1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân tại đồng bằng sông hồng

115 9 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sản Xuất Nông Nghiệp Hữu Cơ Của Nông Dân Tại Đồng Bằng Sông Hồng
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Thị Thảo Vy, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Thơm
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,9 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (11)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (12)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.5 Câu hỏi nghiên cứu (13)
      • 1.5.1 Câu hỏi nghiên cứu tổng quát (13)
      • 1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể (13)
    • 1.6 Giả thuyết nghiên cứu (13)
    • 1.7 Ý nghĩa nghiên cứu (14)
      • 1.7.1 Ý nghĩa nghiên cứu khoa học (14)
      • 1.7.2 Ý nghĩa nghiên cứu thực tiễn (14)
    • 1.8 Cấu trúc của bài nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA NÔNG DÂN (16)
    • 2.1 Cơ sở lý luận về nông nghiệp hữu cơ (16)
      • 2.1.1 Các khái niệm liên quan (16)
      • 2.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp hữu cơ (19)
      • 2.1.3 Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ (20)
      • 2.1.4 Những ưu nhược điểm của sản xuất nông nghiệp hữu cơ (22)
      • 2.1.5 Bản chất kinh tế của sản xuất nông nghiệp và sự chấp thuận canh tác hữu cơ của người dân (23)
      • 2.1.6 Các lý thuyết liên quan đến ý định của người nông dân (25)
      • 2.2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước (30)
      • 2.2.2 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài (32)
    • 2.3 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài (36)
      • 2.3.1 Các nội dung kế thừa (36)
      • 2.3.2 Khoảng trống nghiên cứu (36)
      • 2.3.3 Hướng nghiên cứu của đề tài (37)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (38)
    • 3.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân đồng bằng sông Hồng (0)
      • 3.1.1 Lúa hữu cơ (39)
      • 3.1.2 Rau hữu cơ (40)
      • 3.1.3 Cây ăn quả hữu cơ (42)
    • 3.2 Phân tích SWOT sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân đồng bằng sông Hồng (43)
      • 3.2.1 Thuận lợi (43)
      • 3.2.2 Khó khăn (44)
      • 3.2.3 Cơ hội (45)
      • 3.2.4 Thách thức (45)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (46)
      • 3.3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu (46)
      • 3.3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất (47)
      • 3.3.3 Phương pháp nghiên cứu thu nhập và xử lý (51)
      • 3.3.4 Phương pháp định tính (51)
      • 3.3.5 Phương pháp định lượng (52)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (61)
    • 4.1 Kết quả phương pháp định tính (61)
      • 4.1.1 Nông dân, Nữ, 35 tuổi, 12 năm kinh nghiệm trong nông nghiệp (61)
      • 4.1.2 Nông dân, Nữ, 39 tuổi, 20 năm kinh nghiệm trong nông nghiệp (61)
      • 4.1.3 Nông dân, Nam, 44 tuổi, 22 năm kinh nghiệm trong nông nghiệp (62)
      • 4.1.4. Nông dân, Nam, 52 tuổi, 35 năm kinh nghiệm trong nông nghiệp (62)
      • 4.1.5. Nông dân, Nữ, 30 tuổi, 10 năm kinh nghiệm trong nông nghiệp (63)
    • 4.2 Kết quả phương pháp định lượng (63)
      • 4.2.1 Phân tích thống kê mô tả mẫu khảo sát (63)
      • 4.2.2 Phân tích mô tả dữ liệu từ các câu hỏi chính (66)
      • 4.2.3 Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo (68)
      • 4.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (72)
      • 4.2.5 Phân tích tương quan Pearson và kết quả kiểm định hồi quy (77)
    • 4.3 Thảo luận (84)
      • 4.3.1 Thảo luận các kết quả nghiên cứu (84)
      • 4.3.2 Những điểm mới trong nghiên cứu (87)
  • CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN THÚC ĐẨY SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (88)
    • 5.1 Một số đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân (88)
      • 5.1.1 Giải pháp nhằm thay đổi và thúc đẩy ý thức của nông dân chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ (88)
      • 5.1.2 Đề xuất, kiến nghị với chính quyền địa phương và Nhà nước (93)
    • 5.2 Kết luận (94)
      • 5.2.1 Những vấn đề đã giải quyết (94)
      • 5.2.2 Một số hạn chế của đề tài (95)
      • 5.2.3 Các hướng nghiên cứu khác có thể khai thác (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (99)

Nội dung

GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã dần lan rộng ra khắp thế giới với tốc độ phát triển mạnh mẽ và thể hiện rõ ràng vai trò quan trọng của mình Sản xuất nông nghiệp thông thường sử dụng số lượng lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và phụ gia đã khiến cho tình trạng ô nhiễm đất, nước và không khí ngày càng nghiêm trọng và người tiêu dùng cũng đặt ra câu hỏi liệu sản phẩm họ sử dụng có thực sự sạch và an toàn Việc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp chứa dư lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng do ô nhiễm đất gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng qua đó sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Khi tài nguyên môi trường liên tục bị thu hẹp và an toàn thực phẩm ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng thì sản xuất NNHC đã thu hút được sự chú ý của nông dân và Chính phủ của nhiều quốc gia NNHC là hình thức sản xuất nông nghiệp cần thiết giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường và đặc biệt có thể giúp cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững Việt Nam có lịch sử sản xuất nông nghiệp và phương thức canh tác hữu cơ Trước năm 1980, nông dân chủ yếu sử dụng các giống cây trồng bản địa với năng suất thấp, nhu cầu sử dụng phân bón thấp, chủ yếu hấp thụ từ phân bón hữu cơ, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nên rất ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt là thuốc hoá học Hiện nay, nhiều quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam ủng hộ phát triển sản xuất NNHC, bởi không chỉ mang lại lợi ích to lớn về bảo vệ môi trường, kinh tế mà còn nâng cao được sức khỏe của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm hữu cơ sạch Sản xuất NNHC Việt Nam đang từng bước phát triển, diện tích sản xuất hữu cơ tăng nhanh qua các năm, năm 2016 đạt 77 nghìn ha, tăng gần 4 lần so với năm 2010 (Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2020) Năm 2018 diện tích gieo trồng hữu cơ đã đạt 3.2 ngàn ha lúa, 2 ngàn ha rau, 2.8 ngàn ha chè, 4.7 ngàn ha cây ăn quả, 2.1 ngàn ha điều, 135 ngàn ha nuôi trồng thủy sản… tập trung tại

40 tỉnh, thành phố trên cả nước, sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến các thị trường Nhật, Đức, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia (Tổng cục thống kê, 2019)

Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và sở hữu đa dạng loại đất trồng nên Việt Nam có thể trồng được nhiều loại cây trồng nông nghiệp khác nhau, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng rộng khoảng 15.000 km 2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông là sông Hồng và sông Thái Bình, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Vùng đồng bằng sông Hồng đã có các tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi được tạo lập tốt; đã hình thành các vùng lúa xuất khẩu và các vùng sản xuất lúa, ngô, rau thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp tại các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc Bên cạnh đó, chăn nuôi gà và lợn hiện đang chiếm 40% sản lượng cả nước; phát triển nuôi trồng thuỷ sản,

2 đánh bắt thuỷ sản khoảng 620 km bờ biển; thực hiện trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng, bảo vệ rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển”

Vùng đồng bằng sông Hồng là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm NNHC với dân số hơn 23 triệu người, trong đó gồm tầng lớp trung lưu và người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc, cùng khách du lịch nước ngoài là thị trường lớn và rất tiềm năng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đặc biệt là sản phẩm NNHC Mặc dù vùng đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng quan tâm phát triển NNHC, với diện tích canh tác hữu cơ khoảng 80 - 100 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành phố Hà Nội, Thái Bình, Nam Định Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng sản phẩm NNHC tiêu thụ trên thị trường còn rất hạn chế, ít về chủng loại, số lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ Quy mô sản xuất NNHC ở vùng đồng bằng sông Hồng còn đơn lẻ, quy mô nhỏ, chưa có vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn Sản xuất NNHC cũng đã được phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng

Từ thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng sản xuất NNHC của nông dân sẽ giúp bản thân họ và người tiêu dùng có một cái nhìn cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của người nông dân, từ đó đưa ra những chiến lược sản xuất, trồng trọt phù hợp, hiệu quả hơn mang lại những cây trồng an toàn, không chứa các chất độc hại thích hợp với nhu cầu người tiêu dùng Chính vì thế mà đề tài

“Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của nông dân tại vùng đồng bằng sông Hồng” sẽ là một đề tài vô cùng cần thiết với mục đích phân tích và đánh giá thực trạng canh tác hữu cơ của nông dân hiện đang sinh sống tại vùng đồng bằng sông Hồng, tìm ra các yếu tố tác động đến ý định sản xuất NNHC của họ, sau đó sẽ đưa ra một số kiến nghị và đề xuất các giải pháp cho những người nông dân có dự định sản xuất NNHC có những chiến lược, kế hoạch chuyển đổi sản xuất hiệu quả hơn, khai thác tốt hơn được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ đưa ra những chính sách hỗ trợ cần thiết giúp người nông dân sẵn sàng chuyển đổi sang canh tác hữu cơ nhằm đưa Việt Nam sang sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững Do nguồn lực còn hạn chế nên bài nghiên cứu mới chỉ thực hiện trong phạm vi vùng đồng bằng sông Hồng

Chính từ tính cấp thiết của đề tài đã nêu trên, nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân tại đồng bằng sông Hồng” làm nội dung nghiên cứu để tìm ra lời giải thích chi tiết cho vấn đề trên, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học có thể áp dụng được vào thực tiễn.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của người dân tại khu vực đồng bằng sông Hồng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho người nông dân và cơ quan quản lý địa phương, Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất NNHC trên địa bàn

− Khảo sát, đánh giá thực trạng canh tác hữu cơ của người nông dân qua đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới ý định chấp nhận sản xuất NNHC của người dân tại khu vực đồng bằng sông Hồng

− Xây dựng mô hình nghiên cứu để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên ý định sản xuất NNHC của người dân tại khu vực đồng bằng sông Hồng

− Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với cơ quan quản lý tại địa bàn và Nhà nước, người nông dân nhằm thúc đẩy ý định sản xuất NNHC tại khu vực đồng bằng sông Hồng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của nông dân tại đồng bằng sông Hồng Người nông dân ở đây là người đại diện hộ nông dân đang trực tiếp sản xuất NNHC

Trong 2 lĩnh vực chính của nông nghiệp hữu cơ là trồng trọt và chăn nuôi thì nhóm tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực trồng trọt

Phạm vi không gian: Nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng ý định sản xuất NNHC của người nông dân vùng đồng bằng sông Hồng Tuy nhiên do giới hạn về nguồn lực và thời gian, nhóm không thể nghiên cứu toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng nên đã lựa chọn điều tra nông dân ở một số khu vực là những khu vực có diện tích sản xuất NNHC tương đối lớn Sự đa dạng về giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm làm nông nghiệp và thu nhập hàng tháng từ nông nghiệp là tiêu chí nhóm quan tâm khi tiến hành khảo sát để có thể xác định mối quan hệ giữa giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm nông nghiệp và thu nhập từ nông nghiệp với ý định sản xuất NNHC của người nông dân

Phạm vi thời gian: Đối với dữ liệu thứ cấp về lý thuyết, nhóm thu thập dữ liệu và số liệu từ các bài nghiên cứu đã từng nghiên cứu về đề tài từ trước cho đến nay, đối với dữ liệu sơ cấp nhóm thu thập từ các cuộc phỏng vấn một số người nông dân cũng như thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi những người nông dân đã và đang thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ vùng đồng bằng sông Hồng từ ngày 01/10/2023 đến 31/12/2023, từ đó nhóm đưa ra những giải pháp và kiến nghị với cơ quan quản lý địa phương, Nhà nước nhằm khuyến khích, thúc đẩy ý định sản xuất NNHC của những người nông dân.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp: Bài nghiên cứu dựa trên những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để thu nhập số liệu thứ cấp được phân tích và tổng hợp để hình thành khung lý thuyết, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp phân tích định tính - phỏng vấn sâu: Kiểm tra mức độ phù hợp của từng yếu tố và các biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu, từ đó rút ra các nhóm yếu tố phù hợp với điều kiện môi trường nghiên cứu

Phương pháp định lượng - điều tra bảng hỏi: Đo lường ảnh hưởng của các yếu tố tới ý định chấp nhận sản xuất NNHC của người nông dân thông qua việc kiểm định mô hình và các giả thuyết bằng việc sử dụng các kỹ thuật của phần mềm SPSS.

Câu hỏi nghiên cứu

1.5.1 Câu hỏi nghiên cứu tổng quát

Nhằm thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu khoa học cần tìm ra những câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu tổng quát sau:

− Các yếu tố nào ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của nông dân đồng bằng sông Hồng?

− Những kiến nghị và giải pháp cho người nông dân, chính quyền địa phương và Nhà nước nào cần thực hiện để thức đẩy canh tác hữu cơ của người nông dân đồng bằng sông Hồng?

1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể Để bài nghiên cứu tìm ra được câu trả lời hợp lý, hiệu quả cho bài nghiên cứu khoa học đã tìm ra các câu hỏi cụ thể nhằm tối ưu hóa câu trả lời

− Yếu tố “Nhận thức của người nông dân” có phải là yếu tố ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng không?

− Yếu tố “Chi phí sản xuất” có phải là yếu tố ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng không?

− Yếu tố “Chính sách hỗ trợ của Chính phủ” có phải là yếu tố ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng không?

− Yếu tố “Chuẩn chủ quan” có phải là yếu tố ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng không?

− Yếu tố “Lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ” có phải là yếu tố ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng không?

− Yếu tố “Nhận thức về rủi ro” có phải là yếu tố ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng không?

− Yếu tố “Lợi thế canh tác tại đồng bằng sông Hồng” có phải là yếu tố ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng không?

Giả thuyết nghiên cứu

Thông qua quan sát thực tế, có thể thấy rằng canh tác hữu cơ là một hoạt động mang ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững Do vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của nông dân Việt Nam nói chung và nông dân đồng bằng sông Hồng nói riêng Nhưng bài nghiên cứu của nhóm chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố Các giả thiết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng Sông Hồng

− H1: Yếu tố “Nhận thức của người nông dân” có ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng

− H2: Yếu tố “Chi phí sản xuất” có ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng

− H3: Yếu tố “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng

− H4: Yếu tố “Chính sách hỗ trợ của Chính phủ” có ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng

− H5: Yếu tố “Lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ” có ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng

− H6: Yếu tố “Nhận thức về rủi ro” có ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng

− H7: Yếu tố “Lợi thế canh tác tại đồng bằng sông Hồng” có ảnh hưởng tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng.

Ý nghĩa nghiên cứu

1.7.1 Ý nghĩa nghiên cứu khoa học Ý nghĩa của bài nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của người nông dân Nghiên cứu dựa trên tích hợp gồm lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết phổ biến đổi mới (IDT), lý thuyết động lực bảo vệ (PMT) cùng với các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu, đề xuất gồm bảy nhân tố tác động đến ý định sản xuất NNHC Nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm điều chỉnh mô hình và thang đo sơ bộ, hình thành mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức của đề tài Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định độ tin cậy thang đo và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động lẫn nhau đến ý định sản xuất NNHC của người nông dân thông qua phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu khác của nhóm trong tương lai

1.7.2 Ý nghĩa nghiên cứu thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thấy được vai trò, tầm quan trọng và lợi ích đem lại khi sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng Từ đó sẽ giúp những người nông dân có thêm tự tin để lao động và sản xuất, có những chiến lược sản xuất tốt hơn, phát triển triển hơn NNHC ở Việt Nam cũng như xuất khẩu NNHC ra thị trường nước ngoài và góp phần xây dựng nông thôn, đất nước ngày càng phát triển Đề tài nghiên cứu giúp đánh giá được mức độ của các yếu tố môi trường, thời gian, thái độ, lợi ích và rủi ro ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng Từ đó có những giải pháp phù hợp cho người nông dân nhằm nâng cao, thúc đẩy ý định sản xuất NNHC

Trên cơ sở đó cho thấy, những người nông dân cần chủ động xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế ở mỗi vùng khác nhau, xác định quy mô NNHC phù hợp, đặc biệt người nông dân cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất NNHC

Cấu trúc của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau:

Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân

Chương 3: Thực trạng và phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đồng bằng sông Hồng

Chương 4: Kết quả và thảo luận phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đồng bằng sông Hồng

Chương 5: Giải pháp và kết luận thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đồng bằng sông Hồng

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CỦA NÔNG DÂN

Cơ sở lý luận về nông nghiệp hữu cơ

2.1.1 Các khái niệm liên quan

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là phương pháp sản xuất lương thực có tác động tích cực đến môi trường và kinh tế Phương pháp này sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tại địa phương, hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp và thuốc bảo vệ thực vật Nhờ đó, nông nghiệp hữu cơ giúp bảo vệ đất đai, nguồn nước, đa dạng sinh học, và sức khỏe con người (Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2018)

Chúng ta có thể tiếp cận với nhiều định nghĩa về NNHC Ta có thể hiểu đơn giản NNHC là phương pháp sản xuất lương thực dựa trên các nguyên tắc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người Phương pháp này hạn chế hoặc loại bỏ việc sử dụng các hóa chất tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học Thay vào đó, NNHC sử dụng các biện pháp canh tác tự nhiên, thân thiện với môi trường

Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ, Trường Đại học Nông Lâm có viết: NNHC là phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên các nguyên tắc sinh thái, tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên để đảm bảo sự cân bằng sinh thái và bền vững của hệ thống sản xuất (GS.TS Nguyễn Thế Đặng và cộng sự, 2012)

Liên đoàn Quốc tế các Phong trào Nông nghiệp hữu cơ - International Federation of Organic Agriculture Movements (IFOAM, 2008) đã đưa ra định nghĩa về NNHC như sau: NNHC là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người Canh tác hữu cơ dựa vào quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu kỳ thích ứng với điều kiện địa phương, thay vì sử dụng các yếu tố đầu vào có tác động tiêu cực NNHC có sự kết hợp giữa phương thức truyền thống và sự đổi mới, khoa học kỹ thuật để từ đó mang lại lợi ích cho môi trường chung và thúc đẩy các mối quan hệ công bằng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người

Mặc dù các định nghĩa đưa ra là khác nhau, nhưng tất cả đều cho rằng canh tác hữu cơ là một phương thức sản xuất thân thiện với môi trường và là một phương pháp sản xuất hướng tới nông nghiệp bền vững (Scofield 1986; Bowler 1992)

Do yêu cầu của lao động và cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc với những hiện tượng sự vật mới, từ đó con người cần nhận thức được các nét cơ bản của sự vật hiện tượng xung quanh mình

Chúng ta có thể tiếp cận với nhiều cách hiểu về cách hiểu về nhận thức Theo từ điển triết học (1764): “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện tượng ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển của xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nhận thức cá nhân phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan”

8 Đời sống tâm lý con người có ba mặt: nhận thức, tình cảm và hành động Trong đó nhận thức là một quá trình vô cùng quan trọng Hoạt động nhận thức là hoạt động mà trong kết quả con người có được các hiểu biết về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình để bày tỏ thái độ và tiến hành thực hiện các hoạt động khác một cách có hiệu quả (Huỳnh Minh Như Hương, 2013)

Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội (TS Nguyễn Văn Tường, 2010)

Quá trình nhận thức có hai giai đoạn:

Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn bắt đầu của quá trình nhận thức Trong giai đoạn này, con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm đánh giá và nắm bắt được sự việc Nhận thức cảm tính bao gồm các giai đoạn sau: cảm giác, tri giác, biểu tượng

Giai đoạn nhận thức lý tính (hay gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật Tuy duy trừu tượng bao gồm các giai đoạn sau: khái niệm, phán đoán, suy luận

Tóm lại, nhận thức là cơ sở, nền tảng cho mọi sự hiểu biết, kiến thức, tư duy của con người, nếu không có nhận thức thì con người mãi mãi sẽ không thể tiến tới cuộc sống phát triển, phồn vinh như ngày hôm nay

Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, chỉ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu nào đó và được biểu diễn bằng tiền (Phan Thị Bảo Giang, 2010) Trong quá trình kinh doanh, việc xác định và dự đoán chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tài sản, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí cơ hội, chi phí kế toán, chi phí sản xuất trong ngắn hạn, chi phí sản xuất trong dài hạn (Giáo trình Kinh tế vi mô, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2020)

2.1.1.4 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ dựa trên chủ trương, hệ thống chính sách của Chính phủ là yếu tố hỗ trợ và khuyến khích nông dân tuân thủ hoặc hành xử phù hợp với chính sách đó (Yanakottkul và Aungvaravong, 2020) Chính phủ ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ (Văn phòng Chính phủ, 2018) Trong nghị định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, ưu tiên áp dụng kinh phí cho thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông, liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón hữu cơ, giống kháng sâu bệnh Cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ và vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất hữu cơ được ưu tiên hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với nông nghiệp hữu cơ Bên cạnh đó là những chính

9 sách về giống, vốn và công nghệ trong nuôi trồng, khai thác nông sản; chính sách hỗ trợ xúc tiến phát triển thương mại, xây dựng thương hiệu; các chính sách có liên quan khác

Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài

2.3.1 Các nội dung kế thừa

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC đã được các học giả thực hiện Một số nội dung mà bài nghiên cứu sẽ kế thừa từ các nghiên cứu trước:

− Ý định sản xuất NNHC bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố mang nội dung về người nông dân (tính cách, nhận thức, quan điểm), về môi trường và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ

− Sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết động lực bảo vệ (Protection motivation theory - PMT) và lý thuyết phổ biến đổi mới (Innovation Diffusion Theory – IDT) để nghiên cứu về ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ

− Sử dụng kết hợp các lý thuyết (kết hợp lý thuyết TPB, IDT, PMT) khi nghiên cứu đề tài các nhân tố ảnh hưởng ý định sản xuất NNHC của người nông dân

Một là các công trình nghiên cứu trước đây chưa từng nghiên cứu thế mạnh của từng khu vực nông nghiệp, do đó cần được tiếp cận theo điều kiện thuận lợi của từng vùng để khai thác trong bài nghiên cứu

Hai là, với ý định sản xuất NNHC liên quan đến khía cạnh phát triển bền vững, sản xuất nông nghiệp xanh, do đó cần được tiếp cận theo khung lý thuyết là tiếp cận theo sự hợp lý dựa trên một số lý thuyết nghiên cứu về hành vi và tiếp cận về đạo đức

Ba là, các công trình nghiên cứu trên cũng chưa phân tích kỹ tác động của yếu tố chi phí sản xuất Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì yếu tố chi phí sản xuất là một trong các yếu tố sẽ tác động đến trực tiếp ý định sản xuất NNHC của người nông dân

2.3.3 Hướng nghiên cứu của đề tài

Dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trong và ngoài nước, bài nghiên cứu ý định sản xuất NNHC của nông dân dân đồng bằng sông Hồng của nhóm đã đề ra một số định hướng nghiên cứu để phát triển đề tài như sau:

− Nghiên cứu đánh giá sự tác động của các biến kiểm soát như: tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm làm nông nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập hàng năm của người nông dân với ý định canh tác hữu cơ trên địa bàn đồng bằng sông Hồng

− Dựa vào các mô hình lý thuyết và các phiếu khảo sát người nông dân nhằm xác định các yếu định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với ý định sản xuất NNHC của người nông dân trên địa đồng bằng sông Hồng Yếu tố lợi thế canh tác tại vùng đồng bằng sông Hồng sẽ được quan tâm trong bài nghiên cứu nhằm khai thác hiệu quả đến ý định canh tác hữu cơ của người nông dân

− Trực tiếp khảo sát nông dân qua hình thức phỏng vấn chuyên sâu để thu được kết quả khảo sát khách quan hơn và sâu hơn, tránh tình trạng làm phiếu khảo sát qua loa đối phó

− Qua đó bài nghiên cứu đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Phân tích SWOT sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân đồng bằng sông Hồng

3.2.1 Thuận lợi Điều kiện tự nhiên

Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ màu mỡ, lớn thứ 2 ở Việt Nam với diện tích hơn 21000 km 2 nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm 11 tỉnh và thành phố Với địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp khoảng 779.800 ha chiếm 37% diện tích vùng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp và khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình năm ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 22.55℃ - 23.5℃, lượng mưa trung bình 1400-2000 mm/năm (Đỗ Thị Hằng, 2019) là điều kiện thuận lợi cho người nông dân sản xuất NNHC

Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp

Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, đồng bằng sông Hồng có diện tích chỉ chiếm 6.42% diện tích cả nước nhưng đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước với 23.45 triệu người năm 2022 Trong đó có khoảng 11.44 triệu lao động và lao động đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 1.5 triệu người với nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cao là một ưu thế nổi bật giúp vùng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất NNHC nói riêng

Phát triển cơ sở hạ tầng và hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững luôn là hai yếu tố song hành, có vai trò trung tâm trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta qua các giai đoạn phát triển Cơ sở hạ

35 tầng nông thôn có vai trò quan trọng, là cơ sở và điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương Trong xây dựng và phát triển nông thôn mới, các địa phương ưu tiên dành nhiều nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ tháng 6/2010 đến nay cả nước đã huy động trên 2.3 triệu tỷ đồng để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ xây dựng nông thôn mới Các công trình cơ sở hạ tầng mới được xây dựng, cải tạo và nâng cấp trong nhiều năm qua làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn trên phạm vi cả nước nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng

Sự quan tâm của Nhà nước

Nhận thấy tầm quan trọng của NNHC trong cơ cấu nông nghiệp nói chung, Nhà nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy NNHC tại Việt Nam nhằm bắt kịp xu hướng của thế giới Cụ thể, tiêu chuẩn Quốc gia về NNHC TCVN 11041 được ban hành vào cuối năm 2017, tiếp theo là Nghị định 109/2018 về phát triển NNHC Hay động thái thay đổi trong các Nghị định và hệ thống chứng nhận hữu cơ đã mở ra hướng phát triển mới chủ động cho doanh nghiệp và người sản xuất NNHC

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Phát triển NNHC giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 với các giải pháp chính sách nhằm mục tiêu sẽ có 3% diện tích đất nông nghiệp trồng theo phương pháp hữu cơ vào năm 2030 (Bùi Thu Trang,

Thất nghiệp trong sản xuất nông nghiệp

Theo Tạp chí Cộng sản, năm 2021, số liệu thống kê hằng năm cho thấy, sự dịch chuyển đều về cơ cấu lao động ngành nông nghiệp trong tổng số lao động với tỷ trọng lao động có việc làm trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta liên tục giảm từ 53.9% năm 2009 đến 35.3% năm 2019

Năng suất cây trồng chưa cao

Trước đây, nhiều loại cây trồng lâu năm được sản xuất qua việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… nên khi sản xuất cây trồng này theo hướng hữu cơ, thường khó sinh trưởng và phát triển, sản phẩm hữu cơ được sinh ra nhỏ, năng suất thấp, hình thức chưa đẹp (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2016)

Theo Báo Nhân dân, năm 2023, mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích nhưng không dễ để chuyển toàn bộ từ sản xuất thâm canh sang sản xuất hữu cơ Bởi năng suất sản xuất theo NNHC thấp hơn so với sản xuất theo nông nghiệp thông thường do không dùng phân bón hóa học, hóc-môn tăng trưởng, công nghệ gen hơn nữa một số khâu sử dụng lao động thủ công nên tốn nhiều công lao động hơn; khi sản xuất hữu cơ và không hữu cơ ở một số nơi nằm liền kề, đan xen, mặc dù có vùng đệm nhưng nguy cơ lây truyền dịch bệnh vẫn cao

Sản xuất nhỏ lẻ, khó khăn nếu phát triển theo vùng

Khi sản xuất NNHC, người nông dân chỉ được phép sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng cách tiêu diệt thủ công, sử dụng các loại thuốc sinh

36 học…, nên mất nhiều công sức và khó thực hiện trên diện rộng (Nguyễn Đăng Nghĩa,

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ nông nghiệp, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng

Việc lạm dụng phân bón và hóa chất Bảo vệ thực vật đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường và làm suy giảm chất lượng của sản phẩm nông nghiệp Do vậy, phát triển NNHC là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng cũng như môi trường sống (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2016)

Là kết quả của quá trình sản xuất có yêu cầu cao, chặt chẽ về kiểm soát vật tư đầu vào: không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất phụ gia, trong quá trình sản xuất và kiểm soát rất nghiêm ngặt trong quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển nên sản phẩm NNHC được coi là thân thiện với môi trường, sạch, an toàn và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong khu vực sản xuất NNHC (đồng bằng sông Hồng), trong nước và thị trường xuất khẩu (Bùi Thu Trang, 2022)

Thu hút được vốn đầu tư

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cục đầu tư nước ngoài, năm 2024, vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, có hệ thống giao thông kết nối tốt nhất cả nước và ngày càng hoàn thiện Yếu tố này đã tạo động lực liên kết phát triển và thúc đẩy chuyển dịch kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô và vùng Trung du - miền núi phía Bắc với cả nước Dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đối với nền kinh tế cả nước nói chung, và khu vực Đầu tư nước ngoài nói riêng, tuy nhiên đầu tư FDI vào vùng đồng bằng sông Hồng vẫn giữ vị trí cao Điều này là cơ hội để phát triển đồng bằng sông Hồng nói chung và sản xuất NNHC ở đồng bằng sông Hồng nói riêng Được truyền thông nhắc đến

Theo Tạp chí Công thương, năm 2022, NNHC dần xuất hiện nhiều trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, việc này cho thấy nhiều người đã quan tâm đến sản phẩm và thị trường NNHC ở Việt Nam cũng như đồng bằng sông Hồng, bước đầu có tín hiệu tốt nhưng tập trung chủ yếu ở các thành phố như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình

… Số lượng thương nhân, các nhà bán lẻ ngày càng tăng và đang tìm kiếm sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng để cung cấp cho người tiêu dùng nội địa

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu

Hình 3.6: Quy trình nghiên cứu

3.3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Hình 3.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất a b

Nguồn: Nhóm xây dựng và dựa trên các nghiên cứu trước đó

3.3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Nhận thức của nông dân : khi người nông dân không có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống của con người cũng như động thực vật xung quanh, an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng, họ sẽ thờ ơ và không quan tâm vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Martinez và các cộng sự, 2007) Bài nghiên cứu Thakadu (1999) cũng cho thấy rằng những người nông dân có trình độ học vấn chưa cao sẽ là một hạn chế đầu tiên cho sự tham gia chuyển đổi canh tác của nông dân trong phát triển nông nghiệp hữu cơ Theo Briedenhann và Wickens (2004) đã chứng minh rằng nhận thức của người dân về thực

Nhận thức của nông dân (NT)

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ

Lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ (LI)

Chi phí sản xuất (CP)

Nhận thức về rủi ro (NTR)

Lợi thế canh tác tại đồng bằng sông

Hồng (LT) Ý định sản xuất NNHC của nông dân

Biến kiểm soát: Giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm làm nông nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập hàng năm từ nông nghiệp H4-

40 phẩm sạch, an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường sinh thái là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia của nông dân vào canh tác hữu cơ

→ H1: Nhận thức của nông dân có ảnh hưởng tích cực đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân đồng bằng sông Hồng

Chi phí sản xuất : là toàn bộ hao phí về lao động vật hóa, lao động sống và các chi phí khác mà người sản xuất cần phải bỏ ra để tạo ra sản phẩm nhằm tạo ra được lợi nhuận, doanh thu như kỳ vọng trong thời kỳ nhất định Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, người sản xuất chỉ được sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng cách dùng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất khá nhiều công lao động (Jouzi và cộng sự, 2017) Theo nghiên cứu của Văn Thành và các cộng sự (2020), chi phí sản xuất lúa hữu cơ cao hơn chi phí sản xuất lúa vô cơ 3.244 đồng/ha/vụ và chi phí phân bón và bảo vệ thực vật của canh tác lúa hữu cơ thấp hơn nhiều so với lúa vô cơ bởi sản xuất lúa hữu cơ cũng ít sâu bệnh hơn nên chi phí bảo vệ thực vật của nhóm hộ sản xuất lúa hữu cơ khá thấp so với lúa thông thường

→ H2: Chi phí sản xuất có tác động tiêu cực đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân đồng bằng sông Hồng

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ : là những chính sách của Chính phủ trong việc khuyến khích nông dân sản xuất và qua đó xác định hành vi của người nông dân (Yanakittkul và Aungvaravong, 2017) Nguyễn Thị Mai (2021) đã chứng minh rằng sự hỗ trợ trong chính sách của Chính phủ hay chính quyền địa phương có ảnh hưởng đến ý định chấp nhận canh tác hữu cơ trong việc phê duyệt giấy chứng nhận, kiến thức và thông tin trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hay chính sách giá, thiết bị sản xuất, khám thị trường mới, vay vốn với lãi suất thấp trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ qua đó thúc đẩy nông dân sản xuất Nghiên cứu của Tate và các cộng sự (2012) cho rằng sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương đã cung cấp hỗ trợ cho nông dân trong sử dụng năng lượng tái tạo và các khoản vay ngân hàng đầu tư vào các ứng dụng năng lượng Chính sách khuyến khích người nông dân trong việc cung cấp thiết bị sản xuất, thông tin và đảm bảo giá sản phẩm (Đặng và cộng sự, 2014)

→ H3: Chính sách hỗ trợ của Chính phủ có tác động tích cực đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân đồng bằng sông Hồng

Chuẩn chủ quan : là nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội trong việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi (Ngô Vũ Quỳnh Thi, 2022) Theo Nguyễn Thị Mai

(2021) cho rằng chuẩn chủ quan của người nông dân có ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ, họ quan tâm đến chuyển đổi canh tác dựa trên quyết định của hàng xóm, nhóm nông dân, thành viên trong gia đình hay qua các phương tiện truyền thông đại chúng Tương tự, Asadollahpour và cộng sự (2016) cũng cho rằng chuẩn mực chủ quan của người sản xuất lúa gạo có tác động tích cực đáng kể đến ý định của họ đối với canh tác hữu cơ

→ H4: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân đồng bằng sông Hồng

Lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: là một cá nhân cho rằng việc sử dụng sản phẩm mới sẽ giúp đạt được những hiệu quả trong hiệu suất công việc Theo David dưới ảnh hưởng của xã hội và quá trình nhận thức có tầm quan trọng đối với sự hiểu biết về đánh giá lợi ích Do đó, nhóm giả định người nông dân canh tác hữu cơ sẽ tìm kiếm lợi ích từ việc chuyển đổi sau đó xu hướng biến thành hành vi ý định canh tác phương pháp mới Một số nghiên cứu cho biết nông dân coi sản xuất NNHC là giải pháp hiệu quả thay thế cho canh tác thông thường bởi chúng mang lại cả lợi ích về tài chính và phi tài chớnh, hơn nữa chỳng cú tỏc động tớch cực đến xu hướng chuyển đổi ((Lọpple và Donnelan, 2008); (Klonsky, 2000)) Sản xuất NNHC giúp nông dân cải thiện được thu nhập do người tiêu dùng trả giá cao hơn cho sản phẩm hữu cơ Canh tác hữu cơ còn giúp mở rộng khả năng tiếp cận được với nhiều thị trường mới mở rộng kinh doanh (Karipidis và các cộng sự, 2009) Ngoài ra những tác động nhìn thấy về mặt kinh tế, trồng trọt hữu cơ cải thiện sức khỏe cho người tiêu dùng và người sản xuất trong việc không sử dụng thuốc trừ sâu, tạo độ phì nhiêu của đất và sự đa dạng cao hơn các loại cây trồng hữu cơ tạo ra hệ thống sản xuất sản phẩm phát triển bền vững, duy trì được năng suất cũng như giá trị cho các mùa trồng sau (Mader và các cộng sự, 2002); (European Parliament,

2017) và canh tác hữu cơ giúp nâng cao thu nhập, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thực phẩm an toàn hơn (Meekem và Quaim,2018; Seufert và các cộng sự, 2017; Jouzi & cộng sự, 2017) So với hệ thống sản xuất nông nghiệp truyền thống, thực hiện phương canh tác mới giúp giảm việc sử dụng năng lượng hóa thạch đáng kể (Pimentel, 2006)

→ H5: Lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có tác động tích cực đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân đồng bằng sông Hồng

Nhận thức về rủi ro trong nông nghiệp : là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân về rủi ro và khó khăn trong canh tác nông nghiệp từ đó tác động đến ý định hành vi của nông dân (Yanakittkul và Aungvaravong, 2017) Đặng và cộng sự (2014), Niles và cộng sự (2013) cho thấy rằng nhận thức của nông dân về rủi ro từ biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến tài chính, năng suất và tình trạng sức khỏe của nông dân Những rủi ro về giá cả hay khí hậu ít tác động đến thay đổi sử dụng đất cho cây; lựa chọn hạt giống, cây trồng (Lehmann và các cộng sự, 2013) Rủi ro về nhận thức của nông dân về nhu cầu thị trường và giá cả cây trồng là những nhân tố quyết định hành vi của nông dân trong chuyển đổi loại cây trồng (Hardaker và cộng sự, 2015) Nghiên cứu của Yazdanpanah và cộng sự (2014) cho thấy nhận thức rủi ro của nông dân có tác động đến hành vi của họ trong việc tiết kiệm nước Hay nhận thức rủi ro được xem là quan trọng đối với đánh giá sự lựa chọn và hành vi của người sản xuất (Campbell và Goodstein, 2001)

→ H6: Nhận thức rủi ro có tác động tích cực đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân đồng bằng sông Hồng

Lợi thế canh tác tại đồng bằng sông Hồng

→ H7: Lợi thế canh tác có tác động tích cực đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân đồng bằng sông Hồng

3.3.3 Phương pháp nghiên cứu thu nhập và xử lý

3.3.3.1 Phương pháp phân tích tổng hợp

Nhóm đã sử dụng các công cụ như Google Scholar, Emerald Insight, Semantic Scholar, ScienceDirect, Sci-hub để thống kê và tổng hợp những công trình nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ, yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ngoài Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước được thành viên trong nhóm tìm và tập hợp lại từ hệ thống thư viện của các trường đại học trên toàn quốc gia, các bài nghiên cứu khoa học, các tờ báo tạp chí chuyên ngành trong nước, các bài báo cáo của các cơ quan chức năng có liên quan đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp hữu cơ của vùng đồng bằng sông Hồng

3.3.3.2 Phương pháp định tính - phỏng vấn chuyên sâu

Phương pháp định tính được sử dụng nhằm mục đích khai thác thêm các đặc tính cụ thể của sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kiểm tra mức độ phù hợp của các yếu tố, các quan sát dự định để nghiên cứu Các yếu tố và quan sát nhóm sử dụng trong bài nghiên cứu được tổng hợp từ các bài nghiên cứu trước đó ở trong nước và nước ngoài Vì vậy phỏng vấn những người nông dân là cần thiết để rút ra những yếu tố phù hợp với đồng bằng sông Hồng

3.3.3.3 Phương pháp định lượng - khảo sát bảng hỏi

Phương pháp định lượng được sử dụng sau phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp định tính nhằm đo lường ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân đồng bằng sông Hồng

Phương pháp này đòi hỏi phải thiết kế, xây dựng thiết kế bảng hỏi trên công cụ Google form để thực hiện thu thập dữ liệu điều tra Sau khi nhóm thu thập kết quả từ các phiếu điều tra được điền, nhóm sẽ nhập dữ liệu trên Excel và sử dụng kỹ thuật phần mềm SPSS để phân tích các số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát Công cụ SPSS sẽ giúp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phân tích tương quan Person và kết quả kiểm định hồi quy

Nghiên cứu định tính là bước khởi đầu quan trọng của quá trình nghiên cứu Bởi lẽ do thông qua việc phân tích và tìm hiểu những bài nghiên cứu trước đó về đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân đồng bằng sông Hồng” bằng nguồn dữ liệu thứ cấp, nhóm suy nghĩ và chắt lọc, lấy những ý tưởng phù hợp với định hướng ban đầu và từ đó nhóm đưa ra mô hình nghiên cứu riêng Tuy nhiên, việc phỏng đoán thông qua việc đưa ra các giả thuyết như vậy sẽ không tránh khỏi sai sót Cách tiếp cận nghiên cứu bằng phương pháp định tính qua việc phỏng vấn trực tiếp người nông dân thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dưới hình thức hỏi-đáp thông qua các cuộc gặp mặt tại nơi ở hay nơi làm việc với thời lượng phỏng vấn 1 tiếng/người Cuộc phỏng vấn được ghi chép và ghi âm lại để tổng hợp và phân tích các

43 câu trả lời Qua đó, nhóm sẽ kiểm định lại mô hình nghiên cứu và có một số điều chỉnh nhất định để phù hợp hơn và xác định hướng đi của bảng câu hỏi khảo sát định lượng

Bảng 3.8: Thông tin cá nhân về người được phỏng vấn

STT Đối tượng Giới tính Độ tuổi Kinh nghiệm làm nông nghiệp

GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN THÚC ĐẨY SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Một số đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân

5.1.1 Giải pháp nhằm thay đổi và thúc đẩy ý thức của nông dân chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã không còn xa lạ đối với mỗi người dân, nó góp phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội và phát triển nền nông nghiệp bền vững, an toàn cho sức khỏe và môi trường Tuy nhiên, sản xuất NNHC còn gặp không ít những khó khăn trong việc triển khai cũng như tiến hành mô hình sản xuất Chính vì vậy mà sau đây bài nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp nhằm giúp những người nông dân nhận ra mặt tích cực mà sản xuất NNHC mang lại đồng thời giúp họ hiểu hơn trong việc bắt tay và sản xuất NNHC

5.1.1.1 Giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của nông dân về giá trị sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thứ nhất, truyền thông tăng cường nhận thức về phát triển bền vững ngành nông nghiệp thông qua sản xuất NNHC, giúp người nông dân cảm nhận việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang lại nhiều giá trị

Thứ hai, tích cực tuyên truyền cho người nông dân nhận thức đầy đủ về lợi ích do sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang lại đó là không gây ô nhiễm môi trường, giúp khai thác được các nguồn gen bản địa và những điều kiện thuận lợi của địa phương, thị trường sản phẩm hữu cơ tiềm năng, lợi ích kinh tế mang lại cao, giải quyết việc làm tại chỗ Ngoài ra còn nhận thức về trách nhiệm với gia đình, cộng đồng xã hội khi chuyển đổi sang canh tác hữu cơ trong điều kiện dịch bệnh nông nghiệp ngày càng phức tạp, khó lường

Thứ ba, lan tỏa thông tin nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu giúp người nông dân thích nghi và có biện pháp ứng phó Bên cạnh đó, tuyên truyền để mỗi người nông dân hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là nghĩa vụ của mỗi người, cần phải bảo vệ môi trường mà chính bản thân, gia đình, và cộng đồng đang sinh sống Trách nhiệm đó là của mỗi người dân và nó có ý nghĩa đối với sự phát triển trong tương lai mà thế hệ con cháu chúng ta sau này được thừa hưởng và duy trì, qua đó để mỗi người dân nhận thức được rằng sản xuất NNHC đóng góp bảo vệ môi trường và là xu hướng sản xuất nông nghiệp trong thời đại mới

Thứ tư, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ người nông dân nâng cao kiến thức, chuyển giao các mô hình tốt, điển hình về nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ và tư vấn để phát triển nông nghiệp hữu cơ thông qua các dự án cộng đồng Từ đó dần dần nông nghiệp hữu cơ khuếch tán, mở rộng và đi vào đời sống của cộng đồng và trở thành tập quán canh tác lâu bền và phát triển vững mạnh

5.1.1.2 Giải pháp nhằm thay đổi chi phí sản xuất để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việc chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp thông thường sang NNHC đã đem lại không ít những bất cập cho người nông dân, nó phát sinh ra rất nhiều chi phí, bao gồm cả thời gian, tiền bạc và công sức của người nông dân Vì vậy mà ta cần có những giải pháp để giúp họ giảm thiểu các chi phí này

Thứ nhất, trước tiên người nông dân nên ưu tiên sử dụng nguồn hữu cơ tại chỗ (xác thực vật, phân động vật…) để thay thế cho những loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhằm giúp người nông dân giảm thiểu một phần chi phí, đồng thời giúp duy trì độ phì nhiêu của đất và cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng

Thứ hai, người nông dân sản xuất NNHC cần có kế hoạch khai thác hợp lý và hiệu quả tất cả các yếu tố tự nhiên sẵn có của khu vực sản xuất: độ phì sẵn có của đất; sử dụng các nguồn gen, giống cây trồng địa phương để phát huy tính thích nghi, thích hợp và ổn định của nông nghiệp bền vững; khai thác hợp lý nguồn nước, thời vụ gieo trồng và các nguồn phân hữu cơ Từ đó, việc sản xuất NNHC sẽ hiệu quả hơn, giảm thời gian sử dụng lao động, giảm chi phí thuê nhân công

Thứ ba, các cơ quan chính quyền Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ người nông dân trong việc cung cấp các giống cây trồng, các máy móc hỗ trợ Đồng thời tìm kiếm nguồn đầu ra giúp người nông dân an tâm trồng trọt mà không lo tới các khoản phí đó và tạo điều kiện giúp cho người nông dân dễ dàng canh tác NNHC hơn

Thứ tư, người nông dân cần chủ động tìm hiểu các ứng dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tạo điều kiện giúp cho nông dân tiếp thu công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Do đó nông dân có thể tiết kiệm được chi phí mời các chuyên gia tư vấn về sản xuất NNHC

Thứ năm, tại các địa phương, xã phường cần tăng cường kiểm soát thị trường, hình thành hệ thống liên kết tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn Trạm khuyến nông, các đơn vị chức năng tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn nữa trong xây dựng mô hình trình diễn canh tác hữu cơ để tăng độ tin cậy, tính lan tỏa trong xã hội Hỗ trợ người nông dân trong các khâu chuẩn bị, canh tác và thu hoạch sản phẩm, hỗ trợ thêm các máy móc công nghệ giúp người nông dân giảm thiểu sức lao động và nhằm tăng năng suất sản lượng nông nghiệp

5.1.1.3 Giải pháp nhằm thay đổi chuẩn chủ quan về sản xuất nông nghiệp hữu cơ để phát triển nông nghiệp hữu cơ

Bên cạnh các giải pháp đến từ Chính phủ hay bản thân thì không thể thiếu đó là những yếu tố tác động từ bên ngoài tới những người nông dân Đây được coi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy người nông dân chuyển đổi sang sản xuất NNHC

Thứ nhất, những người nông dân cần chủ động tìm hiểu thêm về lợi ích chung như giá trị mà NNHC đem lại, qua đó tiến hành sản xuất NNHC theo hướng nông nghiệp bền vững, đó là sẽ những hình mẫu lý tưởng và nguồn động lực thu hút những người hàng xóm, nông dân khác trong vùng học tập và làm theo Từ đó sẽ thúc đẩy phát triển và lan tỏa mô hình sản xuất này đến nhiều người hơn nữa

Thứ hai, các hợp tác xã cần phát động các phong trào, các chương trình hội thảo hướng dẫn bà con trong xã, phường tích cực triển khai sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ nhằm đem lại sức khỏe và môi trường xanh cho mọi người Đồng thời tuyên truyền cho người dân biết rằng việc bảo vệ môi trường trước những nguy cơ đe dọa từ việc ô nhiễm mang lại, để người dân có thêm sự hiểu biết chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và cải tạo đất đai

Thứ ba, trong gia đình, mỗi người cần ý thức được những lợi ích mà NNHC đem lại để từ đó nhắc nhở người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ nên chuyển sang sản xuất NNHC theo hướng an toàn và đảm bảo hơn Tích cực xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững

Kết luận

5.2.1 Những vấn đề đã giải quyết

Nhìn chung đề tài nghiên cứu đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu tổng quát và cụ thể đã được đề ra trong phần mở đầu tại chương 1

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được hệ thống cơ sở lý luận và thực trạng về sản xuất NNHC của người nông dân

Thứ hai, đánh giá về thực trạng canh tác hữu cơ của người nông dân tại đồng bằng sông Hồng qua mô hình SWOT trong khoảng từ năm 2019-2023

Thứ ba, xác định các yếu tố tác động tới ý định sản xuất NNHC của người nông dân tại đồng bằng sông Hồng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó qua phương pháp định tính phỏng vấn trực tiếp nông dân và phương pháp định lượng gửi phiếu điều tra cho những người nông dân ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình và thành phố Hà Nội

Thứ tư, đề xuất những kiến nghị với chính quyền Nhà nước, Chính phủ và giải pháp cho người nông dân có những kế hoạch tiến hành sản xuất NNHC một cách hiệu quả, dễ dàng và đạt năng suất cao trong tương lai Từ đó, sẽ thu hút được nhiều nông dân sẽ chuyển đổi sang sản xuất NNHC

Trong chương 1, đề tài nghiên cứu đã nêu ra được tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phân tích sơ qua về các phương pháp nghiên cứu sẽ được dùng trong bài nghiên cứu và đưa ra được ý nghĩa nghiên cứu thực tiễn, khoa học cũng như cấu trúc chung của cả bài nghiên cứu Trong chương 2, bài viết đã trình bày cơ sở lý luận liên quan đến sản xuất NNHC của nông dân các thuật ngữ như: nông nghiệp hữu cơ, nhận thức cá nhân, chi phí sản xuất, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, chuẩn chủ quan, nhận thức về rủi ro, lợi thế canh tác của đồng bằng sông Hồng và các lý thuyết liên quan Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã hệ thống các bài nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước để làm cơ sở đưa ra được hướng nghiên cứu của đề tài

Trong phần đầu chương 3, bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu thực trạng tình hình sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng qua lúa hữu cơ, rau hữu cơ, cây ăn quả hữu cơ từ đó nhóm đã có những đánh giá thực trạng sản xuất NNHC đó Bên cạnh đó, bài viết đã đưa ra được mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài và tiến hành phân tích các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài, giải thích các giả thuyết, đưa ra hệ thống thang đo dựa vào mô hình nghiên cứu Từ đó, nhóm đã thực hiện quá trình nghiên cứu định tính (phỏng vấn trực tiếp), nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của nông dân đồng bằng sông Hồng

Trong chương 4, phần đầu nhóm đã tập trung phân tích sâu vào các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng và đưa ra được phương trình hồi quy cho đề tài nghiên cứu, đưa ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên ý định sản xuất NNHC của người nông dân đồng bằng sông Hồng Ở phần tiếp theo, bài viết đã thảo luận nhằm đưa ra sự tương đồng trong nghiên cứu trước đây và những điểm mới trong nghiên cứu

Từ kết quả phần định lượng ở chương trước, chương 5 đã đề xuất kiến nghị với Nhà nước và giải pháp cho người nông dân chuyển đổi canh tác hữu cơ được dễ dàng và thuận lợi hơn nhằm khai thác tối đa lợi ích trong việc sản xuất NNHC trong tương lai

5.2.2 Một số hạn chế của đề tài

Bài nghiên cứu với đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân tại đồng bằng sông Hồng ” mặc dù đã được tập thể nhóm cố gắng thực hiện hiệu quả và hoàn thiện song bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, bởi những hạn chế về kinh tế cũng như thời gian nghiên cứu của nhóm không dài (3 tháng) nên phạm vi nghiên cứu của nhóm còn khá hẹp và kết quả của bài nghiên cứu còn mang tính tương đối bởi tên đề tài có phạm vi nghiên cứu tại đồng bằng sông Hồng nhưng bài nghiên cứu của nhóm chỉ tập trung điều tra, khảo sát từ nhóm nông dân ở 3 tỉnh thành phố là Hà Nội, Nam Định, Thái Bình với số lượng phiếu điều tra nhỏ là 165 mẫu

Thứ hai, bài nghiên cứu chưa phân tích chi tiết tác động của các biến kiểm soát (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm nông nghiệp và thu nhập hộ gia đình hàng tháng từ nông nghiệp)

Thứ ba, ý định sản xuất nông nghiệp hữu cơ của nông dân tại đồng bằng sông Hồng ngoài những yếu tố nhóm chỉ ra trong mô hình nghiên cứu thì còn có rất nhiều những yếu tố bên ngoài đến từ môi trường cũng như đến từ chính bản thân người nông dân chưa được nhóm phân tích một cách đầy đủ trong nghiên cứu này

Thứ tư, bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân mà chưa tiếp tục tìm hiểu và phân tích từ ý định đến hành vi thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân ở đồng bằng sông Hồng

5.2.3 Các hướng nghiên cứu khác có thể khai thác

Một là, với mục tiêu nghiên cứu sâu hơn và mở rộng thêm những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sản xuất NNHC của nông dân đồng bằng sông Hồng, trong thời gian tới cần điều tra tăng số lượng mẫu khảo sát, có độ tin cậy cao hơn để tăng tính đại diện khoa học cho kết quả nghiên cứu Từ đó, các bài nghiên cứu tiếp theo có thể đưa ra được những nguyên nhân, yếu tố hợp lý, chính xác hơn và đưa ra các giải pháp có tính thực tế cao hơn

Hai là, về không gian nghiên cứu có thể mở rộng thêm nhiều tỉnh thành khác tại đồng bằng sông Hồng nhằm tăng thêm sự chính xác cho bài nghiên cứu tiếp theo và cái nhìn tổng quát hơn Qua đó có thể, đưa các giải pháp từ thực trạng canh tác hữu cơ được thống kê bởi Nhà nước và ghi nhận sự đóng góp từ phía chuyên gia

Ba là, xây dựng mô hình nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ giữa ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hành vi thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ Ngoài nghiên cứu định tính và định lượng đã được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu, nghiên cứu tình huống về ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ và hành vi thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần được thực hiện trong nghiên cứu tiếp theo để làm rõ mối liên hệ giữa các yếu tố này cũng như đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy ý định cũng như hành vi sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w