ngược chiều lên biến phụ thuộc Ex
(6) Biến ĐMTM jt thể hiện độ mở thương mại của nước j trong năm t, được tính theo công thức: Độ mở thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu + Tổng giá trị nhập khẩu
Hệ số biến thiên β 6 được kỳ vọng mang dấu dương, có nghĩa là biến ĐMTM ijt ảnh hưởng cùng chiều lên biến phụ thuộc Ex
(7) Biến COVID ijt , là biến giả đo lường tác động của dịch bệnh Covid tới xuất khẩu của Việt Nam trong năm t Biến giả nhận giá trị là 0 nếu dịch bệnh Covid không ảnh hưởng đến nước đối tác thương mại của Việt Nam trong thị trường EU và nhận giá trị 1 nếu dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến nước đối tác thương mại của Việt Nam trong thị trường EU tính từ khi dịch bệnh Covid bắt đầu xuất hiện Hệ số biến thiên β 7 được kỳ vọng mang dấu âm, có nghĩa là biến COVID ijt ảnh hưởng ngược chiều lên biến phụ thuộc Ex
(8) Biến EVFTA ijt , là biến giả đo lường tác động của hiệp định EVFTA tới xuất khẩu của Việt Nam Biến giả nhận giá trị là 0 nếu nước đối tác không phải là thành viên của hiệp định EVFTA và nhận giá trị 1 nếu nước đối tác là thành viên của hiệp định EVFTA tính từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực Hệ số biến thiên β 8 được kỳ vọng mang dấu dương, có nghĩa là biến EVFTA ijt ảnh hưởng cùng chiều lên biến phụ thuộc Ex
Những cơ sở để kỳ vọng về dấu của hệ số biến thiên sẽ được bài viết giải thích rõ ràng hơn trong chương III: “Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU”
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
GDP của nước xuất khẩu
Mô hình trọng lực đầu tiên của Tinbergen và rất nhiều nghiên cứu sau này sử dụng biến GDP của nước xuất khẩu để đại diện cho khả năng cung xuất khẩu, GDP thể hiện tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mà quốc gia sản xuất được, nên một mức GDP càng cao đồng nghĩa với sự dồi dào hơn trong sản lượng nước đó, lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng để cung cấp sẽ tăng lên (Nguyễn Thanh Thúy, 2016)
Lý thuyết một đất nước có tổng giá trị sản phẩm quốc nội tăng lên làm lượng hàng hóa của quốc gia sẽ tăng lên và có khả năng sẽ làm cho xuất khẩu của quốc gia ấy tăng theo, từ đó cho thấy GDP nước xuất khẩu tác động tích cực đến xuất khẩu (Đặng Thị Anh Thư, 2022)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đại diện cho quy mô nền kinh tế của nước xuất khẩu được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với thương mại song phương giữa Việt Nam và EU (Tăng Minh Anh, 2021).
GDP của nước nhập khẩu
GDP của một nước lớn thường đi kèm với thu nhập của quốc gia đó cao, điều này đồng nghĩa với việc nước đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa nước khác, điều này khiến cho giá trị xuất khẩu vào nước đó tăng lên (Đặng Thị Anh Thư,
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đại diện cho quy mô nền kinh tế của nước nhập khẩu được kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với thương mại song phương giữa Việt Nam và EU (Tăng Minh Anh, 2021).
Khoảng cách địa lý giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
Trong các mô hình hấp dẫn cổ điển, khoảng cách địa lý được cho là ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển hàng hóa Hiện nay lý giải này không còn đúng với nhiều nước do công nghệ và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển nên chi phí vận chuyển giữa nơi cách xa nhau về địa lý được giảm xuống Tuy nhiên, đối với Việt Nam, khoảng cách địa lý vẫn có ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu Nguyên nhân là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống thông tin của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, chất lượng thấp (Nguyễn Thanh Thúy, 2016)
Khoảng cách càng gần thì cước phí vận chuyển càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cũng như phương thức vận chuyển hàng hóa (Đặng Thị Anh Thư, 2022)
Khi khoảng cách tăng lên thì việc vận chuyển hàng hóa cũng trở nên khó khăn hơn, mất nhiều chi phí hơn so với một quốc gia có khoảng cách gần hơn bao gồm chi phí bảo quản, đóng gói nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, chi phí vận chuyển và nhiều chi phí khác (Tăng Minh Anh, 2021).
Khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia
Khoảng cách kinh tế thể hiện sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới và được tính bằng trị tuyệt đối của hiệu GDP đầu người giữa hai nước Mô hình lý thuyết H-0 cho rằng, một nước càng cách xa Việt Nam về mặt kinh tế thì độ dồi dào tương đối về tư bản sẽ càng lớn hơn so với Việt Nam, đồng nghĩa với Việt Nam sẽ càng dồi dào tương đối về lao động hơn so với nước đó Do đó luồng xuất khẩu của mặt hàng thâm dụng lao động từ Việt Nam sang nước đó sẽ càng lớn (Nguyễn Thanh Thúy, 2016).
Tỷ giá hối đoái giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
Về nguyên lý, tỷ giá hối đoái sẽ tác động lên giá của hàng hóa xuất khẩu, phá giá đồng nội tệ sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu ở nước ngoài trở nên rẻ hơn và ngược lại Do đó, sự tăng lên về tỷ giá sẽ làm tăng lượng xuất khẩu của quốc gia (Đặng Thị Anh Thư, 2022)
Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa, kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại Cụ thể, đồng nội tệ mất giá khiến giá xuất khẩu rẻ đi, cầu đối với hàng hóa xuất khẩu tăng lên dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng Ngược lại, khi tỷ giá giảm xuống, giá hàng hóa xuất khẩu tăng lên tương đối, lượng ngoại tệ thu về ít hơn khiến kim ngạch xuất khẩu giảm xuống (Lê Thị Mai, 2017).
Độ mở thương mại của nước nhập khẩu
Sự hội nhập kinh tế trên thế giới sẽ giúp quốc gia thúc đẩy hàng hóa và gia tăng mạnh về các mặt hàng xuất khẩu, góp phần tạo ra nguồn GDP ổn định cho đất nước (Đặng Thị Anh Thư, 2022)
Ngoài 6 yếu tố được tổng hợp từ nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đề xuất thêm 2 yếu tố sau:
Dịch bệnh Covid
Ngày 11/03, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona là một đại dịch toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới Dịch bệnh này tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Trước tiên, những tác động của dịch bệnh đối với hoạt động trao đổi thương mại trên thế giới:
(1) Mối quan hệ giao lưu thương mại, hàng hóa, đầu tư giữa các quốc gia, doanh nghiệp bị ngưng trệ do chính sách đóng cửa để giảm thiểu lây lan dịch bệnh của Chính phủ
(2) Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn như trước khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả, do vậy kinh tế và thương mại quốc tế không thể hoạt động bình thường chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng Bên cạnh đó, nguy cơ rơi vào trì trệ hoặc thậm chí suy thoái kinh tế có thể gia tăng
(3) Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia gây ra suy giảm giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, kèm theo đó là thu nhập giảm, tiêu dùng giảm và hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ
Dưới đây là những tác động của dịch bệnh đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam: (i) Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt khoảng 281,5 tỷ USD; tăng 6,5% so với cùng kỳ 2019 Mặc dù kim ngạch xuất khẩu quý III/2020 sang thị trường Mỹ tăng so với quý II/2020 (hơn 65%) nhưng sang quý IV/2020 đã sụt giảm gần 12% Đến hết tháng 12/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 76,4 tỷ USD tăng 24,5% so với năm 2019 Trong đó ghi nhận hai mặt hàng có mức tăng đột biến là: máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng và máy vi tính, linh kiện Xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu trong quý IV/2020 giảm 12% so với quý III/2020 điều này trực tiếp tác động khiến cho kim ngạch xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu cả năm 2020 giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2019 Như vậy, có thể nói tác động của hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU là chưa thực sự rõ ràng
(ii) Các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam là Trung Quốc (đóng cửa để thực hiện chính sách Zero Covid), các nước ASEAN và các nước Châu Âu đều đã đóng cửa kinh tế để tập trung công tác phòng chống dịch Thậm chí ngay tại Việt Nam chính sách giãn cách xã hội khiến các nhà máy xí nghiệp phải tạm dừng hoạt động do không có nguyên liệu, nhân công, Thêm vào đó các vấn đề như kho bãi, giá cước vận tải biển tăng cao, tình trạng thiếu hụt container, thiết bị bốc dỡ, tàu chuyên chở khiến cho các chuỗi cung ứng phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn
(iii) Ngoài ra sự mở cửa không đồng đều của các nền kinh tế đối tác khu vực và trên thế giới cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp/ nền kinh tế Việt Nam Các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài có thể đối mặt với nguy cơ không tiếp cận được với nguồn hàng tối ưu nhất khiến chi phí sản xuất gia tăng từ đó làm mất đi lợi thế cạnh tranh về giá
Nhận thấy những tác động đáng kể của dịch bệnh Covid đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhóm tác giả quyết định coi Covid là một yếu tố ảnh hưởng để phục vụ đề tài nghiên cứu.
Hiệp định Thương mại tự do EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU Hiệp định đã loại bỏ hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hóa và mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam cho các công ty EU và tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư của EU vào Việt Nam
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 01/08/2020, hiệp định đã mở ra cơ hội và triển vọng to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của của mối quan hệ đối tác Việt Nam- EU lên một tầm cao mới
Theo Ủy ban Châu Âu, Hiệp định thương mại tự do (FTA) có thể thúc đẩy nền kinh tế bùng nổ của Việt Nam lên tới 15% GDP giúp tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu tăng hơn một phần ba Đối với EU thỏa thuận này là bước đệm quan trọng cho một thỏa thuận thương mại lớn hơn với các quốc gia ASEAN
Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Pháp lý-thể chế Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư
Quy định của Hiệp định đối với từng lĩnh vực cụ thể như sau: a Thương mại hàng hóa:
Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
EU Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%
Như vậy có thể nói với Hiệp định này EU gần như sẽ xóa bỏ 100% số dòng thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam Đối với xuất khẩu của EU Việt Nam cũng cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% hay xóa bỏ thuế hoặc xây dựng các lộ trình xóa bỏ thuế cho một số mặt hàng quan trọng nhất định
Cam kết về thuế xuất khẩu:
- Theo những những nguyên tắc đã được cam kết, trừ các trường hợp có bảo lưu (của Việt Nam), Việt Nam và EU sẽ không áp dụng loại thuế, phí nào riêng đối với hàng hóa mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa, không áp dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa
- Bảo lưu của Việt Nam về các thuế xuất khẩu áp dụng với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU với các nội dung chủ yếu như sau:
+ Việt Nam duy trì đánh thuế xuất khẩu đối với 57 dòng dòng thuế, gồm các sản phẩm như cát, đá phiến, đá granit, một số loại quặng và tinh quặng, dầu thô, than đá, Trong số này các dòng thuế hiện nay đang có mức thuế xuất khẩu cao sẽ được đưa về mức 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng măng-gan sẽ được giảm về 10%); các sản phẩm còn lại duy trì mức thuế xuất khẩu hiện hành;
+ Với toàn bộ các sản phẩm khác, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 15 năm b Thương mại dịch vụ và đầu tư:
Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư hướng tới việc tạo ra môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên
Một số cam kết mở cửa dịch vụ và đầu tư của Việt Nam cho EU trong EVFTA: + Về dịch vụ: Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ của
EU so với trong WTO trong các lĩnh vực:
- Dịch vụ bưu chính và chuyển phát
- Đối với ngành sản xuất máy móc Việt Nam cam kết dỡ bỏ các hạn chế đối với việc lắp ráp động cơ hàng hải, máy móc nông nghiệp, đồ gia dụng và đối với sản xuất xe đạp
Cam kết của EU cho Việt Nam: cao hơn cam kết của EU trong WTO và tương đương với mức cao nhất của EU trong các FTA gần đây của EU c Mua sắm của Chính phủ
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG XUẤT KHẨU SẮT THÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Thực trạng về thị trường sắt thép EU
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép thế giới, sản lượng thép thô toàn thế giới đạt 1,6-1,8 tỷ tấn mỗi năm, có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đạt mức cao kỷ lục năm
2021 là 1962 triệu tấn Các quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hàn Quốc…
Ngành thép từ lâu đã giữ một vị trí chiến lược trong nền kinh tế EU, thúc đẩy sự đổi mới, tăng trưởng và việc làm.Theo Hiệp hội Thép châu Âu (Eurofer), ngành thép đóng góp 142.7 tỷ euro vào tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế châu Âu năm 2022, tạo ra 2,5 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp Sản lượng thép của EU chiếm 7,2% sản lượng toàn cầu, đạt 136,3 triệu tấn thép năm 2022 Ngành thép EU hiện có 500 địa điểm sản xuất trải rộng trên 22 quốc gia thành viên EU và sản xuất trung bình 152 triệu tấn thép thành phẩm mỗi năm
Năm 2022, sản lượng thép thô ở EU lên tới 136,3 triệu tấn, giảm mạnh (-11%) so với năm 2021 Sự phục hồi bắt đầu được ghi nhận khi sản lượng phục hồi đáng kể (+16%) sau mức thấp nhất vào năm 2020 do tác động của dịch bệnh dịch bệnh Sản lượng thép tăng là do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ từ các ngành sử dụng thép sau khi kết thúc các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 Năm 2022, sản lượng thép sản xuất có xu hướng giảm xuất phát từ nhiều cú sốc (chiến tranh ở Ukraine, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng cao), phản ánh sự suy thoái của nền kinh tế nhu cầu từ các ngành sử dụng thép
Sự phát triển tổng thể của nhu cầu thép vẫn có tính không chắc chắn rất cao, có khả năng tiếp tục làm suy yếu nhu cầu từ các lĩnh vực sử dụng thép.Năm 2022, tổng lượng thép nhập khẩu vào EU – bao gồm cả bán thành phẩm – giảm 7%, sau một thời gian tăng mạnh vào năm 2021 là 32%
Các quốc gia xuất xứ chính nhập khẩu sản phẩm dệt vào EU vào năm 2022 là Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Trung Quốc Cùng nhau, họ chiếm 63% tổng lượng sản phẩm dẹt nhập khẩu vào EU
Các quốc gia xuất xứ chính nhập khẩu sản phẩm dài vào EU vào năm 2022 là Thổ Nhĩ
Kỳ, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Thụy Sĩ và Ấn Độ Các quốc gia này chiếm tỷ trọng 48% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm dài vào EU
Sau sự phục hồi mạnh mẽ về nhu cầu trong nửa cuối năm 2020, nhu cầu thép bắt đầu chậm lại do sự gián đoạn ngày càng gia tăng dọc theo chuỗi cung ứng và suy yếu đáng kể vào cuối năm 2021 Cuộc chiến của Nga chống Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 và tất cả những gián đoạn liên quan đã giảm đáng kể triển vọng tiêu thụ thép rõ ràng của EU và nhu cầu đã chững lại đáng kể kể từ quý 2 năm 2022 Trong khi đó, thị trường thép toàn cầu tiếp tục phải chịu tình trạng dư thừa công suất và nhiều biến dạng thương mại Nguy cơ biến dạng này đe dọa sự cân bằng mong manh giữa cung và cầu trên thị trường thép EU có thể vẫn duy trì, ngay cả trong trường hợp bình thường hóa tương đối tình hình Ukraine và bối cảnh kinh tế toàn cầu
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nhập khẩu sắt thép & sản phẩm sắt thép của các nước EU (% tính theo trị giá nhập khẩu)
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
Trong 27 nước thành viên EU, Đức là thị trường nhập khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép lớn nhất, chiếm khoảng 20% tổng trị giá nhập khẩu của EU, tiếp đến là Italia, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan và Ba Lan
Theo thống kê của ITC, trong giai đoạn 2018 - 2022, nguồn cung sắt thép và sản phẩm từ sắt thép vào EU chủ yếu từ thị trường nội khối, chiếm khoảng 71% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này vào EU; nhập khẩu từ thị trường ngoại khối chỉ khoảng 29%
Nguồn cung nội khối: Theo số liệu của ITC, trong giai đoạn 2018-2022, EU chủ yếu nhập khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép từ thị trường nội khối, đạt kim ngạch khoảng 147 tỷ USD năm 2022 Trong số các nguồn cung ứng sắt thép nội khối, EU chủ yếu nhập khẩu từ Đức, với thị phần chiếm 21.38% năm 2022, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7.5% trong giai đoạn 2018-2022; tiếp theo là Italia với thị phần năm
2022 chiếm 11.18%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10.14% trong giai đoạn 2018 -
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thị phần các nguồn cung ứng sắt thép nội khối tại EU
Nguồn : Tính toán từ số liệu của ITC
Nguồn cung ngoại khối : theo số liệu của ITC, trong giai đoạn 2018-2022, nhập khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép từ các thị trường ngoại khối vào EU tăng trưởng tương đối, đạt kim ngạch 62.5 tỷ USD năm 2022 Trong giai đoạn 2018-2022, Trung Quốc là nguồn cung sắt thép và sản phẩm sắt thép ngoại khối lớn nhất cho EU Năm
2022, nhập khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép từ Trung Quốc của EU đạt 6,63 tỷ USD, tăng 13.18% so với năm 2021
Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu là vấn đề nghiêm trọng nhất của ngành thép châu Âu năm 2021 Ngoài ra, ngày càng có nhiều người tiêu dùng nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, giảm lượng phát thải CO2 Hơn nữa, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM - Carbon Border Adjustment Mechanism) sẽ đánh thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có cơ chế định giá carbon cũng là một động lực để ngành thép đang hướng đến việc sản xuất và tiêu thụ thép không hóa thạch Hiện tại, Thụy Điển đã có nhà máy sản xuất thép không hóa thạch đầu tiên trên thế giới tại miền Bắc Thụy Điển Điểm đặc biệt của nhà máy này là khử carbon trong ngành thép Do vậy, trong tương lai các nước châu Âu nói chung và Bắc Âu có xu hướng sẽ sử dụng loại thép không hóa thạch để bảo vệ môi trường
Theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép toàn cầu năm 2020 giảm 2,4% so với năm 2019 Theo Eurofer, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên tiêu thụ thép của EU đã giảm 13% so với năm 2019, đạt khoảng 136 triệu tấn – mức tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2012 Năm 2022, mức tiêu thụ thép rõ ràng ở EU lên tới 140 triệu tấn, giảm (-7,2%) so với mức sự phục hồi của năm 2021 (+16,3%) từ mức rất thấp của năm 2020 sau đại dịch Nhập khẩu giảm xuống còn 37 triệu tấn (-6,6%) phản ánh nhu cầu yếu nhưng vẫn chiếm 24% thị phần, tiếp tục tăng rõ rệt (+32%) vào năm 2021 do nhu cầu phục hồi
Xu hướng tích cực về tiêu thụ thép rõ ràng trong suốt năm 2021 đã kết thúc Năm
2022 do bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn đang diễn ra liên quan đến chiến tranh, triển vọng nhu cầu kém và sự gia tăng đáng kể về năng lượng, giá cả và chi phí sản xuất Kết quả là, trong quý 4 năm 2022, mức tiêu thụ thép rõ ràng đã giảm đáng kể (-19,3%, sau -4,8% trong quý 3), tổng khối lượng đạt 29,6 triệu tấn Đây là mức thấp thứ hai từng thấy sau quý 2 năm 2020 (28,6 triệu tấn), khi các nhà máy và nhà máy công nghiệp ngừng hoạt động do dịch bệnh đại dịch COVID-19
Năm 2022, sản lượng thép thô ở EU lên tới 136,2 triệu tấn, giảm mạnh (-11%) so với năm 2021, khi sản lượng phục hồi đáng kể (+16%) sau mức thấp nhất vào năm
2020 do tác động của dịch bệnh dịch bệnh Sự phục hồi được ghi nhận vào năm 2021 là do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ từ các ngành sử dụng thép sau khi kết thúc các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 Kết quả là xu hướng tăng này đã kết thúc vào nửa đầu năm 2022 của nhiều cú sốc (chiến tranh ở Ukraine, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng cao), phản ánh sự suy thoái của nền kinh tế nhu cầu từ các ngành sử dụng thép
4.1.2 Một số quy định của EU đối với hàng sắt thép nhập khẩu
Với xu thế phát triển bền vững, phát triển kinh tế, xã hội đi kèm với môi trường thì các quốc gia phát triển thường xuyên đề cập, đưa ra các chính sách để hạn chế việc ô nhiễm môi trường.Kể từ năm 2019, EU đã thực hiện kế hoạch phát triển xanh, theo đó, mục tiêu của EU sẽ giảm khí phát thải nhà kính Vì vậy, EU đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực sản xuất mà phát thải nhiều khí carbon ra ngoài môi trường như sản xuất thép
Thực trạng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang EU
EVFTA có hiệu lực trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi cả Việt Nam và các nước
EU đang đối mặt với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu Các gián đoạn trong chuỗi cung ứng do các quốc gia tạm thời đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan khiến cho thương mại giữa Việt Nam và EU bị ảnh hưởng tiêu cực
Trong khi tiêu thụ trong nước gặp khó khăn thì xuất khẩu sắt thép của Việt Nam vào EU đang tăng trưởng mạnh Tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường EU trong năm 2022 đạt khoảng 114,564,617 nghìn USD, giảm khoảng 17,19% so với năm 2019 (138,347,085 nghìn USD) Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại từ thị trường Việt Nam đạt hơn 1279929 USD, tăng 315,61% so với năm 2019 Kết quả tính toán trên cho thấy sự tích cực mà EVFTA mang lại trong thời gian ngắn kể từ khi có hiệu lực và trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đình trệ bởi Covid 19
Trước khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngành sản xuất thép trong nước 7 tháng đầu năm tương đối ổn định về giá cả và thị trường các sản phẩm thép Xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài khó khăn hơn bởi các hàng rào phòng vệ thương mại Tăng trưởng sản xuất và bán hàng thép trong 7 tháng 2019 lần lượt đạt 7,2% và 10% so với cùng kỳ năm 2018 Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 2,68 tỷ USD Tuy nhiên, EU chỉ chiếm 5,9% tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép cả nước Mặc dù Hiệp định đã có hiệu lực từ tháng 8/2019 và là 1 trong 6 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, năm 2019, EU chỉ chiếm 5,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (chỉ xếp sau ASEAN và Hoa Kỳ) Trong năm 2019, đáng kể nhất là sự thu hẹp tỷ trọng xuất khẩu thép của Việt Nam tại Hoa Kỳ và EU do ảnh hưởng của Đại dịch
Sau một năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid- 19 khiến chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn Mặc dù sự ảnh hưởng của đại dịch là không hề nhỏ xong Việt Nam đã có biện pháp kiểm soát tốt dịch Covid-19 tạo điều kiện cho ngành thép duy trì sản xuất ổn định, sản phẩm thép Việt Nam trở thành một trong những nguồn cung ứng hàng hóa quan trọng trong chuỗi sản xuất thép toàn cầu Năm 2020, xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU đạt 38 323 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 275 443 nghìn USD, giảm khoảng 10,56% về so với năm 2019 EU vẫn thuộc top 5 thị trường xuất khẩu thép trong năm 2020 của Việt Nam
Bảng4.1: Thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2020
Quốc gia/ Khu vực Tỷ trọng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam (%)
Năm 2021, Việt Nam là đối tác lớn thứ 31 cho hàng hóa xuất khẩu vào EU và là đối tác lớn thứ 11 cho hàng hóa nhập khẩu của EU Năm 2021, xuất khẩu Việt Nam sang EU lên đến 46 tỷ USD, tăng 14% Năm 2021, Việt Nam xuất siêu sang thị trường
EU khoảng 23,23 tỷ USD Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng, nhưng hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU lại giảm (mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, giảm đến 27,9% so với năm 2020; hàng dệt may giảm 15,2% so với năm 2020; giày dép các loại giảm 11,3%, đạt 3,9 tỷ USD) Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu đối với mặt hàng sắt thép các loại ngược lại có xu hướng tăng Ngành công nghiệp thép Việt Nam năm
2021 cũng ghi nhận những dấu ấn tăng trưởng tích cực: Sản xuất thép thô cả năm ước đạt 23 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2021; Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và bán hàng thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16% Nhờ được lợi về thị trường và giá tăng, xuất khẩu sắt thép trong năm 2021 đã cán mốc hơn 13 triệu tấn, tăng tới 32,9%, đạt 11,79 tỷ USD, tăng 124,3% so với năm 2020 Giá đã tăng ở hầu hết thị trường xuất khẩu của Việt Nam, bình quân đạt trên 901 USD/tấn, tăng 68,8% so với năm 2020 Trong 4 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD của ngành thép, EU là thị trường có mức tăng mạnh cả về khối lượng lẫn trị giá Khoảng 1 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, vào tháng 11/2021, lần đầu tiên sắt thép lọt top các mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD, góp mặt trong danh sách 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD Tỷ trọng xuất khẩu thép sang EU ở năm 2021 chiếm 13% (tương đương 1,6 triệu tấn), tăng tới hơn 10 điểm phần trăm so với năm 2020 (2,86%) Đến năm 2022, trong khi nền kinh tế Việt Nam ghi nhận những điểm sáng với ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24% thì đối với ngành thép Việt Nam, 2022 là một năm đầy thách thức, đó là thị trường tiêu thụ nội địa giảm sút, giá cả nguyên liệu sản xuất thép diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ Tình hình xuất khẩu sắt thép sang thị trường EU cũng có có nhiều biến động Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy xuất khẩu thép của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 2,28 triệu tấn, giảm 22,15% so với cùng kỳ năm trước Giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỉ USD, tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2021 Về tình hình xuất khẩu thép thành phẩm, tháng 12/2022 đạt 823 nghìn tấn, tăng 40,19% so với tháng trước, nhưng giảm 8,93% so với cùng kì năm 2021 Trị giá xuất khẩu đạt 584 triệu USD, tăng 24,22% so với tháng 11/2022 nhưng giảm 39,11% so với cùng kỳ năm 2021 Tính chung năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 8,397 triệu tấn thép giảm 35,85% so với cùng kỳ năm trước Giá trị xuất khẩu đạt 7,99 tỷ USD giảm 32,2% so với cùng kỳ năm 2021 Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng sang EU đạt 1 279 929 nghìn USD, giảm tới 41,09% Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đã vươn lên đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm hơn 19% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành
Trên thực tế kể từ khi EVFTA có hiệu lực, tổng trị giá xuất khẩu các mặt hàng sắt thép các loại của Việt Nam các nước thành viên EU đã tăng tới 315,61% - một con số ấn tượng Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tháng 6/2020, xuất khẩu thép sang thị trường EU chỉ chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thép của cả nước Con số này sau 2 năm đã tăng lên 20,51%, tương ứng mức tăng hơn 6 lần
Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), so với giai đoạn 2019-2020 khi thị phần xuất khẩu sang EU chỉ chiếm khoảng 3-6%, ngành thép Việt Nam đã có bước đột phá lớn trong việc chinh phục các thị trường tiêu chuẩn cao Xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ phần nào cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã chuẩn hóa sản xuất, tận dụng tốt cơ hội cạnh tranh về giá và các ưu đãi thuế quan EVFTA, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi châu Âu tăng mạnh như hiện nay
4.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng sản phẩm sắt thép các loại xuất khẩu sang EU tương đối đa dạng Trong đó, một số món hàng chiếm tỉ trọng đáng kể như:
Bảng 4.2: Tỷ trọng kim ngạch hàng sắt thép xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 2019 – 2022
7204 (Phế liệu, mảnh vụn sắt; thỏi đúc phế liệu nấu lại từ sắt hoặc thép
7217 (Dây của sắt hoặc thép không hợp kim) 1.78% 1,69% 0,27% 0.3%
7229 (Dây thép hợp kim khác) 1.86% 2,11% 0,51% 0.79%
7209 (Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội, chưa dát phủ, mạ hoặc tráng)
7225 (Thép hợp kim khác được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên)
7219 (Các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên)
7208 (Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng)
7210 (Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng)
Bên cạnh các mặt hàng kể trên, còn có một số món hàng khác nhưng có giá trị xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu tương đối thấp
Trong nhóm mặt hàng sắt thép các loại, ba nhóm hàng gồm HS 7210, HS 7219 và HS 7229 chiếm đến hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu trong suốt giai đoạn 2019-2022 Đặc biệt, năm 2021 chiếm tới 81.17% và năm 2022 chiếm tới 81.17% tổng giá trị xuất khẩu
Việt Nam hiện là nước sản xuất thép thô đứng 13 thế giới, đứng hàng đầu Đông Nam Á Với thị trường EU, 10 tháng đầu năm 2023, EU là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau ASEAN
Theo Hiệp hội Thép Châu Âu (EUROFER), Việt Nam chiếm 8,1% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào Châu Âu trong 8 tháng đầu năm 2023 Trong đó, Ý là nước nhập khẩu thép của Việt Nam nhiều nhất với trên 1,35 triệu tấn tăng trưởng 128%, Bỉ nhập khẩu 0,49 triệu tấn tăng trưởng 30%, Tây Ban Nha nhập 0,35 triệu tấn tăng trưởng 70,2%
Về thị trường xuất khẩu sắt thép sang các nước thành viên EU, dù Đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng Việt Nam và làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu của nhiều đối tác lớn, kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang các thị trường các nước khu vực EU đều tăng trưởng tích cực hoặc chỉ biến động nhẹ:
Bảng 4.3: Kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang một số thị trường khu vực EU giai đoạn 2019 - 2021
Tính trong năm 2020: Tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép Việt Nam sang EU 27 đạt 275.443 nghìn USD, giảm 10,56% so với 2019.Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại lớn như: Bỉ (28,91%); Tây Ban Nha (13,95%); Ba Lan (8,03%); Hà Lan (6,31%) Bên cạnh đó còn có một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ và có xu hướng giảm so với năm 2019 Điều này được lý giải bởi diễn biến đại dịch Covid phức tạp và bất ngờ Tuy nhiên, mặc dù chịu ảnh hưởng của Đại dịch khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có một số nước có sự thay đổi tích cực như: Italia (tăng 1173,58% so với năm 2019), Bồ Đào Nha ( đạt 12.691 nghìn USD, tăng 11872,64%), Slovenia ( đạt 354 nghìn USD, tăng 200%), Đức ( đạt 3.972 nghìn USD, tăng 96,93%) và một số nước như Czech Republic, Lithuania, Croatia, đều có kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ Việt Nam tăng trên 25% so với năm
Xuất khẩu sắt thép sang EU trong năm 2021: Trong năm, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 2.172.743 nghìn USD, gấp hơn 6 lần năm trước, chiếm 0,64% xuất khẩu cả nước Vượt qua mọi “nút thắt” về dịch bệnh, đứt gãy chuỗi logistics, giá cước tàu biển, sản phẩm thép của Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 30 quốc gia trong khu vực và thế giới Hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU 27 đều có xu hướng tăng VSA lý giải, năm 2021 là năm thuận lợi của ngành thép Việt Nam và toàn cầu Trong bối cảnh các Hiệp định thương mại có hiệu lực và được thực thi hiệu quả, đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có ngành thép Việt Nam
Phân tích cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sắt thép của Việt Nam
EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
4.3.1 Những cơ hội a, Ưu đãi về thuế
Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam và các nước thành viên trong
EU sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan trong đó có cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo một lộ trình nhất định Theo cam kết trong EVFTA các nước EU sẽ xóa bỏ 84% dòng thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong 7 năm kể từ ngày có hiệu lực hơn 99% sẽ được xóa bỏ cho Việt Nam Hầu hết các nước có biểu đồ thuế áp dụng chung cho tất cả các nước còn lại trong khối Ngoài ra với Hiệp định này hai bên còn cam kết công khai minh bạch các chính sách, điều khoản sửa đổi, các bộ luật về thuế cho đối phương dễ dàng nắm bắt, thực hiện đầy đủ các chính sách, các quy định tránh gây rào cản cho việc xuất nhập khẩu Nhờ đó xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU liên tục ghi nhận những tăng trưởng tích cực
Hơn 1 năm sau khi EVFTA có hiệu lực lần đầu tiên thép lọt vào top các mặt hàng có giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD Trong 4 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD thì EU là thị trường có mức tăng trưởng cả về khối lượng và trị giá Có thể thấy sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU tăng nhanh qua từng năm Cụ thể tỷ trọng xuất khẩu thép sang EU ở năm 2021 chiếm 13% (tương đương 1,6 triệu tấn), tăng tới hơn 10 điểm phần trăm so với năm 2020 (2,86%) Bước sang quý I/2022, con số này đã tăng lên 19,32% b, Cải tiến khoa học công nghệ
EU có những quy định khắt khe đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và trong đó có thép Việt Nam Một trong những quy định đáng chú ý có thể kể đến là cơ chế CBAM Cơ chế này ra đời trong bối cảnh cộng đồng quốc tế có sự đồng thuận rộng rãi về việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính vốn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu Phạm vi áp dụng đối với 6 nhóm hàng: xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm, hydrogen Nhìn một cách tích cực CBAM sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam phải có định hướng, giải pháp đổi mới công nghệ, cụ thể ở đây là xu hướng phát triển công nghệ sản xuất thép xanh, giảm phát thải khí carbon
Mùa hè năm 2021, hãng thép SSAB của Thụy Điển đã sản xuất thành công loại
“thép xanh” theo công nghệ mới mà không cần sử dụng nguyên liệu hóa thạch Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để hợp tác cùng Thụy Điển trong công cuộc phát triển “thép xanh”
Ngoài ra Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU cũng có thể trở thành tiền đề cho những hiệp định, thỏa thuận kinh tế khác giữa Việt Nam và các nước thành viên
EU trong việc chuyển giao công nghệ tiến tiến sang Việt Nam đi đôi với việc hỗ trợ Việt Nam đào tạo những nhân lực đầu ngành có chuyên môn tốt vận hành và phát triển quy trình công nghệ
Hơn thế nữa tham gia các FTA thế hệ mới sẽ thúc đẩy Việt Nam cũng như các nước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, kỹ thuật trong sản xuất hàng hóa phù hợp và hài hóa về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế c, Nâng cao năng lực cạnh tranh
Giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam Sau khi EVFTA có hiệu lực, hàng loạt các loại thuế (thuế xuất khẩu, nhập khẩu) giữa hai bên được xóa bỏ; chi phí sản xuất, tồn kho, vận chuyển được tối thiểu hóa đã góp phần giúp cho giá của mặt hàng thép Việt Nam xuất khẩu giảm đáng kể Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và sắt thép nói riêng
Hơn nữa việc xuất khẩu sang Châu Âu với những quy định khắt khe, để đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng nâng cao công nghệ khoa học kỹ thuật cũng như đội ngũ sản xuất quản lý để sắt thép xuất khẩu từ Việt Nam không chỉ nâng cao về số lượng mà còn đảm bảo chất lượng
Ngoài ra việc ký thành công Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU còn giúp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam nói chung và ngành sắt thép nói riêng được ưu tiên hơn so với các nước khác khi vào các quốc gia thành viên EU d, Thu hút đầu tư
Là FTA đầu tiên giữa Việt Nam với khu vực thuộc top đầu về xuất khẩu tư bản, EVFTA mang đến nhiều kỳ vọng về thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và ngành sắt thép nói riêng
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư FDI của EU năm 2020 đạt 1.375,68 triệu USD vốn đăng ký, giảm 8,6% so với năm 2019, đứng thứ 8 và chiếm 4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam Tính lũy kế tới hết 2021, EU là đối tác đầu tư lớn thứ 6 của Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 22,47 tỷ USD, tương đương 5,51% tổng vốn FDI vào Việt Nam Có tổng 25/27 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam thông qua 2.274 dự án FDI
EVFTA tác động hình thành sự lưu chuyển các dòng vốn đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu sắt thép Các cam kết trong Hiệp định đảm bảo lợi ích cao và cạnh tranh bình đẳng, hướng tới phát triển bền vững và hỗ trợ tăng trưởng, các nhà đầu tư cùng các thị trường đầu tư mới xuất hiện nên dòng vốn đầu tư lưu chuyển nhanh và mạnh hơn Từ đó mở ra nhiều cơ hội trong xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang các nước thành viên EU, tuy nhiên cũng làm cho cạnh tranh đầu tư ngày càng quyết liệt e, Mở rộng thị trường
Châu Âu là một thị trường khó tính với hàng loạt quy chuẩn nghiêm ngặt vì vậy có thể nói EVFTA sẽ giúp sắt thép Việt Nam thâm nhập sâu vào những thị trường tiềm năng mà trước đó ta không thể đàm phán được EVFTA giống như một bước đà giúp ngành công nghiệp xuất khẩu sắt thép Việt Nam phát triển nhảy vọt lên một tầm cao mới, hiện diện tại hầu hết các châu lục trên thế giới
Theo báo cáo từ Hiệp hội thép Việt Nam tính đến 30/04/2019 Việt Nam xuất khẩu gần 2,8 triệu tấn thép tăng 13,7% về lượng so với cùng kỳ 2018 Tuy nhiên nhiều sản phẩm có ưu thế của Việt Nam lại giảm sản lượng xuất khẩu: ống thép giảm 16,6%, thép cán nguội giảm 6,1%,
Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu sắt thép Việt Nam
Bảng 2.5 là kết quả ước phương trình sau khi sử dụng phương pháp GLS để khắc phục các lỗi trong mô hình Kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê phù hợp với các giả thuyết của mô hình trọng lực đã đưa ra Chỉ số R bình phương của REM cho thấy mô hình có thể giúp giải thích khoảng 55% dao động trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 27 quốc gia đối tác thương mại trong thị trường EU giai đoạn 2011-2022 Dưới đây là đánh giá tác động cụ thể của tường yếu tố theo bảng kết quả ở trên:
(1) GDP của Việt Nam: Ta có hệ số β 1 > 0, có nghĩa là Ex và GDPVN biến đổi cùng chiều Điều này phù hợp với cơ sở lí thuyết đã trình bày β 1 = 0.4693 chỉ ra rằng nếu như GDP của Việt Nam tăng 1%, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 46,93% Gía trị p-value của hệ số này là 0.000 < 0.05 cho thấy biến độc lập này có ý nghĩa giải thích trong mô hình
(2)GDP của nước đối tác: Ta có hệ số β 2 > 0, có nghĩa là Ex và GDPj biến đổi cùng chiều Điều này phù hợp với cơ sở lí thuyết đã trình bày β 2 = 0.1103 chỉ ra rằng nếu như GDP của Việt Nam tăng 1%, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 11,03% Gía trị p-value của hệ số này là 0.024 < 0.05 cho thấy biến độc lập này có ý nghĩa giải thích trong mô hình
(3)Khoảng cách địa lý giữa hai nước: Hệ số β 3 < 0 có nghĩa là Ex và Dis biến đổi ngược chiều Điều này phù hợp với cơ sở lí thuyết đã trình bày Tuy nhiên, giá trị trị p- value của hệ số này là 0.761 > 0.05 cho thấy biến độc lập này không có ý nghĩa giải thích trong mô hình
(4)Khoảng cách kinh tế giữa hai nước: Hệ số β 4 > 0 có nghĩa là Ex và KCKT biến đổi cùng chiều Điều này phù hợp với cơ sở lí thuyết đã trình bày Tuy nhiên, giá trị trị p- value của hệ số này là 0.483 > 0.05 cho thấy biến độc lập này không có ý nghĩa giải thích trong mô hình
(5)Tỷ giá hối đoái: Hệ số β 5 < 0 có nghĩa là Ex và Er biến đổi ngược chiều Điều này phù hợp với cơ sở lí thuyết đã trình bày Tuy nhiên, giá trị trị p-value của hệ số này là 0.694 > 0.05 cho thấy biến độc lập này không có ý nghĩa giải thích trong mô hình
(6)Độ mở thương mại: Hệ số β 6 > 0 có nghĩa là Ex và ĐMTM biến đổi cùng chiều Điều này phù hợp với cơ sở lí thuyết đã trình bày Tuy nhiên, giá trị trị p-value của hệ số này là 0.327 > 0.05 cho thấy biến độc lập này không có ý nghĩa giải thích trong mô hình
(7)Covid: Hệ số β 7 < 0 có nghĩa là Ex và COVID biến đổi ngược chiều Điều này phù hợp với cơ sở lí thuyết đã trình bày β 7 = -0.0236 chỉ ra rằng tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID sẽ làm kim ngạch xuất khẩu giảm 2,36% Gía trị p-value của hệ số này là 0.048 < 0.05 cho thấy biến độc lập này có ý nghĩa giải thích trong mô hình (8)EVFTA: Hệ số β 8 > 0 có nghĩa là Ex và EVFTA biến đổi cùng chiều Điều này phù hợp với cơ sở lí thuyết đã trình bày β 8 = 0.0174 chỉ ra rằng việc tham gia hiệp định EVFTA sẽ làm kim ngạch xuất khẩu tăng 1,74% Gía trị p-value của hệ số này là 0.045 < 0.05 cho thấy biến độc lập này có ý nghĩa giải thích trong mô hình
Kết luận lại, các biến: GDP Việt Nam, GDP nước đối tác, và biến hiệp định EVFTA có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang thị trường
EU như đã dự đoán Trong đó, biến GDP Việt Nam có tác động mạnh nhất đến xuất khẩu Biến COVID tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam, làm kim ngạch xuất khẩu giảm 2,36% Các biến còn lại bao gồm: khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại đều mang dấu như đã kỳ vọng, tuy nhiên giá trị p-value của các biến này lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SẮT THÉP ViỆT Nam sang thị trường EU
Giải pháp với nhà nước
Thứ nhất GDP có tác động cùng chiều nghĩa là tăng GDP sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu sắt thép Việt Nam vì vậy nhà nước cần vào cuộc để góp phần làm tăng GDP bằng cách:
• Sử dụng chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng và các chính sách khác; điều hành kịp thời các công cụ chính sách vĩ mô, tài khóa, tiền tệ để cân bằng hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn
• Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Nhà nước cần có sự đột phá về cơ chế, chính sách, nhằm xóa bỏ rào cản phát triển của doanh nghiệp tư nhân, đồng thời thúc đẩy hoàn thiện cơ chế thị trường đầy đủ, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, giúp kinh tế tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
• Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi Cơ cấu lại nền kinh tế cần được đẩy mạnh, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực chất, hiệu quả hơn
• Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu, sản xuất, hiệu quả, hợp lý, phù hợp với bối cảnh thực tế khi đại dịch diễn ra
• Đẩy mạnh đàm phán, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng
Thứ hai đề ra những giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tốt những thuận lợi do EVFTA mang lại cũng góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu sắt thép Việt Nam
• Kết hợp chuyển giao công nghệ từ bên ngoài và nghiên cứu phát triển công nghệ đặc thù trong nước Thu hút các doanh nghiệp FDI nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển, cải tiến kỹ thuật , đẩy mạnh hoạt động R&D
• Tận dụng các cơ hội từ hiệp định EVFTA mang lại, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.Chính phủ cần nhấn mạnh giải pháp hỗ trợ cung cấp thông tin về các thị trường xuất nhập khẩu có lợi thế, nhất là các thị trường mà Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, để có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
• Xây dựng lộ trình chiến lược tổng thể để đưa ra những định hướng, kế hoạch, lộ trình cho các bộ, ngành, và địa phương nhằm triển khai đầy đủ, kịp thời các cam kết của EVFTA, giúp hiện thực hóa lợi ích của Hiệp định này cho người dân và doanh nghiệp
• Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt và khai thác hiệu quả lợi ích mà các FTA mang lại Trong đó cần chú trọng cung cấp, phổ biến thông tin cho từng nhóm doanh nghiệp theo từng ngành nghề để các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện nhất, sâu sắt nhất về những lợi ích mà các FTA mang lại, từ đó tận dụng được tối đa lợi ích đó
• Tăng cường kiểm qua chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất để phù hợp với các tiêu chuẩn mà phía đối tác quy định Nhất là quy định dành cho sản phẩm xây dựng cần đảm bảo đúng theo yêu cầu về độ an toàn, độ bền,… Quy định CBAM về rò rỉ cacbon
Thứ ba đại dịch Covid ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của nhiều nước khác nhau và trong đó có Việt Nam Do vậy để gia tăng sản lượng sắt thép Việt Nam xuất khẩu EU điều quan trọng là cần hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng của đại dịch
• Dịch bệnh Covid - 19 đã đem lại nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng, hàng hóa trì trệ, sản xuất ngưng đọng, do vậy để ứng biến với những tác nhân khách quan Chính phủ cũng cần xây dựng những chính sách thực thi để phòng ngừa khi dịch bệnh xảy ra
• Triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh khi nó xảy ra Tiêm chủng vacxin đầy đủ, khoa học , an toàn
• Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động đối với mọi tình huống, nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới của tình hình, kịp thời, quyết liệt xử lý có hiệu quả các vấn đề, xây dựng các kịch bản, phương án linh hoạt, thích ứng với các vấn đề mới phát sinh
• Cùng với đó, Chính phủ phải đặc biệt coi trọng thị trường nội địa, coi đây là giải pháp căn bản để đảm bảo hoạt động sản xuất, cung ứng và tiêu dùng cốt yếu, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế Đảm bảo mục tiêu vừa phòng chống ngăn ngừa dịch bệnh vừa thúc đẩy kinh tế phát triển.