BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CPTPP VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN
Tổng quan về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định CPTPP: Là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 12 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Vương quốc Anh Hiệp định đã được ký kết ngày
8 tháng 3 năm 2018 tại thành phố Santiago, Chile
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có tiền thân là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Năm 2002, ba nước Chile, New Zealand, Singapore khởi xướng và đàm phán một Hiệp định thương mại tự do của Khu vực châu Á - Thái Bình Dương Năm 2005, thêm Brunei tham gia đàm phán Bốn nước này đã ký kết một Hiệp định được gọi là Pacific-4 (P4), và được gọi là những nước sáng lập
Năm 2008 có thêm Hoa Kỳ, Peru, Australia và Việt Nam bày tỏ quyết định tham gia đàm phán
Tháng 12 năm 2009, Đại diện thương mại Hoa Kỳ chính thức thông báo quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ về việc tham gia đàm phán TPP Với quyết định này của Hoa
Kỳ, TPP mới chính thức được khởi động và Hiệp định mang tầm vóc mới
Năm 2009, Việt Nam chính thức đề nghị được tham gia đàm phán Tháng 10/2010, thêm Malaysia chính thức tham gia đàm phán Tiếp theo đến tháng 12/2012, thêm Canada và Mexico, và tháng 7/2013 thêm Nhật Bản chính thức tham gia đàm phán
12 thành viên chính thức tham gia đàm phán gồm: Brunei Darussalam, Chile, Canada, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Peru, Singapore và Việt Nam Ngoài ra còn có những thành viên tiềm năng khác bày tỏ nguyện vọng tham gia đàm phán gồm: Đài Loan, Philippines, CHDCND Lào, Colombia, Costa Rica, Thái Lan và Hàn Quốc
TPP chính thức ký vào ngày 04/02/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018 Tuy nhiên, đến tháng 01/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi
11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ) Hiệp định CPTPP đã được
7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019
Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên ngoài nhóm quốc gia sáng lập tham gia vào Hiệp định Sau khi nộp đơn xin gia nhập vào tháng 2/2021, Vương quốc Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập CPTPP vào ngày 16/07/2023, nâng tổng số thành viên của Hiệp định lên 12 thành viên
Ngoài các nước thành viên, hiện có 05 quốc gia/nền kinh tế khác đã chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP, bao gồm: Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa (tháng 9/2021), Ecuador (tháng 1/2022), Costa Rica (tháng 8/2022) và Uruguay (tháng 12/2022)
CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoài: (i) các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn (có Danh mục chi tiết) và (iii) một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa trừ các Bên của CPTPP
2.1.2 Nội dung cơ bản của CPTPP
CPTPP tiếp nối hầu như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ các khác biệt sau:
- Bỏ các cam kết riêng của Hoa Kỳ hoặc với Hoa kỳ trong TPP
- Tạm hoãn khoảng 20 nhóm cam kết nằm rải rác ở 09 Chương của TPP
- Một số Thư song phương sửa đổi/điều chỉnh giữa các Bên của CPTPP
Như vậy, văn kiện CPTPP gồm 30 Chương, bao trùm rất nhiều vấn đề, từ các vấn đề thương mại truyền thống (hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, ), đến các vấn đề thương mại chưa hoặc ít đề cập đến trong các FTA (mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước, ), và cả các vấn đề khác có liên quan đến thương mại (lao động, môi trường, )
Mỗi hiệp định thương mại thường bao gồm các nội dung chính như sau: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thương mại dịch vụ, đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp, và các nội dung mới khác Và CPTPP cũng là một hiệp định có các nội dung tương tự
Tự do thương mại hàng hóa chính là nền tảng của các hiệp định thương mại Nội dung chính về thương mại hàng hóa thường được các nước thành viên thỏa thuận trong hiệp định gồm:
Thứ nhất, nội dung về các cam kết thuế quan Trong CPTPP, các cam kết về thuế quan được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế và mỗi nước CPTPP sẽ có một Biểu cam kết thuế quan riêng áp dụng cho từng đối tác hoặc cho tất cả các đối tác CPTPP: trong đó có 7 nước đưa ra Biểu thuế quan áp dụng cho tất cả các đối tác CPTPP khác (Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam),
4 nước còn lại đưa ra biểu thuế quan áp dụng riêng cho từng đối tác CPTPP khác bao gồm Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico
Các cam kết dành ưu đãi thuế quan trong CPTPP thường là theo 03 hình thức:
- Cam kết loại bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực: Đối với các trường hợp này, thuế quan sẽ là 0% vào thời điểm CPTPP có hiệu lực
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
2.2.1 Cơ sở lý luận về thủy sản
- Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường
- Trong ngành thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động nuôi trồng và khai thác các loại cá Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản
- Việc nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản mang đến một nguồn thực phẩm vô cùng lớn, đáp ứng nhu cầu ăn uống thiết yếu hằng ngày của người dân Ngoài ra, nó chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể chúng ta
- Một số loại thủy hải sản còn là nguyên liệu chính trong việc chế biến thức ăn chăn nuôi
2.2.2 Cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài và với các khu chế xuất làm giảm nguồn vật chất trong nước Bao gồm xuất khẩu mậu dịch và phi mậu dịch
Theo Điều 28, mục 1, chương 2 luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Theo từ điển Bách khoa Hà Nội, xuất khẩu là việc bán hàng hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài, gồm hai loại hình: xuất khẩu hàng hoá (còn gọi là xuất khẩu hữu hình) và xuất khẩu dịch vụ (xuất khẩu vô hình)
Cơ sở của xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng vùng, từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế
Hoạt động khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi nền kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị công nghệ cao Tất cả hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu
● Các loại hình xuất khẩu chính:
- Xuất khẩu trực tiếp: Các nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài Phần lớn hàng hoá ở thị trường thế giới qua xuất khẩu trực tiếp (trên 2/3 kim ngạch) Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được cao hơn các hình thức khác do không phải qua khâu trung gian Trong điều kiện thương mại quốc tế hiện đại như hiện nay, với vai trò bán hàng trực tiếp người bán có thể nâng cao uy tín của mình thông qua việc đảm bảo quy cách, chất lượng nông sản cũng như việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người mua Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi người bán cần có sự nhanh nhạy về thông tin (thị trường, giá cả, hàng rào phi thuế quan, ) đồng thời trong quá trình bán hàng cũng có thể gặp những rủi ro như bên mua hàng thanh toán chậm hoặc tỷ giá thay đổi,
- Xuất khẩu gián tiếp: là xuất khẩu qua khâu trung gian Trong trường hợp này, bên trung gian sẽ chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra nước ngoài, bao gồm các công đoạn như ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng, thanh toán cho đơn vị nước ngoài Cuối cùng, chủ doanh nghiệp sẽ thanh toán phí cho bên trung gian xuất khẩu
- Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất: Tạm xuất tái nhập là hình thức mà hàng hóa trong nước sẽ xuất khẩu ngắn hạn ra nước ngoài rồi tái nhập lại về nước sau một thời gian quy định Tạm nhập tái xuất là xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất
- Gia công hàng xuất khẩu: Theo hình thức này, bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công Sau đó, hàng sản xuất ra sẽ được giao cho bên đặt gia công theo đơn đặt hàng
● Quy trình xuất khẩu thuỷ sản:
Thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh và thủy sản tươi sống bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra mặt hàng thủy sản xuất khẩu:
Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2 Điều
31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Loại thuỷ sản không có tên trong danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam)
Loại thủy sản có tên trong danh mục thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư, nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam)
Bước 2: Xác định mã HS của thủy sản:
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CPTPP TRONG GIAI ĐOẠN 2013 -
Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP giai đoạn 2013 – 2022
3.1.1 Thực trạng thị trường thủy sản của các nước thành viên CPTPP
Tại thời điểm ký kết, CPTPP là khối liên kết kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Nhật Bản (JEFTA) và Liên minh châu Âu (EU); có phạm vi thị trường khoảng hơn 502 triệu dân; tổng GDP vượt trên 10 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới; với các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành
Australia là quốc gia có diện tích khai thác thủy sản lớn thứ ba trên thế giới với bờ biển dài gần 60.000 km, diện tích 14 triệu km2 Australia có khoảng 3.000 loài cá nhưng chỉ có 10% được đánh bắt thương mại Ngành thủy sản Australia đạt giá trị khoảng 2 tỷ AUD/năm với khoảng 11.600 công nhân (7.300 trực tiếp và 4.300 gián tiếp)
Hàng năm Australia tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn thủy sản Tuy nhiên, sản xuất trong nước của Australia mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, phải nhập khẩu 70% từ nước ngoài, gồm các loại như cá hộp (28%), phi lê cá (21,1%), tôm (13,6%), mực - bạch tuộc (8,7%), các loại khác (7,3%) Các nguồn nhập khẩu chính gồm New Zealand (cá, trai), Trung Quốc (tôm, mực), Thái Lan (các ngừ), Việt Nam (cá basa, cá chẽm, tôm) Xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng theo quy mô dân số và thị hiếu tiêu dùng thủy sản
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Australia từng là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng thứ 9 của Việt Nam vào năm 2018 Đến năm 2022, sau 4 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Australia đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu đơn lẻ đứng thứ 6 của thủy sản Việt Nam Đáng chú ý, kể từ năm 2018 tới năm 2022, trong top 6 thị trường, chỉ có Australia có kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam tăng trưởng liên tục Tỷ trọng của thị trường Australia do vậy cũng tăng từ 1,5% lên 3,2% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Ở chiều ngược lại, riêng lĩnh vực thủy sản, Việt Nam đang giữ vị trí số 1 trên thị trường Australia, chiếm 28,1% nhập khẩu thủy sản của Australia năm 2022 Tỷ trọng này cao hơn rất nhiều so với con số 13,7% vào năm 2018, cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ của hàng thủy sản Việt Nam sang Australia nhờ mối quan hệ hợp tác thương mại tốt đẹp và các hiệp định FTA với thị trường này gồm AANZFTA, CPTPP và RCEP Đặc biệt, sau Hiệp định CPTPP, các sản phẩm thủy sản như tôm, cá tra, hải sản của Việt Nam nhập khẩu vào Australia đều được hưởng mức thuế 0%
Brunei là một trong những nước có mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cao nhất thế giới Dựa trên số liệu từ FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc), năm 2013, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Brunei đứng thứ 9/150 quốc gia trên thế giới (chỉ sau Nhật Bản trong thống kê này) với mức tiêu thụ 46,7kg cá và hải sản/người Vì thế nên quốc gia này cần có nguồn cung ổn định cho các sản phẩm cá và hải sản Do Brunei có diện tích địa lý nhỏ và sản lượng cá khá hạn chế nên hầu hết lượng tiêu thụ trong nước chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia khác
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Brunei khá nhỏ và hạn chế so với kim ngạch nhập khẩu thủy sản nhưng xuất khẩu thủy sản lại có xu hướng tích cực trong những năm gần đây Trong đó, mặt hàng đóng góp lớn nhất là cá đông lạnh, chiếm 42,3% tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tiếp theo là cá sống với 25,7% và giáp xác với 19,2 % Các thị trường thủy sản xuất khẩu của Brunei phần lớn bao gồm các quốc gia châu Á cũng như một số quốc gia ở Châu Đại Dương Đài Loan là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Brunei, chiếm 36,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Brunei năm 2022 Tiếp theo là các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Australia và Malaysia cũng là những đối tác quan trọng của Brunei, chiếm lần lượt 30,7%; 14,7%; 10,7%; 6,2% và 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Brunei năm 2022
Về nhập khẩu thủy sản của Brunei, Malaysia luôn là đối tác nhập khẩu chính, chiếm 65,5% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản vào Brunei trong năm 2022 Tiếp theo là Singapore chiếm 10,3% và Việt Nam chiếm 4,3% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản vào Brunei trong năm 2022
Ngành công nghiệp thuỷ sản Canada đóng góp lớn vào nền kinh tế Canada Năm
2020, ngành đánh cá của Canada đã xuất khẩu 6,4 tỷ CAD các sản phẩm cá và hải sản và sử dụng khoảng 68.000 lao động trong ngành (44.000 trong đánh bắt cá, 4.000 trong nuôi trồng và gần 20.000 trong chế biến thuỷ hải sản) Doanh số đánh bắt cá nước ngọt và xa bờ đạt trung bình 2.5 tỷ CAD/năm và nuôi trồng thuỷ sản đạt 1 tỷ CAD/năm; trong khi đó chế biến đóng gói thuỷ sản đạt gần 6 tỷ CAD/năm
Canada có 17.000 thuyền đăng ký đánh bắt xa bờ và mỗi năm đánh bắt được khoảng 720.000 tấn chủ yếu là các loại cá, trong đó giá trị các thuỷ sản có vỏ lên tới trên
2 tỷ với 344.000 tấn, khoảng 300 triệu CAD giá trị cá đáy và 150 triệu CAD cá mặt nước
Về số cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, Canada hiện có 881 cơ sở, với năng lực cung cấp khoảng 170.000 tấn năm
Về thương mại, ngành thuỷ sản của Canada đóng vai trò quan trọng cả trong xuất và nhập khẩu Năm 2021, Canada xuất khẩu 619.381 tấn sản phẩm các loại, thu về khoảng 8.8 tỷ CAD và nhập khẩu 572.764 tấn sản phẩm, tương đương 4.6 tỷ CAD, thặng dư thương mại ngành thuỷ hải sản của Canada đạt trên 4 tỷ CAD Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Canada là tôm hùm, cua tuyết, cá hồi đại dương trong khi Canada nhập khẩu nhiều loại thuỷ sản khác từ thế giới, trong đó có cá ngừ và tôm Có thể thấy hơn 75% sản lượng đánh bắt và nuôi trồng nội địa của Canada là để xuất khẩu Hiện nay, Canada là nhà xuất khẩu thuỷ hải sản lớn thứ 8 trên thế giới với mạng lưới khách hàng rộng khắp trên 130 nước Trong đó, Hoa Kỳ tiêu thụ 64% sản lượng xuất khẩu của Canada, Trung Quốc 11%, EU 10%, Nhật Bản 4% và Hongkong 2%
Mười nước xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu vào Canada lần lượt là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Chile, Việt Nam, Nauy, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Iceland và Ecuador Kể từ sau CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Canada giảm nhẹ 0.5% (giai đoạn 2018-2021), sự sụt giảm này là do bối cảnh Covid làm tăng chi phí vận chuyển và đứt gãy nguồn cung nội tại của Việt Nam Vì vậy, Việt Nam đã tụt xuống là nhà xuất khẩu lớn thứ 4 vào thị trường Canada (sau Chile), chiếm 6% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Canada Trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này đã tăng mạnh (56.5%) so với cùng kỳ năm 2021, đưa Việt Nam trở lại vị trí là nhà xuất khẩu lớn thứ ba vào Canada, vượt Chile Thuỷ sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam sang Canada Năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada cũng lần đầu tiên vượt mốc 200 triệu USD
Ngoài ra, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ năm 2019, xuất khẩu tôm Việt sang Canada liên tục tăng Theo đó, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Canada đạt 187 triệu USD, tăng 23% so với năm 2019; năm 2021 tăng 18% so với năm 2019, đạt
180 triệu USD Tính tới nửa đầu tháng 5 năm 2022, xuất khẩu tôm sang thị trường này cũng ghi nhận mức tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 100 triệu USD Những năm gần đây, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm của các nước Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung tôm nước lạnh sụt giảm Bên cạnh đó, gần 90% dân số Canada ăn thủy sản, cụ thể, cá hồi và tôm là hai sản phẩm hải sản tiêu thụ nhiều nhất ở Canada và cũng nằm trong nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu nhiều nhất của nước này Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh sản xuất thủy sản với nhiều mặt hàng đa dạng Đây chính là cơ hội để tôm Việt Nam mở rộng thêm thị phần tại Canada
Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2022, Chile đã xuất khẩu cá và hải sản trị giá 8,13 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước Doanh số bán cá hồi và cá hồi chấm có mức tăng trưởng đáng kể, với doanh thu lên tới 6,07 tỷ USD (tăng 28,9%), tiếp theo là doanh số bán cá sòng (tăng 23,9% lên 335 triệu USD), mực nang (tăng 126,8% lên 111 triệu USD), tảo (tăng 67,6% lên 165 triệu USD), dầu cá (tăng 15,6% lên 229 triệu USD) và nhím biển (tăng 53,9% lên 109 triệu USD)
Năm 2022, về thị trường xuất khẩu, Mỹ đứng đầu với mức tăng trưởng 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái, với doanh thu đạt khoảng 2,94 tỷ USD nhờ doanh số bán cá hồi và cá hồi chấm (tăng 33% lên 2,67 tỷ USD), cá tuyết biển sâu (tăng 60,4% lên 47 triệu USD) và cua nhện (tăng 105,9% lên 9 triệu USD)
Thực trạng tác động của các yếu tố đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP
● Phân tích thống kê mô tả:
Bảng 3.2: Bảng mô tả các biến được sử dụng trong mô hình
N Minimum Maximum Mean Std Deviation LnEXPvjt 110 1138 926420 141514.43 224956.355 LnDTvj 110 2040.940 18993.920 9295.24045 6156.417185 LnGDPjt 110 11.40 5210.00 1237.1905 1441.79877 LnPOPjt 110 411702 127504125 42771844.08 42633269.886
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu bằng phần mềm SPSS
Mẫu nghiên cứu được thu thập trên 110 quan sát là 11 quốc gia nhập khẩu thủy sản trong CPTPP và trong giai đoạn 10 năm Bảng trên đã khái quát mức độ nhỏ nhất, mức độ lớn nhất, mức độ bình quân và độ lệch tiêu chuẩn của các biến
● Phân tích hồi quy đa biến:
Bảng 3.3: Bảng kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std Error of the Estimate
1 934 a 872 868 81851.246 a Predictors: (Constant), FTAt, LnGDPjt, LnDTvj, LnPOPjt b Dependent Variable: LnEXPvjt
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu bằng phần mềm SPSS
Hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.868 Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 86.8%, tức là các biến độc lập giải thích được 86.8% biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên
Bảng 3.4: Bảng kết quả phân tích hồi quy đa biến ANOVA
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig
Total 5515984414998.916 109 a Dependent Variable: LnEXPvjt b Predictors: (Constant), FTAt, LnGDPjt, LnDTvj, LnPOPjt
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu bằng phần mềm SPSS
Giá trị sig của kiểm định F = 0.000 < 0.05; như vậy các biến độc lập có tương quan tuyến tính với các biến phụ thuộc và với mức độ tin cậy 100%
Bảng 3.5: Bảng kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficient
B Std Error Beta Tolerance VIF
Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu bằng phần mềm SPSS
Từ bảng kết quả phân tích trên, ta có thể thấy Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập LnDTvj; LnGDPjt; LnPOPjt ; FTAt đều nhỏ hơn 0.05 Do đó, các biến độc lập LnDTvj; LnGDPjt; LnPOPjt ; FTAt đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc và được chấp nhận trong mô hình nghiên cứu
Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 và nằm dưới mức 5, cho thấy rằng có một mối tương quan vừa phải, nhưng nó không đủ nghiêm trọng để phải tìm biện pháp khắc phục
Dấu tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đều tương đồng với kỳ vọng đã đề ra Ngoài ra, để xem xét mức độ tác động giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc, ta sẽ dựa vào trị tuyệt đối hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trị tuyệt đối Beta càng lớn, biến độc lập tác động càng mạnh lên biến phụ thuộc Từ đó, ta có thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc LnEXPvjt là: LnGDPjt (0.775) > FTAt (0.178) > LnPOPjt (0.166) > LnDTvj (0.107)
Như vậy, phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng:
LnEXPvjt = − 0.107 * LnDTvj + 0.775 * LnGDPjt + 0.166 * LnPOPjt + 0.178 * FTAt + ε
Kết quả kiểm định các biến nghiên cứu trong mô hình cụ thể như sau:
- Thứ nhất, biến khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước nhập khẩu có tác động ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP Cụ thể, khi khoảng cách địa lý tăng lên 1% thì giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta giảm đi 0.107 % Các quốc gia có khoảng cách gần nhau thì khả năng xuất khẩu, trao đổi hàng hóa sẽ dễ dàng hơn; các yếu tố liên quan đến bảo hiểm sẽ được giảm tải và thời gian, chi phí vận chuyển cũng sẽ giảm một cách đáng kể Kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước đây về việc khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia sẽ là yếu tố cản trở thương mại
- Thứ hai, biến GDP của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP Cụ thể, cứ 1% GDP của nước nhập khẩu tăng lên sẽ làm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng lên 0.775 % Điều này có thể được giải thích rằng các nước có GDP càng cao thì mức độ chi tiêu của người dân càng tăng và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản càng lớn
- Thứ ba, biến dân số của nước nhập khẩu có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP Cụ thể, dân số của nước nhập khẩu tăng lên 1% sẽ làm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng lên 0.166
% Điều này cho thấy rằng, các quốc gia có dân số đông thường có nhu cầu thủy sản cao hơn, từ đó các quốc gia này sẽ tăng nhập khẩu thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường
- Cuối cùng, biến giả về việc Việt Nam và nước nhập khẩu cùng là thành viên FTA có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam Điều này đồng nghĩa với việc tham gia các FTA song phương và đa phương có tác động tích cực đến việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc gia là thành viên hiệp định CPTPP
Kết luận: Từ kết quả phân tích định lượng trên, có thể đi đến kết luận: Bốn yếu tố có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường các nước thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là
“Khoảng cách địa lý”; “GDP nước nhập khẩu”; “Dân số nước nhập khẩu” và “Hiệp định thương mại tự do” Trong đó yếu tố “GDP nước nhập khẩu” có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Tiếp theo đó là yếu tố “Hiệp định thương mại tự do”; “Dân số nước nhập khẩu” và sau cùng là yếu tố “Khoảng cách địa lý” đều có những tác động nhất định đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước tham gia CPTPP.
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC CPTPP
Đánh giá
Sau 4 năm Hiệp định có hiệu lực (2019-2022), với nhiều biến động của thị trường xuất khẩu trong thời gian qua như dịch bệnh Covid-19; xung động giữa Nga - Ukraine, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến thị trường thế giới song xuất khẩu vào khối CPTPP vẫn thể hiện sự phát triển ổn định và đầy tiềm lực
Có thể thấy, thủy sản là một trong những ngành tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung trong đó có hiệp định CPTPP Nếu nhìn vào kim ngạch chung của thủy sản ở khối này sẽ không thấy sự tăng trưởng bùng nổ trong vòng 4 năm qua bởi vẫn duy trì thị phần từ 25-26% Tuy vậy nếu xét riêng lẻ từng quốc gia và mặt hàng xuất khẩu chủ lực này đã có sự tăng trưởng rất rõ nét
Sau 4 năm thực thi (2019-2022), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá là hiệp định có tác động rất rõ nét với ngành thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế của Hiệp định để gia tăng xuất khẩu vào các nước CPTPP Cụ thể xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước CPTPP tăng 30% từ 2,2 tỷ USD lên 2,9 tỷ USD Từ mức tỷ trọng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tới 2022, con số này đã tăng lên 27% Điểm rất đáng ghi nhận là xuất khẩu sang một số thị trường trong khối CPTPP đã có sự bứt phá rất mạnh mẽ trong 4 năm qua, có thể kể đến như Canada, Australia, Chile và Peru Đây là những thị trường lần đầu tiên có tham gia FTA với Việt Nam là CPTPP
Nếu như năm 2020, khi dịch Covid-19 khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang đa số các thị trường đều bị sụt giảm, nhất là những thị trường lớn thì xuất khẩu sang Canada, Chi lê, Peru, Australia đều ghi nhận mức tăng trưởng dương, trong đó sang Australia tăng 9%, sang Canada tăng 14%, sang Chile tăng 14% và sang Peru tăng 8 %; thì sang năm 2021 xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng 17 %, sang Canada tăng 15 %, và sang Mexico tăng tới 54 % Về mặt hàng cụ thể, có thể kể đến CPTPP hiện là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam…
Những năm gần đây thủy sản Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường các nước trong khối Hiệp định CPTPP Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, tháng 7/2022, xuất khẩu cá tra sang các nước CPTPP vẫn duy trì đà tăng trưởng 3 con số 123% Theo đánh giá của VASEP, hiện độ phủ sóng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường đang ngày tăng cao rõ rệt Điển hình như, tại thị trường Canada trước khi có Hiệp định CPTPP, Canada chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đến đến năm 2022, con số này đã tăng lên là 3,7% và Việt Nam là nhà xuất khẩu tôm hàng đầu, chiếm 34% tổng trị giá nhập khẩu tôm của Canada Bên cạnh đó, tỷ trọng của Mexico cũng đã tăng từ 1% lên 1,3 % và tỷ trọng của Australia trong khối CPTPP cũng tăng từ 2,7% lên 3,2% Những kết quả này cho thấy rõ tác động tích cực của Hiệp định CPTPP đối với xuất khẩu thủy sản sang các nước mà lần đầu tiên đã tham gia FTA với Việt Nam
Bên cạnh đó, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính trong khối này như Canada, Nhật Bản hay Mexico có sự tăng trưởng tốt trong năm 2022 Riêng tại thị trường Mexico, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này trong năm 2022 đạt 19 triệu USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái Những năm gần đây, Mexico đang là 1 trong 8 thị trường nhập khẩu cá ngừ chính của Việt Nam Đặc biệt, Australia từng là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng thứ 9 của Việt Nam vào năm 2018 Năm 2019, Hiệp định CPTPP có hiệu lực Tới năm 2022, sau 4 năm thực thi CPTPP, Australia đã trở thành thị trường đơn lẻ đứng thứ 6 của thủy sản Việt Nam
Kể từ năm 2018 tới 2022, trong top 6 thị trường, chỉ có Australia có kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam tăng trưởng liên tục Từ mức 197 triệu USD năm 2018, xuất khẩu thủy sản đã tăng 85% lên 365 triệu USD vào năm 2022 Tỷ trọng của thị trường Australia do vậy cũng tăng từ 2,2% lên 3,3% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Những con số này đã phản ánh rõ rệt lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại cho ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung
Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam còn chậm nắm bắt các ưu đãi trong CPTPP
Những quy tắc trong Hiệp định CPTPP tương đối phức tạp và khác biệt nên thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam bắt nhịp chưa nhanh, trong khi sự hỗ trợ của cơ quan chức năng còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Nhiều mặt hàng thuỷ sản có lợi thế so sánh vẫn có thể xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP với số lượng và chất lượng tốt hơn, song các doanh nghiệp lại chưa tận dụng được những lợi thế đó
Thứ hai, xu hướng mất dần lợi thế cạnh tranh và gia tăng sự cạnh tranh xuất khẩu từ các nước thành viên CPTPP
Ngành thuỷ sản Việt Nam có xu hướng mất dần lợi thế so sánh đối với nhóm mặt hàng này do tài nguyên thủy sản trong tự nhiên đã và đang giảm sút nhiều, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy năng lực nuôi trồng thủy hải sản, giảm dần mức độ phụ thuộc vào tài nguyên thủy sản sẵn có trong tự nhiên; đồng thời RCA giảm dần qua các năm còn là hệ quả tất yếu của sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các quốc gia xuất khẩu thủy sản khác (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, ) trong những năm gần đây
Thứ ba, một số mặt hàng thủy sản vẫn có mức TII thấp sau khi ký kết Hiệp định CPTPP
Các mã sản phẩm HS 0301, 0302, 0305, 0308 có mức TII còn thấp vào năm 2021 cho thấy các sản phẩm này đang có rào cản thương mại hoặc chưa phát huy được tiềm năng xuất khẩu do năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản thủy sản còn kém, chưa đáp ứng được các yêu cầu đối với mặt hàng xuất khẩu
Thứ tư, sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu khắt khe của CPTPP
Thủy sản Việt Nam muốn xuất khẩu sang CPTPP phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm để được hưởng ưu đãi Quy tắc xuất xứ của CPTPP yêu cầu Việt Nam phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao để tận dụng ưu đãi thuế quan Tuy nhiên, việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP có thể là vấn đề khó khăn khi xu hướng sử dụng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu đang khá phổ biến tại Việt Nam
Ngoài quy tắc xuất xứ, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, hàm lượng chất gây ô nhiễm, các yêu cầu hiện hành để bảo vệ người tiêu dùng được nêu trong Quy định về an toàn thực phẩm và các Quy định về Sức khỏe Động vật Giống như các biện pháp chống bán phá giá hay chống trợ cấp, quy định về kiểm tra kháng sinh, hoá chất hay các chương trình kiểm soát riêng đã và đang được gia tăng Các rào cản phi thuế quan như SPS - TBT trong CPTPP đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành thủy sản Những rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam
Thứ năm, khó khăn khi thực hiện các cam kết về xã hội và môi trường
Các nước CPTPP có xu hướng thắt chặt các yêu cầu về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường biển qua đó áp đặt các điều kiện khắt khe hơn về mô hình, cách thức khai thác thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản trong nước Điển hình, yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản đã gây không ít bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành khai thác thủy hải sản Các hoạt động vận tải biển khi thực hiện đánh bắt cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải và yêu cầu môi trường cao hơn Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết môi trường đánh bắt thủy sản còn gặp nhiều khó khăn do mức độ quản lý của Nhà nước tới địa phương chưa được chặt chẽ do nhiều ngư dân chưa tuân thủ theo quy định về cách thức khai thác thủy hải sản
Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu nói chung và thuỷ sản của Việt Nam nói riêng dễ bị tác động bởi sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới như những chính sách, yêu cầu khắt khe đối với những mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài theo hiệp định CPTPP
Kiến nghị và giải pháp
4.2.1 Kiến nghị với nhà nước
Thứ nhất, xây dựng chính sách và lộ trình thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ngành thủy sản để phù hợp với bối cảnh mới
Chính phủ, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác rà soát tính tương thích và chuẩn bị cho việc xây dựng các quy định pháp luật phù hợp với các cam kết, thể chế trong CPTPP Các Bộ, Ban, ngành chịu trách nhiệm dự thảo các văn bản, quy định nội luật hóa cam kết CPTPP để tiến hành triển khai hiệu quả
Nhà nước cần tập trung đầu tư hơn vào nhóm sản phẩm chế biến, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng và vượt qua những rào cản kỹ thuật thương mại trong thị trường CPTPP; từ đó giúp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài 12 nước thành viên vào ngành công nghiệp chế biến Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn phù hợp với xu hướng phát triển mới của ngành
Thứ hai, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ ngư dân về mô hình, cách thức khai thác thủy sản để có thể cung ứng các sản phẩm theo yêu cầu chất lượng của CPTPP
Chính phủ cần tổ chức các cuộc tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân tiếp cận và áp dụng các công nghệ mới vào quá trình thu hoạch, sơ chế và đóng gói sản phẩm thủy sản khai thác để phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu, từ đó nâng cao giá trị của mặt hàng thủy sản
Thứ ba, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân
Nhà nước nên dành ra khoản ngân sách hợp lý, đồng thời đứng ra huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức để đầu tư đồng bộ vào các vùng sản xuất nguyên liệu với diện tích lớn và công nghệ hiện đại, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản vay vốn để duy trì sản xuất - xuất khẩu, có biện pháp hỗ trợ để bình ổn giá năng lượng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu
Về lâu dài, phải ổn định quỹ đất theo quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, phát triển những vùng nuôi tiềm năng mới Phát triển các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, trong đó chú trọng đến việc quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu mang tính chuyên nghiệp và đặc trưng chung của quốc gia và toàn ngành…
Thứ tư, ngành thủy sản cần có biện pháp cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, gắn hoạt động của các doanh nghiệp này theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh
Cần xây dựng hệ thống hạ tầng khai thác thủy sản một cách chuyên nghiệp, để có thể quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc và thực thi pháp luật ngành thủy sản
Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp được phép nhập khẩu nguyên liệu bù đắp vào phần thiếu hụt trong nước để đẩy mạnh hoạt động sản xuất các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra sự thông thoáng hơn, cũng cần chú ý tới việc quản lý nguồn gốc, chất lượng, vệ sinh dịch tễ,… nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quy tắc xuất xứ và truy xuất nguồn gốc của thị trường CPTPP
4.2.2 Giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Nắm rõ được những yêu cầu về rào cản thương mại, chính sách, hành lang pháp lý khi xuất khẩu thuỷ sản sang các nước CPTPP
Sở hữu được đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh và việc Việt Nam tham gia CPTPP cũng là một cơ hội như vậy cho các doanh nghiệp Các công ty cần tuyển dụng và đào tạo những cá nhân có năng lực, trình độ và đạo đức Đồng thời hiểu biết sâu rộng về ngành xuất khẩu đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản Bên cạnh đó, cần trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nội dung liên quan đến những yêu cầu, quy định xuất khẩu thuỷ sản trong các hiệp định thương mại tự do như CPTPP để tránh bỏ lỡ những cơ hội hay gặp phải những rủi ro khi xuất khẩu sang các nước thành viên trong hiệp định Ngoài ra, đội ngũ nhân viên cũng cần nắm rõ những ban hành mới, những hướng dẫn mới, những quy trình thủ tục và thông lệ quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang các nước thành viên
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp với các doanh nghiệp cùng ngành cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cung cấp, trao đổi thông tin thường xuyên về khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, thị hiếu khách hàng, giá cả thị trường trong và ngoài nước
Việc phối hợp với các doanh nghiệp khác để nghiên cứu và dự báo thị trường cũng như đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành thuỷ sản Việt Nam so với các đối thủ khác giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thời cơ để tiến xa hơn, nắm bắt được xu thế của thị trường Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần tăng cường hợp tác với các Bộ, Ban, ngành để nắm bắt thông tin một cách chính xác, kịp thời các thay đổi, bổ sung về hoạt động xuất khẩu Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động nghiên cứu thị trường, ứng phó với các quy định và các thay đổi của thị trường các nước thành viên CPTPP, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam tại thị trường CPTPP nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh mẽ
Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện lợi thế so sánh của các mặt hàng thủy sản
Các doanh nghiệp cần cải thiện, nâng cao năng lực, phương thức nuôi trồng thủy sản, giảm mức độ phụ thuộc vào thủy sản trong thiên nhiên Xây dựng nguồn cung bền vững về giống thủy sản, đồng thời bảo đảm kiểm soát tốt chất lượng giống
Tích cực tiếp cận, ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới vào công tác xử lý, chế biến thủy sản để nâng cao năng suất
Mở rộng, thúc đẩy phát triển các ngành hỗ trợ và có liên quan: Cải thiện năng lực sản xuất, chế biến thức ăn và thuốc cho thủy sản, từ đó giảm giá thành của thức ăn và thuốc cho thủy sản để người nuôi thủy sản có thể tiếp cận, tránh sử dụng các nguồn thức ăn và thuốc cho thủy sản không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng