1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định làm trái ngành của sinh viên đã tốt nghiệp trên địa bàn hà nội

56 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở địa bàn Hà Nội
Tác giả Đỗ Mai Linh, Vũ Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Ngân
Người hướng dẫn TS. Lê Hải Hà
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 872,99 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu (9)
      • 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (9)
      • 1.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài (9)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (9)
      • 1.4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu (9)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (9)
    • 1.5. Câu hỏi nghiên cứu (10)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (10)
    • 1.7. Bố cục nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Tổng quan các đề tài nghiên cứu (11)
      • 2.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài (11)
      • 2.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (11)
    • 2.2. Các khái niệm liên quan (12)
    • 2.4. Khoảng trống và đề xuất mô hình nghiên cứu (17)
      • 2.4.1. Khoảng trống nghiên cứu (17)
      • 2.4.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Giả thiết và mô hình nghiên cứu (19)
      • 3.1.1. Giả thiết nghiên cứu (19)
      • 3.1.2. Mô hình nghiên cứu (20)
    • 3.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu (21)
      • 3.3.2. Đặc điểm của nghiên cứu định lượng (22)
      • 3.3.3. Các phương pháp nghiên cứu định lượng (22)
    • 3.4. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu (22)
      • 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu (22)
      • 3.4.2. Kích thước mẫu (22)
    • 3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu (23)
      • 3.5.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp (23)
      • 3.5.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp (23)
    • 3.6. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu (23)
      • 3.6.1. Nhập và chuẩn bị dữ liệu (23)
      • 3.6.2. Xử lý, phân tích dữ liệu (25)
    • 3.7. Thang đo của đề tài (25)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (27)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu (27)
      • 4.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu (27)
      • 4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu (29)
      • 4.1.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (33)
      • 4.1.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (38)
      • 4.1.5. Phân tích hồi quy (44)
    • 4.2. Kiểm định giả thiết nghiên cứu (48)
    • 4.3. Kết luận (49)
  • CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (50)
    • 5.1. Thảo luận (50)
    • 5.2 Hạn chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo (50)
      • 5.2.1. Hạn chế của đề tài (50)
      • 5.2.2. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo (51)
    • 5.3. Đề xuất giải pháp (51)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)
  • PHỤ LỤC (54)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan các đề tài nghiên cứu

Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, nhóm sẽ trình bày tóm tắt một số nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau tốt nghiệp:

2.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Trong đề tài nghiên cứu “The integrated career change model’’ của Rhodes và

Doering (1983), nghiên cứu này giải thích sự thay đổi nghề nghiệp của bạn trẻ bằng cuộc khảo sát những người đã rời bỏ ngành khách sạn Nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quyết định thay đổi công việc bao gồm: yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội, sự thăng tiến trong công việc, sự không hài lòng với công việc Kết quả cho thấy rằng yếu tố sự thăng tiến trong công việc có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định thay đổi công việc của các bạn trẻ và yếu tố có tác động thấp nhất là sự không hài lòng trong công việc

Bên cạnh đó, trong đề tài nghiên cứu “Asian Americans’ Career Choices: A path model to examine Factors influencing their career choices” của Mei Tang và cộng sự

(1996), tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của người Mỹ gốc Á, đối tượng nghiên cứu được thực hiện với 187 sinh viên đại học với các yếu tố bao gồm: văn hóa, sở thích nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp, nền tảng gia đình Kết quả cho thấy rằng sở thích nghề nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến quyết định lựa chọn công việc của người Mỹ gốc Á thay vào đó là yếu tố nền tảng gia đình và sự tiếp biến văn hóa có ảnh hưởng nhiều nhất

2.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Lê Quỳnh Anh và các cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện thực trạng học trái ngành để không lãng phí nguồn lực lao động cho các doanh nghiệp và Nhà nước Khảo sát các sinh viên năm ba, năm bốn và sinh viên đã tốt nghiệp không quá 2 năm, nghiên cứu đã đưa ra các giả thiết sau: [H1] Xã hội có ảnh hưởng tới quyết định làm việc trái ngành của sinh viên; [H2] Gia đình có ảnh hưởng tới quyết định làm việc trái ngành của sinh viên; [H3] Nhà trường THPT và Đại học có ảnh hưởng tới quyết định làm việc trái ngành của sinh viên; [H4] Các yếu tố thuộc ngành nghề mới có ảnh hưởng tới quyết định làm việc trái ngành của sinh viên; [H5] Các yếu tố thuộc về các nhân có ảnh hưởng tới quyết định làm việc trái ngành của sinh viên Kết quả cho thấy rằng trong 5 yếu tố ảnh hương đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên, yếu tố cá nhân và gia đình có tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định lựa chọn làm việc trái ngành của sinh viên

Cũng với đề tài này, Nguyễn Hữu Nghĩa (2013) thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra thực trạng làm việc trái ngành của sinh viên cũng như mức độ hài lòng của việc làm trái ngành Từ đó đề xuất giải pháp định hướng lựa chọn công việc phù hợp cho sinh viên Đề tài nghiên cứu đối tượng là sinh viên đã ra trường và có việc làm trong phạm vi quận 1, quận 4, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu đưa ra các giả thiết: [H1] Thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên; [H2] Khả năng thăng tiến có ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên; [H3] Sở thích cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên; [H4] Làm tạm thời để tìm kiếm việc phù hợp có ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên Nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên là: Thu nhập, Khả năng thăng tiến, Sở thích cá nhân, Làm tạm thời để tìm việc phù hợp Trong đó yếu tố Thu nhập và sở thích cá nhân có tác động mạnh mẽ nhất, cuối cùng là yếu tố làm tạm thời để tìm việc phù hợp

Tiếp theo, Vũ Thị Bích Hảo, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Thị Minh Thu (2022) đã thực hiện nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên năm thứ 3 trường Đại học điều dưỡng Nam Định năm học 2021-2022 Khảo sát 352 sinh viên năm 3 của trường Đại học điều dưỡng Nam Định, tác giả đã chỉ ra có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này bao gồm: Trường học, gia đình, bạn bè, cá nhân Kết quả nghiên cứu chỉ ra yếu tố Nhà trường và Gia đình có tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên và cuối cùng là yếu tố bạn bè

Bên cạnh đó, Mai Thị Bích Phương (2018) đã thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Qua nghiên cứu cho thấy các yếu tố trường học, gia đình và cá nhân đều có ảnh hưởng đến địnhh ướng việc làm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp; trong đó, yếu tố cá nhân có vai trò rất quan trọng vì mỗi cá nhân có năng lực, nhận thức và cách tiếp cận khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp của mỗi sinh viên

Lê Hải Nam (2016) đã bàn về khía cạnh sở thích, ổn định, đúng chuyên môn, thu nhập cao, xã hội coi trọng có liên quan đến định hướng việc làm của sinh viên ngành

Xã hội Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Đại học Công đoàn Trong đó sinh viên chọn việc làm ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất trong các giá trị định hướng việc làm.

Các khái niệm liên quan

Theo Từ điển Tiếng Việt của Gs Hoàng Phê (2003), sinh viên là “người học ở bậc đại học.”

Còn theo giáo trình Tâm lý học phát triển của tác giả Vũ Thị Nho (2008) thì sinh viên là lứa tuổi từ sau tuổi Phổ thông trung học đến khoảng 24-25 tuổi Đây là lớp người đang theo học ở các trường Đại học, cao đẳng, là tầng lớp tri thức của xã hội Sinh viên là tầng lớp quan trọng trong mỗi chính thể, là đội ngũ chuyển tiếp, chuẩn bị cho nguồn lực lao động xã hội có trình độ cao của đất nước

Từ điển Tiếng Việt của Gs Hoàng Phê (2003) định nghĩa tốt nghiệp là “Được công nhận đã đạt tiêu chuẩn kiểm tra kiến thức hoặc trình độ nghiệp vụ sau khi học xong một trường hoặc một bậc học, một cấp học.”

Theo quan điểm của Marx, việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ, …) để sử dụng sức lao động đó

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa việc làm là các hoạt động kinh tế mà người lao động tham gia để tạo ra giá trị và có thu nhập từ công việc của mình, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Lao Động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm”

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), “việc làm trái ngành (job mismatch) là tình trạng khi một người lao động có kỹ năng, trình độ, hoặc học vấn không phù hợp với công việc mà họ đang làm.’’

Việc làm trái ngành có thể hiểu là người lao động làm việc không đúng với những kiến thức chuyên môn mà mình đã được học

2.3 Các lý thuyết liên quan

• Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Mô hình thuyết hành động hợp lý trong tiếng Anh gọi là: Theory of Reasoned Action – TRA mô tả mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, chuẩn mực, ý định và hành vi do Fishbein (1967) xây dựng và được phát triển, kiểm định bởi Ajzen và Fishbein

(1975) Thuyết này được sử dụng để dự đoán và hiểu hành vi của một cá nhân bằng cách xem xét ảnh hưởng của cảm xúc cá nhân (thái độ) và áp lực xã hội được nhận thức (chuẩn mực chủ quan)

Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

Các thành phần trong mô hình TRA bao gồm:

Hành vi Ý định hành vi Chuẩn chủ quan

Thái độ đối với hành vi

- Hành vi là những hành động quan sát được của đối tượng (Fishbein và Ajzen,1975, tr.13) được quyết định bởi ý định hành vi

- Ý định hành vi (Behavioral intention) đo lường khả năng chủ quan của đối tượng sẽ thực hiện một hành vi và có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của niềm tin (Fishbein & Ajzen, 1975, tr.12) Được quyết định bởi thái độ của một cá nhân đối với các hành vi và chuẩn chủ quan

- Thái độ (Attitudes) là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi (Attitude toward behavior), thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin này (Hale,2003)

- Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975) Chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan với người tiêu dùng, được xác định bằng niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá nhân thực hiện phù hợp với sự mong đợi đó (Fishbein & Ajzen, 1975, tr 16)

Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động Lý thuyết này chỉ ra rằng “ý định” là dự đoán tốt nhất của hành vi cuối cùng và ý định đồng thời được xác định bởi thái độ và các quy chuẩn chủ quan

Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu chỉ ra một hạn chế của lý thuyết này: ý định hành vi không phải lúc nào cũng dẫn đến hành vi thực tế Một lập luận phản bác lại mối quan hệ chặt chẽ giữa ý định hành vi và hành vi thực tế đã dẫn đến sự phát triển của lý thuyết về hành vi có kế hoạch, một mô hình bao gồm tác động của các yếu tố phi điều kiện lên hành vi

• Thuyết nhận thức xã hội (SCT)

Thuyết nhận thức xã hội trong tiếng Anh là Social Cognitive Theory (SCT) của Bandura (1977) giải thích hành vi của con người dựa trên sự tương tác lẫn nhau giữa các bộ ba yếu tố cá nhân, môi trường và hành vi

Trong đó yếu tố cá nhân bao gồm nhận thức, tình cảm, sinh học và yếu tố môi trường bao gồm môi trường vật lý (môi trường tự nhiên) và môi trường xã hội Ba yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau

Hình 2.2 Mô hình học thuyết nhận thưc xã hội (SCT)

Khoảng trống và đề xuất mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu về vấn đề làm việc trái ngành của sinh viên là một chủ đề đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, ở nước ngoài hiện chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này, chỉ có các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố chung có thể ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn và chuyển đổi nghề nghiệp Trong khi đó, trong nước, đã có một số nghiên cứu được tiến hành trong những năm gần đây Những nghiên cứu này đã cung cấp thông tin hữu ích về tình trạng làm việc trái ngành của sinh viên, bao gồm tỷ lệ sinh viên làm việc trái ngành sau tốt nghiệp và các nguyên nhân dẫn đến việc làm trái ngành Tuy vậy, những nghiên cứu này vẫn còn những khoảng trống cần được nghiên cứu sâu hơn, bao gồm:

- Phạm vi của các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào sinh viên của một trường đại học cụ thể, hạn chế khả năng phản ánh toàn diện thực tế của sinh viên tại các trường đại học khác

- Thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, chỉ trong vòng một năm, gây hạn chế trong việc phản ánh những thay đổi về nhu cầu thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp của sinh viên trong thời gian gần đây

- Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sinh viên đại học, trong khi thực tế tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng làm việc trái ngành cũng khá cao Do đó, nghiên cứu về nhóm đối tượng này là cần thiết để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này

- Một số nghiên cứu chỉ tập trung vào phân tích làm việc trái ngành trong một số nhóm nghề cụ thể, trong khi thực tế, tình trạng này xảy ra ở tất cả các nhóm nghề Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn, cần tiến hành nghiên cứu về quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau tốt nghiệp trong nhiều nhóm nghề khác nhau

2.4.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Dựa trên các lý thuyết trên và kế thừa các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, quyết định làm việc trái ngành đồng thời kết hợp với kiến thức thực tế của nhóm, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn Hà Nội, gồm: yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội, khả năng phát triển nghề nghiệp, môi trường học tập

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giả thiết và mô hình nghiên cứu

• [H1] Yếu tố cá nhân có tác động (+) đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Khi vào đại học các bạn sinh viên lựa chọn ngành học cho là mình yêu thích và có khả năng, tuy nhiên sau khi ra trường ngành học này lại không đáp ứng được những mong muốn cá nhân như tiền lương thấp, môi trường làm việc không hiệu quả, quy mô công ty và những điều này khiến cho sinh viên muốn tìm được công việc đáp ứng được mong muốn của mình và điều này đã dẫn đến việc sinh viên làm việc trái ngành

• [H2] Yếu tố gia đình có tác động (+) đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Các bạn sinh viên trong gia đình có một truyền thống nghề nghiệp nhất định thường sẽ được định hướng nghề nghiệp của gia đình hoặc gia đình kinh doanh chuyên về một lĩnh vực nào đó cũng sẽ muốn con cái của họ tiếp nối công việc của mình Do đó, các bạn sinh viên sẽ lựa chọn đi học lấy bằng cấp để trở về làm việc cho gia đình để tránh khả năng phải cạnh tranh cao và có sự hậu thuẫn từ gia đình

• [H3] Yếu tố xã hội có tác động (+) đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Theo thời gian, xã hội cũng dần thay đổi và cải tiến đi cùng với đó là sự cập nhật không ngừng của con người bao gồm cả công việc của họ Có thể cách đây vài năm khi bắt đầu học một ngành nghề, ở thời điểm đó nó sẽ có khả năng phát triển Nhưng sau vài năm xã hội phát triển khiến cho ngành học của bạn bị bão hòa và rất khó tìm việc, điều này khiến sinh viên phải đi tìm một công việc trái ngành để có thể đảm bảo tài chính phục vụ nhu cầu sống của cá nhân

• [H4] Khả năng phát triển nghề nghiệp có tác động (+) đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Nhiều sinh viên quyết định từ bỏ công việc đúng ngành để làm trái ngành vì công việc này có khả năng thăng tiến cao, tiền lương cũng như các chính sách ưu đãi Công việc trái ngành này có thể giúp sinh viên tiếp cận được nhiều người, nhiều môi trường và chỉ mất một hai năm để thăng tiến, điều này sẽ là sức hút hấp dẫn khiến cho sinh viên quyết định làm việc trái ngành học

• [H5] Môi trường đại học có tác động (+) đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Việc lựa chọn một công việc phù hợp sẽ có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có nhà trường Việc sinh viên làm việc trái ngành có thể từ việc chưa được đào tạo đầy đủ kỹ năng phân tích, định hướng ngành học còn mơ hồ và ngành học của sinh viên lựa chọn không phải chuyên môn đào tạo chính của nhà trường

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại địa bàn Hà Nội

- Biến phụ thuộc: Quyết định làm việc trái ngành

- Biến độc lập: Cá nhân, gia đình, xã hội, khả năng phát triển nghề nghiệp, môi trường học tập

Quy trình nghiên cứu được thể hiện như dưới hình:

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Nhóm sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng

Theo Burns & Grove (1987) phương pháp nghiên cứu định lượng là "một quy trình nghiên cứu chính thức, khách quan và có hệ thống trong đó các dữ liệu số được sử dụng để thu thập thông tin về thế giới" và "đó là một phương pháp được sử dụng để mô tả và kiểm định các mối quan hệ, liên hệ nhân quả"

Về mặt thực hành, nghiên cứu định lượng đề cập chính tới phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

3.3.2 Đặc điểm của nghiên cứu định lượng Đặc trưng: Gắn với thu thập và xử lý số liệu dưới dạng số, dựa trên cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm Các mô hình toán và công cụ thống kê sẽ được dùng trong việc mô tả, giải thích và dự đoán các hiện tượng Tiến trình nghiên cứu định lượng gồm các công việc:

- Xác định tổng thể nghiên cứu

- Xác định mẫu điều tra

- Thiết kế bảng câu hỏi – phiếu khảo sát

- Điều tra và thu thập bảng hỏi

- Trình bày kết quả nghiên cứu

- Đưa ra các diễn giải và bàn luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng phù hợp trong các trường hợp vấn đề nghiên cứu:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả đo nào đó

- Xác định tác động của việc can thiệp bằng chính sách kinh tế vào thực tế để giải quyết một vấn đề nào đó

- Phân tích, dự báo sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng theo những điều kiện cho trước

- Kiểm định một lý thuyết khoa học

3.3.3 Các phương pháp nghiên cứu định lượng Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận định lượng như sau:

Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính, thời gian và không có đầy đủ thông tin về tổng thể nên nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất (phương pháp chọn mẫu thuận tiện) với mẫu nghiên cứu là sinh viên sau tốt nghiệp tại địa bàn Hà Nội

Kích thước mẫu là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê, mỗi phương pháp phân tích thống kê đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau Để xác định kích thước mẫu người ta thường dựa vào các công thức kinh nghiệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Theo Hair & ctg 2006 (Trần Văn Quý & Cao Hào Thi, 2009) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá EFA là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát Trong bài nghiên cứu của nhóm bao gồm 21 biến, vậy nên kích thước mẫu tối thiểu trong đề tài này là 21*55 Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng số lượng mẫu tối thiểu phải gấp 10 lần số biến Tùy vào phương pháp xử lý mà kích thước mẫu cần thiết là khác nhau Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng “kích thước mẫu được xác định dựa vào kinh nghiệm, tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường tối thiểu là 5:1” Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 600 phiếu và thu về 576 phiếu hợp lệ Để đảm bảo kết quả khả quan nhất và đáng tin cậy, nhóm đã áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với kích thước mẫu nW6.

Phương pháp thu thập dữ liệu

3.5.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Nhóm nghiên cứu thu thập thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước đây đã từng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau tốt nghiệp Để kế thừa và phát triển các yếu tố đó, nhóm có những nguồn để có thể tìm kiếm thông tin như là từ các trang web của các trường đại học; nội bộ doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước; các tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu, mạng internet (thông qua các trang tìm kiếm như google, google scholar, )

3.5.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp Đối với nghiên cứu định lượng, nhóm sẽ tiến hành tìm câu hỏi nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu Sau khi có đầy đủ các lý thuyết, nhóm sẽ tiến hành khảo sát Để việc nghiên cứu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo khoa học và có thể tiếp cận được nhiều người tham gia vào quá trình nghiên cứu, nhóm phải thực hiện khảo sát online mà không tiến hành khảo sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu

Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp:

- Thu thập và phân tích dữ liệu phù hợp với câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra

- Lựa chọn thang đo và thiết kế bảng câu hỏi trên công cụ Google Form để thu thập dữ liệu từ sinh viên đã tốt nghiệp và làm việc trên địa bàn Hà Nội

- Xác lập cách thức chọn mẫu và điều tra: Nhóm sẽ gửi phiếu khảo sát đến 600 sinh viên đã tốt nghiệp và làm việc trên địa bàn Hà Nội thông qua các ứng dụng Zalo, Messenger, Facebook, Gmail, Instagram, Whatsapp, Sau đó thu thập kết quả từ các phiếu khảo sát đã được điền.

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22, 20 theo tiến trình như sau:

3.6.1 Nhập và chuẩn bị dữ liệu

Nhập dữ liệu vào mã hóa các thuộc tính: Name, Type, Width, Decimal, Value

Dùng lệnh Frequency để phát hiện các dữ liệu lỗi, sau đó kiểm tra lại và điều chỉnh cho phù hợp

3.6.1.2 Nghiên cứu mô tả dữ liệu

Sử dụng phương pháp thống kê tần số (số lần xuất hiện của một quan sát trong biến quan sát đó) Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để thống kê các nhân tố sau: giới tính, tốt nghiệp Đại học hay Cao Đẳng,

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thông tin về đối tượng trả lời phiếu khảo sát thông qua trị số Mean, giá trị Min – Max, giá trị khoảng cách

Bước 1: Kiểm tra danh sách dữ liệu và số lượng tần suất

- Kiểm tra số lượng quan sát

- Kiểm tra giá trị tối đa và tối thiểu, dữ liệu có giới hạn hay không

- Kiểm tra trường hợp thiếu giá trị cho các biến

Bước 2: Loại bỏ những dữ liệu không liên quan, trùng lặp

- Các quan sát trùng lặp: Các dữ liệu liệu trùng lặp khi thu thập

- Các quan sát không liên quan: là những quan sát không phù hợp với vấn đề

Bước 3: Tiến hành sửa dữ liệu mắc lỗi cấu trúc

Khi đo lường hoặc di chuyển dữ liệu thì xuất hiện các cấu trúc đặt tên lạ, mắc lỗi chính tả, viết hoa không đúng Những vấn đề này có thể khiến các danh mục hoặc lớp bị gắn nhãn sai

Bước 4: Bỏ những dữ liệu không phù hợp

Trường hợp cần thiết, chúng ta có thể xóa một dữ liệu ngoại lai nếu như chúng không phù hợp với dữ liệu mà chúng ta đang phân tích

Việc xóa dữ liệu không phù hợp sẽ giúp làm tăng chất lượng dữ liệu Tuy nhiên, sự xuất hiện của dữ liệu ngoại lai cũng có thể chứng minh cho một lý thuyết mà chúng ta đang nghiên cứu

Chính vì thế, một ngoại lai tồn tại, không có nghĩa là nó vô nghĩa, không chính xác Bước “Bỏ những dữ liệu không phù hợp” rất cần thiết để xác định tính hợp lệ của giá trị này Nếu giá trị ngoại lệ được chứng minh không phù hợp thì chúng ta có thể loại bỏ chúng để làm sạch dữ liệu SPSS

Bước 5: Xử lý những dữ liệu bị thiếu

- Cách 1 Xóa các quan sát có giá trị bị thiếu Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc loại bỏ hoặc mất thông tin nghiên cứu

- Cách 2 Có thể thêm các giá trị còn thiếu dựa trên những số liệu thống kê khác đã thu thập Nhưng dữ liệu sẽ bị mất tính toàn diện vì chúng được thêm vào dựa trên giả định cá nhân của người nghiên cứu, không đúng theo quan sát thực tế

- Cách 3 Có thể thay đổi các dữ liệu được sử dụng vào “null values” - vô giá trị một cách hiệu quả

Bước 6: Xác thực hoàn tất dữ liệu

3.6.2 Xử lý, phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ được đưa vào SPSS và lần lượt chạy theo các bước như sau:

Bước 1: Chạy phân tích thống kê mô tả

Bước 2: Chạy Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo

Bước 3: Chạy phân tích nhân tố khám phá EFA

Bước 4: Chạy tương quan Pearson kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập

Bước 5: Chạy phân tích hồi quy nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến vào một hay nhiều biến khác.

Thang đo của đề tài

Kết quả liệu từ phiếu thu thập trên Google biểu mẫu, rồi nhập vào Excel Sau đó dựa trên phần mềm SPSS, sử dụng các tính năng, thống kê tần số, thống kê mô tả, độ tin cậy Cách tính điểm trong bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức độ:

Từ mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu, nhóm xây dựng thang đo chính thức gồm 21 biến quan sát, 6 thành phần:

STT Biến quan sát Mã hoá Yếu tố cá nhân (CN)

1 Tôi làm việc trái với ngành mình theo học vì tôi có đam mê với ngành nghề khác CN1

2 Tôi không tìm được việc đúng ngành mình học CN2

3 Tôi làm việc trái ngành vì thiếu định hướng nghề nghiệp, kết quả học tập không như ý CN3

4 Tôi nhận thấy mình không phù hợp với công việc đúng chuyên ngành CN4

5 Tôi muốn thử sức ở lĩnh vực mới CN5

STT Biến quan sát Mã hoá Yếu tố gia đình (GĐ)

6 Tôi làm việc trái ngành vì gia đình có người giới thiệu công việc trái ngành học GD1

7 Gia đình có cơ hội phát triển ở công việc trái ngành hơn nên tôi theo công việc trái ngành GD2

8 Gia đình ủng hộ và giúp đỡ tôi theo đuổi công việc trái ngành GD3

Yếu tố xã hội (XH)

9 Tôi làm việc trái ngành vì nghề trái ngành này được tuyển dụng nhiều XH1

10 Tôi làm việc trái ngành vì nghề nghiệp trái ngành đem lại nhiều lợi ích cho xã hội XH2

11 Tôi làm việc trái ngành vì được anh chị, bạn bè giới thiệu XH3

12 Tôi làm việc trái ngành vì nghề nghiệp đúng chuyên ngành tôi học không có nhu cầu tuyển dụng cao XH4

Khả năng phát triển nghề nghiệp

13 Tôi làm việc trái ngành vì nghề trái ngành có mức lương hấp dẫn KN1

14 Nghề nghiệp trái ngành có cơ hội thăng tiến trong công việc cao hơn KN2

15 Ngành tôi theo học rất có nguy cơ bị đào thải trong tương lai KN3

Môi trường học tập (MT)

16 Tôi làm việc trái ngành vì kiến thức học tại trường khiến tôi cảm thấy không phù hợp với công việc đúng chuyên ngành tôi học MT1

17 Lĩnh vực đào tạo không thuộc lĩnh vực chuyên sâu của trường MT2

18 Trường học định hướng cho sinh viên còn mơ hồ MT3

Quyết định làm việc trái ngành (QD)

19 Làm việc trái ngành là quyết định đúng đắn của tôi QD1

20 Tôi sẽ chủ động học hỏi, nâng cao kĩ nâng để phục vụ công việc trái ngành QD2

21 Tôi sẽ tiếp tục làm công việc trái ngành này trong tương lai QD3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức với nW6 Các đặc điểm như giới tính, tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng, có làm công việc đúng với chuyên ngành học hay không được trình bày dưới đây:

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính

Trong 576 người được khảo sát có 371 người là nam (chiếm 64,4%) và 205 người (chiếm 35,6%) Do nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và do đối tượng tiếp cận chủ yếu quen biết của nhóm chủ yếu là nam

• Trường mà sinh viên tốt nghiệp (Đại học hay Cao đẳng):

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sinh viên tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng

Kết quả thu được: Trong số những người tham gia khảo sát có tới 451 sinh viên tốt nghiệp Đại học (chiếm 78,3%), còn lại là 125 sinh viên tốt nghiệp Cao Đẳng Điều này có thể lí giải bởi nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Hơn nữa, tại Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng, học sinh phần lớn đều có xu hướng chọn theo học tại Đại học thay vì theo học tại Cao đẳng

Có làm công việc đúng với chuyên ngành học hay không:

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sinh viên làm công việc đúng/trái ngành học sau khi tốt nghiệp

Trong 576 người tham gia khảo sát có tới 375 người (chiếm 65,1%) là những sinh viên làm công việc đúng với chuyên ngành mình học sau tốt nghiệp và 201 người (chiếm 34,9%) là những sinh viên làm công việc không đúng với chuyên ngành mình học sau khi tốt nghiệp Lượng sinh viên làm công việc trái ngành sau khi tốt nghiệp ở mức lớn

4.1.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

4.1.2.1 Thống kê các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau tốt nghiệp tại địa bàn Hà Nội

Khả năng phát triển nghề nghiệp 60 29.9 29.9 93.0

Bảng 4.1 Bảng thống kê các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định làm việc trái ngành của sinh viên sau tốt nghiệp tại địa bàn Hà Nội

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS 20) Nhận xét: Trong số 201 sinh viên làm trái ngành, có 60 sinh viên (chiếm 29,9%) lựa chọn yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định làm trái ngành là khả năng phát triển của nghề, có 50 sinh viên lựa chọn yếu tố cá nhân (chiếm 24,9%), yếu tố xã hội với 42 sinh viên (20,9%), cuối cùng là yếu tố môi trường học chiếm 7%

4.1.2.2 Thống kê mô tả các biến quan sát a Bảng thống kê mô tả yếu tố cá nhân”

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả yếu tố “cá nhân”

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên SPSS 20) Nhận xét: Với yếu tố mong muốn cống hiến (CH), trên thang đo ta thấy giá trị trung bình (Mean) hầu hết lớn hơn 3.2 còn yếu tố cá nhân3

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w